Một số đề xuất trong việc cải tiến nội dung môn tin học đại cương theo hướng nâng cao và hỗ trợ quá trình tự học của sinh viên - Nguyễn Tương Tri

Bài học Chuẩn kiến thức, kỹ năng (dự kiến) Tổng quan về máy tính và một số ứng dụng trên hệ điều hành Windows Biết một số khái niệm cơ bản (phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, cấu trúc máy tính, hệ đếm ) Sử dụng được Windows và các ứng dụng trên HĐH Mạng máy tính và khai thác thông tin Internet Biết khái niệm Mạng máy tính và Internet; Nắm được một số kỹ năng tìm và lấy thông tin trên Internet Soạn thảo văn bản với MicroSoft Word Nắm quy trình soạn thảo văn bản và vận dụng được trong xử lý văn bản với MS. Word Thao tác định dạng và trang trí văn bản Hiểu khái niệm định dạng văn bản Thao tác thành thạo với các chức năng định dạng (Font, Paragraph, Style) và chèn các đối tượng vào văn bản (Symbol, Picture, WordArt, Chart, Index and Table.) Tạo và làm việc với bảng. Khai thác thanh công cụ đồ họa Sử dụng được thanh công cụ Drawing và xử lý bảng biểu trong Word. Tạo bảng, sắp xếp, tính toán, chuyển đổi giữa bảng với văn bản và ngược lại. Sử dụng các dạng văn bản và chế độ tự động trong Word Biết sử dụng một số tính năng khác (trộn thư, văn bản tự động, in ấn, tạo chú thích, thiết lập chế độ chỉnh sửa văn bản tự động ) Ôn tập Ôn tập và kiểm tra - 01 bài lý thuyết và 01 bài thực hành Tổng quan về MicroSoft Excel Biết bảng tính Excel, các thành phần của nó. Hiểu được các khái niệm định dạng dữ liệu, công thức, khái niệm địa chỉ, tham chiếu Giới thiệu các hàm cơ bản Hiểu các hàm thường dùng Vận dụng được các hàm để giải quyết các bài toán Biểu đồ và cơ sở dữ liệu trong Excel Hiểu ý nghĩa của các dạng biểu đồ và cách tạo biểu đồ Biết phân tích các yêu cầu của bài toán Vận dụng được các hàm về cơ sở dữ liệu Một số thao tác trên danh sách dữ liệu Vận dụng được một số thao tác trên danh sách dữ liệu (Sắp xếp, Lọc dữ liệu, Tổng con, In ấn.) Một số chức năng nâng cao của Excel Biết một số tính năng nâng cao (Chia sẻ dữ liệu Sharepoint, cách tạo PivotTable reports, giải toán trên Excel ) Tạo một bản trình diễn với MS.PowerPoint Biết cách tạo bài thuyết trình đơn giản (PowerPoint) Thao tác được với các chức năng của phần mềm (font, hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh, biểu đồ ) Một số phần mềm ứng dụng phổ biến Biết sử dụng cơ bản một số phần mềm thường dùng hỗ trợ học tập và nghiên cứu (Adobe Acrobat, AntiVirus, Lạc Việt ) và một số trang web và phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến Ôn tập cuối học phần Ôn tập và kiểm tra 1 tiết

pdf7 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 815 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đề xuất trong việc cải tiến nội dung môn tin học đại cương theo hướng nâng cao và hỗ trợ quá trình tự học của sinh viên - Nguyễn Tương Tri, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 03(19)/2011: tr. 162-168 MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC CẢI TIẾN NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG THEO HƯỚNG NÂNG CAO VÀ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NGUYỄN TƯƠNG TRI Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế Tóm tắt: Phương pháp tự học, tự nghiên cứu ngày càng được quan tâm trong tiến trình đổi mới PPDH ở các trường đại học hiện nay [2]. Tin học đại cương là môn học mà phần lớn các sinh viên đã được học trong nhà trường phổ thông nên việc phát huy những kiến thức sẵn có, tăng cường khả năng tự học, giảm thời lượng lên lớp nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng đào tạo là việc làm hết sức cần thiết. Bài báo trình bày một số đề xuất cải tiến nội dung kiến thức môn Tin học theo hướng cô đọng và nâng cao nhằm đáp ứng ngày càng cao của chương trình đào tạo và hỗ trợ việc tự học của sinh viên. 1. ĐẶC ĐIỂM CỦA CHƯƠNG TRÌNH TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG 1.1. Về mặt kiến thức Chương trình hiện hành bao gồm các nội dung: Một số khái niệm và thao tác trên Windows; Sơ lược về mạng máy tính và Internet; Soạn thảo văn bản với MS Word; Xử lý bảng tính với MS Excel [1]. Nội dung chương trình Tin học đại cương không thực sự mới đối với sinh viên mà chỉ mang tính chất hoàn thiện học vấn phổ thông và góp phần nâng cao kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên nhằm đáp ứng tốt hơn về khai thác và sử dụng hiệu quả máy tính phục vụ cho việc học tập và nghiên cứu về sau. 1.2. Về mặt thời lượng và thời gian tổ chức học phần Học phần được tổ chức vào kỳ thứ nhất hoặc kỳ thứ hai của toàn khóa học, với thời lượng 45 giờ (3 tín chỉ), trong đó có 02 tín chỉ lý thuyết và 01 tín chỉ thực hành. 1.3. Khó khăn khi thực hiện học phần + Trình độ kiến thức và kỹ năng sử dụng máy tính của sinh viên không đồng đều; + Tính mới của học phần ít; + Lợi ích của môn học mang lại cho người học không rõ ràng; + Thời lượng không cho phép triển khai dạy học theo lối truyền thống. Chính vì thế, cần xem xét lại từ nội dung chương trình đến việc triển khai tổ chức dạy học nhằm phát huy những kiến thức sẵn có (kiến thức tin học mà SV đã được học ở bậc THCS và THPT), nâng cao nội dung chương trình, tăng cường khả năng tự học để đáp ứng mục tiêu đào tạo trong giai đoạn hiện nay. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC CẢI TIẾN NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG... 163 2. ĐỀ XUẤT THIẾT KẾ LẠI NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG THEO HƯỚNG NÂNG CAO KIẾN THỨC VÀ HỖ TRỢ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC, TỰ NGHIÊN CỨU CỦA SINH VIÊN Qua thời gian giảng dạy, theo chúng tôi, để chương trình Tin học đại cương được tổ chức một cách có hiệu quả nên quan tâm cụ thể đến hai vấn đề: Trước hết là phải xem xét lại nội dung chi tiết của chương trình vì trong giai đoạn mới hiện nay kiến thức tin học của sinh viên (trước khi học học phần tin học đại cương) đã đạt chuẩn nhất định (do đã được học ở bậc THPT); tiếp đến, cần phải xây dựng quy trình tổ chức dạy học để đáp ứng được nội dung mới. 2.1. Về nội dung chương trình Theo chúng tôi, nội dung chương trình Tin học đại cương [1] nên được xây dựng lại dưới dạng 13 bài học và 02 bài ôn tập và kiểm tra (mỗi bài có thời lượng 03 giờ) và với nội dung được nâng cao hơn nhằm khắc phục được một số khó khăn mà chúng tôi đã nêu ra và đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, cụ thể: Bảng 1. Sơ lược về các nội dung học phần Bài Nội dung chính (mỗi bài được tính 01 giờ LT và 02 giờ TH và 03 giờ tự học) 1 Một số khái niệm cơ bản (phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, cấu trúc máy tính, hệ đếm). Hệ điều hành (HĐH) Windows và các ứng dụng trên HĐH 2 Mạng máy tính và Internet; Một số kỹ năng tìm và lấy thông tin trên Internet 3 Tổng quan về soạn thảo văn bản (Quy trình soạn thảo, Giới thiệu MS.Word) 4 Định dạng văn bản (Font, Paragraph, Style, Picture, WordArt, Chart...) 