Activation Induced cytidine Deaminase (AID) là một trong những tác nhân gây đột biến nội sinh khi quá
trình kiểm soát sự biểu hiện AID bị mất cân bằng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy gen p53 liên quan đến
sự ổn định của bộ gen tế bào kiểm soát sự phát sinh và phát triển của khối u. Nghiên cứu này tiến hành
phân tích mối liên quan giữa mức độ phiên mã gen AID và tỷ lệ đột biến gen p53 trên mô ung thư gan. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: (1) Tỷ lệ mức độ sao chép gen AID/ß actin trên mô ung thư gan là 11,09 ± 4,7;
trên mô xơ gan là 7,87 ± 1,97 và trên mô gan viêm là 2,18 ± 0,75. (2) Tỷ lệ đột biến gen p53 cao nhất tại mô
ung thư gan (17,8%), tại xơ gan là 2,2% và không phát hiện đột biến gen p53 tại mô gan viêm. (3) Tỷ lệ mức
độ sao chép gen AID/ß actin tại mô gan có đột biến gen p53 là 9,36 ± 3,13 và tại mô gan không có đột biến
gen p53 là 9,39 ± 5,30. Kết quả trên cho thấy mức độ sao chép gen AID trên mô ung thư gan cao hơn trên
mô xơ gan và cao hơn rõ rệt so với mô gan viêm. Tỷ lệ đột biến gen p53 trên mô gan ung thư cao hơn so với mô gan không ung thư. Tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt về mức độ sao chép gen AID trên mô gan có và không có đột biến gen p53.
7 trang |
Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 29/03/2025 | Lượt xem: 24 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa mức độ sao chép gen activation induced cytidine deaminase và tỷ lệ đột biến gen p53 ở mô ung thư gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 80 (3) - 2012 1
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2012
MỐI LIÊN QUAN GIỮA MỨC ĐỘ SAO CHÉP GEN ACTIVATION
INDUCED CYTIDINE DEAMINASE VÀ TỶ LỆ ĐỘT BIẾN GEN P53
Ở MÔ UNG THƯ GAN
Lê Thị Thúy1, Trần Huy Thịnh1, Ôn Quang Phóng2,
Trần Vân Khánh1, Tạ Thành Văn1
1Trường Đại học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Xanh Pôn
Activation Induced cytidine Deaminase (AID) là một trong những tác nhân gây đột biến nội sinh khi quá
trình kiểm soát sự biểu hiện AID bị mất cân bằng. Các nghiên cứu gần đây cho thấy gen p53 liên quan đến
sự ổn định của bộ gen tế bào kiểm soát sự phát sinh và phát triển của khối u. Nghiên cứu này tiến hành
phân tích mối liên quan giữa mức độ phiên mã gen AID và tỷ lệ đột biến gen p53 trên mô ung thư gan. Kết
quả nghiên cứu cho thấy: (1) Tỷ lệ mức độ sao chép gen AID/ß actin trên mô ung thư gan là 11,09 ± 4,7;
trên mô xơ gan là 7,87 ± 1,97 và trên mô gan viêm là 2,18 ± 0,75. (2) Tỷ lệ đột biến gen p53 cao nhất tại mô
ung thư gan (17,8%), tại xơ gan là 2,2% và không phát hiện đột biến gen p53 tại mô gan viêm. (3) Tỷ lệ mức
độ sao chép gen AID/ß actin tại mô gan có đột biến gen p53 là 9,36 ± 3,13 và tại mô gan không có đột biến
gen p53 là 9,39 ± 5,30. Kết quả trên cho thấy mức độ sao chép gen AID trên mô ung thư gan cao hơn trên
mô xơ gan và cao hơn rõ rệt so với mô gan viêm. Tỷ lệ đột biến gen p53 trên mô gan ung thư cao hơn so với
mô gan không ung thư. Tuy nhiên chưa thấy sự khác biệt về mức độ sao chép gen AID trên mô gan có và
không có đột biến gen p53.
