Hai cuộc nghiên cứu cách nhau 5 năm tại Hà Nội đã cung cấp nhiều tư liệu cho phép tìm
hiểu và suy ngẫm về sự biến đổi xã hội tại Hà Nội cũng như ở Việt Nam nói chung trong những
năm vừa qua. Xã hội Hà Nội đang chuyển nhanh về thế giới hiện đại với sự thay đổi lớn lao, nhất
là về thu nhập, cung cách tiêu dùng và cường độ lao động cũng ngày càng một cao hơn. Người dân
Hà Nội cũng dần dần có sự bình tâm hơn trong tư duy của mình về cuộc sống, về con người. Tóm
lại, đó là một xã hội đang từng bước đi vào ổn định.
18 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 11/03/2022 | Lượt xem: 413 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp Hà Nội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng−ời trả lời sau 5 năm có lẽ liên
quan đến sự thay đổi trong độ tuổi kết hôn lần đầu và cùng với nó là tuổi khi sinh con. Những
ng−ời trả lời năm 1992 thuờng kết hôn vào khoảng đầu thập kỷ 70 và tuổi kết hôn lần đầu của họ
ở mức t−ơng đối cao, nhất là đối với nữ (nam: 28.2 và nữ: 26.5). Năm năm sau, d−ới tác động của
hoà bình, tuổi kết hôn đã tụt xuống mức thấp là 26.5 cho nam và 23.2 cho nữ (điều tra năm 1997)
để rồi sau đó có tăng lên chút ít: tuổi kết hôn trung bình ở thành thị theo Tổng điều tra dân số
năm 1989 là 26.42 cho nam, 24.69 cho nữ và theo điều tra Biến động dân số 1/4/1993 t−ơng ứng là
27.23 và 25.03 tuổi.
Nhìn chung, mức sinh ng−ời Hà Nội từ nhiều năm về tr−ớc đã đạt gần mức thay thế.
Nh−ng sự suy giảm số con những năm về sau này là không lớn. Số liệu cho thấy có xu h−ớng của
mối quan hệ ng−ợc đặc tr−ng cho các xã hội hiện đại: thu nhập càng tăng thì số con càng giảm
xuống. Điều này khác với khá nhiều khu vực nông thôn ở Việt nam theo kết quả một số cuộc khảo
sát, nhất là tại các vùng nông thôn khá giả nhờ ngành nghề và những khu vực kinh tế mới, nơi mà
khi kinh tế khá lên ng−ời ta lại muốn sinh nhiều con hơn. Số con trung bình d−ới 2 của nhóm có
thu nhập cao nhất vào năm 1997 là rất đáng chú ý: xã hội hiện đại sẽ không có xu h−ớng có nhiều
con (2 trở lên) cũng nh− không đặt nặng vấn đề cần phải "có nếp có tẻ".
Đối với tất cả các nhóm, nét nổi bật là tỷ trọng ng−ời có trình độ học vấn thấp (từ phổ
thông cơ sở trở xuống) giảm rõ rệt: từ 38% năm 1992 xuống còn 26.9% năm 1997. Nh−ng đồng
thời, tỷ trọng ng−ời có học vấn từ đại học trở lên tính chung là 26.2% cũng tụt xuống một chút so
với năm 1992: 27.2%. Sự sụt giảm lớn nhất diễn ra ở nhóm có thu nhập cao nhất: 39.3% so với
50.0%. Tuy nhiên, vào năm 1997, mối quan hệ thuận giữa tỷ lệ ng−ời có trình độ đại học và mức
thu nhập đ−ợc khẳng định hơn so với năm 1992: trình độ học vấn cao có lẽ đ−ợc đánh giá đúng hơn
hoặc có chỗ để sử dụng hơn. Cảm nhận rõ rệt là dân trí trung bình có đ−ợc nâng lên và học vấn
cũng trở nên thực tế hơn. Tỷ lệ những ng−ời cho rằng họ có biết tiếng Anh, ở một chừng mực nào
đấy, cũng có gia tăng, nh−ng không nhiều.
Sự chuyển biến về nghề nghiệp có lẽ phản ánh t−ơng đối sâu sắc nh−ng đổi thay đang
diễn ra trong lòng Hà Nội. Sau 5 năm, lao động chân tay thuần tuý, không có chút chuyên môn
đào tạo nào đã giảm rất mạnh: chỉ còn khoảng một nửa so với năm 1992. Trong khi đó, tỷ lệ lao
động có chuyên môn cao, lãnh đạo, quản lý t−ởng chừng phải tăng lên thì thực tế cũng giảm xuống
đáng kể: từ 37% xuống còn 22%. Có nhiều lý do, cả tích cực cũng nh− tiêu cực, có thể lý giải sự
thay đổi này. Tr−ớc hết, sự thay đổi cơ cấu quản lý cho gọn nhẹ hơn đã diễn ra trong những năm
qua cùng với sự giảm bỏ nhiều bộ và cơ quan lãnh đạo đã góp phần làm cho tỷ lệ này giảm xuống.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phạm Bích San & Nguyễn Đức Vinh 33
Nh−ng một mặt khác, cán bộ có chuyên môn cao, theo nhiều nguồn tin, cũng đang có sự hẫng hụt
và không bù đắp đ−ợc. Ngoài ra, việc phân chia loại hình nghề nghiệp trong 2 lần khảo sát ch−a
thể tuyệt đối thống nhất và chính xác do sự đa dạng, phức tạp của nó.
Bảng 1: Một số đặc điểm cá nhân
Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời theo 5 nhóm 20%
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Tổng
• Tuổi
Nam - Năm 1992 48.1 47.7 48.8 48.7 46.9 48.0
- Năm 1997 47.0 45.1 46.7 46.5 43.2 45.7
Nữ - Năm 1992 43.7 43.1 42.8 44.9 42.9 43.5
- Năm 1997 44.0 40.0 43.1 42.1 39.3 41.9
• Tuổi kết hôn lần đầu
Nam - Năm 1992 28.9 28.2 27.8 27.9 28.0 28.2
- Năm 1997 25.6 26.2 27.3 27.2 25.8 26.5
Nữ - Năm 1992 24.8 24.1 23.8 24.0 23.9 24.1
- Năm 1997 23.8 22.6 23.7 23.5 22.4 23.2
• Số con
Năm 1992 2.69 2.68 2.25 2.41 2.20 2.45
Năm 1997 2.55 2.30 2.15 2.24 1.98 2.24
• Trình độ học vấn (%)
Năm 1992
- PTCS hoặc thấp hơn 59.6 45.8 43.1 24.5 16.4 38.0
- Đại học trở lên 10.5 22.0 19.6 34.0 50.0 27.2
Năm 1997
- PTCS hoặc thấp hơn 50.9 30.0 23.1 20.4 10.7 26.9
- Đại học trở lên 7.3 20.0 29.2 35.2 39.3 26.2
• Biết tiếng Anh (%)
- Năm 1992 1.8 13.6 13.7 24.5 33.9 17.4
- Năm 1997 5.3 15.5 21.5 33.3 32.1 21.4
• Nghề nghiệp (%)
Năm 1992
- Lao động chân tay 50.9 32.2 33.3 22.6 8.9 29.7
- Lao động có chuyên môn
cao, quản lý, lãnh đạo
12.3
33.9
31.4
41.5
66.1
37.0
Năm 1997
- Lao động chân tay 24.6 24.1 12.3 9.3 3.6 14.8
- Lao động có chuyên môn
cao, quản lý, lãnh đạo
5.3
15.5
24.6
27.8
37.5
22.0
• Đang là Đảng viên (%)
Năm 1992 17.5 44.1 29.4 30.2 30.4 30.4
Năm 1997 21.8 31.7 41.5 25.9 25.0 29.7
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội 34
Kết quả phân tích cho thấy, trong khi vào năm 1992, có tới 12.3% số ng−ời thuộc nhóm có
thu nhập thấp nhất là lao động có chuyên môn cao, quản lý, lãnh đạo thì năm 1997, con số này chỉ
còn 5.3%. Tỷ lệ t−ơng ứng ở nhóm kế tiếp là 33,.9% và 15.5% và nh− vậy, trình độ chuyên môn có
lẽ đã đ−ợc đánh giá đúng hơn. Đồng thời, ở hai nhóm có thu nhập cao nhất, sự giảm sút cũng
mạnh mẽ không kém và điều đó cho thấy sự bất bình đẳng theo nghề nghiệp đã giảm bớt. Phải
chăng, xu h−ớng phân phối quân bình đang trở lại ?
Tỷ lệ những ng−ời đang là Đảng viên Đảng cộng sảnViệt Nam gần nh− không thay đổi
qua hai cuộc nghiên cứu: 30.4% và 29.4%. Tuy nhiên, có một số thay đổi nhỏ trong t−ơng quan với
mức thu nhập bình quân đầu ng−ời. Trong khi tỷ lệ đảng viên trong hai nhóm có thu nhập cao
nhất đều giảm (khoảng 30% năm 1992 xuống chừng 25% năm 1997) thì ở tầng lớp thu nhập thấp,
tỷ lệ này lại có sự gia tăng (từ 17.5% lên 21.8%).
