7. KẾT LUẬN
Việc rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học thông qua học
phần bài tập hóa học theo phương pháp dạy học theo nhóm có nhiều hiệu quả tích cực
trong việc luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ở bậc đại học.
Vai trò của hoạt động theo nhóm có sử dụng phối hợp công nghệ thông tin ở trường đại
học sư phạm là hết sức quan trọng trong việc trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng
thực hành rèn luyện năng lực nghề nghiệp để vận dụng tốt vào việc dạy học Hóa học
sau khi tốt nghiệp. Vì thế, hoạt động theo nhóm cần được quan tâm một cách triệt để
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện đạt hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng dạy – học hóa học ở các trường đại học sư phạm.
Học phần bài tập hóa học ở trường ĐHSP giúp quá trình rèn luyện cho sinh viên kỹ
năng lựa chọn và chữa bài tập cho học sinh, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giải bài tập
hóa học. Xác định các cách giải khác nhau cho bài toán và tìm phương pháp giải tối ưu.
Dự đoán những sai lầm của học sinh khi giải bài tập hóa học từ đó sử dụng bài tập hóa
học theo hướng dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh
viên sư phạm Hóa học.
Tóm lại, việc bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên là một vấn đề
quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là mục tiêu mà ngành giáo dục
đã đề ra, như theo UNESCO, các mục tiêu trụ cột của việc học trong thời đại ngày nay
là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại” [11].
11 trang |
Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 643 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên Sư phạm hóa học Đại học Sư phạm, Đại học Huế thông qua học phần bài tập hóa học - Đặng Thị Thuận An, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế
ISSN 1859-1612, Số 03(35)/2015: tr.22-32
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNGRÈN LUYỆN
NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM HÓA HỌC
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM, ĐẠI HỌC HUẾ
THÔNG QUA HỌC PHẦN BÀI TẬP HÓA HỌC
ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế
Tóm tắt: Việc hình thành và rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên
sư phạm mang tính chất thường xuyên, là đòn bẩy nâng cao chất lượng đào
tạo giáo viên Hóa học có trình độ đại học, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào
tạo đội ngũ giáo viên có chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu của đổi mới
giáo dục trong giai đoạn mới. Bài báo này trình bày cơ sở lý luận của việc
rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học, nghiên cứu
các biện pháp rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm thông
qua học phần bài tập Hóa học. Một ví dụ về hoạt động theo nhóm được thực
hiện tại trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế cũng được giới thiệu.
Từ khóa: Năng lực nghề nghiệp, bài tập hóa học, dạy học hóa học, sư phạm.
1. MỞ ĐẦU
Hoạt động rèn luyện năng lực nghề nghiệp là một trong những hoạt động quan trọng của
nhà trường sư phạm nhằm đào tạo những nhà giáo vừa hồng vừa chuyên. Hoạt động này
diễn ra trong cả 4 năm học, có mặt trong tất cả các môn đào tạo của khoa Hóa học -
Trường ĐHSP Huế và mang tính chất thường xuyên nên trở thành điều kiện quan trọng
và thuận lợi để rèn luyện kỹ năng sư phạm cho sinh viên của Khoa, là cầu nối giữa lý
luận đào tạo giáo viên với thực tiễn. Trong các hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp, giáo sinh có điều kiện bộc lộ năng lực thực tiễn của mình và được thực tiễn
kiểm nghiệm, đánh giá. Hơn nữa, kết quả rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp được đánh giá
bằng người thực, việc thực cho nên hoạt động này có một ý nghĩa quan trọng trong việc
hình thành phẩm chất và năng lực nghề nghiệp cho họ và là đòn bẩy chất lượng đào tạo
giáo viên Hóa học có trình độ đại học, góp phần thực hiện nhiệm vụ đào tạo đội ngũ
giáo viên có chất lượng cao, đáp ứng những yêu cầu của đổi mới giáo dục.
Nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở các trường trung học phổ thông,
trước hết cần có đội ngũ giáo viên có năng lực nghề nghiệp vững vàng, các trường sư
phạm là nơi tiên phong trong các hoạt động đổi mới phương pháp dạy học, rèn luyện kỹ
năng nghề nghiệp sư phạm cho sinh viên để đảm bảo những tiêu chuẩn về nghiệp vụ
trước khi ra trường.
Thực tế rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên ngành sư phạm đã được nghiên
cứu và vận dụng. Tác giả Nguyễn Chiến Thắng đã đề xuất qui trình trang bị kỹ năng
công nghệ thông tin cho sinh viên ngành sư phạm Toán, rèn luyện cho sinh viên vận
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC 23
dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy môn Toán ở trường
trung học phổ thông [8].
Để hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên khoa Hóa học có hiệu quả
thì việc nghiên cứu và đề ra những con đường hình thành năng lực sư phạm cũng như
nghiên cứu để xây dựng nội dung và quy trình rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
viên khoa Hóa học, sao cho hoạt động rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp của khoa nằm
trong khuôn khổ quy định của nhà trường sư phạm nhưng vẫn giữ được nét riêng của
một ngành học đặc thù, luôn là một vấn đề mà khoa Hóa học quan tâm nghiên cứu.
2. NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
“Năng lực nghề nghiệp” là những năng lực đảm bảo thành công cho hoạt động nghề
nghiệp. Do đó, không có một khái niệm “năng lực nghề nghiệp” chung chung, mà trên
thực tế có bao nhiêu loại hình nghề nghiệp thì có bấy nhiêu loại năng lực nghề nghiệp.
Các nhóm năng lực nghề nghiệp cần hình thành và rèn luyện cho sinh viên sư phạm:
Xuất phát từ cấu trúc hoạt động sư phạm của người giáo viên, năng lực nghề nghiệp của
sinh viên sư phạm được cấu trúc thành hai nhóm lớn: Năng lực chuyên ngành và năng
lực sư phạm.
Năng lực sư phạm được cấu trúc thành năm nhóm:
- Năng lực dạy học;
- Năng lực giáo dục;
- Năng lực định hướng sự phát triển của học sinh;
- Năng lực phát triển cộng đồng;
- Năng lực phát triển cá nhân.
24 ĐẶNG THỊ THUẬN AN
3. VAI TRÒ VÀ Ý NGHĨA CỦA HỌC PHẦN BÀI TẬP HÓA HỌC Ở TRƯỜNG ĐẠI
HỌC SƯ PHẠM
Việc dạy học không thể thiếu bài tập. Sử dụng bài tập để luyện tập là một biện pháp hết
sức quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học [1].
Bài tập hóa học có những ý nghĩa, tác dụng to lớn về nhiều mặt
* Ý nghĩa trí dục:
- Làm chính xác hóa các khái niệm hóa học. Củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một
cách sinh động, phong phú, hấp dẫn. Chỉ khi vận dụng được kiến thức vào việc giải bài
tập, học sinh mới nắm được kiến thức một cách sâu sắc.
- Ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực nhất. Khi ôn tập, học sinh sẽ buồn
chán, nếu chỉ yêu cầu họ nhắc lại kiến thức. Thực tế cho thấy học sinh chỉ thích giải bài
tập trong giờ ôn tập.
- Rèn luyện các kĩ năng hóa học như cân bằng phương trình phản ứng, tính toán công
thức hóa học và phương trình hóa học ... Nếu là bài tập thực nghiệm sẽ rèn luyện các kĩ
năng thực hành, góp phần vào việc giáo dục tổng hợp cho học sinh.
- Rèn luyện khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống thực tiễn, lao động sản xuất và
bảo vệ môi trường.
- Rèn luyện kĩ năng sử dụng ngôn ngữ hóa học và các thao tác tư duy.
* Ý nghĩa phát triển: Phát triển ở học sinh các năng lực tư duy logic, biện chứng, khái
quát, độc lập, thông minh và sáng tạo.
