Một số giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay

Dissemination and education of legislation play an important role in social life in general and in schools and universities in particular. Activities of dissemination and education of legislation for students in schools contribute to the training process to develop comprehensive Vietnamese people. The article reviews the current situation of the legal education at Thai Nguyen University, thus propose measures to improve the quality and effectiveness of this work, contributing to raise awareness of law to students at Thai Nguyen University.

pdf6 trang | Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 514 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số giải pháp tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Hưng Thịnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 163 - 168 163 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT GÓP PHẦN NÂNG CAO Ý THỨC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Nguyễn Hưng Thịnh Đại học Thái Nguyên TÓM TẮT Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội nói chung và trong các nhà trường nói riêng. Hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên trong các nhà trường góp phần thực hiện quá trình đào tạo nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam. Bài báo đánh giá thực trạng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật hiện nay ở Đại học Thái Nguyên, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác này, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho học sinh, sinh viên ở Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: Phổ biến, giáo dục pháp luật, ý thức pháp luật, học sinh, sinh viên. ĐẶT VẤN ĐỀ* Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) luôn được Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể xã hội chú trọng, quan tâm trong nhiều năm qua và coi đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Trong giai đoạn hiện nay, khi xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đất nước ta đang trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân thì công tác PBGDPL càng trở nên quan trọng và cần thiết. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nhấn mạnh: “Phát huy dân chủ đi đôi với giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế, quản lý xã hội bằng pháp luật, tuyên truyền, giáo dục toàn dân, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật”[1]. Điều này thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước và các tổ chức đoàn thể xã hội trong việc thực hiện công tác PBGDPL nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của toàn dân. Ngày 09/12/2003, Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) đã ban hành Chỉ thị số 32- CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán * Tel: 0912.512.051 bộ, nhân dân. Chỉ thị đã xác định rõ: “phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong những năm tới, cần tập trung chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt công tác này để góp phần tạo chuyển biến căn bản về ý thức tôn trọng pháp luật và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân”[2]. Chỉ thị đã tạo một bước phát triển mới về nhận thức và lãnh đạo công tác PBGDPL, đưa công tác PBGDPL lên một tầm cao mới, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX), Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường” (gọi tắt là Đề án 1928). Mục tiêu của Đề án là: “Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật và hành vi chấp hành pháp luật của nhà giáo, cán bộ quản lý cơ sở giáo dục và người học, góp phần ổn định môi trường giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện” [3]. Ngày 20/6/2012, tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam 168Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hưng Thịnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 163 - 168 164 Khóa XIII đã thông qua Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2013. Luật đã dành Mục 3 của Chương II để quy định về Giáo dục pháp luật trong các cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân. Điều này cho thấy tầm quan trọng của hoạt động giáo dục pháp luật trong nhà trường với ý nghĩa là một hình thức không thể thiếu, đặc trưng riêng của hoạt động PBGDPL góp phần thực hiện quá trình đào tạo nhằm phát triển toàn diện của con người Việt Nam. