Một số kinh nghiệm để đạt điểm cao bài thi luận ở đại học

Cuối cùng là kết luận. Vì sao tôi nói kết thúc “linh hoạt”? Vì trên thực tế, bạn rất ít khi có thời gian đầu tư cho một kết luận hay trong phòng thi. Nên bạn cần phải có sẵn cho mình một vài cách để tóm lại vấn đề tập trung, nhanh chóng. Trước tiên, làm gì làm, bạn cũng cần phải khẳng định, nhắc lại vấn đề mà đề bài đặt ra, tiếp theo, có thể: - khái quát thành ý nghĩa, bài học, giá trị riêng và chung cho cá nhân, đất nước, cộng đồng, - nêu cảm nhận, đánh giá của bản thân về vấn đề được hỏi; nói lời cảm ơn đối nhân vật, tác giả, nhà khoa học, đã đưa ra luận thuyết hay những sáng tạo, phát minh có trong đề bài, - (cũng như mở đề) mượn một câu nói hay, nổi tiếng, có độ tin cậy, xác tín để thay lời kết; cũng có thể vận dụng liên hệ, mở rộng, so sánh để đánh giá, khẳng định, nâng cao tư tưởng vấn đề hay vai trò, tầm quan trọng môn học, - đề xuất một vấn đề mới, hướng đi tiếp theo có liên quan hoặc nâng cấp vấn đề ở mức độ cao hơn và hứa hẹn sự nghiên cứu mới,

pdf8 trang | Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 757 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số kinh nghiệm để đạt điểm cao bài thi luận ở đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO BÀI THI LUẬN Ở ĐẠI HỌC ThS. Trần Nữ Phượng Nhi Bộ môn Văn học – Khoa KHXHNV Dù bạn là sinh viên khối ngành tự nhiên hay xã hội thì trong đời sinh viên, ít nhất cũng đôi lần bạn phải thi hết môn với bài viết luận. Nhưng bài viết này xin phép được quan tâm đặc biệt hơn đến các bạn học khối ngành khoa học xã hội, nhất là chuyên ngành văn học. Vì các bạn ấy thường xuyên phải “đối mặt” với việc viết luận này. Cũng thông qua đây, người viết muốn chia sẻ một quan điểm: điểm số luôn luôn tỉ lệ thuận với kiến thức và kĩ năng học tập của các bạn, điểm số góp phần lớn phản ánh thái độ học tập của bạn và điểm số ảnh hưởng cả quá trình tích lũy cũng như kết quả học tập, ra trường của bạn, Thật vậy, không phải ngẫu nhiên, ở ta và thế giới từ lâu nay, điểm số vẫn được dùng như một trong những cách quan trọng để đánh giá năng lực người học. (Dĩ nhiên điểm số không phải là tất cả trong hệ thống đo lường, định lượng thực học nhưng điểm số luôn phản ánh trung thực sự chuẩn bị và quá trình học tập của bạn, có nỗ lực sẽ có điểm học tập tốt, có tìm tòi học hỏi và tự rút kinh nghiệm cho chính mình, chúng ta sẽ ngày càng cải thiện kết quả học tập). Hơn nữa, tất cả chúng ta, một khi đã đi học, ai cũng muốn đạt kết quả cao nhất có thể. Vậy thì tại sao chúng ta lại phủ nhận điểm số hay tự đánh lừa bản thân với một số quan điểm như điểm số không quan trọng, quan trọng là kiến thức bạn học được hay học tài thi phận, Đó chỉ là sự ngụy biện, đổ lỗi, đổ thừa cho việc học vẹt, học tủ, học đại khái, học cho qua, chứ chưa là sự cố gắng, tìm tòi hết tâm sức để xây dựng cho mình một cách học phù hợp, hiệu quả. Bởi thực tế, khi ra một đề thi, người dạy đã nghiên cứu và lượng trước khả năng của người học cũng như đảm bảo