Từ khóa: activation Induced cytidine deaminase (AID), gen p53, ung thư gan
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Quá trình phát sinh ung thư là quá trình
liên quan đến sự tích lũy đột biến trên những
gen chi phối sự tăng sinh và chết theo chương
trình của tế bào (apoptosis). Mặc dù những
bằng chứng phân tử liên quan trực tiếp đến
quá trình phát sinh và phát triển ung thư tế
bào gan chưa được rõ ràng, nhưng các nhà
khoa học cho rằng sự biến đổi liên tục của hệ
gen là nguyên nhân của quá trình phát sinh
ung thư gan. Theo nghiên cứu của dịch tể học
thì hầu hết ung thư gan khởi phát trên bệnh lý
viêm gan mạn tính và xơ gan.
AID là enzym xúc tác sự loại bỏ gốc amin
của cytidin (C) để tạo uracil (U). Gen AID là
một gen then chốt quy định tính đa dạng của
kháng thể thông qua hai quá trình: siêu đột
biến (somatic hypermutation) và tái tổ hợp gen
kháng thể (class switch recombination). Khi
gen AID bị đột biến gây ra hội chứng suy giảm
miễn dịch, tăng IgM2 bẩm sinh ở người [8].
Mặt khác, ở tế bào không có thẩm quyền miễn
dịch, sự tăng cường tổng hợp enzym AID gây
nên hiện tượng chuyển đoạn nhiễm sắc thể,
tích lũy đột biến khởi đầu cho quá trình ung
thư hóa tế bào lành. Với vai trò quyết định
trong quá trình siêu đột biến, AID được xem
như một tác nhân gây đột biến nội sinh khi
quá trình kiểm soát sự biểu hiện AID bị mất
cân bằng. Khi đó dưới tác động của các yếu
tố hoạt hoá, AID sẽ tác động trực tiếp lên các
gen kháng ung thư, từng bước làm bất hoạt
và mất chức năng kháng ung thư của các gen
đó và tích lũy đột biến [7; 9; 10].
Gen ức chế ung thư p53 là một gen tiêu
biểu cho sự áp chế khối u và là gen cần thiết
cho quá trình ngăn chặn sự phát triển tế bào
bất thường nhằm duy trì sự ổn định của bộ
gen sau những tổn thương di truyền của tế
bào. Nghiên cứu gần đây đã cho thấy sự biểu
hiện bất thường AID ở tế bào gan có thể tạo
2 TCNCYH 80 (3) - 2012
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
ra đột biến DNA, dẫn đến sự tích lũy đột biến
làm biến đổi gen p53 góp phần vào quá trình
phát sinh khối u [7, 9].
Để chứng minh vai trò của AID trong quá
trình phát sinh và phát triển ung thư tế bào
gan ở người, nghiên cứu này được thực hiện
với mục tiêu: (1) Đánh giá mức độ sao chép
của AID ở mô ung thư gan, (2) Xác định tỷ lệ
đột biến gen p53 ở mô ung thư gan, (3) So
sánh mức độ sao chép của AID và tỷ lệ đột
biến gen p53 ở mô ung thư gan.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
- Mẫu nghiên cứu: 5 mẫu mô gan viêm, 10
mẫu mô xơ gan và 30 mẫu mô ung thư gan
- Mẫu chứng: các mẫu mô lành được lấy
tại vị trí cách khối u, tổ chức xơ hoặc viêm
5cm với số lượng tương đương với mẫu
nghiên cứu.
Toàn bộ các mẫu nghiên cứu được chẩn
đoán mô bệnh học tại bệnh viện Đại học Y
Dược thành phố Hồ Chí Minh.
2. Phương pháp
2.1. Xác định mức độ sao chép gen AID
ở mô gan
- Real time- PCR khuếch đại gen mã hóa
AID và ß actin ở mô gan: RNA tổng số được
tách chiết, mức độ sao chép của gen AID ở
mô gan được định lượng đối chiếu với gen nội
chuẩn ß actin.
Real time - PCR xác định chu kỳ ngưỡng
của gen AID và chu kỳ ngưỡng của gen ß ac-
tin. Sử dụng phương pháp 2-ΔΔCt của Livak để
định lượng tương đối mức độ sao chép các
gen tại mô bệnh (mô tại vị trí khối u) và mô
lành (mô cách vị trí khối u 5cm) [4].
