Bên cạnh việc thành lập CLB, chúng ta cần tiến hành liên kết các đơn vị đào tạo
có ngành Văn khác như Khoa Văn học và Ngôn ngữ - ĐH KHXH&NV, Khoa Ngữ văn –
ĐH Sư Phạm để phối hợp các hoạt động chung như Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh
viên Ngữ văn, Hội người Khoa Văn thường niên,. để sinh viên cùng chuyên ngành được
giao lưu, học hỏi lẫn nhau, xoá bỏ khoảng cách giữa sinh viên công lập và tư thực tạo
lòng tự tin học tập cho các em. Đây là thực tế đã thực hiện được trong gần 10 nhiều năm
qua của Bộ môn Văn học khi cho sinh viên mình tham gia các hoạt động liên trường, các
em đã tự chứng tỏ được khả năng không thua kém, thậm chí có khi vượt trội so với các
trường bạn.
Ngoài ra chúng ta cũng cần liên kết với Hội nhà báo Tp.HCM, Học viện hành
chính quốc gia,. để tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng nghề nghiệp tương lai cho các em.
Tất cả những điều này vừa góp phần định hình nâng chuẩn đầu ra, tạo môi trường học tập
rộng mở, hào hứng, hữu ích thật sự, chứ không gò ép và áp lực sách vở cho sinh viên,
vừa góp phần xây dựng cái nhìn khách quan cho thương hiệu và sức mạnh của trường khi
liên kết được lâu dài với các đơn vị đào tạo uy tín.
9 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số biện pháp hỗ trợ giảng dạy nhằm nâng chuẩn đầu ra ngành văn học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỘT SỐ BIỆN PHÁP HỖ TRỢ GIẢNG DẠY
NHẰM NÂNG CHUẨN ĐẦU RA NGÀNH VĂN HỌC
ThS. Trần Nữ Phượng Nhi
Khoa Khoa học Xã hội & Nhân văn
1. Về chuẩn đầu ra ngành Văn học
Trước hết, cần khẳng định, đầu ra của sinh viên ngành Văn học – trường Đại học
Văn Hiến tập trung vào ba mảng nghề nghiệp chính: sư phạm, báo chí truyền thông và
hành chính văn phòng. Theo số liệu nắm bắt của Bộ môn Văn học từ 11 khoá sinh viên
đã ra trường (hơn 1000 sinh viên từ khoá 1999 đến khoá 2009), tỉ lệ theo nghề giảng dạy
chiếm cao nhất, khoảng 55%, hai nghề còn lại chiếm khoảng 30% và một số ít làm việc
trái ngành, khoảng 15%. Từ đó, chương trình đào tạo chuyên ngành Văn học không
ngừng được cập nhật, chỉnh sửa nhằm đáp ứng nhu cầu nghề nghiệp thực tế như đã nêu
trên. Cụ thể trước đây chương trình nặng về lý thuyết, nghiên cứu và giảng dạy văn học
thì giờ đây đã bổ sung theo hướng thực hành, cũng như đương nhiên chú ý đưa vào
những môn học thuộc lĩnh vực báo chí truyền thông và hành chính văn phòng như: Kĩ
năng biên tập các ấn phẩm sách, báo; Quảng cáo, tiếp thị và phát hành các ấn phẩm sách,
báo; Công tác văn phòng, Ngay các đợt thực tập cuối khoá chuẩn bị ra trường, Bộ môn
cũng đặc biệt chú ý liên hệ mở rộng ba lĩnh vực nghề nghiệp như đã nói trên cho sinh
viên,
Như vậy, để nâng chuẩn đầu ra, Khoa nói chung và Bộ môn nói riêng đã chú ý cải
tiến chương trình đào tạo nhằm mở rộng cơ hội nghề nghiệp của sinh viên. Song trên thực
tế không phải sinh viên nào ra trường cũng hội đủ các tiêu chuẩn, điều kiện (ở mặt chủ
quan) để giảng dạy tốt, tác nghiệp tốt, Rõ ràng không phải sinh viên ngành Văn nào
cũng Nói tốt, Đọc tốt, Viết tốt và quan trọng nhất là có thái độ, tấm lòng thật sự Yêu
Văn, Quý Chữ. Bởi dạy Văn mà không “yêu Văn” thì không bao giờ có thể dạy tốt, điều
đó sẽ làm ảnh hưởng cả thế hệ học trò. Cũng vậy, làm công tác truyền thông, quan hệ ban
ngành, công chúng mà không biết “quý chữ”, phát huy tiềm năng của “chữ”, hay nói cách
khác nếu thiếu tinh thần trách nhiệm với “chữ” thì điều đó làm ảnh hưởng đến cả một
cộng đồng.
