Mối tương quan bicacbonat và ammonium của quá trình nitrit hóa một phần/anammox để loại ammonium trong nước thải nuôi lợn - Lê Công Nhất Phương

KẾT LUẬN Sau thời gian nghiên cứu thực nghiệm với kết quả đạt được khi xử lý được ammonium trong nước thải chăn nuôi lợn bằng quá trình nitrit hóa một phần/anammox với việc sử dụng bùn hoạt tính; chế độ vận hành thực hiện theo chu kỳ 3 phút cấp khí/15 phút ngưng cấp khí, ở tải trọng 0,22 kgN-NH4/m3.ngày, có thể đưa ra nhận xét sau: Hiệu suất loại N-NH4 giảm từ 75,4% xuống còn 65,7% khi tỉ số HCO3-/N-NH4 của nước thải đầu vào giảm từ 1,5 xuống 0,9. Từ kết quả thu được chứng minh, mô hình vận hành với hiệu suất loại N-NH4 tốt khi tỷ số HCO3-/N-NH4 ≥ 1,1. Có mối liên hệ giữa hiệu suất xử lý N-NH4 và hiệu quả tiêu thụ HCO3- với hệ số tin cậy (R2) cao nhất là 0,775. Do đó, có thể đo mức độ tiêu thụ bicarbonate để dự đoán hiệu quả loại ammonium.

pdf6 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 700 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối tương quan bicacbonat và ammonium của quá trình nitrit hóa một phần/anammox để loại ammonium trong nước thải nuôi lợn - Lê Công Nhất Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 63-68 63 MỐI TƯƠNG QUAN BICACBONAT VÀ AMMONIUM CỦA QUÁ TRÌNH NITRIT HÓA MỘT PHẦN/ANAMMOX ĐỂ LOẠI AMMONIUM TRONG NƯỚC THẢI NUÔI LỢN Lê Công Nhất Phương(*), Nguyễn Huỳnh Tấn Long, Ngô Kế Sương Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (*)vshnd@yahoo.com TÓM TẮT: Kết qủa xử lý ammonium trong nước thải chăn nuôi lợn bằng quá trình nitrit hóa một phần/anammox với việc sử dụng bùn hoạt tính với chế độ hoạt động được thực hiện theo chu kỳ 3 phút cấp khí/15 phút ngưng cấp khí và tải lượng đầu vào là 0,22 kgN-NH4/m3.ngày đã cho thấy, hiệu suất xử lý N-NH4 giảm từ 75,4% xuống còn 65,7% khi tỉ số HCO3-/N-NH4 của nước thải đầu vào giảm từ 1,5 xuống 0,9. Mô hình vận hành tốt ở tỉ số HCO3-/N-NH4 ≥ 1,1. Ngoài ra, còn có mối liên hệ giữa hiệu suất xử lý N- NH4 và hiệu quả tiêu thụ HCO3- với hệ số tin cậy (R2) cao nhất là 0,775. Do đó, có thể đo mức độ tiêu thụ bicarbonate để dự đoán hiệu quả xử lý ammonium. Từ khóa: Anammox, Nitrosomonas, nitrit hóa, nước thải, xử lý ammonium. MỞ ĐẦU Ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng là ngành sản sinh ra khối lượng chất thải (khí, rắn và lỏng) rất lớn. Nước thải của quá trình chăn nuôi lợn là nguồn gây ô nhiễm nghiệm trọng đến môi trường nước, không khí. Xử lý nguồn nước thải này sẽ góp phần rất lớn vào việc phát triển bền vững ngành chăn nuôi. Việc ứng dụng phương pháp sinh học kỵ khí để xử lý nước thải chăn nuôi lợn là một giải pháp phù hợp và hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình này làm cho nước thải sau xử lý có một lượng rất lớn ammonium (N-NH4 từ 200-800 mg/l) nếu chưa qua xử lý mà xả thải ra các nguồn nước tiếp nhận sẽ gây tác động xấu đến môi trường nước. Năm 1995, một phản ứng chuyển hóa nitơ được phát hiện, đó là phản ứng oxy hóa kỵ khí ammonium (Anaerobic Ammo-nium Oxidation - Anammox). Trong đó, ammonium được oxy hóa bởi nitrit trong điều