Một trong những nhà nước tiêu biểu cho chế độ phong kiến Phương Đông, lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới
MỞ ĐẦUNhà nước phong kiến đã đi vào lịch sử, xong một thời, một giai đoạn nhà nước phong kiến đã có sự phát triển đáng kể, để rồi ghi vào dấu trang của dòng chảy thời đại. Giờ đây quay ngược lại dòng thời gian, trở về với thời đại phong kiến. Bài viết của em đi tìm hiểu về Luật pháp Trung Quốc phong kiến – Một trong những nhà nước tiêu biểu cho chế độ phong kiến Phương Đông.
Mục Lục
Mở Đầu 1
Nội Dung 1
I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH, NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT 1
1. Cơ sở hình thành 1
2. Nguồn của Luật pháp phong kiến Trung Quốc 1
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN 2
1. Luật pháp phong kiến Trung Quốc kết hợp giữa lễ và hình 2
2. Sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hòa đồng giữa 2
III. ẢNH HƯỞNG 4
Kết Luận 5
Danh mục tài liệu tham khảo.
Danh mục tài liệu tham khảo
1 . Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới _ Nhà xuất bản công an nhân dân.( trường đại học Luật Hà Nội)
2 . Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới ( trường đại học Quốc Gia Hà Nội)
4 . Trang webtise: www.KILOBOOKS.com
7 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3887 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một trong những nhà nước tiêu biểu cho chế độ phong kiến Phương Đông, lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
Nhà nước phong kiến đã đi vào lịch sử, xong một thời, một giai đoạn nhà nước phong kiến đã có sự phát triển đáng kể, để rồi ghi vào dấu trang của dòng chảy thời đại. Giờ đây quay ngược lại dòng thời gian, trở về với thời đại phong kiến. Bài viết của em đi tìm hiểu về Luật pháp Trung Quốc phong kiến – Một trong những nhà nước tiêu biểu cho chế độ phong kiến Phương Đông.
NỘI DUNG
I . CƠ SỞ HÌNH THÀNH, NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TRUNG QUỐC.
1 . Cơ sở hình thành và phát triển của pháp luật phong kiến Trung Quốc.
Nhà nước và pháp luật là hai hiện tượng quan trọng và rộng lớn nhất thuộc kiến trúc thượng tầng, hai hiện tượng này thường xuyên có sự vận động và biến đổi không ngừng.Sự hình thành và phát triển của nhà nước gắn với sự hình thành và phát triển của pháp luật. Do đó cơ sở của sự hình thành và phát triển pháp luật cũng dựa trên cơ sở hình thành và phát triển của nhà nước:
- Cơ sở kinh tế: Chế độ sở hữu ruộng đất đóng vai trò chủ đạo và sự tồn tại của công xã nông thôn tạo nên cơ sở vật chất của nhà nước quân chủ chuyên chế
- Cơ sở chính trị – xã hội: Giai cấp địa chủ phong kiến hầu hết là trung và đại địa chủ- đây là giai cấp thống trị trong xã hội
- Cơ sở tư tưởng: Là học thuyết chính trị nho giáo
2 . Nguồn của Luật pháp phong kiến Trung Quốc.
Luật pháp của nhà nước phong kiến Trung Quốc có năm nguồn chủ yếu đó là:
Lệnh: chiếu chỉ của Hoàng Đế ban ra.
Luật: Quy định về chế độ ruộng đất, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi,…
Cách: Những cách thức làm việc của quan chức nhà nước.
Thức: Thể thức có liên quan đến việc khám nghiệm, tra hỏi, xét xử…
Lệ: Án lệ.
II . NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA PHÁP LUẬT PHONG KIẾN TRUNG QUỐC.
1 . Luật pháp phong kiến Trung Quốc kết hợp giữa Lễ và Hình.
Lễ là nguyên tắc xử sự của con người thuộc các đẳng cấp khác nhau trong các quan hệ xã hội. Lễ là nội dung trọng tâm của Nho giáo. Lễ giáo phong kiến xác lập và củng cố tam cương ba mối quan hệ cơ bản trong xã hội, quan hệ vua – tôi, quan hệ cha mẹ – con cái, quan hệ chồng – vợ. Đó là trật tự của xã hội phong kiến. Hình là hình phạt, hay nói rộng là pháp luật.
