Một số yếu tố tác động của tệ nạn xã hội đến trẻ đường phố

Có thể khẳng định: trẻ đường phố bị tác động của tệ nạn xã hội trên hai phương diện, một mặt các em bị xâm hại, mặt khác trẻ đường phố cũng gây ra một số tệ nạn xã hội. Có nhiều tác động đến trẻ đường phố bị ảnh hưởng của tệ nạn xã hội, trong đó điều kiện môi trường sống khó khăn, nhận thức và kỹ năng sống còn hạn chế là các yếu tố rất quan trọng. Các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng cần can thiệp đồng bộ với nhiều giải pháp thiết thực, kịp thời để hạn chế, ngăn chặn tác động của tệ nạn xã hội đối với các em, nhằm khắc phục các hành vi sai lệch xã hội, góp phần bảo vệ các quyền cơ bản cho trẻ đường phố.

pdf6 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Lượt xem: 300 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số yếu tố tác động của tệ nạn xã hội đến trẻ đường phố, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trao đổi nghiệp vụ Xã hội học số 1 (73), 2001 Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn 84 Một số yếu tố tác động của tệ nạn xã hội đến trẻ đ−ờng phố Nguyễn Văn Đoàn 1. Trẻ đ−ờng phố với tệ nạn xã hội Mấy năm gần đây trẻ đ−ờng phố ở n−ớc ta tăng lên nhanh chóng, năm 1996 có 14596 em, năm 1997 có 16263 em, năm 1998 có 19024 em và năm 2000 có khoảng 23000 em. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1999 có 6200 trẻ đ−ờng phố, tăng 3600 em trong vòng 6 năm ( 2611 em vào năm 1993). Tại Hà Nội, năm 1996 có 1054 em, năm 1997 có 2772 em, năm 1999 có 4558 em (tăng 4 lần so với 1996) 1. Trẻ đ−ờng phố bị ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội chủ yếu là tệ trộm cắp, cờ bạc, ma túy và lạm dụng tình dục. Trẻ đ−ờng phố với tệ nạn xã hội thể hiện trên hai ph−ơng diện: một mặt các em bị xâm hại bởi tệ nạn xã hội, mặt khác các em gây ra tệ nạn xã hội. Vấn đề này đ−ợc phản ánh thông qua kết quả khảo sát xã hội học tại Hà Nội và một số tỉnh có nhiều trẻ em kiếm sống ở Hà Nội nh−: Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tây và H−ng Yên. Qua tr−ng cầu ý kiến của 938 trẻ đ−ờng phố tại các quận nội thành và hai huyện (Thanh Trì, Gia Lâm) - Hà Nội, cho thấy một bộ phận trẻ đ−ờng phố bị ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội2. Tr−ớc hết, trẻ đ−ờng phố với tệ nạn trộm cắp. Số trẻ đ−ờng phố tự nhận bị trộm cắp chiếm 17,1%; tự nhận trộm cắp của ng−ời khác 7,9%. Trẻ đ−ờng phố bị trộm cắp và trộm cắp hầu hết là các em nam, trình độ học vấn chủ yếu ở bậc tiểu học hoặc không biết chữ. Đối t−ợng trộm cắp của các em là ng−ời nghiện ma túy, l−ời lao động, bạn bè cùng cảnh, v.v... Thứ hai, trẻ đ−ờng phố với tệ nạn cờ bạc. Trẻ chơi bạc d−ới nhiều hình thức nh−: tiến lên, tá lả, ba cây, số đề, đầu đít ... hình thức trẻ tham gia nhiều hơn là chơi tiến lên 25,2% và tá lả 23,2%. Các em chơi bạc chủ yếu trên vỉa hè và nhà trọ. Đối t−ợng tham gia hầu hết là bạn cùng cảnh, số tiền chơi bạc mỗi ván từ 200đ đến 500đ. 1 Bộ Lao động Th−ơng binh và Xã hội - UNICEF (12/2000): Kỷ yếu hội thảo nghiên cứu giải pháp giải quyết tình trạng trẻ em lang thang tại 3 thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố.Hồ Chí Minh. Tr.18. 