Cá đục bạc khai thác chủ yếu là những cá thể
có kích thước dao động từ 131 mm đến 180 mm.
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng
cá đục bạc ở đầm Nha Phu được biểu diễn theo
phương trình W = 4 x 10-6 x L3,133 với hệ số tương
quan R = 0,9944.
Hệ số độ béo theo Fulton của cá đục bạc có
sự biến đổi theo thời gian và đạt giá trị cao nhất
vào tháng 10 (0,000751 ± 0,000049), thấp nhất
vào tháng 5 (0,000683 ± 0,000040) và trung bình
là 0,000715 ± 0,000043. Hệ số độ béo theo Clark
cũng đạt giá trị cao trong khoảng thời gian từ tháng
9 đến tháng 11, trong đó, tháng 10 là thời điểm hệ số
độ béo cá đạt giá trị cao vào tháng 10 (0,00071 ±
0,000031), thấp nhất vào tháng 5 (0,00066 ±
0,000033) và trung bình là 0,000677 ± 0,0000319.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 23/03/2022 | Lượt xem: 190 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm sinh trưởng cá đục bạc (Sillago sihama Forsskal, 1775) ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 111
KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG CÁ ĐỤC BẠC
(Sillago sihama Forsskal, 1775) Ở ĐẦM NHA PHU - KHÁNH HÒA
SOME GROWTH CHARACTERISTICS OF SAND WHITING
(Sillago sihama Forsskal, 1775) AT NHA PHU LAGOON - KHANH HOA PROVINCE
Hồ Sơn Lâm1, Huỳnh Minh Sang2, Lê Anh Tuấn3
Ngày nhận bài: 29/7/2013; Ngà y phản biện thông qua: 02/10/2013; Ngày duyệt đăng: 02/6/2014
TÓM TẮT
Nghiên cứu đặc điểm sinh học có ý nghĩa lớn trong công tác hoạch định chiến lược quản lý nguồn lợi của các đối
tượng thủy sản. Đặc điểm sinh trưởng của cá đục bạc (Sillago sihama Forsskal, 1775) ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa xác
định từ tháng 6/2012 đến tháng 5/2013. Tổng số 400 mẫu cá được thu hàng tháng tại đầm Nha Phu với số lượng > 30 cá
thể/tháng và phân tích chỉ số sinh trưởng bao gồm kích thước khai thác, tương quan chiều dài – khối lượng theo phương
trình của Beverton – Holt (1957); hệ số độ béo (Q, Qo ) được xác định theo phương pháp của Fulton (1902), Clark (1928)
và các thông số của phương trình tăng trưởng Von Betalanffy. Cá đục bạc khai thác chủ yếu là những cá thể có kích thước
dao động từ 131 mm đến 180 mm. Tương quan chiều dài và khối lượng cá có dạng W = 4 x 10-6 x L3,103; R2 = 0,989. Hệ
số độ béo Fulton đạt giá trị lớn nhất vào tháng 10 (0,000751 ± 0,000049), thấp nhất vào tháng 5 (0,000683 ± 0,000040)
và trung bình 0,000715 ± 0,000043. Hệ số độ béo Clark cũng đạt giá trị cao trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng
11, trong đó, tháng 10 là thời điểm hệ số độ béo cá đạt giá trị cao vào tháng 10 (0,00071 ± 0,000031), thấp nhất vào
tháng 5 (0,00066 ± 0,000033) và trung bình là 0,000677 ± 0,0000319. Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy có dạng:
L
t
= 336 x [1- e -0,36 x t]. Tuổi khai thác của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa chủ yếu là những cá thể ở độ tuổi 2+.
Chỉ số tăng trưởng của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa là 10,61. Những dẫn liệu ban đầu về đặc điểm sinh trưởng
của cá đục bạc là cơ sở khoa học và thực tiễn cho các giải pháp khai thác hợp lý loài cá này ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa.
