Một số góp ý cho dự thảo rà soát các luật về thuế (Hội thảo do VCCI tổ chức ngày 13/9/2011)

Một số góp ý cho dự thảo rà soát các luật về thuế (Hội thảo do VCCI tổ chức ngày 13/9/2011)Luật gia Trần Vũ Hải – HLU I. Về báo cáo rà soát Luật Thuế GTGT Thứ nhất, về đề xuất áp dụng 1 mức thuế suất: Theo dự thảo về Phương án 2: Áp dụng thống nhất một thuế suất thống nhất 10%. Trong đó, dự thảo cho rằng việc áp dụng một mức thuế suất cần cân nhắc vìnếu áp dụng sớm, cần tính toán cụ thể phương án : giá thành, giá bán, chi phí, lỗ lãi của các cơ sở đang sản xuất kinh doanh mặt hàng có chuyển đổi thuế suất để tránh ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi xin được bổ sung: Lý do đưa ra để có 2 mức thuế suất từ trước đến nay nhìn từ lợi ích của doanh nghiệp là không thỏa đáng, vì về bản chất thuế GTGT là thuế do người tiêu dùng phải chịu chứ doanh nghiệp không phải chịu, nên cần tiếp cận theo hướng khuyến khích người tiêu dùng: mặt hàng nào cần khuyến khích tiêu dùng, lý do vì sao, chứ không phải chỉ khuyến khích doanh nghiệp. Thứ hai, về bất cập trong khấu trừ thuế GTGT do sai sót: Báo cáo cho rằng, do khấu trừ chậm nên người nộp thuế đã thiệt thòi, nay khâu trước đã nộp khâu sau không được khấu trừ (vì quá thời hạn 6 tháng) là bất cập. Đề nghị nới rộng như thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế là 2 năm. Tôi cho rằng: Cần phân biệt 2 trường hợp: có lỗi của người nộp thuế hay không có lỗi của người nộp thuế. Cần phải quy định thời hạn ngắn để đảm bảo người nộp thuế phải có trách nhiệm đối với việc kê khai, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt. Trong trường hợp không có lỗi của người nộp thì nên để thời gian dài hơn, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ. Thứ ba, về đề nghị cho doanh nghiệp khấu trừ khi không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đúng hạn, nếu phát hiện doanh nghiêp thanh toán tiền mặt thì sẽ phạt vi phạm pháp luật về thuế . Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm này. Vì như thế sẽ rất khó cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra, đặc biệt trong cơ chế tự khai tự nộp như hiện nay. Việc kiểm tra hành chính thường được thực hiện hơn theo nguyên tắc: người bị kiểm tra phải chứng minh đã có những chứng từ bắt buộc (hệ quả: nếu người nộp thuế không xuất trình thì coi như không có), chứ không phải cơ quan kiểm tra phải chứng minh người bị kiểm tra không có những chứng từ bắt buộc để xử phạt (khi đó hệ quả sẽ là: nếu cơ quan thuế không chứng minh được thì coi như có). Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có động cơ ”thách đố” cơ quan quản lý nhà nước về thuế. Thứ tư, về đề xuất có thể thực hiện theo phương án giá tính thuế được tính trực tiếp trên cơ sở hạ tầng, không tính trên tổng giá trị trừ giá đất. Tôi đồng ý với quan điểm này. Tôi xin được bổ sung để làm rõ hơn ở hai điểm: (i) Hàng hóa bất động sản đương nhiên gắn liền với đất, do đó cần tiếp cận đất đai là yếu tố đầu vào cần thiết để gia tăng giá trị hàng hóa. Thực tế cho thấy: giá đất đối với các dự án bất động sản rất khác nhau do thời điểm giao đất, vị trí địa lý trước khi xây dựng, thậm chí là do việc ai sẽ là người đứng ra bồi thường giải phóng mặt bằng (nhà nước hay chủ đầu tư?). Do đó, giá tính thuế không nên trừ đi giá đất để tránh sự phức tạp khi xác định giá đất, đồng thời đảm bảo thể hiện bản chất của thuế GTGT là đánh trên phần GTGT của hàng hóa. (ii) Nếu trừ đi giá đất trước khi tính thuế là mặc nhiên công nhận đất đai là đối tượng đánh thuế GTGT vì việc trừ đi này tương tự như đánh thuế bằng phương pháp trực tiếp, trong khi chuyển quyền sử dụng đất là trường hợp không phải chịu thuế. Thứ năm, về đề xuất áp dụng một phương pháp tính thuế GTGT và áp dụng thu thuế theo ngưỡng doanh thu. Về kiến nghị này tôi cho rằng cần cân nhắc vì những lý do sau đây: 1. Nếu áp dụng ngưỡng doanh thu một cách phổ biến sẽ đánh mất bản chất của thuế GTGT là đánh vào giá trị tăng thêm chứ không phải là doanh thu. 2. Việc bắt buộc áp dụng phương pháp khấu trừ dẫn đến việc bắt buộc sử dụng hóa đơn GTGT cho những đối tượng chưa đạt chuẩn về hệ thống kế toán, sổ sách, hóa đơn chứng từ. Như vậy có đảm bảo cho cơ quan thuế kiểm soát được tính chính xác của kê khai, cũng như phát hiện và xử lý những gian lận liên quan đến hóa đơn GTGT hay không?

