Running is one of the main subjects and plays an important role in athletics. Not only does it have
a positive effect on improving people’s health but it is also a sport preferred by lots of people;
therefore, it is highly recommended by athletic coaches to apply in training courses. In addition,
running exercises are very plentiful and varied without requiring costly and special conditions on
tracks and facilities, etc. However, the challenge is that the coach and athletes have to master,
select and implement assignments correctly, meet the training requirements and be appropriate to
the levels and characteristics of the athletes.
5 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 458 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Một số bài tập bổ trợ chuyên môn chạy trong giảng dạy và huấn luyện thể thao, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129
125
MỘT SỐ BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN CHẠY
TRONG GIẢNG DẠY VÀ HUẤN LUYỆN THỂ THAO
Nguyễn Tiến Lâm*, Nguyễn Tiên Phong,
Hoàng Chí Thanh, Phí Thị Hồng Vân, Trần Thị Tiệp
Trường Đại học Kinh tế & Quản trị kinh doanh - ĐH Thái Nguyên
TÓM TẮT
Chạy là một trong những nội dung chính và hết sức quan trọng trong các môn thể thao nói chung
của môn Điền kinh nói riêng. Chạy, không chỉ có tác dụng tích cực nâng cao sức khoẻ mà còn là
môn thể thao được nhiều người yêu thích. Do đó môn này thường được các giảng viên, huấn
luyện viên khai thác, đưa vào trong giáo án huấn luyện của mình. Các bài tập rất phong phú, đa
dạng mà không đòi hỏi điều kiện đặc biệt, tốn kém về đường chạy, trang thiết bị dụng cụCái khó
là huấn luyện viên và vận động viên phải nắm vững và lựa chọn, thực hiện đúng các bài tập, đáp
ứng được các yêu cầu của nhiệm vụ huấn luyện, giảng dạy và phù hợp với trình độ, đặc điểm của
sinh viên và vận động viên..
Từ khoá: Bài tập chạy, bổ trợ chuyên môn, thể lực chung
Với hầu hết các môn thể thao, bài tập chạy
thường được dùng để nâng cao thể lực chung
- trước hết là sức bền chung. Chạy là một hoạt
động theo chu kỳ, khi chạy hai chân luân
phiên chạm đất và có giai đoạn cả hai chân
không chạm đất (cơ thể bay trên không),
không có thời điểm nào hai chân cùng chạm
đất, có thể điều khiển lượng vận động dễ
dàng, chính xác (cự ly chạy, tốc độ chạy,
thậm chí có thể yêu cầu chính xác đến độ dài
của từng bước chạy và tần số bước chạy).
Do các lượng vận động khác nhau, có tác
dụng đối với cơ thể vận động viên khác nhau,
nên với một nhiệm vụ cụ thể nào đó, huấn
luyện viên không thể lựa chọn và xác định
được các bài tập cụ thể một cách chính xác;
hoặc khi huấn luyện viên đã đề ra được bài
tập chính xác nhưng vận động viên lại không
thực hiện bài tập đúng với yêu cầu đã đề ra,
thì dù tập luyện có vất vả, nhưng kết quả cũng
không được chú ý.*
Chạy bước nhỏ
Chính là tập chạy nhanh với các bước ngắn -
rất ngắn, mỗi bước chỉ cần dài xấp xỉ ½ độ
dài bàn chân. Cần phối hợp động tác hai tay
với động tác hai chân (so le) nhịp nhàng,
không ảnh hưởng tới nhịp điệu động tác, cần
vượt cự ly bằng tăng tần số bước chứ không
* Tel: 0912 145298; Email: Lamnguyen200969@gmail.com
phải tăng độ dài bước. Ngoài tác dụng thoàn
thiện sự phối hợp toàn thân khi chạy, bài tập
này có thể dùng để phát triển tần số động tác
tay, chân khi chạy.
