We conducted the evaluation on a number of polymorphic and chemical-biological features of bulb in
order to assess the stability of properties of potato of in vitro ball potato and traditional breed. The result
showed that bulb obtained from experiment had similar polymorphic features to the control. Bulbs of both
breeds had yellow peel and core and shallow knots. Properties of shape, peel and core color of bulb are
dependent on breed, and were not changed under the affect of the experimental process. Bulb of
experimental potato had bigger content of dry material than the control. Analysis of glucose, starch, vitamine C, vitamine B6, gross mineral, gross K contents showed that bulbs of both breeds had similar indexes or slight difference on these contents. More than that, bulb of in vitro ball potato was not much influenced by cultivation season. In short, bulbs of both breeds had similar stability in features.
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 529 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số đặc điểm hình thái, hóa sinh củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
52(4): 72 - 75 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
72
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, HÓA SINH CỦ KHOAI TÂY THU HOẠCH
TỪ CÂY TRỒNG BẰNG CỦ BI IN VITRO
Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Thu Huyền (Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên )
Chu Hoàng Mậu (Đại học Thái Nguyên)
Tóm tắt
Củ thu hoạch từ cây thí nghiệm đều mang những đặc điểm hình thái như củ của cây ĐC: ruột màu
vàng, độ sâu mắt củ nông và màu vỏ vàng. Củ của cây thí nghiệm có hàm lượng chất khô cao hơn ĐC. Các
chỉ tiêu về hàm lượng đường, tinh bột, protein, vitamin C, vitamin B6, khoáng tổng số, K tổng số củ khoai
tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi nuôi cấy mô có hàm lượng các chất tương đương hoặc thay đổi
không đáng kể so với củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ truyền thống và ít chịu ảnh hưởng của thời vụ trồng.
Củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ giống in vitro có sự ổn định giống như củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ
truyền thống.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khoai tây (Solanum tuberosum L.) là cây
lương thực, thực phẩm giá trị được trồng ở nhiều
nước trên thế giới. Củ khoai tây chứa trung bình
25% chất khô, trong đó các chất dinh dưỡng quan
trọng như: tinh bột 80 - 85%, protein 3%, nhiều
loại vitamin A, B1, C, B6, PP[2]. Với giá trị
dinh dưỡng và kinh tế cao, khoai tây là một trong
bốn cây lương thực quan trọng xếp sau lúa, ngô và
khoai lang [4]. Trên thực tế, sản xuất khoai tây ở
nước ta gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trong công
tác giống, dẫn đến năng suất và diện tích trồng
hàng năm thấp và không ổn định. Củ giống kém
chất lượng (do già sinh lí hoặc nhiễm virus) không
cho năng suất cao đồng thời bị hao hụt lớn trong
quá trình bảo quản làm cho giá thành củ giống
tăng, tăng chi phí đầu tư lên rất nhiều vì đầu tư
giống chiếm tỉ lệ cao nhất trong tổng chi phí tiền
mặt trong sản xuất khoai tây. Để khắc phục hạn
chế trên, nhiều nghiên cứu về sản xuất củ giống
phục vụ sản xuất đã được tiến hành [8, 11]. Sản
xuất củ giống khoai tây bằng nuôi cấy mô là một
trong các phương pháp được đề cập nhiều hiện nay
[8, 9, 10]. Trong các bài báo trước, chúng tôi đã
công bố các kết quả nghiên cứu về môi trường
nhân giống khoai tây củ bi bằng kỹ thuật nuôi cấy
in vitro [10], đặc điểm sinh lí của củ khoai tây bi
in vitro [6]. Củ bi in vitro đã được tiến hành trồng
thử nghiệm ngoài đồng ruộng tại Thái Nguyên.
Bài báo này trình bày kết quả phân tích một số chỉ
tiêu hóa sinh nhằm đánh giá chất lượng củ thu
hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
1. Vật liệu
Các phân tích thí nghiệm được tiến hành trên củ
khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in
vitro (TN) của các giống Solara (Đức) và Diamant
(Hà Lan). Đối chứng được phân tích trên củ thu
hoạch từ cây trồng bằng củ truyền thống của các
giống tương ứng (ĐC). Thí nghiệm đồng ruộng
được tiến hành ở vụ đông 2007.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Quan sát các đặc điểm hình thái củ: hình dạng;
màu sắc vỏ; độ sâu mắt; màu sắc ruột [5].
