Từ nguyên tắc này cho thấy cần có sự huy động và kết hợp chặt chẽ hơn về
các loại hình, các dạng kênh truyền thông khác nhau trong hoạt động truyền
thông dân số. Điều đó có nghĩa là trong thời kỳ sắp tới cần đẩy mạnh sự kết hợp
giữa các phương tiện truyền thông đại chúng cũng như sự kết hợp giữa truyền
thông đại chúng và các kênh truyền thông chính thức ở địa bàn cơ sở. Hiện nay
trên thế giới người ta đang bàn nhiều đến xu hướng phi đại chúng hóa của truyền
thông đại chúng. Điều đó có nghĩa là truyền thông đại chúng đang có xu hướng
phục vụ ngày càng cụ thể cho từng nhóm xã hội với những nhu cầu ngày càng cụ
thể và khác biệt. Hình thức này rất phù hợp với sinh hoạt nhóm nhỏ như các loại
hình câu lạc bộ đang xuất hiện ngày một nhiều ở các làng quê hiện nay. Mặt khác
cần tăng cường chất lượng thông điệp dân số trên cơ sở tránh đưa tin một cách
đơn giản, chung chung, một chiều và cần tính tới các yếu tố văn hóa làng xã, phù
hợp với các loại đối tượng khác nhau.
9 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 319 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu truyền thông dân số ở nước ta hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
32 Xã hội học số 1 (81), 2003
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong
nghiên cứu truyền thông dân số
ở n−ớc ta hiện nay
Tr−ơng Xuân Tr−ờng
Trong hơn một thập niên vừa qua, hoạt động truyền thông ở n−ớc ta đã có
những b−ớc phát triển nhanh chóng, đang dần khẳng định đ−ợc vị trí và vai trò quan
trọng của mình trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội của đất n−ớc. Có thể nói
một trong những lĩnh vực đang đ−ợc quan tâm và đ−ợc bàn luận nhiều hiện nay là
lĩnh vực truyền thông dân số. Điều đó thể hiện ở những khía cạnh sau:
- Qua hàng chục năm, nhất là trong thập kỷ 90, khi ch−ơng trình dân số và kế
hoạch hóa gia đình ở n−ớc ta đã thu đ−ợc những thành tựu quan trọng thì cũng đã là
xuất hiện những khó khăn mới. Trong bối cảnh hiện nay, ở khía cạnh kế hoạch hóa
gia đình đã có đ−ợc sự bão hoà t−ơng đối về dịch vụ tránh thai thì vai trò của truyền
thông dân số tác động vào nhận thức của những đối t−ợng mà nhu cầu kế hoạch hóa
gia đình ch−a đ−ợc đáp ứng, làm cho họ có sự chuyển đổi hành vi sinh sản, đã nổi lên
với ý nghĩa mới, quan trọng hơn.
- Trong suốt thời kỳ vừa qua, truyền thông dân số chủ yếu chỉ h−ớng vào lĩnh
vực kế hoạch hóa gia đình, với mục đích hạ thấp tỷ lệ phát triển dân số, quy mô gia
đình nhỏ có từ 1-2 con thì hiện nay, truyền thông dân số đã có thêm nhiệm vụ mới và
cũng quan trọng không kém. Đó là tăng c−ờng truyền thông về sức khoẻ sinh sản và
vấn đề chất l−ợng dân số.
- Từ năm 1993, trong hoạt động của ch−ơng trình Dân số - kế hoạch hóa gia
đình quốc gia, truyền thông dân số đã đ−ợc xác định là một trong những giải pháp cơ
bản. Đến nay, với Chiến l−ợc Dân số Việt Nam 2001- 2010 thì truyền thông- giáo dục
thay đổi hành vi tiếp tục đ−ợc xác định là một trong những giải pháp cơ bản nhất với
vai trò quan trọng và phức tạp hơn do sự chuyển đổi mục tiêu dân số trong tình hình
mới. Vấn đề là cần xác định đ−ợc, chúng ta đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện giải
pháp cơ bản đó nh− thế nào?
1. H−ớng tới một cách nhìn thống nhất về khái niệm truyền thông và
truyền thông dân số
Ng−ời ta th−ờng nói đến các khái niệm nh−: truyền thông, truyền thông xã
hội, thông tin xã hội, thông tin, sự thông tin ... Tất cả những khái niệm đó đều nói về
truyền thông hoặc liên quan đến lĩnh vực truyền thông. Dù cách gọi khác nhau
nh−ng về khái niệm truyền thông, các định nghĩa nói chung đều khá thống nhất.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tr−ơng Xuân Tr−ờng 33
Chẳng hạn trong cuốn “Chủ nghĩa Cộng sản khoa học - từ điển” do A. M Ru-mi-an-
txep chủ biên, khái niệm “Thông tin xã hội" là truyền thông khi định nghĩa rằng:
“Thông tin xã hội là loại hình thông tin cao nhất, phức tạp nhất và đa dạng. Con
ng−ời sử dụng nó để tác động một cách có ích vào tự nhiên (trong lao động), vào xã
hội (quản lý xã hội, loại hình quản lý cao nhất). Nó thực hiện chức năng liên lạc (đảm
bảo sự giao tiếp của con ng−ời), chức năng quản lý, phổ biến tri thức khoa học, giáo
dục - học tập và chức năng tuyên truyền cổ động”1.
