Nghiên cứu được thực hiện trên 25 bệnh nhân được chẩn đoán xác định có hội chứng ngừng thở khi ngủ
do tắc nghẽn (OSAS) nhằm mô tả đặc điểm kết cấu sọ mặt ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu được thiết
kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, đánh giá kiểu mặt nhìn nghiêng trên lâm sàng, kích thước eo họng
theo thang điểm Mallampati, đo các góc SNA, SNB, ANB trên phim sọ mặt nghiêng từ xa. Kết quả cho thấy
tỷ lệ bệnh nhân có kiểu mặt lồi chiếm đa số, 18 bệnh nhân (72%). Chỉ số ngừng thở, giảm thở (apnea – hy-
poapnea index: AHI) trung bình ở nhóm bệnh nhân có Mallampati độ 1 và 2 là 20,63 ± 9,13 và thấp hơn
nhiều so với nhóm Mallampati độ 3 và 4 (AHI trung bình là 49,85 ± 26,14), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p = 0,001). Góc SNB càng nhỏ thì chỉ số AHI càng lớn (r = -0,422, p = 0,036). Góc ANB càng lớn thì chỉ số
AHI càng lớn (với r = 0,409, p = 0,042). Sử dụng thang điểm Mallampati trong khám lâm sàng và phim sọ
nghiêng từ xa có giá trị gợi ý trong chẩn đoán nguyên nhân và mức độ của hội chứng ngừng thở khi ngủ do
tắc nghẽn.
7 trang |
Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 35 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm sọ mặt trên phim sọ nghiêng ở bệnh nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
64 TCNCYH 98 (6) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SỌ MẶT
TRÊN PHIM SỌ NGHIÊNG ỞBỆNH NHÂN CÓ HỘI CHỨNG
NGỪNG THỞ KHI NGỦ DO TẮC NGHẼN
Nghiêm Thị Hồng Nhung1, Võ Trương Như Ngọc1,
Nguyễn Thanh Bình2, Nguyễn Minh Sang3
1Viện đào tạo Răng Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
2Bệnh viện Lão Khoa Trung ương, 3Khoa hô hấp dị ứng - Bệnh viện Hữu Nghị
Nghiên cứu được thực hiện trên 25 bệnh nhân được chẩn đoán xác định có hội chứng ngừng thở khi ngủ
do tắc nghẽn (OSAS) nhằm mô tả đặc điểm kết cấu sọ mặt ở nhóm bệnh nhân này. Nghiên cứu được thiết
kế theo phương pháp mô tả cắt ngang, đánh giá kiểu mặt nhìn nghiêng trên lâm sàng, kích thước eo họng
theo thang điểm Mallampati, đo các góc SNA, SNB, ANB trên phim sọ mặt nghiêng từ xa. Kết quả cho thấy
tỷ lệ bệnh nhân có kiểu mặt lồi chiếm đa số, 18 bệnh nhân (72%). Chỉ số ngừng thở, giảm thở (apnea – hy-
poapnea index: AHI) trung bình ở nhóm bệnh nhân có Mallampati độ 1 và 2 là 20,63 ± 9,13 và thấp hơn
nhiều so với nhóm Mallampati độ 3 và 4 (AHI trung bình là 49,85 ± 26,14), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p = 0,001). Góc SNB càng nhỏ thì chỉ số AHI càng lớn (r = -0,422, p = 0,036). Góc ANB càng lớn thì chỉ số
AHI càng lớn (với r = 0,409, p = 0,042). Sử dụng thang điểm Mallampati trong khám lâm sàng và phim sọ
nghiêng từ xa có giá trị gợi ý trong chẩn đoán nguyên nhân và mức độ của hội chứng ngừng thở khi ngủ do
tắc nghẽn.