- Đánh giá chất lượng củ thông qua các phân
tích: hàm lượng tinh bột theo phương pháp
Bertrand được mô tả trong tài liệu của Phạm Thị
Trân Châu và cs (1998); hàm lượng đường tan
theo phương pháp vi phân tích; hàm lượng
protein tan được xác định theo phương pháp
lowry [2]; hàm lượng vitamin B6 được xác định
theo tài liệu của Trương Công Quyền [7]; Hàm
lượng vitamin C được xác định theo phương pháp
Bacutrava [1]; Xác định hàm lượng khoáng tổng
số bằng phương pháp đốt mẫu ở 3000C trong 1
giờ, hút ẩm mẫu và tiếp tục đốt ở 5500- 6000C
trong 8 giờ, sau đó cân khối lượng; Kali tổng số
được xác định trên thiết bị quang phổ hấp thụ
nguyên tử AAS bước sóng 366,5nm. Các phân
tích hóa sinh được tiến hành tại phòng thí nghiệm
Di truyền – SHHĐ trường ĐHSP Thái Nguyên và
phòng thí nghiệm Trung tâm trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá chất lƣợng củ thông qua một số chỉ
tiêu hình thái
Đặc trưng hình thái củ là chỉ tiêu quan trọng,
không chỉ dùng để phân biệt giống mà còn có ý
nghĩa rất lớn trong sản xuất hàng hoá. Giá trị mậu
dịch của củ khoai tây phụ thuộc vào phẩm chất củ,
đặc trưng hình thái của củ như hình dạng củ, mầu
52(4): 72 - 75 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
73
sắc củ[5]. Để đánh giá sự ổn định các đặc điểm
của cây khoai tây trồng bằng củ bi in vitro so với cây
trồng bằng củ truyền thống, chúng tôi đã tiến hành
đánh giá một số đặc điểm hình thái củ. Kết quả được
trình bày ở bảng 1.
Bảng 1. Một số đặc điểm hình thái củ
Giống Hình
dạng
củ
Độ sâu
mắt
Màu
sắc
vỏ củ
Màu sắc
ruột củ
Solara ĐC Tròn Nông Vàng Vàng đậm
TN Tròn Nông Vàng Vàng đậm
Diamant ĐC Ovan Nông Vàng Vàng
TN Ovan Nông Vàng Vàng
Củ thu hoạch từ cây thí nghiệm đều mang
những đặc điểm hình thái như củ của cây ĐC. Hình
dạng củ của giống Diamant và Solara khác nhau,
giống Solara củ tròn, Diamant củ ovan. Tất cả các
giống đều có độ sâu mắt củ nông và màu vỏ vàng.
Củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro và củ
giống truyền thống của các giống đều có ruột màu
vàng, song ruột củ của giống Solara vàng đậm hơn
so với ruột củ giống Diamant.
Các giống này đều mang những đặc điểm hình thái
thích hợp với thị hiếu người tiêu dùng chứng tỏ, các
đặc điểm về hình dạng củ, màu sắc vỏ củ, ruột củ
phụ thuộc vào giống và không bị biến đổi do ảnh
hưởng của quá trình nuôi cấy tạo củ giống trong
ống nghiệm.
2. Đánh giá chất lƣợng củ thông qua các chỉ
tiêu hoá sinh
Ngoài các chỉ tiêu về hình thái, chúng tôi đánh
giá chất lượng củ thông qua phân tích một số chỉ tiêu
hoá sinh. Kết quả được trình bày ở bảng 2, bảng 3.
Kết quả ở bảng 2 cho thấy, củ của cây thí
nghiệm có hàm lượng chất khô cao hơn ĐC. Củ
của cây Solara thí nghiệm có hàm lượng chất khô
cao nhất (21,60%), cao hơn ĐC 3%. Củ của giống
Diamant thí nghiệm cao hơn ĐC 2,72%.
Hàm lượng tinh bột trong củ của cây thí nghiệm và
ĐC đều đạt khá cao. Hàm lượng tinh bột dao động
từ 19,67% đến 21,47 % khối lượng tươi, kết quả
này tương đương với 80%-85% khối lượng khô Tạ
Thu Cúc, 2000) [4]. Hàm lượng tinh bột trong củ
(của cây Diamant thí nghiệm là cao nhất (21,47%),
cao hơn giống ĐC 1,20%. Củ của cây Solara thí
nghiệm cũng có hàm lượng tinh bột cao hơn ĐC.