Tỷ lệ sao chép gen AID ở mô ung thư dạ
dày so với mô lành cách vị trí khối u là R =
2-ΔΔCt.
Kỹ thuật Real time - PCR định lượng với
cặp mồi và đầu dò đặc hiệu như sau:
Tên Trình tự
AID forward primer 5'-AAA TGT CCG CTG GGC TAA GG-3'
AID reverse primer 5'-GGA GGA AGA GCA ATT CCA CGT-3'
AID TaqMan Probe 5'-TCG GCG TGA GAC CTA CCT GTG CTA C-3'
β-actin forward primer 5’-GATGGCCACGGCTGCTT-3’
β-actin reverse primer 5’-ACCCTCATTGCCAATGGT-3’
β-actin TaqMan Probe 5’-CTACGAGCTGCCTGACGGCCAGG-3’
Thành phần của phản ứng PCR: 1 x Ex-Taq buffer: 2µl; 2,5 mM dNTP: 2µl; Ex Taq poly-
merase: 0,2µl; 10 pmol Primer: 1µl; 10 pmol Taqman probe: 1µl; cDNA 150 ng/ml: 2µl; nước cất:
11,8µl.Chu trình nhiệt của phản ứng PCR:
940C - 5 phút
940C - 50 giây
580C - 50 giây
720C - 50 giây
150C - 5 phút
Thí nghiệm được tiến hành 3 lần cho mỗi mẫu
25 chu kỳ
TCNCYH 80 (3) - 2012 3
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2012
Quy trình được thực hiện trên hệ thống
Realtime PCR của hãng Eppendorf.
2.2. Xác định đột biến gen p53
- Tách chiết DNA và xác định đột biến:
exon 7 của gen p53 được khuếch đại bằng
phản ứng PCR với cặp mồi đặc hiệu có trình
tự như sau:
P53-F: 5’- CTTGCCACAGGTCTCCCCAA - 3’;
P53-R: 5’- AGGGGTCAGCGGCAAGCAGA - 3’
Sản phẩm PCR của exon 7 được cắt bằng
enzym HaeIII. Những trường hợp phát hiện có
đột biến bằng kỹ thuật cắt enzym giới hạn sẽ
được kiểm tra kết quả bằng kỹ thuật giải trình
tự gen trên hệ thống máy ABI của Hoa Kỳ.
2.3. Xử lý số liệu: Xử lý số liệu theo phần
mềm SPSS 16.0.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm bệnh nhân
- Tuổi: tuổi trung bình của nhóm nghiên
cứu là 54,3 ± 13,0. Tuổi ít nhất là 23, tuổi cao
nhất là 80. Tuổi trung bình của nhóm viêm gan
là 50,4 ± 8,3, của nhóm xơ gan là 58,7 ± 12,2
và của nhóm ung thư gan là 58,7 ± 12,2. Tuổi
ở các nhóm không có sự khác biệt (p > 0,05).
- Giới tính: nam chiếm 71,1% và nữ chiếm
28,9%.
2. Mức độ sao chép của gen AID ở mô gan
Bảng 1. Sao chép gen AID ở mô gan viêm, xơ gan và ung thư gan
Mẫu mô n 2-ΔΔCt
p1-3 < 0,05
p2-3 < 0,05
p1-2 < 0,05
Gan viêm 5 2,18 ± 0,75
Xơ gan 10 7,87 ± 1,97
Ung thư gan 30 11,09 ± 4,73
p1-3: gan viêm – ung thư gan p2-3: xơ gan – ung thư gan p1-2: gan viêm – xơ gan
- Tỷ lệ sao chép gen AID/ß actin ở mô ung thư gan so với mô lành (cách khối u 5cm) là 11,09
± 4,73, trên mô gan viêm so với mô lành (cách khối viêm 5cm) là 2,18 ± 0,75 và trên mô xơ gan
so với mô lành (cách khối xơ 5cm) là 7,87 ± 1,97.
