Một lưu ý nhỏ nữa là cách đặt tên cho cửa hàng. Bạn phải đặt tên cửa hàng sao cho thật dễ gọi, dễ
nhớ, tạo được thiện cảm với khách. Thông thường, các tiệm tạp hóa nhỏ thường lấy theo tên chủ
tiệm hoặc một đặc điểm dễ nhớ của quán. Thậm chí có cửa hàng chẳng có tên trên biển hiệu nhưng
vẫn được khách hàng nhớ tới bằng những cái tên thân thương như quán bà Bảy, quán ông Ba,
quán Cây mít,
10 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2101 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mở tiệm tạp hóa- Loại hình kinh doanh phù hợp với mọi khả năng tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở tiệm tạp hóa: Loại hình kinh doanh phù hợp với mọi khả năng tài chính
Trong thời kỳ khủng hoảng, để khởi nghiệp kinh doanh với điều kiện tài chính còn eo hẹp là
rất khó khăn. Tuy nhiên, có một số loại kinh doanh lại không quá “kén” về tài chính, dù trong
tay bạn có nhiều vốn hay chỉ có tầm trăm triệu đổ lại, bạn vẫn có thể bắt đầu kinh doanh với
quy mô phù hợp. Mở tiệm tạp hóa là một trong những hướng đi như vậy.
Kinh doanh tiệm tạp hóa đòi hỏi chủ tiệm phải có khả năng quản lý sát sao
cũng như cung cách phục vụ khách hàng tốt
Lợi ích của kinh doanh tiệm tạp hóa
So với mô hình cửa hàng tiện lợi của các nước tiên tiến, các cửa hàng bán hàng tạp hóa ở Việt
Nam có những đặc thù và lợi thế khác biệt dù mục đích phục vụ giống nhau. Với đặc điểm điều kiện
kinh tế chưa cao (ngoại trừ ở các thành phố lớn), đa phần người dân vẫn có thói quen mua bán là
tạt ngang vào tiệm tạp hóa ven đường hoặc gần nhà để mua các vật dụng thiết yếu chứ không mấy
khi đi siêu thị, các kiốt tạp hóa có lợi thế cạnh tranh hơn hẳn so với cửa hàng tiện lợi cao cấp.
Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai vừa tiện
trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình.
Nhiều người lựa chọn mở tiệm tạp hóa tại nhà vì “một công đôi việc”, vừa kiếm kế sinh nhai
vừa tiện trông coi nhà cửa, chăm sóc con cái và gia đình
Kinh doanh hàng tạp hóa tuy số lãi trên từng mặt hàng không nhiều, có khi chỉ vài trăm đồng lẻ
nhưng “tích tiểu thành đại”, lợi nhuận từ cửa tiệm tạp hóa có thể giúp bạn trang trải các chi phí sinh
hoạt hàng ngày. Với những tiệm quy mô lớn, đông khách, nhận làm đại lý cho các thương hiệu hàng
hóa lớn thì số lãi còn gấp nhiều lần.
Đưa ra lời khuyên cho những người muốn kinh doanh loại hình này, nickname iloveu trên website
az24.vn chia sẻ: “Kinh doanh mặt hàng này không bao giờ bị ế, nhất là vào mùa vụ như tết, trung
thu thì kiếm bộn tiền. Hơn nữa, ngày nào cũng có người mua, ra vào tấp nập rất vui, không bị nản
chí như một số nghề khác”.
Những thử thách khi khởi nghiệp
Tuy đây là một trong những hình thức kinh doanh có thể thu vốn nhanh, nhưng lại có một số khó
khăn, thử thách nhất định.
Thứ nhất, do mặt hàng phong phú, phải nhập nhiều hàng để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng
nên chủ hàng luôn phải có sự sáng suốt trong quản lý hàng hóa, nhớ giá cả các mặt hàng, đề
phòng kẻ gian, cách bài trí sao cho khách hàng dễ tìm, dễ lựa chọn hàng hóa… Tất cả đều đòi hỏi
mỗi chủ tiệm phải có một cái đầu sáng suốt của nhà quản lý, một trí nhớ tốt và linh hoạt trong xử lý
những yêu cầu về giá cả của khách hàng.
Một trong những khó khăn của kinh doanh hàng tạp hóa là luôn phải lưu tâm
đến chất lượng sản phẩm, tránh hàng giả, hàng kém chất lượng
Thứ hai, đây là một trong những loại hình có tính cạnh tranh cao, thậm chí có nơi tiệm tạp hóa nằm
san sát nhau. Khó khăn ấy đòi hỏi mỗi cá nhân khi kinh doanh cần đề ra một chiến lược rõ ràng, chú
ý đến các phương pháp marketing, dịch vụ ưu đãi… Các cửa hàng ra sau tất nhiên sẽ có những
thiệt thòi nhất định nhưng không hẳn đi sau là không có lợi. Có những nhà bán lẻ vẫn sống và phát
triển mạnh dưới cái bóng của các nhà bán lẻ khổng lồ. Bạn có thể mua và tham khảo cuốn "Để cạnh
tranh với những người khổng lồ", trong đó có rất nhiều ví dụ về cửa hàng nhỏ phát triển mạnh
tương đương với các cửa hàng lớn, thậm chí là phát triển khi nằm ngay cạnh các cửa hàng thuộc
hạng “đại gia”.
