Mười mẹo nhỏ cho việc chọn CPU
Thông thường hầu hết mọi người đều cho là chỉ cần mua một bộ vi xử lý có tốc độ lớn nhất là hoàn toàn có thể đáp ứng được những cần thiết.
Tuy nhiên điều đó không thực sự đúng, khi bạn mua một CPU có tốc độ rất cao, có thể là cao nhất vào thời điểm chọn, nhưng lại nghĩ là CPU có tốc độ cao như vậy thì sẽ tiết kiệm không cần phải mua RAM với dung lượng lớn. Điều đó quả là không có lợi cho bài toán tối ưu hệ thống.
Trong khoảng thời gian máy tính đang thực hiện việc trao đổi bộ nhớ thì một CPU có tốc độ cao sẽ lãng phí rất nhiều thời gian trong quá trình chờ đợi nhàn rỗi này. Khoảng thời gian này thường diễn ra liên tục chính vì vậy mà hiệu suất toàn hệ thống sẽ không cao.
Vì vậy chúng ta hãy định nghĩa một cách rõ ràng những tiêu chuẩn nào cho việc chọn đúng CPU cho máy tính. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn có thể chọn được bộ bộ vi xử lý hợp nhất đối với hệ thống của bạn.
4 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2041 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mười mẹo nhỏ cho việc chọn CPU, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thông thường hầu hết mọi người đều cho là chỉ cần mua một bộ vi xử lý có tốc độ lớn
nhất là hoàn toàn có thể đáp ứng được những cần thiết.
Tuy nhiên điều đó không thực sự đúng, khi bạn mua một CPU có tốc độ rất cao, có thể
là cao nhất vào thời điểm chọn, nhưng lại nghĩ là CPU có tốc độ cao như vậy thì sẽ tiết
kiệm không cần phải mua RAM với dung lượng lớn. Điều đó quả là không có lợi cho bài
toán tối ưu hệ thống.
Trong khoảng thời gian máy tính đang thực hiện việc trao đổi bộ nhớ thì một CPU có tốc
độ cao sẽ lãng phí rất nhiều thời gian trong quá trình chờ đợi nhàn rỗi này. Khoảng thời
gian này thường diễn ra liên tục chính vì vậy mà hiệu suất toàn hệ thống sẽ không cao.
Vì vậy chúng ta hãy định nghĩa một cách rõ ràng những tiêu chuẩn nào cho việc chọn
đúng CPU cho máy tính. Hướng dẫn này sẽ giúp bạn có thể chọn được bộ bộ vi xử lý
hợp nhất đối với hệ thống của bạn.
Tiêu chí cho hệ thống
Mỗi hệ thống đều có mục đích riêng của nó. Bạn phải làm sáng tỏ về mục đích sử dụng
cho máy tính của mình. Ví dụ, nếu máy tính đước sử dụng chính như một tài nguyên gia
đình được dùng chung và lướt web thì không nên chọn máy tính có cấu hình cao như
máy chơi game. Hãy xem xét vào toàn bộ các mục tiêu chính cho hệ thống trước khi
chọn CPU. Điều đó làm cho bạn tiết kiệm được một khoản vì có thể không cần mua
những bộ bộ vi xử lý có tốc độ quá cao. Điều đó cũng có nghĩa là bạn có thể sử dụng số
tiền đó cho mục đích khác, ví dụ như mua một ổ cứng có dung lượng lớn hơn chẳng
hạn.
Xem xét mô hình máy sử dụng
Hầu hết các hướng dẫn về nói qua về cách chọn CPU dựa trên ứng dụng sẽ sử dụng,
nhưng chúng tôi lại cho rằng mô hình sử dụng mới là cái quan trọng hơn bản thân
những ứng dụng.
Ví dụ, bạn có thể thấy rất rõ với một hệ thống sử dụng cho nhiệm vụ văn phòng sẽ
không cần đến một CPU tốc độ cao. Nhưng ngược lại, với một hệ thống dựng ảnh số thì
lại khác, chúng thực sự cần đến một bộ bộ vi xử lý rất cao.
Trong ngày làm việc, một nhân viên văn phòng có thể sẽ mở một vài cửa sổ trình duyệt,
cửa sổ soạn thảo word, một vài file Acrobat được sử dụng cho mục đích tham khảo và
cũng có thể đồng thời đang tạo các slideshow của PowerPoint.
Một số người đang sưu tầm một số ảnh cho album ảnh gia đình, có thể tiến hành các
công việc như lấy ảnh từ máy ảnh, sau đó upload chúng lên một website.