doc6 trang | Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 1763 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số góp ý cho dự thảo rà soát các luật về thuế (Hội thảo do VCCI tổ chức ngày 13/9/2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số góp ý cho dự thảo rà soát các luật về thuế (Hội thảo do VCCI tổ chức ngày 13/9/2011) Luật gia Trần Vũ Hải – HLU I. Về báo cáo rà soát Luật Thuế GTGT Thứ nhất, về đề xuất áp dụng 1 mức thuế suất: Theo dự thảo về Phương án 2: Áp dụng thống nhất một thuế suất thống nhất 10%. Trong đó, dự thảo cho rằng việc áp dụng một mức thuế suất cần cân nhắc vìnếu áp dụng sớm, cần tính toán cụ thể phương án : giá thành, giá bán, chi phí, lỗ lãi của các cơ sở đang sản xuất kinh doanh mặt hàng có chuyển đổi thuế suất để tránh ảnh hưởng nhiều đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tôi xin được bổ sung: Lý do đưa ra để có 2 mức thuế suất từ trước đến nay nhìn từ lợi ích của doanh nghiệp là không thỏa đáng, vì về bản chất thuế GTGT là thuế do người tiêu dùng phải chịu chứ doanh nghiệp không phải chịu, nên cần tiếp cận theo hướng khuyến khích người tiêu dùng: mặt hàng nào cần khuyến khích tiêu dùng, lý do vì sao, chứ không phải chỉ khuyến khích doanh nghiệp. Thứ hai, về bất cập trong khấu trừ thuế GTGT do sai sót: Báo cáo cho rằng, do khấu trừ chậm nên người nộp thuế đã thiệt thòi, nay khâu trước đã nộp khâu sau không được khấu trừ (vì quá thời hạn 6 tháng) là bất cập. Đề nghị nới rộng như thời hạn xử phạt vi phạm hành chính về thuế là 2 năm. Tôi cho rằng: Cần phân biệt 2 trường hợp: có lỗi của người nộp thuế hay không có lỗi của người nộp thuế. Cần phải quy định thời hạn ngắn để đảm bảo người nộp thuế phải có trách nhiệm đối với việc kê khai, nếu không doanh nghiệp sẽ phải chịu thiệt. Trong trường hợp không có lỗi của người nộp thì nên để thời gian dài hơn, để đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ. Thứ ba, về đề nghị cho doanh nghiệp khấu trừ khi không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đúng hạn, nếu phát hiện doanh nghiêp thanh toán tiền mặt thì sẽ phạt vi phạm pháp luật về thuế . Cá nhân tôi không đồng ý với quan điểm này. Vì như thế sẽ rất khó cho cơ quan thuế trong việc kiểm tra, đặc biệt trong cơ chế tự khai tự nộp như hiện nay. Việc kiểm tra hành chính thường được thực hiện hơn theo nguyên tắc: người bị kiểm tra phải chứng minh đã có những chứng từ bắt buộc (hệ quả: nếu người nộp thuế không xuất trình thì coi như không có), chứ không phải cơ quan kiểm tra phải chứng minh người bị kiểm tra không có những chứng từ bắt buộc để xử phạt (khi đó hệ quả sẽ là: nếu cơ quan thuế không chứng minh được thì coi như có). Điều này sẽ khuyến khích các doanh nghiệp có động cơ ”thách đố” cơ quan quản lý nhà nước về thuế. Thứ tư, về đề xuất có thể thực hiện theo phương án giá tính thuế được tính trực tiếp trên cơ sở hạ tầng, không tính trên tổng giá trị trừ giá đất. Tôi đồng ý với quan điểm này. Tôi xin được bổ sung để làm rõ hơn ở hai điểm: (i) Hàng hóa bất động sản đương nhiên