Từ khóa: sinh trưởng, cá đục bạc, cá đục trắng, Sillago sihama
ABSTRACT
Biology research has a importance role in resource management strategic of aquaculture animals. Growth
characteristics on sand whiting (Sillago sihama Forsskal, 1775) at Nha Phu lagoon - Khanh Hoa province was collected
from June 2012 to May 2013. Total of 400 samples of sand white were monthly collected at Nha Phu lagoon and analyse
the correlations between fi sh’s length and weight identifi ed with Berverton–Holt (1957) equation was W = 4 x 10-6 x L3,103;
R2 = 0,989. The extraction sand whiting mainly individuals ranging in size from 131 mm to 180 mm. The coeffi cient of
fat is determined by the method of Fulton (1902) results showed that this indicator reached a maximum value in October
(0,000751 ± 0,000049), the lowest in may (0,000683 ± 0,000040) and average 000715 ± 0,000043. The coeffi cient of
fat is determined by the method of Clark (1928) results showed that this indicator reached a maximum value in October
(0,00071 ± 0,000031), the lowest in may (0,00066 ± 0,000033) and average 0,000677 ± 0,0000319. Von Bertalanffy growth
equation on the length were L
t
= 336 x [1- e -0,36 x t]. The age of sand whiting exploitation in Nha Phu lagoon - Khanh Hoa
is mainly individuals aged 2+. The growth index of sand whiting in Nha Phu lagoon - Khanh Hoa provice is 10.61. The
initial resulting on growth of sand whiting is scientifi c basis and practical solutions to exploit this species at Nha Phu
lagoon - Khanh Hoa Province.
Keywords: growth characteristics, sand whiting, silver sillago, Sillago sihama
1 Hồ Sơn Lâm: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 – Trường Đại học Nha Trang
2 TS. Huỳnh Minh Sang: Viện Hải dương học Nha Trang
3 TS. Lê Anh Tuấn: Viện Nuôi trồng thủy sản – Trường Đại học Nha Trang
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
112 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hiện nay ở Việt Nam, nguồn lợi các loài thủy
sản đang giảm sút do tình hình khai thác không hợp
lý. Một trong những đối tượng khai thác thủy sản có
giá trị kinh tế cao mà sản lượng khai thác đang suy
giảm đó là cá đục bạc Sillago sihama. Trước đây
tại vùng biển Khánh Hòa, cá đục bạc có sản lượng
tương đối cao, đã được một số công ty xuất khẩu
thu mua. Thực tế hiện nay cho thấy, sản lượng cá
đục bạc đã giảm đáng kể, cá đục bạc đánh bắt có
kích thước tương đối nhỏ, chủ yếu là nhóm cá có
kích thước < 150 mm và ngày càng khan hiếm tại
các chợ cá, bến cá. Sản lượng cá đục bạc không
cung cấp đủ cho các công ty xuất khẩu cũng như
người dân. Trong tình hình như thế, bảo tồn và quản
lý nguồn lợi loài cá đục trở nên rất cấp thiết.
Trước thực trạng đó, nghiên cứu các đặc điểm
sinh học của cá đục bạc làm cơ sở cho những
hoạch định chiến lược quản lý nguồn lợi của loài cá
này mang tính cấp thiết. Các đặc điểm sinh học của
cá đục đã được nghiên cứu tương đối nhiều trên thế
giới [6], [9], [16], đặc biệt là Ấn Độ [8], [12], [13]. Tuy
nhiên, ở Việt Nam các thông tin nghiên cứu về đặc
điểm sinh học của cá đục bạc còn rất ít, và chưa có
công trình nào nghiên cứu về đặc điểm sinh trưởng
của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa được
công bố. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác
định một số đặc điểm sinh trưởng của cá đục bạc
ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa bao gồm: kích thước
khai thác, mối tương quan chiều dài - khối lượng, hệ
số độ béo, phương trình Von Bertalanffy và chỉ số
tăng trưởng. Các thông số về đặc điểm sinh trưởng
đó sẽ làm cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo
nhằm định hướng cho việc quản lý nguồn lợi và đưa
cá đục bạc trở thành đối tượng nuôi mới.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu là cá đục bạc (Silago
sihama Forsskal, 1775).
