Một vài chia sẻ về học ở đại học

Thứ hai, các bạn hãy cố gắng tham gia dự và viết bài nghiên cứu khoa học do khoa, trường tổ chức. Ở trên, tôi nói đến việc các bạn tự học. Để khả năng ấy được cọ xát và trở thành một yếu tố tích cực cho bạn, hãy cố gắng viết bài nghiên cứu. Đây là lúc khả năng làm việc độc lập của bạn phát huy nhiều nhất vì các bạn được làm với cái mà các bạn tự lựa chọn, đam mê và các bạn phải tự mình làm. Thật ra nhiều bạn sinh viên tỏ ra rất ngại làm nghiên cứu, vì nó khá mệt! Làm một bài nghiên cứu buộc các bạn phải đi tìm ra đề tài, tư liệu và viết làm sao cho hoàn chỉnh, thuyết phục được người nghe về tính thiết thực mà đề tài bạn làm. Quả là chặng đường gian nan đúng không? Nhưng điều gì cũng có giá của nó. Các bạn đừng quên về việc năm cuối bạn sẽ thường phải hoàn thành một đề tài luận văn tốt nghiệp trước khi ra trường. Đó là một công trình nghiên cứu với yêu cầu cao hơn một bài viết nghiên cứu khoa học bình thường. Song, nếu lúc đi học bạn chưa từng viết nghiên cứu thì đến lúc đó bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc hoàn thành đề tài. Còn nếu đã từng một lần tham gia viết bài nghiên cứu, bạn sẽ thấy lợi ích to lớn của nó vì các kĩ năng và các bước để hoàn thiện công trình các bạn đã nắm rõ trong tay. Như thế, vừa luyện kĩ năng viết và cách làm bài, vừa luyện cả việc tự mình tư duy và phát triển khả năng độc lập, sáng tạo để trong công việc bạn sẽ không còn lúng túng. Ngoài ra, viết bài nghiên cứu nhiều các bạn sẽ được chứng nhận và tô hồng thêm cho thành tích học tập của mình nữa đấy. Có nhiều lợi ích từ việc này thế nên các bạn hãy chăm chỉ viết bài nghiên cứu nhé!

pdf5 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 858 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một vài chia sẻ về học ở đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT VÀI CHIA SẺ VỀ HỌC Ở ĐẠI HỌC Nguyễn Thị Chanh Cựu sinh viên Ngữ Văn Khóa 2006-2010 Khi chuyển từ cấp ba lên bậc Đại học, các bạn sẽ gặp nhiều điều bỡ ngỡ bởi mọi thứ đều khác hoàn toàn so với thời phổ thông. Lúc này, chương trình học và cách giáo dục dành cho các bạn đã khác. Cho nên, cách học của các bạn cũng cần phải thay đổi. Nhưng thực tế cho thấy, có rất nhiều bạn sinh viên mới chuyển lên chương trình học đại học đã bị môi trường mới “hấp dẫn” và theo không kịp với chương trình. Lý do: ở nhà, các bạn không hề bị cha mẹ quản lý như trước kia vì đa phần các bạn đều đi học xa gia đình. Quỹ thời gian thường ngày hoàn toàn do chính các bạn sắp xếp. Ở trường, các bạn không bị quản lý một cách nghiêm ngặt mỗi ngày các bạn có lên lớp hay không? Các bạn có đi học đúng giờ không? Và không ai kiểm tra bài cũ các bạn mỗi ngày cả! Chính sự “tự do” này đã khiến các bạn như một chú chim được tháo cũi sổ lồng so với thời học sinh phải chăm chăm đèn sách mỗi ngày. Và các bạn dần mất đi tinh thần tự giác trong học tập, một tinh thần cực kì quan trọng khi các bạn bước vào giảng đường đại học. Học đại học, nghe thoáng qua các bạn sẽ thấy đó là môi trường dễ tính. Nhưng thực chất, môi trường đại học yêu cầu từ các bạn những điều cao hơn, chuyên sâu hơn bậc học phổ thông rất nhiều. Môi