2 ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hà Nội (2000): Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài "Những diễn biến mới về tình hình trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội". Nguyễn Văn Đoàn 85 Thứ ba, trẻ đ−ờng phố với sử dụng ma túy. Các em sử dụng ma túy d−ới nhiều hình thức nh− hút, hít, chích, với nhiều loại ma túy nh− thuốc phiện, hê-rô-in, moóc- phin v.v... Số trẻ tự nhận đã hút thuốc phiện 1,3%, hít hê-rô-in 3,7% và chích ma túy 1,6%. Thứ t−, trẻ đ−ờng phố với tình trạng lạm dụng tình dục. Số trẻ đ−ờng phố trả lời biết bạn gái cùng cảnh tự đi bán dâm chiếm 4,5%, bị c−ỡng ép bán dâm 4%, bạn trai quan hệ với gái mại dâm là 3,8% và quan hệ đồng tính là 2,2%. Năm 1999 Sở công an Hà Nội phát hiện 39 tr−ờng hợp trẻ đ−ờng phố là nữ làm mại dâm, đến tháng 10/2000 tăng lên 55 tr−ờng hợp. Có thể khẳng định: một bộ phận trẻ đ−ờng phố bị ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội. Những ảnh h−ởng đó tác động xấu đến phát triển thể chất, sự hình thành và phát triển nhân cách, vi phạm các quyền cơ bản của trẻ em, thậm chí đe doạ tới tính mạng của các em, làm mất trật tự an toàn xã hội, làm gia tăng đầu vào của tội phạm. 2. Một số yếu tố tác động đến trẻ đ−ờng phố bị ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội trẻ đ−ờng phố và tệ nạn xã hội là hai hiện t−ợng xã hội, là hành vi sai lệch xã hội của cá nhân, của nhóm. trẻ đ−ờng phố và tệ nạn xã hội diễn ra ở môi tr−ờng đô thị, đ−ợc gia tăng d−ới tác động của cơ chế thị tr−ờng. Hai hiện t−ợng đó là hành vi sai lệch xã hội hàm chứa nhiều yếu tố tiêu cực, nó thể hiện rõ trong điều kiện xã hội đang phát triển và có tính "t−ơng tác", "lây nhiễm" lẫn nhau. trẻ đ−ờng phố bị ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội với các mức độ khác nhau và có xu h−ớng ngày một gia tăng. Vậy những yếu tố nào tác động đến trẻ đ−ờng phố bị ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội? Chúng ta có thể xem xét với một số yếu tố chính sau đây. 2.1. Điều kiện, môi tr−ờng sống của trẻ đ−ờng phố gặp nhiều khó khăn. ở lứa tuổi các em đang phát triển về thể chất và hình thành nhân cách, lẽ ra trẻ đ−ờng phố đ−ợc h−ởng cuộc sống nh− trẻ em bình th−ờng khác, đ−ợc gắn bó với gia đình, với bạn bè và cộng đồng. Phải xa gia đình, xa quê h−ơng, trẻ đ−ờng phố kiếm sống trong môi tr−ờng không ít những rủi ro, các em lại thiếu sự đùm bọc, chở che và uốn nắn kịp thời những sai lệch của gia đình, của nhà tr−ờng, do đó các em dễ bị tác động của tệ nạn xã hội. Điều kiện sinh hoạt của trẻ đ−ờng phố gặp rất nhiều khó khăn. Về nơi ở, một tỷ lệ đáng kể, khoảng 33,5% trẻ ở nhà trọ, giá nhà trọ hầu hết từ 1000 đ đến 2000 đ/ngày (số trẻ trọ với giá 2000 đ/ngày chiếm 89,4%, giá 1000 đ/ngày chiếm 6,7%, giá 6000 đ/ngày chỉ có 0,2%). Một số em phải ngủ vỉa hè, bến xe, nhà ga, thậm chí buộc l−ng vào thanh sắt ở gầm cầu để ngủ. Nơi ở là vậy, còn ăn uống? Trung bình trẻ đ−ờng phố ăn sáng khoảng 500 đ, có khi không ăn; bữa tr−a