Một số ý kiến bình luận về Luật Kiểm toán độc lập
Cácý kiến chung:1. Kiểm toán độc lập là hoạt động cung cấpdịch vụ pháp lý, ra đời và phát triển trong nền kinh tế thị trường thế giớicũng như ở Việt Nam. Đó là việc các kiểm toán viên có năng lực, kinh nghiệm vàbằng cấp hành nghề, được xã hội thừa nhận, cung cấp dịch vụ độc lập trong việckiểm tra và xác nhận sự trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính của Doanhnghiệp, giúp cơ quan Nhà nước, nhà đầu tư, và người quan tâm có cơ sở hiểu đúngvà tin tưởng vào Báo cáo tài chính để đưa ra các quyết định về quyền lợi vànghĩa vụ tài chính với doanh nghiệp.2. Trên thế giới, hoạt động kiểm toán đãxuất hiện trên 300 năm và kiểm toán độc lập có tính chuyên nghiệp đã có từ 150năm nay. Kiểm toán độc lập xuất hiện và phát triển theo nhu cầu tự thân củadoanh nghiệp và nhà đầu tư, sau đó được Nhà nước thừa nhận do hiệu quả và tínhchất xã hội của nó. Ngày nay, hoạt động kiểm toán độc lập đã được quốc tế hóa,thể hiện ở chỗ có tổ chức Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), có chuẩn mực kiểm toánquốc tế, có chứng chỉ hành nghề kiểm toán được hầu hết các nước thừa nhận; cónhiều tập đoàn kiểm toán toàn cầu (Big 4) mà mỗi tập đoàn có hàng trăm nghìnnhân viên, có hàng trăm văn phòng trên khắp thế giới.3. Kiểm toán độc lập của Việt Nam ra đời từnăm 1991, sau năm năm đầu tiên khi Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường(1986), Kiểm toán độc lập đã phát triển gần 20 năm, hiện có gần 170 công tykiểm toán với 7000 người làm việc, trong đó có 1700 kiểm toán viên được cấpchứng chỉ hành nghề; năm 2008 đã thực hiện kiểm toán cho 22.000 doanhnghiệp, doanh thu toàn ngành là 1.800 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 300 tỷđồng. Kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập nên môi trường đầu tư bình đẳng,thuận lợi, phù hợp thông lệ quốc tế; hỗ trợ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặcbiệt kiểm toán độc lập là cơ sở công khai minh bạch thông tin kinh tế, tàichính giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển trong 10 năm qua.4. Để tạo lập và hoàn thiện hành lang pháplý cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam, tiếp tục góp phần phát triển nềnkinh tế xã hội, chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ chủ trương ban hành Luật Kiểmtoán độc lập. Không phải nước nào cũng có Luật Kiểm toán độc lập (hay Luật Kếtoán viên công chứng – CPA) nhưng theo thể chế Việt Nam và tương đồng với mộtsố nước chuyển đổi nền kinh tế (như Liên bang Nga, Trung Quốc, Balan, Belarus )và các nước đang phát triển (như Thái Lan, Philipil, Singapore, Hàn Quốc ) việcban hành Luật Kiểm toán độc lập là cần thiết.5. Chúng tôi được biết Ban soạn thảo LuậtKiểm toán độc lập, đặc biệt là Bộ Tài chính đã có sự chuẩn bị rất công phu vàđầy đủ trong mấy năm qua cho Dự án Luật Kiểm toán độc lập; Bộ Tài chính đã sưutầm và dịch được 18 Luật và quy định về Kiểm toán độc lập của các nước, đã tổchức tổng kết kinh nghiệm 18 năm hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam; Đã hệthống hóa các quy định hiện hành của các Luật, Nghị định về Kiểm toán độc lập;Đã tổ chức biên soạn và thảo luận nhiều lần trong và ngoài Ban soạn thảo; Đãmời nhiều chuyên gia nước ngoài cung cấp thông tin quốc tế và tham gia ý kiếnvào dự