gắn liền với đất, do đó cần tiếp cận đất đai là yếu tố đầu vào cần thiết để gia tăng giá trị hàng hóa. Thực tế cho thấy: giá đất đối với các dự án bất động sản rất khác nhau do thời điểm giao đất, vị trí địa lý trước khi xây dựng, thậm chí là do việc ai sẽ là người đứng ra bồi thường giải phóng mặt bằng (nhà nước hay chủ đầu tư?). Do đó, giá tính thuế không nên trừ đi giá đất để tránh sự phức tạp khi xác định giá đất, đồng thời đảm bảo thể hiện bản chất của thuế GTGT là đánh trên phần GTGT của hàng hóa. (ii) Nếu trừ đi giá đất trước khi tính thuế là mặc nhiên công nhận đất đai là đối tượng đánh thuế GTGT vì việc trừ đi này tương tự như đánh thuế bằng phương pháp trực tiếp, trong khi chuyển quyền sử dụng đất là trường hợp không phải chịu thuế. Thứ năm, về đề xuất áp dụng một phương pháp tính thuế GTGT và áp dụng thu thuế theo ngưỡng doanh thu. Về kiến nghị này tôi cho rằng cần cân nhắc vì những lý do sau đây: 1. Nếu áp dụng ngưỡng doanh thu một cách phổ biến sẽ đánh mất bản chất của thuế GTGT là đánh vào giá trị tăng thêm chứ không phải là doanh thu. 2. Việc bắt buộc áp dụng phương pháp khấu trừ dẫn đến việc bắt buộc sử dụng hóa đơn GTGT cho những đối tượng chưa đạt chuẩn về hệ thống kế toán, sổ sách, hóa đơn chứng từ. Như vậy có đảm bảo cho cơ quan thuế kiểm soát được tính chính xác của kê khai, cũng như phát hiện và xử lý những gian lận liên quan đến hóa đơn GTGT hay không? Cá nhân tôi cho rằng: nên giữ 2 phương pháp tính thuế, nhưng xác định rõ các tiêu chí người nộp thuế để áp dụng (mô hình kinh doanh, quy mô kinh doanh, doanh thu hoặc các tiêu chí khác). Cần xác định các tiêu chí và yêu cầu đối với những trường hợp nộp thuế khoán trong Luật Quản lý thuế để dễ áp dụng đối với trường hợp thuế GTGT. Thứ sáu, một vấn đề cần được bổ sung trong rà soát Luật Thuế GTGT chính là vấn đề hóa đơn, chứng từ. Hiện nay việc thực hiện cơ chế quản lý hóa đơn theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP bộc lộ nhiều bất cập ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý thuế GTGT nên cần được rà soát và đưa vào báo cáo các đánh giá cần thiết. II. Về báo cáo rà soát Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 1. Về vấn đề chuyển lỗ (tr.4, tr. 17) Tôi đồng ý với ban soạn thảo báo cáo rà soát là các văn bản cần có giải thích thống nhất về phương thức chuyển lỗ, nhưng tôi cho rằng các quy định hiện hành không thể dẫn đến hai cách hiểu như trong báo cáo. Báo cáo chỉ căn cứ vào Điều 7 của Luật Thuế TNDN mà không căn cứ vào Điều 16 nên mới có cách hiểu như vậy. Điều 16 Luật Thuế TNDN năm 2008 quy định: doanh nghiệp có lỗ được chuyển số lỗ sang năm sau; số lỗ này được trừ vào thu nhập tính thuế. Thời gian được chuyển lỗ không quá năm năm, kể từ năm tiếp theo năm phát sinh lỗ. Như vậy, ngay năm sau năm phát sinh lỗ thì cần phải chuyển lỗ, và nếu chuyển chưa hết tức là vẫn còn lỗ, thì được quyền tiếp tục vào năm tiếp theo và không quá 5 năm. Theo cá nhân tôi thì các nghị định và thông tư đã thể hiện đúng tinh thần của Luật. Ý kiến cá nhân tôi cho