Nên muốn thay đổi hay nâng cao chất lượng đầu ra ngành Văn học nói riêng, tất cả
các ngành nói chung, không thể chỉ để ý chăm lo thay đổi khung chương trình đào tạo là
được (đây là điều mà trường ta đang có chiều hướng chú trọng đòi hỏi và có phần lãng
phí sức lực, tài chính). Cũng vậy, một khi đã xây dựng được đội ngũ khoa học (cơ hữu và
thỉnh giảng) khá ổn định và vấn đề cơ sở vật chất đã đáp ứng được mức tương đối thì việc
cần thiết là tập trung vào người học hay nói cách khác là cần đánh thức tiềm năng người
học, mới mong thay đổi chất lượng đầu ra. Xin đừng xem nhẹ điều này và cũng đừng cho
rằng điều này chỉ thuộc về phạm vi của “phương pháp dạy học”. Bởi người thầy, ở mức
cao nhất, chỉ trao cho các em ngọn lửa và phát minh, còn các nhà quản lý chính là người
trao cho các em cơ hội. Sinh viên học tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào trong môi
trường học. Vì thế, ở đây, chúng tôi xin bàn về một số biện pháp hỗ trợ giảng dạy ngành
Văn học nhằm góp phần nâng chuẩn đầu ra về chiều sâu. Nghĩa là cần cụ thể hoá các
chuẩn đầu ra về kiến thức, kĩ năng và thái độ của sinh viên bằng những biện pháp hỗ trợ
tích cực.
Trước tiên, xin lược trích nội dung cốt lõi về chuẩn đầu ra chuyên ngành Văn học
từ khung chương trình đào tạo áp dụng từ khoá 2013:
Kiến thức và kỹ năng cơ bản của khối ngành
- Trang bị những kiến thức về phương pháp cũng như các thao tác khoa học trong
nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu văn học nói riêng cần thiết cho các hoạt
động chuyên môn;
- Ngoài khối kiến thức văn học được xây dựng theo đúng khung chương trình
chuẩn của Bộ GD&ĐT, người học còn được trang bị thêm những kiến thức chung của hai
nhóm ngành nữa được thiết kế trong chương trình là sư phạm và báo chí truyền thông,
bao gồm các kiến thức về quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục đào
tạo, về giáo dục học, về kiến thức và kỹ năng hành nghề sư phạm, kiến thức về tâm lý
học đường, cũng như các kiến thức cơ sở báo chí và truyền thông, về pháp luật báo chí
truyền thông, về các thể loại báo chí và tác phẩm báo chí,
Kiến thức và kỹ năng ngành
- Có được những kiến thức nền tảng về văn học Việt Nam trong tiến trình lịch sử
dân tộc và lịch sử văn học từ xưa cho đến nay, về các nền văn học tiêu biểu có quan hệ
chặt chẽ với văn học Việt Nam đáp ứng được yêu cầu giảng dạy, nghiên cứu văn học
cũng như các hoạt động khác gắn với văn chương;
- Có được những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ học, về tiếng Việt, về các quy tắc
sử dụng ngôn ngữ, sử dụng tiếng Việt đúng văn pháp trong các hoạt động hiểu văn, làm
văn, viết văn, truyền bá văn chương, đặc biệt trong hoạt động giảng dạy và nghiên cứu
ngôn ngữ;
- Có kỹ năng cảm thụ văn chương, kỹ năng phân tích và đánh giá các hiện tượng
văn học cũng như các tác giả, tác phẩm văn học; sử dụng được công nghệ dạy học nói
chung và dạy ngữ văn ở trường phổ thông nói riêng; có được kiến thức và phương pháp
về xây dựng kế hoạch giảng dạy, soạn giáo án, đứng lớp, làm chủ nhiệm lớp, kỹ năng
truyền đạt được nội dung và hình thức của tác phẩm văn chương một cách sinh động, hấp
dẫn và gợi mở làm cho học sinh thích thú và say mê văn học,
- Bên cạnh đó người học cũng còn được trang bị những kiến thức chủ yếu về báo
chí và truyền thông, bao gồm những kiến thức về lịch sử báo chí, về luật xuất bản, báo
chí, về nghiệp vụ báo chí, về kỹ năng biên tập sách, báo, về truyền thông marketing và
phát hành báo chí, đảm nhiệm được vai trò là phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan
báo chí, truyền thông, các nhà xuất bản,
- Ngoài ra người học còn có được những kiến thức về công tác văn phòng và
nghiệp vụ thư ký văn phòng khi đảm nhận những công việc cụ thể có liên quan đến
mảng công tác này.