Bảng 2. Hàm lượng một số chất của củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro (Trồng vào 20/10/2007)
Giống
Chất khô (%)
Tinh bột
(% khối lượng tươi)
Đường
(% khối lượng tươi)
Protein
(% khối lượng tươi)
X ± mx
% so
ĐC
X ± mx
% so
ĐC
X ± mx % so ĐC X ± mx
% so
ĐC
Solara ĐC 18,60 0,32 100 19,67 0,82 100 1,25 0,02 100 2,86 0,13 100
TN 21,60 0,28 116,13 20,3 0,50 103,20 1,28 0,03 102,40 2,54 0,09 88,81
Diamant ĐC 19,96 0,25 100 20,27 0,61 100 1,41 0,04 100 2,18 0,12 100
TN 21,24 0,12 106,41 21,47 0,60 105,62 1,35 0,00 95,74 2,42 0,11 111,01
Bảng 3. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro
(vụ đông 2007)
Giống
Vitamin C
(mg/100g khối lượng
tươi)
Vitamin B6
(mg/100g khối lượng tươi)
Khoáng tổng số
(% khối lượng tươi)
K tổng số
(% khối lượng tươi)
X ± mx % so
ĐC
X ± mx %
so ĐC
X ± mx % so
ĐC
X ± mx % so
ĐC
Solara ĐC 12,64 0,02 100 1,25 0,01 100 0,93 0,02 100 0,78 0,01 100
TN 11,76 0,03 93,04 1,25 0,00 100 0,94 0,03 101,08 0,75 0,04 96,15
Diamant ĐC 11,17 0,01 100 1,25 0.00 100 0,91 0,00 100 0,75 0,02 100
TN 11,76 0,00 105,28 1,67 0,02 133,60 1,13 0,03 124,18 0,67 0,00 89,33
52(4): 72 - 75 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
74
Hàm lượng đường trong củ thu hoạch từ cây
TN và cây ĐC của tất cả các giống dao động từ
1,25% đến 1,41% . Củ của cây Diamant đối chứng
có hàm lượng đường tan cao nhất (1,47%), củ của
cây Solara đối chứng có hàm lượng đường tan thấp
nhất và thấp hơn củ của cây thí nghiệm (1,25%).
Hàm lượng protein trong củ của cây thí
nghiệm và ĐC đều đạt khá cao so với nghiên cứu
trước, dao động từ 2,18% - 2,86% khối lượng tươi.
Theo nghiên cứu của Vander Zaag (1976), hàm
lượng protein trung bình tính theo khối lượng củ
tươi là 2% [12]. Hàm lượng protein của củ cây
Diamant thí nghiệm cao hơn ĐC, nhưng hàm
lượng protein trong củ của cây Solara thí nghiệm
lại thấp hơn so với ĐC.
Hàm lượng vitamin C trong củ của cây
Diamant thí nghiệm cao hơn so với đối chứng
0,59mg/100g củ tươi, hàm lượng vitamin C trong
củ của cây Solara ĐC là cao nhất (12,64 mg/100g
củ tươi) cao hơn trong củ của cây thí nghiệm
0,88mg/100g củ tươi. Hàm lượng vitamin C trong
củ các mẫu chúng tôi phân tích là phù hợp với
nghiên cứu của Tạ Thu Cúc (2000), hàm lượng
vitamin C tính theo % khối lượng tươi dao động từ
5-50mg/100g củ tươi [7].
Hàm lượng vitamin B6 trong củ của cây thí
nghiệm và ĐC dao động từ 1,25 đến 7mg/100g củ
tươi. Củ thu hoạch từ cây Diamant thí nghiệm có
hàm lượng vitamin B6 cao nhất (1,67mg/100g củ
tươi). Củ thu hoạch từ cây Solara và Diamant ĐC
đều có hàm lượng B6 là 1,25 mg/100g củ tươi.
Hàm lượng khoáng tổng số trong củ thí
nghiệm cao hơn ĐC tương ứng. Hàm lượng kali
của các giống dao động từ 0,67%- 0,78% trọng
lượng tươi, củ của cây ĐC có hàm lượng kali cao
hơn củ của cây thí nghiệm. Hàm lượng kali khá
cao và là khoáng chủ yếu trong củ khoai tây.