rằng, việc chuyển lỗ thuần túy là sự ưu đãi của nhà nước đối với doanh nghiệp. Vì về nguyên tắc, thuế TNDN có kỳ tính thuế theo năm, nên hết từng năm tài chính thì nếu xác định được lãi (thì phải nộp thuế) hoặc lỗ (thì không phải nộp thuế). Chuyển lỗ về bản chất là việc khấu trừ chi phí của thuộc kỳ tính thuế trước sang kỳ tính thuế sau, cho nên đây chính là cơ chế ưu đãi của nhà nước để giảm bớt thiệt hại cho doanh nghiệp bằng cách kéo dài thời gian khấu trừ chi phí vượt quá kỳ tính thuế , vì vậy không nên hiểu là quyền mà doanh nghiệp đương nhiên có. Chính vì thế, chính sách chuyển lỗ cần cân nhắc hài hòa lợi ích của nhà nước và của doanh nghiệp, chứ không thể chỉ nhìn nhận từ góc độ lợi ích doanh nghiệp. Sẽ là không hợp lý như trong ví dụ của báo cáo đã nêu: một là, doanh nghiệp “để dành” khoản lỗ, trong khi vẫn tuyên bố có lãi làm sai lệch cách đánh giá của nhà đầu tư; hai là, doanh nghiệp được hưởng song song hai ưu đãi riêng biệt: ưu đãi miễn thuế TNDN (khi DN thực sự không có lãi vì vẫn còn lỗ) và ưu đãi chuyển lỗ. 2. Một số đóng góp thêm cho báo cáo rà soát thuế TNDN Qua thực tiễn nghiên cứu và giảng dạy cho các doanh nghiệp, tôi thấy có một số vấn đề sau đây, nên được ban soạn thảo nghiên cứu xem xét đưa vào báo cáo một số nội dung sau: Một là, cần có cách tiếp cận thống nhất về khái niệm doanh thu cũng như chi phí giữa Luật Thuế TNDN với các chuẩn mực kế toán hiện hành để đảm bảo xác định đúng về bản chất đâu là doanh thu của hoạt động kinh doanh, đâu là thu nhập khác (chuẩn mực kế toán số 14). Theo tôi, vấn đề này doanh nghiệp vẫn còn có những cách hiểu khác nhau và pháp luật về thuế TNDN tỏ ra chưa rõ ràng như các chuẩn mực kế toán về nội hàm các khái niệm. Hai là, theo quy định tại Điều 9 Luật Thuế TNDN thì phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, khánh tiết, hội nghị… vượt quá 10% tổng số chi được trừ thì không được khấu trừ phần vượt trên này. Tôi đồng ý với quan điểm của ban soạn thảo báo cáo rà soát là cần xem xét một cách nghiêm túc việc bỏ tỷ lệ khống chế này hoặc ít nhất cũng không áp dụng một cách phổ biến như hiện nay. Có một vấn đề cần cân nhắc đưa vào báo cáo, đó là hiện nay cách xác định chi phí theo mức khống chế đang có sự bất hợp lý. Theo hướng dẫn tại TT 130 thì tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra. Cách giải thích này là không thỏa đáng so với tinh thần của Luật ở 2 điểm: thứ nhất, nếu gọi là tổng số chi được trừ thì phải bao gồm cả phần chi quảng cáo, tiếp thị… được trừ, không thể loại thẳng thừng ra ngoài được; thứ hai, nếu loại ra như vậy, sau khi tính được số chi quảng cáo được trừ theo giới hạn tối đa 10% , cộng vào với tổng chi được trừ trước đó sẽ đem lại một tỷ lệ khác với 10% so với tổng số chi, mà thực chất là thấp hơn, nên vô hình chung Thông tư lại giới hạn chặt hơn so với Luật. (có thể xem ví dụ này ngay trong TT 130)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số góp ý cho dự thảo rà soát các luật về thuế (Hội thảo do VCCI tổ chức ngày 13-9-2011).doc
Tài liệu liên quan