- Tỷ lệ sao chép gen AID/ß actin ở mô ung thư gan, mô xơ gan cao hơn rõ so với mô gan
viêm (p < 0,05).
3. Tỷ lệ đột biến gen p53 trên mô gan
Bảng 2. Tỷ lệ gen p53 đột biến trên mô gan
Gen p53 Gan viêm
(n = 5)
Xơ gan
(n = 10)
Ung thư gan
(n = 30)
p > 0,05 Đột biến 0 1 8
Không đột biến 5 9 22
Tổng cộng 5 10 30
4 TCNCYH 80 (3) - 2012
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Bảng 3. Tỷ lệ đột biến gen p53 trên mô ung thư gan và không ung thư gan
- Không phát hiện được đột biến gen p53 ở 5 mô gan viêm; một trường hợp đột biến gen p53
ở nhóm mô xơ gan, nhiều nhất là 8 trường hợp đột biến gen p53 ở nhóm mô ung thư gan
(p > 0,05).
- Khi so sánh giữa 2 nhóm ung thư gan và không ung thư (bao gồm gan viêm và xơ gan) cho
thấy tỷ lệ đột biến gen p53 trên mô ung thư cao hơn so với mô không ung thư. Sự khác biệt này
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.
4. Mức độ sao chép AID tại mô gan có đột biến gen p53 so với mô gan không có đột
biến gen p53
Bảng 4. Mức độ sao chép gen AID ở mô gan có và không có đột biến gen p53
Gen p53 n 2-ΔΔCt
p > 0,05 Đột biến 9 9,36 ± 3,13
Không đột biến 36 9,39 ± 5,30
Tỷ lệ sao chép gen AID/ß actin trên mô gan có đột biến gen p53 là 9,36 ± 3,13, trên mô gan
không có đột biến gen p53 là 9,39 ± 5,3. Sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với
p > 0,05.
Gen p53 Không ung thư
(n1 = 15)
Ung thư gan
(n2 = 30)
p < 0,05
Đột biến 1 8
Không đột biến 14 22
Tổng cộng 15 30
IV. BÀN LUẬN
Ung thư gan nguyên phát là một trong 5
loại ung thư thường gặp. Việt Nam là quốc gia
có tỉ lệ người mắc bệnh ung thư gan đứng
hàng thứ 3 trên thế giới [1]. Đặc biệt, tỷ lệ nam
mắc bệnh nhiều hơn nữ. Theo “ghi nhận ung
thư quần thể” tại thành phố Hồ Chí Minh 2006,
ung thư gan đứng hàng thứ 1 ở nam giới với
tần suất là 24,2/100.000 dân và đứng hàng
thứ 5 ở nữ giới với tần suất là 6,2/100.000
dân. Tại Bệnh viện Ung Bướu Tp.HCM, mỗi
năm tiếp nhận khoảng 500 ca ung thư gan
mới. Trong những năm gần đây, mỗi năm,
Việt Nam có đến 10.000 ca mắc bệnh mới, và
trở thành quốc gia có tỉ lệ người mắc bệnh
ung thư gan hàng đầu thế giới [1].
Nghiên cứu này cho thấy tỷ lệ mắc ung thư
gan ở nam giới là 71,1% và ở nữ giới là
28,9%, tỷ lệ mắc bệnh ở nam gấp khoảng 2.5
lần ở nữ với p > 0,05. Sự khác biệt không có ý
nghĩa thống kê có thể là do số lượng bệnh
nhân nghiên cứu ít nên chưa thể kết luận
được mối liên quan giữa giới tính và ung thư
gan. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Chen C.J và cộng sự phát hiện tỷ lệ mắc ung
thư gan của nam gấp 2,4 lần của nữ [2].
Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là
54,3 ± 13,0, tuổi thấp nhất là 23 và cao nhất là
80. Tuổi trung bình của nhóm viêm gan là 50,4
TCNCYH 80 (3) - 2012 5
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2012
± 8,3, nhóm xơ gan là 58,7 ± 12,2 và nhóm
ung thư gan là 58,7 ± 12,2. Tuổi ở các nhóm
không có sự khác biệt (p > 0,05), kết quả
nghiên cứu phù hợp với các nghiên cứu khác
(tuổi thường gặp của ung thư gan là từ 40 ÷
60) [2].
