Đa hình thái đơn gen ADH1C có liên quan đến sự phát triển của các loại hình ung thư trong đó có ung
thư gan nguyên phát. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa đa hình thái đơn gen
ADH1C với yếu tố nguy ung thư gan trên bệnh nhân nhiễm viêm gan B và lượng rượu tiêu thụ rượu.
Xác định kiểu gen ADH1C bằng phương pháp PCR - RFLP trên 150 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát và
150 đối tượng nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng nghiện rượu và uống vừa mang
kiểu gen ADH1C*1/*1 có nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát cao hơn nhóm mang kiểu gen ADH1C khác
với OR 3,33; (95% CI, 1,03 - 11), OR 2,92 (95% CI, 1,02 - 8,36). Bên cạnh đó, kiểu gen ADH1C*1/*1 làm
tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát cho những người nhiễm virus viêm gan B với OR = 2,78 (CI, 1,22 - 6,34).
10 trang |
Chia sẻ: Mịch Hương | Ngày: 31/03/2025 | Lượt xem: 31 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mối liên quan giữa đa hình thái đơn gen ADH1C và các yếu tố nguy cơ trong ung thư tế bào gan nguyên phát, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TCNCYH 109 (4) - 2017 9
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Địa chỉ liên hệ: Trần Huy Thịnh, Bộ môn Hóa sinh, Trường
Đại học Y Hà Nội
Email: tranhuythinh@hmu.edu.vn
Ngày nhận: 26/9/2017
Ngày được chấp thuận: 26/11/2017
MỐI LIÊN QUAN GIỮA ĐA HÌNH THÁI ĐƠN GEN ADH1C
VÀ CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG UNG THƯ TẾ BÀO GAN
NGUYÊN PHÁT
Uông Thị Thu Hương1, Trần Huy Thịnh1,
Trần Vân Khánh1, Nguyễn Thanh Bình1, Vũ Trường Khanh2
1Trường Đại Học Y Hà Nội, 2Bệnh viện Bạch Mai
Đa hình thái đơn gen ADH1C có liên quan đến sự phát triển của các loại hình ung thư trong đó có ung
thư gan nguyên phát. Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đánh giá mối liên quan giữa đa hình thái đơn gen
ADH1C với yếu tố nguy ung thư gan trên bệnh nhân nhiễm viêm gan B và lượng rượu tiêu thụ rượu.
Xác định kiểu gen ADH1C bằng phương pháp PCR - RFLP trên 150 bệnh nhân ung thư gan nguyên phát và
150 đối tượng nhóm chứng. Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm đối tượng nghiện rượu và uống vừa mang
kiểu gen ADH1C*1/*1 có nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát cao hơn nhóm mang kiểu gen ADH1C khác
với OR 3,33; (95% CI, 1,03 - 11), OR 2,92 (95% CI, 1,02 - 8,36). Bên cạnh đó, kiểu gen ADH1C*1/*1 làm
tăng nguy cơ mắc ung thư tế bào gan nguyên phát cho những người nhiễm virus viêm gan B với OR = 2,78 (CI,
1,22 - 6,34).
Từ khóa: gen ADH1C, đa hình kiểu gen, ung thư gan tế bào gan nguyên phát
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghiện rượu mạn tính có liên quan đến
hình thành khối u. Một bằng chứng rõ ràng là
nghiện rượu nặng có liên quan đến ung thư
gan và nhiều loại ung thư khác [1; 2]. Bản
thân rượu không phải là yếu tố trực tiếp
nhưng là yếu tố thúc đẩy quá trình hình thành
ung thư gan [3; 4]. Tuy nhiên, một số điều còn
đang bàn cãi là chỉ một nhóm người nghiện
rượu nặng tiến triển thành ung thư, số đông
còn lại thì không mắc bệnh. Gần đây nhiều ý
kiến đưa ra phải chăng yếu tố gen là yếu tố
nguy cơ của từng cá thể đối với ung thư.