và tối, mỗi bữa khoảng 1500 đ đến 2000 đ. Điều kiện ăn ở thiếu thốn, cùng với cuộc sống bấp bênh, thì sự xâm hại của tệ nạn xã hội đối với các em là điều dễ hiểu. Mấy năm gần đây, quá trình đô thị hóa ở n−ớc ta diễn ra mạnh mẽ, "Xung động của công cuộc Đổi mới, chính sách mở cửa ... đã có sự tác động trực tiếp, tr−ớc hết Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Một số yếu tố tác động của tệ nạn xã hội đến trẻ đ−ờng phố 86 đến mọi mặt của đời sống đô thị, đang diễn ra những biến đổi quan trọng trong cơ cấu xã hội, cơ cấu nghề nghiệp ... Đặc biệt là sự xuất hiện của các nhóm xã hội ngoài lề (marginal groups) nh− những ng−ời sống lang thang trên vỉa hè, trẻ mồ côi, các phần tử tội phạm, trộm cắp, lừa đảo, nghiện hút, v.v..." 3. Trong bối cảnh đó, trên địa bàn Hà Nội, tình trạng trẻ đ−ờng phố và tệ nạn xã hội cũng tăng lên nhanh chóng. Tệ nạn trộm cắp, lừa gạt, ma túy v.v... diễn ra d−ới nhiều hình thức đã tác động không nhỏ tới trẻ đ−ờng phố. Em H... (15 tuổi, lớp 6/12, quê ở Châu Giang, H−ng Yên, đánh giầy tại huyện Thanh Trì), cho biết: Bọn em đi đâu chả thấy họ chơi ăn tiền, nhiều kiểu lắm, mấy ông xích lô, không có khách ngồi chơi tá lả hay đầu đít là chuyện vặt. Còn nghe nói hát Karaoke mỏi cả tay nữa, hôm nào kiếm đ−ợc nhiều tiền đi thử xem cho biết. Môi tr−ờng đô thị phức tạp, còn biểu hiện ở khía cạnh: kẻ xấu lợi dụng trẻ đ−ờng phố để có đ−ợc nguồn thu từ những việc làm bất chính bằng cách lôi kéo các em vào con đ−ờng trộm cắp, mại dâm, ma túy v.v... Có ng−ời còn về tận quê để tuyển mộ trẻ em ra Hà Nội, sử dụng các em bán sách báo, đánh giầy, bán hàng để kiếm lời. Thậm chí, một số ng−ời tr−ớc đây là trẻ đ−ờng phố, nay về quê với danh nghĩa nh− "cai" rủ rê, tuyển mộ các em ra Hà Nội. Ông H ... (cán bộ xã Quảng Hải, Quảng X−ơng, Thanh Hóa) cho biết: Tôi thấy, không phải chỉ các em theo nhau ra Hà Nội, hay theo ng−ời lớn ra Hà Nội, mà còn có ng−ời ở Hà Nội về lôi kéo, rủ rê các em đi nh− để bán báo, bán hàng, rửa xe ... Rồi thậm chí, nó đã đi lang thang ở Hà Nội kiếm sống, giờ nó đã lớn, làm ăn đ−ợc lại về quê kéo các em đi bán báo, để kiếm lời mà tôi nghe nói không chỉ có bán báo không đâu mà còn bán cả sách, tranh ảnh cấm nữa. Đời sống của ng−ời dân Hà Nội mấy năm gần đây nhìn chung đ−ợc cải thiện rõ nét, trong khi đó trẻ đ−ờng phố phải kiếm sống quên cả thời gian, bất chấp môi tr−ờng độc hại. Số trẻ đ−ờng phố làm việc trên 8 tiếng/ngày chiếm 85%, d−ới 8 tiếng/ngày chiếm 15%. Một số trẻ đ−ờng phố nhặt rác - các em đào bới, tìm kiếm trong đống rác, cống rãnh, bất chấp sự ô nhiễm để nhặt nhạnh những gì có thể bán ra tiền. Từ sự t−ơng phản về đời sống, cùng với cách nhìn thiếu đầy đủ dẫn tới tệ nạn xã hội dễ bề tác động tới trẻ đ−ờng phố. 2.2. Nhận thức, kỹ năng sống của trẻ đ−ờng phố còn thấp Phải đối mặt với công việc kiếm sống hàng ngày, trẻ đ−ờng phố thiếu sự quan tâm giáo dục của gia đình, nhà tr−ờng và xã hội, thậm chí có em ch−a bao giờ tới tr−ờng, vì vậy các em thiếu những hiểu biết cần thiết. Nhiều em không biết mình đ−ợc h−ởng những quyền gì và càng không biết làm thế nào để bảo vệ quyền mà đáng lẽ các em đ−ợc h−ởng. Kết quả nghiên cứu tháng 7/1999, trong 4558 trẻ đ−ờng phố đ−ợc hỏi ý kiến có 42,1% đ−ợc nghe nói về Công −ớc quyền trẻ em, Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo 3 Trịnh Duy Luân: "Những cơ sở cho việc xác lập hệ vấn đề nghiên cứu xã hội học đô thị ở Việt Nam", Tạp chí Xã hội học số 3/1991. Tr.3. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Văn Đoàn 87 dục trẻ em, ch−a nghe là 52% và khó trả lời 5,9% 4. Trong quá trình kiếm sống, các em có thể bị dọa nạt, bị trộm cắp, bị lợi dụng nh−ng cũng đành chấp nhận. Em M... ( 12 tuổi, quê ở Quảng X−ơng, Thanh Hóa, đánh giầy tại quận Hai Bà Tr−ng) cho biết: Em học mới có lớp ba , nhà khó khăn nên em phải ra đây kiếm ăn ... Em không biết về quyền trẻ em, không ai nói cho nghe ... làm ăn nhiều khi khó khăn, có lúc không có việc, rồi lại bị một số ng−ời nó dọa nạt, cả ăn trộm nữa, nh−ng cũng đành chịu. Thời gian kiếm sống nhiều hơn, tuổi lớn hơn, học vấn khá hơn, các em th−ờng tích lũy đ−ợc một số kinh nghiệm và kỹ năng sống để có thể tránh đ−ợc tác động của tệ nạn xã hội với mức độ nhất định. Tuy nhiên sự tác động của tệ nạn xã hội hết sức đa dạng và tinh vi, trong khi đó nhận thức, kỹ năng sống còn rất hạn chế, vì vậy trẻ đ−ờng phố ch−a thể phân tích, phán đoán và có cách phòng tránh ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội cho bản thân và bạn bè cùng cảnh. Em V... (quê ở Hà Tây, bán hàng rong tại quận Đống Đa) cho biết: Có lần nó mua của em đôi dép có mấy nghìn, nh−ng nó đ−a cho em 50000 đồng ... nó bảo muốn lấy tiền lẻ, thế là nó lấy tiền lẻ nó đếm, song rồi nó không lấy dép nữa ... nó trả lại em tiền, thế là nó đi luôn, lúc em đếm tiền thì nó rút tiền của em lúc nào em không biết. 2.3. Trẻ đ−ờng phố thiếu sự quan tâm của gia đình và cộng đồng Kết quả tr−ng cầu ý kiến đối với 314 gia đình, 122 cán bộ lãnh đạo cơ sở của một số tỉnh có nhiều trẻ đ−ờng phố tại Hà Nội nh− Thanh Hóa, Hà Nam, Hà Tây và H−ng Yên, cho thấy trẻ đ−ờng phố đã góp phần giúp gia đình giải quyết một số khó khăn về đời sống. Gia đình khẳng định: trẻ giúp mua thóc gạo 81,5%, mua thuốc chữa bệnh 55,7%, sửa chữa nhà cửa 16,6% v.v... Một số gia đình, tr−ớc đây thuộc diện cứu tế, sau thời gian có trẻ đi kiếm sống, gia đình đã tự giải quyết đ−ợc một số khó khăn. Từ cái lợi tr−ớc mắt mà nhiều gia đình ch−a nghĩ tới cái mất, cái thiệt thòi đối với sự phát triển của các em. Quan niệm của gia đình trong chừng mực nào đó có sự lệch chuẩn: cho con em ra Hà Nội kiếm sống là "để học khôn", "để bằng bè, bằng bạn", "để đỡ khổ", còn "ở nhà có học cũng chẳng làm gì", v.v. Từ quan niệm đó, gia đình đồng ý hoặc không có thái độ tích cực ngăn chặn con em ra Hà Nội kiếm sống. Số gia đình đồng ý cho con em ra Hà Nội chiếm 40,2%, điều này càng đ−ợc khẳng định qua ý kiến của cán bộ lãnh đạo cơ sở với 67,2% và của chính trẻ đ−ờng phố với 45,5%. Các gia đình không l−ờng đ−ợc những khó khăn đối với các em, số ý kiến khẳng định các em không thể mắc tệ nạn xã hội chiếm 57,3%, có thể mắc là 26,8% và khó trả