Như vậy, củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng
bằng củ bi nuôi cấy mô có hàm lượng các chất tương
đương hoặc thay đổi không đáng kể so với củ thu
hoạch từ cây ĐC và phù hợp với những nghiên cứu
trước về hàm lượng các chất trong củ khoai tây.
3. Ảnh hƣởng của thời vụ trồng đến khả năng
tích luỹ chất khô và một số chỉ tiêu hoá sinh
Để đánh giá ảnh hưởng của thời vụ trồng đối
với khả năng tích luỹ chất khô và một số chỉ tiêu
hoá sinh trong củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ
bi in vitro, chúng tôi đã phân tích hàm lượng
một số chất trong củ thu hoạch từ các thời điểm
trồng củ bi khác nhau trong vụ đông 2007. Kết
quả được trình bày ở bảng 4 và bảng 5.
Bảng 4. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến hàm lượng một số chất trong củ khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng
củ bi in vitro (vụ đông 2007)
Thời điểm trồng
Giống
Chất khô (%)
Tinh bột
(% khối lượng tươi)
Đường
(% khối lượng tươi)
Protein
(% khối lượng tươi))
Trồng 20/10 Solara 21,60 0,28 20,30 0,50 1,28 0,03 2,54 0,09
Diamant 21,24 0,12 21,47 0,60 1,35 0,00 2,42 0,11
Trồng 27/11 Solara 21,58 0,62 20,22 0,56 1,31 0,05 2,62 0,01
Diamant 21,52 0,55 20,54 0,33 1,28 0,05 2,08 0,06
Trồng 10/12 Solara 21,75 0,25 20,28 0,35 1,31 0,02 2,24 0,00
Diamant 20,91 0,22 21,04 0,61 1,25 0,03 1,92 0,08
Bảng 5. Hàm lượng một số vitamin và khoáng chất của củ khoai tây được thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro
(vụ đông 2007)
Thời điểm
trồng
Giống
Vitamin C
(mg/100g khối lượng tươi)
Vitamin B6
(mg/100g khối
lượng tươi)
Khoáng TS
(% khối lượng tươi)
K tổng số
(% khối lượng tươi)
Trồng 20/10 Solara 11,76 0,03 1,25 0,00 0,94 0,03 0,75 0,02
Diamant 11,76 0,00 1,67 0,01 1,13 0,03 0,67 0,00
Trồng 27/11 Solara 11,46 0,01 1,67 0,00 1,12 0,05 0,78 0,03
Diamant 10,58 0,00 2,50 0,01 1,07 0,00 0,88 0,05
Trồng 10/12 Solara 11,76 0,05 1,67 0,01 1,04 0,01 0,77 0,01
Diamant 10,88 0,09 2,50 0,01 1,10 0,01 0,67 0,00
52(4): 72 - 75 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
75
Kết quả cho thấy, khối lượng chất khô trong củ
thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi in vitro ít chịu
ảnh hưởng của thời điểm trồng. Hàm lượng tinh
bột, protein và vitamin C ở các vụ trồng muộn
thấp hơn vụ đầu không nhiều. Hàm lượng tinh bột
của củ thu hoạch từ cây củ bi giống Solara trồng
ngày 27/11 là thấp nhất (đạt 20,22%), hàm lượng
tinh bột của củ thu hoạch từ cây củ bi giống
Diamant trồng vào vụ đầu là cao nhất (21,47%).
Hàm lượng vitamin B6 ở các thời điểm trồng
sau cao hơn vụ đầu, hàm lượng vitamin B6 của củ
thu hoạch từ cây củ bi giống Diamant ở 2 thời
điểm trồng muộn bằng nhau và đạt cao nhất
(2,5mg/100gam củ tươi) đối với giống Solara, hàm
lượng B6 các thời điểm trồng muộn bằng nhau và
cao hơn vụ đầu 33,6%. Hàm lượng đường và
khoáng tổng số của củ thu hoạch từ cây củ bi
giống Solara và Diamant ở các thời điểm trồng
muộn thay đổi không đáng kể so với củ trồng vào
20/10. Điều này chứng tỏ, củ giống in vitro không
có sự xuất hiện các biến dị liên quan đến các đặc
điểm hóa sinh ảnh hưởng đến chất lượng củ.