Mẫu cá đục bạc được thu trực tiếp từ các ghe
đánh bắt trên đầm Nha Phu – Khánh Hòa, trong 12
tháng từ tháng 6 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013.
Mỗi tháng thu ít nhất là 30 mẫu cá. Kích thước khai
thác của cá đục đánh bắt được qua 12 tháng nghiên
cứu có sự chênh lệch lớn, dao động trong khoảng
từ 82 mm đến 320 mm. Tổng số mẫu cá thu được
trong 12 tháng là 400. Cá thu được chuyển ngay về
Phòng thí nghiệm – Viện Hải dương học để phân
tích các đặc điểm sinh trưởng.
Chiều dài toàn thân cá (Lt) được xác định bằng
thước mica 500 mm Deli - 6250 có độ chính xác đến
0,1 mm. Khối lượng cá được xác định bằng cân điện
tử TE412 của Canada có độ chính xác đến 0,01g.
Mối tương quan chiều dài và khối lượng được
xác định theo phương trình của Beverton – Holt
(1957) [3]: W = aLb. Trong đó: W: Khối lượng toàn
thân (g); L: Chiều dài toàn thân của cá đo từ mút
mõm đến hết vây tia đuôi dài nhất (mm); a; b: Là các
hệ số cần xác định, tính theo phương pháp tính toán
hồi quy thực nghiệm.
Hệ số độ béo được xác định theo phương pháp:
W
- Fulton (1902): Q = * 100
L3
W
0- Clark (1928): Q
0
= * 100
L3
Trong đó: Q: Hệ số độ béo theo Fulton; Qo: Hệ
số độ béo theo Clark; W: Khối lượng toàn thân (g);
Wo: Khối lượng cá đã bỏ nội quan; L: Chiều dài toàn
thân của cá đo từ mút mõm đến hết vây tia đuôi dài
nhất (mm).
Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy về
chiều dài của cá được xác định theo công thức:
Lt = L∞[1 – e
-k(t-to)]
Trong đó: to: Thời gian lý thuyết ở chiều dài cá
bằng 0; t: Thời gian (năm); L∞: Chiều dài cực đại của
cá; k: Hệ số đường cong của phương trình. Các giá
trị L∞, k được xác định theo phương pháp của King
(2001) [7].
Từ kết quả nghiên cứu về các thông số sinh
trưởng phương trình Von Bertalanffy ta ước tính
nhóm kích thước tương ứng với độ tuổi khác nhau
bằng cách thay t = 1, 2, 3 và 4, kết hợp với nhóm kích
thước khai thác để đánh giá độ tuổi khai thác chủ yếu
của cá đục bạc ở đầm Nha Phu – Khánh Hòa.
Chỉ số tăng trưởng của cá đục bạc được xác
định theo công thức: Φ’ = Ln(K) + 2Ln(L∞) [4].