việc kiểm tra kiến thức sinh viên ở nhiều mức độ, khía cạnh, phương diện khác nhau theo học lực của chính sinh viên. Nếu có kiến thức thật sự, cộng với kĩ năng làm bài tốt, bạn sẽ có kết quả tốt. Còn việc học tài thi phận chỉ dùng trong trường hợp chúng ta bị sự cố hay hoàn cảnh nào đấy dẫn đến việc rơi vào tình trạng không thể dự thi hay không đủ sức khỏe, không đủ sự đầu tư cho môn học, dù chúng ta có đủ hoặc dư khả năng thực hiện (hoàn toàn khác với việc “trượt tủ” hay bị “tủ đè” mà quy về học tài thi phận). Bài viết này còn xuất phát từ một thực tế, theo sự quan sát và theo dõi của bản thân từ khi còn là sinh viên đến khi là giảng viên, tôi thấy tỉ lệ sinh viên thi viết luận ở Đại học Văn Hiến đạt từ điểm 8 trở lên rất ít, trung bình chỉ 1 đến 2,3 sinh viên trên tổng số 50 (tương đương 2%-6%), thậm chí trên tổng số 80 – 100 (tương đương 1.25% - 3%). Mặt khác, theo cách tính điểm học tập của chúng ta hiện nay, điểm thi hết môn chiếm 70% tổng số điểm môn học, chưa kể bài thi giữa kì nhiều khi cũng là bài luận. Điều đó đòi hỏi sinh viên phải nỗ lực cao để có kết quả tổng môn học tốt nhất có thể. Một lí do khác, từ thời đại học cho đến khi là giảng viên, không ít lần tôi nhận được các câu hỏi từ các bạn học và sinh viên: làm sao để đạt điểm cao bài thi viết. Tôi cũng đã từng chia sẻ kinh nghiệm và giúp ích cho các bạn cải thiện được kết quả học ít nhiều. Tuy vậy, bài viết này cũng chỉ dừng lại là kinh nghiệm cá nhân. Người viết không có mong muốn gì hơn là góp phần thêm vào vốn tích lũy phương pháp học đại học hiệu quả cho sinh viên. Xin mạn phép trao đổi ý kiến kết hợp ở hai góc độ vừa là một sinh viên vừa là một giảng viên chấm bài thi luận. 1. Muốn hay trước hết phải đúng Đọc kĩ đề Việc đầu tiên, như bất kì môn thi nào, chúng ta cần đọc kĩ đề. Đề thi luận thường được giảng viên xây dựng thành 1 hay 2,3 câu hỏi trong thời lượng từ 90’ đến 180’. Xác định đúng vấn đề, đúng trọng tâm câu hỏi là cơ sở đầu tiên quan trọng nhất để có một bài làm đạt điểm tốt. Bởi muốn viết hay, trước hết phải đúng. Muốn viết đúng cần phải hiểu đúng, biết đúng, từ đó có dàn ý đúng, triển khai đúng. Không có lí nào hỏi về cảm hứng nhân đạo trong truyện Kiều của Nguyễn Du mà chúng ta cứ mải nói về Nguyễn Du hay nội dung, hệ thống các nhân vật trong Truyện Kiều mà không triển khai, bàn sâu theo luận điểm về cảm hứng nhân đạo (mặc dù khi bàn sâu về cảm hứng nhân đạo, bắt buộc phải nói về Nguyễn Du và các vấn đề khác trong Truyện Kiều). Hoặc bàn về Xuân Diệu và Thơ Mới hẳn phải khác với bàn về Thơ Mới Xuân Diệu. Một bên phải nói cả hai vấn đề về Xuân Diệu và phong trào Thơ Mới trong cái nhìn hệ thống bao quát, đồng thời phải đánh giá được vị trí của Xuân Diệu trong làng thơ Mới. Còn một bên chỉ nói về thơ Xuân Diệu ở góc độ thơ Mới, không nhất thiết phải nói nhiều về phong trào Thơ Mới,... Vì vậy, bạn cần đọc chậm, đọc kĩ, phân tích và nên gạch dưới những cụm từ quan trọng để xác định vấn đề trọng tâm cần giải quyết. Lập dàn ý Bước thứ hai là