Gen p53 là một gen có kích thước lớn và
các nghiên cứu trên thế giới cho thấy đột biến
hay gặp nhất của gen p53 ở exon 7, vị trí 249
[8]. Do vậy, nghiên cứu này chỉ khảo sát đột
biến gen p53 tại exon 7, đặc biệt là đột biến
điểm tại vị trí 249 (AGG → AGT,), đột biến này
gây ra biến đổi acid amin serin thành arginin
(249ser). Kết quả nghiên cứu cho thấy: không
có đột biến gen p53 được phát hiện ở nhóm
mô viêm gan; ở nhóm mô xơ gan phát hiện
được một trường hợp đột biến (2,2%) và ở
nhóm mô ung thư gan phát hiện được 8
trường hợp đột biến gen p53 (17,8%). Khi so
sánh giữa 2 nhóm mô ung thư gan và nhóm
mô không ung thư gan (mô viêm gan và mô
xơ gan) cho thấy tỷ lệ đột biến gen p53 trên
mô gan ung thư cao hơn so với mô gan không
ung thư, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(p < 0,05). Theo Kirk và cộng sự, tần suất xuất
hiện đột biến gen p53 là 26,7% và tương
đương với kết quả thu được trong nghiên cứu
này là 26,0%). Như vậy, từ các kết quả nghiên
cứu thấy rằng đột biến gen p53 có thể đóng
vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của
ung thư gan [3].
Hiện nay việc chẩn đoán sớm ung thư gan
vẫn đang là một thách thức đối với ngành y tế.
Chẩn đoán ung thư gan hầu hết được thực
hiện trên những bệnh nhân đã ở giai đoạn
muộn làm hạn chế khả năng điều trị. Do vậy,
việc tìm ra các dấu ấn phân tử nhằm chẩn
đoán sớm và chẩn đoán xác định đang là
hướng đi được các nhà khoa học quan tâm.
Trong đó AID được coi là một trong những
dấu ấn nhiều triển vọng.
Kết quả nghiên cứu cho thấy: mức độ sao
chép gen AID trên mô ung thư gan so với mô
lành (cách khối u 5cm) là 11,09 ± 4,73 và trên
mô gan viêm so với mô lành (cách khối viêm
5cm) là 2,18 ± 0,75 (p < 0,05). Trong khi đó
mức độ sao chép gen AID trên mô xơ gan so
với mô lành (cách khối xơ 5cm) là 7,87 ± 1,97
(p > 0,05). Tadayuki Kou và cộng sự nghiên
cứu in vitro sử dụng dòng tế bào gan người
nuôi cấy cũng cho thấy sự gia tăng biểu hiện
AID ở mức độ mRNA ở tế bào gan viêm mạn
là 38,7 ± 10,0 và tế bào ung thư gan là 78,1 ±
21,0 [10].
Nghiên cứu này cũng cho thấy không có
sự khác biệt giữa mức độ sao chép gen AID/ß
actin ở mô gan có đột biến gen p53 là 9,36 ±
3,13, ở mô gan không có đột biến gen p53 là
9,39 ± 5,3. Kết quả này khác với các kết quả
thu được từ nghiên cứu in vitro sử dụng dòng
tế bào nuôi cấy của các tác giả khác. Điều này
có thể được lý giải do sự không đồng nhất của
các mô nghiên cứu và mức độ phong phú của
các dòng tế bào và tỷ lệ khác nhau về số
lượng các tế bào ung thư/các tế bào lành.
Thêm vào đó, sự khác biệt nàycũng có thể do
nghiên cứu này chỉ khảo sát đột biến gen p53
tại điểm hospot (điểm 249 của exon 7).