Thái độ
+ Phẩm chất đạo đức cá nhân
- Có phẩm chất chung của công dân: yêu nước, trung thành với tổ quốc, với sự
nghiệp chung của đất nước; là một công dân luôn vì xã hội, vì cộng đồng, vì sự tiến bộ,
sự phát triển và hạnh phúc của nhân dân; sống và làm việc có văn hóa và tuân thủ mọi
quy định của pháp luật;
- Là công dân có những phẩm chất của con người mới: luôn năng động, nhanh
nhạy, sáng tạo, biết tiếp thu những cái mới trên tinh thần độc lập, tự chủ, có ý thức đánh
giá, lựa chọn nghiêm túc.
+ Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
- Có đầy đủ phẩm chất đạo đức của nhà giáo: sống trong sạch, trung thực, kỷ luật,
luôn vì học sinh, có trách nhiệm và tâm huyết với nghề, có tinh thần học hỏi nâng cao
trình độ; có tác phong chững chạc, nghiêm túc nhưng luôn thân thiện gần gũi với học sinh
và đồng nghiệp;
- Có phẩm chất và đạo đức của nhà báo: trung thực, thẳng thắn, tôn trọng chân lý,
tôn trọng pháp luật, luôn vì sự tiến bộ, sự phát triển của xã hội, của cộng đồng ở vai trò
một biên tập viên hay một phóng viên.
Trên là những mục tiêu hoàn toàn hợp lý, khoa học và mang tính thực tiễn của
chương trình đào tạo Văn học. Chỉ xin nhấn mạnh lại, để cụ thể hoá các tiêu chuẩn về
kiến thức, kỹ năng và thái độ trên, nghĩa là cần tạo sự khác biệt của một cử nhân ngành
Văn học với cử nhân các ngành khác, ta cần chú ý vào khả năng Nói – Đọc – Viết trội bật
của sinh viên; lòng Yêu Văn, Quý Chữ (hay niềm say mê văn chương, ngôn ngữ) của
sinh viên trong quá trình học cũng như sau khi ra trường. Bởi cần thấy rõ thực trạng hiện
nay, việc sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt trong khoa học và đời sống càng lúc trở nên báo
động và tình trạng chán học Văn ở học sinh và sinh viên là có thật. Đó là hệ quả của
nhiều phương diện, yếu tố, song trách nhiệm của những cử nhân văn chương trong nghề
báo và dạy học là không thể né tránh. Nên bàn về chuẩn đầu ra, xin không bàn về những
vấn đề “đại sự” chung chung vẫn thường được nói ở góc độ nhà quản lý giáo dục như xây
dựng đội ngũ khoa học và giảng dạy, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cấp cơ sở vật
chất, Bởi đó là những vấn đề đương nhiên phải làm và phải có được đối với sự tồn tại
của một trường đại học uy tín. Ở đây, chúng tôi sẽ bàn đến những vấn đề tưởng như là
“ngoại biên” nhưng không “ngoại biên”, từ góc nhìn đối với sinh viên và vì sinh viên
ngành Văn học của trường Đại học Văn Hiến. Nhất thiết, chúng ta cần có cái nhìn
thoáng, thiết thực, thoát khỏi quy trình để linh động nắm bắt và quan tâm đúng mức các
biện pháp nhằm nâng chuẩn đầu ra. Cũng cần nhớ rằng, mặt bằng đầu vào của hầu hết
sinh viên trường không thể bằng sinh viên các trường công lập, nên việc kích thích niềm
say mê học Văn và tạo môi trường học Văn ở trường Đại học Văn Hiến cần phải được
chú trọng hơn nữa.