lập dàn ý. Đây là bước mà các bạn thường không xem trọng và hay bỏ qua. Đừng tiếc thời gian vài phút cho việc xây dựng khung sườn của bài viết. Đừng quá tự tin là dàn ý đã ở sẵn trong đầu bạn. Bởi ghi ra, công việc này giúp bạn kiểm soát nội dung, luận điểm và đảm bảo tính hệ thống trong quá trình xử lý, giải quyết vấn đề của câu hỏi. Dàn ý sẽ quyết định việc bạn đi đúng hướng hay không để điều chỉnh kịp thời ngay từ đầu, tránh tình trạng “lạc lối” khi đã bỏ công đi khá dài và muốn quay lại thì đã muộn. Có dàn ý, bạn sẽ làm chủ được việc phân bổ thời lượng trình bày các luận điểm, đồng thời biết xác định và chọn lựa những luận điểm nào quan trọng. Bởi trên thực tế, có lúc chúng ta không đủ thời gian hoặc không cần trình bày, triển khai hết các vấn đề, mà chỉ cần biết lập luận lướt qua các luận điểm và tập trung vào một số luận điểm chính. Như thế bài viết của bạn không bị thiếu sót mà cũng không bị dàn trải, quá tải hay thiếu giờ. Cách làm đó cũng đồng nghĩa góp phần cho giảng viên nhìn nhận, đánh giá được khả năng nắm bắt và làm chủ vấn đề của bạn. Lưu ý, dù đề thi luận có mấy câu đi chăng nữa thì mỗi câu, bạn cũng phải làm thành một bài hoàn chỉnh. Nghĩa là phải đầy đủ mở - thân - kết và như thế đương nhiên cần phải có dàn ý. Song cũng cần chú ý về thang điểm của các câu hỏi để đầu tư cân đối mức độ đơn giản hay công phu. 2. Nghệ thuật của sự trình bày Tại sao tôi dùng từ “nghệ thuật”? Bởi trên thực tế, có rất nhiều bạn có học bài, có kiến thức, thậm chí đầu tư công phu từ khâu học trên lớp, học ở nhà, đọc thêm tài liệu ở thư viện, nhưng khi làm bài, kết quả vẫn không như mong muốn. Vấn đề chính là ở kĩ năng, sự khéo léo trình bày, thể hiện kiến thức của bạn. Mở đề ấn tượng Và nghệ thuật đầu tiên, với kinh nghiệm của người viết, đó chính là mở đề ấn tượng. “Ấn tượng” ở đây, hiểu một cách đơn giản là làm sao để khác với người khác. Đa số các bạn thường chọn cách viết vào thẳng vấn đề (trực tiếp) hoặc theo một vài cách mở đề khuôn mẫu đã quen ở thời trung học. Ví dụ như trước khi đi vào bình luận tác phẩm văn học thì hay nói về xuất xứ tác phẩm, sự nghiệp tác giả, Vì thế bạn cần có một cách dẫn vào đề của riêng bạn, không giống với ai khác. Điều đó tạo cho người chấm bài một cảm giác lạ, thiện cảm, giảm bớt căng thẳng cũng như tâm lý “nhàm chán” cho giảng viên khi phải đọc đi đọc lại hàng chục, hàng trăm bài luận dài giống nhau (đây là một sự thật, một quy luật tâm lý chứ người viết không có ý gì khác). Mặt khác, niềm vui của người chấm bài là luôn mong muốn tìm kiếm, phát hiện những lối tư duy, điễn đạt mới lạ, tích cực. Riêng tôi thường hay chọn cho mình cách mở đề gián tiếp. Tôi còn nhớ, thời học đại học, khi thi hết môn Văn học Nhật Bản do nhà giáo nhà văn Phan Nhật Chiêu giảng dạy. Đề thi “Chọn và phân tích một số bài thơ tiêu biểu trong Vạn diệp tập1”. Tôi mở đề như sau: “Có những chiếc lá mọc ra từ cành, có những bài thơ mọc từ trái tim. Thơ phát khởi tự nhiên từ lòng ta. Và những bài thơ trong Vạn diệp