Một số nét cơ bản của Hải quan Việt Nam
Họat động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Nhà Lý ( Thế kỷ thứ XI ) và trở thành bộ phận hữu cơ của nền ngoại thươmg.
Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta và năm 1884 bằng Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã đặt ách cai trị lên tòan đất nước ta. Song song với việc lập nên bộ máy cai trị các cấp, để đảm bảo quyền lợi kinh tế trong lĩnh vực ngoại thương, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy thuế quan khá hòan chỉnh từ trung ương xuống đến các địa phương, hệ thống này được duy trì cho đến Cách mạng 8/1945.
19 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số nét cơ bản của Hải quan Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ NÉT CƠ BẢN VỀ HẢI QUAN VIỆT NAM 1/ Lịch sử hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam 1.1/ Lịch sử hình thành 1.2/ Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan 1.2.1/ Giai đọan 1 : từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954 1.2.2/ Giai đọan 2 từ 1954 –1960 1.2.3/ Giai đọan 3 : từ 1960 – 1975 1.2.4/ Giai đọan 4 : từ 1975 – 1987 1.2.5/ Giai đọan 5 : Từ 1987 đến nay và sự ra đời của Luật Hải quan Lịch sử hình thành và phát triển của Hải quan Việt Nam Lịch sử hình thành Họat động thuế quan ở nước ta xuất hiện từ thời Nhà Lý ( Thế kỷ thứ XI ) và trở thành bộ phận hữu cơ của nền ngoại thươmg. Năm 1858 thực dân Pháp xâm lược nước ta và năm 1884 bằng Hiệp ước Patơnốt, thực dân Pháp đã đặt ách cai trị lên tòan đất nước ta. Song song với việc lập nên bộ máy cai trị các cấp, để đảm bảo quyền lợi kinh tế trong lĩnh vực ngoại thương, thực dân Pháp đã thiết lập bộ máy thuế quan khá hòan chỉnh từ trung ương xuống đến các địa phương, hệ thống này được duy trì cho đến Cách mạng 8/1945. Ngay sau khi giành được chính quyền, nhằm phục vụ tốt chính sách thu thuế và kiểm sóat việc thu thuế có hiệu quả, ngày 10/9/1945 theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, thay mặt Chính phủ lâm thời Việt Nam, Bộ trưởng Bộ nội vụ Võ Nguyên Giáp ký Sắc lệnh số 27/SL thành lập Sở Thuế quan và Thuế Gián thu “ Để đảm nhiệm công việc của Sở Tổng thanh tra độc quyền muối và thuốc phiện và các Sở Thương chính Bắc, Trung và Nam bộ”. Đây là tổ chức tiền thân của ngành Hải quan Việt Nam ngày nay. Trụ sở của Sở Thuế quan và Thuế gián thu ( 1945 – 1946 ) nay là Bảo tàng Cách mạng Việt Nam. Quá trình phát triển của Hải quan Việt Nam và sự ra đời của Luật Hải quan Giai đọan 1 : từ tháng 5/1945 – tháng 7/1954 Nhiệm vụ của Sở thuế quan và thuế gián thu được quy định tại Điều 2 của Sắc lệnh số 27/SL là : + “ Thu các quan thuế nhập cảng và xuất cảng; + Thu các thuế gián thu có biên vào số tổng dự tóan ; + Thu các món tiền do sự kinh doanh các độc quyến mà có; + Thu hộ các thuế lặt vặt cho quỹ địa phương, quỹ thành phố hay quỹ các phòng thương mại”. Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ nội vụ thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ký Sắc lệnh số 28/SL, bổ nhiệm ông Trịnh văn Bính làm tổng giám đốc Sở thuế quan và Thuế gián thu. Các sắc lệnh trên là cơ sở pháp lý ban đầu cho các họat động của Sở Thuế quan và Thuế gián thu trong những ngày đầu thành lập. Trong thời kỳ này mô hình tổ chức của Sở theo mô hình bộ máy Thương chính ( Thuộc Bộ Tài chính ). Để giúp cho việc quản lý và kiểm sóat việc thu thuế có hiệu quả trong tình hình mới, hệ thống tổ chức của Sở Thuế quan và Thuế gián thu thường xuyên có sự điều chỉnh, nhất là các cơ sở thuế quan ở các địa phương. Tổ chức của các Ty chính Thuế quan ở các địa phương ngoài bộ phận hành chính văn phòng, còn có ban Kiểm nã lưu động và các trạm kiểm sóat thuế quan. Tại các thương cảng lớn như Hải phòng, Đà nẵng còn có thêm bộ phận thanh tra thường trú để quản lý và thu thuế xuất nhập cảng . Riêng ở Sài gòn không triển khai được do tình hình chiến tranh. Để phù hợp với sự quản lý theo từng Bộ ngày 20/02/1946 Bộ trưởng Bộ Tài chính Phạm văn Đồng ký Nghị định chuyển