Đã xác định được mức độ chịu hạn của các
giống lúa nương địa phương, giống Gb chịu
hạn tốt và giống Klk chịu hạn kém nhất.
Các chỉ tiêu sinh hóa như: hàm lượng
chlorophyll tổng số, chlorophyll liên kết tổng
số, hàm lượng prolin, hàm lượng axit hữu cơ và
áp suất thẩm thấu có mối tương quan thuận với
khả năng chịu hạn của cây lúa nương. Đây là cơ
sở để bước đầu đánh giá và tuyển chọn giống
lúa chịu mất nước, giới thiệu cho sản xuất.
5 trang |
Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 25/03/2022 | Lượt xem: 166 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm hóa sinh liên quan đến khả năng chịu mất nước của cây lúa nương địa phương ở giai đoạn mạ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 81 - 85
81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÓA SINH LIÊN QUAN ĐẾN KHẢ NĂNG
CHỊU MẤT NƢỚC CỦA CÂY LÚA NƢƠNG ĐỊA PHƢƠNG Ở GIAI ĐOẠN MẠ
Nguyễn Thị Ngọc Lan1, Vi Văn Bảo1, Chu Hoàng Mậu2, Nguyễn Nhƣ Khanh3
1 Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên, 2 Đại học Thái Nguyên,
3 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
TÓM TẮT
Hạn hán có tác động tiêu cực đối với cây lúa cạn, ảnh hƣởng lớn nhất là giai đoạn cây mạ. Khi tế
bào mất nƣớc, các chất hòa tan trong cơ thể thực vật sẽ đƣợc tích luỹ dần trong tế bào chất làm
tăng khả năng giữ nƣớc của nguyên sinh chất. Bài báo này đề cập đến kết quả nghiên cứu về một
số đặc điểm hóa sinh liên quan đến khả năng chịu mất nƣớc ở giai đoạn mạ của cây lúa nƣơng địa
phƣơng ở Việt Nam. Khả năng chịu mất nƣớc của các giống lúa nƣơng đã đƣợc đánh giá và xếp
loại, trong đó giống chịu mất nƣớc tốt là giống Gb, còn giống Klk là giống chịu mất nƣớc kém
nhất. Kết quả phân tích các chỉ hóa sinh nhƣ: hàm lƣợng chlorophyll tổng số, chlorophyll liên kết
tổng số, hàm lƣợng prolin, hàm lƣợng axit hữu cơ và áp suất thẩm thấu đã cho thấy có sự tồn tại
mối tƣơng quan thuận giữa các chỉ tiêu này với khả năng chịu hạn của các giống lúa nghiên cứu;
có thể căn cứ vào các chỉ tiêu hóa sinh để bƣớc đầu đánh giá và tuyển chọn giống lúa chịu mất
nƣớc giới thiệu cho sản xuất.
Từ khóa: Áp xuất thẩm thấu, chịu mất nước, đặc điểm hóa sinh, giai đoạn mạ, lúa nương.
*
MỞ ĐẦU
Trong thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu
trong lĩnh vực nông lâm ngƣ nghiệp tập trung
vào việc nâng cao năng suất, chất lƣợng và
tính chống chịu của vật nuôi cây trồng. Các
tác nhân ngoại cảnh bất lợi thƣờng gặp đối
với thực vật là hạn hán, nóng, lạnh ...gây nên
sự mất nƣớc của mô thực vật.Vì thế, các
nghiên cứu về khả năng chịu mất nƣớc của
cây trồng đã và đang đƣợc các nhà khoa học
quan tâm đến [10], [11], [15], [18].
Khi tế bào mất nƣớc, các chất hòa tan trong
cơ thể thực vật sẽ đƣợc tích luỹ dần trong tế
bào chất làm tăng khả năng giữ nƣớc của
nguyên sinh chất. Hầu hết các loại chất hữu
cơ hoà tan có tác dụng điều chỉnh áp suất
thẩm thấu đƣợc sinh ra ngay trong quá trình
đồng hoá và trao đổi chất. Những thay đổi
hoá sinh khác do hạn gây ra cũng đã đƣợc
nghiên cứu, chẳng hạn nhƣ giảm cố định CO2,
giảm tổng hợp protein và axit nucleic, tăng
hoạt tính ribonucleaza, làm tăng hàm lƣợng
prolin, tăng nồng độ các chất hoà tan nhƣ
betaine. Các nghiên cứu đều cho rằng khi cây
gặp hạn, tế bào mất nƣớc đã xảy ra hiện tƣợng
tăng lên về hàm lƣợng ABA, hàm lƣợng
* Tel: 0983 581 979; Email.: ntnl2008@gmail.com
proline, nồng độ ion K+, các loại đƣờng, axit
hữu cơ,... giảm phức hợp CO2, protein và các
axit nucleic [1], [2].
