Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - Chương III: Kết cấu xã hội

Đạo giáo vốn ở Trung Hoa truyền sang Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Trải qua nhiều thế kỷ, đạo giáo chưa ở vị trí chi phối chính thức như Nho, Phật nhưng vẫn luôn luôn tồn tại trong dân gian (thậm chí chốn cung đình). Cũng gần giống như đạo Phật, Đạo giáo “định vị” trong làng xã Việt Nam có đặc điểm là tìm một giải thoát cho con người vào thế giới trường sinh bất tử, đắc đạo thành tiên. Những hoạt động tín ngưỡng có hình thức đạo giáo như: đạo quán được xây dựng; bùa, chú, yểm đảo, “tróc quỷ trừ ma”, lên đồng, bói toán khá phát triển. Trong dân gian Đạo giáo thường kết hợp với Phật giáo, nhà sư mang thêm chức danh đạo sĩ, chùa chiền cũng có khi là đạo quán lập đàn chay. Những thần tượng Ngọc Hoàng, Thượng đế, Cưủ Thiên Huyền nữ, Thái thượng Lão quân được thờ trong nhiều chùa. Điều này là cơ sở góp phần tạo ra lý thuyết “Tam giáo đồng nguyên” của Trịnh Huệ, của Ngô Thì Nhậm vào cuối thế kỷ XVIII

pdf20 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 2329 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - Chương III: Kết cấu xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên hàng giáp để được lên đinh (tráng) và từ đây họ mới được coi như thành viên chính thức của giáp. Họ vừa có nghĩa vụ đóng sưu thuế, đi lính, đi phu cho nhà nước, đồng thời họ còn phải tham gia vào những hoạt động lao động công ích hay phục vụ trong các lễ hội, đình đám của làng. Nhưng ở độ tuổi đinh, họ được hưởng những quyền lợi về mặt vật chất và tinh thần. Quyền lợi đó bao gồm: được nhận ruộng đất khẩu phần (ruộng đất công làng xã chia cho để cày, cấy) và có chỗ ngồi trên chiếu nhất định ở đình làng (ban đầu chiếu dưới, sau theo tuổi tác mà chuyển dần lên chiếu trên) trong các kỳ tế lễ, họp hành, ăn uống. Vinh dự tối cao của các thành viên trong giáp là lên lão. Thông thường tuổi lên lão trong làng Việt xưa là 60. Tuy nhiên nhiều làng có lệ riêng quy định tuổi lên lão là 50 hoặc 55, thậm chí có làng còn cho các thành viên lên lão sớm, thậm chí là quá sớm ở tuổi 49. Lên lão là xênh xang, ra đình được ngồi chiếu trên; là lớp tuổi được cả giáp, cả làng trọng vọng. Cụ ông cao tuổi nhất làng được gọi là tiêu chí thủ chỉ. Trong dạng thức được tạo bởi cơ tầng văn hoá nông nghiệp trồng lúa nước, trong tổ chức cộng đồng của người Việt yếu tố “trọng xỉ” được đề cao. Người ta vẫn “kính lão đắc thọ – kính già già để tuổi cho”. Khi làng xã “có việc”, các cụ già tùy theo tuổi tác – bất luận thành phần nào được ngồi ngang hàng thậm chí cao hơn so với các quan viên chức sắc trong chiếu đình làng. Có nơi lệ làng còn qui định tôn vinh các cụ già là quan lão, quan anh. Vị trí do tuổi tác mang lại gọi là xỉ tước hay thiên tước : “triều đình trọng tước, hương đẳng trọng xỉ” là vậy. ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 32 - Kính trọng thì rất kính trọng, nhưng về quyền hành và quyền lợi thực thì không còn khi đã ở tuổi nghỉ ngơi của các cụ. Các cụ đươcï miễn sưu thuế, miễn đi phu, đi lính và dĩ nhiên các cụ cũng “bị miễn” nhận phần ruộng đất công làng xã. Quyền hành được trao vào tay lớp tráng niên. Vì vậy, lễ lên lão cũng được gọi là lễ ra lão : “Xuất lão vô sự; mũ nỉ che tai; gác bỏ ngoài tai mọi sự đời”. - Xét về nguồn gốc ban đầu, hẳn là giáp ở Việt Nam đã được tổ chức theo địa bàn cư trú. Về sau theo nguyên tắc cha truyền, con nối đã phá vỡ mối liên hệ địa lý này, tạo nên sự đan cài chặt giữa các thành viên trong các tổ chức giáp khác nhau. - Xét về cấu tạo nội bộ, giáp là tổ chức mang tính hai mặt. Nó vừa được tổ chức theo chiều dọc (theo lớp tuổi), lại vừa được tổ chức theo chiều ngang (những người cùng làng) . Cho nên một mặt giáp mang tính tôn ti, nó là môi trường tiến thân bằng tuổi tác (sống lâu lên lão làng), một mặt giáp có tính dân chủ : tất cả mọi thành viên cùng lớp tuổi đều bình đẳng như nhau, cứ đến tuổi ấy thì có địa vị ấy được hàng giáp quy định và làng xã thừa nhận. Một điều cần nhấn mạnh mối quan hệ chặt chẽ giữa làng và giáp, giữa việc làng và việc hàng giáp đó chính là đinh, tráng không chỉ là thành viên chính thức của giáp, mà qua tư cách này họ tự nhiên thành dân làng chính thức. II. TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ. Quản lý làng xã truyền thống (nhất là ở khu vực đồng bằng sông Hồng) trước năm 1945 nằm trong bộ phận gọi là “quan viên làng xã”. Quan viên làng xã được tuyển theo tập quán: vương tước và thiên tước. Vương tước bao gồm người có phẩm hàm, có chức vụ trong quan trường hoặc có bằng cấp ở chốn khoa trường. Còn thiên tước là tiêu chuẩn về tuổi tác, người nào tuổi cao thì được vị trí cao hơn. Sự sắp xếp các bậc “quan viên làng xã” tùy theo tập quán các làng xã cụ thể – trên thực tế còn tùy theo thế lực của các bộ phận khác nhau. Xã nào trọng “hoạn” thì sẽ cử người đã từng làm quan (hưu quan) vào cấp bậc cao nhất. Xã nào trọng khoa thì lại cử người có bằng cấp cao nhất (dù người đó chưa từng làm quan hay làm quan ở cấp thấp). Xã nào trọng thiên tước thì lại cử các bô lão ở tuổi cao nhất. Vào trường hợp trọng hàng ngũ quan viên, có nhiều người cùng có quan chức hay khoa trường như nhau thì lại có thêm tiêu chuẩn tuổi tác cao hay thấp, tức là áp dụng thiên tước. Gia nhập vào “quan viên làng xã” đều có những tiêu chuẩn như trên, nếu không thì