Như vậy, trong bối cảnh xã hội ngày nay
đang có những biến đổi hết sức sâu sắc về
kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, hoạt động
thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung, của
người Việt ở Nam bộ nói riêng vẫn được duy
trì và có những biểu hiện khá phức tạp. Vì thế,
thái độ và trách nhiệm chúng ta là gạn đục,
khơi trong nhằm giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hóa của vùng Nam bộ nói riêng,
của dân tộc Việt Nam nói chung.
11 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt ở Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
100 GIÁO DỤC – XÃ HỘI
MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG
TỔ TIÊN CỦA CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ
Ngày nhận bài: 04/07/2015 1
Ngày nhận lại: 17/08/2015
Ngày duyệt đăng: 04/09/2015
TÓM TẮT
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng dân gian có ảnh hưởng sâu đậm trong tâm thức
của người Việt. Đây chính là đạo lý ngàn đời của dân tộc Việt luôn hướng về cội nguồn dân tộc
“uống nước nhớ nguồn”.
Tìm hiểu tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của cộng đồng người Việt ở Nam bộ là việc làm mang
tính khoa học và thực tiễn, góp phần hiểu sâu hơn về đời sống văn hóa tinh thần và hiểu rõ hơn
về thế giới quan và nhân sinh quan của người Việt nơi đây.
Trong bài viết này, tác giả trình bày một số đặc trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt ở Nam bộ: mang tính đơn giản, phổ biến, gần gũi với đời thường; mang đậm yếu tố
tâm linh hơn ý nghĩa triết lý; mang tính tự nguyện, tự phát, ít mang tính xã hội; chịu ảnh hưởng
văn hóa, tín ngưỡng của các dân tộc cộng cư và là cơ sở nghi lễ thờ cúng của các đạo địa
phương ở Nam bộ. Nghiên cứu các đặc trưng này góp phần tìm hiểu văn hóa ở vùng Nam bộ nói
riêng, văn hóa Việt Nam nói chung.
ừ k óa: Tín ngưỡng, thờ cúng tổ tiên, người Việt, Nam bộ.
ABSTRACT
Ancestor worship is a type of folk beliefs which has a profound effect on the mind of
Vietnamese people. This is the deeply-rooted tradition of the Vietnamese people with their motto
of “when drinking water, remember its source”.
Studying ancestor worship beliefs of the Vietnamese community in Southern Vietnam is
significant in contributing to a better understanding of the cultural and spiritual life as well as
the world view and philosophy of life of the Vietnamese local communities.
In this article, the author presents some characteristics of the veneration of the dead in
Southern Vietnam: simple, popular, closer to real life; spiritual rather than philosophical;
voluntary, spontaneous, less social; influenced by the culture and beliefs of ethnic communities.
It is also the foundation of worship procedures observed by local religious sects in Southern
Vietnam. This study contributes to the understanding of cultures in the Southern region in
particular and in Vietnam in general.
Keywords: Beliefs, ancestor worship, Vietnamese, Southern.
1. Đặt vấn đề1
Việc nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên đã được rất nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm, đặc biệt là các nhà văn hóa học. Bởi vì
1
ThS, Trường Đại học Tiền Giang.
đây là một loại hình tín ngưỡng dân gian từ
lâu đã thấm đượm và ảnh hưởng sâu sắc đến
đời sống tinh thần của mọi người dân Việt.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không chỉ chứa
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 5 (44) 2015 101
đựng những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp
của dân tộc mà còn thể hiện quan niệm của
người Việt về thế giới, về nhân sinh.
Nam bộ là cái nôi của văn hóa phương
Nam, có nền văn minh nông nghiệp lúa nước
và nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ. Nơi
đây, tuy là vùng đất mới của người Việt ở
Nam bộ nhưng tín ngưỡng thờ cúng đã được
thể hiện đậm nét, mang những đặc trưng tiêu
biểu của người Việt mang theo từ khi vào
Nam mở đất. Nó không những chỉ là một cách
lý giải về vũ trụ, thế giới, về các hiện tượng tự
nhiên và xã hội trong cuộc sống của con
người mà còn là một triết lý sống, một phong
cách ứng xử đặc biệt của con người, thể hiện
đạo lý làm người, một nét đẹp văn hóa trong
cuộc sống của mỗi con người Việt Nam nói
chung, của người Việt ở Nam bộ nói riêng.
Được hình thành từ xa xưa, trong quá
trình tồn tại, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đan
xen, dung hợp với các hình thái tín ngưỡng
tôn giáo khác, lắng đọng, thẩm thấu vào cuộc
sống, trở thành đạo lý làm người – đạo lý
“uống nước nhớ nguồn” của người Việt nói
chung, của người Việt ở Nam bộ nói riêng.
Vì vậy, tác giả chọn đề tài “Một số đặc
trưng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt ở Nam bộ” để tìm hiểu. Thông qua
bài viết này, chúng ta có thể hiểu về những
đặc trưng cơ bản của tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt ở Nam bộ đồng thời thấy
được điểm tương đồng và khác biệt của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở
Nam bộ so với Bắc và Trung bộ.
2. Cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luậ
Tín ngưỡng là một hiện tượng lịch sử
thuộc lĩnh vực tinh thần của đời sống xã hội.
Trên thế giới có tới hàng ngàn các loại hình
tín ngưỡng khác nhau, rất phong phú, đa dạng.
Do hạn chế về mặt lịch sử, cách tiếp cận, mục
đích nghiên cứu khác nhau, nên các cách hiểu
tín ngưỡng, vì vậy cũng rất khác nhau. Cụ thể:
Theo quan điểm duy tâm (Plato, Hegel,),
tín ngưỡng là hiện tượng thần bí, siêu thực chỉ
có thể cảm nhận, tin chứ không lý giải được,
hoặc cũng chỉ là hiện tượng tự nhiên mang
tính bẩm sinh. Ở đây, các nhà duy tâm, thần
học đã sai lầm, vì họ xuất phát từ một thực thể
tinh thần, ý thức để lý giải một hiện tượng
khác cũng thuộc lĩnh vực đời sống tinh thần là
tín ngưỡng, tôn giáo.
Quan điểm xã hội học (H.Spencer,
M.Weber,) chủ yếu đi sâu phân tích chức
năng xã hội, vai trò ảnh hưởng của tín
ngưỡng, tôn giáo, song lại phân tích tín
ngưỡng, tôn giáo tách rời đời sống tinh thần
phong phú của con người, không thấy được
ranh giới các hiện tượng phi tôn giáo.