2. Một số biện pháp hỗ trợ giảng dạy nhằm nâng CĐR ngành Văn học
2.1 Ứng dụng hiệu quả thiết bị dạy học mang tính công nghệ
Trường hợp thứ nhất, để có một giờ học Văn đạt hiệu quả và không nhàm chán, dù
là cơ sở lý luận hay đi vào thực tiễn văn học, nhất thiết người dạy không nên dạy “chay”.
Bởi dù giảng hay đến mức nào thì một giờ dạy chỉ tác động chủ yếu thính giác vẫn không
ưu điểm bằng giờ dạy phát huy tối đa tác động cả thính giác và thị giác. Đối với giảng
viên ngành Văn hiện nay ở trường Đại học Văn Hiến, vẫn còn rất nhiều thầy cô không sử
dụng thiết bị cơ bản nhất là máy tính cùng ứng dụng trình chiếu powerpoint, nhất là các
thầy cô lớn tuổi. Điều đó, công tâm mà nói, làm hạn chế lớn khả năng của chính người
thầy và sự tiếp thu của sinh viên. Bởi có thể thấy được những ưu điểm nổi trội của
phương tiện kỹ thuật hiện đại này:
- Tổ chức, thiết kế bài giảng linh hoạt, sinh động, cuốn hút, nhanh chóng trong
nhiều khâu, nhiều việc như công bố đề cương môn học, bài giảng; lồng ghép
chiếu hình ảnh, mô hình, bảng biểu (liệt kê, so sánh, đối chiếu,); dữ liệu về
tác giả, nhân vật văn học; trích dẫn văn bản thơ văn, ý kiến nhận xét,
- Tiết kiệm được thời gian giảng bài và ghi bảng, làm tăng dung lượng kiến thức
cho người học;
- Có thể nối kết nhiều nguồn tư liệu phong phú ở nhiều nhiều dạng khác nhau
(phim, nhạc,) từ nhiều nguồn khác nhau (thư viện, internet, trong nước,
ngoài nước,);
- Người dạy dễ bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật bài giảng, trong quá trình đó còn
tận dụng màu sắc, kích cỡ phông chữ, để tăng hiệu quả thể hiện nội dung và
truyền đạt,
Tất cả những điều đó hoàn toàn cần thiết để biến một giờ học Văn trở nên sinh
động, không đơn điệu, nhàm chán, kích thích sự ham muốn tìm hiểu kiến thức ở người
học.
Trường hợp thứ hai, đã sử dụng phương tiện trình chiếu hiện đại nhưng không
hiệu quả. Do thay vì tận dụng công nghệ hỗ trợ hiệu đắc giờ dạy thì người giảng có xu
hướng lạm dụng phương tiện để thay thế việc nhìn giáo án và không phải viết bảng. Vì
thế giờ học Văn là một gánh nặng cho thầy và trò, không khả năng rộng mở, không có
chiều sâu, và càng không thể có sự thăng hoa trong văn học ở người dạy và người học.