Nh− vậy, các đặc tính cá nhân sau 5 năm ở Hà Nội có sự cải thiện đáng kể về chất l−ợng.
Nh−ng cái mà chúng ta đòi hỏi là chất l−ợng chuyên sâu với trình độ rất cao để có thể vọt tiến
ngang tầm với thời đại mới cũng nh− ngang tầm với thủ đô của một đất n−ớc đang v−ơn mình tới
hiện đại... và điều đó ch−a phải là đã có cách giải quyết.
2. Thu nhập và tiêu dùng
2.1. Thu nhập
So sánh số liệu từ 2 cuộc khảo sát cho thấy, có một sự thay đổi lớn lao trong thu nhập của
ng−ời Hà Nội trong những năm vừa qua. Dĩ nhiên, điều có thể dự đoán tr−ớc đ−ợc là thu nhập sẽ
gia tăng lên nhiều. Thực tế sau 5 năm, bình quân thu nhập theo đầu ng−ời tăng 2.64 lần và theo
hộ gia đình là 2.73 lần. Trong quá trình chuyển đổi này, nhóm nghèo nhất có sự gia tăng lớn nhất
(3.57 lần) và tăng nhiều hơn so với nhóm khá giả (2.33 lần). Trong khi sự gia tăng thu nhập ở Hà
Nội có t−ơng xứng với sự gia tăng năng suất lao động hay không vẫn còn là một câu hỏi mở thì
chúng ta lại có thể dễ dàng nhận thấy rằng, sự gia tăng đó là t−ơng đối lớn so với tốc độ phát triển
kinh tế chung của đất n−ớc và cả của thủ đô Hà Nội. Nếu ở những tầng lớp cao, theo quan sát, có
vẻ nh− trang bị kỹ thuật, kiến thức của họ đang v−ơn lên rất nhanh tới các chuẩn chung của khu
vực Đông Nam á thì điều này khó có thể là nguyên nhân của những tầng lớp có thu nhập thấp: ở
đây, chủ yếu vẫn là lao động cơ bắp và chỉ với c−ờng độ cao hơn mà thôi.
Bảng 2: Thu nhập bình quân đầu ng−ời/ tháng theo 5 nhóm (mỗi nhóm 20% số hộ)
ở Hà Nội năm 1992 và 1997
(Đơn vị: nghìn đồng) 5 nhóm thu nhập
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Tổng
• Tổng thu nhập của GĐ / 1 tháng
- 9/ 1992 288.8 548.2 625.4 807.9 2298.9 929.9
- 5/ 1997 997.3 1467.4 1833.9 2774.1 5814.1 2535.2
• Thu nhập bình quân đầu ng−ời
- 9/ 1992 63.4 115.1 141.4 192.7 601.8 224.5
- 5/ 1997 226.2 337.9 445.1 613.4 1401.4 593.8
- Tỷ lệ thay đổi (1997 / 1992) 3.57 2.94 3.15 3.18 2.33 2.64
Ghi chú: tháng 9/1992 1USD ≈ 10800 đồng; tháng 5/1997 1USD = 11160 đồng
Xin đ−ợc l−u ý là nhóm hộ gia đình có thu nhập cao nhất ở các tỉnh đồng bằng Bắc bộ vào
năm 1992 là khoảng trên d−ới 50000 đồng/ ng−ời mỗi tháng và vào tháng 6/1997 là khoảng 60000
đồng/ ng−ời mỗi tháng: một sự gia tăng không quá 20% trong điều kiện không có sự biến động về
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phạm Bích San & Nguyễn Đức Vinh 35
giá cả, nh−ng trong thực tế giá cả sinh hoạt đã tăng lên nhiều 2. Nếu sự gia tăng nh− thế ít nhiều
phù hợp với sự tăng tr−ởng của năng suất lao động ở nông thôn thì sự gia tăng thu nhập ở khu vực
đô thị rất nên cần đ−ợc cân nhắc, đặc biệt trong bối cảnh khi mà mục tiêu phát triển của Việt Nam
từ rất lâu đã là: thu hẹp sự khác biệt giữa nông thôn và thành thị cũng nh− duy trì đ−ờng h−ớng
phát triển bền vững.
Hình 1: Thu nhập bình quân đầu ng−ời theo 5 nhóm (mỗi nhóm 20% số hộ)
tại Hà Nội năm 1992 và 1997
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Chung
N
gh
ìn
đ
ồn
g
1992
1997
Hình 2: Đ−ờng cong Lorenzt về phân bố thu nhập tại Hà Nội năm 1992 và 1997
1997
1992
Hệ số GINI: Năm 1992 : 0.44 Năm 1997: 0.37
Sự cải thiện về phân phối thu nhập cũng rất đáng khích lệ. Chênh lệch bình quân thu
2 Xem Phạm Xuân Đại: Phát triển ngành nghề ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ. Tạp chí Xã hội học số 4/1997, Tr. 83.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội 36
nhập đầu ng−ời giữa nhóm thu nhập cao nhất và nhóm thấp nhất nếu năm 1992 là 9.5 lần thì
năm 1997 còn 6.2 lần. Tuy nhiên, cũng nh− năm 1992, sự khác biệt lớn nhất diễn ra ở nhóm hộ gia
đình có thu nhập bình quân cao nhất: gấp 3.1 lần (năm 1992) và 2.3 lần (năm 1997) so với nhóm
trên trung bình kế cận. Khi chuyển từ nhóm có mức thu nhập trung bình sang nhóm d−ới trung
bình: tỷ lệ t−ơng ứng là 1.8 và 2.3 lần. Hệ số Gini về mức độ bất bình đẳng theo phân bố thu nhập
ở Hà Nội đã giảm khá nhiều sau 5 năm: từ 0.44 năm 1993 xuống còn 0.37 năm 1997. Con số này
bắt đầu nằm ở mức t−ơng đ−ơng với thành phố Hồ Chí Minh cuối năm 1994 là 0.35 3. Nh− vậy,
quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cùng với việc chuyển sang nền kinh tế thị tr−ờng có thể
đem đến sự bất bình đẳng hơn, sự phân hóa giàu nghèo hơn trong giai đoạn ban đầu, nh−ng khi
đạt đến một độ nhất định sẽ mang lại cho xã hội Việt nam một sự phân chia tài sản quân bình
hơn. Và điều này hoàn toàn không phải là sự chia đều nghèo khó nh− trong quá khứ hay tại các
khu vực nông thôn còn kém phát triển hiện nay.
2.2. Tiêu dùng thiết yếu
Nếu thu nhập là một chỉ báo chính xác phản ánh sự thay đổi của xã hội thì những chỉ báo
về tiêu dùng cung cấp cho chúng ta một ý t−ởng rất cụ thể về việc xã hội Việt Nam thay đổi nh−
thế nào. Có 3 chỉ báo cơ bản về tiêu dùng đ−ợc xem xét đầu tiên: chi tiêu cho ăn - nhu cầu thiết
yếu, chỉ tiêu cho điện sinh hoạt - nhu cầu tối thiểu của xã hội hiện đại và chi tiêu cho học hành của
con cái - một sự đầu t− cho t−ơng lai và cũng là nhu cầu truyền thống của ng−ời Việt.
Bảng 3: Một vài tiêu dùng thiết yếu tại Hà Nội
(Đơn vị: nghìn đồng) Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời theo 5 nhóm 20%
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Tổng
• Tiền ăn
- Tiền ăn bình quân đầu ng−ời 1992 70.80 96.21 109.2 131.2 190.2 120.2
- % trên thu nhập 111.7% 83.6% 77.2% 69.6% 31.6% 53.5%
- Tiền ăn bình quân đầu ng−ời 1997 176.4 248.8 279.9 302.0 353.0 271.7
- % trên thu nhập 77.98% 73.63% 62.88% 49.23% 25.19% 45.76%
• Tiền điện
- Tiền điện TB đầu ng−ời năm 1992 9.72 8.90 13.62 16.52 26.27 15.05
- % trên thu nhập 15.33% 7.73% 9.63% 8.57% 4.37% 6.70%
- Tiền điện TB đầu ng−ời năm 1997 17.51 19.97 27.24 36.32 48.98 29.69
- % trên thu nhập 7.74% 5.91% 6.12% 5.92% 3.49% 5.00%
• Tiền học cho con
- Cho mỗi con đi học tháng 8/ 1992 19.0 27.3 32.2 40.5 54.9 34.89
- Cho mỗi con đi học tháng 4/ 1997 178.7 190.4 227.6 264.6 399.1 250.5
- Tổng cộng cho con tháng 8/ 1992 32.99 55.18 52.80 65.75 95.04 60.70
- % trên thu nhập 11.4% 10.1% 8.4% 8.1% 4.1% 6.5%
- Tổng cộng cho con tháng 4/ 1997 314.6 362.6 406.8 490.2 716.1 454.8
- % trên thu nhập 31.5% 24.7% 22.2% 17.7% 12.3% 17.9%
Trong một xã hội nghèo nàn và lạc hậu nh− ở Việt Nam tr−ớc kia, giải quyết cái ăn luôn là
mối quan tâm hàng đầu của mỗi gia đình, mỗi ng−ời dân. Đến mức trong tiếng Việt từ "ăn" rất hay
đ−ợc gắn cho đi cùng và đi tr−ớc một loạt các hoạt động đời th−ờng nh− ăn mặc, ăn nói, ăn chơi,...