Chạy nâng cao đùi
Tốc độ chạy được quyết định bằng hai thành
phần chủ yếu: Tần số bước chạy (thường tính
bằng số bước chạy trong 1 giây) và độ dài
trung bình của bước chạy. Thường thi khi
chạy nếu đùi nâng được cao thì chân mới với
xa được về phía trước và bước chạy mới dài.
Nâng cao đùi là nâng để khi ở vị trí cao nhất,
đùi của chân phía trước song song với mặt
đường chạy. Thực tế cho thấy, nếu bước dài
tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới tần số bước. Do
vậy khi tập nâng cao đùi vẫn phải cố gắng
thực hiện với tần số tối đa. Tập nâng cao đùi
cũng có thể dùng như bài tập để phát triển sức
mạnh các cơ tham gia động tác nâng cao đùi.
Người ta cũng tập nâng cao đùi tại chỗ vì vừa
tập nâng cao đùi vừa có thể thực hiện với tần
số lớn hơn, do không phải di chuyển.
Chạy đạp sau
Trong khi chạy chỉ có đạp sau mới tạo ra lực
đẩy chủ yếu để đưa cơ thể về trước, nâng cao
đùi cũng chỉ là cách tận dụng lực có do đạp
sau. Khi chạy cần đạp sau mạnh (tích cực)
đúng góc độ (góc đạp sau: góc giữa cẳng chân
với mặt đường chạy; để chạy càng nhanh, góc
độ đạp sau càng phải nhỏ) và đúng hướng
Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129
126
(hướng thẳng về trước không phải là hướng
sang hai bên hoặc khép vào trong). Bài tập
này cường điệu hoá động tác đạp sau trong
khi chạy – không phải ai khi chạy cũng đã có
thói quen đạp sau tích cực và đạp đúng. Kết
thúc đạp sau, cơ thể bay về trước ở tư thế
chân sau duỗi thẳng hết các khớp (gối và cổ
chân), đùi chân trước song song với mặt
đường chạy, 2 tay đánh so le với chân. Bài tập
này cũng được dùng để phát triển sức mạnh
đạp sau. Có sức mạnh đạp sau tốt sẽ hạn chế
được sự giảm sút độ dài bước chạy khi cơ thể
đã mệt mỏi.
Chạy hất gót chân chạm mông
Là động tác thu cẳng chân về sát đùi, chủ
động hất cẳng chân ra sau - lên cao để gót
chân chạm mông cùng bên. Động tác trên cần
thành thói quen ở vận động viên vì nhờ đó
chân sau đưa về trước được nhanh, giảm lực
cản và đặc biệt là tạo điều kiện cho các cơ
vừa tham gia động tác đạp sau tích cực có
điều kiện thả lỏng, nghỉ ngơi để rồi lại tiếp tục
tham gia đạp sau ở bước tiếp. Bài tập này rất
cần với các vận động viên chạy (ở mọi cự ly),
nhất là với các vận động viên chạy các cự ly dài
– do chân phải hoạt dộng liên tục trong thời
gian dài, nếu không tạo điều kiện để cơ bắp
được thả lỏng, thì không thể có thành tích cao.
Chạy tốc độ cao
Đây là bài tập mà khối lượng vận động luôn
lớn hơn thực tế người chạy hoặc vận động
viên đã thực hiện; bởi vì nhiệm vụ chỉ giao cự
ly cần chạy với tốc độ cao (tốc độ tối đa so
với khả năng chạy) còn đoạn chạy đà trước
khi vào đoạn quy định và đoạn chạy tiếp khi
đã qua đích đều không được tính. Người chạy
phải điều chỉnh để chạy đoạn quy định với tốc
độ cao nhất, tốt nhất là chạy đà và đạt tốc độ
tối đa trước khi tới vị trí bắt đầu của cự ly quy
định và chỉ giảm tốc độ sau khi đã qua đích
(kết thúc cự ly quy định).