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Kích thước khai thác
Kích thước khai thác của cá đục đánh bắt được
qua 12 tháng nghiên cứu có sự chênh lệch lớn, dao
động trong khoảng từ 82 mm (tương ứng 3,73 g)
đến 320 mm (tương ứng 229,48 g), trung bình là
163,6 ± 33,1 (tương ứng 35,4 ± 26,1g). Trong đó,
cá đục bạc khai thác chủ yếu là những cá thể có
kích thước dao động từ 131 mm đến 180 mm. Tỷ lệ
nhóm cá có kích thước 131 mm đến 180 mm khai
thác chiếm tỷ lệ cao quanh trong năm, trừ tháng 3
(chỉ chiếm 23%), cao nhất là tháng 11 chiếm đến
82%, trung bình là 60%. Nhóm cá có kích thước >
280 mm chỉ bắt gặp ở tháng 1, đồng thời nhóm cá
có kích thước từ 281 mm đến 330 mm cũng ít bắt
gặp trong tự nhiên, điều này cho thấy nhóm cá có
kích thước lớn đang ngày càng khan hiếm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 113
Bảng 2. Tỷ lệ các nhóm kích thước khai thác
Nhóm kích thước (mm) Số lượng (con) Tỷ lệ (%)
81 - 130 45 11
131 -180 239 60
181 - 230 99 25
231 - 280 15 4
281 - 330 2 1
2. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng
Nguyên tắc của mối quan hệ giữa chiều dài và
trọng lượng là chiều dài cá tăng liên quan đến tăng
trọng lượng của nó. Về mặt lý thuyết, mối quan hệ
đó có thể được mô tả bằng cách sử dụng công thức
W = a L3 [11], a là hệ số. Tuy nhiên trong tự nhiên,
kích thước cơ thể của cá không ngừng thay đổi
theo thời gian. Hình thái và trọng lượng cá không
tăng liên tục trong suốt quá trình sinh tồn. Như vậy,
quy luật của phương trình thể hiện mối quan hệ
chiều dài và trọng lượng như trên không thể hiện
chính xác toàn bộ quá trình sinh trưởng của một
loài cá [15]. Do đó, một công thức thỏa đáng hơn
để thể hiện mối quan hệ trọng lượng chiều dài theo
Beverton – Holt là W = a Lb; a, b: Là các hệ số cần
xác định, tính theo phương pháp tính toán hồi quy
thực nghiệm. Giá trị của “b” trong phương trình
thường nằm trong khoảng 2,5 ÷ 4. Tốc độ tăng
trưởng lý tưởng của một con cá theo lý thuyết có giá
trị của “b” tương đương bằng 3 (đồng tăng trưởng),
nếu giá trị của “b” là khác với 3 thì cá không đồng
tăng trưởng [17]. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy
cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa thuộc loài
cá tăng trưởng bất đồng đẳng (b = 3,133).
Tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá
đục bạc có mối tương quan chặt chẽ với nhau được
biểu diễn theo phương trình W = 4 x 10-6 x L3,133
với hệ số tương quan R = 0,9944 (hình 1). Điều
này có nghĩa là khi chiều dài cá đục bạc tăng thì
khối lượng cá cũng tăng theo. Tuy nhiên, đồ thị cho
thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của
cá đục bạc không đều nhau, giai đoạn đầu cá tăng
nhanh về kích thước, giai đoạn sau cá tăng nhanh
về khối lượng (hình 1). Cụ thể, kích thước cá tăng
từ khoảng 100 - 150 mm thì khối lượng cá tăng
thêm chưa đến 25 g, trong khi kích thước cá tăng từ
250 - 300 mm thì khối lượng cá tăng thêm gần 100
g. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật của tự
nhiên, thời gian đầu cá tăng nhanh về kích thước
nhằm tăng tính cạnh tranh cùng loài, đồng thời vượt
ra khỏi kích thước săn mồi của vật dữ, từ đó đảm
bảo cho sự sinh tồn của loài [1].
Mối tương quan chiều dài và khối lượng của cá
đục bạc đã được nghiên cứu tương đối nhiều trên
thế giới. Mối quan hệ giữa chiều dài và khối lượng
của cá đục bạc sống ở vùng nước Mandapam và
Rameswaram, Ấn Độ là:
W = 115 x 10-7 x L2,886 [13]
và ở vùng cửa sông Zuari, Ấn Độ có dạng:
W = 6 x 10-6 x L3,042 [14]
Mối tương quan về chiều dài và khối lượng
cá đục bạc cũng đã được nghiên cứu ở bờ biển
phía đông Địa Trung Hải của Thổ Nhĩ Kỳ, theo đó
phương trình tương quan chiều dài và khối lượng là
W = 14 x 10-7 x L3,355 [16]
Như vậy, cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh
Hòa (b = 3,133) có trọng lượng tăng nhanh hơn
trên một đơn vị tăng chiều dài so với cá đục bạc
vùng biển Ấn Độ (b = 2,886; 3,042) nhưng lại
thấp hơn so với cá đục bạc vùng biển Thổ Nhĩ Kỳ
(b = 3,355).
