Môi trường trường học học phổ thông an toàn về tâm lý

Bài báo đã đề cập tới các khái niệm và những vấn đề cơ bản như: môi trường giáo dục, an toàn tâm lý, những đặc điểm của môi trường trường học an toàn về tâm lý, bạo lực học đường và hậu quả của nó, tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp và chỉ rõ vai trò của từng chủ thể trong việc xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý.

pdf4 trang | Chia sẻ: linhmy2pp | Ngày: 08/03/2022 | Lượt xem: 236 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Môi trường trường học học phổ thông an toàn về tâm lý, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48 45 MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỌC HỌC PHỔ THÔNG AN TOÀN VỀ TÂM LÝ Phí Thị Hiếu* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Bài báo đã đề cập tới các khái niệm và những vấn đề cơ bản như: môi trường giáo dục, an toàn tâm lý, những đặc điểm của môi trường trường học an toàn về tâm lý, bạo lực học đường và hậu quả của nó, tình trạng bạo lực học đường trong nhà trường Việt Nam hiện nay. Từ đó, tác giả đề xuất các biện pháp và chỉ rõ vai trò của từng chủ thể trong việc xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý. Từ khoá: môi trường giáo dục, an toàn về tâm lý, bạo lực học đường, trường học, phát triển MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN* Sự phát triển của xã hội hiện đại làm tăng lên những yêu cầu đối với cá nhân và sự tinh thông nghề nghiệp của họ. Do đó, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục ngày càng trở nên bức thiết. Việc giải quyết vấn đề này liên quan tới hàng loạt khía cạnh: với việc mô hình hoá nội dung giáo dục, tối ưu hoá các cách thức, kỹ thuật tổ chức quá trình giáo dục, với việc tư duy lại mục đích và kết quả của giáo dục. Tất cả những điều đó, một mặt dẫn tới sự thay đổi môi trường giáo dục, mặt khác, làm tăng thêm yêu cầu đối với những người tham gia vào quá trình giáo dục và với đặc thù của mối quan hệ tác động liên nhân cách của họ. Môi trường giáo dục là toàn bộ cơ sở vật chất, tinh thần mà trong đó con người được giáo dục đang sống, lao động và học tập được sử dụng nhằm tác động đến sự hình thành nhân cách của họ phù hợp với mục đích giáo dục đã định. Môi trường giáo dục rất đa dạng, có thể phân chia một cách tương đối thành môi trường xã hội (môi trường gia đình, môi trường nhà trường) và môi trường tự nhiên. Đối với lứa tuổi nhỏ, môi trường gia đình và môi trường nhà trường có tác động trực tiếp trong quá trình hình thành nhân cách. Các môi trường này tồn tại trong mối quan hệ biện chứng với nhau, do đó cần được tổ chức theo một cơ chế hợp lý nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp tác động đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách thế hệ trẻ [1]. * Tel: 01656634388; Email: hieusptn@gmail.com Các công trình nghiên cứu của hàng loạt tác giả (Grachev G.V., 1998; Kabachenko T.X., 2000; Baeva I.A., 2002) chỉ ra rằng hiệu quả của quá trình giáo dục sẽ phụ thuộc vào tiêu chí an toàn tâm lý của môi trường giáo dục. Số liệu các công trình nghiên cứu của Lebedeva O.E. và Xưmaniuk E.E. cho thấy, theo ý kiến của học sinh, một trường phổ thông tốt phải có tiêu chí an toàn (trường phổ thông không có đe doạ của bạo lực, sự thiếu tôn trọng, sự lăng nhục). Đối với phụ huynh học sinh “trường phổ thông tốt” phải đảm bảo sự an toàn cho đứa trẻ, sự quan tâm tới sức khoẻ của chúng [2,5,6]. Sự an toàn – đó là yếu tố đảm bảo sự phát triển bình thường của nhân cách. Nhu cầu an toàn là cơ sở trong hệ thống thứ bậc nhu cầu của con người (A.Maxlow) mà thiếu đi sự thoả mãn một phần của nó không thể có sự phát triển hài hoà của nhân cách, sự thành công của việc tự hiện thực hoá những tiềm năng của con người [7]. Khái niệm an toàn tâm lý rất đa nghĩa. T.X. Kabachenko xem sự an toàn tâm lý “Như sự đo lường độc lập trong hệ thống chung của sự an toàn, là trạng thái của môi trường thông tin và những điều kiện hoạt động sống của xã hội không thúc đẩy sự phá huỷ những tiền đề của sự phát triển toàn vẹn về tâm lý, tính