Khi rượu vào cơ thể, ethanol sẽ được
chuyển hóa và tạo thành acetaldehyde, đây là
chất gây độc và làm hủy hoại tế bào gan. Ac-
etaldehyde còn là chất gây ung thư do gắn với
DNA tạo sản phẩm DNA “adduct” (sản phẩm
cộng) làm cho khối u phát triển. Quá trình tạo
ra acetaldehyde từ ethanol được xúc tác bởi
enzym alcohol dehydrogenase (ADH), đây là
enzym có nhiều biến thể (được gọi isoen-
zym) trong đó các isoenzym ADH nhóm I
chuyển hóa > 92% lượng ethanol tại gan [4;
5]. Một trong những gen mã hóa cho enzym
ADH nhóm 1 là gen ADH1C [6 - 8]. Nhiều
nghiên cứu đã chứng minh rằng đa hình thái
đơn gen ADH1C có liên quan đến ung thư [9
- 11]. Nghiên cứu trước của chúng tôi đã
khẳng định kiểu gen ADH1C*1/*1 và alen
ADH1C*1 là yếu tố nguy cơ độc lập với ung
thư gan nguyên phát có sử dụng rượu, tuy
nhiên vẫn chưa thấy rõ được mối liên quan
giữa mức độ tiêu thụ rượu, yếu tố tác động
virus viêm gan B với gen ADH1C trong bệnh
ung thư gan nguyên phát. Vì vậy, nghiên cứu
này thực hiện với mục tiêu khảo sát mối liên
quan giữa gen ADH1C với một số yếu tố
10 TCNCYH 109 (4) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nguy cơ hay gặp trên bệnh nhân ung gan
nguyên phát.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
1. Đối tượng
Nhóm bệnh: 150 bệnh nhân được chẩn
đoán xác định và được theo dõi điều trị ung
thư gan nguyên phát tại Bệnh viện K Trung
ương từ tháng 1/2014 đến tháng 9/2014.
Nhóm chứng: 150 người mắc một số bệnh
mạn tính khám tại phòng khám Nội Bệnh viện
Xanh Pôn Hà Nội. Đối tượng này được lựa
chọn có sử dụng rượu được khám kết luận
không mắc ung thư gan nguyên phát hay bất
kỳ ung thư nào khác, tình nguyện tham gia
nghiên cứu, được phỏng vấn và lấy mẫu cùng
thời điểm thực hiện nghiên cứu.
Các đối tượng nghiên cứu đều được khai
thác tiền sử sử dụng rượu. Phương pháp đo
lượng rượu tiêu thụ là hỏi trực tiếp bằng bảng
câu hỏi QF [12].
Dựa vào số lần sử dụng rượu trong tháng,
thể tích cốc sử dụng, số gram rượu quy đổi
của từng loại rượu sẽ tính được lượng rượu
tiêu thụ trong tháng và theo ngày.
Mức độ tiêu thụ rượu được phân loại theo
hàm lượng tiêu thụ trong ngày: uống ít (nam ≤
40g, nữ ≤ 20g), uống vừa (nam 41 - 60g, nữ
21 - 40g), nghiện rượu (nam ≥ 61g, nữ ≥ 41g).
Nhiễm virus viêm gan B: Que thử test
HbsAg +.
Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm
Nghiên cứu Gen - Protein, Trường Đại học Y
Hà Nội.
2. Phương pháp
Thiết kế nghiên cứu: nghiên cứu bệnh
chứng.
2.1. Thu thập mẫu
- Thu thập mẫu máu của bệnh nhân ung
thư tế bào gan nguyên phát và mẫu chứng.
2.2. Tách chiết DNA
- DNA được tách chiết theo phương pháp
phenol/chloroform từ bạch cầu máu ngoại vi
của bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên
phát và người lành đối chứng.
- Kiểm tra độ tinh sạch và đo nồng độ của
DNA được tách chiết bằng phương pháp đo
quang trên máy Nanodrop, dựa vào tỷ lệ
A260nm/A280nm = 1,8 ÷ 2,0.