Quan điểm nhân học (Tylor), ngôn ngữ
học (Max Muller) lại chỉ đi sâu vào việc
nghiên cứu đối tượng sùng bái của tín
ngưỡng, tôn giáo như thần linh, đấng tối
cao Do vậy, chỉ có giá trị và thích hợp với
loại hình tôn giáo nguyên thủy, không thấy
được tính phổ biến, tính thích hợp đối với các
loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác.
Quan điểm văn hóa về tín ngưỡng
(Jablokov, Troibi, Đaosơn, B.Malinowski)
có ưu điểm làm nổi bật tính đa dạng, phong
phú và phức tạp của tín ngưỡng, song lại có
hạn chế là hòa đồng tín ngưỡng vào văn hóa
nói chung, không thấy được cái đặc thù của
tín ngưỡng là cái thiêng được đề cao, do đó
không xác định được đối tượng của ngành
khoa học mới là tôn giáo học.
Quan điểm triết học nhân bản của
L.Feuerbach đã chỉ ra nguồn gốc nhận thức
của tín ngưỡng, tôn giáo, đấu tranh chống
quan điểm duy tâm và tôn giáo trong quan
niệm về con người, về Thượng đế. Tuy nhiên,
trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm, tôn
giáo, ông đã không thấy được nguồn gốc xã
hội, chức năng “đền bù hư ảo” và những mặt
tiêu cực của tín ngưỡng, tôn giáo. L.Feuerbach
đã rơi vào lập trường duy tâm trong việc giải
quyết các vấn đề xã hội trong đó có tín
ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, có thể cho rằng, để có cách nhìn
khách quan, tổng thể và khoa học đối với hiện
tượng tín ngưỡng, cần phải có phương pháp
tiếp cận khoa học, đó là phương pháp duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử. Đứng trên lập
102 GIÁO DỤC – XÃ HỘI
trường này, C.Mác cho rằng: tín ngưỡng về
bản chất, không phải là sản phẩm của thần
thánh, là cái siêu nhiên, thần bí mà sản phẩm
của xã hội; là một hiện tượng xã hội, không
tách rời xã hội, mang bản chất của xã hội, tín
ngưỡng cũng là hiện tượng thuộc đời sống
tinh thần của xã hội, chịu sự quy định của đời
sống vật chất. Từ đó, tác giả có thể đưa ra
quan niệm về tín ngưỡng như sau: Tín ngưỡng
là một bộ phận của ý thức xã hội, phản ánh
những điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại, biểu
hiện niềm tin của con người vào các đấng siêu
nhiên thông qua những lễ nghi thờ cúng nhằm
cầu mong sự chở che, giúp đỡ.
Tín ngưỡng của người Việt phản ánh khá
rõ nét những đặc trưng của một đất nước
thuộc nền văn minh nông nghiệp lúa nước, thể
hiện ở các mặt: tín ngưỡng phồn thực, tín
ngưỡng sùng bái tự nhiên và tín ngưỡng sùng
bái nhân thần, lưu truyền trong dân gian từ
đời này sang đời khác nên tín ngưỡng Việt
Nam chỉ tồn tại dưới hình thức niềm tin mà
chưa chuyển thành tôn giáo.
Tổ tiên là khái niệm để chỉ những người
có cùng huyết thống đã mất như kỵ, cụ, ông,
bà, cha, mẹ là những người có công sinh
thành và nuôi dưỡng, có ảnh hưởng lớn đến
đời sống vật chất và tinh thần của các thế hệ
con cháu.
Tổ tiên trong xã hội nguyên thủy có
nguồn gốc từ tổ tiên Tôtem trong Tôtem giáo
của thị tộc. Thờ tổ tiên Tôtem chuyển sang tổ
tiên người thực là quá trình chuyển từ chế độ
thị tộc mẫu hệ sang chế độ thị tộc phụ hệ. Tổ
tiên Tôtem giáo trong thời kì thị tộc mẫu hệ là
những vật trong thiên nhiên được thần thánh
hóa, được coi là Tôtem (vật tổ) của thị tộc, là
các vật thiêng và các thần che chở của gia
đình, thị tộc. Thời kì thị tộc phụ hệ, tổ tiên là
những người đứng đầu thị tộc đầy quyền uy.
Khi họ mất, thì những biểu tượng về họ là ý
niệm về linh hồn người chết, tổ tiên Tôtem,
thần che chở của gia đình thị tộc. Đó là những
yếu tố chính tạo nên biểu tượng về tổ tiên
được thờ cúng.
Trong quá trình phát triển của lịch sử,
khái niệm tổ tiên cũng có sự biến đổi và phát
triển. Tổ tiên không bị bó hẹp trong phạm vi
huyết thống - gia đình, tộc họ mà được mở
rộng ra trong phạm vi cộng đồng, xã hội. Sự
hình thành và phát triển của các quốc gia, dân
tộc thường gắn liền với tên tuổi của người có
công tạo dựng, giữ gìn cuộc sống như vua
Hùng, Phùng Hưng, Trần Quốc Tuấn hay là
những người có công truyền nghề, tạo dựng
cuộc sống hiện đại cho con cháu, được tôn
thành các “tổ sư”, “nghệ tổ” Khi còn sống,
họ được các thành viên đề cao, tôn kính. Khi
mất, họ được tưởng nhớ, tôn thờ, hoặc các tổ
tiên siêu nhiên như Thành hoàng làng cũng
được xem như là ông Tổ của cộng đồng làng.
Thờ cúng là hoạt động có ý thức của con
người, là tổng thể của những yếu tố ý thức về
tổ tiên, biểu tượng về tổ tiên và lễ nghi thờ
cúng trong không gian thờ cúng (ở nhà hoặc
Đình, Chùa, Miếu).
Thờ là yếu tố thuộc ý thức về tổ tiên, là
tâm linh tình cảm của con cháu hướng về cội
nguồn. Thờ tổ tiên là sự thể hiện lòng thành
kính, biết ơn, tưởng nhớ tổ tiên đồng thời
cũng là sự thể hiện niềm tin vào sự che chở,
bảo hộ, trợ giúp của tổ tiên. Cơ sở của sự hình
thành ý thức về tổ tiên là niềm tin về linh hồn
bất tử, tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn
còn sống và thường lui tới gia đình ngự trên
bàn thờ.
Biểu tượng về tổ tiên là những hình ảnh
đẹp đẽ mà con cháu gán cho tổ tiên. Tổ tiên
luôn là hình ảnh về những người tài giỏi, có
công, có đức. Nơi thờ tổ tiên thường có tượng,
ảnh được trang trí, xếp đặt một cách cầu kỳ và
trang trọng.