trường đại học cần đến yếu tố nội lực, mỗi người phải tự phát huy để hành trang vào đời được vững vàng. Đó là lúc khả năng tự nghiên cứu, khả năng giao lưu cộng đồng, các tố chất cá nhân cần phải phát huy để con người độc lập, sáng tạo của bạn được hình thành. Và đó sẽ là bước cơ sở để các bạn hoàn thiện mình trong bốn năm học trước khi chính thức bước vào đời sống tự lập. Với những gì đã đi qua suốt thời đại học, hôm nay tôi muốn gửi đến các bạn một vài điều mà bản thân tôi đã rút ra được trong quá trình học tập. Tôi hy vọng nó sẽ có chút ích lợi với các bạn trong những ngày đầu mới bước vào môi trường này và sẽ có được thành quả cao nhất trong hành trình học, nghiên cứu của các bạn. Thứ nhất, nói đến học đại học là nói đến khả năng tự học của mỗi người. Thế nên, các bạn phải dành thời gian để tự nghiên cứu, tự tìm tòi tài liệu nhiều nhất có thể. Các bạn phải chăm chỉ và hình thành thói quen tự nghiên cứu tài liệu ngay từ đầu. Ngoài tài liệu thầy cô giới thiệu, các bạn hãy tìm đọc những tài liệu liên quan trong thư viện, càng mở rộng bao nhiêu càng tốt cho việc học và hành sau này bấy nhiêu. Việc tự học của bạn cũng cực kì quan trọng vì một số lý do sau: Đầu tiên: chú ý một chút, các bạn sẽ thấy những năm đầu chương trình học nặng hơn về sau. Đặc biệt trong hai năm đầu, môn học nhiều hơn, học trình/ tín chỉ cũng nhiều hơn và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả chung của cả 4 năm. Nếu lúc mới vào bạn không cố gắng học cho tốt thì đến hai năm cuối khi đi vào học chuyên ngành, các bạn khó gỡ lại điểm số vì hai năm cuối khi đi sâu vào kiến thức chuyên môn, môn học ít lại  học trình/ tín chỉ ít lại  có cố gắng thì điểm số cũng khó để kéo lại được. Trong khi đó, điểm kết quả cuối cùng của các bạn được cộng từ năm nhất đến năm cuối. Cho nên nếu bạn cố gắng chăm chỉ học từ ban đầu, các bạn sẽ không phải lo sợ bị khống chế điểm về sau. Mà điều này chỉ đạt được khi các bạn phát huy khả năng tự học của chính mình. Thứ hai, học ở đại học, cái thầy cô mang đến cho các bạn chỉ là sườn chỉ dẫn phác thảo. Còn nội dung sâu bên trong là kiến thức sẽ theo và giúp ích cho các bạn sau này thì chỉ có các bạn mới quyết định được. Tôi ví dụ, chúng tôi học chuyên ngành Ngữ văn. Chúng tôi sẽ được học những tác giả nổi tiếng của các nước có nền văn học phát triển rực rỡ. Tuy nhiên, không thầy cô nào có thể đưa vào đầu chúng tôi hàng trăm tác phẩm từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây mà chúng tôi bắt buộc phải nắm nếu muốn mai này làm việc cho tốt (Tôi nói là làm việc cho tốt, không phải làm cho có). Và tất nhiên, chỉ khi chúng tôi tự học, tự nghiên cứu tìm tòi về các tác phẩm ấy thì kiến thức thực tiễn ấy mới thuộc về chúng tôi. Học đại học không giống như phổ thông, thầy đưa bao nhiêu trò chép bấy nhiêu rồi học thuộc là đủ. Mà bạn phải học làm sao để biến kiến thức sách vở thành cái của mình để mai này phục vụ cho chính công việc của mình. Cái thầy cô đưa cho bạn chỉ là những gợi mở cơ bản, nói cách khác thầy cô là người hướng dẫn, chỉ lối cho bạn đi, còn đi đến hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tự nghiên cứu, học hỏi của các bạn. Cuối