Ở thời nhà Tần thể hiện khá đầy đủ các chế định của dân sự, hình luật và tố tụng. Về hình phạt theo bộ luật này hình phạt giam cầm thay thế cho một số hình phạt mang tính chất nhục hình. Nhưng nhìn chung các hình phạt rất tàn ác.
Từ thời nhà Hán trở đi, sự kết hợp giữa lễ giáo và hình luật ngày càng thể hiện nổi bật, trở thành tư tưởng chủ đạo trong xã hội phong kiến, trong việc xây dựng và thực thi pháp luật. Về hình phạt, nhà Hán đã có chính sách cải cách hình luật, giảm nhẹ, nhục hình bằng cách áp dụng hình thức xử phạt khác nhau như: Cạo đầu, lấy vòng sắt buộc quanh trán đày đi làm lao công xây dựng thành, thay thế cho hình phạt khắc chữ trên mặt, đánh roi thay cho hình phạt cắt mũi, chặt đầu gối…Đồng thời còn đặt ra chế định giảm nhẹ hình phạt đối với người già trên 70 tuổi, trẻ em dưới 10 tuổi, người tàn tật…và miễn trách nhiệm hình sự đối với người già trên 80 tuổi, trừ tội vu cáo và giết người, trẻ dưới 7 tuổi. Hán Vũ Đế chủ trương “bãi truất bách gia, độc tôn nho thuật”. Theo đó việc chế định pháp luật cũng thực thi đều lấy nguyên tắc lễ nghĩa của Nho giáo làm sự chỉ đạo. Trong mỗi quan hệ giữa lễ và hình, thì hình dùng các nguyên tắc của lễ làm sự chỉ đạo, còn lễ mượn sự cưỡng chế của hình để duy trì. Nguyên tắc lễ nghĩa của Nho giáo cũng được dùng để giải thích pháp luật và được dung vào cả việc phán xét. Đó là sự Nho hóa các quy phạm pháp luật. Nhưng từ đó sinh ra hiện tượng tội đồng luận dị.
Tam cương là nội dung cơ bản trong giáo lý của đạo Nho và được pháp luật bảo vệ bằng việc quy định 10 trọng tội.
Luật pháp từ thời Hán đến Đường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh đều lấy lễ làm chuẩn. Pháp luật luôn luôn củng cố và bảo vệ lễ giáo phong kiến, trật tự đẳng cấp xã hội phong kiến, chính thể quân chủ chuyên chế phong kiến.
2 . Sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hòa đồng quy phạm pháp luật với quy phạm đạo đức.
Hai quan điểm đối lập đã từng tồn tại dai dẳng trong xã hội phong kiến Trung Quốc: Quan điểm của pháp gia và quan điểm của Nho gia, đó là việc nên dùng pháp luật mà trừng trị hay dùng đức mà giáo dục.
Nho gia chủ trương lấy đạo đức để răn dạy con người, từ đó ổn định xã hội, giữ vũng trật tự phong kiến.
Ở thời Xuân Thu chủ yếu dùng pháp luật để cai trị, chính sách của những ông vua thời Ngũ Bá thiết thực, thưởng phạt phân minh, đưa dân vào cuộc sống có quy củ. Chính sách ấy gạt đạo đức sang một bên và có thể tóm gọn như sau:
Mọi người phải tôn trọng nhà vua. Vua là người đặt ra pháp luật, có quyền cho dân sống, bắt dân chết. Nếu không tôn quân thì nước không được yên. Vua không yên thì bản than dân cũng không được yên. Còn Vua phải yêu dân thì dân mới phục tùng và vua mới mạnh. Pháp trị đòi hỏi phải rành rọt về luật, lệnh, hình, chính. Luật để mọi người nhận rõ vị trí của mình. Lệnh để dân biết bổn phận phải làm gì. Hình để trừng trị kể phạm pháp. Việc trừng trị phải công minh thì kể có tội mới không oán, kẻ vô tội mới không lo sợ. Chính là tất cả các biện pháp kinh tế, chính trị, để sửa chữa cho dân, đưa họ vào khuôn khổ pháp luật.
Luật pháp phải minh bạch, phải hợp lý đối với đời sống nhân dân theo nguyên tắc thiên thời, địa lợi, nhân hòa.
Muốn thi hành pháp luật thì phải chuẩn bị cho dân hiểu pháp luật rồi mới áp dụng. Muốn cho mọi người tuân theo pháp luật, thì người trên phải gương mẫu.
Pháp luật trước khi ban hành phải được cân nhắc kĩ, không được nay sửa mai đổi thì dân sẽ không biết ứng xử ra sao, dù thưởng có lớn dân cũng không ham, phạt có nặng dân cũng không sợ.