Lý giải một cách khá cặn kẽ, tác giả Emilio Willems trong cuốn “từ điển xã
hội học” lại định nghĩa truyền thông qua khái niệm “sự thông tin”, đó là:
“Quá trình theo đó những t− t−ởng, tình cảm đ−ợc truyền đạt từ ng−ời này
đến ng−ời khác làm cho tác dụng t−ơng hỗ của xã hội có thể thực hiện đ−ợc. Cơ chế
của sự thông tin không chỉ những cơ quan có thể dùng cho việc truyền tin, mà cũng
còn tất cả những công cụ truyền đạt bằng lời, chữ viết, bằng điệu bộ hay máy móc.
Ngôn ngữ, hệ thống ký hiệu, âm thanh, là ph−ơng tiện chủ yếu của thông tin. Nhờ có
hoạt động ngôn ngữ, ng−ời ta tham dự vào những kinh nghiệm của ng−ời d−ới những
hình thức thô sơ của nó, sự thông tin là cơ sở của sự thống nhất xã hội"2.
Tuy nhiên ở khái niệm: “thông tin” thì cho đến nay vẫn còn những ý kiến khá
khác biệt. ở loại quan điểm thứ nhất, mà đại diện là P.Breton và S.Proulx thì cho
rằng “thông tin” chính là truyền thông khi các tác giả cắt nghĩa rằng: “Từ La tinh
niformatio, gốc của từ hiện đại information, (thông tin) có hai nghĩa. Một, nó chỉ
hành động rất cụ thể là tạo ra một hình dạng (forme). Hai, tuỳ theo trạng huống, nó
có nghĩa là sự truyền đạt hoặc một ý t−ởng, khái niệm hay biểu t−ợng”3. Khác với
quan điểm đã nêu là định nghĩa của N.Wiener: “Thông tin là tên gọi nội dung sự trao
đổi của chúng ta với thế giới bên ngoài trong khi chúng ta nhập vào nó và bắt nó
phải chịu một quá trình thích ứng”. Rõ ràng quan điểm này hợp lý và đúng đắn hơn
khi cho rằng thông tin là nội dung của truyền thông. Hay nói cách khác đó là những
tri thức, t− t−ởng, tình cảm, kỹ năng nhờ hoạt động truyền thông mà đ−ợc truyền tải
lan toả và phổ biến giữa các cá nhân, giữa các nhóm trong đời sống xã hội.
Với cách hiểu chung nhất và ngắn gọn nhất, khái niệm này đ−ợc diễn đạt là:
“Truyền thông đ−ợc xác định là hoạt động chuyển tải và chia sẻ thông tin. Quá trình
này diễn ra liên tục, trong đó tri thức, tình cảm, kỹ năng liên kết với nhau, đây là một
quá trình phức tạp, qua nhiều mắt khâu, các mắt khâu đó chuyển đổi t−ơng đối linh
hoạt, để h−ớng tới sự thay đổi nhận thức và hành vi của các cá nhân và các nhóm”4.
Chính vì vậy cần phải l−u ý về sự khác nhau giữa hai khái niệm “truyền thông”
và “sự thông tin”. Điểm giống nhau cơ bản của hai khái niệm này là chúng cùng có
chức năng cung cấp thông tin. Tuy nhiên về những đặc tr−ng khác chúng có nhiều
điểm khác biệt. Sự thông tin có tính chất độc lập và khách quan hơn ở chỗ, nó cung cấp