và thậm chí cả ăn nằm. Ng−ời Hà Nội chi một số tiền lớn từ thu nhập của họ cho ăn và con số này
3 T−ơng Lai,. Sách đã dẫn. Tr.84
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phạm Bích San & Nguyễn Đức Vinh 37
đã tăng 2.26 lần sau 5 năm. Tuy nhiên, mức độ chệnh lệch về tiền ăn giữa nhóm thu nhập bình
quân cao nhất và thấp nhất đã giảm từ 2.69 xuống còn 2 lần. Ăn đủ calo không còn là vấn đề đối
với ng−ời dân Hà Nội ở bất kỳ tầng lớp nào nh−ng chất l−ợng của bữa ăn là cái phải tính đến trong
thời kỳ tới. Tỷ trọng của chi tiêu cho ăn trong thu nhập bình quân ở Hà Nội đã giảm từ 53.5%
xuống còn 45.7% sau 5 năm. Sự thay đổi đặc sắc nhất diễn ra ở nhóm thu nhập thấp nhất: tỷ lệ chi
cho ăn từ mức v−ợt quá thu nhập bình quân của mình vào năm 1992 thì nay (tháng 5/1997) đã
xuống còn 77.98% thu nhập. Mặc dù con số này vẫn còn rất cao nh−ng cũng đã t−ơng đ−ơng với tỷ
trọng tiền ăn / thu nhập của nhóm trung bình vào năm 1992 là 77.2%. Cùng với sự gia tăng thu
nhập, tỷ trọng của chi cho ăn trong thu nhập vào năm 1997 giảm một cách lũy tiến trong khi vào
năm 1992 sự suy giảm đột ngột chỉ diễn ra ở nhóm có thu nhập thấp bình quân đầu ng−ời thấp
nhất và cao nhất.
Do thu nhập tăng lên, tỷ trọng tiền điện tính theo đầu ng−ời trong thu nhập của ng−ời
dân Hà Nội đã giảm xuống: từ 6.7% năm 1992 xuống còn khoảng 5% năm 1997 và tỷ trọng này
cũng có xu h−ớng giảm dần theo mức thu nhập từ thấp đến cao. Tiền điện trong hộ gia đình cũng
có sự gia tăng thích đáng cùng với sự gia tăng thu nhập trong cả 2 lần nghiên cứu (bảng 3). Đồng
thời, tiền điện cũng tăng xấp xỉ trên d−ới 2 lần ở tất cả các nhóm sau 5 năm. Tuy nhiên, kết hợp
những số liệu về vật dụng trong nhà với số chi tiêu tuyệt đối trong việc sử dụng điện cũng cho thấy
nhu cầu sử dụng năng l−ợng điện vẫn ở mức thấp và chủ yếu là dành cho những việc tối cần thiết.
Hay nói cách khác: họ thoả mãn nhu cầu hiện đại ở mức tối thiểu.
Cũng rất lý thú khi xem xét chi tiêu cho học vấn dù rằng số liệu của hai cuộc nghiên cứu
không t−ơng thích về thời điểm trong năm học. Điều đầu tiên có thể thấy là mặc dù chế độ học phí
chính thức của chúng ta là rất thấp và thậm chí có thời kỳ không mất tiền, thì học phí mà ng−ời
dân Hà Nội thực sự phải bỏ ra không hề rẻ chút nào, nhất là so với mức thu nhập. Vào thời điểm
tháng 4 năm 1997, trung bình các gia đình phải chi 250 ngàn đồng cho mỗi con đi học. Con số này
ở tầng lớp nghèo nhất cũng là 179 ngàn đồng và ở nhóm khá giả nhất lên tới 400 ngàn đồng, t−ơng
đ−ơng với l−ơng của một viên chức nhà n−ớc cấp trung bình. Chi phí cho con đi học của các gia
đình ngày càng tăng không chỉ về con số tuyệt đối mà cả tỷ trọng trong thu nhập: từ 6,5% năm
1994 lên 17.9% năm 1997. Điều đó cho thấy thế hệ t−ơng lai đã đ−ợc quan tâm đúng mức hơn.
Cũng nh− ngày x−a, ng−ời Việt Nam có lòng tôn trọng sâu xa đối với học vấn và thủ đô Hà Nội rất
xứng đáng với truyền thống này. Và điều hiển nhiên không kém là những lời than phiền về thiếu
kinh phí giáo dục không thể nào đứng vững đ−ợc, vấn đề là chỉ có thể huy động nguồn tiềm năng
của nhân dân mà thôi.
Tuy nhiên, chi phí cho con đi học ngày càng là gánh nặng vô cùng lớn lao đối với các gia
đình thu nhập thấp, nó đã chiếm tới 31.5% tổng thu nhập của họ. Tỷ trọng này giảm dần cùng với
sự gia tăng thu nhập và xuống còn một con số hợp lý ở nhóm có mức thu nhập cao: 12.3%. Chỉ báo
này đã phản ánh phần nào tính chất bất bình đẳng trong hệ thống giáo dục hiện nay và nh− vậy
các gia đình có thu nhập thấp rõ ràng là không thể cho con đi học cao đ−ợc. Tối đa họ chỉ có thể
cầm cự đ−ợc hết phổ thông trung học vì ngay cả nếu các em có nhận đ−ợc học bổng ở tr−ờng đại
học thì, theo định l−ợng của chúng tôi, học bổng đó cũng chỉ mới bằng khoảng 5-10% chi phí cho
con học đại học mà thôi.
2.3. Những khoản tiêu dùng khác
Xã hội Việt Nam nhìn từ bất cứ chiều cạnh nào cũng thấy có sự phồn vinh hơn cũng nh−
có vẻ chuyển dần về những dáng nét xã hội tiêu thụ hơn.
Một trong những đặc tính truyền thống của dân c− ở miền Bắc là quan tâm đặc biệt đến
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội 38
nhà ở. Sự tăng tiến cơ bản nhất đã diễn ra trong lĩnh vực xây dựng nhà ở và công trình phụ gia
đình bất chấp các chính sách cũng nh− các khoản đầu t− của nhà n−ớc về đất đai nhà cửa diễn ra
nh− thế nào và đang đ−ợc bàn luận ra làm sao. Không kể đến chất l−ợng hay quyền sử dụng sở
hữu, diện tích nhà ở bình quân đầu ng−ời đã có sự cải thiện đáng kể sau 5 năm: tăng 1.53 lần và
riêng ở 2 nhóm thu nhập thấp nhất tăng xấp xỉ gấp đôi (bảng 4). Kết quả cho thấy diện tích nhà
trung bình mỗi ng−ời của nhóm hộ gia đình đã khảo sát năm 1997 là 11.75 m2, trong đó, nhóm
nghèo nhất cũng có đ−ợc 8.55 m2, bằng nửa nhóm cao nhất. Nh− vậy, diện tích đó là t−ơng đối cao
so với mức độ phát triển kinh tế và điều đó cho thấy rằng: việc "bùng nổ" xây dựng nhà ở dân dụng
ở Hà Nội trong những năm vừa qua không chỉ do sức ép dân số hay do diện tích ở quá chật hẹp
nh− một số ng−ời vẫn nghĩ.
Bảng 4: Nhà ở, đồ dùng, ph−ơng tiện trong gia đình
Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời theo 5 nhóm 20%
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Tổng
• Diện tích nhà ở (m2)
- TB đầu ng−ời năm 1992 4.75 5.89 7.66 7.66 12.2 7.68
- TB đầu ng−ời năm 1997 8.55 10.18 11.47 11.38 17.47 11.75
- Tỷ lệ thay đổi (1997 / 1992) 1.8 1.73 1.50 1.49 1.43 1.53
• Đồ dùng, tiện nghi sinh hoạt (%)
1 - Có công trình phụ hiện đại
Năm 1992 0.0 0.0 0.0 6.9 12.9 4.1
Năm 1997 13.8 32.3 47.1 51.9 86.2 46.0
2 - Đun nấu bằng bếp điện hay gas
Năm 1992 10.0 13.3 25.9 27.6 67.7 29.3
Năm 1997 41.4 54.9 61.7 84.6 93.1 66.4
3 - Có xe máy loại tốt
Năm 1992 0.0 6.7 14.8 13.8 51.6 17.1
Năm 1997 41.4 58.1 76.5 81.5 100.0 71.3
4 - Có TV màu & Video
Năm 1992 0.0 10.3 0.0 44.8 58.1 23.3
Năm 1997 37.9 61.3 67.6 77.8 96.6 68.0
5 - Có máy giặt
Năm 1992 0.0 3.3 3.7 13.8 22.6 8.8
Năm 1997 10.3 22.6 38.2 48.1 75.9 38.7
Một trong những đặc tr−ng cơ bản của xã hội hiện đại là công trình phụ theo kiển hiện
đại, hiểu theo nghĩa t−ơng đối và ch−a bàn đến chất l−ợng hay trị giá: là khu riêng, có hố xí tự
hoại, có vòi tắm hoa sen. Nếu năm 1992, loại công trình phụ này gần nh− ch−a có: chỉ 4.1% số hộ
gia đình với sự hiện diện của chúng chỉ ở hai tầng lớp có thu nhập cao nhất thì năm 1997, con số
đó đã là 46% và có ở tất cả các nhóm thu nhập. Ngay cả nhóm thu nhập thấp nhất cũng có tới
13.8% có công trình phụ theo kiểu hiện đại. Sự thay đổi này quả là đặc sắc bởi chúng ta biết rằng:
trong quá khứ, ng−ời Việt Nam ch−a coi nhu cầu về công trình phụ là cái riêng t− và cần thiết.