5 Sử dụng thanh công cụ Drawing và Xử lý bảng biểu trong Word (Tạo, Sắp xếp, Tính toán, Chuyển đổi giữa bảng với văn bản và ngược lại...) 6 Một số tính năng khác (trộn thư, AutoText, In ấn, Autocorrect) 7 Ôn tập và kiểm tra (cả lý thuyết và thực hành) 8 Giới thiệu và làm việc với bảng tính Excel. Khái niệm địa chỉ, tham chiếu) 9 Khai thác một số hàm thường dùng 10 Các hàm về cơ sở dữ liệu. Ý nghĩa của các dạng biểu đồ và cách tạo biểu đồ 11 Một số thao tác trên danh sách dữ liệu (Sắp xếp, Lọc dữ liệu, Tổng con, In ấn) 12 Một số tính năng nâng cao (PivotTable Reports, Giải toán trên Excel) 13 Cách tạo bài thuyết trình đơn giản (PowerPoint). Thay đổi định dạng của bài thuyết trình (Font, Hiệu ứng, Âm thanh, Hình ảnh, Biểu đồ) 14 Một số phần mềm thường dùng (Adobe Acrobat, AntiVirus, Lạc Việt) và một số trang web, phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến 15 Ôn tập và kiểm tra (cả lý thuyết và thực hành) So với chương trình hiện hành, chúng tôi đề xuất xây dựng thêm 03 bài học mới (bao gồm bài 12. Vận dụng Excel giải quyết một số bài toán tối ưu, bài 13. Khai thác phần mềm trình chiếu Powerpoint và bài 13. Sử dụng một số phần mềm hỗ trợ học tập khác như Acrobat, Lạc việt, phần mềm diệt virus...) và cô đọng nội dung của chương trình hiện hành về 10 bài học. Vì theo mục 1.1 chúng tôi đã trình bày thì việc giảm tải cho những nội dung đã được học ở phổ thông là cần thiết, bên cạnh đó với những nội dung NGUYỄN TƯƠNG TRI 164 mới đề xuất sẽ mang lại sự hứng thú và giúp người học khai thác Tin học như một công cụ hữu ích vào quá trình học tập chuyên ngành của mình. Việc đưa thêm phần mềm PowerPoint vào chương trình môn học của học phần Tin học đại cương là rất cần thiết vì đặc thù của đào tạo tín chỉ là tăng cường tính chủ động, tích cực của sinh viên, phát huy các phương pháp dạy học như thảo luận nhóm, báo cáo bài tập nhóm, thuyết trình trước lớp... Bên cạnh đó, các phần mềm như Lạc Việt, Acrobat rất hữu dụng cho các em trong tra cứu từ điển, hỗ trợ dịch thuật, đọc và soạn thảo file văn bản dạng PDF. Tuy nhiên, để có thể đáp ứng chương trình trên cần sự nổ lực từ cả hai phía người học và người dạy. Do nội dung nhiều và thời lượng ít (03 tín chỉ bao gồm cả lý thuyết và thực hành) nên cần có sự thay đổi trong cách tổ chức dạy học và cần có sự phối hợp nhịp nhàng, đồng bộ giữa hai chủ thể của quá trình dạy học – người dạy và người học. 2.2. Xây dựng quy trình tổ chức dạy học Chúng ta cần mạnh dạn tổ chức theo phương pháp mới phát huy tinh thần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên (người học). Tuyệt đối không ủng hộ cách thức học tập của một số sinh viên thụ động, trông chờ vào thầy, không chủ động trong tìm kiếm thông tin tự nghiên cứu, khám phá nội dung chương trình. Mặt khác, với chương trình mới được đề xuất sẽ không cho phép giáo viên tổ chức dạy học theo lối truyền thống được. Chính vì thế, cần xây dựng quy trình tổ chức dạy học, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tăng tính tích cực chủ động của sinh viên. Giảng viên có thể tự thiết kế các trang web đơn giản [3] để giúp sinh viên chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức. Giảng viên cũng có thể khai thác các phần mềm quản lý nội dung học tập trực tuyến (LCMS) như Moodle ( làm môi trường và thiết kế các bài học dưới dạng các liều kiến thức, để cung cấp cho người học. Điểm mạnh của giải pháp này là tính kịp thời về mặt cung cấp tri thức và công nghệ, theo dõi thường xuyên dễ dàng nhờ có hệ thống quản lý thời gian học của sinh viên (online). Để thực hiện hiệu quả giải pháp này, chúng ta nên kết hợp quá trình tự học, tự nghiên cứu của sinh viên với việc trao đổi kiểm tra trực tiếp để xác thực việc tự học của sinh viên. Việc lấy ý tưởng của phương pháp dạy học