1 Ru-mi-an- xtep.A.M (Chủ biên) (1986), Chủ nghĩa cộng sản khoa hoc, NXB Tiến bộ-NXB Sự thật, tr.325.
2 Willems.E (1982), Dictionnaire De Sociologie, T− liệu Th− viện Viện Xã hội học, KH:TL386. tr 126.
3 Breton P. Broulx S (1996), Bùng nổ truyền thông, sự ra đời một ý thức hệ mới, NXB Văn hóa thông tin, H N, tr 38.
4 Mai Quỳnh Nam (1994), "D− luận xã hội về số con", Tạp chí Xã hội học, số 3-1994, tr 48.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu truyền thông dân số ... 34
thông tin mà không chú ý đến đối t−ợng và hiệu quả tiếp nhận thông tin. Trái lại,
truyền thông ngoài việc cung cấp thông tin còn có chức năng h−ớng dẫn, chia xẻ và cổ
vũ cho thái độ, tình cảm nhằm h−ớng tới mục tiêu thay đổi nhận thức và hành vi. Vì
thế, truyền thông mang tính chất lựa chọn và chú trọng h−ớng tới đối t−ợng. Bởi lẽ đối
t−ợng truyền thông có quyền lựa chọn và tiếp nhận những gì mà mình yêu thích,
không ai và không gì có thể áp đặt cho họ. Cơ chế truyền thông vì thế mà cũng đa dạng
và phức tạp hơn, nó chú trọng hơn đến quá trình xử lý thông tin thông qua sự giao
tiếp, thảo luận và phản hồi truyền thông. Xét về bản chất, truyền thông có mục đích
cung cấp thông tin, hình thành hiểu biết và thức tỉnh hoạt động của con ng−ời.
Về khái niệm truyền thông dân số ở n−ớc ta hiện nay, ở chỗ này hay chỗ khác,
đôi khi còn gặp những quan điểm ch−a thống nhất, thậm chí có quan điểm còn ch−a
chuẩn xác. Có quan điểm cho rằng: "Nói đến truyền thông dân số là nói đến truyền
thông tập trung vào con ng−ời, những tin, bài phóng sự, câu chuyện, phim ảnh...đều
tập trung vào con ng−ời."5. Định nghĩa truyền thông dân số nh− vừa nêu thì vừa quá
rộng về nội hàm lại vừa quá hẹp về ngoại diên của khái niệm. Quá rộng là ở chỗ hầu
nh− mọi hoạt động truyền thông đều tập trung vào con ng−ời. Nói cụ thể nh− những
vấn đề thời sự hiện nay thì truyền thông phòng chống AIDS/HIV, truyền thông
phòng chống tệ nạn xã hội, truyền thông bảo vệ môi tr−ờng.v.v... đều là truyền thông
tập trung vào con ng−ời. Còn quá hẹp là về loại hình, truyền thông không chỉ có các
thể loại của truyền thông đại chúng mà còn nhiều kênh truyền thông ngoài truyền
thông đại chúng, những kênh truyền thông trực tiếp (qua các kênh truyền thông
chính thức và các kênh truyền thông không chính thức).
Với nhận thức nh− vậy, có thể hiểu truyền thông dân số là hoạt động chia sẻ
thông tin, trong đó có sự đan xen và liên kết của tri thức, thái độ, tình cảm, kỹ năng
về lĩnh vực dân số với mục đích nhằm tạo sự hiểu biết lẫn nhau giữa bên truyền và
bên nhận để dẫn tới quá trình thay đổi trong nhận thức và hành vi của một cá nhân,
một nhóm hoặc cả một cộng đồng xã hội.
2. L−ợc sử tình hình nghiên cứu truyền thông và truyền thông dân số
Truyền thông là hoạt động gắn liền với lịch sử phát triển của nhân loại. Nhu
cầu chia sẻ thông tin xuất hiện từ buổi sơ khai của xã hội loài ng−ời. Những tri thức,
kinh nghiệm, tình cảm... trong hoạt động sống đ−ợc con ng−ời truyền đạt cho nhau.
Chính ngôn ngữ lời nói là nền tảng cơ bản và quan trọng nhất của hoạt động truyền
thông. Trong các xã hội cổ x−a, ngôn ngữ lời nói kết hợp với ngôn ngữ ký hiệu và biểu
t−ợng là những hình thái truyền thông quan trọng đầu tiên. Và bằng hoạt động đó,
con ng−ời tạo ra các nền văn hóa, ở chỗ: “Một nền văn hóa có thể hoàn toàn tuỳ thuộc
theo cách này hay cách khác, vào sự truyền thông bằng miệng, vẫn có thể là một nền
văn hóa với đầy đủ ý nghĩa của từ này, chứa đựng một khả năng luận lý toàn vẹn”6.
5 Hội Nhà báo Việt Nam (1995), Báo chí với dân số và phát triển, NXB Văn hóa thông tin, H N, tr10.
6 Breton P. Broulx S (1996), Bùng nổ truyền thông, sự ra đời một ý thức hệ mới, NXB Văn hóa thông tin,
H N, tr14.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tr−ơng Xuân Tr−ờng 35
Việc phát minh ra chữ viết, và tiếp theo đó là kỹ thuật in và máy in, thật sự
là một nấc thang phát triển quan trọng của truyền thông. Nh− vậy từ nền văn hóa
nói đến nền văn hóa viết, nhân loại có một b−ớc tiến khá dài. Cho đến sau thế kỷ
XIX trở đi sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp ở ph−ơng Tây với sự
phát triển kỹ thuật ch−a từng có nh− phát minh máy in tròn (1867), máy sắp chữ
(1886), máy điện tín (1845)... đã mở ra kỷ nguyên truyền thông hiện đại, đó là truyền
thông đại chúng, nền văn minh của các thông điệp.