Ph−ơng tiện đun nấu cũng có sự thay đổi cơ bản: khởi đầu là củi, sau đó là bếp dầu, tiếp
đó là điện và cuối cùng là bếp gas. Tỷ lệ hộ gia đình dùng bếp điện hay gas giờ đây đã là 66.4% so
với 29.3% vào năm 1992. Công sức, thời gian và sự giải phóng phụ nữ có lẽ đã có b−ớc ngoặt đáng
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phạm Bích San & Nguyễn Đức Vinh 39
kể nhờ sự thay đổi hành vi này. Cũng vậy, nhu cầu đối với máy giặt tăng lên và nó bắt đầu trở
thành một vật dụng cần thiết cho đời sống hiện đại: 38.7% có máy giặt so với 8.8% vào thời điểm 5
năm về tr−ớc. Bếp ga và máy giặt là những nhu cầu hoàn toàn mới của thời kỳ hiện đại và cũng là
những nhu cầu phản ánh sự chuyển đổi về chất trong thu nhập cũng nh− trong hành vi tiêu dùng
của ng−ời Hà Nội.
Ngoài ra, đời sống ng−ời Hà Nội cũng có nhiều sự thay đổi đáng chú ý biểu hiện qua việc
mua sắm sử dụng những đồ dùng đắt tiền nh−: xe máy loại tốt, tivi màu và video...Trong khi chỉ
có khoảng 50% nhóm thu nhập cao nhất năm 1992 có những tiện nghi đó thì thì 5 năm sau, con số
này đã là gần 100%. Năm 1997, có tới 71.3% số hộ gia đình đ−ợc hỏi cũng nh− 100% gia đình có
thu nhập cao có xe máy loại tốt. Con số này còn cao hơn nhiều nếu tính tất cả các loại xe và điều
đó không phải là một tín hiệu lạc quan cho giao thông công cộng. Cứ theo đà này chắc mỗi gia đình
Hà Nội đều có ít nhất một xe máy và sự quá tải của hệ thống đ−ờng sá là điều dễ hiểu.
Nh− vậy, nhiều vật dụng thông th−ờng của xã hội hiện đại đã hiện diện t−ơng đối phổ
biến trong cơ cấu tiêu dùng của ng−ời Hà Nội ở tất cả các tầng lớp khác nhau và họ đã quen với
việc sử dụng chúng. Hơn thế, thói quen tiết kiệm của xã hội nông dân truyền thống vốn ăn sâu
trong đầu ng−ời dân Bắc bộ và đ−ợc củng cố thêm bởi những năm khó khăn đến cùng cực của
chiến tranh và thời kỳ hậu chiến, có vẻ nh− không còn l−u giữ đ−ợc nữa khi mà chỉ trong có 5 năm
ng−ời ta đã có thể an tâm mua sắm nhiều đến thế. Chúng ta có thể dễ dàng thấy rằng, cho dù thu
nhập trung bình đã tăng tới 2.6 lần sau 5 năm nh− đã trình bày ở trên, ng−ời ta cũng khó có thể
mua sắm và sử dụng nhiều vật dụng đắt tiền nh− vậy (nhà cửa, xe máy, video,...) chỉ bằng đồng
tiền tiết kiệm từ nguồn thu nhập ổn định trong thời gian t−ơng ứng, nhất là ở các nhóm có mức
thu nhập trung bình trở xuống. Vậy mức độ mua sắm, tiêu dùng đó có thể kéo dài đ−ợc bao lâu và
một khi đang tiêu dùng mạnh thì khó có thể dừng lại đ−ợc và, theo dự báo của chúng tôi, cũng
không dễ kêu gọi đóng góp nếu gặp khó khăn nh− ở Hàn Quốc đ−ợc.
2.4. Tiết kiệm và đầu t−
Trong khi đó, một số tiền nhàn rỗi đ−ợc cho là vẫn còn rất lớn trong dân, vậy ng−ời Hà Nội
có xu h−ớng sử dụng chúng nh− thế nào ? Tr−ớc hết ng−ời ta mua vàng và sau đó, hiện đại hơn,
mua ngoại tệ (dollar) để làm đồ dự trữ. Mặc dù, cuộc nghiên cứu đã không thu đ−ợc các số liệu về
ph−ơng diện này, tuy nhiên, qua các nguồn đánh giá chính thức khác nhau có thể cảm nhận rằng
l−ợng tiền mặt, vàng, ngoại tệ dự trữ trong dân là không nhỏ. Ngoài ra, nh− đã phân tích ở trên,
ng−ời Hà Nội đã đầu t− t−ơng đối lớn vào việc xây dựng nhà cửa hay mua đất và nhiều khi điều đó
mang ý nghĩa một khoản tiết kiệm hơn là thoả mãn nhu cầu bức xúc về chỗ ở. Nói chung, mấy
kiểu "tiết kiệm" kể trên đều không mang ý nghĩa tích cực và không phải là ph−ơng thức tiết kiệm
của các xã hội hiện đại.
Khái niệm đầu t− hiện đại còn rất manh nha ngay cả ở Hà Nội. Về mặt chính thức ở Việt
Nam mới chỉ có ph−ơng thức gửi tiết kiệm: lãi suất thấp, an toàn trong thời kỳ ổn định nh−ng đễ dàng
bị mất mát khi nền kinh tế chao đảo (nh− đã từng xảy ra trong những năm của thập kỷ 80 và đầu
thập kỷ 90). Cho đến bây giờ ng−ời Hà Nội vẫn chỉ quen nhất kiểu "đầu t−" này và nói chung là ngại
mạo hiểm: trong ngày đầu tiên của đợt bán trái phiếu của ngân hàng Đầu t− và Phát triển (BIDV) ở
thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh đã bán đ−ợc 24 tỷ đồng; có 2 khách hàng của Hà Nội đã mua cao
nhất 2 tỷ đồng và 70000 đô la 4. Chính thức vẫn ch−a có ph−ơng thức đầu t− khác nào khả dĩ có thể
mang lại lãi suất, độ an toàn cũng nh− thoả mãn khả năng mạo hiểm và kinh doanh của các cá nhân.
Hình thức sơ khai nhất vẫn là chơi họ và không ít ng−ời đã sử dụng hình thức này. Nói chung, dự định
4 Báo Đầu t−, 23/4/1998. Tr. 7.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội 40
đầu t− của ng−ời Hà Nội thật mờ nhạt trong khi nhu cầu thực của họ vẫn có.
Mức độ vay m−ợn của ng−ời Hà Nội khá ổn định qua cả hai cuộc nghiên cứu: 24.5% (1992)
và 25.3% (1997) gia đình đ−ợc hỏi cho biết họ có vay m−ợn trong 2 năm qua. Nhóm trên trung
bình có sự trội nổi hơn vào năm 1997: 37% có vay m−ợn. Đồng thời, vay m−ợn để đầu t− cho sản
xuất, kinh doanh vẫn ở mức thấp cũng không có sự thay đổi đáng kể: 6.8% và 6.6% số hộ gia đình
cho biết đã vay m−ợn vì mục đích này. Lý do vay m−ợn chủ yếu khác là để làm nhà hay mua sắm
đồ dùng đắt tiền. Có vẻ nh− các nhóm có thu nhập thấp có ý định này lớn hơn cả: 10 % đã vay để
mua sắm đồ dùng đắt tiền, tỷ lệ cao hơn hẳn các nhóm khác. Nhìn chung, sự gia tăng vay m−ợn
vẫn tập trung chủ yếu vào việc làm hay sửa chữa nhà.