phải mua (mà làng sẵn sàng bán). Tùy theo từng làng mà nặng bên khoa, nhẹ bên hoạn, hay ngược lại, và số lượng khác nhau nhưng có một tiêu chuẩn phổ biến là phải khao vọng. Ở miền Bắc và miền Trung, hầu như làng nào cũng có tục khao vọng khi được gia nhập vào hàng ngũ ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 33 - này. Làng nào cũng có sổ hương ẩm. “Vô vọng bất thành quan” như một nguyên tắc lớn. Tùy theo cấp bậc khác nhau trong hệ thống quan viên mà có hình thức khao vọng thích ứng. Nhỏ thì vọng ở xóm giáp; lớn thì vọng ở làng; lớn nữa thì phải vọng nhiều ngày. Nhiều bản hương ước đã xác định cụ thể cho từng cuộc khao vọng của từng hạng chức quan. Muốn được danh tiếng giữa làng phải trải qua khao vọng. Danh có nhiều bậc, muốn leo lên thì phải trải qua nhiều lần khao vọng. Ấy vậy mà không ít người cứ cố để mà lấy cái danh – bởi cái danh cũng là một chuẩn giá trị xã hội giữa cộng đồng làng. Có người cố đến kiệt sức rồi sau đó mang công nợ cho bản thân và cả con cháu. Thậm chí phải bỏ làng đi nơi khác. Quan viên làng xã có thể chia làm hai bộ phận. Chủ yếu là: + Nhóm kỳ dịch là bộ phận hành chính của làng xã, có ý nghĩa là nhà nước địa phương, gồm có các Lý trưởng hay Xã trưởng và các Phò lý, Trương tuần, Hương mục, Hương bộ Trong nhóm này có lý trưởng là người có quyền thế cao nhất. Kỳ dịch là trung gian liên lạc giữa xã và chính quyền phong kiến cấp trên được dân xã cử ra (thực chất là do Hội đồng kỳ mục cử) và được chính quyền cấp tỉnh chuẩn y. Lý trưởng có con dấu. Mỗi văn bản hành chính trong nội bộ xã hay quan hệ với xã khác hay với cơ quan cấp trên phải có dấu lý trưởng mới có giá trị quản lý. Dấu lý trưởng tượng trưng cho thế lực nhà nước đến tận làng xã. + Nhóm kỳ mục hay còn gọi là Hội đồng kỳ mục do tiên chỉ đứng đầu (có thứ chỉ giúp việc). Ơû miền Nam nhóm này được gọi là “Hội Tề” do Hương cả đứng đầu. Về danh nghĩa Hội đồng kỳ mục hay Hội tề là bộ phận có quyền lực cao hơn cả kỳ dịch. Đây chính là tổ chức tự quản của làng xã, nhiều kỳ hoạt động không hạn định. Ngay cả khi vương triều thay đổi thì tổ chức này vận tồn tại. Tên gọi của từng quan viên có thể chuyển đổi, nhưng chức nay thì vẫn duy trì. Sự phân công, phân nhiệm cho từng kỳ mục cụ thể cũng tương đối. Hội đồng kỳ mục xét từng kỳ mục có khả năng về lĩnh vực nào thì sẽ giao cho đảm nhiệm lĩnh vực đó như nghi lễ, trị an, học hành Tuy có phân công chuyên trách, nhưng từng kỳ mục cũng không có quyền quyết định tất cả, mà phải trình lên hội đồng, hội đồng bàn bạc và quyết định tập thể. Bởi vậy, nhiều khi khuyết chân một kỳ mục (hoặc bị loại ra khỏi hội đồng) thì cũng không cần bổ sung ngay. Một số làng còn có nhóm kỳ lão, gồm những người cao tuổi nhất. Tuy không được tham gia nhiều công việc như hai nhóm trên, nhưng kỳ lão vẫn có vai trò tư vấn cho hai nhóm trên. Nhiều khi vai trò của nhóm này không có tác dụng, các cụ đành “mũ nĩ che tai”. Hai nhóm kỳ dịch và kỳ mục cùng đồng thời tồn tại khiến cho chính quyền làng xã là kiểu dạng “chính quyền kép”. Một hệ thống chính quyền điều khiển làng xã mà đồng thời có hai tổ chức cùng quản ly,ù thậm chí bộ phận kỳ mục (tự quản) lại có thế lực hơn, chi phối cả kỳ dịch (hành chính). Quan hệ kép này làm cho kết cấu quyền lực nhà nước trong hệ thống đứng ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 34 - của tổ chức chính quyền từ trung ương đến cấp xã bị dừng lại, bị sàng lọc qua hội đồng kỳ mục. Mặc khác, lý trưởng và các thành viên của hội đồng kỳ dịch không có lương hàng tháng của nhà nước, mà chỉ có chút ít phụ cấp. Nhà nước phong kiến và thực dân cho phép họ trích những khoản thuế, ruộng công bù vào. Do vậy, lý trưởng và dịch mục thường phải đứng về phía kỳ mục, về phía “làng – xã”, làm cho chính quyền nhà nước đến tận làng xã mang nội dung “lưỡng tính”, pháp quyền chính thống đến đây bị “khúc xạ”, bị suy yếu bớt. Sự kết hợp theo kiểu quản lý “kép” là hiện tượng độc đáo ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới ít có. III. HƯƠNG ƯỚC 1. Nội dung hương ước Nhìn vào các yếu tố “rời rạc” tạo thành cơ cấu tổ chức xã hội của làng Việt, chúng ta nhận thấy có vẻ như rất lỏng lẻo trong mối quan hệ. Nói một cách khác, trong sinh hoạt cộng đồng của cư dân với nhiều tập hợp trong nhiều hình thức như ngõ, xóm, họ, giáp, phường, hội mà mỗi đơn vị nhỏ này lại có đời sống sinh hoạt riêng của mình, tạo thành những “ốc đảo” biệt lập. Chất kết dính của các “ốc đảo” đó để vận hành như một đơn vị thống nhất đó là hương ước, một phương thức quản lý nông thôn Việt Nam truyền thống. Các nhà nghiên cứu thường cho rằng trong quá trình hình thành và phát triển của công xã nông thôn, cũng đồng thời là quá trình hình thành nhà nước sơ khai trong lịch sử Việt Nam. Do vậy ở thời kỳ công xã nông thôn đã phát triển, tuy đã có sự quản lý nhất định của nhà nước, nhưng làng Việt về cơ bản vẫn ở mức độ tự trị, tự quản, đứng đầu là già làng và hội đồng công xã nhằm giải quyết và tổ chức mọi hoạt động chung trên cơ sở những luật tục, tục lệ mang tính chất bình đẳng, dân chủ của cộng đồng công xã. Đây hoàn toàn chỉ là những lệ làng trong dân gian, hầu như chưa đúc kết thành văn bản mà chỉ tồn tại dưới dạng khẩu truyền (như một số lệ tục ở đồng bào dân tộc thiểu số ngày nay) song nó lại có giá trị chuẩn định hành vi rất cao của các thành viên trong cộng đồng. Trong suốt hơn 1000 năm Bắc thuộc, người Việt không ngừng củng cố cộng đồng làng xóm riêng của mình để dựa vào đó, xuất phát từ đó màø đấu tranh một cách có hiệu quả chống lại ách nô dịch và đồng hoá của kẻ thù phương Bắc. Từ đầu thế kỷ X trở về sau, cùng với quá trình xây dựng và củng cố chính quyền phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam, là quá trình can thiệp của nhà nước vào làng và biến làng thành đơn vị hành chính cấp cơ sở. ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 35 - Đương nhiên đây cũng là quá trình hạn chế và thu hẹp quyền tự trị của làng xã. Cuộc đấu tranh dai dẳng giữa làng xã và nhà nước, giữa tục lệ và luật pháp, giữa truyền thống và tự trị với cách thức tổ chức quản lý tập trung thống nhất, khiến nhà nước không thể không có những nhân nhượng nhất định đối với làng xã trên nguyên tắc bảo đảm quyền quản lý của mình. Bản hương ước ra đời vừa đáp ứng nhu cầu tự trị, tự quản của làng xã,vừa khẳng định quyền quản lý làng xã của bản thân nhà nước thống trị. Hương ước được coi là văn bản pháp lý của mỗi làng, trong đó bao gồm các điều ước về dân sự, hình sự, các điều ước giữ gìn đạo lý, phong tục tập quán có liên quan đến tổ chức xã hội cũng như đời sống xã hội trong làng. Hương ước là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội cũng như đời sống văn hoá mỗi làng. Hương ước được hình thành trong lịch sử, được điều chỉnh và bổ sung mỗi khi cần thiết. Một bản hương ước chính thức thành văn có thể mang nhiều tên gọi khác nhau như hương ước, hương lệ, hương tục, khoán ước nhưng xét về mặt tính chất thì vẫn luôn luôn phải đảm bảo hai yếu tố luật nước và lệ làng, trong đó lệ làng dù được khai thác đến mức tối đa, dù được trình bày hết sức cụ thể và chi tiết nhưng vẫn phải phục tùng luật nước. Luật nước là chuẩn mực, là thước đo, là nguyên tắc cơ bản chuẩn định lệ làng. Nói một cách khác hương ước là một sự chấp nhận các tục lệ, các tập quán riêng của mỗi làng xã trên nguyên tắc không được trái với phép nước, không được gây phương hại đến luật hiện hành. Về nội dung cụ thể của hương ước, do mỗi làng tùy theo đặc điểm riêng mà có những tập tục, qui ước riêng. Bởi vậy, nhìn chung các điều khoản ghi trong hương ước rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên hương ước mỗi làng đều phản ánh những nội dung chính sau: 1. Những qui ước liên quan đến cơ cấu tổ chức và các quan hệ xã hội trong làng như chức năng, quyền hạn và lề lối làm việc của từng tổ chức cũng như các thành viên trong các thiết chế tổ chức ngõ xóm, giáp và hội đồng kỳ mục, lý dịch. Các điều về phân định ngôi thứ trong làng theo bằng cấp, phẩm hàm, chức tước, tài sản và tuổi tác. 2. Những qui ước về việc bảo vệ an ninh làng xã như các điều khoản ngăn ngừa việc đánh chửi nhau, hạn chế nạn trộm cắp, tệ cờ bạc hay như ngăn ngừa quan hệ bất chính giữa nam và nữ bằng biện pháp phạt vạ 3. Những qui ước nhằm bảo đảm cuộc sống tâm linh của cộng đồng, bao gồm các điều về tôn giáo, tín ngưỡng mà việc tổ chức thờ cúng thành hoàng là trọng tâm. 4. Những qui ước về việc bảo đảm các nghĩa vụ đối với nhà nước phong kiến như nghĩa vụ nộp sưu thuế (thuế đinh và thuế điền), nghĩa vụ binh dịch. 5. Các hình thức khen thưởng những người có công với làng và các hình thức xử phạt những người vi phạm lệ làng. ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 36 - Trên đây là những nội dung cơ bản của các bản hương ước được soạn thảo trước khi thực dân Pháp can thiệp vào làng xã Việt Nam. Để đảm bảo tính chất nghiêm minh của hương ước, ở đa số các làng, vào thàng Giêng hàng năm thường tổ chức lễ minh thệ (lễ ăn thề) đem hương ước ra đọc cho toàn thể dân làng nghe và phải thề tuân thủ theo hương ước. Nếu ai vắng mặt không có lý do sẽ bị làng phạt vạ. Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam. Sau cuộc chinh phục gần 30 năm, điều ước Patơnốt (6/6/1884) đã khẳng định chủ quyền lâu dài của thực dân Pháp trên toàn bộ đất nước ta. Từ xã hội phong kiến Việt Nam trở thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Trong hơn 20 năm, từ những năm cuối của thế kỷ XIX đến những năm đầu của thế kỷ XX, thực dân Pháp vẫn giữ nguyên cơ cấu tổ chức của làng Việt, biến nó thành công cụ thống trị, đàn áp và bóc lột nhân dân. Toàn quyền P. Doumer đã công khai tuyên bố “cơ cấu vững chắc của làng xã An Nam được hoàn toàn tôn trọng và còn cần được duy trì triệt để sau này cho việc cai trị của chúng ta được dễ dàng”. Từ đầu thế kỷ XX, nhất là sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 – 1918), phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta ngày càng lan rộng tới nông thôn. Tính độc lập và tính tự trị của làng xã mà thực dân Pháp đã từng lợi dụng để thống trị lại có tác dụng phản ngược lại. Để nắm chặt nông thôn, thực dân Pháp đã quyết định tổ chức lại bộ máy hành chính cấp làng xã mà đương thời gọi là cải lương hương chính, trong đó có phần cải lương hương tục được thể nghiệm ở Nam Kỳ vào năm 1904, ở Trung Kỳ 1942 và Bắc Kỳ vào những năm 1921, 1941. Thực hiện cải lương hương chính, thực dân Pháp đã khôn khéo lợi dụng cơ chế vận hành “tam pháp quyền” tập trung của hương ước, đưa nội dung cải lương hương chính vào hương ước, khiến cho tầng lớp kỳ mục “thâm căn cố đếâ” ở nông thôn buộc phải im lặng rút lui ra khỏi cơ chế quản lý làng xã để nhà nước thực dân trực tiếp quản lý hương