chương trình hóa để xây dựng nội dung bài học theo liều kiến thức tạo thành một quy trình được chúng tôi đánh giá cao và lựa chọn để đề xuất cho việc tổ chức lại quy trình dạy học môn học này. Lúc bấy giờ mỗi bài học tương ứng với mỗi liều kiến thức cung cấp cho sinh viên. Quá trình giảng dạy học phần được thực hiện dưới dạng kết hợp lên lớp với quá trình tự học tự nghiên cứu và thực hành của sinh viên, thông qua các liều kiến thức với hệ thống bài tập, bài thực hành và bài kiểm tra được giảng viên cung cấp. Như vậy, giờ lên lớp của giảng viên là thời gian để giới thiệu về liều kiến thức mới, đồng thời giải quyết những vướng mắc của sinh viên trong liều học trước và định hướng cho sinh viên những kiến thức cần bổ trợ nhằm đáp ứng được yêu cầu của từng bài học và của học phần. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC CẢI TIẾN NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG... 165 Quy trình dạy học có thể được cụ thể hóa bằng mô hình sau: Hình 1. Quy trình tổ chức các bài học của học phần Kết thúc học phần Chưa phải bài học cuối Đúng là bài học cuối Giáo viên giới thiệu học phần Chuẩn kiến thức, kỹ năng Sinh viên tự nghiên cứu theo tài liệu dựa trên các yêu cầu Giáo viên trình bày bài học Sinh viên thực hành, vận dụng Giáo viên xác nhận kiến thức, kỹ năng của SV thông qua bài tập trắc nghiệm/tự luận và qua giờ thực hành Giáo viên giới thiệu chuẩn kiến thức, kỹ năng (bài tiếp theo) Bài học cuối ? NGUYỄN TƯƠNG TRI 166 Thành phần của một bài học bao gồm 5 yếu tố: (1) Chuẩn kiến thức, kỹ năng Hệ thống kiến thức cần đạt và có thể đạt được cùng với những yêu cầu về kỹ năng cần rèn luyện sau khi hoàn thành bài học. (2) Một số điểm cần lưu ý Giới thiệu cách thức tiếp cận nội dung bài học và một số kỹ năng, kỹ xảo và tình huống vận dụng tri thức xử lý hiệu quả công việc. (3) Hệ thống bài tập, bài thực hành Giúp sinh viên rèn luyện các kỹ năng và vận dụng những tri thức của bài học vào thực tế. (4) Hệ thống câu hỏi tự luận, trắc nghiệm Giúp củng cố tri thức và đánh giá mức độ nhận thức của sinh viên. (5) Phiếu phản hồi của sinh viên Tạo cơ hội cho sinh viên phản ánh những khó khăn và đề xuất một số cách tiếp cận hay, hiệu quả. Đồng thời giúp giảng viên điều chỉnh phương pháp dạy của mình (nếu có). 2.3. Dự kiến chuẩn kiến thức, kỹ năng của học phần Bảng 2. Dự kiến tên bài học và chuẩn kiến thức, kỹ năng Bài học Chuẩn kiến thức, kỹ năng (dự kiến) Tổng quan về máy tính và một số ứng dụng trên hệ điều hành Windows Biết một số khái niệm cơ bản (phần cứng, phần mềm, hệ điều hành, cấu trúc máy tính, hệ đếm) Sử dụng được Windows và các ứng dụng trên HĐH Mạng máy tính và khai thác thông tin Internet Biết khái niệm Mạng máy tính và Internet; Nắm được một số kỹ năng tìm và lấy thông tin trên Internet Soạn thảo văn bản với MicroSoft Word Nắm quy trình soạn thảo văn bản và vận dụng được trong xử lý văn bản với MS. Word Thao tác định dạng và trang trí văn bản Hiểu khái niệm định dạng văn bản Thao tác thành thạo với các chức năng định dạng (Font, Paragraph, Style) và chèn các đối tượng vào văn bản (Symbol, Picture, WordArt, Chart, Index and Table...) Tạo và làm việc với bảng. Khai thác thanh công cụ đồ họa Sử dụng được thanh công cụ Drawing và xử lý bảng biểu trong Word. Tạo bảng, sắp xếp, tính toán, chuyển đổi giữa bảng với văn bản và ngược lại... Sử dụng các dạng văn bản và chế độ tự động trong Word Biết sử dụng một số tính năng khác (trộn thư, văn bản tự động, in ấn, tạo chú thích, thiết lập chế độ chỉnh sửa văn bản tự động) Ôn tập Ôn tập và kiểm tra - 01 bài lý thuyết và 01 bài thực hành Tổng quan về MicroSoft Excel Biết bảng tính Excel, các thành phần của nó. Hiểu được các khái niệm định dạng dữ liệu, công thức, khái niệm địa chỉ, tham chiếu MỘT SỐ ĐỀ XUẤT TRONG VIỆC CẢI TIẾN NỘI DUNG MÔN TIN HỌC ĐẠI CƯƠNG... 