Thành công của can thiệp điều trị ung thư
gan nguyên phát phụ thuộc rất nhiều vào thời
gian phát hiện bệnh sớm hay muộn. Tại Việt
Nam, các kỹ thuật sinh học phân tử đang
được áp dụng ngày càng nhiều vào chẩn
đoán và theo dõi điều trị các bệnh lý gây ra do
vi sinh vật, tổn thương di truyền... đặc biệt là
các bệnh lý do HBV, HCV, HIV. Tuy nhiên,
trong lĩnh vực ung thư, chưa có nghiên cứu
áp dụng các kỹ thuật sinh học phân tử để
chẩn đoán sớm và tiên lượng bệnh được
công bố. Bởi vậy, nghiên cứu này bước đầu
cung cấp những bằng chứng khoa học giá trị
nhằm góp phần làm sáng tỏ cơ chế bệnh sinh
6 TCNCYH 80 (3) - 2012
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
trong ung thư gan nguyên phát, mở ra triển
vọng trong nghiên cứu chẩn đoán và điều trị
trúng đích bệnh lý nan giải này.
V. KẾT LUẬN
Mức đô sao chép gen AID ở mô ung thư
gan, mô xơ gan cao hơn rõ so với mô gan
viêm (p < 0,05) và mức độ sao chép gen AID
ở mô ung thư gan cao hơn mô xơ gan.
Tỷ lệ đột biến gen p53 ở mô gan ung thư
cao hơn so với mô gan không ung thư
(p < 0,05).
Chưa phát hiện thấy sự khác biệt giữa
mức độ sao chép gen AID ở mô gan có đột
biến gen p53 và mô gan không có đột biến
gen p53 (p > 0,05).
Kết quả nghiên cứu này gợi ý về vai trò
của sự tăng biểu hiện AID làm tăng nhạy cảm
của tế bào đối với đột biến gen, dẫn đến sự
phát triển của quá trình ung thư hóa tế bào
gan trên nền tảng bệnh lý tế bào gan mạn tính
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Hoàng Anh, Nguyễn Bá Đức,
Nguyễn Mạnh Quốc (2001). Một số đặc điểm
dịch tễ học bệnh ung thư dạ dày ở Việt nam.
Tài liệu Hội thảo lần 2 – Trung tâm hợp tác
nghiên cứu của Tổ chức y tế thế giới về ung thư
dạ dày, Bộ Y tế - Tổ chức Y tế Thế giới, 1 – 6.
2. Chen C.J., Yu M.W., Liaw Y.F (1997).
Epidemiological characteristics and risk
factors of hepatocellular carcinoma. Biological
Sciences, 294 – 308.
3. Kirk GD, Lesi OA, Mendy M, et al
(2005). 249(ser) TP53 mutation in plasma
DNA, hepatitis B viral infection, and risk of
hepatocellular carcinoma. Oncogene; 24 (38):
5858 - 5867.
4. Livak KJ, Schmittgen TD (2001).
Analysis of relative gene expression data
using real-time quantitative PCR and the 2
(-Delta Delta C(T)) method. Method ; 25: 402-8.
5. Muramatsu, M., V.S. Sankaranand, S.
Anant et al (1999). Specific expression of ac-
tivation-induced cytidine deaminase (AID), a
novel member of the RNA-editing deaminase
family in germinal center B cells. The Journal
of biological chemistry 274: 18470-18476.
6. Muto, T., I.M. Okazaki, S. Yamada, Y.
Tanaka, et al (2006). Negative regulation of
activation-induced cytidine deaminase in B
cells. Proceedings of the National Academy of
Sciences of the United States of America 103:
2752 - 2757.
7. Okazaki, I.M., A. Kotani, and T. Honjo
(2007). Role of AID in tumorigenesis. Ad-
vances in immunology 94: 245 - 273.
8. Revy, P., T. Muto, Levy, F.
Geissmann, et al. (2000). Activation-induced
cytidine deaminase (AID) deficiency causes
the autosomal recessive form of the Hyper-
IgM syndrome (HIGM2). Cell: 102, 565-575.
9. Ta, Van Thanh., H. Nagaoka, N. Cata-
lan, et al (2003). AID mutant analyses indicate
requirement for class-switch-specific cofac-
tors. Nature immunology 4: 843 - 848.