* Ý nghĩa giáo dục: Rèn luyện đức tính chính xác, kiên nhẫn, trung thực và lòng say mê
khoa học Hóa học. Bài tập thực nghiệm còn có tác dụng rèn luyện văn hóa lao động (lao
động tổ chức, có kế hoạch, gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ nơi làm việc).
4. CÁC BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP CHO SINH VIÊN
SƯ PHẠM HÓA HỌC THÔNG QUA HỌC PHẦN BÀI TẬP HÓA HỌC
Thông qua hoạt động học tập có tính chất độc lập, tự giác, tích cực, chủ động, say mê,
sáng tạo của sinh viên mà truyền thụ cho họ các tri thức cần thiết về khoa học chuyên
ngành, tri thức về tâm lý học, giáo dục học và phương pháp giảng dạy bộ môn.
Sinh viên biến hệ thống những tri thức về chuyên môn và nghiệp vụ cần thiết thành năng
lực thực tiễn ngay trong khi họ đang học trong trường sư phạm. Năng lực này được hình
thành dần ở sinh viên trong quá trình họ tích cực tham gia các hình thức tổ chức học tập,
sinh hoạt trong và ngoài nhà trường sư phạm như: những giờ xêmina, giờ thảo luận nhóm,
giờ tự chuẩn bị giáo án, những giờ tập giảng, tập điều khiển hoạt động giảng dạy và thông
qua các hoạt động thực hành, thực tập sư phạm ở các trường sư phạm.
Từ lý luận và thực tiễn đào tạo giáo viên Hóa học của khoa, chúng tôi đã hình thành
năng lực nghề nghiệp cho sinh viên của khoa hóa bằng những biện pháp sau:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC 25
Biện pháp 1: Chú trọng phương pháp thảo luận nhóm. Tăng cường vai trò chủ động của
sinh viên thông qua học phần bài tập hóa học.
- Tăng cường các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về học tập theo nhóm cho sinh
viên Khoa Hóa học
Sinh viên phải tích cực, chủ động tìm hiểu, trang bị các kiến thức về học tập theo nhóm
thông qua sách, báo, Internet,
Sinh viên phải thường xuyên chủ động trao đổi với các giảng viên về các vấn đề liên
quan tới học tập theo nhóm;
Tổ chức các buổi seminar, thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về các chủ đề liên quan đến
học tập theo nhóm. Đây là cơ hội rất tốt để cho sinh viên nói lên những suy nghĩ, những
hiểu biết, những quan điểm, những cách tiếp cận khác nhau của mình, và chia sẻ những
kinh nghiệm của bản thân giúp cho mỗi sinh viên có thể làm sáng rõ nhiều vấn đề, mở
rộng tầm hiểu biết và học hỏi được nhiều kinh nghiệm hay;
Tích cực tham gia vào các câu lạc bộ học tập, giúp sinh viên vừa nâng cao kiến thức
chuyên môn vừa cải thiện kỹ năng làm việc;
- Tăng cường rèn luyện các kỹ năng học tập theo nhóm
Cần phải xây dựng quy trình thực hiện các kỹ năng sau:
* Lập kế hoạch hoạt động nhóm:
+ Bước 1: Xác định mục tiêu, nhiệm vụ các công việc cần thực hiện và yêu cầu đạt
được của mỗi công việc;
+ Bước 2: Xác định quỹ thời gian mà nhóm có, dựa trên quy định của giảng viên;
+ Bước 3: Phân phối thời gian cho mỗi công việc và sắp xếp thứ tự thực hiện;
+ Bước 4: Kiểm tra lại mức độ hợp lý, tính khả thi của kế hoạch.