Trường hợp thứ ba, thiếu sự tìm hiểu cũng như am hiểu về cách thức sử dụng thiết
bị giảng dạy nên giờ học không suôn sẻ và giảm ấn tượng. Với một giảng viên năng
động, ngoài nhu cầu đòi hỏi thiết bị phục vụ, họ còn luôn chủ động tìm hiểu điều kiện
thiết bị nơi mà họ sắp giảng dạy để phát huy tối ưu giờ dạy. Ví dụ ở cơ sở này có hệ
thống máy chiếu gắn sẵn đồng thời mới lắp hệ thống amply truyền âm thanh ra loa chất
lượng tốt, như vậy có thể chiếu phim văn học; ở tầng trệt dùng micro có dây, ở tầng 1 sử
dụng micro không dây, như vậy ở tầng 1 có thể cho sinh viên diễn kịch chuyển thể tác
phẩm văn học, Tóm lại, nếu có sự chuẩn bị, tìm hiểu trước, người dạy sẽ chủ động thay
đổi các cách thức hay không gian, thời gian giảng dạy phù hợp, hiệu quả, sinh động,
Nói chung, để một giờ học không nặng nề, mệt mỏi nhằm kích thích tâm thế tích
cực người học, người dạy cần phải biết sử dụng hiệu quả những thiết bị dạy học mang
tính công nghệ đã có sẵn, cũng như đề nghị nhà trường trang bị những công cụ mới nếu
cần thiết. Và riêng đối với giờ học Văn, khâu chuẩn bị này càng dày công, chu đáo hơn
nữa nhằm mang đến những buổi học đầy ấn tượng, vượt qua yêu cầu kiến thức mà đến
không gian văn chương, đến với cái hay, cái đẹp văn chương, mới mong kích thích
lòng yêu Văn của người học.
2.2 Nâng cấp dịch vụ thư viện
Thư viện là bộ mặt khoa học của một trường đại học. Thư viện luôn cần thiết cho
tất cả sinh viên mọi ngành học và đặc biệt đối với sinh viên ngành Văn học. Bởi không có
khả năng người học Văn giỏi mà lại Đọc ít. Vì vậy cần xây dựng một thư viện: thiết thực
về nguồn tư liệu, thuận lợi về không gian, thời gian và chất lượng về dịch vụ.
Thực tế thư viện trường Đại học Văn Hiến chưa đáp ứng được tất cả các phương
diện trên nên đòi hỏi nhà trường cần quan tâm nâng cấp về mọi mặt, nhất là nâng cấp
dịch vụ đọc. Thật đáng để suy nghĩ, khi cần tra cứu tư liệu sâu của chuyên ngành, cả
giảng viên và sinh viên đều phải đi khắp nơi tìm nguồn từ các thư viện trường bạn (ĐH
KHXH&NV Tp.HCM, ĐH Sư Phạm), thư viện Tổng hợp, các nhà sách,... Điều đó làm
mất thời gian, công sức, tiền bạc của cả thầy lẫn trò, nhất là đối với sinh viên, các em cần
tiết kiệm chi phí và không có phương tiện đi lại khi sống xa nhà. Ở các thư viện lớn, sinh
viên ngành Văn nói riêng, khoa học xã hội nói chung, có điều kiện tra cứu và tự học hiệu
quả với các trang thiết bị tìm kiếm hữu ích, phòng đọc rộng thoáng, thời gian kéo dài cả
trưa lẫn tối và đội ngũ thủ thư đông đảo, chuyên nghiệp, Còn thư viện trường ta hiện
nay hầu như chưa phát huy được tác dụng với người học, ngành Văn lại càng không. Làm
sao để việc Đọc trở thành thói quen của sinh viên ngành Văn, làm sao để tạo điều kiện tốt
nhất cho việc ĐỌC của sinh viên ngành Văn, đó là vấn đề thích đáng để nhà trường quan
tâm nhằm nâng chất lượng đầu ra. Bởi Đọc là yếu tố tiền đề nuôi dưỡng lòng say mê văn
học, là nền tảng của việc Nói và Viết Văn tốt. Nói rõ hơn, Đọc vừa là nhu cầu vừa là đòi
hỏi đối với sinh viên ngành Văn, đó là cơ sở của quá trình lĩnh hội, cảm thụ và thẩm bình,
nghiên cứu văn học. (Đó là chưa bàn về kĩ năng Đọc tài liệu hay thư viện có thể tổ chức
các buổi nói chuyện của người viết sách, giới thiệu các ấn bản, tư liệu quý mới nhập về,...
Đây là những việc hữu ích mà chúng tôi thấy được ở các thư viện lớn).