ba tỉnh Nghệ an, Hà tĩnh, Thanh hóa thuộc quyền quản lý của Nha Thuế quan Trung bộ. Cùng với việc tổ chức lại một số cơ sở thuế quan, Bộ Tài chính căn cứ tình hình thực tế trên từng địa bàn để thành lập các cơ sở thuế quan mới . Đến giữa năm 1946 hệ thống các tổ chức các cơ sở Thuế quan và Thuế gián thu ở Khu vực Bắc bộ có 01 Tổng thu sở, 28 Chánh thu sở và 29 Phụ thu sở; còn ở Khu vực Trung bộ có 01 Tổng thu sở, 15 Chánh thu sở, 54 Phụ thu sở, ở Nam bộ không triển khai được do chiến tranh. Nhiệm vụ chủ yếu của các cơ Sở thuế quan lúc này là quản lý việc xuất cảng, nhập cảng liên quan đến thuế quan, cùng với các Bộ ngành khác, sự phối hợp giữa các địa phương, các lực lượng hữu quan, đấu tranh với thực dân Pháp để bảo vệ chủ quyền về ngoại thương và thuế quan. Giai đọan 2 từ 1954 –1960 Kháng chiến chống Pháp thắng lợi, miền Bắc hòan tòan giải phóng và đi lên chủ nghĩa xã hội, còn miền Nam tạm thời bị đế quốc Mỹ và lực lượng tay sai thống trị. Mặc dù nền kinh tế của ta bị chiến tranh tàn phá nặng nề, các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa được hồi phục, nhưng Chính phủ đã có chủ trương mở rộng buôn bán với các nước, do đó cần phải có lực lượng chức năng có khả năng hòan thành nhiệm vụ đảm bảo chính sách độc quyền ngoại thương của Nhà nước, trong tình hình mới này Sở Hải quan trung ương ra đời trực thuộc Bộ công thương ( Bộ ngoại thương ). Nhiệm vụ trong giai đọan này là : Giám sát, quản lý, đôn đốc việc thi hành chính sách, thể lệ thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa, tích cực xây dựng ngành hải quan XHCN, để bảo vệ kinh tế quốc gia, bảo vệ chính trị, bảo vệ thực hiện kế họach ngoại thương và tăng thêm tích lũy vốn cho ngân sách Nhà nước. Một đặc điểm nổi bật của công tác hải quan trong thời kỳ này là : Vận động đồng bào ở vùng biên giới xóa bỏ tập quán trồng và tiêu thụ cây thuốc phiện, đồng thơì phối hợp với các lực lượng khác tham gia công tác cải cách dân chủ ở miền núi. Giai đọan 3 từ 1960 – 1975 Ngày 27/02/1960 Chính phủ ban hành Điều lệ hải quan kèm theo Nghị định số 03/CP : Đây là giai đọan đánh dấu sự phát triển mới của Hải quan Việt Nam. Tại chương II của Điều lệ hải quan quy định nhiệm vụ của cơ quan hải quan được quy định như sau: + “ Giám sát quản lý hàng hóa, hành lý, tiền tệ, kim khí quý, đá quý, ngọc trai, bưu phẩm, bưu kiện, công cụ vận tải xuất hay nhập; + Thi hành chính sách thuế XNK và thu các loại thuế khác đối với hàng hoá XNK; + Ngăn ngừa và chống những hành vi vi phạm luật lệ hải quan; + Phát hiện và ngăn ngừa các thiếu sót trong xếp dỡ, vận chuyển, sắp xếp, bảo quản hàng hóa XNK....” Trong đó công tác giám sát chống buôn lậu được coi là nhiệm vụ then chốt. Điều lệ hải quan đã hòan chỉnh thêm một bước chuyển biến quan trọng của họat động hải quan, từ họat động phân tán, thiếu sự chỉ đạo thống nhất sang họat động chính quy. Để phù hợp cơ cấu tổ chức chung của Bộ, ngày 17/6/1962 Bộ Ngoại thương ban hành Quyết định số 490/BNT-QĐ đổi tên Sở Hải quan thành Cục Hải quan trung ương . Trên danh nghĩa là một đơn vị hành chính sự nghiệp nhưng trên thực tế thời kỳ này Hải quan đã được xác định là công cụ chuyên chính có nhiệm vụ bảo vệ chính sách Nhà nước độc quyền về ngoại thương. Trong kinh doanh XNK, Nhà nước thực hiện chế độ “ thu bù chênh lệch ngoại thương”, do đó Hải quan chỉ tập trung vào một số công việc như : Làm thủ tục và phát hiện sai sót, tổn thất hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, thu thuế hàng xnk phi mậu dịch và đấu tranh chống buôn lậu qua biên giới. Giai đọan 4 : từ 1975 – 1987 Sau chiến thắng mùa xuân năm 1975 tổ quốc Việt Nam đã được thống nhất về mặt lãnh thổ. Song trên phương diện thể chế chính trị, đất nước lúc này vẫn còn chưa có một Nhà nước thống nhất với Quốc hội chung do nhân dân bầu ra qua phổ thông đầu phiếu. Trước yêu cầu cấp thiết đó vào ngày 22/4/1975, Hội nghị lần thứ 24 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong giai đọan mới là tập trung mọi nỗ lực của tòan