2.3. Kỹ thuật PCR-RFLP (PCR- Restric-
tion Fragment Length Polymorphism)
Khuếch đại đoạn gen ADH1C bằng máy
PCR với cặp mồi đặc hiệu.
Mồi xuôi: ADH3ex8F: AAT AAT TAT TTT
TCA GGC TTT AAG AGT AAA TAT TCT GT.
Mồi ngược: ADH3ex8R: AAT CTA CCT
CTT TCC AGA GC.
Phản ứng PCR được tiến hành với thể tích
20μl gồm: 10 μl Taq polymerase, 1μl mồi xuôi,
1μl mồi ngược, 2μl DNA và 6μl H2O. Chu trình
nhiệt của phản ứng PCR: [94oC/30 giây,
54oC/30 giây, 72oC/30 giây] 37 chu kỳ. Bảo
quản mẫu ở 15oC.
Sản phẩm PCR được điện di trên gel
agarose 3% kiểm tra, sau đó được tiến hành
giải trình tự theo quy trình thường quy. Kết
quả được so với trình tự Genebank.
Đoạn gen được khuếch đại với cặp mồi
đặc hiệu ADH3ex8F và ADH3ex8R là một
đoạn dài 162 bp trên exon 8 của gen ADH1C,
chứa SNP rs698. Vị trí SNP rs698 cách đầu 5'
một đoạn 99 bp, cách đầu 3' một đoạn 62bp
và cách vị trí cắt đối chứng của enzym SspI
TCNCYH 109 (4) - 2017 11
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
một đoạn 68 bp.Sản phẩm PCR sau khi enzym
SspI cho hình ảnh đoạn gen trên điện di.
Alen ADH1C*2: 2 đoạn gen kích thước
31bp và 131bp. Alen ADH1C*1: 3 đoạn gen
kích thước 31bp và 68bp, 63bp, trong đó đoạn
68bp và 63bp trùng nhau cho hình ảnh 1 băng
điện di.
Kiểu gen ADH1C*1/*1: 2 băng tương ứng
đoạn gen 63bp, 68bp, và 31bp. Kiểu gen
ADH1C*1/*2: 3 băng tương ứng đoạn gen
63bp, 68bp và 31bp, 131bp. Kiểu gen
ADH1C*2/*2: 2 băng tương ứng đoạn gen
131bp và 31bp.
2.4. Phân tích số liệu
Phương pháp thống kê và kiểm định Chi-
Square (χ2) trên phần mềm SPSS 16.0 được
sử dụng để đánh giá tỷ lệ các alen, các kiểu
gen và mối tương quan giữa chúng với ung
thư gan. Sử dụng kiểm định trung vị (Median
Test) để so sánh trung vị của tuổi phát hiện
bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát. Tính tỷ
suất chênh (Odds Ratio: OR) với độ tin cậy
95% (Confidence Interval: CI) về tương quan
giữa tính đa hình thái của đoạn gen ADH1C
và ung thư gan nguyên phát và một số các
yếu tố nguy cơ được tính toán theo phương
pháp hồi quy.
3. Đạo đức trong nghiên cứu
Nghiên cứu tuân thủ chặt chẽ đạo đức
nghiên cứu trong Y học theo Quyết
định số 188/HĐĐĐ- ĐHYHN, ngày
31/01/2013 của Hội đồng Đạo đức Y học
Trường Đại học Y Hà Nội. Đối tượng tham gia
nghiên cứu hoàn toàn tự nguyện và có quyền
rút khỏi nghiên cứu khi không đồng ý tiếp tục
tham gia. Các thông tin cá nhân sẽ được đảm
bảo bí mật.