ước làng xã trên một số điểm như sau: Thứ nhất: lợi dụng thế mạnh thực thi tam pháp quyền trong hương ước, đưa các qui chế pháp lý cải lương hương chính vào nội dung hương ước, buộc các làng xã phải tuân theo. Đây là sự lệ làng hoá phép nước. Thứ hai: Chính quyền thực dân Pháp trực tiếp soạn thảo và quản lý hương ước, còn làng xã chỉ là bên đối tác bị động. Làng xã mất đi quyền lập ra hương ước. Việc quản lý hương ước được chính quyền thực dân áp đặt rất chặt chẽ. Các hương ước sau khi làng khai báo phải có dấu cả chữ ký của tất cả các chức dịch trong làng để trình lên cấp trên phê duyệt. Một hương ước được coi là hợp pháp và chỉ được thực thi khi có sự phê duyệt của chính quyền cấp tỉnh (gồm có tổng đốc, bố chánh và viên công sứ người Pháp). Thứ ba: Hương ước được thống nhất soạn thảo cho các làng vận dụng. Mỗi bản gồm hai phần: chính trị, tức tổ chức hội đồng tộc biểu là lý ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 37 - dịch; và phần thứ hai là tục lệ. Trong bản hương ước mới này, tính tự trị của làng xã bị suy giảm. Hương ước “được coi” như điều lệ làng xã bị áp đặt từ phía bên trên. Mặc dù không đạt được hoàn toàn ý đồ cải lương, song một trong những thành công của người Pháp trong thời kỳ này là đã lợi dụng truyền thống quản lý làng xã của người Việt để thông qua hương ước, khôn khéo đưa luật pháp của nước bảo hộ vào lệ làng, hay nói một cách khác là “lệ làng hoá phép nước”, hướng hầu hết các mặt đời sống của làng vào “mẫu số chung” có lợi cho thực dân Pháp. 2. Vai trò và tác động của hương ước trong quản lý làng xã. Có một số công trình nghiên cứu khi đề cập đến nội dung hương ước đã thấy được vai trò quan trọng trong đời sống làng Việt cổ truyền và lưu ý đến vai trò của hương ước với tư cách là một công cụ quản lý. Nội dung đó được thể hiện dưới các góc độ sau: - Hương ước – công cụ điều chỉnh các mối quan hệ xã hội trong cộng đồng làng, công cụ để quản lý làng xã. Như đã trình bày, nội dung hầu hết các điều khoản của hương ước quy định trách nhiệm và chế độ thưởng phạt trước hết và chủ yếu đối với các cá nhân trong làng trong việc thực hiện các công việc của cộng đồng. Với các điều khoản này, hương ước trực tiếp kiểm soát thái độ ứng xử của các thành viên, không phân biệt già trẻ, nam nữ thuộc bất kỳ hình thức tổ chức và giai tầng xã hội nào. Chính bằng cách trực tiếp tác động đến từng thành viên của cộng đồng qua việc kiểm soát thái độ hàng ngày của cá nhân, hương ước đã tạo ra sự ràng buộc, sự áp đặt và kể cả sự cưỡng chế của cộng đồng đối với mọi người trong làng. Và nhờ đó, hương ước còn làm được một nhiệm vụ quan trọng khác: là sợi dây nối liền các tổ chức xã hội trong làng, giúp cho bộ máy quản lý làng xã nắm được các tổ chức cấu thành trong guồng máy của làng, “xây” chúng lại với nhau. nắm cá nhân để rồi nắm tổ chức và khuôn các tổ chức ấy vận hành thống nhất trong một chỉnh thể hữu cơ, đó là vị trí pháp lý lớn nhất của hương ước. - Hương ước – công cụ để nhà nước phong kiến can thiệp vào làng và quản lý làng, điều hòa lợi ích giữa làng và nhà nước. Điều đáng lưu ý, trong hương ước của đa số các làng trước khi trình bày nội dung cụ thể, đều khẳng định “nước có luật lệ của nước, làng có hương ước riêng” hay “nhà nước có pháp luật quy định, còn dân có những điều ước riêng” Có thể coi đây là lời “tuyên ngôn về quyền tự trị” của mỗi làng đối với nhà nước phong kiến. Nhưng “tính tự trị” của làng xã trong điều kiện nông thôn đã bị phong kiến hóa thì nội dung hương ước không thể vượt qua khỏi “phép nước” . Đánh giá về những mặt tích cực và hạn chế của hương ước cần phải thấy rằng: trước hết hương ước góp phần làm hình thành trong làng xã và người nông dân nhiều đức tính truyền thống quý báu như: truyền thống đoàn ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 38 - kết và cố kết làng xã; hoàn thành đầy đủ các nghĩa vụ đối với làng, với nước; chủ động bảo vệ an ninh, thực hiện tốt vai trò tự quản và góp thêm phần làm phong phú đời sống văn hóa của làng. Sau cùng, hương ước đã giúp cho làng xã chủ động giải quyết các công việc trong cộng đồng bảo đảm cuộc sống chung. Cũng từ đó, nó giúp cho làng xã và nhà nước phong kiến gắn bó với nhau trong công cuộc giữ làng, giữ nước và mở mang bờ cõi (mở rộng khai hoang, chống giặc ngoại xâm) Tuy nhiên, là sản phẩm của xã thôn phong kiến, hương ước đã để lại trong làng xã nói chung và người nông dân nói riêng nhiều mặt hạn chế, trở thành những mặt tiêu cực như tư tưởng địa phương, bè phái hình thành trên cơ sở “tâm lý làng”, tư tưởng địa vị ngôi thứ trong hệ thống “thang bậc xã hội làng xã”, góp phần làm gia tăng những hủ tục nặng nề và nhất là tạo ra cơ sở để hình thành lối sống theo “lệ làng”, theo tục lệ, lề thói, ít quen sống với pháp luật, thậm chí coi thường pháp luật “phép vua thua lệ làng”. Sau cách mạng tháng Tám 1945, cơ cấu làng xã phong kiến cũ bị giải thể, các bản hương ước không còn có giá trị trong việc “điều hành” đời sống sinh hoạt xã thôn. Tuy vậy, nhiều nơi vẫn tự đề ra những quy ước mà pháp luật chưa đề cập tới để duy trì đời sống cộng đồng. Từ sau khi thực hiện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đối với nông nghiệp, (thường gọi là “khoán 10” từ 1989 đến nay), tình hình kinh tế – văn hóa xã hội ở nông thôn Việt Nam có nhiều thay đổi. Hộ gia đình được xác nhận trở lại là đơn vị kinh tế tự chủ. Làng, với tư cách là cộng đồng có thiết chế tổ chức (xã hội) riêng, phong tục tập quán, tâm lý và tín ngưỡng riêng đã dần dần “khẳng định” lại vị trí , vai trò và chức năng quan trọng của nó trong quản lý kinh tế – xã hội. Trong xu hướng chung đó, nhiều làng đã chủ động soạn thảo ra các bản quy ước làng làm “cơ sở pháp lý” để quản lý, điều chỉnh các mặt sinh hoạt của cộng đồng. Hiện tượng tái lập hương ước đã được các nhà khoa học lưu tâm nghiên cứu (tham gia trong đề tài khoa học cấp nhà nước KX 08-09: Thiết chế chính trị – xã hội nông thôn) và đã được Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam khóa 7-1993 ghi nhận “khuyến khích xây dựng và thực hiện các hương ước, các quy chế về nếp sống văn minh ở các thôn, xã”. ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 39 - CHƯƠNG IV VÀI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG – TÔN GIÁO VÀ SINH HOẠT LỄ HỘI TRONG LÀNG XÃ CỔ TRUYỀN VIỆT NAM I. VÀI NÉT VỀ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO TRONG LÀNG XÃ VIỆT NAM 1. Đình làng và tín ngưỡng thành hoàng Theo các nhà nghiên cứu, đình làng có từ rất sớm, đã từng tồn tại trong nhiều thế kỷ. Nhưng phải từ cuối thế kỷ XV về sau đình làng mới dần dần có vai trò chi phối dần làng xã. Đình làng được coi là hiện tượng chuyển đổi của nhà nước quân chủ phong kiến quý tộc Lý, Trần sang nhà nước quân chủ Lê, Nguyễn; từ trang trại sang quân điền, từ trung tâm văn hóa của chùa sang vị trí của đình. Đình làng là một gương mặt điển hình của kiến trúc cổ, một biểu hiện của văn hóa làng chứa đựng ở đó những giá trị văn hóa làng quê, văn hóa dân tộc rất đặc sắc. Đình làng có 3 chức năng chính. Đó là: Chức năng tín ngưỡng, là nơi tiến hành lễ tế tôn vinh vị thành hoàng. Chức năng hành chính, là trị sở của chính quyền cấp cơ sở – nơi giải quyết mọi việc liên quan đến đời sống của cư dân trong làng như họp hội đồng kỳ dịch mục, nơi thu thuế, phạt vạ và xử kiện Ngoài ra đình làng còn có chức năng văn hóa, nhất là trong lễ hội cộng đồng. Theo thuyết phong thủy, người xưa đã dành thế đất đẹp nhất trong làng để dựng đình. Người ta đã tin rằng hướng đình có liên quan đến sinh mệnh của tất cả người dân trong làng “toét mắt là tại hướng đình – cả làng toét mắt một mình em đâu”. Đình làng tôn nghiêm như một thánh đường thờ thành hoàng được coi như thần tượng tôn giáo cao nhất của dân cư. Thành hoàng có thần lực to lớn ảnh hưởng đến đời sống mọi người dân trong làng, mọi người phải kiêng tên “ngài”, cư dân phải thực hiện những tục hèm (như một nghi thức tôn giáo). Thành hoàng được coi là thần bản mệnh của cộng đồng. Những vị thần này có nguồn gốc khác nhau tùy theo từng làng. Thành hoàng có thể là các vị thần tự nhiên như thần núi, thần sông hay các “nhiên thần” nguồn gốc là cây, đá. Có khi là các thần vì lý do nào đó có quan hệ với cộng đồng nhưng mang đậm chất thiêng. Thành hoàng cũng có thể là các vị tổ sư các nghề, người lập làng, dựng làng, người có công với nước, các danh nhân văn hóa, các anh hùng dân tộc, các nhân vật tôn giáo ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 40 - Trong mỗi làng đều tôn thờ một hoặc nhiều vị thành hoàng và thành hoàng chỉ có uy quyền “bảo hộ” dân làng trong một khu vực nhất định. Về danh nghĩa thành hoàng của làng này không thể coi là thành hoàng của làng khác “ở đình nào chúc đình ấy”, “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”. Có thể coi đây là biểu hiện của tính tự trị trong làng xã Việt Nam. Việc mỗi làng tự chọn cho mình một hay một số vị thần bảo hộ riêng không có nghĩa là “ly tâm” thoát ra khỏi sự thống nhất của quốc gia thống nhất. Điều đó được thể hiện sự kết hợp giữa chính quyền với thần quyền (chính quyền trị sở ở đại đình, thần quyền được tôn thờ ở hậu cung). Hay việc ban cấp sắc phong thành hoàng là biểu hiện sự cố gắng “thống nhất” tinh thần giữa triều đình và làng xã, giữa chính quyền và thần quyền, mà chính quyền chi phối thần quyền. Khi Gia Long lên ngôi và những vua kế nghiệp đều tái lập sự chi phối, sự khống chế các thành hoàng làng xã từ Bắc đến Nam. Sắc thờ thành hoàng của các làng trong cả nước phải được triều đình phong cấp lại. Vua là chủ của bách thần. Triều đình tiến hành can thiệp vào tín ngưỡng thờ thành hoàng bằng cách tái cấp sắc cho thành hoàng, loại bỏ một số “dâm thần”, “ngụy thần”. Cũng như các triều đại khác, các thành hoàng được phân chia làm 3 hạng: thượng đẳng, trung đẳng, hạ đẳng. Như vậy, tín ngưỡng thành hoàng làm cho sự thống nhất của chính quyền và thần quyền ngày càng tăng thêm tính chuyên chế của nhà nước quân chủ, nhà vua không chỉ coi là phần “xác” mà còn là “giáo chủ của phần hồn”. Cùng với thờ thành hoàng, dân làng còn tổ chưc lễ hội ở đình làng. Tùy theo thần tượng mà lễ hội có những màu sắc khác nhau. Thành hoàng là anh hùng cứu nước thì lễ hội thường có diễn xướng đánh giặc. Thành hoàng là thần nông nghiệp thì có hội diễn cầu mưa vv Theo các nhà dân tộc học thì lễ hội ở đình làng là niềm cộng cảm của cả dân làng sau một năm lao động vất vả. Ngoài ra lễ hội cũng là một bộ phận nghệ thuật ca vũ nhạc tôn giáo. 2. Thờ cúng tổ tiên. Trong làng xã Việt Nam, bên cạnh thờ thành hoàng và các tín ngưỡng dân gian khác như thờ thần thổ công, thần mây,mưa, sấm, chớp, đá, cây, phồn thực – đó là loại thần tự nhiên “vạn vật hữu linh” mang màu sắc nguyên