Từ khóa: hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, phim sọ mặt nghiêng từ xa, kết cấu sọ mặt
giữa trưa, hoặc nặng như buồn ngủ khi đang
làm việc hoặc lái xe, ngoài ra có thể có những
triệu chứng ban ngày khác như giảm tập
trung, giảm trí nhớ làm giảm chất lượng
cuộc sống, là nguyên nhân gây tai nạn giao
thông, tai nạn nghề nghiệp, hạn chế khả năng
học tập, làm việc. Bên cạnh đó ngừng thở khi
ngủ do tắc nghẽn còn là nguyên nhân gây
tăng tỷ lệ tử vong trên các bệnh nhân có bệnh
tim mạch, đái tháo đường, hội chứng chuyển
hóa [2; 3]. Theo nhiều nghiên cứu, tỷ lệ mắc
ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn ở người châu
Á tương đương hoặc cao hơn người da trắng,
mặc dù tỷ lệ béo phì ở Châu Á thấp hơn. Một
số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng người châu Á
thường mắc ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn
nặng hơn. Có nhiều lý giải cho hiện tượng
trên, đáng chú ý nhất là các tác giả cho rằng
người Châu Á có cấu tạo xương vùng sọ mặt
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn
là bệnh lý mới được nghiên cứu nhiều trong
vòng mấy chục năm trở lại đây. Năm 1965,
Gastaut và cộng sự là những người đầu tiên
mô tả đầy đủ OSAS trên những người béo phì
dựa vào đa ký giấc ngủ, cho đến nay, đã có
nhiều tiến bộ trên con đường tìm hiểu và
nghiên cứu về bệnh lý này [1].
Ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn đặc trưng
bởi những triệu chứng ban đêm như: ngáy,
cảm giác ngạt thở hoặc ngừng thở khi ngủ,
mất ngủ, tiểu đêmvà những triệu chứng ban
ngày thường gặp như: buồn ngủ quá nhiều
ban ngày có thể từ nhẹ như buồn ngủ vào
Địa chỉ liên hệ: Võ Trương Như Ngọc, Viện đào tạo Răng
Hàm Mặt, Trường Đại học Y Hà Nội
Email: votruongnhungoc@gmail.com
Ngày nhận: 05/7/2015
Ngày được chấp thuận: 25/12/2015
TCNCYH 98 (6) - 2015 65
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
khác với người da trắng, và đó là yếu tố thuận
lợi làm xuất hiện bệnh cũng như tăng mức độ
nặng của bệnh [4 - 6]. Bệnh nhân có hội
chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn
thường đến khám ở nhiều chuyên khoa khác
nhau như tai mũi họng, nội khoa, hô hấp, răng
hàm mặt. Trên thực tế, điều trị hội chứng này
cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa
để điều trị theo nguyên nhân. Những bệnh
nhân ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn có kèm
theo dấu hiệu lùi xương hàm dưới và không
có các nguyên nhân thực thể khác kèm theo
thì biện pháp điều trị có thể lựa chọn tối ưu
đó là phẫu thuật đưa xương hàm dưới ra
trước trong giới hạn bình thường hoặc đưa
xương hàm dưới ra trước bằng các khí cụ
nếu bệnh nhân không chấp nhận phẫu thuật.
Ở Việt Nam, hiện tại chưa có nghiên cứu
nào về đặc điểm lâm sàng hàm mặt ở nhóm
bệnh nhân này. Vì vậy, nghiên cứu đề tài này
được tiến hành nhằm mục tiêu mô tả đặc
điểm kết cấu sọ mặt với mức độ ngừng thở
khi ngủ do tắc nghẽn trên bệnh nhân có hội
chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Gồm 25 bệnh nhân, trên 18 tuổi, không
phân biệt giới tính, được chẩn đoán xác định
có hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn
tại bệnh viện Lão khoa Trung ương và Trung
tâm Hô hấp – bệnh viện Bạch Mai, chụp
Xquang sọ mặt nghiêng từ xa tại Trung tâm kỹ
thuật cao khám chữa bệnh Răng Hàm Mặt -
Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt - Trường Đại
học Y Hà Nội từ tháng 6/2014 đến tháng
3/2015.