cùng, các bạn phải nhớ môi trường đại học nhằm để đào tạo ra con người có tri thức, có đạo đức, và đặc biệt là phải có khả năng độc lập trong tư duy, trong làm việc để khi đi làm các bạn sẽ hoàn thành công việc một cách tốt nhất. Thế nên, nếu các bạn không tự mình rèn luyện khả năng tự nghiên cứu và độc lập trong học tập, lúc ra trường các bạn sẽ thấy rất khó khăn khi đi xin việc, làm việc và cảm thấy áp lực từ nhiều thứ mang lại vì khả năng làm việc độc lập chưa có. Học ở bậc này, không ai kiểm tra hay quản lý các bạn, hoặc có thì cũng không gay gắt như học phổ thông, hãy cẩn thận với điều đó! Nếu phát huy khả năng tự học ngay từ lúc đầu, các bạn sẽ nhận ra một điều “thời gian không bao giờ là đủ cho việc học”. Còn nếu bị sự tự do cuốn hút, các bạn sẽ không đủ thời gian cho những việc ăn, ngủ, la cà, đi chơi, Việc các bạn tự học sẽ không chỉ giúp các bạn có thành tích tốt ngay từ đầu, mà còn giúp cho bạn hình thành khả năng độc lập trong công việc sau này. Thế nên, điều đầu tiên tôi muốn chia sẻ đến các bạn là cố gắng tự giác trong học tập, nghiên cứu. Đừng bao giờ để nước đến chân mới nhảy ở các kì thi hoặc kiểm tra. Các bạn hãy nhớ lúc này, các bạn học là để vào đời làm việc chứ không còn đơn giản học để lên lớp hay thi cử đơn thuần nữa. Cái gì áp dụng vào đời sống cũng cần có chiều sâu và sự am hiểu thực sự. Và, điều đó chỉ có thể khi các bạn luôn tìm tòi học hỏi. Thứ hai, các bạn hãy cố gắng tham gia dự và viết bài nghiên cứu khoa học do khoa, trường tổ chức. Ở trên, tôi nói đến việc các bạn tự học. Để khả năng ấy được cọ xát và trở thành một yếu tố tích cực cho bạn, hãy cố gắng viết bài nghiên cứu. Đây là lúc khả năng làm việc độc lập của bạn phát huy nhiều nhất vì các bạn được làm với cái mà các bạn tự lựa chọn, đam mê và các bạn phải tự mình làm. Thật ra nhiều bạn sinh viên tỏ ra rất ngại làm nghiên cứu, vì nó khá mệt! Làm một bài nghiên cứu buộc các bạn phải đi tìm ra đề tài, tư liệu và viết làm sao cho hoàn chỉnh, thuyết phục được người nghe về tính thiết thực mà đề tài bạn làm. Quả là chặng đường gian nan đúng không? Nhưng điều gì cũng có giá của nó. Các bạn đừng quên về việc năm cuối bạn sẽ thường phải hoàn thành một đề tài luận văn tốt nghiệp trước khi ra trường. Đó là một công trình nghiên cứu với yêu cầu cao hơn một bài viết nghiên cứu khoa học bình thường. Song, nếu lúc đi học bạn chưa từng viết nghiên cứu thì đến lúc đó bạn sẽ gặp rất nhiều khó khăn cho việc hoàn thành đề tài. Còn nếu đã từng một lần tham gia viết bài nghiên cứu, bạn sẽ thấy lợi ích to lớn của nó vì các kĩ năng và các bước để hoàn thiện công trình các bạn đã nắm rõ trong tay. Như thế, vừa luyện kĩ năng viết và cách làm bài, vừa luyện cả việc tự mình tư duy và phát triển khả năng độc lập, sáng tạo để trong công việc bạn sẽ không còn lúng túng. Ngoài ra, viết bài nghiên cứu nhiều các bạn sẽ được chứng nhận và tô hồng thêm cho thành tích học tập của mình nữa đấy. Có nhiều lợi ích từ việc này thế nên các bạn hãy chăm chỉ viết bài nghiên cứu nhé! Thứ ba, các bạn hãy tích cực tham gia các phong trào của đoàn lớp, trường tổ chức: tham quan, du lịch, dã ngoại, tham gia chiến dịch mùa hè xanh, Học