Cho đến thế kỷ XX, những thành tựu về khoa học công nghệ mới xuất hiện
và phát triển thì nền truyền thông hiện đại với sự phát triển của báo chí, phát
thanh, truyền hình, viễn thông, tin học đã thực sự đ−a nhân loại vào kỷ nguyên:
bùng nổ truyền thông. Nếu Claude Shannon đ−ợc coi là học giả đáng kể đầu tiên về
khoa học truyền thông thì ở những thập kỷ đầu của thế kỷ XX, những tên tuổi lớn có
đóng góp cho lĩnh vực nghiên cứu này là: Kazarsteld, Lewin, Hovland, Lasswell.
Từ những thập kỷ 40, 50 ở Mỹ, Anh đã có những nghiên cứu khảo sát, chủ
yếu là các điều tra xã hội học của các cơ quan phát thanh và hãng quảng cáo nhằm
mục đích tìm hiểu hiệu quả các mê-đi-a, nội dung các thông điệp đ−ợc truyền tải. Từ
những năm 60,70 ng−ời ta tiếp tục nghiên cứu truyền thông cả theo h−ớng hiệu quả
lẫn h−ớng công dụng của các mê-đi-a, đồng thời phát triển theo h−ớng nghiên cứu về
nội dung của chúng. Mô hình lý thuyết th−ờng đ−ợc sử dụng là của Lasswell: Ai? Nói
gì? Nói với ai? Do kênh nào? Hiệu quả ra sao? Những tên tuổi đáng chú ý trong giai
đoạn này là: E.M.Rogers (1962), G.A.Steiner (1964). E.M.Morin(1971).
Kể từ thập kỷ 80 trở đi, nghiên cứu xã hội học truyền thông trên thế giới đã có
b−ớc chuyển dịch về mô hình. Nếu tr−ớc đó là nghiên cứu theo mô hình xác định tác
động của các mê-đi-a căn cứ vào nơi phát, thì bây giờ chuyển sang mô hình phát hiện vai
trò quan trọng của ng−ời tiếp nhận thông tin. Nh− vậy là có xu h−ớng từ bỏ mô hình
nghiên cứu truyền thông “một chiều” “thẳng đứng” để sang mô hình mang tính “ hai
chiều xuôi ng−ợc” và “uyển chuyển” hơn. Trong thời kỳ gần đây có thể kể đến những
đóng góp nổi bật của các tác giả: D.Dayan(1987), E.Katz (1989), S.Proulx (1993)...
Trong nghiên cứu xã hội học truyền thông trên thế giới, có thể nói lĩnh vực
nghiên cứu truyền thông dân số là khá nở rộ từ thập kỷ 60 trở lại nay và có mấy đặc
điểm đáng chú ý là: Thứ nhất, phổ biến vẫn là các nghiên cứu d−ới dạng KAP (khảo
sát về kiến thức, thái độ , hành vi). Thứ hai, nghiên cứu về truyền thông dân số chủ
yếu đ−ợc triển khai ở các n−ớc đang phát triển, nghĩa là ở các n−ớc đang phải đối
diện với nạn “bùng nổ dân số”. Thứ ba, hầu hết đều là những nghiên cứu tác nghiệp
cho những lĩnh vực, vấn đề cụ thể.
Tựu trung đó là các nghiên cứu tìm hiểu thông tin về các biện pháp tránh thai
đặc thù hay về một biện pháp tránh thai mới, chẳng hạn nh− vòng và thuốc uống vào
những năm đầu thập kỷ 60, hoặc nh− ph−ơng pháp tiêm sau này. Cũng có những
nghiên cứu nhận thức về số con mong muốn, khả năng cung cấp dịch vụ của chính phủ
và việc sử dụng các ph−ơng pháp kiểm soát sinh trên thực tế. Ngoài ra cũng có những
khảo sát về một số kênh truyền thông cụ thể, các khảo sát đo l−ờng mức độ và khuynh
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu truyền thông dân số ... 36
h−ớng của mức sinh có liên quan đến mục tiêu và hiệu quả của ch−ơng trình. Những
công trình nổi bật trong lĩnh vực nghiên c−ú truyền thông dân số là của các tác giả:
B.Berelson(1966), W.P.Mauldin(1965), G.T.Asadi(1974), Keller (1973).