Tiêu chuẩn lựa chọn: Các bệnh nhân đáp
ứng đủ các tiêu chuẩn sau: 1) Tuổi từ 18 trở
lên. 2) Các bệnh nhân được chẩn đoán xác
định có hội chứng ngừng thở khi ngủ tắc
nghẽn theo tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội
Giấc ngủ Hoa Kỳ [7].
Tiêu chuẩn loại trừ
Các bệnh nhân có một trong các tiêu
chuẩn sau: 1) Bệnh nhân không muốn tham
gia vào nghiên cứu. 2) Bệnh nhân đang có
bệnh lý cấp tính. 3) Bệnh nhân mắc các bệnh
lý tâm thần. 4) Bệnh nhân không hợp tác.
2. Phương pháp: Mô tả cắt ngang, chọn
mẫu thuận tiện.
Các bước tiến hành
Bệnh nhân đến khám vì có biểu hiện rối
loạn giấc ngủ chủ yếu là ngáy và buồn ngủ
quá nhiều ban ngày, được khám sàng lọc, đo
đa ký giấc ngủ. Những bệnh nhân được chẩn
đoán xác định có hội chứng ngừng thở khi
ngủ do tắc nghẽn sẽ được chọn chụp phim sọ
mặt nghiêng từ xa, khám tai mũi họng, xác
định kích thước eo họng theo thang điểm Mal-
lampati [8; 9] .
3. Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập và xử lý
bằng phần mềm SPSS 16.0 và một số thuật
toán thống kê y học như phân tích hồi quy
tuyến tính, Mann - Withney t - test.
4. Đạo đức nghiên cứu
Nghiên cứu này chỉ được thực hiện khi có
sự đồng ý và hợp tác của bệnh nhân. Phim sọ
nghiêng từ xa được chụp để góp phần xác
định nguyên nhân của bệnh và đánh giá vị trí
của xương hàm dưới. Mọi thông tin thu thập
được trong quá trình nghiên cứu sẽ được giữ
bí mật để phục vụ nghiên cứu. Các bệnh nhân
được tư vấn và điều trị đúng chỉ định.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành trên 25 bệnh
66 TCNCYH 98 (6) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nhân, trong đó có 23 nam và 2 nữ, có tuổi
trung bình là 50,68 ± 15,8 tuổi thấp nhất là 27
và tuổi cao nhất là 85.
Các bệnh nhân có chỉ số khối cơ thể (BMI)
trung bình là 24,52 ± 3,27, BMI thấp nhất là
14, 69 và BMI cao nhất là 30,44. Trong 25
bệnh nhân có 4(16%) bệnh nhân mắc bệnh
mức độ nhẹ (5 ≤ AHI, ≤ 15 lần/giờ), 9 (36%)
bệnh nhân mắc bệnh mức độ vừa (15 < AHI ≤
30 lần/giờ) và 12 (48%) bệnh nhân mắc bệnh
mức độ nặng ( AH > 30 lần/giờ).
2. Đặc điểm kết cấu sọ mặt trên bệnh
nhân có hội chứng ngừng thở khi ngủ do
tắc nghẽn
Bảng 1. Kiểu mặt nhìn nghiêng trên lâm sàng
Kiểu mặt n % AHI p
Lồi 18 72 39,49 ± 2,29
0,476
(Mann - Withney
test)
Phẳng 6 24 29,60 ± 2, 92
Lõm 1 4 7,8
Tổng 25 100 35,82 ± 2,45
AHI trung bình của 2 nhóm mặt lồi và mặt phẳng không có sự khác biệt, (p = 0,476).
Biểu đồ 1. Mối liên quan mức độ nặng của bệnh với kích thước eo họng
theo thang điểm Mallampati
AHI trung bình ở nhóm có phân độ Mallampati 1, 2 là 20,63 ± 9,13 và nhóm có phân độ 3,4 là
49,85 ± 26,14. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi kiểm định bằng t - test.