Bảng 1. Nhóm kích thước khai thác theo thời gian
Nhóm
kích thước
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
81 - 130 0% 0% 0% 3% 3% 23% 31% 13% 28% 23% 10% 22%
131 -180 50% 50% 23% 48% 75% 67% 66% 67% 72% 65% 82% 52%
181 - 230 41% 50% 50% 43% 19% 7% 3% 20% 0% 12% 8% 2 3%
231 - 280 3% 0% 27% 6% 3% 3% 0% 0% 0% 0% 0% 3%
281 - 330 6% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0% 0%
Hình 1. Mối tương quan giữa chiều dài và khối lượng của
cá đục bạc
3. Hệ số độ béo
Hệ số độ béo (Q, Qo) của cá đục bạc ở đầm Nha
Phu - Khánh Hòa có sự biến động theo thời gian.
Cá đạt hệ số độ béo Q cao trong khoảng thời gian
từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó, tháng 10 là thời
điểm hệ số độ béo cá đạt giá trị cao vào tháng 10
(0,000751 ± 0,000049), thấp nhất vào tháng 5
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
114 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
(0,000683 ± 0,000040) và trung bình là 0,000715 ±
0,000043. Hệ số độ béo Qo cũng đạt giá trị cao trong
khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 11, trong đó,
tháng 10 là thời điểm hệ số độ béo cá đạt giá trị
cao vào tháng 10 (0,00071 ± 0,000031), thấp nhất
vào tháng 5 (0,00066 ± 0,000033) và trung bình là
0,000677 ± 0,0000319.
Theo diễn biến của hệ số độ béo theo thời gian
(hình 2) thì thời điểm thích hợp để khai thác loài cá
này từ tháng 9 đến tháng 11 vì lúc này cá đục bạc
đạt độ béo cao. Tuy nhiên, để có được thời điểm
khai thác hợp lý nhất cần phải kết hợp thêm thông
tin về mùa vụ sinh sản của loài cá này.
Hình 2. Diễn biến hệ số độ béo Q, Qo của cá đục bạc
theo thời gian
4. Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy
Các hệ số của phương trình tăng trưởng Von
Betalanffy áp dụng cho cá đục bạc ở đầm Nha
Phu – Khánh Hòa là K = 0,36/năm và L∞ = 336 mm,
W∞ = 270,5 g. Vậy phương trình sinh trưởng
Von Betalanffy của cá đục bạc vùng biển Khánh Hòa
có dạng: Lt = 336 x [1- e
-0,36 x t]. Nghiên cứu tiến
hành ở phía Tây nước Úc và đề xuất ra hai mô hình
tăng trưởng cho Sillago spp [6]. Mô hình I bao gồm
các loài cá có chiều dài tiệm cận L∞ tương đối nhỏ
(< 190 mm) và có tốc độ tăng trưởng cao, hệ số
K ≥ 1. Mô hình II bao gồm các loài có kích thước
lớn, cá có chiều dài tiệm cận L∞ tương đối lớn
(> 300 mm) và hệ số tăng trưởng K ≤ 0,5. Theo đó
thì cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa thuộc
mô hình II.
Các chỉ số L∞; K và t0 của phương trình Von
Betalanffy áp dụng cho cá đục bạc ở vùng Pulicat, Ấn
Độ có giá trị tương ứng là 406,82 mm; 0,2226/năm
và 0,2745/năm [8].