III. KẾT QUẢ
1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Bảng 1. Đặc điểm chung nhóm nghiên cứu
Đặc điểm
Bệnh Chứng
p
n % n %
Giới
Nam 121 80,7 131 87,3
0,12
Nữ 29 19,3 19 12,7
Tuổi
≤ 40 20 13,3 11 7,3
0,0640 - 60 93 62,0 86 57,3
≥ 60 37 24,7 53 35,3
Sử dụng rượu
Nghiện 54 36,0 57 38,0
0,69Uống vừa 60 40,0 53 35,3
Uống ít 36 24,0 40 26,7
Nhiễm HBV 99 66,0 84 56,0 0,08
12 TCNCYH 109 (4) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Trong nhóm bệnh, độ tuổi mắc bệnh thay
đổi rộng, cao nhất độ tuổi 40 - 60 chiếm tới
62%, giảm dần từ tuổi 60. Nói chung tần suất
mắc bệnh tăng theo tuổi và giảm nhẹ ở tuổi
già. Tỷ lệ mắc bệnh của nam cao hơn nhiều so
với nữ (4,18/1). Viêm gan B được coi là nguyên
nhân hàng đầu gây ung thư gan nguyên phát.
Tỷ lệ nhiễm HBV của nghiên cứu chiếm khá
cao tới 66%, cho thấy Việt Nam là vùng nằm
trong vùng nhiễm HBV và ung thư gan cao
nhất thế giới. Bên cạnh những yếu tố nguy cơ
trên, nhóm nghiên cứu tập trung khai thác tiền
sử uống rượu và mức độ sử dụng rượu của
từng đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu đã sử
Hình 1. Hình ảnh điện di sản phẩm cắt đoạn gen ADH1C bằng enzym SspI
mẫu bệnh nhân ung thư tế bào gan nguyên phát
M: Marker 100bp; kiểu gen ADH1C*1/*1(K21-K29 và K31, K61, K64 - K71), kiểu gen
ADH1C*1/*2 (K30), kiểu gen ADH1C*2/*2 (K63).
Sản phẩm của đoạn gen ADH1C bằng enzym cắt SspI cho thấy các băng rõ nét và phân tách
rõ ràng, kích thước phù hợp với đoạn các đoạn gen bị cắt và kết quả kiểm tra lại bằng giải trình
tự trên GeneBank.
131bp
63-68bp
31bp
K21 K22 K23 K24 K25 K26 K27 K28 K29 K30 K31 M
131bp
63-68bp
31bp
K61 K62 K63 K64 K65 K66 K67 K68 K69 K70 K71 M
21 K2 K24 K25 K26 K27 K28 K2 K
131bp
63 - 68bp
31pb
131bp
63 - p
31pb
K61 K62 K63 K64 K65 K66 K67 K68 K69 K70 K71 M
dụng bộ câu hỏi của Tổ chức Y tế Thế giới
(2000), đây là bộ câu hỏi đã được áp dụng ở
nhiều cuộc điều tra và ở nhiều các quốc gia
khác nhau, giúp phân loại 3 nhóm nghiện rượu,
uống vừa, uống ít dựa vào hàm lượng rượu
trung bình trong một ngày. Nhóm nghiện rượu
và uống vừa chiếm tỉ lệ cao trong nhóm bệnh
(tương ứng 40,0%, 36,0%). Nhóm chứng, hàm
lượng rượu sử dụng trong ngày cũng khá cao,
nhóm nghiện rượu và nhóm uống vừa chiếm
đa số. Như vậy, không có sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê (p > 0,05) cả về độ tuổi, giới,
nhiễm virus HBV, mức độ sử dụng rượu giữa 2
nhóm bệnh và nhóm chứng.
2. Mối liên quan giữa gen ADH1C với một số yếu tố nguy cơ trong ung thư tế bào gan
nguyên phát
TCNCYH 109 (4) - 2017 13
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
2.1. Gen ADH1C và độ tuổi phát hiện bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát của các
kiểu gen
Bảng 2. Gen ADH1C và trung vị tuổi phát hiện bệnh của các kiểu gen
Theo bảng trên, trung vị của tuổi phát hiện bệnh ung thư tế bào gan nguyên phát ở kiểu gen
ADH1C*1/*1 là 55 [28 - 80], của kiểu gen ADH1C*1/*2 và ADH1C*2/*2 là 52 [25 - 71]. Giữa các
kiểu gen trung vị của tuổi phát hiện bệnh không có sự khác biệt với p = 0,78 (kiểm định Median
test).