* Xây dựng nội quy của nhóm:
+ Xây dựng trên cơ sở sự nhất trí của các thành viên trong nhóm;
+ Một bản nội quy cần đảm bảo những nội dung: xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn
của trưởng nhóm, các thành viên trong nhóm; những quy định về: thời gian, cách thức
làm việc, cách thức đánh giá, những hình thức về thưởng – phạt
* Phân công nhiệm vụ: Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm phải rõ
ràng, hợp lý. Trong phân công nhiệm vụ, nhóm cần đảm bảo các yêu cầu như:
+ Phân chia công việc của nhóm thành từng phần việc nhỏ, xác định yêu cầu đối với
từng phần việc;
+ Giao việc cho từng thành viên trong nhóm dựa trên tinh thần tự giác, tự nguyện kết
hợp với sự phân công, chỉ định của nhóm trưởng theo năng lực, sở trường của từng
thành viên;
26 ĐẶNG THỊ THUẬN AN
+ Các thành viên cam kết.
* Thảo luận, trao đổi: Trong quá trình hoạt động nhóm, bao giờ cũng cần sự trao đổi,
bàn bạc, thảo luận.
+ Trước khi thảo luận, nhóm trưởng và các thành viên phải chuẩn bị kỹ nội dung thảo
luận và phần việc đã được giao;
+ Bắt đầu cuộc thảo luận, các thành viên cần ghi lại khái quát các vấn đề cần thảo luận;
+ Trong khi thảo luận, các thành viên cần phải bám sát trọng tâm vấn đề đang cần bàn
bạc, thảo luận; trình bày ý kiến rõ ràng, ngắn gọn. Đồng thời, mỗi người cần biết lắng
nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho các thành viên khác, đặt lại câu hỏi nếu thấy chưa rõ
hoặc cần đi sâu thêm. Các cá nhân phải biết đưa ra những lý lẽ có căn cứ khoa học, xác
đáng để bảo vệ ý kiến của mình; khuyến khích các bạn khác tranh luận, chỉnh sửa sản
phẩm của mình. Người nhóm trưởng cần tóm tắt ý kiến thảo luận của nhóm để đi đến
kết luận chung cần thiết.
* Nghiên cứu tài liệu: sinh viên cần phải có các kỹ năng:
+ Tìm tài liệu: xem tựa đề tài liệu, tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản; đọc lời mở đầu
và phân kết luận (nếu có), xem qua một số mục đề chính để xem nội dung có phù hợp
với vấn đề mà mình đang quan tâm hay không.
+ Đọc tài liệu: Biết vận dụng các kỹ thuật đọc khác nhau cho từng trường hợp cụ thể
(đọc lướt nắm nội dung chính, đọc kỹ,)
+ Ghi chép tài liệu: giúp ghi nhớ tổng hợp nội dung tài liệu nên cần phải khoa học, sáng
rõ nội dung vấn đề. Tùy theo mục đích nghiên cứu, phạm vi khai thác tài liệu mà cá
nhân lựa chọn hình thức ghi chép phù hợp (trích tài liệu, lập dàn ý, viết đề cương, viết
bản tóm tắt, viết bản thu hoạch)
* Chia sẻ trách nhiệm: Mỗi thành viên đều phải có trách nhiệm với kết quả chung của
nhóm, không chỉ đặt lên vai một người (nhóm trưởng, hoặc chỉ một vài bạn có năng lực
tốt ở trong nhóm). Điều này được biểu hiện bằng những hành động như: san sẻ công việc,
tự nhận một phần công việc của nhóm và cố gắng hoàn thành tốt; tích cực trao đổi, thảo
luận, nghiên cứu nhằm đưa đến một sản phẩm cuối cùng tốt nhất có thể của cả nhóm.
* Lắng nghe chủ động, tích cực: Tôn trọng, không ngắt lời người khác khi họ đang nói,
đang bày tỏ quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm – kiến thức; không phản đối, chỉ trích ngay
ý kiến của người khác dù có thấy nó thiếu thực tế đến đâu; chăm chú, không làm việc
riêng; ghi chép những chi tiết cần thiết, ...