đại học, không phải chỉ vững về kiến thức là đủ, yêu cầu về khả năng giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng cũng đặt ra rất cao đối với một sinh viên. Khi tham gia vào các hoạt động mang tính tập thể, các bạn có dịp giao lưu và học hỏi nhiều điều. Đừng coi nhẹ việc này vì nó rất thiết thực cho cá nhân bạn. Thực tế giữa trường lớp và môi trường làm việc khác nhau rất nhiều. Khi đi làm, đó là môi trường tựa như “làm dâu trăm họ”. Để làm việc được ở nơi bạn đã đấu với nhiều hồ sơ khác và có được, không phải chỉ cần đến kiến thức và khả năng làm việc, mà nó còn cần đến kĩ năng giao tiếp, tính hòa nhập tập thể để bạn cảm thấy vui và tiếp tục công việc. Thực tế, có nhiều bạn khi đi làm do kém về khả năng này đã luôn cảm thấy mệt mỏi. Thay vì vui khi có công việc thì họ luôn cảm thấy ức chế và áp lực bởi môi trường làm việc. Nhưng điều đó không hẳn chỉ do nơi làm mà còn do ở cá nhân bạn. Ngoài ra, tham gia nhiều các hoạt động không chỉ mang lại cho các bạn lợi thế về sự tự tin và chủ động trước đông người, mà còn để lại cho thời sinh viên của các bạn nhiều kỉ niệm đẹp. Những điều mà sau này khi đi làm bạn sẽ không thể có được. Thế nên, tham gia vào các hoạt động tập thể sẽ không bao giờ thừa, các bạn hãy cố gắng tham gia để tích lũy được nhiều kinh nghiệm cuộc sống. Thứ tư, nếu có thể, các bạn hãy đi làm thêm nhưng đừng lạm dụng rồi quên đi nhiệm vụ chính là phải học tập. Vào dịp nghỉ hè hoặc thời gian học của bạn không quá nhiều, các bạn hãy tìm một công việc bán thời gian, việc thời vụ làm ngắn ngày: phát tờ rơi, nhân viên phục vụ, nhân viên quảng cáo sản phẩm tại các siêu thị, nhân viên bán hàng, gia sư,... Không có gì dạy bạn tốt bằng chính môi trường thực tế. Khi đi làm thêm, là lúc các bạn chập chững luyện cho mình khả năng đi vào cuộc sống trên chính đôi chân mình. Các bạn sẽ tiếp xúc với môi trường làm việc ở các dạng khác nhau và đúc rút được những kinh nghiệm quý báu từ cuộc sống, phục vụ cho chính công việc các bạn sau này. Đặc biệt, nhiều vị trí làm thêm là cơ hội cho các bạn luyện tập khả năng ngoại ngữ rất tốt và mở rộng các mối quan hệ có thể hữu ích cho công việc mai sau. Thực tế chúng tôi thấy rằng, sinh viên nào từng đi làm thêm trong thời gian đi học thường vững vàng hơn sau khi tốt nghiệp. Họ hòa nhập với môi trường làm việc cũng tốt hơn. Trên đây là một số điều bản thân tôi đã trải qua và muốn chia sẻ cùng các bạn. Nói chung đôi khi bạn cũng đừng quá lo lắng vào điểm số và chỉ học theo kiểu học gạo, tức chỉ biết kiến thức sách vở mà quên rằng kiến thức cuộc sống cũng rất quan trọng. Học đại học sẽ gắn liền với việc bạn ra và đi làm, nên hãy chuẩn bị cho mình thật nhiều kiến thức và kĩ năng sống, giao tiếp để sau này để lúc đi vào công việc sẽ không gặp nhiều trở ngại. Phương châm “Thà đổ mồ hôi trong phòng học, còn hơn rớt nước mắt trong phòng làm việc”, nên các bạn hãy cố gắng hoàn thiện tính tự giác, khả năng tự nghiên cứu, làm việc độc lập của bản thân để kết quả học tập được tốt, và mai này sẽ vững vàng trên đường đời.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf11_mot_vai_chia_se_ve_hoc_o_dai_hoc_086.pdf
Tài liệu liên quan