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PBGDPL CHO HỌC SINH, SINH VIÊN Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Kết quả đạt được Cùng với tiến trình đổi mới của đất nước, từ khi thành lập (1994) đến nay, Đại học Thái Nguyên đã không ngừng phát triển và hoàn thiện về mọi mặt hoạt động. Trong quá trình đào tạo, công tác PBGDPL cho học sinh, sinh viên (HSSV) đã được Đại học Thái Nguyên triển khai thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định như: - Chỉ đạo các đơn vị thành viên từng bước bổ sung đội ngũ cán bộ giảng dạy pháp luật đại cương và pháp luật chuyên ngành. - Hàng năm đều cử cán bộ tham gia hội thảo, tập huấn cập nhật về công tác pháp chế do Bộ Giáo dục và đào tạo tổ chức. - Chỉ đạo việc PBGDPL ngoại khóa cho HSSV thông qua tuần sinh hoạt công dân đầu năm học, sinh hoạt chính trị đầu khóa học, sinh hoạt chính trị cuối khóa học, các đợt sinh hoạt chính trị chuyên đề, sinh hoạt chính trị nhân ngày lễ lớn - Trên trang Web của Đại học Thái Nguyên và các đơn vị thành viên thường xuyên cập nhật các văn bản pháp quy nhằm tăng cường tuyên truyền, phổ biến các định hướng, chính sách, chế độ có liên quan đến cán bộ, giảng viên, HSSV. Tồn tại, khó khăn Về cơ bản, công tác PBGDPL ở Đại học Thái Nguyên đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, với số lượng HSSV tương đối đông (Năm 2012, tổng số HSSV và học viên Sau Đại học của Đại học Thái Nguyên là trên 90.000 người), công tác PBGDPL cho HSSV ở Đại học Thái Nguyên thời gian qua còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại như: - Đội ngũ cán bộ, giảng viên làm công tác PBGDPL còn thiếu, đặc biệt là giảng viên chuyên ngành luật. Cụ thể: Trường Đại học Y – Dược có tổng số 5 giảng viên giảng dạy môn học pháp luật nhưng đều không phải là giảng viên về chuyên ngành luật; Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông có tổng số 3 giảng viên giảng dạy môn học pháp luật nhưng đều không phải là giảng viên về chuyên ngành luật; Trường Cao đẳng kinh tế Kỹ thuật có 10 giảng viên giảng dạy môn học pháp luật nhưng chỉ có 02 giảng viên về chuyên ngành luật [4]. - Nội dung, hình thức PBGDPL chưa phong phú, đa dạng. - Nhiều HSSV chưa thật sự quan tâm đến kiến thức về pháp luật. - Công tác biên soạn giáo trình giảng dạy pháp luật đại cương và pháp luật chuyên ngành chưa được quan tâm đúng mức. - Chưa xây dựng chuyên mục PBGDPL trên trang Web của đơn vị. - Kinh phí dành cho công tác PBGDPL còn hạn chế. - Sự phối hợp trong công tác PBGDPL với các cơ quan chuyên môn về triển khai, hành pháp ngoài Đại học chưa được đẩy mạnh Nguyên nhân của những tồn tại, khó khăn Nguyên nhân khách quan: Các văn bản pháp luật quy định về công tác PBGDPL chưa đủ mạnh; sự phối giữa nhà trường với các lực lượng khác trong công tác này chưa chặt chẽ. Nguyên nhân chủ quan: Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác PBGDPL trong nhà trường chưa được coi trọng so với nhiệm vụ chuyên môn của ngành giáo dục; đội ngũ giảng viên chuyên ngành luật còn thiếu; kinh phí dành cho công tác PBGDPL còn hạn chế. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PBGDPL Xuất phát từ thực trạng nêu trên, để công tác PBGDPL thực sự có hiệu quả, góp phần nâng cao ý thức pháp luật cho HSSV ở Đại học Thái Nguyên trong giai đoạn hiện nay, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau đây: 169Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hưng Thịnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 163 - 168 165 Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của công tác PBGDPL trong các nhà trường Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định thắng lợi của công tác PBGDPL nói chung và công tác PBGDPL cho HSSV nói riêng, trong đó có việc nâng cao ý thức pháp luật của HSSV. Để thực hiện giải pháp này, Đảng ủy Đại học Thái Nguyên cần có nghị quyết chuyên đề về công tác PBGDPL, cụ thể là nghị quyết về tiếp tục thực hiện Đề án 1928 giai đoạn 2013 - 2016 và tổ chức quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện nghị quyết đến các đảng bộ, chi bộ cơ sở. Đồng thời, tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo, các quy định về công tác PBGDPL, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự chỉ đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012... Từ đó sẽ nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò quan trọng của công tác PBGDPL, làm chuyển biến nhận thức về vị trí, vai trò của công tác này từ cán bộ lãnh đạo, quản lý đến công chức, viên chức, giảng viên, người lao động và HSSV. Có được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp thì công tác này mới đạt hiệu quả. Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác PBGDPL; thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác pháp chế ở cấp Đại học Thái Nguyên và cấp các đơn vị thành viên K iện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ làm công tác PBGDPL trong toàn Đại học Thái Nguyên Để thực hiện giải pháp này, nhiệm vụ đặt ra là: - Thường xuyên rà soát, bổ sung (phân công) cán bộ phụ trách công tác PBGDPL, giáo viên, giảng viên, báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật... - Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức pháp luật và trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ làm công tác PBGDPL: + Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, củng cố đội ngũ giảng viên giảng dạy pháp luật đại cương và pháp luật chuyên ngành, cán bộ làm công tác pháp chế, cán bộ làm công tác quản lý HSSV và cán bộ làm công tác PBGDPL trong các đơn vị thành viên. + Cử cán bộ tham gia đầy đủ và có hiệu quả các chương trình tập huấn về công tác PBGDPL do các cơ quan có thẩm quyền tổ chức. + Mời các báo cáo viên, tuyên truyền viên, các giảng viên, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong công tác PBGDPL về tập huấn cho đội ngũ làm công tác này. Thành lập bộ phận chuyên trách làm công tác pháp chế ở cấp Đại học Thái Nguyên và cấp các đơn vị thành viên Ngày 21/12/2004, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Chỉ thị số 40/2004/CT- BGD&ĐT về tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong tổ chức và hoạt động của ngành giáo dục và sau đó là Công văn số 3450/BGD&ĐT-PC ngày 05/5/2005 về thành lập tổ chức làm công tác pháp chế. Theo đó, Tổ chức pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế trong các trường thực hiện 6 nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ: “Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nội quy, quy chế của trường cho cán bộ, nhân viên, giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên, học viên trong trường; phối hợp với phòng, ban khác kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế và kiến nghị những biện pháp xử lý vi phạm”[5]. Như vậy, theo các văn bản này thì bộ phận đầu mối, tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị trong công tác PBGDPL là Tổ chức pháp chế, cán bộ làm công tác pháp chế. Với nhiệm vụ, quyền hạn nêu trên của Tổ chức pháp chế, với vị thế là một Đại học vùng trọng điểm, Đại học Thái Nguyên cần thành lập Tổ chức pháp chế (ở cấp Đại học Thái Nguyên và cấp các đơn vị thành viên) xứng tầm với nhiệm vụ, quyền hạn được giao. Căn cứ vào tình hình