167 Giới thiệu các hàm cơ bản Hiểu các hàm thường dùng Vận dụng được các hàm để giải quyết các bài toán Biểu đồ và cơ sở dữ liệu trong Excel Hiểu ý nghĩa của các dạng biểu đồ và cách tạo biểu đồ Biết phân tích các yêu cầu của bài toán Vận dụng được các hàm về cơ sở dữ liệu Một số thao tác trên danh sách dữ liệu Vận dụng được một số thao tác trên danh sách dữ liệu (Sắp xếp, Lọc dữ liệu, Tổng con, In ấn...) Một số chức năng nâng cao của Excel Biết một số tính năng nâng cao (Chia sẻ dữ liệu Sharepoint, cách tạo PivotTable reports, giải toán trên Excel) Tạo một bản trình diễn với MS.PowerPoint Biết cách tạo bài thuyết trình đơn giản (PowerPoint) Thao tác được với các chức năng của phần mềm (font, hiệu ứng, âm thanh, hình ảnh, biểu đồ) Một số phần mềm ứng dụng phổ biến Biết sử dụng cơ bản một số phần mềm thường dùng hỗ trợ học tập và nghiên cứu (Adobe Acrobat, AntiVirus, Lạc Việt) và một số trang web và phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến Ôn tập cuối học phần Ôn tập và kiểm tra 1 tiết 3. KẾT LUẬN Với qui chế đào tạo tín chỉ, chúng ta cần phải có những động thái tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kích thích ý thức tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của người học. Bên cạnh đó, cần tạo ra cho người học những điều kiện về mặt tư liệu, thời gian và kể cả vấn đề giao trách nhiệm một cách cụ thể, rõ ràng. Bài báo chỉ muốn đề xuất một cách thức tổ chức dạy học mới với ba nội dung cần được coi trọng, thứ nhất kế thừa các kiến thức đã có của người học để rút ngắn thời gian và xây dựng kiến thức cần cung cấp ở một mức độ cao hơn; thứ hai là đổi mới cách thức lên lớp theo hướng giao nhiệm vụ để sinh viên tự nghiên cứu và chỉ dành một ít thời gian để giới thiệu cô đọng về nội dung bài học; nội dung thứ ba là nghiêm túc trong đánh giá, tự đánh giá và lấy ý kiến của sinh viên qua mỗi bài học để kịp thời bổ sung và điều chỉnh quá trình đào tạo. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Tương Tri (2007). Giáo trình Tin học đại cương. Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế. [2] Đặng Thành Hưng (2004). Thiết kế phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá. Tạp chí Giáo dục, số 102. [3] Nguyễn Tương Tri (2008). Tổ chức bài học chương trình hóa bằng các trang Web sử dụng ngôn ngữ HTML và JavaScript. Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế, số 2(6)/2008. NGUYỄN TƯƠNG TRI 168 Title: SOME SUGGESTIONS IN IMPROVING THE CONTENT OF THE GENERAL INFORMATICS SUBJECT FOR THE ENHANCEMENT AND SUPPORT THE STUDENT'S SELF-STUDY Abstract: The self-study and research method are more and more interested in the renovation process methodology in universities today. General Informatics is a subject that most students have learned in the schools should promote the availability of knowledge, enhanced self-study, reduction of class time, while ensuring quality training is essential. This paper presents a proposed design of the content knowledge towards condensed and advanced to increasing training programs and support the student's self-study. ThS. NGUYỄN TƯƠNG TRI Khoa Tin học, Trường Đại học Sư phạm – Đại học Huế

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf14_213_nguyentuongtri_23_nguyen_tuong_tri_9101_2020996.pdf
Tài liệu liên quan