Chạy tốc độ cao cũng là bài tập để hoàn thiện
kỹ thuật chạy giữa quãng trong chạy cự ly
ngắn. Khi chạy cự ly ngắn người ta mắc sai
lầm khi tin rằng có thể tăng tốc độ cho tới khi
về tới đích. Thực tế thì không ai có thể chạy
như vậy – kể cả các vận động viên chạy 100m
hàng đầu thế giới. Sau khi tăng tốc độ nhờ
chạy lao sau xuất phát 15 – 25m đạt được tốc
độ tối đa, người ta chuyển sang kỹ thuật chạy
giữa quãng – duy trì tốc độ đã đạt được để
chạy về đích, gần tới đích (gần 10m cuối) thì
huy động hết sức còn lại để rút về đích. Các
vận động viên xuất sắc cũng không tăng được
tốc độ khi rút về đích, mà chỉ là hạn chế sự
giảm sút đang ngày càng tăng mà thôi. Tập
chạy tốc độ cao nhiều, người tập sẽ quen với
tăng tốc độ đến tối đa rồi chuyển sang chạy
giữa quãng. Bài tập này thường được dùng
với mục đích phát triển tốc độ nói chung
(dùng các cự ly 15 – 30m, sau khi nghỉ hết
mệt mới chạy lần tiếp), sức bền tốc độ cho
vận động viên chạy cự ly ngắn (dùng các cự
ly dài hơn 50m – 100m). Chạy tốc độ cao
cũng là bài tập được dùng làm test để đánh
giá khả năng tốc độ của con người.
Tuy nhiên việc xác định thời gian chạy tốc độ
cao chỉ thực sự chính xác nếu dùng thiết bị
điện tử tự động: tại điểm bắt đầu và kết thúc
cự ly quy định đều đặt đèn hồng ngoại hoặc tế
bào quang điện. Khi có người chạy qua ngắt
tia thì đồng hồ điện tử bắt đầu chạy và dừng
tự động, kết quả mới chính xác, không có sai
sót do người làm nhiệm vụ báo hiệu và bấm
đồng hồ bằng tay.
Chạy nhịp điệu
Đây là một bài tập nhằm củng cố kỹ thuật
chạy. Khi chạy, nhiệm vụ chạy đúng kỹ thuật
là chính, tốc độ chạy không cao đến mức cần
phải nỗ lực và cũng không chậm đến mức
phải kìm hãm, làm giảm nhịp điệu chạy; nói
cách khác là chạy trong điều kiện thấy hoàn
toàn thoải mái, tưởng như có thể chạy mãi
như vậy.
Các bài tập chạy trong điều kiện địa hình tự
nhiên: các loại đường giao thông, công viên,
đường đồi núi, rừng, đồng lầy, ruộng cầy , bãi
cát, sông, suối, xuôi và ngược gióThực chất
là học kỹ thuật chạy việt dã, nhưng cũng đồng
Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129
127
thời để rèn luyện sức bền chung nếu chạy liên
tục trong thời gian dài. Khi là bài tập thể lực,
với các điều kiện tập thay đổi sẽ là người tập
hưng phấn hơn, tập luyện hiệu quả hơn. Mặt
khác, do điều kiện tập thay đổi nên các tác
động lên cơ thể cũng luôn thay đổi, giá trị rèn
luyện cũng tốt hơn so với chạy trên đường
của sân vận động đơn điệu, dễ gây nhàm
chán, ức chế cho người tập. Tuy nhiên, vì là
điều kiện tự nhiên nên không thể loại trừ
được các yếu tố bất ngờ; do vậy người tập
chạy phải chú ý vị trí đặt chân của từng bước
chạy để đề phòng các tai nạn, chấn thương có
thể xảy ra
Các bài tập chạy rèn luyện, phát triển các hệ
thống cung cấp năng lượng: “thiếu ôxy có tạo
axit lactic”, “thiếu ôxy không tạo axit lactic”
và “đủ ôxy” (còn được gọi là “yếm khí lactic”,
“yếm khí alactic”, và “ái khí” hoặc “anaerobic
lactic”, “anaerobic alactic” và “aero – bic”).
Việc sử dụng năng lượng nào tùy theo thời gian
(đồng nghĩa với cự ly chạy).