thảo Những việc đã làm là rất thuận lợi cho quá trình hoàn chỉnh dựthảo Luật để trình Quốc hội.6. Căn cứ vào bản dự thảo hiện có, chúngtôi cho rằng Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập đã có nội dung tương đối đầy đủ, đãbám sát mục tiêu, yêu cầu như nêu ra trong Tờ trình Chính phủ. Dự thảo Luật đãkhá ngắn gọn, thể hiện rất rõ quan điểm của Ban soạn thảo. Kết cấu dự thảo Luậtgồm 8 chương là hợp lý. Chúng tôi nhất trí về cơ bản các điều khoản đã dự thảotrong từng chương, đều là những nội dung cần thiết cho Luật này như:- ChươngI – Quy định các điểm chungvề: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giảithích từ ngữ, giá trị của Báo cáo kiểm toán, nguyên tắc hoạt động kiểm toán độclập, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và quản lý nhà hoạt động kiểm toán độclập.- ChươngII – Quy định về kiểm toán viên hành nghề: gồm có tiêu chuẩn, điều kiệnquyền và trách nhiệm của kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, hình thứchành nghề của kiểm toán viên - ChươngIII – Quy định về doanh nghiệp kiểm toán: gồm các loại hình doanh nghiệpkiểm toán, điều kiện, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan cấp phép và cáctrường hợp thay đổi giấy phép; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệpkiểm toán; các trường hợp chia tách, sáp nhập, tạm ngừng hoạt động, chấm dứthoạt động của doanh nghiệp kiểm toán.-Chương IV – Quy định về đơn vị được kiểm toán, các trường hợp bắt buộc phải kiểm toán, quyền vàtrách nhiệm của đơn vị được kiểm toán - ChươngV – Hoạt động hành nghề Kiểm toán độc lập, quy định các nội dung có tínhchất nghiệp vụ, kỹ thuật về nghề nghiệp kiểm toán độc lập như các loại hìnhdịch vụ kiểm toán độc lập và liên quan đến kiểm toán độc lập, quy trình kiểmtoán, báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểmtoán.- ChươngVI – Kiểm toán báo cáo tài chính đơn vị có lợi ích công chúng, là các quyđịnh rất mới liên quan đến thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứngkhoán - ChươngVII – Thanh tra, xử phạt và Chương VIII – Điều khoản thi hành làcác chương thông thường của văn bản Luật.(Bìnhluận về nội dung và kết cấu của các chương, chúng tôi sẽ tham gia ở phần sau).Một số ý kiến cụ thể:1. Luật cần soạn thảo theo phương án Luật chi tiếtLuậtlà văn bản pháp luật cơ bản, cao nhất và có giá trị trong thời gian dài nên cácvấn đề kỹ thuật và dễ thay đổi nên quy định ở văn bản dưới Luật. Tuy nhiên giátrị của Luật là để thực hiện, cho nên chúng tôi mong muốn các điều khoản Luậtcần quy định chi tiết, cụ thể hơn đến mức có thể thực hiện được, giảm thiểu cácvấn đề phải giao cho Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định làm giảm hiệu lực củaLuật (Theo dự thảo, có khá nhiều điều, khoản phải được Chính phủ hoặc Bộ Tàichính hướng dẫn mới thực hiện được như các điều 23, 25, 30, 31, 34, ). 2. Cần có dự thảo Nghị định đi kèm dự thảo LuậtĐốivới các điều khoản giao cho Chính phủ quy định cũng cần có dự thảo Nghị định đikèm dự thảo Luật để giải trình rõ mô hình quản lý để Quốc hội biết được cách xửlý khi thông qua Luật, ví dụ yêu cầu người có chứng chỉ kiểm toán viên phảithực hành kiểm toán 03 năm mới được đăng ký hành nghề (Khoản 4 Điều 16) thì cầnphải có kiểm toán viên hành nghề kèm cặp và xác nhận kết quả thực hành sau 03năm đó như thế nào.