tập, tập thơ mười ngàn chiếc lá, là những bài thơ như thế”. Sau đó tôi dẫn vào những bài thơ tự lựa chọn và phân tích. Thật ra, đến giờ đọc lại những dòng trên, tôi vẫn thấy nó không được chỉnh chu hay đặc sắc gì lắm nhưng trong thời khắc ít ỏi tại phòng thi hồi ấy, tôi bắt buộc phải nghĩ nhanh và viết nhanh, miễn làm sao đó là cái gì của riêng tôi, không sao chép của ai là được. Lần khác, thi môn điều kiện tốt nghiệp Tư tưởng Hồ Chí Minh, trong mở đề, trước khi trình bày quan điểm của Bác, tôi đã cố ý lồng ghép cảm nhận của tôi về bộ phim tư liệu Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông, đồng thời giới thiệu qua tên vài cuốn sách về Bác mà tôi đã đọc để nói về nhân cách của Người trước khi vào vấn đề chính của đề bài, Nói chung, mở đề không phải là mấu chốt để làm nên điểm số cao nhưng thật sự là khởi đầu quan trọng, giống như ta bước vào một không gian đẹp đầy hứa hẹn. Có rất nhiều cách mở đề gián tiếp: mượn câu nói một nhà khoa học xác tín hay một câu danh ngôn nổi tiếng có nội dung, ý nghĩa liên quan đề bài thi; so sánh sự khác nhau và giống nhau giữa các vấn đề, lĩnh vực liên quan; nói về vai trò, vị trí, ý nghĩa môn học đối với thực tiễn đời sống; điểm tình hình thời sự, tin tức cập nhật mới nhất liên quan nội dung thi, Tuy vậy, cần chú ý, tuyệt nhiên mở đề không nên quá dài dòng, sẽ phản tác dụng, mặt khác có thể làm mất cân đối cấu trúc bài. Kỳ thực, nếu bạn không kiểm soát được những gì mình viết, sẽ chỉ làm cho người chấm bài trở nên khó chịu, mệt mỏi. Và như thế thay vì bạn chủ ý tạo ấn tượng đẹp thì cuối cùng mọi thứ trở thành “tai họa”. Chia phần, phân đoạn, tách ý và lựa chọn trình bày Tiếp theo vào phần thân bài, đây là phần quan trọng nhất để giải quyết vấn đề của đề thi. Nếu bạn viết luông tuồng, người chấm bài sẽ vừa đọc vừa mò mẫm ý tứ trong đám 1 Vạn diệp tập hiểu khái quát là "tập thơ của mười ngàn chiếc lá", "tập thơ lưu truyền vạn đời", "tuyển tập hàng vạn bài thơ" hay "tập thơ vạn trang", "tập thơ vạn lời" của Nhật Bản lớn nhất và cổ xưa nhất còn lại đến ngày nay, được nhiều người biên soạn vào đời Thiên hoàng Junnin, thời kỳ Nara. rừng chữ của bạn. Điều đó cũng có nghĩa, bạn đang “bị mất điểm” về sự tư duy, cách thức sắp xếp giải quyết vấn đề. Một người thầy kinh nghiệm, chỉ cần nhìn vào hệ thống vấn đề mà bạn triển khai trên các phần, đoạn là có thể đánh giá được “nội lực” của bạn. Nên bạn cần có dàn ý và bám sát dàn ý. Cần linh hoạt chia bài viết thành các phần, các luận điểm lớn, nhỏ, các đoạn, các ý,... Song phải đảm bảo tính liên kết bằng sự diễn dạt và không được tách vụn quá nhỏ các đoạn. Một số trường hợp, để thuận tiện trình bày hay để làm nổi bật, sáng rõ vấn đề theo cách hiểu của mình, bạn hoàn toàn có thể hệ thống hóa kiến thức thành sơ đồ, bảng so sánh, hay tách thành các đoạn có tiêu đề riêng hoặc liệt kê một số gạch đầu dòng cho các ý, Đó cũng là sự khác biệt về tư duy khái quát và bản lĩnh làm chủ vấn đề của bạn, điều mà ở thời phổ thông, bạn ít chú ý và ít khi