Cúng là yếu tố mang tính lễ nghi, là sự
thực hành một loạt động tác của người được
quyền thờ cúng. Đó là hoạt động dưới dạng
hành lễ được quy định do quan niệm, phong
tục, tập quán của mỗi cộng đồng, dân tộc.
Nghi lễ cúng được thực hiện bởi người con
trai trưởng (nếu ở Bắc và Trung bộ) hoặc
người con út trong gia đình (nếu ở Nam bộ),
dòng họ với các động tác dâng lễ vật, khấn, lễ
trong không gian thờ cúng như bàn thờ tại
nhà, Đình, Miếu, mồ mả,
Thờ và cúng là hai yếu tố tác động qua
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 5 (44) 2015 103
lại, thống nhất với nhau trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên. Sự “thờ”, “tôn thờ” chính là nội
dung, còn hoạt động “cúng” là hình thức biểu
đạt của nội dung thờ cúng. Ý thức tôn thờ
thành kính, biết ơn, tưởng nhớ, hy vọng được
trợ giúp, tránh sự trừng phạt của tổ tiên là nội
dung cốt lõi của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Nếu không có “thờ” mà chỉ có “cúng” thì tự
bản thân tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên không có
“hồn thiêng”, không có sức hấp dẫn nội tại và
dễ trở thành nhạt nhẽo, vô vị. “Cúng” tuy chỉ
là hình thức biểu đạt nhưng nó tôn vẻ linh
thiêng, huyền bí, mờ ảo tạo nên sức hấp dẫn,
nó chính là hương vị, màu sắc, keo dính thỏa
mãn niềm tin tôn giáo, đáp ứng nhu cầu của
chủ thể thờ cúng.
Hình thức thờ cúng tổ tiên lúc đầu thể
hiện ý thức về tổ tiên, về sau trở thành tập tục,
truyền thống mang bản sắc văn hóa được
truyền nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Yếu
tố ý thức, tư tưởng, tình cảm trong thờ tổ tiên
được kết lắng trong nghi lễ thờ cúng, nhiều
khi không thể tách bạch rõ ràng; còn yếu tố
nghi lễ thờ cúng là phương tiện chuyển tải ý
thức, tư tưởng, tình cảm đối với tổ tiên.
Từ sự phân tích trên, tác giả đồng ý với
quan điểm của Trần Đăng Sinh về tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên như sau: Tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên là một bộ phận của ý thức xã hội, là
một loại hình tín ngưỡng dân gian được hình
thành từ thời nguyên thủy với niềm tin thiêng
liêng rằng, tổ tiên đã chết sẽ che chở, phù giúp
con cháu, được thể hiện thông qua lễ nghi thờ
phụng. Nó là sự phản ánh hoang đường quyền
hành của người đứng đầu thị tộc phụ hệ, gia
đình phụ quyền được duy trì và phát triển
trong xã hội có giai cấp sau này, là sự biết ơn,
tưởng nhớ và tôn thờ những người có công
sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như
kỵ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, tổ sư, tổ nghề, Thành
hoàng làng, tổ nước.
2.2. P ươ g p áp g i cứu
Để nghiên cứu đề tài này, tác giả đã sử
dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:
phương pháp phân tích và tổng hợp, so sánh
và đối chiếu, lịch sử và lôgic trên cơ sở những
quan điểm, nguyên tắc, phương pháp luận
mácxít như: quan điểm khách quan, toàn diện,
phát triển, lịch sử cụ thể, quan điểm thống
nhất giữa lý luận và thực tiễn,
3. Kết quả nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt ở Nam bộ, tác giả có thể
rút ra một số đặc trưng tiêu biểu như sau:
ứ ất, tí gưỡ g t ờ cú g tổ ti
của gười Việt ở Nam bộ ma g tí đơ
giả , p ổ biế , gầ gũi với đời t ườ g
Thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng phổ
biến mang đậm nét dân gian cơ bản và bền
vững của người Việt ở Nam bộ, nó chiếm vị
trí quan trọng nhất trong đời sống tinh thần
của mỗi người dân. Và đây cũng là một tín
ngưỡng bản địa, có truyền thống sâu xa,
thiêng liêng và tôn kính được duy trì từ thế hệ
này sang thế hệ khác. Bắt nguồn từ ý thức
trách nhiệm và tình cảm sâu nặng với mảnh
đất và con người như vậy, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở Nam bộ tồn tại
một cách cụ thể, gần gũi trong đời sống thực
tiễn trong các mối quan hệ tình cảm của con
người chúng ta.
Như ở miền Bắc và miền Trung, việc đặt
bàn thờ phải đặt trang trọng ở gian giữa trong
nhà thờ riêng của nhà người trưởng tộc hoặc
người trai trưởng, gọi là từ đường. Trên bàn
thờ thì trang trí, bày trí cầu kỳ nhiều thứ, như
bài vị, bình bông, hình ảnh, tượng, hoa quả...
Khi tổ chức đám giỗ thì chỉ có một ngày chính
thức, mọi người tụ họp đông đủ vái lạy, ăn
uống và ít khi uống rượu.
Ngược lại, ở miền Nam, bàn thờ được đặt
ở gian giữa của nhà ở, sinh hoạt bình thường.
Người thừa kế hương hỏa và cúng giỗ là
người con trai út trong gia đình, hoặc có khi
còn sống, ông bà, cha mẹ thương người nào
nhiều thì khi mất, người đó cúng giỗ. Tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở
Nam bộ mang tính dung dị, đời thường và gắn
với cuộc sống của từng gia đình, xóm ấp.
Hình thức thờ cúng cũng phong phú, nhưng
giản dị phù hợp theo từng gia cảnh, nội dung
chủ yếu của nó là đề cao lòng thành tâm và
biết ơn với những người đi trước, tạo dựng
cuộc sống cho thế hệ sau,...
104 GIÁO DỤC – XÃ HỘI
Ở Bắc bộ, khi có dịp giỗ tết, con cháu
phải có mặt đông đủ, không thể bỏ giỗ, nếu
không sẽ bị dòng họ chê trách. Còn ở Nam bộ,
những người thân ở xa hoặc gần mà có việc,
không tham gia cúng giỗ được thì cũng không
ai nhắc nhở gì cả. Riêng những người họ
hàng, con chú, con bác, dì... thì người cúng
giỗ phải mời họ mới đến vui chơi khi có giỗ.