6 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2503 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số ý kiến bình luận về luật kiểm toán độc lập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số ý kiến bình luận về Luật Kiểm toán độc lập
Các ý kiến chung:
1. Kiểm toán độc lập là hoạt động cung cấp dịch vụ pháp lý, ra đời và phát triển trong nền kinh tế thị trường thế giới cũng như ở Việt Nam. Đó là việc các kiểm toán viên có năng lực, kinh nghiệm và bằng cấp hành nghề, được xã hội thừa nhận, cung cấp dịch vụ độc lập trong việc kiểm tra và xác nhận sự trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính của Doanh nghiệp, giúp cơ quan Nhà nước, nhà đầu tư, và người quan tâm có cơ sở hiểu đúng và tin tưởng vào Báo cáo tài chính để đưa ra các quyết định về quyền lợi và nghĩa vụ tài chính với doanh nghiệp.
2. Trên thế giới, hoạt động kiểm toán đã xuất hiện trên 300 năm và kiểm toán độc lập có tính chuyên nghiệp đã có từ 150 năm nay. Kiểm toán độc lập xuất hiện và phát triển theo nhu cầu tự thân của doanh nghiệp và nhà đầu tư, sau đó được Nhà nước thừa nhận do hiệu quả và tính chất xã hội của nó. Ngày nay, hoạt động kiểm toán độc lập đã được quốc tế hóa, thể hiện ở chỗ có tổ chức Liên đoàn Kế toán quốc tế (IFAC), có chuẩn mực kiểm toán quốc tế, có chứng chỉ hành nghề kiểm toán được hầu hết các nước thừa nhận; có nhiều tập đoàn kiểm toán toàn cầu (Big 4) mà mỗi tập đoàn có hàng trăm nghìn nhân viên, có hàng trăm văn phòng trên khắp thế giới.
3. Kiểm toán độc lập của Việt Nam ra đời từ năm 1991, sau năm năm đầu tiên khi Việt Nam chuyển đổi sang kinh tế thị trường (1986), Kiểm toán độc lập đã phát triển gần 20 năm, hiện có gần 170 công ty kiểm toán với 7000 người làm việc, trong đó có 1700 kiểm toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề; năm 2008 đã thực hiện kiểm toán cho 22.000 doanh nghiệp, doanh thu toàn ngành là 1.800 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 300 tỷ đồng. Kiểm toán độc lập đã góp phần tạo lập nên môi trường đầu tư bình đẳng, thuận lợi, phù hợp thông lệ quốc tế; hỗ trợ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Đặc biệt kiểm toán độc lập là cơ sở công khai minh bạch thông tin kinh tế, tài chính giúp thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển trong 10 năm qua.
4. Để tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động kiểm toán độc lập ở Việt Nam, tiếp tục góp phần phát triển nền kinh tế xã hội, chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ chủ trương ban hành Luật Kiểm toán độc lập. Không phải nước nào cũng có Luật Kiểm toán độc lập (hay Luật Kế toán viên công chứng – CPA) nhưng theo thể chế Việt Nam và tương đồng với một số nước chuyển đổi nền kinh tế (như Liên bang Nga, Trung Quốc, Balan, Belarus…) và các nước đang phát triển (như Thái Lan, Philipil, Singapore, Hàn Quốc…) việc ban hành Luật Kiểm toán độc lập là cần thiết.
5. Chúng tôi được biết Ban soạn thảo Luật Kiểm toán độc lập, đặc biệt là Bộ Tài chính đã có sự chuẩn bị rất công phu và đầy đủ trong mấy năm qua cho Dự án Luật Kiểm toán độc lập; Bộ Tài chính đã sưu tầm và dịch được 18 Luật và quy định về Kiểm toán độc lập của các nước, đã tổ chức tổng kết kinh nghiệm 18 năm hoạt động Kiểm toán độc lập ở Việt Nam; Đã hệ thống hóa các quy định hiện hành của các Luật, Nghị định về Kiểm toán độc lập; Đã tổ chức biên soạn và thảo luận nhiều lần trong và ngoài Ban soạn thảo; Đã mời nhiều chuyên gia nước ngoài cung cấp thông tin quốc tế và tham gia ý kiến vào dự thảo… Những việc đã làm là rất thuận lợi cho quá trình hoàn chỉnh dự thảo Luật để trình Quốc hội.