* Chia sẻ thông tin: đây là một kỹ năng cần thiết, có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả của
học tập theo nhóm, mỗi thành viên đều cần chia sẻ với các thành viên khác để đảm bảo
nội dung công việc chung của cả nhóm.
* Tự kiểm tra - đánh giá hoạt động của nhóm: Nhóm trưởng cũng như các thành viên
khác trong nhóm cần ngồi lại với nhau để tổng kết xem: nhóm đã tiến hành hoạt động
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC 27
nhóm như thế nào, tiến độ thực hiện các công việc ra sao, ý thức tham gia của các thành
viên cũng như việc chấp hành nội quy của nhóm,... Đánh giá kết quả thu được so với
tiêu chuẩn đã được đưa ra.
Biện pháp 2: Tăng cường cho sinh viên tiếp cận các phương tiện dạy học hiện đại, đặc
biệt là sử dụng, khai thác các phần mềm, các trang web hỗ trợ dạy học, ứng dụng công
nghệ thông tin trong dạy học.
- Khai thác nguồn thông tin trên Internet
Hiện nay, nguồn tư liệu trên Internet càng ngày càng phong phú. Do đó, hình thành
được kĩ năng khai thác trên Internet sử dụng các trang tìm kiếm phục vụ cho việc rèn
luyện năng lực nghề nghiệp là rất cần thiết của mỗi sinh viên.
Những kĩ năng cần thiết:
+ Biết khai thác thông tin dưới dạng text, hình ảnh, ảnh flash, video, các file như: .ppt,
.swf... thông qua trang tìm kiếm www.google.com.vn phục vụ trong giảng dạy.
+ Sử dụng Internet trao đổi thông tin, đính kèm tư liệu qua hộp thư điện tử như
https://mail.google.com, các trang mạng xã hội như https://www.facebook.com
+Tìm kiếm thông tin trên các website: www.google.com.vn bằng
các lựa chọn từ khóa thích hợp.
+ Nắm được nội dung chính các website cần thiết của người giáo viên:
(trang web giáo dục), (thư viện đề thi và bài giảng).
+ Có kĩ năng download phần mềm và sử dụng phần mềm cần dùng.
5. MINH HỌA VỀ HOẠT ĐỘNG THEO NHÓM
Minh họa nàycó sử dụng phối hợp công nghệ thông tin trong chủ đề:“Protein- nền tảng
của sự sống” nhằm rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học.
Mục đích: Thảo luận kết quả tìm hiểu về các ứng dụng quan trọng của protein, góp
phần giúp các em biết cách bảo quản, lựa chọn một số thực phẩm giàu protein thiết yếu
cho cuộc sống thường ngày.
Các câu hỏi thảo luận
- Protein:Khái niệm, thành phần, cấu trúc, tính chất vật lí của protein.
- Những ứng dụng quan trọng của protein trong đời sống?
- Giải được các bài tập hóa học có nội dung liên quan.
Tổ chức thảo luận nhóm /Qui mô: 20 - 25 sinh viên (một lớp)
- Thời gian: 1- 2 giờ. Phân nhóm: 6 -8 sinh viên/nhóm.
- Chuẩn bị tài liệu tự học cho các nhóm thảo luận. Biên bản/ghi chép kết quả thảo luận.
Đánh giá kết quả thảo luận.
28 ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Các điều kiện bảo đảm
- Máy tính-màn chiếu/máy chiếu. Bút dạ các màu. Giấy A0 (cho các nhóm trình bày các
kết quả thảo luận nhóm). Các tài liệu tham khảo.
Qui trình tổ chức thảo luận nhóm
a. Chuẩn bị
Giảng viên giao nhiệm vụ cho các nhóm sinh viên: Tìm hiểu các ứng dụng của protein,
với thời gian 1 tuần (nội dung chuẩn bị thảo luận của sinh viên được trình bày bằng
Powerpoint).
b. Tổ chức
Thảo luận theo nhóm nhỏ, sau đó thảo luận chung cả lớp về các nội dung:
1) Khái niệm, phân loại và tính chất vật lí của protein.