Bảng 5: Tình trạng vay m−ợn và dự định chi tiêu
(Đơn vị: %) Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời theo 5 nhóm 20%
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Tổng
• Vay m−ợn trong 2 năm qua
Năm 1992 40.0 20.0 22.2 17.2 22.6 24.5
Năm 1997 26.7 16.7 20.6 37.0 27.6 25.3
• Vay để làm nhà, sửa chữa nhà
Năm 1992 10.0 3.3 18.5 6.9 3.2 8.2
Năm 1997 10.0 10.0 14.7 18.5 10.3 12.7
• Vay để mua sắm đồ dùng đắt tiền
Năm 1992 3.3 3.3 0.0 0.0 3.2 2.0
Năm 1997 10.0 3.3 0.0 7.4 0.0 4.0
• Vay để đầu t− cho SX, kinh doanh
Năm 1992 3.3 10.0 7.4 3.4 9.7 6.8
Năm 1997 0.0 3.3 2.9 14.8 10.3 6.6
• Dự định chi tiêu lớn thời gian tới
Năm 1992 26.7 30.0 40.7 41.4 54.8 38.8
Năm 1997 23.3 20.0 35.3 37.0 51.7 33.3
• Dự định làm nhà, sửa chữa nhà
Năm 1992 6.7 3.3 14.8 13.8 25.8 12.9
Năm 1997 6.7 6.7 11.8 11.1 10.3 9.3
• Dự định mua sắm đồ dùng đắt tiền
Năm 1992 3.3 3.3 0.0 0.0 3.2 2.0
Năm 1997 10.0 3.3 0.0 7.4 0.0 4.0
• Dự định đầu t− sản suất, kinh doanh
Năm 1992 3.3 3.3 0.0 10.3 6.5 4.8
Năm 1997 0.0 3.3 2.9 14.8 10.3 6.0
• Dự định trả nợ
Năm 1992 10.0 6.7 7.4 0.0 0.0 4.8
Năm 1997 13.3 10.0 14.7 14.8 3.4 11.3
Dự định chi tiêu lớn trong thời gian tới cũng có những đ−ờng nét t−ơng tự. Làm nhà hay
sửa chữa nhà tuy vẫn là lý do hàng đầu (9.3%) nh−ng nhu cầu này có giảm xuống so với 5 năm
tr−ớc đó (12.9%). Dự định đầu t− sản xuất kinh doanh có nhích lên nh−ng vẫn ở mức thấp: 4.8%
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phạm Bích San & Nguyễn Đức Vinh 41
năm 1992 lên 6.0% năm 1997. Cũng nh− tr−ớc kia nhóm thu nhập trên trung bình vẫn có dự định
đầu t− sản xuất kinh doanh cao nhất (14.8%).
Nhìn chung, thói quen sử dụng đồng tiền ở Hà Nội vẫn đặc tr−ng cho xã hội châu á: tiêu
dùng hay để tiết kiệm vẫn là chủ yếu, đầu t− mạo hiểm rất ít. Làm thế nào để xây dựng tinh thần
dám mạo hiểm, mạnh dạn đầu t− trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hóa là một việc đáng
phải suy t− trong quá trình phát triển sắp tới.
3. Sinh hoạt văn hoá
Thu nhập gia tăng nh−ng đời sống văn hóa tinh thần của ng−ời Hà Nội có đ−ợc sự tăng
tr−ởng hay không và sự thay đổi đó diễn ra nh− thế nào là những điều đ−ợc l−u tâm tới trong
nghiên cứu này.
Chỉ báo đầu tiên, mua sách, phản ánh nhu cầu tri thức vốn đã tồn tại từ ngàn x−a. Điều
rất lý thú là trong khi rõ ràng thu nhập trung bình của ng−ời dân cao lên thì tỷ lệ th−ờng xuyên
mua sách cho ng−ời lớn tụt hẳn xuống: từ 17.2% năm 1992 xuống còn 10.0% năm 1997. Sách
không còn là nguồn giải trí gần nh− duy nhất trong thời giờ nhàn rỗi của những ng−ời có học nữa
mà trong xã hội hiện đại, có thể có nhiều cách tiếp cận thông tin khác ngoài ph−ơng pháp đọc sách
thông th−ờng. Tỷ lệ hộ gia đình th−ờng xuyên mua sách cho ng−ời lớn tăng tuần tự theo mức tăng
thu nhập với sự tăng đột biến của nhóm có thu nhập cao nhất là 24.1%, gấp nhiều lần so với các
nhóm tr−ớc đó. Khi phân tích số liệu năm 1992 chúng ta thấy rằng, chính nhóm có mức thu nhập
trung bình và d−ới trung bình mới là những ng−ời th−ờng xuyên mua sách cho ng−ời lớn nhất:
13.3% và 25.9%. Có lẽ đang bận rộn và tận dụng cơ hội làm ăn, tỷ lệ th−ờng xuyên mua sách cho
ng−ời lớn đột ngột tụt xuống rất thấp ở 2 nhóm tiếp theo (6.9% và 4.4%) và chỉ hơn có nhóm thu
nhập thấp nhất vốn không có điều kiện để mua sách. Năm 1997, khả năng mua sách rõ ràng là
phụ thuộc vào mức thu nhập nhiều hơn: thấp nhất là 2 nhóm có mức thu nhập thấp nhất, sau đó
tỷ lệ này tăng dần lên đến 24.1% ở nhóm thu nhập cao nhất. Phải chăng, sự thù lao công sức lao
động đã t−ơng xứng với kiến thức hơn và những ng−ời cần đến sách nh− nguồn kiến thức đã có thu
nhập khá hơn so với 5 năm về tr−ớc. Giờ đây, chúng ta có lý do để tin rằng: ng−ời trí thức đủ ăn,
tuy không giàu nh−ng cũng không thể nghèo đ−ợc.
Xu h−ớng mua sách cho con lại không hoàn toàn nh− vậy. Tỷ lệ này gia tăng mạnh từ
27.4% năm 1992 lên 36.7% năm 1997. Cả hai lần khảo sát đều cho thấy, trừ nhóm có mức thu
nhập trung bình, tỷ lệ th−ờng xuyên mua sách cho con tăng dần lên theo mức thu nhập của gia
đình. Đặc biệt là ở nhóm có mức thu nhập cao nhất, tỷ lệ này v−ợt xa nhóm tr−ớc tới 2 lần (56.7%
và 72.4%) và đó có lẽ mới là mức độ cần thiết để đảm bảo cho sự phát triển các thế hệ t−ơng lai của
đất n−ớc. Nhóm có mức thu nhập trung bình năm 1992 và 1997 đều có tỷ lệ mua sách cho con thấp
nhất, thấp hơn mức đáng ra phải có. Điều đó có thể đ−ợc giải thích rằng: ở ng−ỡng thu nhập này,
có lẽ xuất hiện nhiều nhu cầu mới khác mà việc mua sách cho con phải giảm xuống một chút.
Bên cạnh đó, báo chí, một nhu cầu cao cấp về thông tin cũng có sự cải thiện nhất định.
Sau 5 năm, cả tỷ lệ mua báo ngày và báo tuần đều có sự gia tăng đáng kể. Có điều, sự tăng tiến về
tỷ lệ này giữa các nhóm thu nhập khác nhau rất tuần tự, không có sự đột biến gì lớn. Nói chung,
tỷ lệ các gia đình th−ờng xuyên mua báo, ngay cả đối với các nhóm có mức thu nhập cao, cũng
không phải là lớn lắm. Hơn nữa, tỷ lệ này của nhóm hộ gia đình có mức thu nhập trên trung bình
vào năm 1992 còn tụt xuống rất thấp: chỉ có 17.2%. Có lẽ nhiều ng−ời trong số họ, nhất là những
ng−ời làm ở các cơ quan nhà n−ớc, đã có báo đọc ở nơi làm việc của mình. Năm 1997, số l−ợng báo
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội 42
chí đa dạng và phong phú hơn nên mọi ng−ời đã mua nhiều hơn và điều đó cũng còn phụ thuộc vào
mức thu nhập của họ nữa.
Tóm lại, sách vở và báo chí là những nhu cầu đã đ−ợc ng−ời Hà Nội l−u ý tới hơn nh−ng
hoàn toàn không phải là sự vọt tiến nếu đem so với mức gia tăng về thu nhập. Có lẽ đó cũng là
điều hợp lý bởi trong xã hội hiện đại luôn sẵn những nhu cầu đa dạng phong phú mà con ng−ời,
với những đặc tính khác nhau, luôn muốn đ−ợc thỏa mãn. Điều này khác với thời kỳ tr−ớc, khi
sách vở là ph−ơng tiện gần nh− duy nhất có thể thỏa mãn đ−ợc ng−ời ta về tinh thần nh− câu
x−ng tụng cổ x−a: vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc th− cao.