Trong phân loại nhóm cây trồng dựa trên khả
năng chịu hạn thì cây lúa đƣợc xếp vào loại
cây trồng có khả năng chịu hạn kém nhất của
nhóm cây chịu hạn kém [4]. Quá trình sinh
trƣởng và phát triển của cây lúa bao gồm
nhiều giai đoạn, trong đó hạn có ảnh hƣởng
lớn nhất ở giai đoạn hạt nảy mầm, giai đoạn
cây mạ và giai đoạn trổ bông. Nếu thiếu nƣớc
ở các giai đoạn này cây lúa sẽ ngừng sinh
trƣởng, phát triển hoặc có thể bị chết làm hạn
chế năng suất và sản lƣợng lúa. Có thể khẳng
định chống hạn là đặc tính cơ bản để ổn định
năng suất ở các địa bàn trồng lúa không chủ
động về nƣớc tƣới. Để xác định nhanh tính
chịu hạn của năm giống lúa nƣơng địa
phƣơng, chúng tôi tiến hành đánh giá khả
năng chịu hạn đồng thời tiến hành phân tích
một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh liên quan đến
tính chịu hạn ở giai đoạn mạ.
VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
Sử dụng các giống lúa nƣơng địa phƣơng do
Trung tâm Tài nguyên Di truyền Thực vật,
Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cung
cấp làm vật liệu nghiên cứu.
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 81 - 85
82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Đánh giá nhanh khả năng chịu mất nƣớc của
các giống lúa nƣơng địa phƣơng ở giai đoạn
mạ theo phƣơng pháp của Lê Trần Bình và cs
[1]. Hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số trong mẫu
đƣợc xác định theo phƣơng pháp của
Ermacov [20]. Phân tích hàm lƣợng prolin
theo phƣơng pháp của Bates và cs có cải tiến
(1973) [7]. Hàm lƣợng chlorophyll đƣợc xác
định theo phƣơng pháp của Wintermans, De
Mots [3]. Xác định áp suất thẩm thấu của tế
bào bằng phƣơng pháp so sánh tỷ trọng
trong dung dịch [3].
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Chỉ số chịu hạn tƣơng đối của 5 giống lúa
nƣơng
Chúng tôi đánh giá khả năng chịu mất nƣớc
của 5 giống lúa nƣơng địa phƣơng thông qua
việc xác định chỉ số chịu hạn tƣơng đối của
từng giống lúa nƣơng dựa trên kết quả phân
tích các chỉ tiêu tỷ lệ phầm trăm cây không
héo và cây phục hồi sau 1, 3, 5 ngày gây hạn.
Chỉ số chịu hạn càng lớn khả năng chịu mất
nƣớc của cây càng cao và ngƣợc lại. Đây là
cơ sở để đánh giá và tuyển chọn giống lúa có
khả năng chịu mất nƣớc. Kết quả xác định chỉ
số chịu hạn của 5 giống lúa nƣơng địa
phƣơng đƣợc trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Chỉ số chịu hạn tƣơng đối
STT Giống Chỉ số chịu hạn
1 Bcc 11220,67
2 Gb 13840,71
3 Klk 7217,72
4 Ln 11544,18
5 Mt 10210,80
Số liệu ở bảng 1 cho thấy, chỉ số chịu hạn của
5 giống lúa nƣơng có sự chênh lệch khá lớn,
cao nhất là giống Gb (13840,71), thấp hơn là
giống Ln (11544,18), tiếp theo là giống Bcc
(11220,67) và giống Mt (10210,80), cuối
cùng là giống Klk. Nhƣ vậy có thể xếp khả
năng chịu mất nƣớc theo thứ tự giảm dần của
các giống lúa là: Gb > Ln > Bcc > Mt> Klk.