Vậy mô hình nào theo bạn nghĩ cần đòi hỏi khắt khe?
Lưu ý rằng, mẫu sử dụng của bạn sẽ thay đổi. Sẽ rất khó có thể dự đoán một cách
chính xác mẫu hiệu suất của bạn sẽ thay dổi như thế nào, chính vì vậy bạn không nên
mua một CPU đắt để phục vụ cho những ứng dụng có yêu cầu khắt khe.
Sự trộn lẫn các ứng dụng
Chúng tôi không khuyên bạn bỏ qua các ứng dụng đang sử dụng. Nếu bạn là một nhà
thiết kế đồ họa, đang làm việc trong 3dsmax thì sẽ thấy được nhiều thuận lợi khi sở hữu
một CPU có tốc dộ cao thậm chí nên có cả các thành phần khác như bộ nhớ…
Mặc dù vậy, hầu hết mọi người đều không sử dụng các ứng dụng đơn. Đó là lý do tại
sao chúng ta cần xem xét về vấn đề trộn lẫn các ứng dụng. Đối với một ứng dụng đòi
hỏi khắt khe nhưng lại không sử dụng thường xuyên thì bạn cũng đừng coi đó là một
hướng chủ đạo mà CPU phải đáp ứng.
Vấn đề trộn lẫn các ứng dụng ở một góc độ nào đó có thể là gánh nặng cho bộ vi xử lý
thậm chí hơn một ứng dụng chuyên sâu, các bộ bộ vi xử lý lõi đơn chuyên dụng. Vì vậy
nên hiểu trộn lẫn ứng dụng sẽ tạo một sự khác biệt lớn đối với việc chọn CPU sẽ làm
việc như thế nào.
Hiểu ứng dụng của bạn
Bạn có biết các ứng dụng của mình làm việc như thế nào?
Dễ ràng nhận thấy rằng, ứng dụng Word sẽ cần đến ít CPU hơn so với Photoshop. Hay
nói cách khác, nếu là một người sử dụng Photoshop kỳ cựu thì bạn thích một hệ thống
có nhiều bộ nhớ hoặc thêm ổ cứng thứ nữa hơn là hoàn thiện CPU.
Ngay cả đến các ứng dụng trong các game máy tính khác nhau, có thể cần đến nhiều
thứ khác nhau. Ví dụ, một người bắn súng có thể thích có card đồ họa lớn.
Vì vậy mất một chút thời gian để nghiên cứu về các ứng dụng chung nhất làm việc như
thế nào, bạn sẽ thu về được nhiều điều bổ ích, không những chọn bộ bộ vi xử lý tốt
nhất mà còn có thể điều chỉnh hệ thống và ứng dụng sao cho có kết quả tốt nhất.
Xem xét đến các nhiệm vụ nền sau
Bạn là người dùng Windows XP hay Windows Vista? Hãy xem xét đến Task bar của bạn.
Trong Task bar của tôi có đến 8 biểu tượng của các ứng dụng nhẹ, tất cả chúng đều rất
hữu dụng và cần thiết.
Bạn cũng nên thử xem xét đến Task manager. Thường có số lượng lớn các ứng dụng và
dịch vụ đang chạy trong hệ thống nền sau. Nhiều cái đang trong chế độ nhàn rỗi,
nhưng một số khác liên tục chiếm mất một số chu kỳ xử lý của CPU.
Rõ ràng bạn hoàn toàn có thể tắt hẳn các dịch vụ không cần thiết. Nhưng biết hệ thống
đang làm gì khi nó nhàn rỗi sẽ giúp bạn đánh giá được những cần thiết của mình.
Các nhiệm vụ nền sau sẽ không là vấn đề chính cho sự lựa chọn CPU nhưng bạn cũng
cần phải biết để tối thiểu hóa sử dụng CPU cho các nhiệm vụ này.
Những người dùng khác cần gì?
Nếu bạn có những người khác dùng chung một máy tính mà họ có ID của chính họ thì
bạn có thể cần phải xem xét đến những gì họ cần đến. Có thể tất cả những việc bạn
cần làm với máy tính là viết một email, thực hiện một số tính toán nhỏ và lướt web.
Nhưng vợ hoặc chồng bạn là người dùng những phần mềm nặng như một số phần mềm
Photoshop chẳng hạn, những đứa trẻ nhà bạn lại thích chơi game máy tính. Những thứ
nhu cầu của họ có thể cần tới một bộ bộ vi xử lý tốt nhất cho hệ thống, và rõ ràng vượt
xa những nhu cầu cần thiết của bạn.