Cụ thể nh− nghiên cứu của Keller (1973) tại 5 phòng khám kế hoạch hóa gia
đình ở Mêhicô đã chứng minh mối t−ơng quan chặt chẽ giữa việc nhận thông tin
chính xác về ph−ơng pháp, kể cả thông tin tác dụng phụ đ−ợc biết tr−ớc với khuynh
h−ớng khách hàng tiếp tục sử dụng biện pháp tránh thai và c−ỡng lại những lời đồn
đại tiêu cực, không có cơ sở. Những nghiên cứu gần đây đáng chú ý có nghiên cứu
của Haffey và cộng sự (1984) ở Sierra Leone cho thấy hầu hết ng−ời dân đều nhớ
đ−ợc thông điệp tốt hơn nếu những thông điệp bằng lời đ−ợc tăng c−ờng bởi những
thông điệp viết hay bằng hình ảnh. Hoặc nh− nghiên cứu năm 1987 ở ấn Độ của
Prabhavathi và Shenshadri là việc xác định vai trò của cung cấp thông tin đầy đủ và
th−ờng xuyên đối với đối t−ợng sử dụng biện pháp tránh thai.
ở Việt Nam, các nghiên cứu về truyền thông dân số ch−a nhiều, chủ yếu là
các nghiên cứu dạng KAP và là những nghiên cứu tác nghiệp. Những nghiên cứu này
mới bắt đầu từ những năm đầu của thập kỷ 90 lại đây.
Theo kết quả của đề tài “Nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản ở Việt Nam: tổng
quan các nghiên cứu trong giai đoạn 1993-1998”, thuộc dự án VIE/97/P10- Bộ y tế-
1999, thì trong quãng thời gian đó ở Việt Nam có 178 nghiên cứu về nhiều khía cạnh
thuộc lĩnh vực dân số và sức khoẻ sinh sản, trong đó có 59 nghiên cứu d−ới dạng
KAP hoặc có liên quan. Điều cần nói thêm là các nghiên cứu về nhận thức, thái độ
hành vi là những khảo sát các nội dung dân số đã đ−ợc ng−ời dân hiểu biết ở mức độ
nào, thái độ của họ đối với chúng ra sao và hành vi của họ là gì. Các yếu tố này đ−ợc
giới chuyên môn gọi là KAB/KAP (Knowledge, Attitude, Practises/Behavior).
Nghiên cứu chuyên biệt về xã hội học truyền thông trong thập kỷ 90 cũng đã
có một số nghiên cứu truyền thông dân số đ−ợc khảo sát từ nguồn phát đến ng−ời
tiếp nhận. Tuy nhiên là những nghiên cứu tác nghiệp nên còn ít chú ý đến các vấn đề
lý thuyết và ph−ơng pháp nghiên cứu. Vì vậy từ khâu thu thập thông tin đến việc sử
dụng kết quả nghiên cứu còn nhiều hạn chế. Mặt khác, thời kỳ vừa qua nghiên cứu
truyền thông nói chung và truyền thông dân số nói riêng ở n−ớc ta là còn ít ỏi, quy mô
nhỏ và chủ yếu mới đ−ợc triển khai từ một số ít cơ quan và trung tâm nghiên cứu nh−
Viện Xã hội học (Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia), Trung tâm thông
tin dân số (Tổng cục Thống kê), Trung tâm nghiên cứu, thông tin và t− liệu dân số (ủy
ban Quốc gia Dân số - Kế hoạch hóa gia đình)... Nh− vậy, điều có thể nói là nghiên cứu
về truyền thông nói chung và truyền thông dân số nói riêng là lĩnh vực nghiên cứu còn
rất mỏng và còn rất mới mẻ trên địa hạt nghiên cứu xã hội học ở n−ớc ta.
3. Những vấn đề đặt ra trong nghiên cứu truyền thông dân số ở n−ớc
ta hiện nay
Tr−ớc hết, diện mạo của hoạt động truyền thông dân số hiện nay là rất đa
dạng và phong phú. Hoạt động của các kênh không chính thức thông qua các quan
hệ gia đình, họ hàng đến các quan hệ giao tiếp trong các nhóm cộng đồng xã hội vẫn
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tr−ơng Xuân Tr−ờng 37
là những kênh truyền thông đóng vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực hoạt động
sống của ng−ời dân. Kể từ khi diễn ra công cuộc đổi mới, hoạt động của các kênh
truyền thông có tính thiết chế càng đ−ợc củng cố và phát triển với độ lan toả lớn. Các
kênh truyền thông chính thức nh− truyền thông đại chúng và hoạt động của các cơ
quan chính quyền, đoàn thể, chức năng ở địa bàn cơ sở đã hoà vào mạng l−ới hoạt
động truyền thông nói chung theo định h−ớng xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh kinh
tế thị tr−ờng. Phải thừa nhận rằng trong giai đoạn vừa qua hoạt động truyền thông
dân số đã có những đóng góp quan trọng vào những thành tựu của ch−ơng trình dân
số - kế hoạch hóa gia đình.