Hàm lƣợng prolin trong cây mạ
Prolin là một axit amin liên quan nhiều đến sự
gia tăng áp suất thẩm thấu khi gặp điều kiện
bất lợi của môi trƣờng. Prolin cũng là một
trong các chỉ tiêu quan trọng nhất điều kiện
thiếu hụt nƣớc và đƣợc coi nhƣ là một thông
số để xác định sự khô hạn sinh lý của cây
trồng. Vì vậy, chúng tôi đã phân tích hàm
lƣợng prolin của 5 giống lúa nƣơng, kết quả
đƣợc thể hiện ở hình 1.
Hình 1. Hàm lƣợng prolin của cây mạ
Các giống lúa nghiên cứu có hàm lƣợng
prolin dao động từ 0,22 đến 0,35 M/mg mẫu
tƣơi phân tích. Giống Gb có khả năng chịu
hạn tốt nhất trong 5 giống thì cũng có hàm
lƣợng prolin trong cây cao nhất đạt 0,35
M/mg, sau đó là các giống Bcc, Ln, Mt và
thấp nhất là giống Klk, đây cũng là giống kém
chịu hạn nhất. Nhƣ vậy, rõ ràng có sự liên
quan khá chặt chẽ giữa khả năng chịu hạn với
hàm lƣợng prolin trong cây mạ. Prolin là một
axit amin có vai trò tăng khả năng giữ nƣớc
của tế bào. Sự tích lũy prolin trong cây có thể
là phản ứng thích nghi chống lại sự thiếu nƣớc.
Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cũng
tƣơng tự với các nghiên cứu về mối liên quan
giữa tính chống chịu với hàm lƣợng prolin trên
các loại cây trồng khác nhau [2], [7].
Hàm lƣợng axít hữu cơ trong cây mạ
Bảng 2. Hàm lƣợng axít hữu cơ
(* ldl: mili đương lượng)
STT Giống
Hàm lƣợng axit tổng số
(ldl
*
/g mẫu tƣơi)
1 Bcc 42,05 ± 0,050
2 Gb 42,8 ± 0,100
3 Klk 28,06 ± 0,026
4 Ln 41,95 ± 0,132
5 Mt 36,6 ± 0,755
M/mg
Giống
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 81 - 85
83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Axit hữu cơ là sản phẩm trung gian trong quá
trình trao đổi chất và năng lƣợng. Bên cạnh
đó các axit hữu cơ tan cũng là chất có hoạt
tính thẩm thấu góp phần tham gia điều chỉnh
áp suất thẩm thấu trong tế bào.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy hàm lƣợng axit
tổng số trong 5 giống lúa thí nghiệm có biến
đổi khác nhau. Trong đó, giống Klk là giống
có hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số thấp nhất
chỉ đạt 28 ldl/g mẫu tƣơi, còn giống Gb là có
hàm lƣợng axit hữu cơ tổng số cao nhất –
42,8 ldl/g mẫu tƣơi.
Khi gặp điều kiện gây mất nƣớc, cây trồng có
sự gia tăng tích lũy các chất có hoạt tính thẩm
thấu để tăng áp suất thẩm thấu thúc đẩy quá
trình hút nƣớc và giữ nƣớc của cây. Cùng với
các chất hòa tan khác thì hàm lƣợng axit trong
cây cũng là yếu tố tạo cơ sở cho tính chống
chịu của cây trồng. Nghiên cứu của Võ Minh
Thứ về tính chống chịu mặn ở lúa cũng có kết
luận tƣơng tự [5].
Hàm lƣợng chlorophyll của cây mạ
Hàm lƣợng chlorophyll trong lá là một chỉ số
thể hiện khả năng quang hợp của cây
(Nageswara và cs, 2001 [13]; Wright và cs, 1994
[17]) và là yếu tố có liên quan trực tiếp đến
quá trình tăng trƣởng của cây (Farquhar và
Richards, 1984 [8]). Bộ máy quang hợp trong lá
cây thƣờng rất mẫn cảm với những thay đổi
của môi trƣờng. Khi gặp điều kiện thiếu nƣớc
làm quá trình tổng hợp mới chlorophyll bị
ngừng trệ đồng thời cấu trúc của bộ máy
quang hợp cũng bị hƣ hại làm thay đổi lƣợng
chlorophyll tổng số và chlorophyll liên kết
trong lá. Vì thế chúng tôi đã tiến hành phân
tích hai chỉ tiêu này ở mô lá của các giống lúa
(bảng 3).