thực tiễn hiện nay, khi chưa thể thành lập Tổ chức pháp chế độc lập thì mô hình tổ chức pháp chế tại Đại học Thái Nguyên có thể thực hiện theo các mô hình ghép, kết hợp như sau: 170Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hưng Thịnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 163 - 168 166 + Cấp Đại học Thái Nguyên: Thành lập Ban Thanh tra – Pháp chế trên cơ sở tách bộ phận thanh tra ra khỏi Ban Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng Giáo dục. + Cấp các Trường, khoa trực thuộc: Thành lập Phòng Thanh tra – Pháp chế trên cơ sở tách bộ phận thanh tra ra khỏi Phòng Thanh tra, Khảo thí và Đảm bảo chất lượng. Với mô hình tổ chức như vậy, công tác PBGDPL ở Đại học Thái Nguyên sẽ đảm bảo hoạt động thống nhất, phát huy được hiệu quả, có chiều sâu, đáp ứng được yêu cầu của công tác PBGDPL. Từng bước củng cố, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên; đẩy mạnh công tác biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo và đổi mới phương pháp giảng dạy môn pháp luật đại cương và pháp luật chuyên ngành - Củng cố, chuẩn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giảng dạy môn pháp luật đại cương và pháp luật chuyên ngành. Dành chỉ tiêu hợp lý và ưu tiên tuyển dụng giảng viên chuyên ngành luật để bổ sung lực lượng giảng viên còn thiếu. - Đối với số lượng giảng viên hiện có: cần quan tâm bồi dưỡng, đào tạo hoặc tạo điều kiện để họ tự đào tạo nâng cao trình độ. - Trong khi chưa tuyển dụng đủ giảng viên chuyên ngành luật thì cần thực hiện tốt cơ chế thỉnh giảng. Đặc biệt là các cán bộ đang công tác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật như: Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân, Sở Tư pháp, cơ quan Công an.... Ở các cơ quan này có nhiều cán bộ đã có trình độ từ thạc sỹ chuyên ngành luật trở lên, có nhiều kinh nghiệm thực tế. - Tiếp tục đổi mới phương pháp giảng dạy; đẩy mạnh công tác biên soạn giáo trình và thường xuyên đổi mới tài liệu tham khảo phục vụ cho hoạt động giảng dạy pháp luật đại cương và pháp luật chuyên ngành. Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ cho công tác PBGDPL; xây dựng trang (hoặc chuyên mục) thông tin điện tử PBGDPL Quan tâm đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc phục vụ công tác PBGDPL Để công tác PBGDPL hoạt động có chiều sâu, đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự quan tâm đầu tư thích đáng về kinh phí (gồm nguồn kinh phí và quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm cho công tác PBGDPL), cơ sở vật chất, phương tiện làm việc cho công tác này (Giáo trình, Sách giáo khoa; Tài liệu PBGDPL,Tủ sách pháp luật, Thiết bị dạy học và các phương tiện vật chất khác). Kinh phí dành cho công tác PBGDPL phải tương xứng với vị trí, vai trò quan trọng của công tác này và cần phải được đưa thành mục riêng trong kế hoạch kinh phí tổng thể của Đại học, của các đơn vị thành viên. Có như vậy thì công tác PBGDPL mới đạt được hiệu quả cao. Ngoài ra có thể thực hiện xã hội hóa công tác PBGDPL [6] để thu hút nguồn kinh phí cho công tác này. Xây dựng trang thông tin điện tử PBGDPL ở Đại học Thái Nguyên và các đơn vị thành viên Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin hiện nay, PBGDPL trên mạng internet là một hình thức tuyên truyền hiện đại, rất hiệu quả, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức cho việc tự tìm hiểu, tự học đối với HSSV. Chính vì vậy có thể xây dựng trang thông tin điện tử PBGDPL (hoặc một chuyên mục trên website) của Đại học Thái Nguyên cũng như ở các đơn vị thành viên. Nội dung của trang thông tin cần phải phong phú, đa dạng, sinh động nhưng thiết thực, gần gũi với đối tượng HSSV. Một số nội dung, chuyên mục cần có trên trang thông tin như: - Cung cấp, cập nhật đầy đủ hệ thống các văn bản, quy định của Nhà nước, của Bộ giáo dục và Đào tạo, của Đại học Thái Nguyên và các