2.3 Nâng cao vai trò Câu lạc bộ học thuật, Câu lạc bộ Văn hoá nghệ thuật
Có thể nói linh hồn của ngành học nằm trong Câu lạc bộ học thuật (CLB) của
ngành học. Đó là nơi sinh viên vừa học tập, vừa vui chơi, vừa thử sức, vừa rèn luyện tất
cả các kỹ năng liên quan chuyên ngành. Và đó cũng là nơi tạo nên động lực, niềm say mê
học tập, sự tự tin, bản lĩnh ở sinh viên và là nơi chắp cánh cho những tài năng bộc lộ,
thăng hoa, phát huy. Thử hỏi, một sinh viên ngành Văn mà chưa bao giờ trải nghiệm sáng
tác hay chưa bao giờ được gặp gỡ giao lưu một nhà thơ, nhà văn nào thì đời sống học
tập thật mờ nhạt và kém hứng thú. Nên vai trò của các CLB rất quan trọng, cần quan tâm
đúng mức, bởi thậm chí sự tồn tại của CLB còn góp phần khẳng định thương hiệu ngành
đào tạo, thu hút tuyển sinh. Thực tế, phương pháp đào tạo ở các nước tiên tiến cho thấy, ở
mọi cấp học, bằng nhiều hình thức, họ không bao giờ để người học chỉ học và học mà
không được chơi, được sinh hoạt tập thể, tham gia dã ngoại, cọ xát thực tiễn,
Và đối với sinh viên ngành Văn tại trường Đại học Văn Hiến, cần có CLB Văn
học hay CLB Văn hoá nghệ thuật (thư pháp, kịch, báo chí,...) với nhiều chương trình đa
dạng, phong phú nhằm kích thích niềm say mê, tiềm năng sáng tạo:
- Gặp gỡ giao lưu nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình lý luận, các nhà nghiên cứu, giáo
sư đầu ngành,...
- Thực hiện các buổi giới thiệu tác giả, tác phẩm mới;
- Tổ chức các cuộc thi sáng tác thơ văn, bình văn; thi đố vui văn học, thi ngâm thơ,
thi diễn kịch hoá tác phẩm văn học (Truyện Kiều, Chí Phèo – Thị Nở,...)...
- Chiếu phim văn học trong nước và thế giới;
- Tiến hành biên tập, ấn hành nội san văn học; viết tin, viết bài đăng báo,...
- Lập nhóm, hội dạy thư pháp chữ Việt, chữ Hán, chữ Nôm để tôn vinh nguồn gốc
tiếng Việt và giúp đỡ sinh viên học tốt môn Hán Nôm,...
- Giao lưu học hỏi các CLB khác.
Nói chung, CLB Văn học hay Văn hoá nghệ thuật sẽ giúp sinh viên ngành Văn
học năng động, linh hoạt, tự tin hơn trong các khả năng Nói – Đọc – Viết và cả Diễn để
nâng cao, phát huy khả năng, tài năng cá nhân từ nhiều phương diện. Kinh nghiệm cho
thấy, có nhiều sinh viên trưởng thành, trở thành những người tài năng, nổi tiếng (nhà thơ,
nhà văn, diễn viên, MC,) cũng nhờ vào tham gia các CLB này.
Tóm lại, tất cả các hoạt động của CLB sẽ hun đúc nên niềm say mê văn chương
giúp các em có hứng thú mà học tập hiệu quả. Và thực tế, mô hình này đã làm tốt vai trò
từ rất nhiều năm trước đây tại trường Đại học Văn Hiến.
2.4 Mở rộng ngoại giao, liên kết
Bên cạnh việc thành lập CLB, chúng ta cần tiến hành liên kết các đơn vị đào tạo
có ngành Văn khác như Khoa Văn học và Ngôn ngữ - ĐH KHXH&NV, Khoa Ngữ văn –
ĐH Sư Phạm để phối hợp các hoạt động chung như Hội thảo nghiên cứu khoa học sinh
viên Ngữ văn, Hội người Khoa Văn thường niên,... để sinh viên cùng chuyên ngành được
giao lưu, học hỏi lẫn nhau, xoá bỏ khoảng cách giữa sinh viên công lập và tư thực tạo
lòng tự tin học tập cho các em. Đây là thực tế đã thực hiện được trong gần 10 nhiều năm
qua của Bộ môn Văn học khi cho sinh viên mình tham gia các hoạt động liên trường, các
em đã tự chứng tỏ được khả năng không thua kém, thậm chí có khi vượt trội so với các
trường bạn.
