Một số thuật ngữ về phần cứng

Khi chọn mua một thiết bị phần cứng máy tính hay đọc các bài viết về phần cứng, chác nhiều người luôn thắc mắc: từ đó có nghĩa gì vậy? Nôi dung bài viết dưới đây sẽ lý giải phần nào. Khi "đụng chạm" tới mấy cái món có dính dáng tới tốc độ máy tính như CPU, bộ nhớ, card xử lý đồ họa, . bạn thường gặp những thuật ngữ như Clock, Speed, Bus, . Bữa nay, chúng ta cùng "mổ xẻ" chúng nhé! Dĩ nhiên là bạn cần "lận lưng" mớ hiểu biết cơ bản về những thuật ngữ cơ bản. Clock: Tiếng Anh có nghĩa là đồng hồ. Trong máy tính của bạn có lủ khủ đồng hồ à nghen. Clock ở đây là một mạch điện tử phát các xung có khoảng cách đều nhau với tốc độ lên tới hàng triệu chu kỳ mỗi giây. Các xung này được dùng để đồng bộ sự di chuyển thông tin qua các kênh truyền thông nội bộ của máy tính.

pdf6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số thuật ngữ về phần cứng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số thuật ngữ về  phần cứng  Viết bởi Administrator     Saturday, 23 October 2004  Khi chọn mua một thiết bị phần cứng máy tính hay đọc các bài viết về phần cứng, chác nhiều người luôn thắc mắc:  từ đó có nghĩa gì vậy? Nôi dung bài viết dưới đây sẽ lý giải phần nào. Khi "đụng chạm" tới mấy cái món có dính dáng tới tốc độ máy tính như CPU, bộ nhớ, card xử lý đồ họa,... bạn  thường gặp những thuật ngữ như Clock, Speed, Bus,... Bữa nay, chúng ta cùng "mổ xẻ" chúng nhé! Dĩ nhiên là bạn cần "lận lưng" mớ hiểu biết cơ bản về những thuật ngữ cơ bản. ­ Clock: Tiếng Anh có nghĩa là đồng hồ. Trong máy tính của bạn có lủ khủ đồng hồ à nghen. Clock ở đây là một  mạch điện tử phát các xung có khoảng cách đều nhau với tốc độ lên tới hàng triệu chu kỳ mỗi giây. Các xung này  được dùng để đồng bộ sự di chuyển thông tin qua các kênh truyền thông nội bộ của máy tính. ­ Clock speed: Tốc độ đồng hồ. Còn gọi là clock rate. Tốc độ xử lý các lệnh của một bộ vi xử lý. Mỗi máy tính chứa  một đồng hồ nội bộ (internal clock) có chức năng điều hòa tốc độ xử lý các lệnh và đồng bộ hóa tất cả các thành  phần khác nhau có trong máy tính. Cụ thể, CPU đòi hỏi phải có một số lượng chu kỳ đồng hồ (clock cycles hay  clock ticks) cố định để xử lý mỗi lệnh. Đồng hồ này càng nhanh bao nhiêu, số lệnh mà CPU có thể xử lý được mỗi  giây nhiều hơn bấy nhiêu. Tốc độ đồng hồ được tính bằng megahertz (MHz) hay gigahertz (GHz). ­ Bus: Gọi là kênh, tuyến hay buýt, là đường dẫn điện nội bộ để đưa các tín hiệu truyền từ thành phần này sang  thành phần khác trong máy tính. Có thể ví bus là xa lộ thông tin. Giống như CPU, các bus mở rộng cũng có các tốc  độ đồng hồ khác nhau. Lý tưởng nhất là tốc độ đồng hồ CPU và tốc độ đồng hồ bus ngang nhau để không có bộ  phận nào trong hệ thống chạy chậm hơn các bộ phận khác. Nhưng trong thực tế, tốc độ đồng hồ bus thường chậm  hơn của CPU, nên xảy ra tình trạng "thắt cổ chai" (bottleneck). Đó là lý do mà trong tình hình tốc độ CPU không  ngừng được đẩy lên chóng cả mặt, người ta đã phát triển các bus mới có khả năng nâng tốc độ cao hơn như AGP,  PCI Express,... ­ Width: Chiều rộng, là kích thước của một bus. Nó quan trọng lắm à nghen. Vì nó quyết định có bao nhiêu dữ liệu  có thể được truyền tải một lần. Tỷ dụ: một bus 32­bit có thể truyền cùng một lúc 32 bits data.  ­ Memory bus: Bus bộ nhớ hay còn có tên khác là bus hệ thống (system bus) hay frontside bus, local bus, hoặc  host bus). Đây là bus nối CPU với bộ nhớ chính trên mainboard. Tuy nhiên, phổ biến là người ta dùng memory bus  để chỉ giao diện bộ nhớ. Thí dụ: bộ nhớ 128­bit hay 256­bit. Bus càng lớn, dung lượng dữ liệu có thể truyền đi một  lần càng cao, dẫn tới tốc độ bộ nhớ càng nhanh hơn. ­ Memory speed: Tốc độ bộ nhớ. Hiện nay được tính bằng MHz. Thí dụ DDR400 có nghĩa là DDR tốc độ 400 MHz.  Hiện nay, trên một số card AGP cao cấp, như GeForce FX 5950 Ultra, nhà sản xuất trang bị DDR2 (DDR thế hệ 2)  950 MHz, hay GeForce 6800 Ultra gắn DDR3 có tốc độ lên tới 1,1 GHz (DDR1100). Bộ nhớ DDR2. ­ Memory bandwidth: Băng thông bộ nhớ là dung lượng dữ liệu mà bộ nhớ có thể xử lý mỗi giây. Thí dụ: DDR400 có  băng thông 3200 MB/s hay DDR333 (2700 MB/s). Bạn chú ý, đó là lý do mà người ta còn gọi DDR400 là DDR  PC3200 hay DDR333 (PC2700). Hiện nay, DDR3 1.1 GHz có băng thông tới 35,2 GB/s. ­ Core speed: Tốc độ của nhân bộ vi xử lý, như CPU hay GPU (bộ xử lý đồ họa). Thí dụ, tốc độ nhân GPU NVIDIA  GeForce FX 5950 Ultra là 475 MHz. Xin bạn chớ có ngạc nhiên rồi lo lắng tới "chê cơm, biếng ngủ" sợ mình bị lừa mua phải CPU hay bộ nhớ DDR "bị  đôn dên" (overclock) khi thấy những công cụ test cho ra kết quả bus CPU hay tốc độ của DDR quá thấp. Với CPU Pentium 4, bạn cần phân biệt Front Side Bus (bus bề mặt, FSB) với Bus Speed (tốc độ bus, hay bus hệ  thống). Do Pentium 4 xài công nghệ tăng tốc bus gọi là Quad­Pumped, FSB được tăng tốc độ lên gấp 4 lần. Thí dụ  Pentium 4 bus 400 có FSB 100 MHz, bus 533 (FSB 133 MHz) và bus 800 (FSB 200 MHz). Còn với DDR, vốn là đích thị là loại bộ nhớ có tốc độ truyền tải dữ liệu kép (Double Data Rate), nên DDR400 có  FSB là 200 MHz, hay DDR333 là 166 MHz. Tên gọi DDR Tốc độ FSB Tốc độ dữ liệu Băng thông bộ nhớ Tổng băng thông bộ nhớ khi chạy mode Dual Channel DDR266 (PC2100) 133 MHz 266 MT/s 2,1 GB/s 4,2 GB/s DDR333 (PC2700) 166 MHz 333 MT/s 2,7 GB/s 5,4 GB/s DDR400 (PC3200) 200 MHz 400 MT/s 3,2 GB/s 6,4 GB/s DDR2­400 (PC2­3200) 200 MHz 400 MT/s 3,2 GB/s 6,4 GB/s DDR2­533 (PC2­4300) 266 MHz 533 MT/s 4,3 GB/s 8,6 GB/s DDR2­667 (PC2­5300) 333 MHz 667 MT/s 5,3 GB/s 10,6 GB/s From :   Chipset  và chip  Viết bởi Administrator     Wednesday, 12 May 2004  Chúng khác nhau như thế nào? Đúng như cái tên cúng cơm của chúng, hai thuật ngữ này có liên hệ dây mơ rễ má với nhau nhưng lại  khác nhau.           Chipset (đọc "chíp­sét") là bộ chíp gồm nhiều con chíp (hay một con chíp tích hợp chức năng của nhiều con chíp).          Chip là một ... con chíp. * CHIP: Những kiểu đóng gói chip          Nói một cách bài bản, chíp là một mẩu nhỏ vật liệu bán dẫn (hiện thường sử dụng silicon) có nhúng trên đó một mạch tích hợp  (integrated circuit). Một con chíp điển hình nhỏ chưa tới 1,6 cm vuông nhưng có thể chứa tới hàng triệu thành phần điện tử (tức transitor).  Các công nghệ và vật liệu sản xuất mới giúp kích thước và trọng lượng của con chíp ngày càng thêm nhỏ, thêm nhẹ. Với công nghệ sản  xuất 0,13­micron, một con chíp GPU NVIDIA GeForce 6800 Ultra chứa tới 222 triệu transistor.          Có những loại chíp khác nhau. Thí dụ, chíp CPU (bộ vi xử lý) chứa đựng toàn bộ một đơn vị xử lý, trong khi chíp bộ nhớ chỉ chứa bộ  nhớ trống rỗng.          