Người ta thấy rằng:
- Nếu chạy với chế độ mạch từ 150lần/phút
trở xuống là chạy theo chế độ cung cấp năng
lượng aerobic.
- Nếu chạy với mạch 160 – 180 lần/phút là
chạy ở chế độ hỗn hợp.
- Nếu chạy với mạch từ 180 – 190 lần/phút –
chế độ anaerobic.
Cho dù được mang nhiều tên gọi khác nhau,
nhưng loại các bài tập này có thể quy về 2
loại theo hai đặc tính chạy liên tục với tốc độ
ổn định và chạy không liên tục (có gián đoạn,
hoặc chạy với tốc độ thay đổi).
Bài tập chạy “biến tốc”
Cự ly phải chạy thường chia thành các đoạn
ngắn (thường là 2 đoạn, có cự ly bằng nhau),
có đoạn phải chạy nhanh, có đoạn được chạy
chậm. Tuy nhiên, chạy nhanh hay chạy chậm,
cũng đều phải theo quy định chặt chẽ từ
trước. Đoạn chạy nhanh thường phải chạy với
tốc độ dùng trong thi đấu (hoặc nhanh hơn).
Trong sự tiến bộ của người tập (cùng với sự
đóng góp của các bài tập khác và của các yếu
tố khác), cự ly của đoạn phải chạy nhanh
được kéo dài dần với tốc độ chạy được yêu
cầu nâng tăng dần, trong khi cự ly đoạn chạy
chậm được rút ngắn dần và tốc độ chạy các
đoạn đó được tăng dần; sao cho cuối cùng vận
động viên có thể chạy hết cự ly thi đấu với tốc
độ cao, để đạt một đẳng cấp vận động viên
nào đó, hoặc giành được thứ hạng cao trong
thi đấu. Bài tập “biến tốc” chính là mức cao
hơn của chạy ¨ lặp lại”; ở đây đoạn nghỉ giữa
quãng ở chạy “lặp lại” được thay bằng đoạn
chạy chậm. Trong huấn luyện thì kiểm tra và
thi đấu cũng là một dạng bài tập. Trong số các
bài tập chạy, có nhiều bài tập được chọn làm
bài kiểm tra hoặc là nội dung thi đấu.
Các chỉ số Anaerobic Alactic Anaerobic lactic Aerobic
Thời gian chạy 0 – 10” Từ > 10” đến 1 phút Từ 1 phút đến 1h và hơn
Cự ly chạy Từ 20m đến 80m Từ > 80m đến 400m 400m – 15km và lâu hơn
Cường độ Tối đa 90% - 100% 50% - 70%
Số lần lặp lại 3 - 4 1 - 5 3 – 20
Thời gian nghỉ giữa 2 lần chạy 90” – 3 phút 2 – 10 phút 1 – 3 phút
Số tổ (nhóm) lặp lại 1 - 4 1 - 4 1 - 4
Thời gian nghỉ giữa 2 tổ (nhóm) 8 – 10’ 10 – 20’ 5 – 8’
Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129
128
Bài tập kiểm tra
Chạy cự ly ngắn, chạy tốc độ cao – để đánh
giá khả năng tốc . Các cự ly dài hơn để đánh
giá khả năng sức bền tốc độ và dài hơn nữa –
để đánh giá sức bền chung. Cũng có khi lại là
xác định cự ly chạy được trong một khoảng
thời gian nhất định. Hiện nay trên thế giới,
người ta thường dùng test Cooper – chạy 12
phút để đánh giá sức bền chung. Tại Việt
Nam, viện khoa học thể dục thể thao đã dùng
test chạy 5 phút (hoặc di chuyển tùy sức) để
đánh giá sức bền, dùng trong điều tra trình độ
thể chất của người Việt Nam.
Bài tập thi đấu
Ngày nay trong thi đấu chạy quốc gia và quốc
tế người ta đã quy định một số nội dung thi
đấu sau:
- Cự ly ngắn: 100m, 200m và 400m.