Bảng 6: Sinh hoạt văn hóa của ng−ời Hà Nội
(Đơn vị: %) Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời theo 5 nhóm 20%
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Tổng
• Th−ờng xuyên mua sách ng−ời lớn
Năm 1992 0.0 13.3 25.9 6.9 4.4 17.2
Năm 1997 3.4 3.2 8.8 11.1 24.1 10.0
• Th−ờng xuyên mua sách cho con
Năm 1992 3.3 26.7 22.2 27.6 56.7 27.4
Năm 1997 17.2 35.5 23.5 37.0 72.4 36.7
• Mua báo ngày
Năm 1992 10.0 20.0 37.0 17.2 41.9 25.2
Năm 1997 13.8 25.8 35.3 40.7 51.7 33.3
• Th−ờng xuyên mua báo tuần
Năm 1992 20.0 40.0 37.0 48.3 43.3 37.7
Năm 1997 24.1 29.0 44.1 48.1 69.0 42.7
• Tổ chức sinh nhật cho con
Năm 1992 44.8 64.5 82.1 89.7 90.0 74.1
Năm 1997 58.6 61.3 79.4 85.2 93.1 75.3
• Th−ờng xuyên thắp h−ơng ngày rằm,
mồng 1 (hoặc đi nhà thờ)
Năm 1992 82.8 87.1 82.1 89.7 96.7 87.8
Năm 1997 65.5 83.9 76.5 66.7 82.8 75.3
• Đi dự các lễ hội
Năm 1992 24.1 35.5 39.3 62.1 70.0 46.3
Năm 1997 31.0 41.9 67.6 66.7 75.9 56.7
Nếu sách vở, báo chí là những chỉ báo, một cổ truyền, một hiện đại, về sinh hoạt văn hóa
của các cá nhân thì hai chỉ báo cũng một truyền thống một hiện đại khác: đi dự các lễ hội và tổ
chức sinh nhật cho con lại phản ánh về sinh hoạt văn hóa có tính tập thể của ng−ời Hà Nội. Tỷ lệ
ng−ời di dự các lễ hội đã gia tăng khoảng 10% so với 5 năm về tr−ớc (từ 46.3% lên 56.7%) và tại cả
hai thời điểm, tỷ lệ này đều chịu ảnh h−ởng mạnh mẽ của mức thu nhập. Nếu ở nhóm nghèo nhất
chỉ có 24.1% (1992) và 31.0% (1997) số ng−ời đi dự lễ hội thì ở nhóm có mức thu nhập cao nhất, con
số này lên đến 70.0% và 75.9%. Nói chung, với tính chất cộng đồng truyền thống, đi lễ hội vẫn là
dạng sinh hoạt văn hóa chủ đạo của ng−ời Việt Nam trong khi những sinh hoạt văn hóa hiện đại
khác vẫn còn vắng bóng hoặc ch−a đủ sức hấp dẫn. Nếu không có sự thay đổi cơ bản trong việc sử
dụng thời giờ nhàn rỗi của ng−ời Hà Nội cũng nh− ng−ời Việt Nam nói chung thì ng−ời ta vẫn vui
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phạm Bích San & Nguyễn Đức Vinh 43
vẻ với các lễ hội và nó là sinh hoạt văn hóa tập thể chính của họ.
Còn tổ chức sinh nhật cho con, một hình thức sinh hoạt có thời đ−ợc coi là rất thời th−ợng,
t−ởng nh− sẽ đ−ợc phổ biến ngày càng rộng rãi thì trái lại, sau 5 năm, vẫn giữ ở mức gần nh−
không thay đổi: khoảng 75%. Nó chỉ có sự tăng tiến đáng kể ở nhóm nghèo nhất: từ 44.8% lên
58.6% và chút ít ở nhóm có mức thu nhập cao nhất: 90.0% lên 93.1%. Trong khi đó, ở tất cả các
nhóm khác, tỷ lệ tổ chức sinh nhật cho con đều giảm xuống. Có vẻ nh− ng−ời Hà Nội không còn
thấy cái hấp dẫn của loại hình này nữa. Vậy họ sẽ lựa chọn cái gì cho hình thức sinh hoạt văn hóa
tập thể đây ?
Cuối cùng, trạng thái tín ng−ỡng của xã hội là cũng là điểm trung tâm mà chúng ta l−u
tâm tới qua việc xem xét tình trạng thắp h−ơng mùng một, ngày rằm của ng−ời bên l−ơng hay đi lễ
nhà thờ của ng−ời bên giáo. Tỷ lệ này vào năm 1992 đã từng đạt đ−ợc mức rất cao là 96.7% ở nhóm
có thu nhập cao nhất và trên 80% ở các nhóm khác. Tuy nhiên, sau 5 năm, khác với những điều
mà chúng ta đã và hiện đang phỏng đoán, tỷ lệ th−ờng xuyên thực hành tín ng−ỡng không gia
tăng mà còn có sự suy giảm, trở về trạng thái mà theo chúng tôi là hợp lý hơn: 75.3%. Sự suy giảm
tuy với mức độ khác nhau nh−ng đã diễn ra ở tất cả các nhóm và chúng ta có thể thử tìm một vài
lý do để giải thích điều đó. Tr−ớc hết, năm 1992, trong cơn lốc của sự đổi mới kinh tế, của sự thành
đạt bất ngờ, những vận may hiếm có cũng nh− những rủi ro khôn l−ờng, không mấy ai đoán định
đ−ợc t−ơng lai và ng−ời ta phải trông chờ vào các dấng linh thiêng dẫn dắt. Đồng thời, sự nghèo
khó còn phổ quát những năm đó cũng là mảnh đất tốt cho niềm tin tôn giáo phát triển. Còn hôm
nay, năm 1977, khi cơ cấu kinh tế đã t−ơng đối ổn định, khi nhìn vào hành động của bản thân,
ng−ời ta đã có thể phần nào đoán định đ−ợc kết quả, thì dĩ nhiên là đấng linh thiêng không còn
đóng vai trò quá quan trọng trong đời sống tinh thần của ng−ời dân nh− tr−ớc đ−ợc nữa.
Vậy là sự lựa chọn duy lý của một xã hội hiện đại bắt đầu manh nha những đ−ờng nét của
mình. Nh−ng sự lựa chọn này còn rất ngập ngừng giữa cái truyền thống và cái hiện đại. Vấn đề là
những cái hiện đại nào cần đ−ợc đ−a vào và những cái truyền thống nào cần phải bỏ đi ? Câu trả
lời còn ch−a nhất quán. Cảm nhận của chúng tôi, những ng−ời tiến hành cuộc khảo sát này, khi
nhìn xã hội Hà Nội hiện nay thấy toát lên nhu cầu lẫn lòng mong muốn chuyển sang cuộc sống
văn hóa hiện đại, nh−ng ng−ời ta vẫn ch−a biết thật rõ cái gì là phù hợp, cái gì là hiện đại cho một
xã hội văn minh.
4. Những suy nghĩ về cuộc sống
Chúng tôi đã sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để tìm hiểu về tâm t− và nguyện vọng
của ng−ời Hà Nội về cuộc sống của họ.
Bảng 7: Thái độ và ý kiến về công việc
(Đơn vị: %) Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời theo 5 nhóm 20%
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Tổng
• Hài lòng với công việc
Năm 1992 38.2 60.7 49.1 73.6 66.0 57.5
Năm 1997 43.6 71.7 80.0 79.6 83.9 72.1
• Hài lòng với thu nhập của mình
Năm 1992 16.4 23.0 18.9 30.2 32.1 24.0
Năm 1997 21.8 28.3 49.2 48.1 67.3 42.9
• Muốn tìm việc có thu nhập cao hơn
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội 44
Năm 1992 63.6 41.0 37.7 32.1 38.9 42.8
Năm 1997 47.3 51.7 40.0 24.1 23.2 37.6
• Muốn tìm việc thoải mái hơn
Năm 1992 43.6 24.6 34.0 17.0 24.1 28.6
Năm 1997 27.3 41.7 12.3 13.0 19.6 22.8
Sau 5 năm, ng−ời Hà Nội đã có thái độ hài lòng hơn với công việc của mình: từ 57.5% tăng
lên 72.1%. Nếu năm 1992 sự biến động này rất thất th−ờng qua các nhóm thu nhập khác nhau thì
năm 1997 đã có sự gắn bó hơn giữa mức thu nhập và thái độ hài lòng đối với công việc. Ví dụ năm
1992, nhóm có mức thu nhập d−ới trung bình và trên trung bình có tỷ lệ hài lòng với công việc rất
cao thì năm 1997, những chỉ số này đều bị các nhóm kế tiếp v−ợt qua. Có thể thấy sự ổn định phần
nào về tâm trạng trong công việc ngày càng rõ hơn: ngay cả nhóm có thu nhập thấp nhất năm
1997 cũng có tới 43.6% số ng−ời đ−ợc hỏi cho rằng họ hài lòng với công việc của mình.
Mặt khác, sự hài lòng với thu nhập cũng tăng tiến đáng kể (từ 24.0% năm 1992 lên đến
42.9% năm 1997) và tuy có phần tăng nhiều hơn nh−ng tỷ lệ chung vẫn thấp hơn nhiều so với mức
độ hài lòng với công việc (57.5% năm 1992 và 72.1% năm 1997). Tất nhiên là mức độ hài lòng với
thu nhập đã tăng lên cùng với thu nhập và tăng nhanh nhất (lên tới 67.3% vào năm 1997) ở nhóm
có thu nhập cao nhất. Qua 5 năm, độ chênh lệch giữa hài lòng với công việc và hài lòng với thu
nhập không có sự cải thiện đáng kể: từ 33.5 điểm nay còn 29.2 điểm.