dám làm khác nội dung giảng dạy của thầy cô. Một thực tế khác có thể xảy ra, trong quá trình triển khai các phần, luận điểm, có những bạn có quá nhiều kiến thức nên “tham lam”, muốn trình bày tất cả. Trong trường hợp đó, bạn cần tỉnh táo lựa chọn giữa các vấn đề. Bởi thật ra, như đã nói ở trên, không cần bạn phải trình bày, phô diễn hết những kiến thức bạn có được mà thông qua cách bạn xử lý, xây dựng hệ thống vấn đề, tầm nhìn và quan điểm của bạn được thể hiện, từ đó thầy cô đánh giá được khả năng của bạn. Giống như tôi từng tham gia chấm thi đại học, quan điểm của hội đồng chấm thi là ngoài việc dựa theo đáp án còn khuyến khích người chấm phát hiện ra những thí sinh có tiềm năng, tư duy sáng tạo. Đó cũng là lí do vì sao, đề thi đại học khối khoa học xã hội ngày càng có khuynh hướng mở, không lệ thuộc sách vở. Dẫn chứng đi cùng lý luận. Liên hệ, mở rộng, so sánh Trong quá trình triển khai bài làm, một bài luận hay, tốt không thể nào chỉ có lý luận, phân tích suông mà không có dẫn chứng, minh họa. Phải như thế, lập luận của bạn mới chặt chẽ và thuyết phục. Đồng thời bạn còn phải biết liên hệ, mở rộng, so sánh. Ví như bàn về thơ Haiku Nhật Bản, bạn nên mở rộng sự tìm hiểu về văn hóa Nhật (trà đạo, hoa đạo, kiếm đạo,); bàn về ưu điểm chủ nghĩa duy vật trong triết học, nhất thiết phải nói đến chủ nghĩa duy tâm; bàn về văn hóa phương Đông nên đối sánh văn hóa phương Tây, Và thậm chí có thể liên hệ, mở rộng, so sánh liên môn, liên ngành: văn hóa và văn học, tâm lý học và xã hội học, Nói chung, việc sử dụng dẫn chứng, minh họa hay liên hệ, mở rộng và so sánh sẽ giúp bạn thể hiện được khu vực, lĩnh vực kiến thức mà bạn có được. Tất cả đều góp phần làm phong phú, sinh động, thuyết phục và nâng tầm bài viết của bạn. Tuy nhiên, bạn cần phải biết lựa chọn những dẫn chứng hay, đắt cũng như không phải bất cứ lúc nào cũng đem vấn đề ra so sánh, đối chiếu nhằm trách tình trạng sa đà kiến thức, lạc đề, xa rời trọng tâm câu hỏi. Một cách nhỏ, để làm chủ nội dung, bạn phải luôn ý thức và tự hỏi mỗi câu chữ bạn sắp viết ra là nhằm phục vụ cho ý nào, mục đích gì, có cần thiết không? Dần dà, ý thức tự hỏi ấy sẽ thành thói quen tư duy và diễn dạt. Như thế lập luận của bạn luôn luôn được kiểm soát chặt chẽ, chừng mực và gọn gàng. Một bài luận hay không nhất thiết là một bài luận dài. Như thế, các thao tác trên sẽ trở nên hiệu quả và thuyết phục. Kết thúc linh hoạt Cuối cùng là kết luận. Vì sao tôi nói kết thúc “linh hoạt”? Vì trên thực tế, bạn rất ít khi có thời gian đầu tư cho một kết luận hay trong phòng thi. Nên bạn cần phải có sẵn cho mình một vài cách để tóm lại vấn đề tập trung, nhanh chóng. Trước tiên, làm gì làm, bạn cũng cần phải khẳng định, nhắc lại vấn đề mà đề bài đặt ra, tiếp theo, có thể: - khái quát thành ý nghĩa, bài học, giá trị riêng và chung cho cá nhân, đất nước, cộng đồng, - nêu cảm nhận, đánh giá của bản thân về vấn đề được hỏi; nói lời cảm ơn đối nhân vật, tác giả, nhà khoa học, đã đưa ra luận thuyết hay những sáng