Một số nội dung chỉnh sửa của luật Hải quan
Tiêu đề của Điều 15 Luật hiện hành là nguyên tắc tiến hành thủ tục Hải quan, nhưng trong nội dung của Điều Luật này lại chưa thể hiện rõ và đầy đủ nguyên tắc kiểm tra Hải quan.Luật sửa đổi đã bổ sung quy định về nguyên tắc kiểm tra Hải quan theo phương pháp quản lý rủi ro, chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích thông tin đánh giá mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật Hải quan.Đây là nội dung mới của kiểm tra Hải quan và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Nguyên tắc này làm cơ sở cho việc quy định kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá và kiểm tra sau thông quan tại các Điều 28, 30, 32 của Luật. Nguyên tắc này được hầu hết Hải quan các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng.
13 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nội dung chỉnh sửa của luật Hải quan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
3.3 Một số nội dung sửa đổi, bổ sung chi tiết của Nhóm 3 3.3.1/ Nguyên tắc tiến hành thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra giám sát Hải quan (Điều 15) 3.3.2/ Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra, đăng ký hồ sơ Hải quan, (Điều 28), căn cứ và thẩm quyền quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá (Điều 29) và các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá (Điều 30). 3.3.3 / Quy định về kiểm tra sau thông quan (Điều 32): Nguyên tắc tiến hành thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra giám sát Hải quan (Điều 15) Tiêu đề của Điều 15 Luật hiện hành là nguyên tắc tiến hành thủ tục Hải quan, nhưng trong nội dung của Điều Luật này lại chưa thể hiện rõ và đầy đủ nguyên tắc kiểm tra Hải quan. Luật sửa đổi đã bổ sung quy định về nguyên tắc kiểm tra Hải quan theo phương pháp quản lý rủi ro, chủ yếu dựa trên cơ sở phân tích thông tin đánh giá mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật Hải quan. Đây là nội dung mới của kiểm tra Hải quan và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: Nguyên tắc này làm cơ sở cho việc quy định kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế hàng hoá và kiểm tra sau thông quan tại các Điều 28, 30, 32 của Luật. Nguyên tắc này được hầu hết Hải quan các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng. Nguyên tắc này là vấn đề mấu chốt của phương pháp quản lý Hải quan hiện đại. Với nguyên tắc này, mục tiêu đặt ra là: Việc kiểm tra Hải quan phải được tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, dựa trên cơ sở phân tích và xử lý thông tin, để công chức Hải quan có thẩm quyền quyết định mức độ kiểm tra, nguyên tắc này vừa tạo thuận lợi cho thương mại, vừa bảo đảm quản lý Nhà nước về Hải quan trong tình hình mới. Khi thực hiện nguyên tắc này, sẽ làm thay đổi phương pháp quản lý hiện tại. Việc thiết lập hệ thống thông tin từ nhiều nguồn khác nhau làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá mức độ rủi ro trong quản lý Hải quan. Đây là vấn đề quan trọng và phải được thực hiện ngay từ khi triển khai thực hiện Luật sửa đổi. Sửa đổi, bổ sung quy định về kiểm tra, đăng ký hồ sơ Hải quan, (Điều 28), căn cứ và thẩm quyền quyết định kiểm tra thực tế hàng hoá (Điều 29) và các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá (Điều 30) Đây là những Điều sửa đổi, bổ sung cốt lõi nhất của lần sửa đổi này. Xuất phát từ nguyên tắc kiểm tra Hải quan được bổ sung tại Khoản 1a - Điều 15. Theo quy định của Luật hiện hành, việc kiểm tra hồ sơ phải được thực hiện chi tiết trước khi đăng ký tờ khai; Nay theo quy định mới của Luật sửa đổi thì: Việc Kiểm tra, đăng ký hồ sơ Hải quan ( Điều 28) được chia làm 2 loại: Một là: Kiểm tra, đăng ký đối với hồ sơ Hải quan giấy; Hai là : Kiểm tra, đăng ký hồ sơ Hải quan điện tử; Trong việc Kiểm tra, đăng ký hồ sơ giấy bao gồm : - Thứ nhất : - Đối với hồ sơ Hải quan của chủ hàng có quá trình chấp hành tốt pháp luật Hải quan theo quy định của Chính phủ, căn cứ tờ khai và nội dung khai của chủ hàng, cơ quan Hải quan chấp nhận đăng ký tờ khai. - Thứ hai : - Khi thực hiện Hải quan điện tử, hồ sơ Hải quan được đăng ký bằng phương tiện điện tử. Trường hợp có nghi vấn thì kiểm tra nội dung khai báo với chứng từ thuộc hồ sơ. Như vậy, vấn đề cơ bản là phải xây dựng tiêu chí chủ hàng có quá trình