TCNCYH 98 (6) - 2015 67
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Biểu đồ 2. Mối liên quan giữa AHI
với góc ANB
Kết quả cho thấy có mối liên quan có
ý nghĩa thống kê giữa chỉ số ngừng thở,
giảm thở (AHI) và góc ANB với r = 0,409,
(p < 0,05).
Biểu đồ 3. Mối liên quan giữa AHI
với góc SNB
Kết quả cho thấy có mối liên quan giữa chỉ
số ngừng thở, giảm thở (AHI) với giá trị góc
SNB với r = -0,422, (p < 0,05).
Biểu đồ 4. Mối liên quan giữa AHI với góc SNA
Kết quả cho thấy không có mối liên quan giữa chỉ số ngừng thở, giảm thở (AHI) với góc SNA,
p = 0,521.
IV. BÀN LUẬN
Qua nhóm bệnh nhân cho thấy, tỷ lệ mắc
hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn
tăng dần theo tuổi. Chính vì vậy, tuổi cao là
một trong các yếu tố nguy cơ của hội chứng
ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn [6; 10; 11].
Trong nghiên cứu của chúng tôi, tuổi trung
bình là là 50,68 ± 15,8, tuổi thấp nhất là 27 và
cao nhất là 85, các bệnh nhân tuổi từ 40 trở
lên chiếm 18 bệnh nhân (72 %).
68 TCNCYH 98 (6) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Ở Châu Âu và Hoa Kỳ tỷ lệ mắc OSAS của
người da trắng tuổi trung niên là khoảng từ
2% ở nữ và 4% ở nam, tỷ lệ bệnh theo giới
nam/ nữ là 3/1 [10]. Nguyễn Thanh Bình
nghiên cứu trên 60 bệnh nhân cũng cho thấy
tỷ lệ 2,33 nam/1 nữ [11]. Trong nghiên cứu
của chúng tôi, có 23 (chiếm tỷ lệ 92%) nam và
2 (chiếm tỷ lệ 8%) nữ, tỷ lệ nam/nữ là 11,5
chênh lệch lớn có thể do cỡ mẫu của chúng
tôi nhỏ, chưa đại diện được cho cộng đồng.
Béo phì là yếu tố nguy cơ chính của hội
chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn, đặc
biệt là béo ở phần trên cơ thể. Béo phì làm
tăng mức độ nặng của bệnh do sự tập trung
mỡ ở vùng quanh đường hô hấp trên, làm hẹp
đường thở [10; 12]. Kết quả từ nghiên cứu
của chúng tôi, các bệnh nhân có chỉ số khối
cơ thể (BMI) trung bình là 24,52 ± 3,27. Có 15
bệnh nhân béo phì (BMI từ 25 trở lên).
Vòng cổ lớn là yếu tố quan trọng giúp gợi ý
dự đoán dễ mắc hội chứng này [13; 14; 15].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi gặp các bệnh
nhân có vòng cổ trung bình là 39,71 ± 1,92
cm, thấp nhất là 36 cm và cao nhất là 44 cm.
Đặc điểm cấu trúc sọ mặt ở tư thế mặt
nhìn nghiêng, chúng tôi thấy 18 bệnh nhân có
kiểu mặt lồi chiếm, 6 bệnh nhân có kiểu mặt
phẳng, và chỉ có 1 bệnh nhân có kiểu mặt lõm.
Kết quả này cho thấy đa số bệnh nhân có kiểu
mặt lồi, kiểu mặt này gợi ý có tương quan
xương hàm loại II, xương hàm dưới lùi sau
hơn so với xương hàm trên. Tuy nhiên, khi so
sánh giá trị trung bình của chỉ số ngừng thở,
giảm thở ở 2 nhóm bệnh nhân có kiểu mặt lồi
và phẳng, chúng tôi thấy không có sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê. Từ đó cho thấy phân
tích mô mềm khuôn mặt không phản ánh
chính xác tương quan xương, điều này có thể
giải thích do khả năng bù trừ của mô mềm.