Điều đó cho thấy không phải luôn luôn phụ thuộc vào bạn.
Kiểm tra cơ sở hạ tầng đang có
Có thể bạn hiện bạn đang sử dụng một Athlon 64 3000+ trong Socket 939, với
motherboard này rất có thể bạn không muốn thay thế nó và bộ nhớ. Hoặc có thể bạn
đang sử dụng một Socket 775 board cũ hơn, bộ bộ vi xử lý Celeron và Intel 915 chipset.
Những trương hợp này đều sẽ làm giới hạn các lựa chọn nếu bạn muốn tiết kiệm một số
thành phần cũ để đỡ tốn kém.
Trong trường hợp hệ thống với Socket 939, bạn có thể nâng cấp thành dual core Athlon
64 X2, nhưng các CPU Socket 939 này đang trở nên hiếm có trên thị trường. Nếu bạn
đang sử dụng Intel 915 motherboard, thì việc nâng cấp thành dual core là không thể.
Đây là một trong những khó khăn đối với việc sử dụng lại một số thành phần cũ trong
hệ thống. Việc cân nhắc để chọn có sử dụng một số thành phần cũ khi nâng cấp CPU
hay không cũng là một vấn đề nên xem xét. Nếu chúng vẫn hỗ trợ để có được như ý
bạn muốn thì nên sử dụng lại để tiết kiệm chi phí.
Kế hoạch cho tương lai
Nếu không nâng cấp phần cứng một cách thường xuyên thì bạn nên xem xét đến một
số vấn đề chúng tôi đưa ra: khi các phiên bản mới của các ứng dụng ưa thích được phát
hành, chúng thường thiên về sử dụng những bộ vi xử lý mới mà bỏ qua bộ vi xử lý cũ
có tốc độ thấp.
Bạn không thể trách mắng các hãng sản xuất phần mềm bởi thực sự mà nói, với những
tính năng mới trong các phiên bản mới chắc chắn sẽ cần đến yêu cầu cao hơn về cấu
hình. Ví dụ: một số tính năng khác mới xuất hiện trong Office 2007 điều đó có nghĩa nó
sẽ cần đến nhiều “mã lực” hơn Office XP. Tương tự như vậy, nếu bạn đang có kế hoạch
chuyển sang sử dụng Windows Vista thì phải nên nhớ một điều rằng nó sẽ cần đến
nhiều yêu cầu cao đối với hệ thống hơn so với Windows 98.
Khi bạn đang lên kế hoạch để mua CPU, hãy nghĩ đến các game, ứng dụng và tiện ích
ngày mai sẽ sử dụng sẽ như thế nào.
Đừng quên đến những hóa đơn tiền điện hàng tháng
Một vấn đề quan trọng trong thời đại ngày nay, nhất là tình trạng thiếu điện trầm trọng.
Để giảm năng lượng tiêu thụ điện thì việc chọn CPU cũng là một vấn đề, việc tiêu tốn
năng lượng của một số loại CPU là hoàn toàn khác nhau, có loại 125W, loại 65W, …
Thực hiện việc cân bằng hệ thống
Chúng ta đã nói một cách bóng gió đến sự cân bằng hệ thống trong toàn bộ bài viết,
tuy nhiên vẫn cần thiết phải đưa nó ra thành một mục riêng trong việc xây dựng một hệ
thống cân bằng của bạn.
Cân bằng ở đây có nghĩa là cân bằng những gì cần thiết của bạn. Những cần thiết như
trên chúng ta cũng đã đề cập đến là hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn thực hiện rất nhiều
việc liên quan đến đồ họa thì chọn một bộ bộ vi xử lý có tốc độ cao và “cơ bắp” mới
thích hợp được với các card đồ họa 3D. Còn nếu trong trường hợp bạn chỉ lướt web, làm
việc với word thì chỉ cần đến một CPU với tốc độ vừa phải và có thể chọn luôn cả card
đồ họa tích hợp luôn trong mainboard.
Một hệ thống được gọi là cân bằng sẽ giảm thiểu cho bạn rất nhiều chi phí trong khi đó
hiệu suất thu được là hoàn toàn đáp ứng được với nhu cầu, không có thành phần nào
trong thiết bị phải nhàn rỗi chờ đợi thành phần khác thực thi phần nhiệm vụ của nó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mười mẹo nhỏ cho việc chọn CPU.pdf