Bảng 3. Hàm lƣợng chlorophyll tổng số và chlorophyll liên kết
Giống
Chlorophyll tổng số (mg/g) Chlorophyll liên kết (mg/g)
Chl a(mg/g) Chl b Chl (a+b) Chl a Chl b Chl (a+b)
Bcc 1,39 ± 0,030 0,52 ± 0,012 1,91 ± 0,037 0,65 ± 0,008 0,27 ± 0,004 0,92 ± 0,005
Gb 1,41 ± 0,003 0,55 ± 0,001 1,96 ± 0,002 0,67 ± 0,014 0,32 ± 0,007 0,99 ± 0,006
Klk 1,10 ± 0,015 0,40 ± 0,023 1,50 ± 0,009 0,41 ± 0,004 0,20 ± 0,003 0,61 ± 0,003
Ln 1,32 ± 0,003 0,62 ± 0,002 1,93 ± 0,002 0,66 ± 0,015 0,31 ± 0,009 0,97 ± 0,018
Mt 1,29 ± 0,005 0,51 ± 0,006 1,80 ± 0,007 0,53 ± 0,003 0,24 ± 0,005 0,77 ± 0,003
Khi nghiên cứu mối liên quan giữa hàm lƣợng
nƣớc và hàm lƣợng chlorophyll ở cây vừng
(Sesamum indicum L.) trong các điều kiện
cung cấp nƣớc khác nhau, Hassanzadeh và cs
(2009) [9] đã đề nghị có thể dựa vào hàm
lƣợng chlorophyll b và chlorophyll tổng số để
tuyển chọn giống chịu hạn và có năng suất
cao. Theo Percival và Noviss (2008) [14],
hàm lƣợng chlorophyll trong lá và huỳnh
quang chlorophyll cao đã tăng cƣờng tính
chịu hạn kéo dài, giúp cây nhanh phục hồi sau
hạn. Chỉ số về tính ổn định của chlorophyll
còn có liên quan mật thiết với năng suất của
các giống kê (Panicum miliaceum) trong điều
kiện khô hạn (Masood Ali, 1986) [12]. Khi
nghiên cứu về tính chịu hạn ở cây lạc
(Arachis hypogaea L.), Arunyanark và cs
(2008) [6] đã khẳng định sự ổn định của
chlorophyll là một chỉ tiêu đặc trƣng cho tính
chịu hạn ở lạc.
Kết quả ở bảng 3 cho thấy, hàm lƣợng
chlorophyll tổng số của các giống lúa nghiên
cứu dao động trong khoảng từ 1,50 đến 1,96
và thứ tự xếp từ cao xuống thấp về giá trị của
hàm lƣợng chlorophyll tổng số là: Gb > Ln >
Bcc > Mt > Klk. Hàm lƣợng chlorophyll liên
kết trong lá của các giống có giá trị từ cao
đến thấp cũng tƣơng tự với hàm lƣợng
chlorophyll tổng số và giống Gb vẫn có hàm
lƣợng chlorophyll liên kết cao nhất ở cả ba
nhóm (chlorophyll a, chlorophyll b,
chlorophyll (a+b)) và thấp nhất ở giống Klk.
Áp suất thẩm thấu của cây mạ
Đặc tính chịu hạn của cây trồng là do nhiều
yếu tố quyết định nhƣ đặc điểm hình thái, giải
phẫu; các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh ... Trong
đó, sự điều chỉnh áp suất thẩm thấu dịch bào
là một phản ứng cơ bản đối với sự thiếu hụt
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 81 - 85
84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
nƣớc. Vì thế, bên cạnh việc xác định hàm
lƣợng một số chất có hoạt tính thẩm thấu
chúng tôi còn xác định áp suất thẩm thấu của
5 giống lúa.