2.2. Mối liên quan của gen ADH1C với giới tính trong nhóm ung thư gan nguyên phát
Bảng 3. Gen ADH1C và giới trong nhóm bệnh
Trong 150 bệnh nhân có 107 nam (88,4%) và 28 nữ (96,6%) mang kiểu gen đồng hợp
ADH1C*1/*1 và chỉ có 14 nam (11,6%) và 1 nữ (3,4%) mang kiểu gen dị hợp tử ADH1C*1/*2 và
đồng hợp tử ADH1C*2/*2. Tỷ lệ kiểu gen ADH1C ở nam và nữ trong nhóm bệnh không có sự
khác biệt (p > 0,05).
2.3. Mối liên quan của gen ADH1C vớí nhiễm virut HBV
Bảng 4. Gen ADH1C với nhiễm virut HBV
Kiểu gen Trung vị của tuổi phát hiện bệnh p
ADH1C*1/*1 55 [28 - 80]
0,78
ADH1C*1/*2 và ADH1C*2/*2 [25 - 71]
Kiểu gen Nam (n = 121) Nữ (n = 29) p CI 95%
ADH1C*1/*1 107 (88,4%) 28 (96,6%) 0,19 0,03 - 2,16
ADH1C*1/*2 và ADH1C*2/*2 14 (11,6%) 1 (3,4%)
Giới tính
Tình trạng
Viêm gan
Kiểu gen Nhóm bệnh Nhóm chứng p OR CI 95%
HBV (+)
ADH1C*1/*1 89 (89,9%) 64 (76,2%)
0,01
2,78
1,22 - 6,34ADH1C*1/*2 và
ADH1C*2/*2
10 (10,1%) 20 (23,8%) 1,00
Tổng 99 (100%) 84 (100%)
HBV(-)
ADH1C*1/*1 46 (90,2%) 55 (83,3%)
0,28
1,84
0,59 - 5,68ADH1C*1/*2 và
ADH1C*2/*2
5 (9,8%) 11 (16,7%) 1,00
Tổng 51 (100%) 66 (100%)
14 TCNCYH 109 (4) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
- Trong nhóm bệnh nhân có nhiễm virus HBV kiểu gen ADH1C*1/*1 nhóm bệnh 89,9%. Kiểu
gen ADH1C*1/*1 có nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát cao hơn kiểu gen ADH1C*1/*2 và
ADH1C*2/*2 (OR = 2,78, CI 95%: 1,22 - 6,34), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
- Trong nhóm bệnh nhân không nhiễm virus HBV kiểu gen ADH1C*1/*1 nhóm bệnh 90,2%
Kiểu gen ADH1C*1/*1 có nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát cao hơn kiểu gen ADH1C*1/*2
và ADH1C*2/*2, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê, p > 0,05.
2.4. Mối liên quan của gen ADH1C với tình trạng sử dụng rượu
Bảng 4. Gen ADH1C với tình trạng sử dụng rượu
Tình trạng sử
dụng rượu
Kiểu gen Nhóm bệnh
Nhóm
chứng
p OR CI 95%
Nghiện rượu
ADH1C*1/*1 50 (92,6%) 45 (78,3%) 0,04 3,33 1,03 - 11,0
ADH1C*1/*2 và 4 (7,4%) 12 (21,7%) 1,0
Tổng 54 (100%) 57 (100%)
Uống vừa
ADH1C*1/*1 54 (90%) 40 (75,5%) 0,03 2,92 1,02 - 8,36
ADH1C*1/*2 và 6 (10%) 13 (25,5%) 1,0
Tổng 60 (100%) 53 (100%)
Uống ít
ADH1C*1/*1 31 (86,1%) 34 (85,0%) 0,89 1,09 0,30 - 3,94
ADH1C*1/*2 và 5 (13,9%) 6 (15,0%) 1,00
Tổng 36 (100%) 40 (100%)
- ADH1C*1/*1 chiếm tỷ lệ cao trong cả 2 nhóm nghiện rượu và uống rượu vừa (tỷ lệ tương
ứng 92,6 và 90,0%).