2) Vai trò và chức năng của protein và những ứng dụng quan trọng của protein trong đời sống.
3) Cách bảo quản và sử dụng một số thực phẩm giàu protein.
- Đại diện các nhóm trình bày nội dung bằng MS powerpoint. Trình chiếu một số hình
ảnh, đoạn phim minh hoạ về vai trò, cách bảo quản thực phẩm.
- Giảng viên: Kết luận, kết hợp với giải thích và nhận xét kết quả thảo luận nhóm.
- Sinh viên quan sát và tự rút ra kết luận.
Nội dung phần: Vai trò và chức năng của protein
Vai trò
Protein là thành phần nguyên sinh chất tế bào.
- Protein chiếm trên 50% khối lượng khô của tế bào và là
vật liệu cấu trúc của tế bào.
- Thiếu protein dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm lớn, suy
giảm miễn dịch
Protein cần thiết cho sự chuyển hóa bình thường của các
chất dinh dưỡng khác.
- Đặc biệt là các vitamin và chất khoáng; thiếu protein,
nhiều vitamin không phát huy đầy đủ chức năng của chúng
mặc dù không thiếu về số lượng.
Protein tham gia vào cân bằng năng lượng của cơ thể.
- Protein điều hòa chuyển hóa nước và cân bằng kiềm
toan trong cơ thể.
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC 29
- Protein cung cấp 10-15% năng lượng của khẩu phần, 1gam protein đốt cháy trong cơ
thể cho 4Kcal.
Protein kích thích ngon miệng.
- Protein kích thích sự thèm ăn nên giữ vai trò chính tiếp nhận các chế độ ăn khác nhau.
- Thiếu protein gây rối loạn cơ thể.
Tóm lại, nếu không có protein thì không có sự sống. Ba chức năng chính của vật chất
sống là phát triển, sinh sản và dinh dưỡng đều liên quan chặt chẽ đến protein.
Chức năng
Loại protein Chức năng Ví dụ về các loại protein
Protein cấu trúc Cấu trúc, nâng đỡ
- Sợi collagen: Cấu tạo nên mô liên kết, tơ
nhện.
- Keratin: Cấu tạo nên da, lông, móng.
Protein enzim Xúc tác trong các phản ứng sinh học.
- Enzim lipaza thủy phân lipit, amilaza thủy
phân tinh bột chín.
Protein hormone Điều hòa các hoạt động sinh lý.
- Hormone điều hòa hàm lượng đường
glucose trong máu động vật có xương sống.
Protein vận chuyển Vận chuyển các chất trong cơ thể.
- Huyết sắc tố hemoglobin vận chuyển oxy từ
phổi theo máu đi nuôi các tế bào.
Protein vận động Co cơ, vận chuyển.
- Actinin, myosin có vai trò vận động cơ.
-Tubulin có vai trò vận động lông, roi của các
sinh vật đơn bào.
Protein thụ quan
Cảm nhận, đáp ứng
các kích thích của môi
trường
- Các protein thụ quan trên màng sinh chất.
Protein dự trữ Dự trữ chất dinh dưỡng
- Albumin lòng trắng trứng cung cấp axit
amin cho phôi phát triển.
- Casein trong sữa mẹ cung cấp axit amin cho
con
6. MINH HỌA VỀ SỬ DỤNG BÀI TẬP HÓA HỌC THEO HƯỚNG DẠY HỌC
TÍCH CỰC
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng lựa chọn và chữa bài tập cho học sinh: Công việc này
rất quan trọng, tùy vào mục tiêu để chọn bài tập phù hợp, đại diện cho một loại hay kiểu
bài tập.
Để kiểm tra tính chất của axit cacboxylic có thể chọn lựa bài tập sau [5]:
Cho 20,15 gam hỗn hợp 2 axit no, đơn chức tác dụng vừa đủ với dung dịch Na2CO3. Cô
cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 28,95 gam muối. Hãy tính thể tích khí CO2 thoát
ra ở điều kiện tiêu chuẩn.