Đảng, tòan dân tộc để hòan thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước. Để đáp ứng với đòi hỏi khách quan của thực tiễn ngày 12/8/1976 Bộ Ngoại thương đã tổ chức Hội nghị Hải quan tòan quốc lần thứ nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội nghị đã chú trọng đến mục tiêu thống nhất tổ chức ngành Hải quan trên phạm vi cả nước và đưa ra những nguyên tắc cơ bản cho họat động của Ngành. Như vậy có thể nói rằng từ thời điểm này tổ chức và họat động của hải quan trên cả nước được thống nhất vào một đầu mối, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Ngoại thương và Cục hải quan Trung ương. Để tăng cường hiệu quả quản lý, giúp Chính phủ quản lý công tác Hải quan đạt hiệu quả nhất, ngày 30/8/1984 Hội đồng Nhà nước ra Nghị quyết số 547/HĐNN phê chuẩn việc thành lập Tổng cục Hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, ngày 20/10/1984 Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của TCHQ (gồm 11 Điều) Nghị định nêu rõ : “ Tổng cục hải quan, cơ quan thuộc Hội đồng Bộ trưởng, là công cụ chuyên chính nửa vũ trang của Đảng và Nhà nước có chức năng: + Kiểm tra và quản lý hàng hóa, hành lý, ngoại hối và các loại công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước cộng hòa XHCN Việt Nam; + Thi hành chính sách thuế xuất, thuế nhập khẩu; + Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xnk; +Chống các họat động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới” Việc ban hành Nghị định đã có những ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đánh dấu một bước phát triển mới của HQ Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi của đất nước, tạo ra một bước ngoặt mới và những điều kiện thuận lợi cho lực lượng HQ phát huy nội lực nhằm thực hiện đúng đắn chính sách của Nhà nước về độc quyền ngọai thương, góp phần đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống buôn lậu và lập lại trật tự kỷ cương trong quản lý xnk. Giai đọan 5 : Từ 1987 đến nay và sự ra đời của Luật Hải quan Đường lối đổi mới kinh tế được khởi xướng từ Đại hội Đảng VI đã tiếp tục được khảng định và hòan thiện qua các kỳ Đại hội Đảng tiếp theo, chủ trương phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN, trên cơ sở nền kinh tế nhiều thành phần. Vì vậy tư duy chỉ đạo nghiệp vụ HQ cũng phải được chuyển đổi theo hướng cân bằng, giữa nhiệm vụ quản lý Nhà nước về Hải quan theo đúng pháp luật và nhiệm vụ phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi cho họat động xuất nhập khẩu. Sự ra đời của Pháp lệnh Hải quan được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 20/02/1990 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/5/1990 gồm 51 Điều chia làm 8 Chương, Pháp lệnh HQ thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và sự kế thừa kinh nghiệm họat động, xây dựng HQ Việt Nam gần nửa Thế kỷ qua, Pháp lệnh quy định chế độ quản lý Nhà nước về HQ nhằm “ đảm bảo thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa với nước ngoài, góp phần tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia”. Sự phát triển và hiệu quả họat động của Hải quan Việt Nam từ ngày thành lập nước đến nay, được gắn liền với sự phát triển của hệ thống pháp luật về Hải quan mà nòng cốt là Pháp lệnh Hải quan ( 1990 ). Với tư cách là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh các họat động trong lĩnh vực HQ từ những năm 1990, tuy nhiên để tạo điều kiện thuận lợi cho họat động xuất nhập khẩu, tạo cơ sở pháp lý cho việc củng cố tổ chức và họat động của Hải quan theo nguyên tắc tập trung, thống nhất, họat động có thực quyền, phù hợp với tính chất và đặc điểm họat động của HQ, cần thiết phải xây dựng Luật Hải quan nhằm công khai hóa, minh bạch hóa các văn bản trong hệ thống pháp luật HQ, đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các mối quan hệ pháp luật ngày càng phong phú, đa dạng, chuyên sâu trong lĩnh vực Hải quan.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Một số nét cơ bản của Hải quan Việt Nam.ppt