- Nhóm nghiện rượu nặng và uống rượu vừa kiểu gen ADH1C*1/*1 và alen ADH1C*1 ở nhóm
bệnh nhân đều cao hơn nhóm chứng. Trong khi nhóm uống rượu ít tỷ lệ kiểu gen và alen này là
tương đương nhau khoảng (85%).
- Kiểu gen ADH1C*1/*1 có nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát cao hơn kiểu gen
ADH1C*1/*2 và ADH1C*2/*2 trong nhóm nghiện rượu OR = 3,33, CI 95%:(1,03 - 11,0), sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05.
- Kiểu gen ADH1C*1/*1 có nguy cơ mắc ung thư gan nguyên phát cao hơn kiểu gen
ADH1C*1/*2 và ADH1C*2/*2 trong nhóm uống rượu mức độ trung bình OR = 2,92, CI 95% (1,02
- 8,36), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê, p < 0,05. Nhóm uống rượu ít, kiểu gen ADH1C*1/*1
nhóm bệnh và nhóm chứng không có sự khác biệt với p > 0.05, CI 95%: (0,30 - 3,94).
TCNCYH 109 (4) - 2017 15
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
Để thấy rõ hơn mối tương quan giữa tình trạng sử dụng rượu và kiểu gen ADH1C chúng tôi
gộp 2 nhóm gồm tình trạng uống rượu mức độ trung bình và nghiện rượu (nam > 40g/ngày và nữ
> 20g/ngày), trong nhóm này có 114 bệnh nhân và 110 chứng. Kết quả biểu diễn trên hình 2.
Nhóm nghiên cứu > 40g/ngày(nam) ≤ 40g/ngày(nam)
> 20g/ngày(nữ) ≤ 20g/ngày(nữ)
Hình 2. So sánh tỷ lệ kiểu gen ADH1C*1/*1 trong cả nhóm nghiên cứu, nhóm sử dụng sử
dụng rượu vừa và nghiện rượu (nam > 40g/ngày, nữ > 20g/ngày) và nhóm sử dụng rượu ít
(nam ≤ 40g/ngày, nữ ≤ 20g/ngày)
IV. BÀN LUẬN
Rượu khi vào cơ thể được chuyển hóa là
do tác động của enzym ADH và các
microsome cytochrome P450 cảm ứng 2E1
(CYP2E1) [5]. ADH có nhiều biến thể khác
nhau được chia thành 5 nhóm. Có bảy gen
mã hóa cho các ADH này đều nằm trên nhiễm
sắc thể số 4, trong đó có ba gen ADH1A,
ADH1B, ADH1C mã hóa cho enzym nhóm I,
trong đó ADH1B và ADH1C là gen đa hình
thái, và đặc trưng cho từng chủng tộc. Đa
hình thái đơn gen ADH1C (2 alen ADH1C*1,
ADH1C*2) mã hóa các γ1 và γ2 tiểu đơn vị [8;
13]. Enzym ADH được mã hóa bởi alen ADH-
1C*1 chuyển hóa ethanol để tạo ra AA cao
gấp 2,5 lần so với enzym được mã hóa bởi
alen ADH1C*2, sự tích tụ AA có thể chỉ xảy ra
trong trường hợp sử dụng rượu hàm lượng từ
trung bình đến nhiều. Mặc dù Km của enzym
chuyển hóa ethanol được mã hóa ADH1C*1,
ADH1C*2 là giống nhau, nhưng khác nhau về
Vmax. Khi cả 2 enzym này chuyển hóa lượng
ethanol nồng độ cao thì Vmax của ADH1C*1
(khoảng 90/phút) cao gấp 2,5 lần Vmax của
ADH1C*2 (khoảng 40/phút). Do đó, nếu
chuyển hóa lượng ethanol nồng độ cao và số
lượng nhiều thì tích tụ nồng độ AA càng nhiều
và kéo dài đến khi ethanol được chuyển hóa
hoàn toàn. Vì vậy, sự tích tụ AA phụ thuộc vào
lượng rượu tiêu thụ và gen mã hóa cho
Nhóm bệnh Nhóm chứng
Không có ý nghĩa thống kêp = 0,004
p = 0,01
95
90
85
80
75
70
90
79,3
91,2
77,1
86,1
85
16 TCNCYH 109 (4) - 2017
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
enzym chuyển hóa rượu. Nồng độ AA càng
cao và tích tụ trong cơ thể càng lâu thì nguy
cơ gây ung thư càng cao [3; 6].