6. Căn cứ vào bản dự thảo hiện có, chúng tôi cho rằng Dự thảo Luật Kiểm toán độc lập đã có nội dung tương đối đầy đủ, đã bám sát mục tiêu, yêu cầu như nêu ra trong Tờ trình Chính phủ. Dự thảo Luật đã khá ngắn gọn, thể hiện rất rõ quan điểm của Ban soạn thảo. Kết cấu dự thảo Luật gồm 8 chương là hợp lý. Chúng tôi nhất trí về cơ bản các điều khoản đã dự thảo trong từng chương, đều là những nội dung cần thiết cho Luật này như:
- Chương I – Quy định các điểm chungvề: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, giá trị của Báo cáo kiểm toán, nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và quản lý nhà hoạt động kiểm toán độc lập.
- Chương II – Quy định về kiểm toán viên hành nghề: gồm có tiêu chuẩn, điều kiện quyền và trách nhiệm của kiểm toán viên, kiểm toán viên hành nghề, hình thức hành nghề của kiểm toán viên…
- Chương III – Quy định về doanh nghiệp kiểm toán: gồm các loại hình doanh nghiệp kiểm toán, điều kiện, hồ sơ thành lập doanh nghiệp, cơ quan cấp phép và các trường hợp thay đổi giấy phép; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán; các trường hợp chia tách, sáp nhập, tạm ngừng hoạt động, chấm dứt hoạt động… của doanh nghiệp kiểm toán.
- Chương IV – Quy định về đơn vị được kiểm toán, các trường hợp bắt buộc phải kiểm toán, quyền và trách nhiệm của đơn vị được kiểm toán…
- Chương V – Hoạt động hành nghề Kiểm toán độc lập, quy định các nội dung có tính chất nghiệp vụ, kỹ thuật về nghề nghiệp kiểm toán độc lập như các loại hình dịch vụ kiểm toán độc lập và liên quan đến kiểm toán độc lập, quy trình kiểm toán, báo cáo kiểm toán, hồ sơ kiểm toán và kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán.
- Chương VI – Kiểm toán báo cáo tài chính đơn vị có lợi ích công chúng, là các quy định rất mới liên quan đến thị trường tài chính, đặc biệt là thị trường chứng khoán…
- Chương VII – Thanh tra, xử phạt và Chương VIII – Điều khoản thi hành… là các chương thông thường của văn bản Luật.
(Bình luận về nội dung và kết cấu của các chương, chúng tôi sẽ tham gia ở phần sau).
Một số ý kiến cụ thể:
1. Luật cần soạn thảo theo phương án Luật chi tiết
Luật là văn bản pháp luật cơ bản, cao nhất và có giá trị trong thời gian dài nên các vấn đề kỹ thuật và dễ thay đổi nên quy định ở văn bản dưới Luật. Tuy nhiên giá trị của Luật là để thực hiện, cho nên chúng tôi mong muốn các điều khoản Luật cần quy định chi tiết, cụ thể hơn đến mức có thể thực hiện được, giảm thiểu các vấn đề phải giao cho Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định làm giảm hiệu lực của Luật (Theo dự thảo, có khá nhiều điều, khoản phải được Chính phủ hoặc Bộ Tài chính hướng dẫn mới thực hiện được như các điều 23, 25, 30, 31, 34,…).
2. Cần có dự thảo Nghị định đi kèm dự thảo Luật
Đối với các điều khoản giao cho Chính phủ quy định cũng cần có dự thảo Nghị định đi kèm dự thảo Luật để giải trình rõ mô hình quản lý để Quốc hội biết được cách xử lý khi thông qua Luật, ví dụ yêu cầu người có chứng chỉ kiểm toán viên phải thực hành kiểm toán 03 năm mới được đăng ký hành nghề (Khoản 4 Điều 16) thì cần phải có kiểm toán viên hành nghề kèm cặp và xác nhận kết quả thực hành sau 03 năm đó như thế nào.