Tâm trạng ch−a an phận của ng−ời Hà Nội đã bớt phần bức xúc qua chỉ báo về mong
muốn tìm việc làm có thu nhập cao hơn. Qua 5 năm, con số này đã giảm từ 42.8% xuống còn
36.7%. Điều đó đ−ợc thể hiện tr−ớc hết ở nhóm có mức thu nhập thấp nhất: từ 63.6% năm 1992
nay chỉ còn 47.3% có ý định này. Tỷ lệ mong muốn tìm việc làm có thu nhập cao hơn ở 2 nhóm có
mức thu nhập cao nhất cũng có sự suy giảm t−ơng tự. Tuy nhiên, ở 2 nhóm có mức thu nhập d−ới
trung bình và trung bình thì chỉ báo này lại tăng chứ không giảm. Nh− vậy, trong khi những
ng−ời nghèo ở Hà Nội đã có cuộc sống đ−ợc đảm bảo hơn, ng−ời giàu đã hài lòng hoặc cảm thấy
khó gặp lại cơ may nh− trong thời chuyển đổi cơ chế kinh tế thì nhiều ng−ời có mức thu nhập
trung bình có lẽ lại hy vọng và đang muốn thử sức mình để v−ơn lên trong xã hội.
Nhóm ng−ời có mức thu nhập d−ới trung bình cũng là nhóm duy nhất thể hiện mạnh
mẽ −ớc muốn tìm một việc làm thoải mái hơn. Năm 1992 chỉ có 21.6% ng−ời thuộc nhóm thu
nhập d−ới trung bình muốn tìm việc làm thoải mái hơn thì đến năm 1997 tỷ lệ này đã là
41.7%, cao hơn nhiều so với nhóm thu nhập thấp nhất. ở các nhóm khác lại có tình trạng ng−ợc
lại, nhất là ở nhóm có mức thu nhập trung bình: tỷ lệ ng−ời muốn tìm việc làm thoải mái hơn
đã giảm từ 32% năm 1994 xuống còn 12.3% năm 1997 - một con số có thể nói là rất thấp. Điều
đó có lẽ cũng hợp lý bởi ng−ời ta phải hạn chế bớt sự "thoải mái" một khi muốn tìm đ−ợc việc
làm có thu nhập cao hơn.
Nh− vậy, nhìn chung, ng−ời Hà Nội đã có tâm trạng tích cực hơn đối với công việc của
mình và điều này là một điều kiện rất cơ bản cho sự ổn định xã hội. Đặc biệt, xin đ−ợc l−u ý lại là
nhóm ng−ời đ−ợc chọn mẫu nghiên cứu thuộc độ tuổi đ−ợc coi là đặc tr−ng cho bộ phận tích cực
nhất của xã hội, cả về sự đóng góp sức lao động cũng nh− khuôn mẫu ứng xử xã hội.
Giáo dục là loại hình đầu t− cần thiết trong thời buổi cách mạng khoa học công nghệ và
thái độ của ng−ời Hà Nội về vấn đề này cũng có những thay đổi tích cực rất đáng chú ý.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phạm Bích San & Nguyễn Đức Vinh 45
Có đ−ợc trình độ đại học là niềm mơ −ớc của mọi ng−ời và điều đó có vẻ nh− đang trở
thành trong tầm tay hơn với số đông ng−ời Hà Nội, nhất là khi thu nhập của họ đã đ−ợc cải thiện
đáng kể. Nếu năm 1992, chỉ có 39.1% số ng−ời đ−ợc hỏi nhất định cho con đi học đại học thì con số
này vào năm 1997 là 53.1% và trong cả hai thời điểm, tỷ lệ ng−ời có ý định này đều có xu h−ớng
tăng theo mức thu nhập. Tuy nhiên, mức độ "quyết tâm" cho con học đại học của nhóm có thu
nhập thấp là 36.4% và con số này rất đáng để suy nghĩ. Một mặt, nguyện vọng của họ là rất đáng
kính trọng, mặt khác, sự phổ cập trình độ đại học cũng nh− nguồn kinh phí để thực hiện là điều
cần phải cân nhắc trong đ−ờng h−ớng phát triển giáo dục Việt Nam hiện nay.
Ng−ời Hà Nội năm 1997 cũng chia sẻ hơn với luận điểm cho rằng: học hành cao sẽ có cuộc
sống đầy đủ. Luận điểm này vốn đã đ−ợc đa số ng−ời đ−ợc hỏi (62.6%) chấp nhận vào năm 1992
thì nay con số này đã tăng lên đến 87.6%. Điều đáng chú ý là quan điểm này lại đ−ợc những ng−ời
có thu nhập thấp nhất tán đồng hơn cả (92.7%). Trong khi đó, nhóm ng−ời có thu nhập cao lại có
phần dè dặt hơn với quan điểm này: chỉ có 81.1% nhất trí bởi có lẽ nhóm ng−ời này, bằng kinh
nghiệm của mình, đã có những nhận định xác đáng hơn.
Bảng 8: Thái độ và ý kiến về Giáo dục
(Đơn vị: %) Mức thu nhập bình quân đầu ng−ời theo 5 nhóm 20%
Thấp D−ới TB TB Trên TB Cao Tổng
• Nhất định cho con học đại học
Năm 1992 20.0 26.2 37.3 49.1 64.8 39.1
Năm 1997 36.4 45.0 44.6 66.7 75.0 53.1
• Học hành cao sẽ có cuộc sống đầy đủ
Năm 1992 65.5 63.3 52.8 62.7 68.5 62.6
Năm 1997 92.7 83.3 89.2 90.7 82.1 87.6
• Thầy cô giáo đ−ợc xã hội trọng vọng
Năm 1992 65.5 62.3 52.8 71.7 61.1 62.7
Năm 1997 72.7 83.3 78.5 79.6 85.7 80.0
• Học hành cao không bằng đi buôn
Năm 1992 18.2 16.4 9.4 11.5 9.3 13.1
Năm 1997 1.8 13.3 7.7 1.9 5.4 6.2
Nghề giáo, một nghề x−a kia vốn đ−ợc trọng vọng và có thời lại bị chán ch−ờng với đồng
l−ơng khiêm tốn nhất trong các nghề công chức, nay xem ra đã phần nào lấy lại đ−ợc giá trị của
nó: khoảng 80% số ng−ời đ−ợc hỏi vào năm 1997 đồng ý với nhận định "thầy cô giáo là những
ng−ời đ−ợc xã hội trọng vọng", khá hơn nhiều so với 62.7% năm 1992. Nhóm có mức thu nhập cao
là nhóm có sự thay đổi quan điểm đáng chú ý nhất: trong khi vào năm 1992 họ đánh giá gần nh−
tiêu cực về nhận định này (chỉ có 61.1%) thì năm 1997, có tới 85.7% đồng ý với quan điểm đó và là
chỉ số cao nhất trong các nhóm đ−ợc hỏi. Có lẽ, những năm tháng đổi mới kinh tế và biến đổi định
h−ớng giá trị đã khiến cho họ từng cảm nhận sai lạc, hay cũng có thể là thực tế hơn những ng−ời
khác về thái độ của xã hội đối với ng−ời thầy giáo. Ngày nay, khi điều kiện kinh tế đã khá lên,
ng−ời ta tôn trọng ngành giáo dục hơn và điều đó cũng rất hợp lý với nguyện vọng "cho con đi học
đại học" của họ.
Trong khi đó, nhận định cực đoan và có phần xúc phạm "học hành cao không bằng đi
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội 46
buôn" ngày càng không đ−ợc xã hội tán th−ởng (từ 13.1% giảm xuống còn 6.2%). Có lẽ thấm thía
điều này hơn cả là nhóm có mức thu nhập thấp: từ chỗ có tỷ lệ ng−ời tán thành luận điểm này cao
nhất: 18.2%, nay tụt xuống mức thấp nhất: 1.8%. Tỷ lệ này ở các nhóm khác cũng đều có sự suy
giảm đáng kể.
Nhìn chung, phải chăng suy nghĩ của ng−ời Hà Nội giờ đây điềm đạm hơn, tích cực hơn?
Năm tháng hòa bình trong xây dựng và phát triển kinh tế trôi qua cho phép ng−ời ta có thời gian cũng
nh− điều kiện để suy ngẫm và tìm hiểu xem cái gì là giá trị đích thực trong cuộc sống của mình.
5. Cảm nhận về một vài chỉ báo ch−a đo l−ờng đ−ợc
Trong những năm cuối của thập kỷ 80, đầu thập kỷ 90, xã hội Việt Nam, mà tiêu biểu là
Hà Nội, có những những sự thay đổi nhanh chóng và sâu sắc h−ớng tới một xã hội hiện đại. Nhận
xét của một giáo s− xã hội học n−ớc ngoài về Việt Nam là "mỗi lần quay trở lại, càng thấy ng−ời
Việt Nam làm việc cần cù hơn". Điều này cũng dễ hiểu: có nhiều công việc hơn và ng−ời Việt Nam
cũng quen dần với công việc. Bên cạnh đó, ng−ời ta vẫn mang máng cảm thấy có cái gì đó về xã hội
Việt Nam vẫn ch−a phải là một xã hội với đầy đủ những đ−ờng nét đặc tr−ng nổi bật nh− các xã
hội hiện đại khác.
Tr−ớc hết, đó là độ liên kết của các cá nhân trong xã hội.