Một nghiên cứu bệnh chứng đưa ra kết
luận nhóm sử dụng rượu với hàm lượng cao
ở cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc ung thư
đại trực tràng cao hơn nhóm sử dụng rượu ít.
Hơn nữa, tác giả đưa ra mối liên quan giữa
gen và hàm lượng tiêu thụ rượu. Trong nhóm
nghiện rượu mang kiểu gen ADH1C*1/*1 có
nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng cao hơn
nhóm mang kiểu gen khác OR 1,8 (1,0 - 3,1)
và ngay cả nhóm đối tượng sử dụng rượu ít
mà mang kiểu gen đồng hợp ADH1C*1/*1 thì
nguy cơ cũng cao hơn với OR 1,2 (0,7 - 1,9)
[9].
Trong nghiên cứu này, phân tích mối
tương quan kiểu gen ADH1C trong các nhóm
sử dụng rượu thì thấy tỷ lệ kiểu gen
ADH1C*1/*1 làm tăng nguy cơ mắc ung thư tế
bào gan nguyên phát cao hơn trong nhóm sử
dụng rượu vừa đến nghiện rượu (OR tương
ứng 3,33 và 2,92). Vai trò của gen ADH1C
làm tăng nguy cơ mắc ung thư có liên quan
đến rượu đã được chứng minh rất rõ ràng
trong nhiều nghiên cứu như trong ung thư đại
tràng, ung thư đường tiêu hóa trên [9; 14], ung
thư vú [11; 15] ung thư biểu mô tế bào gan
[10]. Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu
cho kết quả trái ngược ADH1C không làm
tăng nguy cơ mắc ung thư. Có sự khác nhau
về vai trò của gen ADH1C là do đối tượng của
các nghiên cứu này lựa chọn đối tượng sử
dụng rượu là khác nhau. Các nghiên cứu này
chọn đối tượng nhóm chứng sử dụng rượu
mức độ ít đến trung bình như một nghiên cứu
về ung thư hầu họng thì lựa chọn nhóm
chứng chủ yếu là không sử dụng rượu và chỉ
có 15% sử dụng rượu < 26g/ngày [16], trong
khi một nghiên cứu khác cũng tiến hành trên
bệnh nhân ung thư hầu họng thì không có
thông tin gì về tình trạng sử dụng rượu [17]. Vì
vậy, các nghiên cứu này đã không nhận thấy
mối liên quan giữa kiểu gen ADH1C*1/*1 với
nhóm nghiện rượu. Nghiên cứu của tác giả
người Đức (2006) tiến hành xác định SNP của
gen ADH1C trên 2 nhóm, nhóm bệnh 86 bệnh
nhân ung thư tế bào gan nguyên phát có liên
quan đến rượu và nhóm chứng 525 đối tượng
mắc các bệnh lành tính có sử dụng rượu. Tác
giả đã phân tích kiểu gen ADH1C trên nhóm
đối tượng sử dụng rượu vừa và nghiện rượu,
hàm lượng rượu thấp nhất là 40g/ngày và
trung bình là 100g/ngày, như vậy là có sự
tương đồng về tình trạng sử dụng rượu giữa 2
nhóm bệnh và nhóm chứng [10].