Ngoài ra, người Việt ở Nam bộ còn có tục
cúng giỗ trong Chùa. Người được cho là chết
oan hoặc chết không bình thường khác thì bàn
thờ được gởi vào Chùa và tất cả các lần cúng
tuần hay cúng giỗ đều cúng trong Chùa.
ứ ai, tí gưỡ g t ờ cú g tổ ti
của gười Việt ở Nam bộ ma g đậm yếu tố
tâm li ơ ý g ĩa triết lý
Đối với người Việt ở Nam bộ, chết chưa
phải là hết, thể xác tiêu tan nhưng linh hồn bất
diệt. Tục ta lại tin rằng dương sao âm vậy,
người sống cần gì, sống làm sao thì người
chết cũng như vậy. Tin như vậy nên việc cúng
lễ là cần thiết và việc thờ cúng tổ tiên là
không thể không có được.
Ngoài ra, tục lại còn tin rằng: vong hồn
người khuất thường luôn ngự trên bàn thờ để
gần gũi con cháu, theo con cháu trong công
việc hàng ngày và giúp đỡ con cháu trong
những trường hợp cần thiết. Sự tin tưởng vào
vong hồn ông bà cha mẹ ngự trên bàn thờ đã
có ảnh hưởng đến hành động của người sống.
Nhiều người vì sợ vong hồn cha mẹ buồn đã
tránh những hành vi xấu xa, và đôi khi định
làm một công việc gì cũng suy tính kỹ lưỡng
xem công việc lúc sinh thời cha mẹ có chấp
nhận hay không, vì người ta sợ làm cho vong
hồn cha mẹ phải tủi hổ qua hành động của
mình và mang tội bất hiếu.
Quan niệm vong hồn gia tiên luôn luôn ở
gần mình, người sống như được tiếp xúc với
thế giới vô hình qua mọi việc thờ cúng lễ bái.
Mỗi tuần tiết hoặc ngày kỵ, đều có thể làm lễ
cáo gia tiên, hoặc mùa có của mới, gạo mới,
hoặc khi có việc hiếu hỷ. Nhất nhất mỗi biến
cố xảy ra trong gia đình, gia chủ đều khấn vái
gia tiên, trước là trình bày sự kiện sau là để
xin sự phù hộ, giúp đỡ. Chẳng hạn: Người đi
buôn gặp việc buôn may bán đắt, không bao
giờ quên lễ tạ ơn gia tiên, cũng như lúc bắt
đầu bỏ vốn ra buôn bán, đã có sự cầu khấn
cúng lễ trước. Một khi có mùa hoa quả mới,
trước khi ăn, con cháu bao giờ cũng nghĩ đến
việc mua thắp hương cúng vái các cụ, cũng
như một năm ba vụ lúa, con cháu cũng đều
sửa lễ cúng vái tổ tiên. Nếu trong vườn nhà có
một cây ăn quả, những quả chín đầu tiên phải
được hái thắp hương cúng ông bà, tổ tiên của
mình. Đấy chỉ là những việc nhỏ được kể ra,
còn những biến cố quan trọng khác của gia
đình, gia trưởng đều có lễ cáo gia tiên: vợ sinh
con; gả chồng cho con gái, dựng vợ cho con
trai; xây dựng nhà mới;...
Những biến cố trên là những biến cố vui
mừng, con cháu trình bày tổ tiên để tổ tiên
chia sẻ cái nỗi vui mừng với con cháu, và cũng
là dịp để con cháu tạ ơn tổ tiên đã phù hộ, độ
trì cho mình cầu mong được nên. Lễ vật không
đáng kể, điều quan trọng là tấm lòng thành của
con cháu. Còn với gia đình những biến cố
buồn, con cháu trình để tổ tiên rõ mọi việc xảy
ra, và đôi khi còn cầu xin tổ tiên phù hộ cho
được qua khỏi mọi sự không may.
Ngoài những biến cố xảy ra trong gia
đình, còn nhiều trường hợp con cháu cũng
làm lễ cúng gia tiên kêu cầu khấn vái: nước
đang thanh bình bỗng có loạn, con cháu cũng
cầu xin tổ tiên phù hộ cho gia đình tránh khỏi
mọi tai nạn trong lúc loạn lạc; một bệnh dịch
phát sinh, con cháu xin với tổ tiên phù hộ
tránh khỏi tai ách nguy nan.
Tóm lại, tâm lý của người Việt ở Nam bộ
tin tưởng ở sự phù hộ của tổ tiên và ở sự hiện
diện của tổ tiên quanh mình nên bất cứ mọi
việc to nhỏ gì xảy ra liên quan đến gia đình,
con cháu đều cúng bái gia tiên. Như vậy, tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở
Nam bộ mang đậm yếu tố tâm linh hơn ý
nghĩa triết lý.
ứ ba, tí gưỡ g t ờ cú g tổ ti của
gười Việt ở Nam bộ ma g tí tự guyệ ,
tự p át, ít ma g tí xã ội
Về lịch sử, người Việt ở Bắc và Trung bộ
đã có hơn bốn nghìn năm dựng nước và giữ
nước nên theo đó, việc thờ cúng tổ tiên cũng
theo những quy cũ và nề nếp nhất định, mang
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 5 (44) 2015 105
tính truyền thống trong từng gia đình, làng xã.
Riêng ở Nam bộ, do đây là vùng đất mới nên
trong quá trình khai hoang, di dân trải qua
những khó khăn, gian lao nhất định tạo ra
những nghi thức thờ cúng tổ tiên khác hơn so
với vùng đất mà tổ tiên đã định cư lâu ngày.
Chẳng hạn, trong quá trình khai hoang lập
xóm ở Nam bộ, do lưu dân bị phân tán nhiều
nơi nên khi cúng giỗ thường có những hình
thức đặc thù riêng, như là cúng việc lề. Xuất
phát từ quá trình khai hoang mở đất, hoặc vì
một lý do nào đó phải âm thầm bỏ quê cũ trốn
vào Nam lập nghiệp, rồi chiến tranh Tây Sơn -
Nguyễn Ánh; việc chống quân Xiêm xâm
lược, Chân Lạp vi phạm biên cương,... là
nguyên nhân chính làm phần lớn các gia đình
lưu dân phải xa cách, phân ly, ít có điều kiện
gặp nhau để hồi tưởng về cuộc sống khổ cực
tha hương,... Từ đó hình thành tín ngưỡng thờ
cúng việc lề. Đây là một dạng sinh hoạt văn
hóa mới được hình thành để nhớ ơn ông bà tổ
tiên từng chịu khó khăn gian khổ trong những
ngày đầu mở mang bờ cõi phương Nam. Biểu
tượng là vật cúng, nghi thức cúng mang tính
ẩn dụ, là ký hiệu riêng của từng dòng họ
thường không giống với dòng họ khác. Tín
ngưỡng thờ cúng này chỉ có riêng ở Nam bộ,
Bắc và Trung bộ không có. Về ý nghĩa của nó,
là trước khi ly tán làm ăn hoặc trốn tránh quan
quân những người cùng gia đình, dòng họ hẹn
ước với nhau đến ngày tháng đó hàng năm
cúng một món đặc biệt, con cháu thấy đúng
ký hiệu thì nhìn ra dòng họ mình.