lời là 15,9%. Gia đình tin các em không thể mắc tệ nạn xã hội vì các em ngoan chiếm 84,4%, đã dặn con cẩn thận 86,7%, tin con em không làm điều xấu 86,1%. Gia đình vốn đã ít có điều kiện quan tâm đến con cái, nay con cái đi kiếm ăn xa nhà, lại càng ít quan tâm. Điều này làm cho mối quan hệ giữa gia đình và trẻ trở nên 4 ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hà Nội (1999): Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài "Thực trạng trẻ em lang thang trên địa bàn Hà Nội". Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn Một số yếu tố tác động của tệ nạn xã hội đến trẻ đ−ờng phố 88 lỏng lẻo, các em thiếu hụt về tình cảm, thiếu sự bảo ban điều hay lẽ phải, từ đó các em dễ nảy sinh t− t−ởng bất cần và các hành vi sai lệch. Do không l−ờng tr−ớc đ−ợc những tác động của tệ nạn xã hội, một số gia đình có nguyện vọng để con em tiếp tục ở lại Hà Nội kiếm sống chiếm 33,1%, sẽ khuyên con về chiếm 66,9% và đấy cũng mới chỉ là sẽ khuyên. Bà Q... (quê ở Châu Giang, H−ng Yên, có con đánh giầy tại Hà Nội) cho biết: Gia đình tôi hoàn cảnh khó khăn nên phải cho cháu đi làm thêm, để nó nuôi nó, rồi nó giúp đỡ thêm gia đình. Cháu đi làm tôi cũng chẳng có đến thăm cháu, biết đâu mà đi, cũng không th− từ gì đ−ợc, thỉnh thoảng cháu về thăm nhà. Sau đỡ khó khăn tôi sẽ bảo cháu nó về. Vì bây giờ có về học cũng không đ−ợc, mà việc làm không có, lại đói kém, nên tr−ớc mắt cứ để cháu làm thời gian nữa. Về phía cộng đồng, ban đầu cũng bàn tán tr−ớc tình trạng một số con em của vài gia đình ra Hà Nội kiếm sống, nh−ng sau đó, trong cách nghĩ và quan niệm cũng chẳng khác các gia đình có trẻ đ−ờng phố. Một số em sau thời gian đi kiếm sống, thỉnh thoảng về làng xóm, trẻ mặc đẹp, lại giúp gia đình đỡ khó khăn, nên cộng đồng cũng chấp nhận và quan niệm "mỗi cây, mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh" và trẻ ra Hà Nội kiếm sống trở thành chuyện bình th−ờng ở làng, ở xã. Một số em sau thời gian kiếm sống bị mắc tệ nạn xã hội trở về làng xóm, nh−ng cộng đồng vẫn ch−a tạo ra d− luận tích cực nhằm ngăn chặn tình trạng trẻ ra đi kiếm sống và có các hành vi sai lệch. Có thể nói, từ cách nhìn nhận và ứng xử sai lệch của gia đình và cộng đồng, dẫn tới tình trạng trẻ đ−ờng phố tiếp tục gia tăng và trong môi tr−ờng kiếm sống ở đô thị, trẻ đ−ờng phố bị tác động của tệ nạn xã hội có thể là tất yếu. 2.4. Hiệu quả quản lý, ngăn chặn trẻ đ−ờng phố bị ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội còn nhiều hạn chế Công tác quản lý hộ khẩu, tạm trú, tạm vắng ở nơi trẻ đi và trẻ đến đều thiếu chặt chẽ. ở nơi trẻ đi, gia đình và các em không khai báo, các em về khi nào chính quyền địa ph−ơng cũng không hay. Tại Hà Nội (nơi trẻ đến), hầu hết trẻ đ−ờng phố cũng không khai báo với công an sở tại. Ngay cả một số tr−ờng hợp có khai báo, nh−ng quản lý trẻ đ−ờng phố cũng gặp rất nhiều khó khăn, do tính di động của các em khá lớn. Việc quản lý, qui định, kiểm tra, giám sát các cơ sở, các gia đình có sử dụng lao động trẻ em, cho trẻ em trọ để ngăn ngừa ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội đến với trẻ là vấn đề nan giải. Ông Ch... (Sở Công an Hà Nội) cho biết: thực tế chúng tôi cũng cố gắng tìm cách để kiểm tra việc đăng ký tạm trú tạm vắng, để kiểm soát đ−ợc các em, hạn chế tới mức thấp những xâm hại đối với các em, nh−ng phải nói thật là rất khó. Vì các em nay đây, mai đó, các em cũng rất ngại gặp công an, mà lực l−ợng của chúng tôi cũng không đủ sức để kiểm soát phát hiện ngay những đối t−ợng xâm hại đến các em. Trên thực tế việc quan tâm giúp đỡ trẻ đ−ờng phố bị xâm hại bởi tệ nạn xã hội còn ở mức độ thấp. trẻ đ−ờng phố bị trộm cắp, bị lạm dụng tình dục và sử dụng ma Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn Nguyễn Văn Đoàn 89 túy, d−ờng nh− chỉ bản thân trẻ và một số bạn bè cùng cảnh biết. Hầu hết các em đành chịu, bởi có biết kêu đâu? Em P... (quê ở Quảng X−ơng, Thanh Hóa, đánh giầy tại quận Hai Bà Tr−ng) cho biết: Bọn em đánh giầy ở chung với nhau, cùng quê ở Quảng X−ơng. Nhà chủ bảo bọn em khai tên, quê quán để đăng ký với công an thì khai, chứ em cũng không đến công an. Nếu bị trộm cắp thì chịu mất thôi, cũng chẳng biết đâu mà báo giúp, mà cũng chẳng ai tìm cho bọn em. Một nghiên cứu của Viện Xã hội học về trẻ đ−ờng phố và trẻ em lao động tại quận Thanh Xuân, Hà Nội cho thấy: 92,5% các em đ−ợc tr−ng cầu ý kiến trả lời không biết, chỉ có 7,5% trả lời có biết tổ chức nào quan tâm tới các em... Với 30 tr−ờng hợp phỏng vấn sâu, 25 em không biết gì về tổ chức giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn5. Tuy nhiên, sự quan tâm của các tổ chức đoàn thể xã hội, tổ chức từ thiện, những ng−ời làm công tác xã hội đã phần nào hạn chế ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội đối với trẻ đ−ờng phố. Năm 2000, tại Hà Nội hình thành đ−ợc 4 Câu lạc bộ trẻ đ−ờng phố, 9 Văn phòng t− vấn, 5 Nhà mái ấm và 70 Lớp học linh hoạt6. Các hoạt động này giúp trẻ đ−ờng phố đỡ khó khăn, đồng thời cung cấp cho các em một số kiến thức, kỹ năng cần thiết để bảo vệ bản thân và bạn bè cùng cảnh. Có thể khẳng định: trẻ đ−ờng phố bị tác động của tệ nạn xã hội trên hai ph−ơng diện, một mặt các em bị xâm hại, mặt khác trẻ đ−ờng phố cũng gây ra một số tệ nạn xã hội. Có nhiều tác động đến trẻ đ−ờng phố bị ảnh h−ởng của tệ nạn xã hội, trong đó điều kiện môi tr−ờng sống khó khăn, nhận thức và kỹ năng sống còn hạn chế là các yếu tố rất quan trọng. Các tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng cần can thiệp đồng bộ với nhiều giải pháp thiết thực, kịp thời để hạn chế, ngăn chặn tác động của tệ nạn xã hội đối với các em, nhằm khắc phục các hành vi sai lệch xã hội, góp phần bảo vệ các quyền cơ bản cho trẻ đ−ờng phố. 5 Viện Xã hội học (1998): Báo cáo kết quả nghiên cứu về trẻ đ−ờng phố và trẻ em lao động quận Thanh Xuân, Hà Nội 6 Phạm Thị Huyền Thanh (2000): Báo cáo các giải pháp, kết quả hỗ trợ trẻ em lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội của ủy ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Hà Nội. Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfmot_so_yeu_to_tac_dong_cua_te_nan_xa_hoi_den_tre_duong_pho.pdf