Đánh giá kích thước eo họng theo thang
điểm Mallampati có giá trị trong chẩn đoán và
phân loại mức độ bệnh [13; 15]. Trong nghiên
cứu của chúng tôi, khi so sánh giá trị trung
bình của chỉ số ngừng thở, giảm thở giữa 2
nhóm: nhóm 1 có độ Mallampati 1 và 2 có chỉ
số AHI là 20,63 ± 9,13, và nhóm 2 có độ Mal-
lampati 3 và 4 có chỉ số AHI là 49,85 ± 26,14,
chúng tôi thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống
kê, phân độ Mallampati càng lớn thì chỉ số
AHI càng cao.
Phân tích hồi quy tuyến tính giữa chỉ số
AHI với các góc SNA, SNB, ANB trong nghiên
cứu của chúng tôi cho kết quả:
Góc SNB càng nhỏ thì chỉ số AHI càng lớn
(r = -0,422, p = 0,036) cho thấy những bệnh
nhân có xương hàm dưới càng lùi sau so với
nền sọ thì mức độ nặng của bệnh càng cao.
Góc ANB càng lớn thì chỉ số AHI càng lớn,
điều này gợi ý góc ANB càng lớn thì mức độ
bệnh lý càng trầm trọng. Do vậy, các bệnh
nhân còn nhỏ, đang trong độ tuổi tăng trưởng,
nếu có lùi xương hàm dưới thì nên điều trị
sớm, kích thích xương hàm dưới phát triển ra
trước để giảm nguy cơ mắc bệnh.
Trong nhóm nghiên cứu, chúng tôi thấy
không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê
giữa chỉ số AHI với góc SNA. Do xương hàm
trên không có nhiều ảnh hưởng lên cấu trúc
đường hô hấp trên, nhất là đường hô hấp trên
ở vùng ngã 3 hầu họng.
V. KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu này, cho phép rút ra một
số kết luận sau: kiểu mặt lồi chiếm đa số
(72%). Các bệnh nhân có lùi xương hàm dưới
nên được can thiệp sớm để kích thích xương
hàm dưới phát triển ra trước. Những bệnh
nhân có độ Mallampati càng lớn thì AHI càng
cao. Góc SNB càng nhỏ thì chỉ số AHI càng
lớn. Góc ANB càng lớn thì chỉ số AHI càng lớn
và mức độ ngừng thở khi ngủ càng trầm
trọng. Phim sọ nghiêng từ xa có vai trò quan
TCNCYH 98 (6) - 2015 69
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trọng trong chẩn đoán nguyên nhân và mức
độ nặng của hội chứng ngừng thở khi ngủ do
tắc nghẽn.
Lời cảm ơn
Chúng tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn
đến tập thể cán bộ Trung tâm Hô hấp bệnh
viện Bạch mai, Khoa Thăm dò chức năng
bệnh viện Lão khoa, Bộ môn Chẩn đoán hình
ảnh và Trung tâm kỹ thuật cao khám chữa
bệnh Răng Hàm Mặt đã giúp đỡ chúng tôi rất
nhiều trong quá trình nghiên cứu. Chúng tôi
cũng trân trọng cảm ơn tất cả các bệnh nhân
đã tham gia vào nghiên cứu.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Gastaut, H., C.A. Tassinari, and B.
Duron (1965). Polygraphic study of diurnal
and nocturnal (hypnic and respiratory)
episodal manifestations of Pickwick syndrome.
Rev Neurol (Paris), 1965. 112(6), 568 - 579.
2. Rakel, R.E (2009). Clinical and societal
consequences of obstructive sleep apnea and
excessive daytime sleepiness. Postgrad Med,
121(1), 86 - 95.