Chíp hiện được đóng gói với nhiều dạng khác nhau. Ba kiểu đóng gói chính là:          ­ DIP (Dual In­Line Package): Kiểu đóng gói hàng đôi này có ở các con chíp dạng "bọ" (bug) truyền thống, với 8 tới 40 chân được  xếp thành hai hàng.          ­ SIP (Single In­Line Package): Đóng gói hàng đơn này với các chân cắm chạy thành một hàng như một cây lược.          ­ PGA (Pin­Grid Array): Kiểu đóng gói chân sắp xếp thành vỉ như lưới này được dùng cho những con chíp hình vuông với các chân  cắm được bố trí trong những ô vuông đồng tâm. Ngoài loại CPGA (Ceramic Pin Grid Array) với chân đế bằng sứ trước đây, người ta hiện  đang sử dụng loại PPGA (Plastic Pin Grid Array) với chân đế bằng nhựa.            Ngoài ra, với bộ nhớ, còn có một loại đóng gói là SIMM (Single In­ Line Memory Module) mà có thể tới 9 con chíp được gắn thành  một hàng trên một bo mạch nhỏ. SIMM có đường dẫn (path) 32­bit. Sau này, có thêm DIMM (Dual In­Line Memory Module) với các con  chíp xếp thành hai hàng và có đường dẫn 64­bit. Sẵn đây, bạn cũng cần phân biệt, một thanh bộ nhớ SDRAM hay DDR gọi là một module  (memory module). Trên đó có hàn hay gắn những mẩu silicone nhỏ gọi là con chíp (memory chip).          Còn một kiểu đóng gói thường được Intel dùng cho một số con chíp trong bộ chipset là MBGA (Micro Ball Grid Array) không dùng  chân cắm mà là các viên bi hợp kim siêu nhỏ.          Chưa hết. Ở thế hệ CPU mới sắp tới là Prescott và Tejas có giao diện Socket 775, Intel đưa ra một loại đóng gói chíp mới gọi là LGA  (Land Grid Array) thay các chân cắm bằng các điểm tiếp xúc. Cụ thể, CPU LGA775 sẽ có 775 điểm tiếp xúc, trong khi CPU PPGA478 có  478 chân. * CHIPSET:          Bộ chipset gồm một số mạch tích hợp được thiết kế để thực hiện một hay nhiều chức năng có liên quan với nhau. Các thế hệ chipset  mới thường được bao gồm các chức năng mà trước đây phải cần tới hai hay nhiều bộ chipset riêng rẽ. Trước đây, bộ chipset gồm có hai  hay nhiều con chíp vật lý riêng. Ngày nay, trong một số trường hợp, nguyên cả bộ chipset có thể được tích hợp vào trong một con chíp.  Bộ chipset Intel 865PE.          Trong thực tế, thuật ngữ chipset thường được dùng để chỉ chức năng cốt lõi của một mainboard. Nói cho dễ hiểu, chipset là bộ chíp  chủ điều khiển mainboard. Và mainboard được thiết kế dựa trên các chức năng công nghệ mà một bộ chipset hỗ trợ. Đó là lý do mà bạn  thấy người ta gọi mainboard chipset 845, mainboard chipset 865,...          Chẳng hạn, bộ chipset Intel 865PE gồm có hai con chip 82865PE (MCH) và 82801ER (ICH5­R). Bạn chú ý, người ta gọi là "bộ  chipset Intel 865PE" chứ không phải là "con chíp Intel 865PE".          ­ Chíp Intel 82865PE MCH 760 chân hỗ trợ CPU Pentium 4 có công nghệ siêu phân luồng HT, bộ nhớ DDR400, mode Dual Channel  (riêng con chíp 82865G (MCH) của bộ chipset i865G thì tích hợp cả nhân xử lý đồ họa Intel Extreme Graphics 2).          ­ Chíp Intel 82801ER (ICH5­R) có 460 viên bi tích hợp lủ khủ các bộ điều khiển (controller) các thiết bị I/O như Ultra ATA 100, Serial  ATA­ RAID­0, USB 2.0, âm thanh AC'97 có 6 kênh, LAN, EHCI, ASF,... Sơ đồ bộ chipset Intel 865G với hai con chíp 82865G và ICH5/ICH5­R. PHẠM HỒNG PHƯỚC  Lần cập nhật mới nhất ( Saturday, 23 October 2004 ) 

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfMột số thuật ngữ về phần cứng.pdf
Tài liệu liên quan