thủy, thì ý niệm liên kết của cộng đồng về phương diện huyết thống được thể hiện trong phương diện tôn giáo ở đạo thờ tổ tiên, thờ những người đã khuất cùng huyết thống. Ngay từ khi mới dựng nhà ở, người Việt đã có ý thức giành một gian to đẹp nhất, thường là gian giữa để đặt bàn thờ, giường thờ với hương án, bát nhang, bài vị để thờ cúng ông bà, cha mẹ. Liên kết nhiều gia đình trong cùng huyết thống đó là xây nhà thờ họ, lập gia phả và đặt ruộng họ. Tổ tiên được coi như thần bản mệnh của dòng họ, tông tộc, gia đình. Với quan niệm ông bà tổ tiên can thiệp đến vận mệnh con cháu, nên con cháu ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 41 - vừa chịu ơn sinh dưỡng, vừa sợ bị quở phạt. Do đó tổ tiên được con cháu còn sống tưởng niệm tôn thờ, có trách nhiệm lo lắng, chăm sóc theo tục lệ để được yên vui bên kia thế giới, được về quây quần, sum họp cùng con cháu và che chở cho con cháu nhằm bảo vệ và duy trì danh dự của dòng họ và gia đình. Tín ngưỡng thờ tổ tiên gắn liền với sự củng cố quan hệ gia đình, họ hàng. Quan hệ gia đình, họ hàng vốn là quan hệ tự nhiên theo huyết thống được nhà nước quân chủ phong kiến duy trì, được học thuyết Nho giáo cổ vũ khẳng định và phát triển mạnh mẽ trong thế kỷ XIX. Chính ở trong thế kỷ này, các hiện tượng làm tộc phả, tộc ước, lập gia huấn được phổ biến ở nhiều nơi, so với các thế kỷ trước có phần phát triển hơn. Không ít làng có hiện tượng dòng họ là bộ phận quản lý làng: tộc trưởng họ lớn luôn giữ chức vụ lý trưởng giáp trưởng. Quan hệ gia đình, họ hàng vốn là mối dây ràng buộc, chỗ dựa tinh thần cả về vật chất của cá nhân, gia đình trong cộng đồng làng xóm trước cuộc sống đầy gian nan vất vả, tai biến rủi ro thường xuyên xảy ra. Đặc biệt trong những năm tháng mới xây dựng gia đình nó cũng có ý nghĩa lớn lao được thiêng liêng hóa, được thần thánh hóa, được thần thánh hoá bằng việc thờ cúng ông bà, tổ tiên nghiêm chỉnh. Theo nhiều nhà nghiên cứu thì đạo thờ tổ tiên đã có tác động bảo vệ danh dự cho những người cùng cộng đồng, về phương diện đạo đức, khích lệ con cháu làm điều tốt lành, gắng trở nên những người có công với dân, với nước để làm vẻ vang cho gia đình dòng họ. Nếu lược bỏ dần những yếu tố lỗi thời : động mồ, động mả, tìm chỗ mả phát, xem hướng đất cũng như giảm bớt những nghi thức phức tạp, thì đó là một đạo trong sáng, tích cực. một đạo lý nhân bản tích cực. Như vậy, trên một số nét chính, có thể nói rằng tín ngưỡng làng quê mang tính thế tục và rất thực tiễn. Tín ngưỡng thành hoàng, thờ tổ tiên và các loại thần khác không tạo ra sự đối lập giữa thế tục và thần thánh, hiện thực và mong cầu, cõi người và cõi trần, cái trần thế và cái siêu nhiên và ngược lại rất thực tiễn hoà hợp với con người. Nó phản ánh tính thực tiễn, vì cuộc sống trước mắt của bản thân, của các gia đình và của các thế hệ con cháu. Người dân làng Việt thờ thần, tin thần không phải để mong giải thoát linh hồn lên với một siêu nhiên nào đó có màu sắc duy lý mà rất thực tiễn. Thần thánh, ông bà, tổ tiên cùng “sinh hoạt” trong cùng một thế giới với người. II. NHO, PHẬT, ĐẠO DUNG HỢP ĐỒNG LƯU. Theo các nhà nghiên cứu, thì ở Việt Nam thời đại nào độc tôn Nho giáo thì hay hạn chế Phật giáo và Đạo giáo. Ở thời Lê sơ (thế kỷ XV) nhà nước độc tôn Nho giáo, hạn chế Phật, Đạo. Nhưng chủ trương này không có kết quả bao nhiêu. ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 42 - Cho đến nay, đặc điểm du nhập và phát triển của Nho giáo ở Việt Nam và ảnh hưởng của nó trong làng xã cổ truyền Việt Nam đã được bàn nhiều về vấn đề này. “Có những điều đã nhất trí, có những điều cần bàn thêm”. Ngay từ thế kỷ II trước công nguyên cho đế cuối thế kỷ X, Trung Hoa, sau những cuộc hành quân xâm lược đã đặt ách thống trị của họ trên toàn bộ đất Việt Nam. Từ đó với sự du nhập của Nho giáo, một số trí thức được đào tạo và sử dụng trong bộ máy cai trị của kẻ xâm lược đã “lan truyền” Nho giáo trong xã hội Việt Nam. Và khi Nho gia chuyển thành Nho giáo thì chính là lúc các nguyên tắc chính trị và luân lý của học thuyết này bị giáo điều như nguyên tắc tôn giáo bị thần hoá. Rồi Khổng, Mạnh được tôn thờ như thần trong tâm thức tâm linh dân làng xã. Nhà Lê sau này là nhà Nguyễn đã sử dụng Nho giáo để cố gắng xây dựng một nền thống nhất chính trị giữa gia đình và triều đình với hệ thống tam cương (quân, phu, phụ). Vào thời Nguyễn hầu hết các tỉnh huyện ở đồng bằng đều có Văn chỉ, Văn miếu và đề cao, lồng ghép – thậm chí chồng xếp một cách đặc biệt tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Nho giáo có tác dụng củng cố gia đình và dòng họ, bảo vệ lễ giáo phong kiến, bảo vệ quyền lợi của tập đoàn quân chủ thống trị, khi mà Phật giáo không củng cố gia đình thân tộc, không bàn đến quân thần – phụ tử, không bảo vệ trật tự đẳng cấp. Nếu ở thế kỷ XVII, XVIII Phật, Đạo đang hưng thịnh và bén rễ sâu rộng ở cả Đàng ngoài và Đàng trong, thì đến giữa thế kỷ XIX, Phật, Đạo bị các vua Nguyễn “hạn chế”. Mặc dù bị triều đình phê phán nhưng trong dân gian Phật giáo cứ duy trì và có lúc, có nơi lại có phần phát triển. Sự thay đổi vương triều, kể cả những cấm kỵ hạn chế của chính quyền phong kiến này cũng không thay đổi được tín ngưỡng Phật giáo. Chùa chiền vẫn được tu sửa, tượng Phật vẫn được đắp tô. Phật giáo được coi như một “thứ thuốc” tạo ra một “ảo giác cần thiết” về sự cân bằng trong các