tạo, phát minh có trong đề bài, - (cũng như mở đề) mượn một câu nói hay, nổi tiếng, có độ tin cậy, xác tín để thay lời kết; cũng có thể vận dụng liên hệ, mở rộng, so sánh để đánh giá, khẳng định, nâng cao tư tưởng vấn đề hay vai trò, tầm quan trọng môn học, - đề xuất một vấn đề mới, hướng đi tiếp theo có liên quan hoặc nâng cấp vấn đề ở mức độ cao hơn và hứa hẹn sự nghiên cứu mới, Thật ra, với các kiểu kết luận này, bạn hoàn toàn có thể chuẩn bị ít nhiều từ khi còn ở nhà, nhất là khi bạn thi đề được sử dụng tài liệu. Và một điều là dù thế nào, bạn cũng nên có kết luận cho bài viết của mình để đảm bảo tính hoàn chỉnh của bài luận. Một kết luận tuy ngắn gọn nhưng có chủ kiến cá nhân, có khái quát vấn đề và mở rộng tầm nhìn của bạn sẽ là sự đóng góp không nhỏ trong điểm số tích cực cho bài thi luận ở đại học. Và đương nhiên, điều đó không gây cảm giác hụt hẫng cũng như không phụ lòng mong đợi từ phía người chấm bài – những người luôn muốn trao gửi những kết thúc “có hậu”, đặc biệt nhất cho học trò của mình. 3. Một số yếu tố “nhỏ mà không nhỏ” khác Ngoài ra, cũng bằng kinh nghiệm cá nhân, người viết cũng xin chia sẻ đôi điều “nhỏ mà không nhỏ” khác ảnh hưởng đến chất lượng bài thi luận. Đầu tiên là sự phân bổ thời gian làm bài. Có rất nhiều bài thi luận rơi vào tình trạng “đầu voi đuôi chuột” vì không kịp giờ, hoặc bất cân xứng giữa các câu và thang điểm (câu ít điểm lại đầu tư nhiều thời gian và ngược lại), Nên sự phân bổ thời gian hợp lý khi làm bài cũng là điều rất quan trọng trong việc quyết định chất lượng bài luận. Tiếp đến, nhiều bài thi luận có chữ viết tay quá tệ đến mức không đọc nỗi. Điều này thật sự là một “thử thách” quá lớn đối với người chấm bài. Vì thế, bạn hãy rèn luyện chữ viết nếu chữ của bạn “vượt quá giới hạn nỗ lực của đôi mắt và óc phán đoán” của người khác. Và cuối cùng, bạn hãy tận dụng triệt để tờ giấy nháp của mình để ghi thật nhanh những ý tưởng hay dẫn chứng “lóe sáng”, “chợt đến” trong quá trình bạn đang xử lý một vấn đề khác. Bởi nếu không, sau đó khi đến đoạn bạn cần thì xác suất gần như 90% các ý tưởng, dẫn chứng ấy sẽ nấp một chỗ thật kín trong não để chơi trốn tìm cùng bạn cho đến khi bạn ra khỏi phòng thi. Trên là một số kinh nghiệm cá nhân để đạt điểm cao bài thi luận ở đại học. Dù thế nào đi nữa, ở góc độ kĩ năng hay nghệ thuật, muốn có kết quả tốt một môn học hay một bài thi, bài kiểm tra thì người học cũng phải có kiến thức thật sự. Vì kiến thức là cơ sở sâu rộng để bạn nhận định vấn đề, xây dựng dàn ý, phân chia nội dung, mở đề hay, kết thúc linh hoạt, hay tiến hành mở rộng, so sánh, liên hệ, Và một điều sâu xa hơn, dù bàn luận thế nào đi nữa thì những kinh nghiệm trên cũng dựa trên nền tảng cơ bản của bản chất học đại học (so với học phổ thông) là cho phép và đòi hỏi người học phát huy tối đa tính tích cực của tư duy độc lậpvà sáng tạo.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf4_mot_so_kinh_nghiem_de_dat_diem_cao_bai_thi_luan_o_dai_hoc_2722.pdf
Tài liệu liên quan