Các nghiên cứu về truyền thông dân số vừa qua đã cho thấy: nếu các hoạt
động của hệ thống các kênh truyền thông chính thức có vai trò chủ đạo trong việc
cung cấp thông tin thì trong hoạt động xử lý thông tin lại thuộc về hệ thống các kênh
không chính thức. Đó là các giao tiếp giữa vợ chồng, gia đình, thân tộc, bạn bè, hàng
xóm và các giao l−u xã hội khác trong cộng đồng. Hệ thống các kênh truyền thông
chính thức trong một chừng mực nhất định có tham gia vào quá trình xử lý thông tin
dân số. Đó là các hoạt động có tính chất hỗ trợ và kiểm soát thông tin dân số thông
qua việc củng cố và gia tăng hoạt động tuyên truyền, vận động d−ới nhiều hình thức,
cũng nh− những chính sách th−ởng - phạt về kế hoạch hóa gia đình. Tuy nhiên phần
lớn các hoạt động thảo luận, xử lý thông tin đều đ−ợc diễn ra trong các quan hệ giao
tiếp ở các kênh truyền thông không chính thức. Ngoài mối quan hệ vợ - chồng là
kênh xử lý thông tin cơ bản thì sự giao tiếp giữa các nhóm nhỏ có cùng hoàn cảnh
sống nh− nhóm bạn bè - hàng xóm có ý nghĩa rất quan trọng trong việc trao đổi - xử
lý thông tin dân số.
Thực tế đã cho thấy nhờ vào hoạt động truyền thông dân số trong nhiều năm
qua mà ng−ời dân ngày càng tiếp nhận đ−ợc nhiều thông tin bổ ích hơn, kiến thức về
lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình cũng đ−ợc nâng cao hơn. Từ đó đã tạo ra
những chuyển biến tích cực về nhận thức và thái độ dân số, nhiều chuẩn mực xã hội
mới, tiến bộ về sinh sản đã đ−ợc xác lập. Tuy nhiên hoạt động truyền thông dân số
trong giai đoạn vừa qua cũng đã bộc lộ một số điểm yếu căn bản nh− về ph−ơng thức
truyền thông còn nặng về tính một chiều, sơ l−ợc do đó không kiểm soát đ−ợc thông
tin và đối t−ợng làm giảm hiệu quả hoạt động truyền thông. Mặt khác về nội dung
thông điệp dân số tuy có đa dạng và phong phú nh−ng không có chọn lọc và sử dụng
không thích hợp với từng đối t−ợng cụ thể nên đã sa vào tình trạng chung chung, đơn
giản và không đầy đủ.
Cho đến nay thì đối t−ợng nam giới ở nông thôn vẫn ch−a đ−ợc chú ý đúng
mức trong hoạt động truyền thông dân số. Từ nhiều năm tr−ớc việc xác định nam
giới nh− một đối t−ợng tuyên truyền vận động về dân số - kế hoạch hóa gia đình đã
đ−ợc đặt ra, song trong thực tế cho đến nay hoạt động h−ớng về đối t−ợng này là rất
chừng mực. Vấn đề quan trọng khác là với một số nhóm xã hội trong cộng đồng nông
thôn hiện nay gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận thông tin dân số, đó là nhóm
những ng−ời có mức sống thấp (nhất là những ng−ời sống ở mức nghèo đói), những
ng−ời có học vấn thấp (từ cấp một trở xuống), những ng−ời trẻ tuổi (d−ới 20 tuổi) và
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu truyền thông dân số ... 38
đặc biệt là ng−ời dân ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đây là bộ phận mà thông tin
tin dân số đến với họ thiếu đầy đủ và sơ l−ợc nhất, vì vậy trong nhận thức và hành vi
ứng xử dân số của họ cũng bộc lộ rõ nhất những chi phối của các chuẩn mực giá trị
truyền thống.
Những thành tựu về ch−ơng trình dân số - kế hoạch hóa gia đình ở n−ớc ta
những thập kỷ vừa qua là rất to lớn. Hầu hết các tầng lớp nhân dân hiện nay đã xem
việc thực hiện kế hoạch hóa gia đình nh− một nhu cầu tự thân vì hạnh phúc và sự
phát triển của gia đình và của đất n−ớc. Đã xuất hiện và hình thành d− luận xã hội
tích cực, những chuẩn mực xã hội mới, tiến bộ về dân số, sức khỏe sinh sản - kế
hoạch hóa gia đình. Quy mô gia đình nhỏ đã thật sự trở thành một giá trị mới có tính
phổ biến. Tuy nhiên tâm lý khao khát có đứa con trai để nối dõi tông đ−ờng vẫn là
một giá trị có tính chất bền vững lâu dài. Chính vì vậy nghiên cứu truyền thông cho
thấy rất rõ rằng những ý t−ởng mới chỉ có thể bén rễ khi có đ−ợc sự phù hợp đối với
lợi ích và những đặc thù văn hóa dân tộc cũng nh− văn hóa vùng và tiểu vùng. Hoạt
động truyền thông dân số sẽ đạt hiệu quả cao khi biết dựa vào những đặc tính tích
cực của văn hóa làng xã nh− tính cộng đồng, đoàn kết t−ơng thân t−ơng ái, chia sẻ
khó khăn cũng nh− tính tự quản và phát huy nội lực của cộng đồng. Ng−ợc lại hiệu
quả sẽ rất thấp, là tạm thời và không chắc chắn khi truyền thông một chiều và chỉ
dựa vào các biện pháp hành chính.