Sau cùng việc xử án phải chí công vô tư, không khoan dung người mình yêu, không khắc nghiệt với người mình ghét. Một nguyên tắc nổi tiếng của pháp trị:
“Trời không vì một vật nào mà làm thay đổi bốn mùa. Minh quân, thánh nhân cũng không vì một vật nào mà thay đổi luật pháp” Chính vua cũng không được tùy tiện thay đổi luật pháp. Luật pháp phải được áp dụng nhất luật với mội người. Nước nào mà vua tôi, trên dưới, sang hèn, đều theo luật thì nước ấy rất bình trị.
Đến thời chiến quốc, nói đến tên tuổi của thương Ưởng, Hàn Phi, Lí Tư. Đó là những người đã góp phần rất quan trọng làm cho nước Tần trở nên cường thịnh và thống nhất Trung Quốc.
Theo Thương Ưởng muốn đảm bảo trật tự trong xã hội, thì phải làm cho dân tin cậy chính quyền và giữ gìn phép nước. Sau đấy là Hàn Phi, Ông mới thật sự là linh hồn của tư tưởng pháp trị, theo Hàn Phi xã hội biến thiên bản tính con người là mưu lợi riêng, chỉ có pháp luật mới bảo vệ được trị an, xã hội, mới loại bỏ được long tư lợi quá đáng của mọi người, pháp luật trở thành chuẩn mực cao nhất của việc trị quốc. Lí Tư là tể tướng cho Tần hủy Hoàng vận dụng pháp trị, lên án Nho giáo và kiên quyết thanh trừng nhà Nho.
Pháp trị cực đoan qua những hành động như trên được coi như những nguyên nhân dẫn đến sự xụp đổ của nhà Tần, tạo điều kiện cho việc phục hồi tư tưởng đức trị hạ thấp vai trò của pháp trị.
Sau khi nhà Tần sụp đổ thay bằng nhà Hán, Khổng Tử và học thuyết của Ông được phục hồi. Theo Khổng Tử pháp luật chỉ khiến người ta vì sợ mà không dám làm điều ác. Khi có thể dấu, khi có thể tránh được sự trừng phạt thì những kẻ xấu vẫn làm điều ác. Đức trị thì khác khi quyền lợi của giai cấp phong kiến biến thành quyền lợi của dân, nghĩa là thành hành vi tự nguyện của dân, thì họ sẽ không phạm tội nữa. Không phải vì sợ pháp luật mà vì sợ xấu hổ trước mọi người, vì sợ cắn rứt lương tâm của mình. Thực hành đức trị giai cấp phong kiến đã đưa lợi ích và trật tự xã hội của nó thành những qui tắc đạo đức hàng ngày của mọi người. Đức trị là phương tiện lừa bịt của giai cấp thống trị.
Đức trị còn được bổ sung bằng lễ trị, theo Khổng Tử đạo đức chỉ được củng cố bằng những nghi thức và những qui tắc trong đời sống. Cách ăn mặc, nói năng, chào hỏi… đều được qui định rất tỉ mỉ. Thái độ của bề tôi với vua, của con cái với cha mẹ, của vợ đối với chồng, đều được xác định rành rọt. Lễ trị là biện pháp chặt chẽ nhất để thực hiện đức trị. Vi phạm các nguyên tắc gọi là lễ ấy đều bị gia đình xỉ vả, xã hội lên án, nhà nước trừng trị.
Từ thời Hán trở đi nhìn chung trong suốt quá trình tồn tại của chế đọ phong kiến, Đức trị giữ vai trò chủ đạo.
Đời Đường đức trị nho giáo được hỗ trợ thêm bằng nhân trị kiểu phật giáo, nhân trị được hiểu là lòng từ bi cứu độ thế phật giáo.
Đến đời Tống sự suy yếu của triều đại cũng thể hiện sự suy yếu của đạo đức nho giáo.
Trong thời kỳ suy thoái của nhà Minh, đại học sĩ Trương Cư Chinh phê phán Nho giáo, muốn quay lại chính sách đọc tài của nhà Tần nhưng không thành công.
Cuối thời nhà Thanh, Nho giáo và tư tưởng đức trị cũng bị phê phán kịch liệt.
III . ẢNH HƯỞNG CỦA LUẬT PHÁP PHONG KIẾN TRUNG QUỐC RA BÊN NGOÀI.