Do điều kiện tự nhiên ban đầu còn phức
tạp nên ông bà, tổ tiên của vùng đất Nam bộ
có nhiều công lao và cực khổ trong quá trình
khai hoang lập ấp, có những người không phải
là huyết thống nhưng cũng hy sinh trong quá
trình khai hoang mở đất; nên trong khi cúng tổ
tiên, ông bà, các đám giỗ, đám thôi nôi, đám
tang,... người Việt ở Nam bộ đều có một bàn
dọn ngoài sân, trước cửa nhà để cúng hương
hồn người đã khuất (gọi là mâm đất đai).
Những hình thức cúng như trên xuất phát
từ tấm lòng của người Việt ở Nam bộ tưởng
nhớ đến tổ tiên dòng họ, tưởng nhớ đến công
lao của những người đã khuất trong quá trình
khai hoang lập nghiệp. Vì thế, nó mang tính
tự nguyện, tự phát, ít mang tính xã hội.
ứ tư, tí gưỡ g t ờ cú g tổ ti của
gười Việt ở Nam bộ c u ả ưở g vă
óa, tí gưỡ g của gười H a, C ăm,
K mer tại Nam bộ
- Ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng người Hoa
Ở Nam bộ, tập đoàn người Hoa xuất hiện
gần như là cùng lúc với quá trình khai phá lập
làng của cư dân Việt – vào khoảng giữa thế kỷ
XVII. Những di sản tín ngưỡng của người
Hoa mang theo hiện dễ tìm thấy trong đời
sống sinh hoạt của người Việt ở Nam bộ,
chẳng hạn: ở nhiều gia đình người Việt ở Nam
bộ, chúng ta thường bắt gặp câu đối:
Chín chữ cù lao công đức nặng
Một lòng thành kính khói hương thơm.
Kính hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên vốn là
tinh thần, ý thức của người Việt có từ thời xa
xưa. Khi Nho giáo thâm nhập vào xã hội
người Việt đã góp phần làm nâng cao, hệ
thống hóa và làm sâu sắc hơn tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên; nghi thức cúng giỗ, tang ma đều
phỏng theo Nho giáo. Chữ hiếu được nâng lên
thành đạo hiếu. Nho giáo có những quy định
rõ ràng và khắt khe về thờ cúng tổ tiên, tang
ma, như trong gia đình người con trai út (thực
tế là ở Bắc và Trung bộ là người con trưởng,
khác với Nam bộ), được quyền thừa kế điền
sản, hương hỏa và đồng thời cũng có nghĩa vụ
phải thờ cúng cha mẹ, ông bà, tổ tiên. Ruộng
hương hỏa không được cầm cố, mua bán.
Như vậy, nội dung và nghi thức của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói
chung, người Việt ở Nam bộ nói riêng đã thấm
đẫm tinh thần Nho giáo, vì trọng tình vốn là
truyền thống lâu đời của văn hóa nông nghiệp
phương Nam, cho nên khi tiếp nhận Nho giáo,
dù là Nho giáo đã được cải biến nhiều lần,
người Việt Nam đã tâm đắc với chữ ‘Nghĩa’
chữ ‘Nhân’ hơn cả. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên đã bị thẩm thấu và khúc xạ qua
các yếu tố văn hóa bản địa, tinh thần đó có sự
biến đổi phù hợp với tâm thức của người Việt
ở Nam bộ, như trai trưởng hoán cải thành trai
út. Người Việt thờ cúng tổ tiên không khiên
cưỡng, nặng nề theo các quy phạm của Nho
106 GIÁO DỤC – XÃ HỘI
giáo. Ngược lại, nó mang tính dung dị, đời
thường và gắn với cuộc sống của từng gia
đình, xóm ấp. Hình thức thờ cúng cũng phong
phú, nhưng giản dị phù hợp theo từng gia
cảnh, nội dung chủ yếu của nó là đề cao lòng
thành tâm và biết ơn với những người đi trước,
tạo dựng cuộc sống cho thế hệ sau... Nhìn
chung, tuy chịu ảnh hưởng của Nho giáo
Trung Hoa khá sâu sắc, có những nét tương
đồng trong tinh hoa văn hóa nông nghiệp
phương Nam, song tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt ở Nam bộ vẫn có nét đặc thù
riêng, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.
Không chỉ chịu ảnh hưởng của Nho giáo,
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở
Nam bộ còn chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư
tưởng của Đạo giáo.
Trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt ở Nam bộ, thì các đồ cúng lễ như
rượu, vàng mã hay lúc khấn vái đều mang
màu sắc của Đạo giáo, các bức trướng khi
viếng người già quá cố thường có chữ “Bồng
lai tiên cảnh”, hay khi chết được xem là dứt
bỏ bụi trần, về với cõi tiên “quy tiên”...
Như vậy, có thể nói tính huyền bí, thoát
tục của Đạo giáo đã góp phần làm cho ý thức
về tổ tiên có tính chất thiêng liêng hơn, tạo
nên một sức hấp dẫn hơn trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở Nam bộ.
- Ảnh hưởng của văn hóa, tín ngưỡng
người Chăm Islam
Lịch sử của quá trình di dân người Chăm
Islam vào các tỉnh Nam bộ là một hành trình
vất vả, khúc khuỷu, trải qua nhiều giai đoạn
và bằng những con đường khác nhau, gắn với
những biến động về chính trị, kinh tế, xã hội
của đất nước và của Nam bộ.