4. Một số khuyến nghị
a. Về nghiên cứu:
- Nh− đã đề cập, nghiên cứu về truyền thông và truyền thông dân số ở n−ớc ta
còn ít. Trong thời gian tới đề nghị cần có nhiều hơn nữa các nghiên cứu về truyền
thông dân số, nhất là đối với các địa bàn nông thôn, vùng sâu và miền núi.
- Những nghiên cứu về truyền thông dân số đ−ợc triển khai trong thời gian
vừa qua còn nặng về yếu tố tác nghiệp, do đó khá manh mún và rời rạc, ch−a chú ý
đến các yếu tố lý thuyết và vấn đề ph−ơng pháp luận. Vì vậy các nghiên cứu về truyền
thông dân số trong thời gian tới cần đ−ợc gia tăng hơn nữa các yếu tố lý thuyết và chú
trọng hơn đến ph−ơng pháp luận trong nghiên cứu và thu thập thông tin.
- Việc liên kết nghiên cứu và chia sẻ thông tin trong lĩnh vực truyền thông
dân số giữa các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học hiện nay là còn rất hạn chế.
Các kết quả nghiên cứu về truyền thông dân số, nếu có cũng ch−a đ−ợc phổ biến rộng
rãi. Đề nghị cần có sự phối hợp và liên kết chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực nghiên
cứu truyền thông dân số giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học, cũng nh− giữa Uỷ
ban Quốc gia về Dân số-Gia đình và trẻ em và các cơ quan đó.
b. Về thực tiễn:
- Củng cố và tăng c−ờng bộ máy truyền thông dân số từ trung −ơng đến địa
ph−ơng, nhất là ở tuyến cơ sở.
Trong thời kỳ mới của ch−ơng trình dân số quốc gia với sự chuyển đổi mục
tiêu h−ớng dần sang chăm sóc sức khỏe - kế hoạch hóa gia đình, chất l−ợng dân số để
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Tr−ơng Xuân Tr−ờng 39
xây dựng nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vai trò của truyền
thông dân số càng đ−ợc khẳng định. Vì vậy củng cố và tăng c−ờng bộ máy truyền
thông dân số cần đ−ợc xem là khâu then chốt, là yếu tố tiên quyết của hoạt động
truyền thông.
- Đẩy mạnh hơn nữa việc huy động mọi nguồn lực xã hội vào hoạt động truyền
thông dân số, hay nói cách khác là cần tăng c−ờng xã hội hóa lĩnh vực này hơn nữa.
Trong thập kỷ 90, việc xã hội hóa hoạt động truyền thông dân số đã đ−ợc thực
hiện khá tốt và thu đ−ợc nhiều kết quả đáng kể. Đó là sự kết hợp khá đồng bộ và
chặt chẽ giữa các tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể chính trị - xã hội trong
hoạt động dân số - kế hoạch hóa gia đình. Mối liên kết đó cần đ−ợc tiếp tục duy trì,
cần phải đúc rút kinh nghiệm để có những điều chỉnh, bổ xung phù hợp với thời kỳ
mới. Thêm vào đó cần chú ý đến các tổ chức không chính thức ở làng xã tham gia vào
hoạt động truyền thông dân số. Nh− vậy, xã hội hóa hoạt động truyền thông dân số
là huy động mọi nguồn lực xã hội trên cộng đồng, từ nhân lực đến tài lực với nhiều
hình thức phong phú và phù hợp.
- Đổi mới ph−ơng thức tiếp cận truyền thông và nâng cao chất l−ợng nội dung
thông điệp dân số. Tăng c−ờng hoạt động cung cấp thông tin dân số gắn liền với hoạt
động t− vấn, đối thoại cùng đối t−ợng cần đ−ợc xem là nguyên tắc then chốt của
ph−ơng thức tiếp cận truyền thông.
Từ nguyên tắc này cho thấy cần có sự huy động và kết hợp chặt chẽ hơn về
các loại hình, các dạng kênh truyền thông khác nhau trong hoạt động truyền
thông dân số. Điều đó có nghĩa là trong thời kỳ sắp tới cần đẩy mạnh sự kết hợp
giữa các ph−ơng tiện truyền thông đại chúng cũng nh− sự kết hợp giữa truyền
thông đại chúng và các kênh truyền thông chính thức ở địa bàn cơ sở. Hiện nay
trên thế giới ng−ời ta đang bàn nhiều đến xu h−ớng phi đại chúng hóa của truyền
thông đại chúng. Điều đó có nghĩa là truyền thông đại chúng đang có xu h−ớng
phục vụ ngày càng cụ thể cho từng nhóm xã hội với những nhu cầu ngày càng cụ
thể và khác biệt. Hình thức này rất phù hợp với sinh hoạt nhóm nhỏ nh− các loại
hình câu lạc bộ đang xuất hiện ngày một nhiều ở các làng quê hiện nay. Mặt khác
cần tăng c−ờng chất l−ợng thông điệp dân số trên cơ sở tránh đ−a tin một cách
đơn giản, chung chung, một chiều và cần tính tới các yếu tố văn hóa làng xã, phù
hợp với các loại đối t−ợng khác nhau.