3. Về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Luật (Điều 1, 2)
Chúng tôi nhất trí với phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng Luật là: Kiểm toán viên hành nghề, Doanh nghiệp kiểm toán, đơn vị được kiểm toán, tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán và các tổ chức, cá nhân khác liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập. Nhưng không nên điều chỉnh cho đối tượng là thành viên tham gia cuộc kiểm toán. Vì thành viên tham gia cuộc kiểm toán rất đa dạng, cao nhất có thể là Phó Tổng Giám đốc công ty kiểm toán, các kỹ sư hoặc nhân viên đánh máy… nhưng họ không là người chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán vì không ký báo cáo kiểm toán, không thể quy định tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm chung cho tất cả họ được; họ thuộc vào đối tượng điều chỉnh là “tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động kiểm toán độc lập”.
4. Về giá trị của Báo cáo kiểm toán (Điều 6)
Chúng tôi nhất trí là báo cáo kiểm toán không có giá trị pháp lý (vì kiểm toán độc lập là dịch vụ) nhưng có giá trị thực tế rất cao đối với người sử dụng, giúp người sử dụng thông tin báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán có thể yên tâm, tin tưởng vào thông tin kinh tế, tài chính được kiểm toán viên xác nhận để đưa ra các quyết định kinh tế; đối với người ký báo cáo kiểm toán phải chịu trách nhiệm pháp lý trước xã hội.
5. Về kiểm toán bắt buộc (Điều và khuyến khích kiểm toán (Điều 9) liên quan nhiều đến đơn vị được kiểm toán (Chương IV) nên có thể đưa xuống Chương V sẽ hợp lý hơn.
6. Chúng tôi nhất tríkhông nên có chương riêng về quản lý nhà nước trong các Luật chuyên ngành như Luật Kiểm toán độc lập, mà chỉ nên có 1 điều (Điều 10) để quy định cụ thể về quản lý Nhà nước liên quan đến lĩnh vực đặc thù của Luật chuyên ngành. Do đó đề nghị:
Tất cả các điều (hoặc khoản) trong Luật giao cho Chính phủ hoặc Bộ Tài chính quy định cụ thể cần quy định rõ ngay trong Điều 10 này sẽ thể hiện rõ trách nhiệm của từng cơ quan và thể hiện rõ mức độ chi tiết, hiệu lực của Luật do Quốc hội thông qua.
7. Về tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán (Điều 11)
Chúng tôi nhất trí cần có những nội dung quy định về Hội nghề nghiệp về kiểm toán. Mặc dù Hội sẽ có Luật riêng nhưng tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán là Hội chuyên ngành, Hội nghề nghiệp có vai trò hỗ trợ cơ quan Nhà nước quản lý hành nghề kiểm toán độc lập. Đặc trưng của Kiểm toán độc lập là tính chất độc lập cao của nghề nghiệp nên cần có tổ chức nghề nghiệp hoạt động theo nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm thì mới được xã hội thừa nhận tính độc lập của kiểm toán viên hành nghề.