thích ứng hoạt động và sự phát triển của các chủ thể xã hội” [6]. I.A. Baeva hiểu “Sự an toàn tâm lý như là trạng thái của môi trường giáo dục, thoát ly khỏi những sự thể hiện của bạo lực tinh thần trong sự tác động qua lại, thúc đẩy sự thoả mãn các nhu cầu giao tiếp cá nhân-tin cậy, tạo ra giá trị riêng của môi trường và đảm bảo cho sức khoẻ tinh thần Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48 46 của những người tham gia vào nó” [3]. G.V. Grachev hiểu an toàn tâm lý như là “trạng thái bảo vệ tâm lý khỏi ảnh hưởng của những nhân tố thông tin đa dạng, cản trở hoặc gây khó khăn cho sự hình thành và hoạt động của cơ sở định hướng - thông tin phù hợp của hành vi xã hội ở con người và nhìn chung là của hoạt động sống trong xã hội hiện đại, hệ thống phù hợp các mối quan hệ của anh ta với môi trường xung quanh và với chính mình” [5, c.33]. Mặc dù được định nghĩa khác nhau nhưng các tác giả trên đều đề cập tới những tiêu chí sau của sự an toàn tâm lý: là trạng thái của môi trường không có bạo lực tâm lý, đảm bảo cho sức khoẻ tinh thần, sự phát triển toàn vẹn về tâm lý, thoả mãn nhu cầu giao tiếp của cá nhân. Theo số liệu của nhiều tác giả nước ngoài (I.A.Baeva, G.V. Grachev, E.Erikson, R.Jonson, M.Lipsey, H.M Walker, B.J. Wise) sự bảo vệ tâm lý của trẻ em là điều kiện đảm bảo cho sự thích ứng, sự phát triển các kỹ năng xã hội và sự hình thành ở đứa trẻ khuynh hướng với những quan hệ tích cực trong xã hội, sự mong đợi được xã hội chấp nhận, giúp đỡ, sự phát triển tình cảm cá nhân và mối quan hệ với chính mình [4]. Môi trường trường học an toàn về tâm lý có những đặc điểm sau: Không có biểu hiện của bạo lực tâm lý trong sự tác động qua lại giữa những người tham gia vào quá trình giáo dục; sự thoả mãn những nhu cầu cơ bản trong giao tiếp cá nhân của các chủ thể; việc rèn luyện sức khoẻ tâm lý; sự ngăn ngừa những đe doạ đối với sự phát triển nhân cách bền vững hiệu quả. Trong bài báo này, chúng tôi đề cập đến sự an toàn tâm lý ở môi trường trường học bậc Trung học cơ sở (THCS) và Trung học phổ thông (THPT). Học sinh THCS, THPT nằm trong độ tuổi mà sự phát triển về mọi mặt đang diễn ra mạnh mẽ. Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của học sinh có nhiều yếu tố, trong đó môi trường là điều kiện quan trọng cho sự phát triển. Do đó, xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý là tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của trẻ. Môi trường giáo dục an toàn về tâm lý mang lại cho đứa trẻ những khả năng phong phú để hình thành và phát triển nhân cách. Đó là những khả năng: tự quyết định gia nhập vào môi trường giáo dục; tự lựa chọn hoạt động (nội dung và hình thức của nó) và đặc biệt quan trọng là hoạt động tạo điều kiện cho trẻ đạt được thành công lớn nhất, sự tự thể hiện cao nhất; việc xây dựng các mối quan hệ đối thoại với người khác thuộc các lứa tuổi và nhóm xã hội khác nhau; phát huy mạnh mẽ hơn những vai trò xã hội khác nhau; sự lựa chọn những tập thể khác nhau, sự thống nhất và thay đổi mạnh mẽ của chúng; khai thác và nắm vững các môi trường khác nhau: văn hoá, thiên nhiên, thông tin v.v. Như vậy, sự an toàn tâm lý của môi trường giáo dục phổ thông đó là thành tố có cấu trúc phức tạp mà thành phần tạo nên nó có những đặc điểm riêng trong sự phụ thuộc vào chủ thể của quá trình giáo dục-dạy học. Việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn về tâm lý cần được dựa trên những kỹ thuật định hướng nhân văn và những hình thức của sự phát triển nhân cách. Một trong những cơ sở của các kỹ thuật này là chất lượng của quá trình tương tác giữa nhà giáo dục và người học, trong đó nhân cách, tình cảm, sự tinh thông nghề nghiệp và sự hài lòng về lao động của chính nhà giáo dục thúc đẩy sự hình thành nhân cách khoẻ mạnh, năng động sáng tạo và thích ứng xã hội tốt của người học, làm giảm những áp lực thần kinh-tâm lý, nâng cao năng lực tự điều chỉnh, có nghĩa là thúc đẩy việc nâng cao sức khoẻ tâm lý của những người tham gia vào quá trình giáo dục. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC ĐẾN SỰ AN TOÀN TÂM LÝ TRONG TRƯỜNG HỌC Sau gia đình, trường học có ý nghĩa thứ hai từ những hệ thống xã hội hoá nhân cách đại diện rộng rãi trong xã hội. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, trên khắp thế giới, ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau, đặc biệt là ở bậc THCS và THPT, sự an toàn tâm lý trong trường học đang bị đe doạ nghiêm trọng bởi nhiều yếu tố mà trước hết phải kể đến là bạo lực học đường. Bạo lực học đường là hệ thống xâu chuỗi lời nói, hành vi mang tính miệt thị, đe dọa, khủng bố người khác, để lại Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48 47 thương tích trên cơ thể, thậm chí dẫn đến tử vong, đặc biệt là gây tổn thương đến tư tưởng, tình cảm, tạo cú sốc tinh thần cho những đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình giáo dục trong nhà trường. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra giữa học sinh với học sinh mà còn xảy ra giữa học sinh với giáo viên hoặc cán bộ công nhân viên trong nhà trường, thậm chí là giữa cán bộ, giáo viên trong nhà trường với nhau. Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra: ảnh hưởng tới bản thân học sinh, tới nhà trường, gia đình và xã hội. Đối với học sinh, bạo lực học đường gây hậu quả nghiêm trọng về cả mặt thể xác (gây tổn thương cho cơ thể, thậm chí có thể cướp đi sinh mạng của học sinh) lẫn tinh thần (gây cảm giác lo âu, sợ hãi, chán nản, suy sụp, ám ảnh, stress, ngại giao tiếp, trầm cảm và các loại rối nhiễu tâm lý khác) thậm chí chúng có thể để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời đứa trẻ. Theo một số nghiên cứu ở Mỹ, những em bị bắt nạt thường bị cô lập nên không muốn ra ngoài chơi, không muốn đến trường vì sợ bị trêu chọc, đánh đập, sợ bạn bè khác sẽ xa lánh do không muốn “cùng nhóm với kẻ đáng ghét” hoặc “cùng nhóm với kẻ yếu thế” để bản thân cũng có thể trở thành nạn nhân bị bắt nạt. Tình trạng bị bắt nạt kéo dài, ảnh hưởng xấu đến cả việc học tập, và sự phát triển của các em cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc [8]. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều này sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã trưởng thành. Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm. Điều đó cho thấy môi trường ở nhiều nhà trường không còn tính lành mạnh, sự hấp dẫn và là nỗi sợ hãi đối với nhiều học sinh. Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ làm ảnh hưởng đến thành tích thi đua của lớp, của trường và ảnh hưởng đến danh tiếng của nhà trường cũng như các thầy cô. Hơn nữa, những hành vi bạo lực của giáo viên làm cho môi trường giáo dục ở nhà trường mất đi tính mô phạm, uy tín, danh dự người giáo viên bị hạ thấp, học sinh có cảm giác lo lắng, sợ hãi khi đến tiết học của họ và tất nhiên hiệu quả dạy học sẽ không thể đạt được như mong đợi. Ở Việt Nam, theo số liệu thống kê từ đường dây nóng của Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em trong những ngày cuối năm 2012, bạo hành tại trường học tăng 13 lần so với 10 năm trở về trước. Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, Trường ĐH KH XHNV - ĐH Quốc gia Hà Nội thực hiện mấy năm trước tại 2 trường THPT tại quận Đống Đa (Hà Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ thể, có đến 96,7% số học sinh (HS) trong mẫu được hỏi cho rằng ở trường các em có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là 44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên và 17,3% không thường xuyên [9]. Kết quả nghiên cứu của các chuyên gia giáo dục khác cho thấy, bạo lực học đường ở bậc THCS xảy ra khá thường xuyên với những hành vi bạo lực tương đối đa dạng [10]. Ngoài ra, sự mất cân đối trong phát triển tâm sinh lý lứa tuổi học sinh, quan hệ thiếu thân thiện giữa những người tham gia vào môi trường giáo dục, stress trong các loại hình hoạt động, bầu không khí tâm lý căng thẳng trong tập thể cũng là những yếu tố ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn tâm lý cá nhân [3]. Vì vậy, có thể nói rằng, hiện nay nhu cầu an toàn trở thành bức thiết đối với các cá nhân trong xã