kiện kỵ khí, không cần cung cấp carbon hữu cơ, để tạo thành nitơ phân tử. Đây là một hướng phát triển kỹ thuật xử lý nitơ mới, nhất là với các loại nước thải có hàm lượng nitơ cao [5]. Để thực hiện quá trình Anammox, trước tiên phải thực hiện oxy hóa một phần ammonium thành nitrit nhờ vi khuẩn Nitrosomonas (gọi là quá trình nitrit hóa một phần), sau đó lượng nitrit sinh ra sẽ oxy hóa lượng ammonium còn lại trong điều kiện kỵ khí để tạo thành nitơ nguyên tử bởi nhóm vi khuẩn Anammox, theo phương trình phản ứng dưới đây: 2,34NH4+ + 1,85O2 + 2,59HCO3-  1,02N2 + 0,26NO3- + 2,41CO2 + 5,83H2O + 0,024C5H7NO2 (Nitrosomonas) + 0,066CH2O0,5N0,15 (Anammox) (1) Quá trình này là quá trình hoàn toàn tự dưỡng nên không sử dụng carbon hữu cơ, nguồn carbon để vi khuẩn tổng hợp sinh khối chính là độ kiềm trong nước. Độ kiềm thể hiện khả năng nhận ion H+ trong nước, có thể biểu diễn bởi công thức: [Alk] = [OH-] + [HCO3-] + 2[CO32-] - [H+] (2) Độ kiềm trong nước vừa có tác đụng ổn định pH của dung dịch, vừa cung cấp nguồn carbon cho vi khuẩn. Vì vậy, độ kiềm đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrit hóa một phần/Anammox. Trong quá trình này, nhu cầu độ kiềm là 1,1 mmol HCO3-/mmol N-NH4 [6], nghĩa là có sự tương quan giữa lượng bicarbonate tiêu thụ với lượng N-NH4 chuyển hóa. Do đó, có thể tính hiệu suất của quá trình nitrat hóa một phần/anammox thông qua lượng bicarbonate tiêu thụ. Cũng với lập luận như trên, Szatkowska et al. (2000) [6], Gut et al. (2006) [2] đã tính toán hiệu suất quá trình Canon và nitrit hóa một phần/anammox thông qua chỉ tiêu độ dẫn điện vì sự tiêu thụ ion N-NH4+ và HCO3- trong quá trình làm giảm độ dẫn điện. Nghiên Le Cong Nhat Phuong, Nguyen Huynh Tan Long, Ngo Ke Suong 64 cứu này tiến hành đánh giá ảnh hưởng của độ kiềm đến hiệu quả của quá trình nitrit hóa một phần/Anammox, từ đó tìm mối liên hệ giữa độ giảm N-NH4+ và độ giảm HCO3-. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP Vật liệu và mô hình Nước thải: Nghiên cứu được tiến hành với nước thải thực, được lấy từ nước thải chăn nuôi lợn đã qua giai đoạn phân hủy sinh học kỵ khí. Nước thải này có nồng độ ammonium cao nhưng hàm lượng các hợp chất carbon thấp. Nước thải đầu vào sử dụng trong nghiên cứu này được lấy từ đầu ra từ bể kỵ khí của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi lợn, Xí nghiệp lợn giống Đông Á, Dĩ An, Bình Dương với công suất 150 m3/ngày. Bảng 1. Thành phần của nước thải chăn nuôi heo sau xử lý kỵ khí STT Chỉ tiêu phân tích Đơn vị Phạm vi giá trị Giá trị trung bình 1 pH - 7,0 - 7,5 7,3 2 COD mg/l 175 - 225 205 3 N-NH4 mg/l 282 - 441 370 4 N-NO2 mg/l 0,0 - 0,2 0,1 5 N-NO3 mg/l 0,9 - 2,4 1,6 6 Tổng P mg/l 13 - 44 28 7 Ôxy hòa tan DO mg/l 0,1 - 0,2 0,1 8 Nhiệt độ oC 27 - 32 30 Hệ thống vận hành theo sự thay đổi tỉ số bicarbonat/ammonium của nước thải đầu vào. Nồng độ ammonium cố định ở nồng độ khoảng 280 mg/L (20 mM), thay đổi giá trị bicarbonat từ 14 mM đến 30 mM tương ứng với tỉ số HCO3-/N-NH4+ từ 0,7 đến 1,5 để đánh giá ảnh hưởng của nồng độ bicarbonat đến mô hình xử lý. Sử dụng NH4Cl