Theo lịch sử ra đời và phát triển nghề kiểm toán độc lập, và thông lệ quốc tế được nhiều nước thừa nhận, hoạt động đào tạo, cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên hành nghề, tổ chức thi và cấp chứng chỉ kiểm toán viên, kiểm soát chất lượng dịch vụ và đạo đức hành nghề, công bố chuẩn mực nghề nghiệp kiểm toán… đều là những công việc do tổ chức nghề nghiệp kiểm toán thực hiện và được nhà nước thừa nhận. Ở Việt Nam, tất cả những việc trên đều do Nhà nước làm ngay từ khi ra đời hoạt động kiểm toán độc lập; Do đó Nhà nước cần chuyển giao theo lộ trình phù hợp những công việc này cho tổ chức nghề nghiệp theo đúng vị trí của nó. Chuyển giao là cách nói của Việt Nam. Theo Luật và quy định của nhiều nước thì Nhà nước chỉ nên quy định các tiêu chuẩn, điều kiện của người hành nghề, những việc được làm và không được làm, loại hình doanh nghiệp, giám sát và xử lý sai phạm của người hành nghề… chứ Nhà nước không nên phình tổ chức bộ máy hành chính để xem xét từng người hành nghề kiểm toán có đủ điều kiện hay không, họ hành nghề thế nào, chất lượng ra sao… khi mà lực lượng kiểm toán viên hiện nay là 1700 người và trong tương lai sẽ là hàng nghìn người (như có chuyên gia nước ngoài đã nói Việt Nam cần 7000 kiểm toán viên vào năm 2020)…
Chúng tôi nhất trí, KTV hành nghề và doanh nghiệp kiểm toán phải là hội viên hội nghề nghiệp về kiểm toán (Điều 16, 23) như thông lệ quốc tế (như ở Nga, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Anh, Ba Lan, Singapore…), nhưng cũng đề nghị Luật cần quy định rõ vai trò, chức năng và điều kiện của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán. Những việc chúng ta thấy Hội nghề nghiệp thực hiện thì tốt và hiệu quả hơn cơ quan Nhà nước (như đào tạo, cập nhật kiến thức, kiểm soát chất lượng dịch vụ, soạn thảo chuẩn mực kiểm toán trình Bộ Tài chính công bố…) thì Luật nên quy định ngay cho Hội nghề nghiệp làm. Tất nhiên việc này cũng cần có lộ trình để Hội phát triển đủ mạnh, đủ đảm nhiệm công việc theo chức năng giao cho Hội nghề nghiệp. Như vậy Nhà nước không phải lo biên chế, ngân sách và hoạt động kiểm toán độc lập mới đúng nghĩa là độc lập, khách quan.
Chúng ta cũng đã có tiền lệ giao các chức năng này cho Hội xã hội nghề nghiệp như: Luật Luật sư năm 2006 đã có Chương V quy định về tổ chức xã hội nghề nghiệp của Luật sư, Nghị định của Chính phủ quy định Nhà nước hỗ trợ kinh phí khi giao cho các tổ chức xã hội nghề nghiệp thực hiện các công việc hỗ trợ cơ quan Nhà nước…
8. Về hình thức hành nghề của kiểm toán viên (Điều 15)
Theo Khoản 1 Điều 15 thì kiểm toán viên chỉ được hành nghề trong doanh nghiệp kiểm toán và không được hành nghề kiểm toán cá nhân. Chúng tôi nhất trí kiểm toán viên chủ yếu là hành nghề dưới danh nghĩa pháp nhân là doanh nghiệp kiểm toán. Tuy nhiên Luật cũng nên chấp nhận hình thức hành nghề kiểm toán cá nhân trong tương lai 3, 4 năm tới do nhu cầu tự thân của các doanh nghiệp nhỏ và vừa và phù hợp với thông lệ quốc tế của dịch vụ đảm bảo chịu trách nhiệm vô hạn là chủ yếu, như ở Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc, Be la rút, Balan, Hà Lan, Anh, Singapore…
9. Về điều kiện của kiểm toán viên hành nghề (Điều 16)
Chúng tôi nhất trí với 6 điều kiện theo dự thảo, đặc biệt là điều kiện 4 “Thời gian thực tế làm kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 3 năm trở lên” và điều kiện 5 “Là Hội viên của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán của Việt Nam”. Đây là 2 điều kiện mới rất cần thiết, cần được quy định cụ thể hơn. Kiểm toán độc lập là nghề nghiệp có tính thực hành rất cao, thời gian 3 năm kinh nghiệm phải đúng với thực hành nghề kiểm toán, phải có sự chỉ đạo, giám sát và xác nhận kết quả thực hành của ít nhất 1 – 2 kiểm toán viên hành nghề tiền nhiệm.