quan hệ xã hội, làm “mềm dẻo” các quan hệ giữa người và người. Phật giáo đã dựa vào làng xã kết hợp với tín ngưỡng bản địa để bén rễ – tồn tại và phát triển. Có nhiều nơi nhà chùa đã trở thành trung tâm văn hóa, tổ chức lễ hội. Những nhà sư còn thực hành các hoạt động đạo giáo dân gian như cầu đảo, cầu siêu, trừ ma tà để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi của dân gian. Làng xóm mọc (thành lập hay tái lập) đến đâu thì có chùa dựng theo đến đó. Những công đức đóng góp cho chùa đều có ghi công vào bia đá, chuông đồng, khẳng định điều thiện, phát huy lòng từ bi hỉ xả. Nhiều chùa (đặc biệt ở phía Bắc) lại còn dung nạp cả tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, cho ký kỵ hậu Phật (nghĩa là cúng ruộng, tiền vào chùa). Có nơi chùa còn kết hợp thờ thần Thượng Ngàn, Liễu Hạnh, mà dân gian vẫn gọi đó là “tiền Phật hậu Thánh”. Với những đặc tính: tính thích ứng, tính đơn giản, tính điều hòa, dung hợp của Phật giáo có liên quan với nhau, nương tựa vào nhau và bổ sung cho nhau, Phật giáo đã thấm vào làng xã trong duy thức “Phật tại tâm” như ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 43 - một quy phạm đạo đức “ở hiền gặp lành”, “ác giả ác báo”, “thiện giả thiện báo”, “trồng dưa hái dưa, trồng đậu hái đậu” (những quan niệm có tính nhân qủa – tuần hoàn hướng các thành viên làng xã vào cuộc sống nhân văn, nhân bản). Đạo giáo vốn ở Trung Hoa truyền sang Việt Nam từ thời Bắc thuộc. Trải qua nhiều thế kỷ, đạo giáo chưa ở vị trí chi phối chính thức như Nho, Phật nhưng vẫn luôn luôn tồn tại trong dân gian (thậm chí chốn cung đình). Cũng gần giống như đạo Phật, Đạo giáo “định vị” trong làng xã Việt Nam có đặc điểm là tìm một giải thoát cho con người vào thế giới trường sinh bất tử, đắc đạo thành tiên. Những hoạt động tín ngưỡng có hình thức đạo giáo như: đạo quán được xây dựng; bùa, chú, yểm đảo, “tróc quỷ trừ ma”, lên đồng, bói toán khá phát triển. Trong dân gian Đạo giáo thường kết hợp với Phật giáo, nhà sư mang thêm chức danh đạo sĩ, chùa chiền cũng có khi là đạo quán lập đàn chay. Những thần tượng Ngọc Hoàng, Thượng đế, Cưủ Thiên Huyền nữ, Thái thượng Lão quân được thờ trong nhiều chùa. Điều này là cơ sở góp phần tạo ra lý thuyết “Tam giáo đồng nguyên” của Trịnh Huệ, của Ngô Thì Nhậm vào cuối thế kỷ XVIII. Đặc điểm tôn giáo của người Việt là đồng thuận và dung hợp. Người Việt không theo một tôn giáo duy nhất (thuần Phật giáo như một số nước Đông Nam Á hay Cơ đốc ở Châu Âu). Như trên đã trình bày, cho đến thế kỷ XIX trên đất nước ta các loại thần (tổ tiên, thành hoàng, Nho, Phật, Đạo) đều tồn tại đồng thời trong từng khu vực, trong từng làng xã, thậm chí trong từng gia đình và con người. Những làng ở Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có văn chỉ (thờ Khổng Tử và Tiên nho), có chùa, có đình làng, có nhà thờ họ, rất nhiều các miếu thờ thổ công và nhiều loại thần khác. Thành viên nào trong làng cũng vậy, họ đều có thể thờ tất cả các loại thần tiên. Cũng một người (một cá nhân cụ thể) khi tế thành hoàng, lúc cúng Khổng Tử, rồi đến hội Vu Lan, rằm tháng 7 lại lên chùa niệm Phật và cúng thổ công, hà bá. Kết cấu dung hợp Phật, Nho, Đạo và tín ngưỡng dân gian tồn tại trong gia đình, làng xã bổ sung cho nhau. Mỗi tín ngưỡng tôn giáo trên không thể tồn tại đơn lẻ để chế ngự con người, chi phối xã hội mà tất cả đều dung hợp, linh hoạt giải quyết nhu cầu cuộc sống tinh thần, tình cảm của con người tùy nơi, tùy lúc. Chính nhờ sự dung hợp truyền thống mà trong tâm linh Việt nói chung là mở và thoáng. Không có sự xung đột gay gắt giữa các tôn giáo với nhau và tôn giáo với tín ngưỡng dân gian, dù sau này (nhất là vào thế kỷ XIX) đã có một số làng Thiên Chúa giáo xuất hiện ở nhiều nơi. Ở một làng loại này các hệ thống tín ngưỡng Nho, Phật, Đạo, thờ tổ tiên và các thần khác bị loại trừ. III. LỄ HỘI VỚI “VĂN HOÁ TÂM LINH” TRONG LÀNG VIỆT. ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 44 - Nghề trồng lúa nước mang tính thời vụ cao, lúc có việc thì tối tăm mặt mũi, ngay miếng ăn cũng đại khái cốt đươcï việc thì thôi; cho nên lúc rảnh rỗi, người dân làng xã có tâm lý chơi bù, ăn bù. Vì vậy trong làng xã Việt Nam, tết nhất đã nhiều mà hội hè cũng lắm. - Lễ tết: Các ngày lễ tết được phân bố đều theo thời gian trong năm, chúng đan xen vào các khoảng trống trong lịch thời vụ. Tết gồm hai phần: cúng ông bà tổ tiên và ăn uống (lễ tết và ăn tết). Trong năm quan trọng nhất là Tết đầu năm. Tết Nguyên đán (hay còn gọi là Tết ta). Tết Nguyên đán được coi là nếp sống cộng đồng. Từ 23 tháng Chạp (ngày ông Táo lên trời) người dân nô nức đi chợ tết :sắm Tết và chơi chợ Tết. Chợ tết là thước đo sự ấm no của cộng đồng dân làng xã trong năm. Rồi người ta chung nhau giết lợn, chung nhau gói bánh chưng, cùng ngồi bên bếp lửa canh nồi bánh. Nếp sống cộng đồng còn thể hiện ở chỗ Tết là dịp duy nhất trong năm có sự sum họp đầy đủ của tập thể gia đình, gia tiên và gia thần. Con cháu dù đi làm ăn ở đâu ngày Tết cũng cố gắng về ăn Tết với gia đình: hương hồn ông bà tổ tiên các thế hệ cùng về gặp mặt; các vị thần phù hộ cho gia đình đều được chăm lo cúng bái. Tết thật là một cuộc đại đoàn viên. Tính cộng đồng của Tết được bộc lộ một cách đặc biệt trong tục mừng tuổi. Làng xã truyền thống Việt Nam không có tục kỷ niệm sinh nhật, mọi người đều như nhau. Tết đến tất cả đều