- Cự ly trung bình: 800m và 1500m
- Cự ly dài: 3000m, 5000m, 10.000m và
Marathon (42,195km).
Trong các cuộc thi chạy của cấp cơ sở người
ta có thể tùy ý chọn các cự ly thi khác mà
không theo các cự ly đã được quy định như
nêu ở trên, tùy theo địa điểm thi đấu và trình
độ của những vận động viên tham gia thi đấu.
Ngoài ra, trong huấn luyện các môn chạy,
việc nâng cao cảm giác cho vận động viên
cũng là một nhiệm vụ không thể bỏ qua; cụ
thể là giúp cho vận động viên có cảm giác tốc
độ chính xác để trong tập luyện có thể chạy
các đoạn đúng với thời gian huấn luyện viên
đã yêu cầu, hoặc chạy đúng tốc độ theo kế
hoạch đã định trong thi đấu, để chủ động
trong chiến thuật chạy. Để rèn luyện năng lực
này, ban đầu khi vận động viên chạy, huấn
luyện viên đọc rõ thời gian để vận động viên
biết tốc độ mình đã hoặc đang chạy. Khó hơn,
sau khi vận động viên chạy, vận động viên
phải tự đoán thời gian mình đã chạy trước rồi
huấn luyện viên mới cho vận động viên biết
chính xác thời gian mình đã theo dõi bằng
bấm giờ.
Xét cho cùng, sử dụng các bài tập chạy trong
huấn luyện chuyên môn là việc lựa chọn
chính xác để giải quyết thỏa đáng quan hệ
giữa các yếu tố:
- Các cự ly (các đoạn) cần pahỉ chạy.
- Tốc độ phải chạy khi chạy mỗi đoạn hoặc
thời gian để chạy hết cự ly đó (có khi với
cùng một cự ly nhưng tốc độ chạy ở các lần
khác nhau lại phải khác nhau).
- Thời gian nghỉ giữa quãng giữa hai lần chạy,
giữa 2 tổ (nhóm) bài tập chạy và thậm chí
thời gian giữa 2 buổi tập chạy.
- Hình thức nghỉ giữa các lần chạy. Tùy thuộc
vào trình độ vận động viên, tùy thuộc vào
nhiệm vụ buổi tập mà hình thức nghỉ có thể là:
nghỉ đến hết mệt; nghỉ hoàn toàn trong một
khoảng thời gian quy định; nghỉ tích cực (đi bộ
hoặc chạy chậm trở lại vạch xuất phát để chạy
tiếp, hoặc chạy 1 cự ly với tốc độ quy định)
- Số lần chạy lặp lại cự ly đó trong một buổi tập.
Thí dụ: Trong một buổi tập, vận động viên
phải thực hiện 3 nhóm bài tập chạy sau:
+ 5 x 150m
+ 5 (200m + 100m)
+ 4 x 100m
Nếu chỉ ghi như vậy, nhất định vận động viên
sẽ không biết phải chạy như thế nào và chắc
chắn dù vận động viên có chạy đủ nội dung quy
định có lẽ cũng không có được kết quả như
huấn luyện viên mong muốn. Nếu tập với mục
đích phát triển sức bền tốc độ, cần nghi rõ:
- lặp lại 5 x 100m với 20 – 22 giây/150m;
nghỉ giữa 2 lần chạy bằng đi bộ 150m.
- Nghỉ (đến khi mạch còn 110 – 120
lần/phút).
- Biến tốc 5 (200m + 100m); 28 – 30
giây/200m; 100m chạy chậm, không quy định
tốc độ nhưng phải là chạy không phải đi bộ
hay đúng nghỉ tại chỗ. Phải nhớ rằng các bài
tập này vận động viên phải chạy liên tục
1500m theo trình tự: 200m chạy nhanh lại có
100m chạy chậm, toàn bộ là 1000m chạy với
thời gian 28 – 30 giây và 500m chạy chậm.