Xã hội truyền thống liên kết ng−ời ta bằng họ hàng, thân tộc, cộng đồng, theo quan hệ ứng
xử, quen biết nhau và sự việc nảy sinh sẽ đ−ợc giải quyết trên cơ sở ng−ời ta gắn bó và quen biết
nhau đến đâu. Trong xã hội hiện đại, con ng−ời liên kết với nhau trên căn bản của sự phân công
lao động, hoạt động theo chức năng và giải quyết sự việc trên cở sở pháp luật. Lấy một việc thiết
yếu nhất hiện nay là tìm việc làm, thì ở Hà Nội, việc đó diễn ra trên căn bản các mối quan hệ gia
đình, họ hàng, quen biết. Yếu tố chức năng: cần ng−ời nh− thế này để làm công việc này, không
phải là quan trọng nhất nếu không muốn nói là đóng vai trò rất ít ỏi trong việc tuyển lựa ng−ời vào
làm việc. Hơn thế, cho đến tận gần đây cũng không có cơ quan chức năng nào để giải quyết việc
làm cho những ng−ời cần việc. Ngay cả việc phân bố sinh viên sau khi tốt nghiệp, vốn ăn học bằng
tiền nhà n−ớc, cũng không còn có cơ quan nào quan tâm nữa. Do đó mà có sự khác biệt, nhỏ nh−ng
rất cơ bản, giữa Hà Nội và các thủ đô khác: sự tồn tại các nhóm nhỏ lô nhô trên đ−ờng phố mà
ng−ời ta quen gọi bằng một từ dân dã là "chợ lao động". Điều này thì giữa Hà Nội với các chốn
thôn quê, nơi sáng sáng ng−ời ta tập hợp lại một chỗ để một ông chủ nào đó đến thuê, quả là
không có sự khác biệt.
Và khi có sự việc tranh chấp cũng vậy: ng−ời ta phần nhiều nhìn đến tr−ớc hết là gia đình,
họ hàng, ng−ời quen tr−ớc khi đ−a đến giải quyết theo chức năng. Điều đáng suy t− chính là khi
còn lấy điểm tựa là gia đình, ng−ời quen càng nhiều thì sức mạnh hữu hình hay vô hình của
những nét dáng xã hội cổ truyền càng lớn. Đây là một lý do để giải thích tại sao ngày giỗ, đám c−ới
lại đ−ợc lại đ−ợc đông đảo mọi ng−ời hoan hỷ tổ chức một cách rất mất thì giờ và tốn kém. Trào
l−u tô điểm cho mồ mả cha ông một cách thái quá đ−ờng nh− ngày càng lan rộng và cũng là một
cách để củng cố mối quan hệ này. Còn tr−ờng hợp cần đến cơ quan chức năng để giải quyết những
sự vụ xảy ra đột xuất thì sao? Giả sử có vụ đụng xe trên phố chẳng hạn. Chúng ta sẽ thấy một
đám đông xúm lại hiếu kỳ. ít khi thấy cảnh sát xuất hiện ngay mà điều th−ờng dễ thấy sẽ là vài
thanh niên có sức vóc to khỏe, chủ yếu là ng−ời tại chỗ, sẽ đứng ra để giúp giải quyết vấn đề. Sự
phân xử không chỉ dựa trên luật giao thông, điều mà trong nhiều tr−ờng hợp ng−ời Hà Nội có lẽ
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Phạm Bích San & Nguyễn Đức Vinh 47
cũng không am t−ờng lắm, mà còn dựa trên tính cách, thái độ và mối quan hệ của những ng−ời
trong cuộc, nhất là của mấy ng−ời đứng ra phân xử giúp. Và cuối cùng, giải pháp dung hòa dễ
đ−ợc chấp nhận hơn cả th−ờng là ng−ời ta thu một khoản tiền phạt chia nhau: phải chăng đó cũng
chỉ là cách giải quyết việc làng đ−ợc cách tân trong khung cảnh đô thị ?
Nếu khối thống nhất của xã hội hiện đại bị chia cắt mạnh mẽ bởi vô vàn các tiểu xã hội
liên kết các cá nhân theo cung cách truyền thống thì điều này đặc biệt gia tăng khi mô hình của xã
hội cổ truyền quay trở lại nh− một xu h−ớng đối ng−ợc với ý định loại bỏ triệt để nó trong vài thập
kỷ tr−ớc kia.
Mặt khác, cũng do quen với cách cố kết truyền thống và quá trình đô thị hóa trong nhiều
thập kỷ đơn thuần là sự thay đổi chỗ ở chứ không phải là sự thay đổi lối sống, nên sự tổ chức liên
kết con ng−ời Hà Nội trên bình diện xã hội hiện đại là rất lỏng lẻo và trên thực tế hiện cũng khó có
cái gì có thể liên kết họ lại. Ph−ơng tiện giao thông là một ví dụ điển hình: không có ở nơi nào mà ở
thành phố lớn, ph−ơng tiện giao thông cá nhân lại chiếm tuyệt đại đa số nh− ở Việt Nam. Lý do vì
sự khó khăn của hệ thống giao thông công cộng cũng có và vì t− duy của những ng−ời quản lý đô
thị cũng nh− là cách ứng xử của chính ng−ời dân Hà Nội cũng có. Cũng hiếm có thành phố hiện
đại nào mà hệ thống cung cấp và dự trữ n−ớc sinh hoạt của riêng các gia đình (bể chứa, máy bơm,
giếng khoan) lại phổ biến nh− ở Hà Nội. Có thời chúng ta đã từng muốn tập thể hóa đủ mọi thứ thì
ngày nay d−ờng nh− ng−ời ta cảm thấy khó có thể chung nhau đ−ợc thứ gì nữa, kể cả khi mọi
ng−ời đều thấy cần thiết. Và phải chăng, nét truyền thống của bữa cỗ trong làng mà văn học đã
miêu tả rất tinh tế: các cụ ăn cỗ, các cụ ngồi cùng mâm với nhau và các cụ chỉ chung nhau có mỗi
bát n−ớc mắm (Ngô Tất Tố, Việc làng) đã đ−ợc thể hiện đặc sắc ở Hà Nội với tầm quy chiếu lớn hơn
nhiều ?
Một ví dụ không kém điển hình khác là sự hợp tác trong công việc, cái vốn làm nên bản
chất và sức mạnh của các nền sản xuất hiện đại. Các nhóm, các phòng và các bộ phận trong cùng
một cơ quan nhiều khi là những pháo đài độc lập mà trong đó chỉ có mối liên kết dọc chứ khó mà
có thể triển khai đ−ợc các liên kết ngang. Ng−ời ta có thể cảm thấy đ−ợc nhu cầu của sự liên kết
ngang nh−ng không có cách nào và cũng không có lợi ích bao nhiêu để thực hiện nó. Có thể, ng−ời
Hà Nội ch−a thực sự cần mối liên kết này và điều đó sẽ đặt ra vấn đề rất lớn trong t−ơng lai, khi
mà mỗi ng−ời cần làm việc có tính độc lập hơn nh−ng sự liên kết với nhau lại phải cao hơn.
Nếu để ý quan sát thì chúng ta có thể thấy vô vàn những ví dụ nh− vậy. Có lẽ đây là một
trong những chỉ báo quan trọng nhất phản ánh kiểu loại và trình độ tổ chức hiện tại của thủ đô
Hà Nội. Đứng từ góc nhìn xã hội học, chúng tôi cho rằng trạng thái này cần phải đ−ợc thay đổi để
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa mới có thể thực thi mạnh mẽ và vũng chắc đ−ợc.
6. Kết luận
Hai cuộc nghiên cứu cách nhau 5 năm tại Hà Nội đã cung cấp nhiều t− liệu cho phép tìm
hiểu và suy ngẫm về sự biến đổi xã hội tại Hà Nội cũng nh− ở Việt Nam nói chung trong những
năm vừa qua. Xã hội Hà Nội đang chuyển nhanh về thế giới hiện đại với sự thay đổi lớn lao, nhất
là về thu nhập, cung cách tiêu dùng và c−ờng độ lao động cũng ngày càng một cao hơn. Ng−ời dân
Hà Nội cũng dần dần có sự bình tâm hơn trong t− duy của mình về cuộc sống, về con ng−ời. Tóm
lại, đó là một xã hội đang từng b−ớc đi vào ổn định.
Mặt khác, điều cần suy nghĩ ở đây là sự tổ chức một xã hội hiện đại cần phải đ−ợc tiến
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Một số khía cạnh biến đổi của xã hội Việt Nam: nghiên cứu tr−ờng hợp Hà Nội 48
hành nh− thế nào. Điều làm chúng tôi băn khoăn day dứt trong cảm nhận sau những con số và sự
kiện thu đ−ợc từ cuộc khảo sát này là hình nh−, thủ đô Hà Nội vẫn ch−a phải là thủ đô hiện đại và
thậm chí vẫn ch−a có đ−ợc phong cách đòi hỏi của một thủ đô hiện đại! Có lẽ đây mới là cái quan
trọng nhất cho b−ớc nhảy vọt tiếp theo của Việt Nam. Thiếu sự tổ chức lại xã hội một cách hiện đại
thì sẽ không thể có những điều kiện tiên quyết cho việc hiện đại hóa và công nghiệp hóa trong
những năm sắp tới.
Bản quyền thuộc Viện Xó hội học. www.ios.org.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_khia_canh_bien_doi_cua_xa_hoi_viet_nam_nghien_cuu_tru.pdf