Ngoài ra chúng ta cũng cần liên kết với Hội nhà báo Tp.HCM, Học viện hành
chính quốc gia,... để tổ chức các lớp tập huấn kĩ năng nghề nghiệp tương lai cho các em.
Tất cả những điều này vừa góp phần định hình nâng chuẩn đầu ra, tạo môi trường học tập
rộng mở, hào hứng, hữu ích thật sự, chứ không gò ép và áp lực sách vở cho sinh viên,
vừa góp phần xây dựng cái nhìn khách quan cho thương hiệu và sức mạnh của trường khi
liên kết được lâu dài với các đơn vị đào tạo uy tín.
2.5 Phát huy vai trò chủ nhiệm, cố vấn học tập
Sinh viên ngành Văn nói riêng và cả trường nói chung nên được sự quan tâm sát
sao và chịu sự quản lý của chủ nhiệm lớp hay người cố vấn học tập. Vì việc học tập của
sinh viên có liên quan mật thiết với Bộ môn. Nhưng hiện nay, vai trò chủ nhiệm và cố
vấn học tập ở trường ta chưa rõ ràng nhiệm vụ và vì thế người chịu trách nhiệm chưa phát
huy hết vai trò tích cực của mình đối với nề nếp, tổ chức lớp và chất lượng học tập của
sinh viên. Chúng ta cần biết, sự quan tâm tư tưởng, thái độ của thầy cô chủ nhiệm và sự
định hướng cố vấn học tập của người thầy sẽ có tác dụng quyết định như người cầm lái
đối với chiếc thuyền học tập của sinh viên ở môi trường đại học tự do, tự quản bị chi phối
bởi nhiều yếu tố phức tạp khách quan lẫn chủ quan (vì các em sống xa nhà, xa sự quản lý
gia đình nên rất dễ dàng xao nhãng học tập hay lệch hướng quan tâm). Thế nên rất cần
người dẫn đắt, định hướng học tập cho sinh viên và điều đó góp phần không nhỏ vào việc
nâng cao chất lượng giảng dạy và nâng chuẩn đầu ra.
* * *
Trên, chúng tôi đã đưa ra một số gợi ý luận bàn về biện pháp hỗ trợ giảng dạy
nhằm góp phần nâng chuẩn đầu ra ngành Văn học – trường ĐH Văn Hiến (bên cạnh các
công việc đương nhiên mang tính quy trình như thay đổi khung chương trình đào tạo, xây
dựng đội ngũ, đổi mới phương pháp giảng dạy, nâng cấp và hoàn thiện cơ sở vất chất,...).
Tất cả những vấn đề đó đều nhằm hướng đến xây dựng những buổi học không khô khan,
không nặng nề sách vở, tạo một môi trường học theo khuynh hướng mở, mang không khí
văn chương học thuật, tiến đến gây dựng, nuôi dưỡng sự hứng thú, niềm yêu văn quý
chữ, đồng thời phát triển kĩ năng trội bật Nói – Đọc – Viết làm nên tư chất sinh viên
ngành Văn học. Và tất cả cũng nhằm hướng đến góp phần cung cấp cho xã hội một
nguồn lao động chất lượng – những tân cử nhân nhiệt huyết, năng động, những những
giáo viên yêu nghề, những nhà báo trách nhiệm và những cán bộ văn phòng tận tâm, tận
lực, hăng hái, đầy sức trẻ ngay khi còn ngồi trên ghế giảng trường.
Và đương nhiên, để làm được tất cả những điều này, nhà trường cần có cơ chế
phân bổ nhân sự, xem xét quỹ thời gian và cấp khoản kinh phí đầu tư thoả đáng, hợp lý.
Bởi tóm lại, người thầy, ở mức cao nhất, chỉ trao cho các em ngọn lửa và phát minh, còn
nhà quản lý chính là người trao cho các em cơ hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7_mot_so_bien_phap_ho_tro_giang_day_nham_nang_cao_chuan_dau_ra_nganh_van_hoc_0327.pdf