được thêm một tuổi. Ngoài Tết Nguyên đán, còn có Tết Nguyên tiêu – thượng nguyên, rằm tháng Giêng (Rằm tháng Giêng – hướng thiên cầu phúc) nằm trong hệ thống với các ngày Tết Trung nguyên (Rằm tháng bảy, địa quan xá tội) và Hạ nguyên ( Rằm tháng mười, thủy quan giải ách – cũng là Tết cơm mới). Thuộc loại Tết Rằm còn có Tết Trung Thu (rằm tháng tám) vốn là Tết chung của mọi người, làng xã nào trong Tết này cũng tổ chức thả diều, hát trống quân hay múa lân Ngoài hệ thống Tết Rằm, còn có Tết Đoan Ngọ (mồng năm tháng năm âm lịch), với tục ăn rượu nếp và hoa quả chua chát, hái lá thuốc giữa trưa giờ Ngọ để trừ sâu bọ. Cuối năm, 23 tháng Chạp là này Tết ông Táo, để ông cưỡi cá chép (sản vật của nông nghiệp sông nước) lên trời, để rồi đêm 30, ông Táo lại trở về bước vào năm tiếp theo lại mở ra Tết Nguyên Đán làm thành một hệ thống lễ Tết theo chu trình khép kín. Nếu lễ Tết là hệ thống theo thời gian (mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tạo ra một chu trình âm, dương chuyển hoá cho nhau) thì sinh hoạt lễ Hội là hệ thống phân bố theo không gian. Mỗi làng, mỗi vùng có lễ hội riêng của mình. Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên như các lễ hội nghề nghiệp, trong đó quan trọng nhất là lễ hội nông nghiệp. Có những lễ hội với mục đích cầu mưa, chống hạn; có những lễ hội nhắc nhở vai trò của phân bón (nhất nước, nhì phân); có lễ hội chọi trâu, lễ hội xuống đồng để tạ ơn trời ban cho mùa màng và sức khỏe, bên cạnh đó là các lễ hội của làng nghề: đúc đồng, dệt, rèn, làm pháo ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 45 - Lễ hội liên quan đến cuộc sống trong mối quan hệ với môi trường xã hội là những lễ hội kỷ niệm những anh hùng dựng nước và giữ nước : hội Đền Hùng (xã Hi Cương, Phong Châu, Vĩnh Phú), giỗ tổ Hùng Vương; hội Gióng (làng Phù Đổng, Gia Lâm, Hà Nội); hội đền Hai Bà Trưng và các hội đền thờ những người có công với làng xã. Lễ hội liên quan đến đời sống cộng đồng là các lễ hội tôn giáo và tín ngưỡng như lễ hội Phật giáo, lễ hội chùa Hương, hội chùa Tây Phương, chùa Keo, và những lễ hội trong một làng “trong một không gian khép kín” như lễ Phật Đản, lễ Vu Lan. Lễ hội tín ngưỡng dân gian như hội đền Vá (làng Bất Bạt – Hà Tây), hội Chử Đồng Tử, hội Phủ Giày, hội núi Bà Đen Có thể nói rằng lễ hội trong tâm linh của làng Việt đều là sự tổng hợp uyển chuyển của cái linh thiêng (lễ) và cái trần thế (Tết, hội). Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: lễ Tết duy trì quan hệ tôn ti (trên dưới) giữa các thành viên trong gia đình, lễ hội duy trì quan hệ dân chủ (bình đẳng) giữa các thành viên trong làng xã. Lễ Tết phân bố theo thời gian, lễ hội phân bố theo không gian. Hai trục này kết hợp với nhau tạo nên sự hài hoà trong đời sống tinh thần làng Việt. ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử Một số vấn đề về làng xã cổ truyền Việt Nam - 46 - THƯ MỤC SÁCH THAM KHẢO Sách kinh điển và lý luận. 1. C.Mác – Ăngghen, Lênin : Bàn về các xã hội tiền tư bản, Nxb KHXH, Hà Nội, 1975. 2. Ăngghen : Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1972. 3. Lê Nin : Sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở Nga, Nxb Tiến Bộ Mátxơva, 1976. 4. Đảng Cộng sản Việt Nam : Văn kiện hội nghị lần thứ 5 – BCH TW Khoá 7, Hà Nội,1993. 5. Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp : Vấn đề dân cày, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1959. Sách thư tịch. 6. Đại Nam nhất thống chí, Quốc sử quán thế kỷ XIX, tập III, IV, Bản dịch, Nxb KHXH, Hà Nội,1971. 7. Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb KHXH, Hà Nội, 1972. 8. Lê Quý Đôn toàn tập, Nxb KHXH, Hà Nội, 1977. 9. Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ thứ XIX, Nxb KHXH, Hà Nội, 1962. Sách báo tham khảo. 10. Bế Viết Đẳng : Quá trình nghiên cứu làng Việt Nam và nhiệm vụ hiện nay. Tạp chí Dân tộc học, tháng 1/ 1983. 11. Bùi Thiết : Vài ý kiến về sự hình thành các làng xã người Việt trước 1945. Tạp chí Dân tộc học, 1982. 12. Bùi Xuân Đính : Lệ làng, phép nước, Nxb Pháp Lý, Hà Nội, 1985. 13. Diệp Đình Hoa : Làng xã và cấp huyện, Báo Nhân dân, 20/11/1983. 14. Đinh Xuân Lâm :Nông thôn Việt Nam trong thời kỳ cận đại : báo cáo trong hội thảo Khoa học về làng xã do trường ĐHTHHN tổ chức 4/1986. 15. Hà Văn Tấn : Làng, liên làng và siêu làng ( Mấy suy nghĩ về phương pháp ), báo cáo trong hội thảo Khoa học về làng xã do trường ĐHTHHN tổ chức 4/1986. 16. Nguyễn Hồng Phong : Xã thôn Việt Nam, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội, 1958. 17. Phan Đại Doãn : Làng xã Việt Nam – một số vấn đề Kinh tế – Văn hoá – Xã hội. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001. 18. Phan Đại Doãn : Nguyễn Quang Ngọc ( chủ biên) : Kinh Nghiệm tổ chức nông thôn Việt Nam trong lịch sử, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1994. 19. Trần Từ : Cơ cấu làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ, Nxb KHXH, Hà Nội, 1984. 20. Trần Quốc Vượng : Văn hoá lúa nước – văn hoá xóm làng xưa, báo cáo trong hội thảo Khoa học về làng xã do trường ĐHTHHN tổ chức 4/1986. 21. Viện Sử học : Nông thôn Việt Nam trong lịch sử (Tập 1,2), Nxb KHXH, Hà Nội, 1977 –1978. ___________________________________________________________ Th.S. Nguyễn Cơng Chất Khoa Lịch sử

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfkhxh0020_p2_2448.pdf