để bổ sung N-NH4+ và NaHCO3 để bổ sung HCO3- cho nước thải thí nghiệm. Mô hình được vận hành trong điều kiện: không kiểm soát nhiệt độ và pH. Bảng 2. Thay đổi tỷ số bicarbonat/ammonium của nước thải đầu vào Tỉ số HCO3-/NH4+ HCO3- NH4+ (280 mg/L) Lý thuyết 1,11/1 Thí nghiệm 0,7/1 0,9/1 1,1/1 1,3/1 1,5/1 14 mM 18 mM 22 mM 26 mM 30 mM 20 mM 20 mM 20 mM 20 mM 20 mM Vi sinh vật: Sinh khối Anammox và Nitrosomonas, với các thông số sau: SS = 4872,5 mg/L, VSS = 3714,6 mg/L, được cung cấp từ đề tài nghiên cứu [5]. Mô hình và thiết bị Thiết bị phản ứng có dạng hình hộp chữ nhật phía trên để hở, kích thước dài - rộng - cao tương ứng là 270 × 125 × 450 mm (thể tích = 15,2 lít; thể tích hữu ích = 12 lít). Thiết bị chia làm 2 ngăn: ngăn phản ứng 10 lít và ngăn lắng 2 lít, 2 ngăn này thông với nhau ở dưới đáy. Mô hình thiết kế để cho nước thải đầu vào sẽ đi từ đầu ngăn phản ứng ở phía trên, di chuyển đến cuối ngăn phản ứng và chảy qua ngăn lắng từ phía dưới, tiếp tục đi lên phía trên ngăn lắng và chảy qua miệng ống ra khỏi thiết bị. Mô hình thiết kế để kéo dài đường đi của nước thải, tránh hiện tượng chảy tắt dòng, giúp quá trình xử lý đạt hiệu quả cao. TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 63-68 65 21 3 4 5 6 7 V-A 8 Hình 1. Sơ đồ mô hình thí nghiệm 1. Nguồn điện; 2. Timer; 3. Máy thổi khí; 4. Đồng hồ đo lưu lượng khí; 5. Thùng chứa nước thải đầu vào; 6. Bơm định lượng; 7. Bể phản ứng; 8. Nước ra. Vận hành hệ thống Mô hình vận hành với lưu lượng 10 lít/ngày. Nước thải được bơm liên tục từ thùng chứa vào mô hình, lưu lượng nước thải vào thiết bị này được điều chỉnh từ bơm định lượng với giá trị cố định 10 lít/ngày và thời gian lưu là 1 ngày. Mô hình được cấp khí thông qua bơm khí, khí được phân phối vào bể thông qua đầu phân phối khí. Lưu lượng khí được điều chỉnh thông qua lưu lượng kế với giá trị cố định 1 lít/phút. Khí được cấp không liên tục thông qua máy thổi khí có gắn thiết bị timer nhằm điều chỉnh thời gian cấp khí và thời gian ngưng cấp khí để tạo môi trường hiếu khí và kỵ khí theo yêu cầu (theo chu kỳ 3 phút cấp khí/15 phút ngưng cấp khí). Nước thải sau khi qua thiết bị xử lý sẽ chảy vào ngăn lắng, sau đó thoát ra ngoài. Phương pháp phân tích Nước thải đầu vào và ra, mô hình được phân tích hàng ngày với các thông số sau: pH và DO được đo bằng thiết bị đo cầm tay tương ứng. Các chỉ tiêu khác được phân tích theo Clescerl et al. (1999) [1]: N-NH4(4500-NH3 F), N-NO2 , N-NO3, SS(2540 D), VSS (2540 E), độ kiềm (2320 B), COD(5220 B); COD được điều chỉnh theo chất cản trở N-NO2 (-1,1 mg/L COD cho 1 mg/L N-NO2) KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN Ảnh hưởng của nồng độ bicarbonate đến hiệu quả xử lý ammonium Thí nghiệm thực hiện liên tục với sự thay đổi 5 giá trị tỷ số HCO3-/N-NH4 là 1,5; 1,3; 1,1; 0,9; 0,7 đã đạt được các kết quả chỉ rõ ở hình 2 và hình 3. 0 50 100 150 200 250 300 1. 5 1. 5 1. 5 1. 5 1. 5 1. 5 1. 3 1. 3 1. 3 1. 3 1. 3 1. 1 1. 1 1. 1 0. 9 0. 9 0. 9 0. 7 0. 7 0. 7 0. 7 Tỉ số HCO3/NH4 0 20 40 60 80 100 NH4 NH4 ra H% (N-NH4) 0 5 10 15 20 25 30 35 1. 5 1. 5 1. 