Bảng 4. Áp suất thẩm thấu của cây mạ
STT Giống Áp suất thẩm thấu (atm)
1 Bcc 5,96
2 Gb 6,46
3 Klk 4,22
4 Ln 6,09
5 Mt 5,96
Từ kết quả phân tích áp suất thẩm thấu của
các giống lúa ở bảng 4, chúng tôi thấy giữa
các giống lúa nghiên cứu có sự biến động
khác nhau không nhiều về áp suất thẩm thấu.
Tuy nhiên, giống Gb vẫn là giống có áp suất
thẩm thấu cao nhất – 6,46 atm tiếp sau lần
lƣợt là các giống Ln (6,09 atm), Bcc và Mt
cùng đạt giá trị là 5,96 atm, cuối cùng là
giống Klk chỉ đạt 4,22 atm. Các nghiên cứu
của Zhang và cs (1999), Taix và Zeiger
(1998) đã chỉ ra rằng, áp suất thẩm thấu khác
nhau của các giống cây trồng có thể do các
gen hay QTL (quantitative trait loci ) kiểm
soát sự điều chỉnh thẩm thấu qui định chiều
hƣớng thích nghi khác nhau [19], [16].
KẾT LUẬN
Đã xác định đƣợc mức độ chịu hạn của các
giống lúa nƣơng địa phƣơng, giống Gb chịu
hạn tốt và giống Klk chịu hạn kém nhất.
Các chỉ tiêu sinh hóa nhƣ: hàm lƣợng
chlorophyll tổng số, chlorophyll liên kết tổng
số, hàm lƣợng prolin, hàm lƣợng axit hữu cơ và
áp suất thẩm thấu có mối tƣơng quan thuận với
khả năng chịu hạn của cây lúa nƣơng. Đây là cơ
sở để bƣớc đầu đánh giá và tuyển chọn giống
lúa chịu mất nƣớc, giới thiệu cho sản xuất.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Lê Trần Bình, Lê Thị Muội (1998), Phân lập
gen và chọn dòng chống chịu ngoại cảnh bất lợi ở
cây lúa, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[2]. Nguyễn Hữu Cƣờng, Nguyễn Thị Kim Anh,
Đinh Thị Phòng, Lê Thị Muội, Lê Trần Bình
(2003), “Mối tƣơng quan giữa hàm lƣợng proline
và tính chống chịu ở cây lúa”. Tạp chí Công nghệ
sinh học 1(1), 85-95
[3]. Nguyễn Nhƣ Khanh, Nguyễn Duy Minh
(1997), Thực hành sinh lý thực vật, Nxb Hà Nội.
[4].Trần Thị Phƣơng Liên (1999), Nghiên cứu đặc
tính hóa sinh và sinh học phân tử của một số
giống đậu tương có khả năng chịu nóng, chịu hạn
ở Việt Nam. Luận án tiến sỹ Sinh học, Hà Nội
[5]. Võ Minh Thứ (1999), Nghiên cứu so sánh
một số chỉ tiêu sinh ly, sinh hóa của bốn giống lúa
chịu mặn khác nhau dưới ảnh hưởng của mặn
NaCl và mặn có xử lý KClO3. Luận án tiến sỹ Sinh
học, Hà Nội.
[6]. Arunyanark, A; Jogloy, S; Akkasaeng,
C; Vorasoot, N; Kesmala, T; Nageswara Rao, R.
C; Wright, G. C;Patanothai, A. (2008) Chlorophyll
stability is an indicator of drought tolerance in
peanut. Journal of Agronomy and Crop Science,
Volume 194, Number 2, pp. 113-125(13)
[7]. Bates LS, Waldren RP and Teare ID. 1973.
Rapid determination of free proline for water
stress studies. Plant and soil 39, 205-207
[8]. Farquhar, G.D. and Richards, R.A. (1984),
Isotope composition of plant carbon correlates
with water use efficiency of wheat genotypes.
Aust. J. Plant Physiol. 11: 539-552.
[9]. M. Hassanzadeh, A. Ebadi, M. Panahyan-e-
Kivi, A.G. Eshghi, Sh. Jamaati-e-Somarin, M.
Saeidi and R. Zabihi-e-Mahmoodabad. (2009).
Evaluation of Drought Stress on Relative Water
Content and Chlorophyll Content of Sesame
(Sesamum indicum L.) Genotypes at Early
Flowering Stage. Research Journal of
Environmental Sciences. Volume: 3, Issue: 3 p:
345-350.