IV. KẾT LUẬN
Các đặc điểm hình thái về hình dạng củ, màu sắc
vỏ củ, ruột củ phụ thuộc vào giống và không bị
biến đổi do ảnh hưởng của quá trình nuôi cấy tạo
củ giống trong ống nghiệm.
Khoai tây thu hoạch từ cây trồng bằng củ bi nuôi
cấy mô có khối lượng chất khô cao hơn ĐC, hàm
lượng các chất tương đương hoặc thay đổi không
đáng kể so với củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ
truyền thống và ít chịu ảnh hưởng của thời vụ trồng.
Củ thu hoạch từ cây trồng bằng củ giống in vitro có
sự ổn định giống như củ thu hoạch từ cây trồng bằng
củ truyền thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1].A.M. Bacutrava (1973), Sinh hoá công nghệ, Nxb
Khoa học Matxcova.
[2]. Apichai N. (1988), Microtuber production of potato
(Solanum tuberosum L.) in vitro, Journal of the
National reseach council of Thai Lan, p19- 40.
[3]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia
Tường (1997), Thực hành hoá sinh, Nxb GD.
[4]. Tạ Thu Cúc (2000), Giáo trình trồng rau ,
Nxb Đại học và THCN, tr. 145-166.
[6]. Đỗ Kim Chung (2003), Thị Trường khoai tây ở Việt
Nam, Nxb Văn hoá- Thông tin Hà Nội.
[7]. Nguyễn Thị Thu Huyền, Nguyễn Thị Tâm, Chu
Hoàng Mậu (2008), Đặc điểm sinh lí của củ khoai tây
bi in vitro và chi phí SX trong phòng thí nghiệm, Tạp
chí KH&CN, ĐH Thái Nguyên, 3(47) tập 1, tr. 52 – 56.
[8].Trương Công Quyền (1974), Phương pháp xác định
vitamin - Dược điển Việt Nam, tập 1, Nxb Y học, HN.
[9]. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Lí Anh,
Nguyễn Xuân Trường (2004), Ứng dụng công nghệ cao
trong sản xuất giống khoai tây sạch bệnh, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội.
[10]. Nguyễn Thị Kim Thanh (1998), Nghiên cứu xây
dựng quy trình SX củ giống khoai tây sạch bệnh có
kích thước nhỏ bắt nguồn từ nuôi cấy in vitro, Luận
án TSKH Nông nghiệp, ĐH Nông nghiệp I, HN.
[11]. Trương Quang Vinh, Nguyễn Thị Tâm, Chu
Hoàng Mậu, Đinh Thu Hiền (2007), Kết quả nhân
giống khoai tây củ bi bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro,
Tạp chí KH&CN ĐH Thái Nguyên, (43), Tr.20- 25.
[12]. Nguyễn Văn Viết (1991), Kết quả chọn lọc và
nhân giống khoai tây sạch bệnh ở đồng bằng miền Bắc,
Kết quả nghiên cứu cây lương thực và cây thực phẩm,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[13]. Van der Zaag P.(1987), “Developments in potato
production techniques in Asia”, Acta. Horticulture, No
213, p. 79-90.
52(4): 3 - 12 Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 4 - 2009
76
Summary
Some polymorphic, chemical-biological features of bulb of in vitro ball potato breed
Nguyen Thi Tam, Nguyen Thu Huyen, Chu Hoang Mau
We conducted the evaluation on a number of polymorphic and chemical-biological features of bulb in
order to assess the stability of properties of potato of in vitro ball potato and traditional breed. The result
showed that bulb obtained from experiment had similar polymorphic features to the control. Bulbs of both
breeds had yellow peel and core and shallow knots. Properties of shape, peel and core color of bulb are
dependent on breed, and were not changed under the affect of the experimental process. Bulb of
experimental potato had bigger content of dry material than the control. Analysis of glucose, starch, vitamine C,
vitamine B6, gross mineral, gross K contents showed that bulbs of both breeds had similar indexes or slight
difference on these contents. More than that, bulb of in vitro ball potato was not much influenced by cultivation
season. In short, bulbs of both breeds had similar stability in features.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_1056_9537_15_7219_2053155.pdf