Nguyễn Tiến Lâm và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 124(10): 125 - 129
129
Hoàn toàn không phải chạy lặp lại 5 lần tổ bài
tập 200m + 100m – nếu là chạy lặp lại thì
phải quy định cách nghỉ giữa 2 tổ và ít nhất
phải có 4 lần nghỉ.
- Nghỉ (đến khi mạch còn 110 – 120 lần / phút).
- Lặp lại 4 x 100m – chạy 100m với 85 – 90%
sức; nghỉ giữa 2 lần chạy là đi bộ về vạch
xuất phát.
Nếu buổi tập có nhiệm vụ phát triển tốc độ thì
các cự ly chạy phải ngắn hơn, nhưng phải
chạy với tốc độ cao hơn và việc nghỉ giữa hai
lần chạy phải đủ để hết mệt. Nếu với nhiệm
vụ phát triển sức bền chung: các đoạn chạy
cần dài hơn và chạy với tốc độ chậm hơn.
Thời gian nghỉ giữa 2 lần chạy thường không
đủ để hồi phục hoàn toàn.
Các huấn luyện viên và vận động viên có thể
theo dõi việc tập luyện có đúng kế hoạch hay
không trên cơ sở theo dõi cự ly chạy – với các
mốc có sẵn trên sân. Dùng đồng hồ bấm giây
(với đồng hồ điện tử có thể theo dõi chính xác
đến 1% giây) và cũng có thể theo dõi nhịp tim
của vận động viên (nếu có dụng cụ chuyên
dụng để theo dõi được từ xa là tốt nhất). Huấn
luyện viên cũng có thể theo dõi mức độ mệt
mỏi của vận động viên thông qua các biểu
hiện bên ngoài: sắc mặt mức độ ra mồ hôi,
mức độ biến dạng của kỹ thuật chạy (do mệt
mỏi không duy trì được kỹ thuật chạy chính
xác, không phối hợp được hoạt động của các
bộ phận cơ thể một cách nhịp nhàng), nhịp
thở (khi mệt vận động viên thường thở nông,
không theo nhịp điệu).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huy Bích (1999), Tự kiểm tra sức khỏe
trong tập luyện. Nxb TDTT Hà Nội
2. Vũ Thị Thanh Bình, Nông Thị Hồng, Lê Quý
Phượng, Vũ Chung Thuỷ (1998), Vệ sinh và Y học
TDTT, Nxb TDTT Hà Nội
3. Điền kinh và Thể dục (2010), Nxb GD
4. Luật Điền kinh (2012), Nxb TDTT Hà Nội
5. Sách giáo khoa Điền kinh dùng cho sinh viên
Đại học TDTT (2011), Nxb TDTT Hà Nội
6. Sinh lý học Thể dục thể thao (2003), Nxb TDTT
7. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2006), Lý luận và
Phương pháp thể dục thể thao, Nxb TDTT Hà Nội
SUMMARY
IMPLEMENTATION OF RUNNING EXERCISES IN
SPORTS TEACHING AND TRAINING
Nguyen Tien Lam*, Nguyen Tien Phong,
Hoang Chi Thanh, Phi Thi Hong Van, Tran Thi Tiep
College of Economics and Business Administration - TNU
Running is one of the main subjects and plays an important role in athletics. Not only does it have
a positive effect on improving people’s health but it is also a sport preferred by lots of people;
therefore, it is highly recommended by athletic coaches to apply in training courses. In addition,
running exercises are very plentiful and varied without requiring costly and special conditions on
tracks and facilities, etc. However, the challenge is that the coach and athletes have to master,
select and implement assignments correctly, meet the training requirements and be appropriate to
the levels and characteristics of the athletes.
Key words: running execises, complemetary speciality, general physical strength.
Ngày nhận bài:15/8/2014; Ngày phản biện:30/8/2014; Ngày duyệt đăng: 15/9/2014
Phản biện khoa học: TS. Lê Hải Bằng – Trường Đại học Khoa học - ĐHTN
* Tel: 0912 145298; Email: Lamnguyen200969@gmail.com
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- brief_48516_52429_149201514581720_176_2046605.pdf