Trung Quốc là nước lớn có nền văn minh sớm phát triển lại thường xuyên chinh phục bành trướng đồng hóa ra bên ngoài. Văn hóa và luật pháp Trung Quốc có ảnh hưởng lớn tới nhiều nước phương đông như: Triều Tiền, Nhật Bản, Việt Nam.
Sự ảnh hưởng đó được thể hiện ở những điểm nổi bật:
-Tư tưởng chính trị pháp lý Nho giáo.
- Xác lập hình thức nhà nước quân chủ tuyệt đối trên cơ sở nền kinh tế nông nghiệp tự nhiên, manh mún.
- Mô hình tổ chức hành chính theo chế đọ lục bộ và một số cơ quan khác, mô hình tổ chức đơn vị hành chính địa phương theo chế đọ quận huyện, chế đọ quan lại…
-Tư tưởng pháp trị kết hơp trong đó cả Đức trị và Pháp trị, hình thức pháp luật, kỹ thuật làm luật, và nhiều chế định pháp luật.
Chính bởi hai đặc trưng nổi bật trên đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng đến pháp luật các nước khác trong đó Việt Nam là một nước tiêu biểu. Do có nhiều nét tương đồng mà các nhà làm luật ở các triều đại phong kiến Việt Nam đã vận dung nhiều hình thức pháp lí và chế định pháp luật phong kiến Trung Quốc. Pháp luật phong kiến Việt Nam đã dựa vào và thể chế hóa nội dung cơ bản của đạo nho. Tư tưởng đức trị, lễ nghĩa của nho giáo là sự kết hợp giữa đức trị với pháp trị từng bước được thẩm thấu vào luật pháp phong kiến Việt Nam, trở thành tư tưởng chủ đạo của các nhà làm luật Việt Nam, nhất là từ thời Lê trở đi. Vua Lê thánh Tông đã đặt ra 24 điều giáo hóa để giữ lấy luân thường đạo lí trong gia đình và thuần phong mĩ tục trong xã hội, thực chất đó là những quy tắc lễ nghĩa của đạo nho. Vua Lê Huyền Tông đã ra một đạo chỉ trong đó có một điều đã tóm tắt tất cả tinh thần của đạo chỉ: “làm người phải lấy tấm gương, ngũ thường làm đường lối mà theo” .Bộ luật Hồng Đức và bộ luật Gia Long thực chất là sự thể chế hóa tư tưởng đức trị và lễ nghĩa của nho giáo, thể hiện sự kết hợp giữa đức trị và pháp trị, giữa lễ và hình. Đó chính là sự tiếp thu những đặc trung cơ của pháp luật phong kiến Trung Quốc.
KẾT LUẬN
Pháp luật phong kiến Trung Quốc không là nét tiêu biểu, đặc sắc, nổi bật, trong thời phong kiến, không những thế nó còn ảnh hưởng cả những giai đoạn sau này. Những tư tưởng đó chúng ta nên chon lọc tiếp thu để tiến bộ. Bằng chứng là một đất nước Trung Quốc hiện tại rất phồn thịnh phát triển.
Mục Lục
Mở Đầu…………………………………………………………………………….1
Nội Dung…………………………………………………………………………...1
I . CƠ SỞ HÌNH THÀNH, NGUỒN CỦA PHÁP LUẬT………………………1
1 . Cơ sở hình thành……………………………………………………………….1
2 . Nguồn của Luật pháp phong kiến Trung Quốc……………………………...1
II . NHỮNG ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN……………………………………………2
1 . Luật pháp phong kiến Trung Quốc kết hợp giữa lễ và hình………………..2
2. Sự kết hợp giữa Đức trị với Pháp trị và hòa đồng giữa ……………………..2
III . ẢNH HƯỞNG………………………………………………………………..4
Kết Luận………………………………………………………………………..….5
Danh mục tài liệu tham khảo.
Danh mục tài liệu tham khảo
1 . Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới _ Nhà xuất bản công an nhân dân.( trường đại học Luật Hà Nội)
2 . Giáo trình lịch sử nhà nước và pháp luật thế giới ( trường đại học Quốc Gia Hà Nội)
4 . Trang webtise: Tài Liệu. VN
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Tiểu luận học kỳ Luật pháp Trung Quốc phong kiến – Một trong những nhà nước tiêu biểu cho chế độ phong kiến Phương Đông, lịch sử nhà nước và pháp luật.doc