Người Chăm Islam ở Nam bộ hiện nay có
nguồn gốc từ các tỉnh miền Trung của vương
quốc Chămpa cổ. Tín ngưỡng, phong tục tập
quán của họ do đó đã tiếp nhận của nhiều tôn
giáo mới ở các cộng đồng dân tộc khác trên
con đường di chuyển. Vào đến Nam bộ, cộng
đồng Chăm tiếp xúc với cộng đồng Ấn,
Malaysia... cho nên họ dễ dàng tiếp nhận đạo
Islam (Hồi giáo) và tôn giáo này đã ảnh
hưởng trực tiếp, mạnh mẽ đến sinh hoạt văn
hóa của họ. Và theo thời gian, những ảnh
hưởng ngày càng sâu đậm, ăn sâu vào nếp
sống, trở thành chuẩn mực ứng xử của cộng
đồng người Chăm. Song, trong quá trình hình
thành và phát triển của mình ở đồng bằng
Nam bộ, người Chăm Islam vừa tiếp thu và
mang đặc điểm văn hóa Nam bộ vừa mang
màu sắc truyền thống của dân tộc Chăm. Nên
Giáo Sư – Viện sĩ Trần Ngọc Thêm có nhận
xét: Nguồn ảnh hưởng Ấn Độ, tuy đóng
một vai trò quan trọng trong sự hình thành
văn hóa Chăm, nhưng nó không phải là tất cả.
Kế thừa di sản phong phú của văn hóa Sa
Huỳnh, văn hóa Chăm tất yếu còn là sản phẩm
tổng hòa của nguồn ảnh hưởng khu vực và
nguồn bản địa.
Cũng giống như ngôi chùa của người
Khmer Nam bộ, người Chăm Islam ở Nam bộ
lấy các thánh đường làm trung tâm hoạt động
văn hóa, tín ngưỡng của cả cộng đồng. Đạo
Hồi và kinh Coran là chuẩn mực đạo đức, là
niềm tin duy nhất để người Chăm dựa vào đó
mà phân định các vấn đề khác trong cuộc sống.
- Ảnh hưởng văn hóa, tín ngưỡng của
người Khmer
Nam bộ là nơi tụ cư đông đảo người
Khmer, có khoảng trên một triệu người đang
sinh sống ở đây. Họ là những cư dân nông
nghiệp, hoạt động kinh tế chủ yếu là trồng lúa
nước và ít loại hoa màu khác. Người Khmer
sinh sống tập trung trong các phum, sóc, trên
các giồng đất cao, họ có một nền văn hóa
truyền thống đặc biệt phong phú. Phật giáo
Tiểu Thừa là tôn giáo gần như độc nhất và có
ảnh hưởng đến đời sống nhiều mặt của người
Khmer. Vì vậy, không ngạc nhiên gì khi đối
với người Khmer ngôi chùa mang một tình
cảm cực kỳ sâu sắc. Một người Khmer sinh ra
lớn lên rồi về già cho đến lúc qua đời mọi
buồn vui trong cuộc sống đều gắn bó với
chùa, đó là mối quan hệ tự nhiên, tự nguyện
tạo sự tương tác hữu cơ mang tính truyền
thống và đầy trách nhiệm về vật chất cũng
như tinh thần của từng cá thể đối với chùa.
Ngôi chùa thật sự là bộ mặt xã hội, là trung
tâm tôn giáo, văn hóa của người Khmer.
Đồng bào Khmer có một nền văn hóa và
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 5 (44) 2015 107
đời sống vật chất cũng như tinh thần gắn chặt
với lịch sử phát triển của vùng đất Nam bộ.
Phong tục tập quán, lễ hội đa dạng phong phú;
ngôn ngữ chữ viết phát triển lâu đời, quá trình
giao thoa văn hóa với các dân tộc cộng cư
khác luôn diễn ra mạnh mẽ.
Theo quan niệm của người Khmer Nam
bộ, chết không phải là hết mà chỉ là chấm dứt
cuộc sống nơi trần thế và vẫn tiếp tục sống ở
bên kia thế giới - miền Niết bàn cực lạc. Đây
có thể xem là một hiện tượng hòa tan văn hóa
cùng người Việt ở Nam bộ trong quan niệm:
“sống gởi, thác về”. Do đó, khi trong nhà có
người chết hình thức tổ chức tang gia cũng
phức tạp, việc cúng kiếng bàn thờ tổ tiên, bàn
thờ Phật cũng được thực hiện nghiêm túc. Và
đặc biệt, cũng như người Việt ở Nam bộ, họ
luôn mời sư sãi đến tụng kinh cầu siêu cho
người chết. Bà con, dòng họ, xóm giềng trong
phum, sóc cùng đến chia buồn và đưa xác đi
thiêu, sau đó tro cốt được đựng trong một cái
lọ và gởi vào một cái tháp trong chùa để
người chết nương náu nơi cửa Phật. Theo
phong tục của người Khmer, hàng năm để
tưởng nhớ đến người đã chết, cúng ông bà,
cha mẹ, tổ tiên, họ không làm đám giỗ tại nhà
mà thường vào Chùa cúng và làm lễ cầu siêu
tại Chùa. Hình thức này cũng được người Việt
ở Nam bộ tiếp thu nhanh chóng, nên gia đình
có người thân chết không được tốt thì hình
ảnh được đem vào Chùa để nương náu nơi
cửa Phật, tác giả đã có nêu phần trên.
Người Việt chúng ta nói chung, người
Việt ở Nam bộ nói riêng, hàng năm đến tết
Nguyên đán, tết lớn nhất trong năm là dịp con
cháu đoàn tụ về đón giao thừa và cúng ông bà,
tổ tiên... sau đó đi lễ chùa xin lộc. Và người
Khmer Nam bộ cũng thế, hàng năm đến tết
Đolta vào khoảng tháng 9 âm lịch của người
Khmer, là tết quan trọng nhất sau tết
CholThnamThmây, mọi người cũng tổ chức lễ
vật tập trung vào chùa để thăm viếng và cúng
ông bà tổ tiên, xin tổ tiên và Phật trời phù hộ
cho con cháu được bình an. Đây cũng là dịp
để mọi người thăm viếng, gặp gỡ nhau, thắt
chặt mối quan hệ cộng đồng, dòng họ.
Cùng là cư dân nông nghiệp phương
Nam, trồng lúa nước nên người Việt và người
Khmer ở Nam bộ luôn sinh sống chan hòa và
có những lễ hội mang sắc thái nông nghiệp thờ
cúng tổ tiên, thần thánh tương tự nhau, như lễ
hội mừng năm mới CholThnamThmay, lễ hội
cúng trăng Ocombok... Tuy nhiên, trong các lễ
hội này sư sãi đóng một vai trò quan trọng.
Cũng như người Việt ở Nam bộ, người
Khmer ở Nam bộ quan niệm đi tu không phải
để thành Phật mà tu là để học làm người có
nhân cách, phẩm chất và đạo đức tốt, là để
biết sống theo tinh thần của giáo lý nhà Phật
và rèn luyện đạo pháp. Vì vậy, giáo dục Phật
giáo cũng góp phần tạo nên bầu không khí tốt
đẹp trong cuộc sống gia đình của mỗi người
Khmer. Vợ chồng người Khmer ít khi ly dị
nhau, hiện tượng đa thê, tảo hôn cũng ít gặp.