Tài liệu tham khảo và trích dẫn
1. Breton P. Broulx S (1996), Bùng nổ truyền thông, sự ra đời một ý thức hệ mới, NXB Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
2. Barbiery, M. (1996), "Qu áđộ dân số ở Việt Nam: một c iá nhìn toàn cục", Tạp chí Xã hội học, số 3-1996.
3. Bộ Y tế, Dự án VIE/97/P10 (1999), Báo cáo rà soát lại các nghiên cứu về sức khoẻ sinh sản
tại Việt Nam từ 1993- 1998, Hà Nội.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.ac.vn
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu truyền thông dân số ... 40
4. Ban chỉ đạo TĐTDS&NOTƯ (2000), Tổng Điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999, kết
quả điều tra mẫu, NXB Thế giới, Hà Nội.
5. Endruweit, G. (Chủ biên), (1999), Các lý thuyết xã hội học hiện đại, NXB Thế giới, Hà Nội.
6. Hội Nhà báo Việt Nam (1995), Báo chí với dân số và phát triển, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội.
7. Knodel J., Phạm Bích San, Donaldson P., Hirschman C. (Chủ biên), (1994), Tuyển tập các
công trình chọn lọc trong dân số học xã hội, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.
8. Vũ Quí Nhân- Lynelyn D.Long(Chủ biên) (1998), Chất l−ợng chăm sóc, giới và sức khoẻ
sinh sản, The Population Council xuất bản, Hà Nội.
9. Mai Quỳnh Nam (1994), "D− luận xã hội về số con", Tạp chí Xã hội học, số 3-1994.
10. Mai Quỳnh Nam (1996), "Truyền thông đại chúng và d− luận xã hội", Tạp chí Xã hội học, số 1-1996.
11. Ru-mi-an- xtep.A.M (Chủ biên) (1986), Chủ nghĩa cộng sản khoa hoc- Từ điển, NXB Tiến
bộ-NXB Sự thật.
12. Trung tâm nghiên cứu Dân số và Nguồn lao động (Bộ LĐ-TB&XH) (2000), Đánh giá tình
hình thực hiện chính sách dân số thông qua nguồn thông tin sẵn có (thuộc dự án
VIE/97/P16), Hà Nội.
13. Tr−ơng Xuân Tr−ờng (1992), Mấy vấn đề nghiên cứu và thực thi chiến l−ợc truyền thông
dân số tại địa bàn nông thôn đồng bằng Bắc Bộ, (Viết chung với Trần Tiến Đức), Tạp chí
Xã hội học, Hà Nội, số 3(39).
14. Tr−ơng Xuân Tr−ờng (1996), Mấy vấn đề về vai trò truyền thông dân số ở n−ớc ta trong
thời kỳ đổi mới, Tạp chí Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, số 6.
15. Tr−ơng Xuân Tr−ờng (1998), Các kênh truyền thông không chính thức trong công tá c truyền thông
dân số- kế hoạch hóa gia đình ở n−ớc ta hiện nay, Tạp chí Xã hội học, Hà Nội, số 1(61).
16. UBQGDS & KHHGĐ (1992), Chiến l−ợc thông tin-giáo dục và truyền thông dân số-
KHHGĐ (1992-2000), Hà Nội.
17. UBQGDS-KHHGĐ (2000), Chiến l−ợc Dân số Việt Nam 2001-2010, Hà Nội.
18. UBQGDS-KHHGĐ (2000), Chiến l−ợc truyền thông giáo dục chuyển đổi hành vi về dân
số, SKSS/KHHGĐ giai đoạn 2001-2005, Hà Nội.
19. Willems.E (1982), Dictionnaire De Sociologie, T− liệu Th− viện Viện Xã hội học, KH:TL386.
20. Misra.B.D (1990), An Introduction to the study of population, Indian Institute of
Technology, Bombay.
21. ESCAP (1991), New Divections in family planning communication: 12 predications for
the1990s, TGT/CAT/93- TRB020.
22. ESCAP (1991), The Role of population information in response to changing population
policies and programmes for the 1990s, TGT/CAT/93- TRB021.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_van_de_ly_luan_va_thuc_tien_trong_nghien_cuu_truyen_t.pdf