Với nghiên cứu này, việc lựa chọn và phân
loại đối tượng nghiên cứu theo mức độ sử
dụng rượu rất rõ ràng, nhóm nghiện rượu
được lựa chọn nam > 61g/ngày, nữ > 41g/
ngày, nhóm uống vừa được lựa chọn nam 41
- 60g/ngày, nữ 21 - 40g/ngày. Khi gộp 2 nhóm
uống rượu vừa và nghiện rượu đem so sánh
kiểu gen giữa nhóm bệnh và nhóm chứng thì
cho kết quả phù hợp với kết quả của nghiên
cứu của tác giả này là trong nhóm nghiện
rượu nặng kiểu gen ADH1C*1/*1 và alen
ADH1C*1 có nguy cơ ung thư gan nguyên
phát cao hơn nhóm kiểu gen khác tương ứng
OR 3,56 (1,33 - 9,53) và OR = 2,14 CI 95%
(1,14 - 4,0).
Phân tích mối tương quan kiểu gen
ADH1C với tình trạng nhiễm virus viêm gan B
cho thấy người có nhiễm virus HBV và mang
kiểu gen ADH1C *1/*1 có nguy cơ ung thư
gan nguyên phát cao gấp 2,78 lần nhóm đối
tượng có nhiễm virus HBV và mang kiểu gen
ADH1C *1/*2, ADH1C *2/*2, sự khác biệt có ý
TCNCYH 109 (4) - 2017 17
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC
nghĩa thống kê p < 0,05. Nhóm HBV âm tính,
sự khác biệt giữa các kiểu gen ADH1C không
có ý nghĩa thống kê với p > 0,05. Điều này
cho thấy, viêm gan B làm tăng nguy cơ ung
thư gan nguyên phát trên bệnh nhân mang
kiểu gen ADH1C *1/*1.
Tuổi phát bệnh ung thư gan nguyên phát
của kiểu gen ADH1C*1/*1 cao hơn nhóm kiểu
gen khác, nhưng sự khác biệt này không có ý
nghĩa thống kê, p > 0,05. Kết quả này có thể
là do kiểu gen ADH1C*1/*2 và ADH1C*2/*2
chỉ có 15 bệnh nhân chiếm tỷ lệ thấp 10% do
vậy độ tuổi trung bình mắc bệnh chưa đại diện
cho nhóm mang kiểu gen này.
Phân tích mối tương quan giữa kiểu gen
ADH1C với giới tính cho kết quả không có sự
khác biệt giữa các kiểu gen ở 2 giới nam và
nữ với p > 0,05.
V. KẾT LUẬN
Kiểu gen ADH1C*1/*1 làm tăng yếu tố
nguy cơ của ung thư gan nguyên phát ở
những người sử dụng rượu hàm lượng vừa
và nghiện rượu OR lần lượt là 2,92 (CI, 1,02 -
8,36) và 3,33 (CI, 1,03 - 11,0).
Sự kết hợp giữa kiểu gen ADH1C*1/*1 và
nhiễm virus viêm gan B làm tăng nguy cơ mắc
ung thư gan nguyên phát với OR = 2,78 (CI
1,22 - 6,34).
Không thấy mối liên quan giữa gen ADH1C
với tuổi, giới của nhóm nghiên cứu.
Lời cảm ơn
Đề tài được thực hiện với sự hỗ trợ kinh
phí của đề tài nhánh cấp nhà nước “Đánh giá
sự phân bố kiểu gen của một số gen liên quan
đến ung thư phổi và ung thư gan” thuộc đề tài
nhiệm vụ Quỹ gen “Đánh giá đặc điểm di
truyền người Việt Nam”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
moi_lien_quan_giua_da_hinh_thai_don_gen_adh1c_va_cac_yeu_to.pdf