Con cái hết lòng tôn kính, quý trọng cha mẹ
và nuôi nấng, chăm sóc cha mẹ, ông bà rất
chu đáo khi họ về già. Ông bà, cha mẹ cũng
yêu thương và đối xử công bằng với con cháu,
kể cả dâu, rể.
Trong phong tục thờ cúng thần tài, thổ địa
của người Việt ở Nam bộ, thì có lẽ trong đó
có một phần ảnh hưởng trong quá trình giao
thoa văn hóa với người Khmer Nam bộ trong
việc cúng NeakTà. Nhà người Việt ở Nam bộ
ở đâu chúng ta cũng gặp bàn thờ ông Tài, ông
Địa với khói hương nghi ngút thì khi đến các
phum, sóc người Khmer Nam bộ chúng ta
cũng bắt gặp rất nhiều miếu cúng NeakTà. Và
cũng như quan niệm của người Việt ở Nam
bộ, ông Tài, ông Địa luôn là người phù hộ cho
gia đình mạnh khỏe, hạnh phúc, mua may bán
đắt thì NeakTà của người Khmer Nam bộ
với tư cách là thần bảo hộ phum, sóc, có ảnh
hưởng và gắn bó nhiều mặt với đời sống sản
xuất, tình cảm của họ.
Như vậy, qua tiếp biến và giao lưu với
văn hóa Khmer, người Việt ở Nam bộ cũng ít
nhiều tạo nên được một phong tục tập quán
mang tính truyền thống trong thờ cúng tổ tiên
của mình từ một nền văn hóa bản địa phong
phú, đa dạng.
ứ ăm, t ờ cú g tổ ti của gười
Việt ở Nam bộ có ả ưở g đế g i lễ t ờ
cú g của các đạ đ a p ươ g ở Nam bộ
108 GIÁO DỤC – XÃ HỘI
Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương
Người sáng lập và truyền đạo Bửu Sơn
Kỳ Hương, một tôn giáo địa phương ra đời
sớm nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, là
Đoàn Văn Huyên (1807 - 1856), sau này ông
có pháp danh là Đoàn Minh Huyên. Ông sinh
tại làng Tòng Sơn, tổng An Định, huyện Vĩnh
An, phủ Định Hiển, trấn Vĩnh Thạch (thuộc
tỉnh An Giang ngày nay).
Có thể nói, những lễ nghi thờ cúng của
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã ảnh hưởng khá
sâu đậm đến việc hình thành những lễ nghi,
phong tục của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Cụ
thể như: Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chủ trương
đơn giản các luật lệ, lễ nghi và cách thức hành
đạo. Với quan niệm không coi trọng sắc
tướng, đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không thờ
tượng Phật, không họa tranh ảnh và dùng một
tấm vải Trần Điều (màu đỏ hình chữ nhật)
làm biểu tượng cho tôn giáo của mình, thể
hiện tinh thần vô vi của đạo Phật. Việc cúng
lễ rất đơn giản, chỉ có hương hoa, nước lạnh,
không cúng xôi, chè, đồ mặn. Khi lễ Phật,
không tụng kinh, gõ mõ, chỉ niệm lục tự Nam
Mô A Di Đà Phật. Nghi lễ tang ma, cưới hỏi
đơn giản, từ các ông đạo đến các tín đồ đều để
râu tóc dài, ăn mặc bình thường, muốn tu tại
gia hay tại chùa cũng được. Chính nội dung tư
tưởng này mang đậm truyền thống văn hóa
dân tộc, cách thức hành đạo đơn giản, rất phù
hợp với đặc điểm, tâm lý người dân Nam bộ.
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa
Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời ở vùng đất
miền Tây Nam bộ ở vùng châu Đốc, trong
cùng một cư dân tương ứng với đạo Bửu Sơn
Kỳ Hương. Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là sự nối
tiếp và phát triển của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương.
Người khai sáng đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa là
Ngô Lợi (1831 – 1890), quê quán tại Mỏ Cày
– Bến Tre. Ngô Lợi còn có tên là Ngô Viện,
ngoài đời còn có tục danh là Năm Thiếp. Ngô
Lợi là người thông minh, làm nghề nông, tự
học và thích đọc sách Phật. Năm 20 tuổi, Ngô
Lợi sáng tác cuốn Bà La Ni kinh, đi rao giảng
và khuyên người đời tu niệm ở nhiều nơi.
Những nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người
Việt ở Nam bộ có ảnh hưởng không nhỏ đến
việc sinh hoạt tôn giáo, văn hóa của đạo Tứ
Ân Hiếu Nghĩa. Cụ thể:
Một là, cơ sở thờ tự của Đạo Tứ Ân Hiếu
Nghĩa gồm có ngôi Chùa, Đình Miếu, bàn thờ
tại nhà riêng, là những yếu tố văn hóa vật chất
phản ánh đời sống tinh thần và tâm linh của
tín đồ.
Hai là, hội lễ và nghi thức thờ cúng của
đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa cho thấy nó giản dị và
phong phú nhưng nhiều về số lượng, tín đồ ít
quan tâm đến giáo lý và chú tâm nhiều hơn
vào việc thờ cúng và nghi lễ hiếu nghĩa nhằm
tu thân, thể hiện hiếu thảo, sự đền ơn của đức
tu nhân.
Ba là, hôn lễ, tang lễ của đạo Tứ Ân Hiếu
Nghĩa, các giai đoạn và nghi thức về cơ bản
giống với phong tục của người Việt ở Nam bộ.
Như vậy, có thể nói đạo Tứ Ân Hiếu
Nghĩa có đặc điểm giống với tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở Nam bộ là khả
năng tổng hợp, hòa đồng với các hệ thống
quan niệm cũng như các đối tượng thờ cúng
của Phật, Nho, Đạo và tín ngưỡng dân gian
truyền thống tạo nên sự phong phú, đáp ứng
nhu cầu đời sống về tâm linh của người dân
Nam bộ.
Phật Giáo Hòa Hảo
Phật giáo Hòa Hảo ra đời gắn với vai trò
của ông Huỳnh Phú Sổ. Ông sinh ngày 15
tháng 01 năm 1920 (tức ngày 25 tháng 01
năm Kỷ Mùi) trong một gia đình khá giả và
có thế lực ở làng Hòa Hảo, quận Tân Châu,
tỉnh Châu Đốc (thuộc xã Phú Mỹ, huyện Phú
Tân, tỉnh An Giang ngày nay).