3. Pagel, J.F (2008). The burden of
obstructive sleep apnea and associated
excessive sleepiness. J Fam Pract, 57(8),
S3 - 8.
4. Lam, B., D.C. Lam, and M.S (2007). Ip,
Obstructive sleep apnoea in Asia. Int J Tuberc
Lung Dis, 11(1), 2 - 11.
5. Villaneuva, A.T (2005). Ethnicity and
obstructive sleep apnoea. Sleep Med Rev, 9
(6), 419 - 36.
6. Mirrakhimov, A.E., T. Sooronbaev,
and E.M. Mirrakhimov (2013). Prevalence of
obstructive sleep apnea in Asian adults: a
systematic review of the literature. BMC Pulm
Med, 13, 10.
7. Eckert, D.J. and A. Malhotra (2008).
Pathophysiology of adult obstructive sleep
apnea. Proc Am Thorac Soc, 5(2), 144 - 153.
8. Mallampati, S.R (1983). Clinical sign to
predict difficult tracheal intubation
(hypothesis). Can Anaesth Soc J, 30(3 Pt 1),
316 - 317.
9. Mallampati, S.R (1985). A clinical sign
to predict difficult tracheal intubation: a
prospective study. Can Anaesth Soc J, 32(4),
429 - 434.
10. Young, T (1993). The occurrence of
sleep-disordered breathing among middle-
aged adults. N Engl Journal Med, 328(17),
1230 - 1235.
11. Bình, N.T., P. Thắng, and L.Q.
Cường (2011). Nghiên cứu một số đặc điểm
lâm sàng và điện não đồ giấc ngủ đa kênh của
hội chứng ngừng thở khi ngủ do tắc nghẽn.
Tạp chí Thông tin Y Dược, (2), 35 - 41.
12. McClean, K.M (2008). Obesity and
the lung: 1. Epidemiology. Thorax, 63(7),
649 - 654.
13. Persaud, N(2010). APNEIC: an easy-
to-use screening tool for obstructive sleep
apnea. Can Fam Physician, 56(9), 904 - 905.
14. Brostrom, A (2012). Symptom profile
of undiagnosed obstructive sleep apnoea in
hypertensive outpatients in primary care: a
structural equation model analysis. Qual Prim
Care, 20(4), 287 - 298.
15. Lam, B (2005). Craniofacial profile in
Asian and white subjects with obstructive
sleep apnoea. Thorax, 60(6), 504 - 510.
70 TCNCYH 98 (6) - 2015
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Summary
THE CRANIOFACIAL STRUCTURES FEATURES ON CEPHALOMET-
RIC OF PATIENTS WITH OBSTRUCTIVE SLEEP APNEA SYNDROME
The study was conducted on 25 patients diagnosed with the obstructive sleep apnea syn-
drome and aimed for the description of cranio-facial structures. Reasearch methodology: cross-
sectional describable study, evaluating of type of clinical facial profile, waist size throat according
Mallampati scale, measuring the angles SNA, SNB, ANB on cephalometric. The results showed
that the proportion of patients with type convex profile was 18 patients (72%). The AHI (Apnea -
hypoapnea index) average in patients with group Mallampati 1 and 2 was 20.63 ± 9.13, and lower
than the group Mallampati 3 and 4 (AHI average: 49.85 ± 26.14), differences were statistically
significant (p = 0.001). The more SNB angle is small the more AHI index is great (r = -0.422,
p = 0.036). The ANB angle is the greater the AHI index is (r = 0.409, p = 0.042). In conclusion,
using the Mallampati scale in the clinical and cephalometric suggests value in diagnosing the
cause and severity of the obstructive sleep apnea syndrome.
Keywords: the Obstructive sleep apnea syndrome, cephalometric, craniofacial structure
Các file đính kèm theo tài liệu này:
mot_so_dac_diem_so_mat_tren_phim_so_nghieng_o_benh_nhan_co_h.pdf