Chiều dài theo độ tuổi của cá đục bạc ở đầm
Nha Phu – Khánh Hòa được tính toán dựa trên
phương trình tăng trưởng Von Betalanffy, được thể
hiện ở bảng 3.
Bảng 3. Kích thước của cá đục bạc theo độ tuổi của một số nghiên cứu
Nhóm
kích
thước
(mm)
Tuổi
Tham khảo
1+ 2+ 3+ 4+
130 - 140 160 - 200 200 - 240 240 - 280 Radhakrishnan (1954)
108 - 145 145 - 187 190 - 224 Shamsan (2008)
92 - 112 162 - 182 212 - 232 246 - 256 Nghiên cứu này
Kích thước của cá đục bạc ở đầm Nha Phu theo tuổi cá tương đồng với các nghiên cứu trước đó của được
tiến hành tại vùng Mandapam [12] và vùng cửa sông Zuari, Ấn Độ [14].
Từ kết quả được thể hiện ở bảng 2 và bảng 3 thì tuổi khai thác của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh
Hòa chủ yếu là những cá thể ở độ tuổi 2+.
5. Chỉ số tăng trưởng
Chỉ số tăng trưởng của cá đục ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa có dạng:
Φ’ = Ln(K) + 2Ln(L∞)
với K = 0,36/năm và L∞ = 336 (mm), vậy Φ’ = 10,61.
Bảng 4. Chỉ số tăng trưởng Φ’ của một số nghiên cứu
Φ’ Khu vực Nguồn tham khảo
10,51 Pulicat, Ấn Độ Krishnamurthy và Kaliyamurthy (1978)
10,91 Karwar, Ấn Độ Shamsan (2008)
10,68 Mangalore, Ấn Độ Shamsan (2008)
10,04 Goa, Ấn Độ Shamsan (2008)
10,61 Nha Phu – Khánh Hòa Nghiên cứu này
Chỉ số tăng trưởng Φ’ của cá đục bạc ở đầm Nha Phu - Khánh Hòa lớn hơn ở vùng Pulicat [9] và vùng Goa [14]
nhưng lại thấp hơn vùng Karwar và Mangalore [14] của Ấn Độ và sự sai khác này là không lớn và nằm trong khoảng
dao động so với các nghiên cứu trước kia, điều này cho thấy độ tin cậy của nghiên cứu.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 2/2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 115
IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Cá đục bạc khai thác chủ yếu là những cá thể
có kích thước dao động từ 131 mm đến 180 mm.
Tương quan giữa chiều dài và khối lượng
cá đục bạc ở đầm Nha Phu được biểu diễn theo
phương trình W = 4 x 10-6 x L3,133 với hệ số tương
quan R = 0,9944.
Hệ số độ béo theo Fulton của cá đục bạc có
sự biến đổi theo thời gian và đạt giá trị cao nhất
vào tháng 10 (0,000751 ± 0,000049), thấp nhất
vào tháng 5 (0,000683 ± 0,000040) và trung bình
là 0,000715 ± 0,000043. Hệ số độ béo theo Clark
cũng đạt giá trị cao trong khoảng thời gian từ tháng
9 đến tháng 11, trong đó, tháng 10 là thời điểm hệ số
độ béo cá đạt giá trị cao vào tháng 10 (0,00071 ±
0,000031), thấp nhất vào tháng 5 (0,00066 ±
0,000033) và trung bình là 0,000677 ± 0,0000319.
Phương trình sinh trưởng Von Betalanffy áp
dụng cho cá đục bạc ở đầm Nha Phu, Khánh Hòa
có dạng:
Lt = 336 x [1- e
-0,36 x t].
Tuổi khai thác của cá đục bạc ở đầm Nha Phu -
Khánh Hòa chủ yếu là những cá thể ở độ tuổi 2+.