văn bản khác có liên quan. - Chuyển tải các ấn phẩm, tài liệu PBGDPL đã được xuất bản như: sách, đặc san, tờ gấp, 171Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hưng Thịnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 163 - 168 167 tờ rơi, băng casset, đĩa hình, đĩa tiếng thành dữ liệu điện tử và đăng tải trên trang thông tin điện tử. Ưu điểm của hình thức này là tiết kiệm thời gian, chi phí vì không phải lúc nào cũng có điều kiện để xây dựng các chuyên mục tuyên truyền hay biên soạn mới nội dung tuyên truyền. Đồng thời giúp cho người làm công tác PBGDPL có thể chủ động lựa chọn các ấn phẩm, tài liệu phù hợp, có chất lượng. - Chuyên mục Hỏi - đáp pháp luật. Đây là một trong những hình thức PBGDPL cũng rất hiệu quả. Các câu hỏi - đáp có thể do người đọc gửi đến hoặc do Ban biên tập Trang thông tin xây dựng trên cơ sở thực tiễn những vấn đề được nhiều người quan tâm. - Các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật. Các chuyên mục chuyên sâu về pháp luật có thể được xây dựng theo tiêu chí như đối tượng, nội dung pháp luật cần tuyên truyền để cung cấp những kiến thức sâu về từng vấn đề pháp luật cụ thể. - Tổ chức đối thoại, giao lưu trực tuyến theo chủ đề. Hình thức này giúp những người tham gia có thể bày tỏ, trao đổi những quan điểm của mình về những vấn đề cụ thể góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật. Để thực hiện PBGDPL trên trang thông tin điện tử có hiệu quả, cần phải: - Xây dựng kế hoạch PBGDPL trên trang thông tin: Trong kế hoạch phải xác định rõ mục đích, nội dung pháp luật sẽ tuyên truyền và thời gian tuyên truyền. - Xây dựng nội dung thông tin PBGDPL trên Trang thông tin: Thông tin cần được biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, có hình ảnh minh họa sinh động và cần được cập nhật thường xuyên. Nội dung thông tin càng phong phú thì càng hấp dẫn được người đọc. - Thiết kế giao diện trình bày Trang thông tin khoa học, hợp lý thể hiện rõ được ý tưởng, mục đích của việc PBGDPL. - Quảng bá giới thiệu địa chỉ Trang thông tin để nhiều người biết và truy cập vào trang này. - Để duy trì và phát huy tác dụng của Trang thông tin trong công tác PBGDPL đòi hỏi phải thường xuyên cập nhật thông tin. Tuy nhiên vấn đề hết sức quan trọng cần lưu ý là vấn đề an ninh thông tin khi thực hiện tuyên truyền pháp luật trên mạng Internet. Đó là vấn đề bảo mật thông tin, biện pháp phòng, chống sự xâm nhập của các đối tượng bên ngoài (nhằm tránh làm sai lệnh nội dung thông tin). Tăng cường phối hợp công tác PBGDPL với các lực lượng bên ngoài Đại học Thái Nguyên và đẩy mạnh xã hội hóa công tác PBGDPL Cùng với việc tăng cường phối hợp giữa các lực lượng bên trong, Đại học Thái Nguyên và các đợn vị thành viên cần phải tăng cường phối hợp công tác PBGDPL với các lực lượng khác bên ngoài Đại học Thái Nguyên và đẩy mạnh xã hội hóa công tác PBGDPL. Để thực hiện giải pháp này, Đại học Thái Nguyên và các đơn vị thành viên cần ký kết các văn bản hợp tác với các đơn vị cần phối hợp. Một số cơ quan, tổ chức cần phối hợp như: - Phối hợp với Sở Tư pháp để tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ PBGDPL cũng như cập nhật kiến thức văn bản pháp luật mới. - Phối hợp với cơ quan Tòa án: Tổ chức cho HSSV tham quan, quan sát các phiên tòa xét xử liên quan đến lĩnh vực pháp luật hình sự, dân sự, bình đẳng giới, HSSV; tổ chức các phiên tòa giả định. - Phối hợp với Hội Luật gia: Hội Luật gia sẽ hỗ trợ phổ biến những kiến thức về pháp luật nhằm giúp HSSV có những hiểu biết pháp luật cơ bản cũng như am hiểu các luật chuyên ngành liên quan đến nghề nghiệp như: Luật Lao động, Luật Đất đai, Luật Dân sự, Luật hình sự, Luật Kinh doanh... - Phối hợp với các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp: Lồng ghép công tác PBGDPL trong các buổi tọa đàm, giới thiệu việc làm, quảng bá hình ảnh của doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác đầu tư với Đại học Thái Nguyên... - Tiếp tục củng cố mối quan hệ thường xuyên và bền chặt giữa gia đình, nhà trường và xã hội. 172Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nguyễn Hưng Thịnh Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 105(05): 163 - 168 168 Lựa chọn, đổi mới nội dung, hình thức PBGDPL phù hợp với tình hình thực tiễn và phù hợp với từng đối tượng HSSV Đổi mới phương thức PBGDPL, tạo tính tích cực, chủ động trong việc tìm hiểu, nhận thức bằng nhiều hình thức khác nhau như hình thức sân khấu hóa, áp dụng các phương thức hiện đại trong việc truyền tải thông tin, tổ chức thi tìm hiểu pháp luật, phổ biến các văn bản Luật mới ban hành.... Qua đó, hình thành ý thức tự giác, thói quen học tập nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật, sống, học tập và làm việc theo pháp luật trong HSSV. - Nội dung PBGDPL phải thường xuyên được đổi mới, phù hợp với tình hình thực tiễn (nhất là những vấn đề mang tính cấp bách thời sự được nhiều người quan tâm), tránh hình thức. - Lựa chọn nội dung, hình thức PBGDPL theo từng chuyên đề phù hợp với từng đối tượng HSSV (đối tượng HSSV thuộc các ngành, nghề đào tạo khác nhau, giới tính khác nhau, sinh viên ở nội trú và ngoại trú... phải có nội dung, hình thức phổ biến, giáo dục khác nhau); phát huy tốt biện pháp tuyên truyền theo nhóm đối tượng. - Lồng ghép PBGDPL cho HSSV thông qua các hoạt động ngoại khoá, ngoài giờ lên lớp. Sử dụng linh hoạt các hình thức PBGDPL như: sân khấu hóa, sinh hoạt CLB, thi tìm hiểu pháp luật, phiên tòa giả định, quan sát các vụ án xét xử lưu động... Tăng cường kiểm tra, đánh giá công tác PBGDPL đối với các đơn vị thành viên Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác PBGDPL trong toàn Đại học Thái Nguyên, thông qua đó để: - Đánh giá công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện của thủ trưởng các đơn vị và đánh giá hiệu quả của công tác này. - Kịp thời phát hiện những sai sót để uốn nắn, sửa chữa; phát hiện những khó khăn, vướng mắc để có biện pháp khắc phục. - Động viên, khen thưởng kịp thời những cá nhân, đơn vị thực hiện tốt công tác PBGDPL. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX; 2. Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (Khóa IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; 3. Quyết định số 1928/QĐ-TTg ngày 20/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án “Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường”; 4. Báo cáo số 1466/ĐHTN-ĐT ngày 28/12/2011 của Đại học Thái Nguyên về báo cáo kết quả thực hiện Đề án 1928 của Chính phủ; 5. Công văn số 3450/BGD&ĐT-PC ngày 05/5/2005 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thành lập tổ chức làm công tác pháp chế; 6. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012. ABSTRACT SOME MEASURES STRENGTHENING DISSEMINATION AND EDUCATION OF LEGISLATION TO RAISE LEGAL AWARENESS FOR STUDENTS AT THAI NGUYEN UNIVERSITY AT THE PRESENT Nguyen Hung Thinh* Thai Nguyen University Dissemination and education of legislation play an important role in social life in general and in schools and universities in particular. Activities of dissemination and education of legislation for students in schools contribute to the training process to develop comprehensive Vietnamese people. The article reviews the current situation of the legal education at Thai Nguyen University, thus propose measures to improve the quality and effectiveness of this work, contributing to raise awareness of law to students at Thai Nguyen University. Key words: dissemination, education of legislation, legal awareness, students. Ngày nhận bài: 11/3/2013; Ngày phản biện: 25/5/2013; Ngày duyệt đăng: 06/6/2013 * Tel: 0912.512.051 173Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_38914_42460_10920138052163_3354_2051958.pdf
Tài liệu liên quan