Hướng dẫn giải:
Gọi CTTQ trung bình của 2 axit là: RCOOH
30 ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Phương trình phản ứng: 2RCOOH + Na2CO3⎯⎯→2RCOONa + CO2 + H2O.
Theo phương trình ta có:
2 mol axit tạo ra 2 muối thì có 1 mol CO2 thoát ra và khối lượng tăng 44gam
Theo đề bài:
Độ tăng = 28,95 – 20,15 = 8,8 (gam) →
2CO
n = 2,0
44
8,8
= mol → VCO 2 = 4,48 lít
- Rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giải bài tập hóa học: Để rèn luyện NLNN việc giải
nhanh và chính xác các loại bài tập hóa học phổ thông. Xác định các cách giải khác
nhau cho bài toán và tìm phương pháp giải tối ưu. Dự đoán những sai lầm của HS khi
giải bài tập hóa học.
Ví dụ:[6]Hòa tan 7,8 gam Al(OH)3 bằng 100 ml dung dịch NaOH 1,5M thu được dung
dịch B. Tính thể tích dung dịch HCl 2M cần cho vào dung dịch B để thu được 3,12 gam
kết tủa?
Hướng dẫn giải:
Ta có:
3Al(OH) NaOH
7,8n 0,1 mol; n = 1,5. 0,1 = 0,15 mol.
78
= =
Phương trình hóa học:
3 4Al(OH) NaOH Na[Al(OH) ]
0,1 0,1 0,1
+ →
⎧⎪
⎨
⎪⎩
4Na[Al(OH) ] : 0,1 molDung dÚch B
NaOH : 0,05 mol
Ta có: Al(OH)3
3,12n 0,04 mol
78
= =
Khi cho dung dịch HCl vào dung dịch B thì xảy ra các phản ứng sau:
2HCl NaOH NaCl H O (1)
0,05 0,05
+ → +
4 3 2
3
3 2
[Al(OH) ] H Al(OH) H O (2)
Al(OH) 3H Al 3H O (3)
− +
+ +
+ → +
+ → +
Đồ thị của phản ứng (2) và (3):
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG RÈN LUYỆN NĂNG LỰC 31
Dựa vào đồ thị và phản ứng (1), ta có:
* TH1: Tại A: nHCl = 0,04 + 0,05 = 0,09 mol HCl
0,09V 0,045 (lit)
2
⇒ = =
* TH2: Tại B: nHCl = 0,1.4 – 3.0,04 + 0,05 = 0,28 mol HCl
0,33V 0,165 (lit)
2
⇒ = =
7. KẾT LUẬN
Việc rèn luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên sư phạm Hóa học thông qua học
phần bài tập hóa học theo phương pháp dạy học theo nhóm có nhiều hiệu quả tích cực
trong việc luyện năng lực nghề nghiệp cho sinh viên ở bậc đại học.
Vai trò của hoạt động theo nhóm có sử dụng phối hợp công nghệ thông tin ở trường đại
học sư phạm là hết sức quan trọng trong việc trang bị cho sinh viên kiến thức, kĩ năng
thực hành rèn luyện năng lực nghề nghiệp để vận dụng tốt vào việc dạy học Hóa học
sau khi tốt nghiệp. Vì thế, hoạt động theo nhóm cần được quan tâm một cách triệt để
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho sinh viên học tập và rèn luyện đạt hiệu quả, góp
phần nâng cao chất lượng dạy – học hóa học ở các trường đại học sư phạm.
Học phần bài tập hóa học ở trường ĐHSP giúp quá trình rèn luyện cho sinh viên kỹ
năng lựa chọn và chữa bài tập cho học sinh, rèn luyện cho sinh viên kỹ năng giải bài tập
hóa học. Xác định các cách giải khác nhau cho bài toán và tìm phương pháp giải tối ưu.