5 1. 5 1. 5 1. 5 1. 3 1. 3 1. 3 1. 3 1. 3 1. 1 1. 1 1. 1 0. 9 0. 9 0. 9 0. 7 0. 7 0. 7 0. 7 Tỉ số HCO3/NH4 0 20 40 60 80 100 HCO3 HCO3 ra H% (HCO3) Hình 2. Diễn biến nồng độ và hiệu suất loại N-NH4 Hình 3. Diễn biến nồng độ và hiệu suất loại HCO3- Bảng 3. Hiệu suất loại N-NH4 và HCO3- Tỉ số HCO3- /N-NH4 Trung bình ± độ lệch chuẩn 1,5 1,3 1,1 0,9 0,7 H% N-NH4 75,38 ± 7,69 74,38 ± 3,69 71,27 ± 3,26 66,88 ± 12,27 65,69 ± 6,22 H% HCO3- 59,7 ± 11,12 60,87 ± 7,25 60,66 ± 7,24 59,87 ± 8,62 53,69 ± 7,62 Le Cong Nhat Phuong, Nguyen Huynh Tan Long, Ngo Ke Suong 66 Tương ứng với giá trị tỉ số HCO3-/N-NH4 của nước thải đầu vào khác nhau thì hiệu suất loại HCO3- và N-NH4 cũng thay đổi và được thể hiện ở hình 2 và 3. Hiệu suất loại N-NH4 trung bình lớn nhất là ở 75,4% tỉ số 1,5, và nhỏ nhất là 65,7 ở tỉ số 0,7 (bảng 3). Hiệu suất xử lý ammonium có dấu hiệu giảm dần khi tỉ số HCO3-/N-NH4 giảm dần, điều này cho thấy, bicarbonate có ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình nitrit hóa một phần/Anammox. Tuy nhiên, khi so sánh sự khác biệt hiệu suất xử lý N-NH4 ở các tỉ số khác nhau, kết quả cho thấy, không có sự khác biệt giữa hiệu suất ở các tỉ lệ HCO3-/N-NH4 1,5; 1,3; 1,1; còn tỉ lệ 0,9 và 0,7 thì có sự khác biệt và có ý nghĩa về mặt thống kê (bảng 4). Điều này có nghĩa là ở các giá trị tỉ số HCO3-/NH4 của nước thải đầu vào từ 1,1-1,5 thì hiệu quả xử lý N-NH4 là tương đương nhau. So với tỉ lệ của phương trình lý thuyết là 1,1 thì 2 tỉ lệ HCO3-/NH4 thấp hơn (0,9 và 0,7) cho kết quả hiệu suất loại N-NH4 thấp là đúng, bởi vì lượng bicarbonate không đủ để thực hiện quá trình cho nhóm vi khuẩn tự dưỡng xảy ra hoàn toàn theo phương trình (1). Bảng 4. So sánh sự khác biệt hiệu suất xử lý N- NH4 ở các tỷ số khác nhau (Method: 95.0 percent LSD) Trung bình Nhóm đồng đều H% N-NH4 (0,7) 65,688 XXX H% N-NH4 (0,9) 66,879 XX H% N-NH4 (1,1) 71,269 XX H% N-NH4 (1,3) 74,379 X H% N-NH4 (1,5) 75,381 X H% HCO3- (0,7) 53,688 X H% HCO3- (0,9) 59,869 X H% HCO3- (1,1) 60,662 X H% HCO3- (1,3) 60,871 X H% HCO3- (1,5) 59,701 X Bảng 5. So sánh tỉ số HCO3-/N-NH4+ Quá trình Nước thải HCO3 -/N- NH4+ vào HCO3-/N- NH4+ đã tiêu thụ Tham khảo - Nitrat hóa một phần/Anammox - CANON Rỉ rác (sau ép bùn) 1,45 1,22 1,14 1,2 Szatkowska (2007) - SNAP Rỉ rác 0,99 0,98 Phan Khắc Liệu (2006) - Nitrit hóa một phần/Anammox Chăn nuôi heo (sau giai đoạn kỵ khí) 1,51 1,32 1,08 0,88 0,70 1,49* 1,19 1,08 0,92 0,81 0,58 1,12 Nghiên cứu này (*). tỷ số của giai đoạn sục khí 3 phút/nghỉ sục khí 15 phút. Khi so sánh hiệu suất tiêu thụ HCO3- số liệu ở bảng 3 và bảng 4 cho kết quả các giá trị tương tự nhau (trừ kết quả ở tỷ số HCO3-/N-NH4+ = 0,7). Như vậy, hiệu quả loại N-NH4 tỉ lệ thuận với hiệu suất tiêu thụ HCO3- ở 3 tỉ số HCO3-/N- NH4+ của nước thải đầu vào là 1,5; 1,3 và 1,1. Ở đây có sự liên hệ giữa khả năng tiêu thụ HCO3- và loại N-NH4. Để đánh giá mối liên hệ giữa ammonium và bicarbonate, chúng tôi đã tính toán tỷ lệ giữa hàm lượng bicarbonate tiêu thụ và hàm lượng ammonium bị loại, kết quả được thể hiện ở bảng 5. Kết quả này tương tự với kết TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 63-68 67 quả của các tác giả khác, với các loại nước thải khác nhau. Xây dựng mối liên hệ giữa ammonium và bicarbonate Kết quả thí nghiệm cho thấy có mối liên hệ giữa hàm lượng tiêu thụ HCO3- và hàm lượng loại N-NH4, có thể nhận thấy 2 mối liên hệ tuyến tính như sau: thứ nhất: do quá trình chuyển hóa ammonium cần một lượng bicarbonate sử dụng để quá trình nitrit hóa một phần/Anammox hoạt động, vì vậy khả năng có mối liên hệ giữa hiệu suất xử lý N-NH4 và hiệu suất tiêu thụ HCO3-. Như vậy, hiệu quả loại ammonium thông qua hiệu suất tiêu thụ bicarbonate. Thứ hai: vì hàm lượng HCO3- tiêu thụ có tỷ lệ với hàm lượng ammonium chuyển hóa, nên chúng có mối tương quan với nhau, từ đó có thể suy ra được hàm lượng ammonium chuyển hóa thông qua lượng bicarbonate tiêu thụ. Từ hàm lượng N-NH4 chuyển hóa và tỉ số N-NH4/HCO3- của nước thải đầu vào có thể dự đoán được hiệu suất xử lý N- NH4 qua phương trình: H% N-NH4 = (N-NH4 - N-NH4 ra) × 100% (3) Trong đó, N-NH4 = HCO3- × (tỉ số HCO3- /N-NH4 (nước thải vào) (4); N-NH4 ra = N-NH4 - (lượng N-NH4 chuyển hóa) (5). Dựa vào các phương trình (3), (4) và (5) trên, có thể thấy rằng, có mối liên hệ giữa ammonium và bicarbonate, tuy nhiên, hệ số tin cậy chỉ ở mức trung bình và cao (0,4-0,775 hay 40%- 77,5%). Trong khi đó, các nghiên cứu cho thấy, giữa hàm lượng N-NH4 với độ dẫn điện có mối liên hệ, với độ tin cậy rất cao Gut (2006) [2] là (0,81-0,87) và Szatkowska (2007) [7] là (0,83- 0,93). Độ chính xác khi sử dụng thông số độ dẫn điện đánh giá cao vì độ dẫn điện cũng phụ thuộc vào nồng độ N-NH4 trong nước thải, trong khi nồng độ HCO3- lại không phụ thuộc vào nồng độ N-NH4, chỉ có một tỉ lệ tương đối giữa 2 nồng độ này đối với từng loại nước thải nhất định, đối với nước thải chăn nuôi lợn trong thí nghiệm, thì tỉ số là 1,7. Vì vậy, tuy có thể đo nồng độ HCO3- để tìm ra được hiệu quả xử lý N-NH4 với độ tin cậy cao nhất là 77,5%, nhưng so với phương pháp đo độ dẫn điện để dự đoán hiệu quả xử lý N-NH4 thì có độ chính xác kém hơn. Bảng 6. Công thức mô tả tương quan tuyến tính Tỷ số Mối liên hệ R2 1,1 (H% N-NH4) = 48,9609 + 0,368778 × (H% HCO3-) ( N-NH4) = 133,857 + 4,90451 × ( HCO3-) 73,46% 69,15% 1,5 (H% N-NH4) = 39,0429 + 0,608672 × (H% HCO3-) ( N-NH4) = 68,3354 + 7,05211 × ( HCO3-) 77,5% 69,3% 1,7 (*) (H% N-NH4) = 37,6218 + 0,559132 × (H% HCO3-) ( N-NH4) = 68,642 + 5,73573 × ( HCO3-) 69,8% 75,1% (*). Các mẫu ở thí nghiệm 1 có tỷ số HCO3-/N-NH4 = 1,7 (là tỷ số trung bình của nước thải chăn nuôi lợn) KẾT LUẬN Sau thời gian nghiên cứu thực nghiệm với kết quả đạt được khi xử lý được ammonium trong nước thải chăn nuôi lợn bằng quá trình nitrit hóa một phần/anammox với việc sử dụng bùn hoạt tính; chế độ vận hành thực hiện theo chu kỳ 3 phút cấp khí/15 phút ngưng cấp khí, ở tải trọng 0,22 kgN-NH4/m3.ngày, có thể đưa ra nhận xét sau: Hiệu suất loại N-NH4 giảm từ 75,4% xuống còn 65,7% khi tỉ số HCO3-/N-NH4 của nước thải đầu vào giảm từ 1,5 xuống 0,9. Từ kết quả thu được chứng minh, mô hình vận hành với hiệu suất loại N-NH4 tốt khi tỷ số HCO3-/N-NH4 ≥ 1,1. Có mối liên hệ giữa hiệu suất xử lý N-NH4 và hiệu quả tiêu thụ HCO3- với hệ số tin cậy (R2) cao nhất là 0,775. Do đó, có thể đo mức độ tiêu thụ bicarbonate để dự đoán hiệu quả loại ammonium. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Clescerl L. S., Arnold E. Greenberg, Andrew D. Eaton, 1999. Standard methods for the examination of water and wastewater-20th edition, American Public Health Association. Le Cong Nhat Phuong, Nguyen Huynh Tan Long, Ngo Ke Suong 68 2. Gut L., 2006. Assessment of a partial nitritation/Anammox system for nitrogen removal, PhD thesis, KTH Land and Water Resources Engineering. 3. Gut L., E. Plaza, B. Hultman., 2007. Assessment of a two-step partial nitritation/Anammox system with implementation of multivariate data analysis, Chemometrics and Intelligent Laboratory Systems, 86: 26-34. 4. Phan Khắc Liệu, 2006. Nitrogen removal from landfill leachate using a single-stage process combining anammox and partial nitritation, Ph.D. thesis Dissertation, Kumamoto University, Japan. 5. Lê Công Nhất Phương, 2009. Nghiên cứu ứng dụng nhóm vi khuẩn Anammox trong xử lý nước thải nuôi heo, Luận án Tiến sĩ, Viện Môi trường và Tài nguyên tp. Hồ Chí Minh. 6. Szatkowska B., E. Plaza, J. Trela., 2000: Partial nitritation/anammox and Canon - Nitrogen removal systems followed by conductivity measurements, Department of Land and Water Resources Engineering, Royal Institute of Technology, Stockholm, Sweden, 109-117. 7. Szatkowska B., 2007. Performance and control of biofilm systems with partial nitritation and Anammox for supernatant treatment, Land and Water Resources Engineering, KTH, Stockholm, PhD Doctoral Thesis, TRITA-LWR PhD Thesis 1035. 8. Yamamoto T., Takaki K., Koyama T., Furukawa K., 2007. Long-term stability of partial nitritation of swine wastewater digester liquor and its subsequent treatment by Anammox, Bioresource Technology, 100(23): 5624-5632. CORRELATION BETWEEN BICARBONATE AND AMMONIUM IN PARTIAL/ANAMMOX PROCESS TREATING AMMONIUM IN SWINE WAATEWATER Le Cong Nhat Phuong, Nguyen Huynh Tan Long, Ngo Ke Suong Institute of Tropical Biology SUMMARY Our experimental studies with the results achieved with the ammonium treatment in swine wastewater by partial nitrification/anammox with the use of activated sludge; operating regime comply cycle 3 minute/15 minute break, at 0.22 kgN-NH4/m3.day load, leads to the following remarks: Performance of N-NH4 treatment decreased from 75.4% to 65.7% when the ratio of waste water input HCO3-/N-NH4 decreased from 1.5 to 0.9. The model operates well in HCO3-/N-NH4 ratio ≥ 1.1. There are links between processor performance and efficiency of N-NH4 HCO3- consumption reliability coefficient (R2) is the highest 0.775. So, we can measure consumption of bicarbonate to predict the effect of ammonium treatment. Keywords: Anammox, Nitrosomonas, ammonium treatment, partial nitrification, swine wastewater. Ngày nhận bài: 21-6-2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf1773_5662_1_pb_8629_2016701.pdf
Tài liệu liên quan