[10]. Jann P. Conroy, James M. Virgona, Robert
M. Smillie and Edward W. Barlow (1988),
Influence of drought acclimation and CO2
enrichment on osmotic adjustment and chlorophyll
a fluorescence of sunflower during drought. Plant
Physiology 86:1108-1115
[11]. Longenberger, Polly; Smith, Wayne; Burke,
John; McMichael, Bobbie (2007) Drought
tolerance classification via chlorophyll fluroescence
in upland cotton (Gossypium hirsutum L.).
Characterization and enhancement of plant
resistance to water-deficit and thermal stresses.
Plant Stress and Germplasm Development. ASA-
CSSA-SSSA Annual Meeting Abstracts
[12]. Masood Ali, B. D. Patil, N. C. Sinha, C. R.
Rawat (1986), Studies on some Drought Resistant
Traits of Pearl Millet Cultivars and their
Association with Grain Production under Natural
Drought. Journal of Agronomy and Crop
Science. Volume 156 Issue 2, p 133-137.
[13]. Nageswara Rao RC, Talwar HS and Wright
GC (2001), Rapid assessment of specific leaf area
and leaf nitrogen in peanut (Arachis hypogaea L.)
Nguyễn Thị Ngọc Lan và cs Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 63(1): 81 - 85
85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
using chlorophyll meter. Journal of Agronomy and
Crop Science 189:175-182.
[14]. Percival GC và Noviss K (2008) Triazole
induced drought tolerance in horse chestnut
(Aesculushippocastanum).
Tree Physiol.28(11):1685-92.
[15]. Somerville C, Briscoe J(2001), Genetic
engineering and water. Science 2001, 292:2217.
[16]. Taix L. and Zeiger E. (1998), Plant
Physiology, Sinauer Associates, Inc, Sinderland,
Massachusetts.
[17]. Wright, G.C., Nageswara Rao RC and
Farquhar, G.D. (1994), Water use effciency and
carbon isotope discrimination in peanut under
water deficit conditions. Journal of Agronomy and
Crop Science. 34: 92-97.
[18]. Zhang JZ, Creelman RA, Zhu J-K. (2004),
From laboratory to field. Using information from
Arabidopsis to engineer salt, cold, and drought
tolerance in crops. Plant Physiol, 135:615-621).
[19]. Zhang J., Nguyen H.T. and Blum A.
(1999) “Genetic analysis of osmotic adjustment
in crop plants”. plant Physiology, Vol. 50: 291-
302.
[20]. A.И.Epmakob (1972), Memoәы
Ϭuoxumuчeckoso Uccлeәobahuя pacmemuй.
Лemuhzpag Изәateлbctbo. Koлoc.
SUMMARY
SOME BIOCHEMICAL CHARACTERISTICS RELATED TO
DROUGHT RESISTANCE OF LOCAL UPLAND RICE CULTIVARS
AT THE SEEDLING STAGE
Nguyen Thi Ngoc Lan
12
, Vi Van Bao
1
, Chu Hoang Mau
2
, Nguyen Nhu Khanh
3
1 Collect of Education- Thai Nguyen University, 2 Thai Nguyen University,
3 Ha Noi University of Education
Drought have negative effects for many crops. Seedling stage was a period that is most influential
by drought. When cells lose water, dissolved substances in the plant body will be accumulated in
the cytoplasm to increase the water holding capacity of the cytoplasm. This article refers to
research results on some biochemical characteristics related to drought resistance in the seedling
stage of local upland rice in Vietnam. Resistant to dehydration of rice varieties were evaluated and
ranked, Gb is the best and the worst is Klk. The analysis of biochemical indicators such as total
chlorophyll content, total chlorophyll link, prolin content, organic acid content and osmotic
pressure; results show correlation agreement between the targets with the ability of drought-
resistant rice varieties, It can base on biochemical targets to initially review and selection of
dehydration resistant rice varieties.
Key wods: Biochemical characteristics,drought resistance, osmotic pressure, local upland rice, seedling
stage.
2
Tel: 0983 581 979; Email.: ntnl2008@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_dac_diem_hoa_sinh_lien_quan_den_kha_nang_chiu_mat_nuo.pdf