Chỉ số tăng trưởng của cá đục bạc ở đầm Nha
Phu - Khánh Hòa là 10,61.
2. Kiến nghị
Cần phải có những nghiên cứu sâu hơn về các
đặc điểm sinh học khác của cá đục ở vùng biển
Khánh Hòa như: dinh dưỡng, vòng đời,
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Trần Kiên, 1978. Sinh thái động vật. NXB Giáo dục, 247.
2. G.V. Nikolski, 1963. Sinh thái học cá (tài liệu tiếng Việt do Nguyễn Văn Thái dịch). NXB Đại học và Trung học chuyên
nghiệp, 443.
Tiếng Anh
3. Beverton R. J. N., and Holt S. J., 1957. On the Dynamic of the Exploited Fish Population. Fish. Invest, London, 533.
4. FAO (Fisheries technical paper), 1992. Introduct ion to tropic al fi sh stock assessment, Part I - Manual. FAO, Rome: 376.
5. Goncalves J. M. S., Bentes L., Lino, P. G., Ribeiro J., Canario A. V. M. and Erzini K., 1997. Weight -Length relationships
for selected fi sh species of the Small - Sc ale demersal fi sheries of the South and South -West coast of Portugal. Fish, Res,
30: 253-256.
6. Hyndes G. A. and Pott er I. C., 1997. Age, Growth and Reproduction of sillago schomburgkii in South-Western Australian
near shore waters and co mparisons of life history styles of a Suite of Sillago species. Env. Biol. Fish, 49: 435-447.
7. King M., 2001. Fisheries biology asenssment and mamagement. Osney, Oxford. England: 341.
8. Krishnamurthy K. N. and Kaliyamurthy M., 1978. Studies on the age and growth of Indian sandwhiting (Silago sihama
Forskal) from Pulicat Lake with Observations on its Biology and Fishery. Indian J. Fish., 25 (1&2): 84-97.
9. Krishnamurthy K. N. and Kaliyamurthy M., 1978. Studies on the age and growth of Indian sandwhi ting (Silago sihama
Forskal) from Pulicat lake with observations on its Biology and Fishe ry. Indian J. Fish, 25 (1&2): 84-97.
10. Kumai H. and Nakamura M., 1978. Spawning of the Silver whiting (Silago sihama Forsskal) Cultivated in the Laboratory.
Bull. Jap. Soc. Scient. Fish, 44 (9): 10-55
11. Le Cren, E. D., 1951. Length - Weight relationship and seasonal cycle in gonad weight and condition in the Perch perca
Fluviatilis; J. Anim. Ecol., 20: 201-239.
12. Radhakrishnan N., 1954. Occurrence of growth rings on the otoliths of the Indian whiting (Silago sihama Forsskål). Curr.
Sci., 23: 196-197.
13. Radhakrishnan N., 1957. Contribution to the Biology of Indian sandwhiting (Silago sihama Forskal). Indi an J. Fish.,
4 (2): 254-283.
14. Shamsan E. F., 2008. Ecobiology and fi sheries of an economically important estuarine fi sh (Silago sihama Forsskal). Thesis
submitted for the degree of doctor of philosophy in Marine Science. Goa University, 271.
15. Srivastava, C. B. L., 1999. A text book of fi shery science an d Indian fi sheries. Keitab Mahal, Allahabad: 527.
16. Taskavak E. and Bilecenoglu M., 2001. Length - Weight relationships for 18 lesseps ian (Red Sea) Immigrant fi sh species
from the Eastern Mediterranean coast of Turky. J. Mar. Biol. Ass. U.K., 81: 895-896.
17. Tesch F. W., 1968. Age and Growth; [In: Methods for assessment of fi sh production in fres hwater, (Eds.): Recker, W. E.].
Blackwell scientifi c Publications. Oxford and Edinburgh: 93-123.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_dac_diem_sinh_truong_ca_duc_bac_sillago_sihama_forssk.pdf