10. Tadayuki Kou 1, Hiroyuki Marusawa,
Kazuo Kinoshita, et al (2006). Expression of
activation-induced cytidine deaminase in hu-
man hepatocytes during hepatocarcinogene-
sis. Cancer: 120, 469 - 476.
TCNCYH 80 (3) - 2012 7
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2012
Summary
RELATIONSHIP BETWEEN LEVEL OF ACTIVATION INDUCED
CYTIDINE DEAMINASE TRANSCRIPTION AND P53 MUTATION
IN LIVER CARCINOMA TISSUES
Activation Induced cytidine Deaminase (AID) has been shown as an endogenous mutator
when its expression was not controlled. AID acts directly on the tumor suppressor genes by accu-
mulating mutations gradually resulted in inactivation and loss of their function. p53 is a frequent
target for genetic alteration in various human malignancies. The aim of this study was to examine
the involvement of AID in the development of human HCC. The results indicated that: (1). AID/ß
actin transcriptional ratio in the liver cancer tissues and in the liver cirrhosis tissue were 11.09 ±
4.73 and 7.87 ± 1.97, while and AID/ß actin ratio in the chronic hepatitis tissue was 2.18 ± 0.75,
respectively. (2). Subsequently, mutation frequency in p53 gene from liver cancer tissue, liver cir-
rhosis tissue were 17.8%, and 2.2% and no detected in the chronic hepatitis tissues. (3). AID tran-
criptional ratio with p53 gene mutation in the liver tissue is 9.36 ± 3.13, AID trancriptional ratio with
no p53 gene mutation in the liver tissue is 9.39 ± 5.3 ( p < 0.05). Taken together, our results indi-
cated that AID upregulation in the enhancement of genetic susceptibility to mutagenesis, leading
to the development of HCC in the setting of chronic liver. Howerver, no significant difference was
found in AID transcripts in mutated and non-mutated p53 gene.
Key words: Activation Induced cytidine Deaminase (AID), p53, liver cancer
PHÂN TÍCH NHIỄM SẮC THỂ Ở BA GIA ĐÌNH SINH CON DOWN
LIÊN TIẾP VỚI KIỂU GEN NGƯỜI MẸ THỂ KHẢM
Nguyễn Văn Rực
Trường Đại học Y Hà Nội
Hội chứng Down (trisomi 21) hay gặp nhất trong các hội chứng có liên quan đến rối loạn nhiễm sắc thể
và chiếm tỷ lệ 1/600-1/800 ở trẻ sơ sinh còn sống. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm phân tích nhiễm sắc thể
(NST) của trẻ Down và nhiễm sắc thể của bố mẹ và tư vấn về nguy cơ sinh sản ở những cặp bố mẹ này. Kết
quả nghiên cứu cho thấy 3 người bố có karyotyp bình thường (46, XY), 2 người mẹ thể khảm: 47,XX,+21
[3%]/46,XX[97%], 1 người mẹ thể khảm: 47,XX,+21[4%]/46,XX[96%]. Các con Down có karyotyp: 47,XY,+21. Từ
kết quả trên có thể thấy, các cặp bố mẹ này cần được tư vấn về nguy cơ sinh sản.
Từ khóa: hội chứng Down, thể khảm
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngày nay với phương pháp nuôi cấy mô và
kỹ thuật nhuộm tiêu bản, đặc biệt là kỹ thuật
nhuộm băng G ngày càng phát triển và cải
tiến không ngừng đã cho phép các nhà di
truyền học phát hiện được các rối loạn nhiễm
sắc thể (NST) về số lượng và cấu trúc. Hội
chứng Down (trisomi 21) hay gặp nhất trong
các hội chứng có liên quan đến rối loạn NST
và chiếm tỷ lệ 1/600-1/800 ở trẻ sơ sinh còn
sống [4, 6]. Một trong những nguyên nhân gây
Các file đính kèm theo tài liệu này:
moi_lien_quan_giua_muc_do_sao_chep_gen_activation_induced_cy.pdf