Dự đoán những sai lầm của học sinh khi giải bài tập hóa học từ đó sử dụng bài tập hóa
học theo hướng dạy học tích cực góp phần phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh
viên sư phạm Hóa học.
Tóm lại, việc bồi dưỡng và phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên là một vấn đề
quan trọng, cấp thiết trong giai đoạn hiện nay. Đó cũng là mục tiêu mà ngành giáo dục
đã đề ra, như theo UNESCO, các mục tiêu trụ cột của việc học trong thời đại ngày nay
là: “Học để biết, học để làm, học để chung sống và học để tồn tại” [11].
0,1
0,04 0,28 0,1
4
max [Al(OH) ]
n n 0,1
−↓
= =
0,4
0,04
0
3Al(OH)
n
H
n
+
A B
32 ĐẶNG THỊ THUẬN AN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Thị Thuận An (2005). Đổi mới phương pháp dạy học hóa học ở THPT (Tài liệu
bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên THPT hai tỉnh Quảng Bình và Quảng
Ngãi),Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
[2] Đặng Thị Thuận An (2010). Lý luận dạy học Hóa học ở nhà trường phổ thông,
Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.
[3] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014). Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trong
chương trình giáo dục phổ thông mới, Thành phố Huế.
[4] Dương Huy Cẩn (1999). "Hình thành năng lực dạy học cho sinh viên thông qua hoạt
động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm", Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt (tháng 11/2009).
[5] Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên), Đặng Thị Thuận An, Lê Trọng Huyền, Lê Văn Khu,
Mai Châu Phương, Nguyễn Minh Tuấn (2015). Ôn tập môn Hóa Học chuẩn bị cho kỳ
thi THPT Quốc Gia, NXB Giáodục.
[6] Nguyễn Ngọc Hà (chủ biên), Đặng Thị Thuận An, Lê Trọng Huyền, Lê Văn Khu,
Mai Châu Phương, Nguyễn Minh Tuấn (2015).Bộ đề môn Hóa Học chuẩn bị cho kỳ
thi THPT Quốc Gia, NXB Giáodục, Hà Nội.
[7] Trần Bá Hoành (2007). Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và sách giáo
khoa, NXB Đại học Sư phạm.
[8] Nguyễn Chiến Thắng (2012). Các biện pháp rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh
viên ngành sư phạm Toán học thông qua việc dạy học các môn Toán sơ cấp và
phương pháp dạy học Toán ở trường Đại học, Luận án TS giáo dục học 62.14.10.01.
[9] Lê Công Triêm (chủ biên), Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh (2002), Một số vấn đề
hiện nay của phương pháp dạy học đại học, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[10] Thái Duy Tuyên (1999), Những vấn đề cơ bản của giáo dục học hiện đại, NXB Giáo
dục, Hà Nội.
[11] UNESCO (1996). Learning: The Treasure Within.
Title: SOME MEASURES TO IMPROVE FOSTERING OCCUPATIONALABILITY FOR
STUDENTS IN COLLEGE OF EDUCATION,HUE UNIVERSITY THROUGH THE USE OF
CHEMISTRY EXERCISE MODULE
Abstract: The formation and fosteringof the occupational ability for students in pedagogical
universities are regular activities. This activities are the leverage which help to improve the quality
of chemistry teachers training in bachelor degree,these activities also contribute to the task of high
quality teacher training that meets the requirements of educational innovation in a new period.
This paper presents the theoretical basis of theoccupational ability fostering for chemistry students
in pedagogical universities as well as study measures to fostering the occupational ability for
students through the use of chemistry exercises module. An group activities example which is
done at the College of Education,Hue University is introduced in this work.
Keywords: Occupational ability, chemistry exercises, chemistry teaching and learning, teacher
training.
ThS. ĐẶNG THỊ THUẬN AN
Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế,
ĐT: 0913465444, Email: dangthithuanan@yahoo.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 29_451_dangthithuanan_06_dang_thi_thuan_an_6658_2020388.pdf