Sự giản đơn, gần gũi với đời thường,
không cầu kỳ trong tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt ở Nam bộ là cơ sở cho các
lễ nghi thờ cúng trong Phật giáo Hòa Hảo:
- Nhìn chung, bàn thờ của tín đồ Hòa Hảo
đều đơn giản. Theo lời khuyên của giáo chủ,
bàn thờ không bắt buộc phải có, phải quay về
hướng Tây vái niệm trong tâm cũng được.
- Đồ cúng Phật hay cúng trời đất ở bàn
thờ thông thiên chỉ có nước lạnh, hoa và
nhang. Ban đêm thấp chong đèn ở trong thờ
và bàn thông thiên. Nước lạnh chỉ sự trong
sạch, hoa thể hiện sự tin khiết và nhang là
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP.HCM – SỐ 5 (44) 2015 109
hương thơm xua đuổi tạp uế, tà khí.
- Đồ cúng ông bà tổ tiên có thể cúng chay
hoặc mặn tùy ý. Huỳnh Phú Sổ khuyên tín đồ
không nên làm cổ linh đình, tốn kém, bởi ông
bà và thánh thần không ăn được những thứ đó.
- Phật giáo chủ trương tang lễ cốt ở sự
thành tâm cầu nguyện cho vong linh người
chết được siêu thoát, vì thân xác người chết sẽ
hư hại gây mất vệ sinh, cần chôn cất chu đáo,
không để dài ngày. Còn hiếu lễ là do ở sự
thành tâm cầu nguyện chứ không phải đưa
rước linh đình mới có.
- Hôn lễ của người Hòa Hảo đơn giản, tiết
kiệm, có nhiều mặt tiến bộ. Giáo lý Hòa Hảo
khuyên cha mẹ không nên ép buộc con cái,
song có bổn phận hướng dẫn, không nên để
con cái quá tự do mà thiếu kinh nghiệm làm
cho đời chúng hư hỏng.
Tóm lại, tư tưởng, giáo lý của Phật giáo
Hòa Hảo tiếp nhận rất nhiều từ giáo lý chân
truyền của Phật giáo, nhưng nó không đi vào
triết lý cao siêu của Phật giáo mà coi trọng sự
giản dị, sự thật tâm, coi trọng hành động. Tu
theo Phật giáo Hòa Hảo thực chất là thực hành
đạo lý làm người, trước hết biểu hiện ở việc
thực hành Tứ Ân. Trong Tứ Ân, trước hết là
ân nghĩa với ông bà tổ tiên, đối với đất nước
tam bảo, đối với đồng bào nhân loại. Đây
chính là ảnh hưởng của tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên của người Việt ở Nam bộ trong Phật
giáo Hòa Hảo.
4. Kết luận
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín
ngưỡng mang tính dân gian, truyền thống có
từ ngàn xưa của nhân dân ta, đây là nét đẹp
của văn hóa. Điều này đã được cố thủ tướng
Phạm Văn Đồng nhận xét: Từ xa xưa, dân tộc
Việt Nam ta không có tôn giáo theo nghĩa
thông thường của nhiều nước khác. Còn nói
tôn giáo là thờ cúng thì mọi người đều thờ
cúng ông bà, mọi họ đều thờ cúng tổ tiên
Từ góc độ văn hóa, tôi thấy đây là một đặc
trưng đáng trọng của người Việt Nam ở chỗ
nó là sự tưởng nhớ những người có công
trong việc tạo lập cuộc sống ngày nay trong
mỗi gia đình và làng xóm.
Nhìn chung, Nam bộ là nơi tồn tại và phát
triển của nền văn minh nông nghiệp lúa nước.
Trên cơ sở nhận thức về thế giới xung quanh,
người Việt ở Nam bộ nhận thức về mình và đề
ra một triết lý nhân sinh phù hợp, sống hòa
hợp với thiên nhiên, trọng tình nghĩa trong
quan hệ với gia đình và bà con hàng xóm,
luôn đề cao đạo hiếu trong ứng xử với tổ tiên,
nhớ về cội nguồn và duy trì nếp sinh hoạt văn
hóa truyền thống cộng đồng.
Như vậy, trong bối cảnh xã hội ngày nay
đang có những biến đổi hết sức sâu sắc về
kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa, hoạt động
thờ cúng tổ tiên của người Việt nói chung, của
người Việt ở Nam bộ nói riêng vẫn được duy
trì và có những biểu hiện khá phức tạp. Vì thế,
thái độ và trách nhiệm chúng ta là gạn đục,
khơi trong nhằm giữ gìn và phát huy những
giá trị văn hóa của vùng Nam bộ nói riêng,
của dân tộc Việt Nam nói chung.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Thích Minh Châu (1998). Lịch sử Đức Phật Thích Ca, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam, Trường
cao cấp Phật học Thành phố Hồ Chí Minh, tr.119.
Nguyễn Đăng Duy (2001). Các hình thái tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông
tin, Hà Nội, tr.7- 22.
Phạm Văn Đồng (1994). Văn hóa và đổi mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.75.
Bùi Xuân Mỹ (2001). Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt, Nxb. Văn hóa thông tin.
Đinh Kiều Nga, Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, bản sắc văn hóa của người Việt.
n_sac_van_hoa_cua_nguoi_Viet
110 GIÁO DỤC – XÃ HỘI
Nguyễn Đức Lữ (chủ biên, 2007). Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam, Nxb.
Tôn giáo, tr.66 - 95.
Lương Văn Sáu (2008). Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam bộ, luận văn thạc sĩ ngành Văn
hóa học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh.
Trần Đăng Sinh (2002). Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.57.
Trần Đăng Sinh, Nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên,
cuu/nguon_goc_ban_chat_tin_nguong_tho_cung_to_tien.html
Lê Thị Son (2008). Tính triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam bộ,
Luận văn thạc sỹ ngành triết học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành
phố Hồ Chí Minh.
Lê Thị Son (2011). Nét đẹp văn hóa trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở Nam bộ,
Tạp chí Khoa học công nghệ Trường Đại học Tiền Giang.
Lê Thị Son (2011). Một số khác biệt trong phong tục thờ cúng tổ tiên của ba miền Nam – Trung
– Bắc ở nước ta. Tạp chí Phát triển Nhân lực - Trường Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh,
tr.66.
Trần Ngọc Thêm (2004). Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí
Minh, tr.498.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10_le_thi_son_100_110_9726_2017375.pdf