Quy định này rất tốt giúp cho việc nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm toán nhưng phải thực hiện đồng bộ với các quy định để mở rộng các kỳ thi kiểm toán viên, thủ tục và trách nhiệm theo dõi thời gian thực tế của từng người và xác nhận kết quả thực tế. Nếu việc này cũng thuộc chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước như dự thảo tại Điều 22, 23 thì quả thật khối lượng công việc là cực kỳ lớn: (Hiện nay mỗi năm có 300 người đạt kỳ thi kiểm toán viên, sau này sẽ tăng lên 500, 700 người một năm. Mỗi năm phải theo dõi thời gian thực tế làm kiểm toán của 3 lần số người đó).
10. Về thẩm quyền cấp, đình chỉ, thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của doanh nghiệp kiểm toán.
Chúng tôi nhất trí đây là công việc thuộc chức năng quản lý của cơ quan Nhà nước. Tuy nhiên việc này thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính thì cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Việc quy định tập trung các quyền này vào một cơ quan quản lý Nhà nước là khá thuận lợi, đảm bảo quản lý thống nhất, giảm bớt thủ tục hành chính… Tuy nhiên, Bộ Tài chính cũng cần cân nhắc và có kế hoạch phát triển nhân sự phù hợp thì mới thực hiện được. Hiện tại, Bộ Tài chính đang thực hiện chức năng tương tự đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán, tuy nhiên đặc điểm của doanh nghiệp bảo hiểm, chứng khoán là quy mô lớn, ít thay đổi, số lượng doanh nghiệp không nhiều; khác với đặc điểm của các doanh nghiệp kiểm toán là có số lượng doanh nghiệp nhiều nhưng quy mô nhỏ (25-30 người) và thay đổi hàng ngày. Ngoài ra: (1) Nếu tập trung việc cấp phép tại Bộ Tài chính thì không thuận tiện cho các doanh nghiệp trong cả nước khi thành lập, điều chỉnh giấy phép. Nếu đưa về Sở Tài chính các tỉnh, thành phố thì bộ máy sẽ rất nặng nề. (2) Bộ Tài chính chỉ cấp phép cho hoạt động kiểm toán độc lập khi có đủ các điều kiện quy định; Vậy nếu doanh nghiệp không đủ điều kiện hoạt động kiểm toán nhưng vẫn đủ điều kiện kinh doanh các dịch vụ khác lại phải quay về Sở Kế hoạch và Đầu tư và ngược lại là rất không thuận tiện cho doanh nghiệp…
11. Về phạm vi các dịch vụ của doanh nghiệp kiểm toán (Điều 47):
Chúng tôi nhất trí các loại hình dịch vụ mà doanh nghiệp kiểm toán được đăng ký kinh doanh như Dự thảo tại Điều 47. Tuy nhiên cần hiểu rõ có một số loại dịch vụ khác dịch vụ kiểm toán có các tiêu chuẩn, điều kiện kinh doanh riêng (như dịch vụ kế toán, tư vấn thuế, định giá tài sản…) hoặc không cần điều kiện (như tư vấn tài chính, kiểm toán nội bộ…) sẽ được tiếp tục cung cấp hay không khi không có đủ điều kiện hành nghề kiểm toán (Điều 23) mà phải tạm ngừng, hay chấm dứt hoạt động doanh nghiệp kiểm toán theo quy định tại Điều 40, 41, 42… là chưa phù hợp.
12. Về các hành vi vi phạm và hình thức xử lý vi phạm hành chính về KTĐL (ChươngVII)
Chúng tôi cho rằng các quy định này là rất cần thiết để ngăn ngừa và có cơ sở xử lý các sai phạm, tuy nhiên nên quy định trong 1 văn bản Nghị định dưới Luật cho tương đồng với các Luật khác. Đặc biệt các hành vi vi phạm (Điều 74) phải rất đồng bộ và khớp đúng với biện pháp xử lý vi phạm cho từng hành vi (Điều 75->80)…
NGUỒN: www.kiemtoan.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số ý kiến bình luận về Luật Kiểm toán độc lập.doc