chấp hành tốt pháp luật Hải quan gồm những tiêu chí nào; việc tổ chức thu thập thông tin để xác định và phân loại chủ hàng làm cơ sở cho việc xác định hình thức kiểm tra hồ sơ như Luật định là các nội dung cơ bản để thực hiện điều Luật này. * Điều 29 được sửa đổi, bổ sung nội dung về cấp có thẩm quyền ra quyết định kiểm tra thực tế và thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá. Thay cụm từ “cấp Chi cục trưởng” theo quy định của Luật hiện hành nay sửa lại là: Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi tiếp nhận và xử lý hồ sơ Hải quan có thẩm quyền. Quy định này phù hợp với mọi trường hợp có địa điểm được làm thủ tục Hải quan, cũng như tại Cục khi thực hiện thông quan điện tử. * Điều 30. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hoá Tuân thủ nguyên tắc được bổ sung nêu tại Khoản 1a - Điều 15 là việc kiểm tra Hải quan phải dựa trên cơ sở phân tích thông tin, đánh giá mức độ rủi ro về vi phạm pháp luật, để vừa bảo đảm quản lý lại vừa hạn chế việc kiểm tra; Quy định tỷ lệ kiểm tra cứng như Luật hiện hành vừa không giảm thiểu được kiểm tra thực tế hàng hoá trong quá trình thông quan, vừa không bảo đảm được tính linh hoạt trong kiểm tra, đồng thời không phù hợp với luật pháp quốc tế, chuyên gia nước ngoài khuyến nghị phải sửa nội dung này. Điều Luật này được sửa một cách căn bản, thay đổi hẳn phương pháp kiểm tra theo Luật hiện hành, Cụ thể: Khoản 1 và 2: quy định các loại hàng hoá và loại đối tượng được miễn kiểm tra thực tế (hay nói cách khác là quy định các trường hợp đương nhiên thuộc diện miễn kiểm tra) Quy định này mở rộng diện hàng hoá được miễn kiểm tra và tiêu chí chủ hàng có quá trình chấp hành tốt pháp luật Hải quan là tiêu chí bao trùm. Theo quy định của Luật hiện hành: hàng hoá thuộc diện miễn kiểm tra phải đáp ứng 2 tiêu chí là chủ hàng gắn với mặt hàng nhất định. Nay, Luật sửa đổi quy định tách 2 tiêu chí này thành từng trường hợp miễn kiểm tra cụ thể. Khoản 3: Quy định các trường hợp đương nhiên phải kiểm tra, nhưng mức độ kiểm tra là bao nhiêu sẽ được hướng dẫn trong văn bản dưới Luật, thay vì quy định phải kiểm tra toàn bộ hàng hoá như quy định của Luật hiện hành. Khoản 4 : Quy định những trường hợp việc kiểm tra thực tế được thực hiện dựa trên cơ sở kết quả phân tích thông tin để đánh giá mức độ rủi ro. Mức độ kiểm tra cụ thể sẽ được quy định trong văn bản dưới Luật. Quốc hội biểu quyết thông qua Điều Luật này với: 352 đại biểu có mặt đồng ý, chiếm 72,06%, có 02 đại biểu không tán thành, 06 đại biểu không biểu quyết. Với những quy định mới này sẽ không còn tỷ lệ “cứng” kiểm tra thực tế trong Luật; Để thực hiện được quy định này, yêu cầu đặt ra là: + Phải nhanh chóng xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin trong toàn Ngành HQ, trang bị phương tiện hiện đại để đáp ứng được công tác kiểm tra thực tế hàng hoá . + Yêu cầu đặt ra đối với Ngành Hải quan là : phải xây dựng được đội ngũ công chức Hải quan có phẩm chất chính trị đạo đức trong sáng, có bản lĩnh chính trị vững vàng. + Có trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp chuyên sâu, có khả năng tiếp cận, làm chủ và sử dụng các kỹ thuật Hải quan hiện đại, tự chịu trách nhiệm để đáp ứng được yêu cầu chuẩn hóa công tác cán bộ. + Giảm tỷ lệ kiểm tra thực tế hàng hoá, thông quan nhanh chóng nhưng bảo đảm kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Quy định về kiểm tra sau thông quan (Điều 32) Điều này được sửa đổi, bổ sung vẫn trên cơ sở nguyên tắc kiểm tra Hải quan đã được bổ sung tại Khoản 1a - Điều 15. - Mở rộng phạm vi kiểm tra sau thông quan đối với các trường hợp không chỉ có dấu hiệu vi phạm, mà kiểm tra sau thông quan còn được thực hiện dựa trên cơ sở phân tích thông tin, để cơ quan Hải quan quyết định việc kiểm tra. - Bổ sung trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc cung cấp các chứng từ, tài liệu để cơ quan Hải quan thực hiện việc kiểm tra sau thông quan. - Sửa thời điểm tính thời hạn kiểm tra sau thông quan cho phù hợp với Điều 23 của Luật. Cụ thể: thời điểm kiểm tra sau thông quan là 5 năm " kể từ ngày đăng ký tờ khai Hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu" thay cụm từ " kể từ ngày hàng hoá được thông quan " của Luật hiện hành.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số nội dung chỉnh sửa của luật Hải quan.ppt