hội nói chung, các cá nhân tham gia vào môi trường giáo dục nói riêng và đòi hỏi phải xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT Để xây dựng môi trường trường học an toàn về tâm lý cần sự phối hợp hành động của các chủ thể sau: - Về phía nhà trường: + Xây dựng kỷ luật trường học nghiêm khắc, tăng cường công tác quản lý an toàn trường học + Phối hợp với cha mẹ học sinh và các tổ chức đoàn thể liên quan xoá bỏ tình trạng bạo lực học đường trong trường học. Phí Thị Hiếu Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 45 - 48 48 + Xây dựng bầu không khí tâm lý thân thiện trong tập thể cán bộ giáo viên và học sinh. + Hướng dẫn học sinh cách rèn luyện sức khoẻ tâm lý thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng quản lý cảm xúc và giải quyết mâu thuẫn, xung đột; bằng những hoạt động thể dục thể thao lành mạnh và những suy nghĩ tích cực, tinh thần lạc quan về thế giới + Xây dựng phòng tham vấn tâm lý học đường nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những vướng mắc tâm lý ở học sinh. - Về phía phụ huynh học sinh: + Tránh sử dụng bạo lực trong việc giáo dục con cái vì điều đó làm ảnh hưởng tới hành vi của đứa trẻ khi giải quyết mâu thuẫn với người khác. + Xây dựng không khí gia đình hạnh phúc, tạo cho trẻ cảm giác an toàn về tâm lý. + Mẫu mực trong hành vi và lối sống, là tấm gương đạo đức để con cái noi theo. + Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục con em. - Các ban ngành, chức năng cần: Cải tạo môi trường xã hội để hạn chế tối đa việc giải quyết mâu thuẫn giữa các cá nhân bằng bạo lực thể chất, tinh thần; có biện pháp cụ thể, kiên quyết để ngăn chặn những ảnh hưởng xấu của phim ảnh, sách báo, trò chơi có nội dung bạo lực, đồi truỵ tới hành vi của trẻ. - Bản thân học sinh cần: Có ý thức trong việc tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khỏe thể chất, tinh thần, nâng cao nhận thức cho bản thân về hậu quả của hành vi bạo lực học đường; tích cực, tự giác trong việc xây dựng bầu không khí tâm lý đầm ấm trong tập thể, tự rèn luyện các kỹ năng sống để có đời sống tinh thần thoải mái và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với người khác TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Hồng Quang (2006), Môi trường giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Баева И.А (2002), Психологическая безопасность в образовании. СПб. 3. Баева И.А., Волкова И.А., Лактионова Е.Б (2009). Психологическая безопасность образовательной среды: Учеб. пособие / Под ред. И.А. Баевой. М. 4. Баева И.А. и др (2007), Психология безопасности как теоретическая основа гуманитарных технологий в социальном взаимодействии / Под ред. И.А.Баевой. СПб. 5. Грачев Г.В. Информационно- психологическая безопасность личности: состояние и возможности психологической защиты. М.: Изд-во РАГС, 1998 - 125 с. 6. Кабаченко Т. С. Психология управления: Уч. пос. М.: 2000 7. Маслоу А. Мотивация и личность. Санкт- Петербург, 2001. – 478 с. 8. bạo-lực-học-đường-và-những-hậu-quả 9. luc-hoc-duong-do-cha-me-it-quan-tam-toi-con- 748163.htm 10. bao-luc-hoc-duong-thuong-xay-ra-o-bac-thcs.aspx SUMMARY THE CONSTRUCTION OF THE PSYCHOLOGICAL SAFETY SCHOOL ENVIRONMENT Phi Thi Hieu * College of Education - TNU The author considers the conceptions and the problems: Education environmental, psychological safety, the characteristics of the psychological safety school environment, school violence and its aftermath, the state of school violence in Vietnam today. Since then, the author proposes measures and specifies the role of each subject in the construction of the psychological safety school environment. Key words: Education environmental, psychological safety, school violence, school, develop Ngày nhận bài:17/02/2014; ngày phản biện:24/02/2014; ngày duyệt đăng: 26/9/2014 Phản biện khoa học: TS. Phùng Thị Hằng – Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên * Tel: 01656634388; Email: hieusptn@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbrief_48539_52452_169201595418_671_2046622.pdf
Tài liệu liên quan