Nếu không có chiến lược rõ ràng và lại không biết cách điều hành thì việc quản lý một cửa tiệm tạp
hóa nhỏ cũng sẽ khiến bạn phải đau đầu, thậm chí điêu đứng vì lỗ. Chia sẻ trên webtretho.com,
nickname xita_hn cho biết: “Hai vợ chồng em vừa mới mở cửa hàng tạp hóa được mấy tháng
nhưng đã lỗ hơn nửa tỷ rồi. Tiền đầu tư thì nhiều nhưng lãi thì lắt nhắt 500, 1.000 đồng. Hồi đầu
chưa bán em tưởng lãi ghê gớm lắm vì nhìn nhiều người bán đắt hàng là ham nhưng có bán rồi mới
biết. Mình bán rẻ thì hầu như không có lãi, còn bán đắt thì chả ai mua, thà người ta vào siêu thị còn
hơn”.
Vậy làm sao để tránh được những rủi ro trên. Dưới đây là một vài bước cơ bản để bạn có thể yên
tâm đầu tư cho loại hình kinh doanh này.
Trước khi mở tiệm, bạn nên lưu ý các điểm sau:
1. Lựa chọn địa điểm:
Đối với những cá nhân có ý định mở cửa hàng tạp hóa với quy mô lớn, đây là một trong những yếu
tố khá quan trọng. Thường thì tiệm tạp hóa phù hợp với tất cả các địa điểm bởi sản phẩm của loại
hình này tương đối đa dạng, cần thiết và gần gũi với cuộc sống thường nhật của người dân. Nhưng
khi xác định mở một cửa hàng tạp hóa lớn, bạn nên chọn địa điểm dân cư đông đúc, kinh tế phát
triển. Tại những địa điểm như vậy, nhu cầu mua các mặt hàng chất lượng, có thương hiệu sẽ nhiều
hơn, tương xứng với những sản phẩm chất lượng cao mà một cửa tiệm tạp hóa có quy mô cần phải
có.
Đối với trường hợp mở tiệm tạp hóa nhỏ, lẻ tại gia, bạn không cần quá chú trọng nhiều đến yếu tố
này.
2. Khảo sát về nhân khẩu học:
Trước khi mở tiệm, bạn cũng nên tiến hành khảo sát khu vực dân cư nơi bạn định mở tiệm: mật độ,
đối tượng dân cư, thu nhập,… Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối
tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống chủ yếu là công nhân, trung lưu hay thượng lưu… để lựa chọn
các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp. Đây là điều tối quan trọng, bởi lẽ, nếu bạn nhập những mặt
hàng không hợp thị hiếu, khách hàng không chuộng, thì bạn chỉ còn cách “ôm” và dùng dần. Các
sản phẩm như: mì gói, bột ngọt, xà phòng, bột giặt, nước mắm, nước tương v.v... đều có nhãn hiệu
ưa chuộng cho từng vùng, từng đối tượng khách hàng.
Đối với những tiệm buôn bán nhỏ tại nhà, bạn nên xác định đối tượng dân cư tại nơi bạn sinh sống
để lựa chọn các mặt hàng kinh doanh cho phù hợp
Ví dụ, nếu khu vực bạn mở tiệm tập trung đông công nhân, lao động phổ thông, học sinh, sinh viên
thì bạn nên bán với giá rẻ và chịu khó cho nợ, đây là một trong những là ưu tiên hàng đầu. Bạn
cũng cần lưu ý nghiên cứu so sánh giá cả của một số cửa hàng lân cận vì đôi khi hơn nhau vài ba
trăm đồng người ta cũng bỏ quán bạn mà đi. Còn nếu đối tượng khách của bạn chủ yếu công nhân
viên chức, dân văn phòng thì chất lượng, mẫu mã và cách trưng bày hàng hóa lại là yếu tố quyết
định.
Để tránh được những rủi ro trong bước này, đầu tiên bạn hãy quan sát những cửa hàng gần mình
nhất xem họ bán gì, giá bao nhiêu, so với giá buôn họ lãi như thế nào và tham khảo nhận xét của
người dân trong khu vực về thái độ phục vụ, những mặt hàng còn thiếu, những điểm hạn chế là gì.
Ngay cả những thứ nhỏ nhặt nhất như cây kim, sợi chỉ cũng phải đưa vào danh sách mặt hàng cần
phục vụ.
Là ông chủ một cửa tiệm tạp hóa khi mới 21 tuổi, bạn Nguyễn Thắng, 122 Nguyễn Phong Sắc, Cầu
Giấy, Hà Nội chia sẻ: “Khởi đầu kinh doanh hãy đặt mục đích bán được nhiều hàng, phục vụ được
nhiều đối tượng hơn là lãi nhiều, miễn sao không lỗ và có lãi đủ tiêu dùng cho gia đình là được. Khi
đã có khách quen thuộc, doanh số tăng đều, lãi nhỏ ban đầu sẽ tích lũy ngày một nhiều hơn”.
3. Tìm nguồn hàng:
Bạn có thể lấy sỉ của những tiệm tạp hóa lớn khác. Nên tham khảo nhiều chỗ, chỗ nào rẻ hơn thì lấy
ở đó, không nhất thiết phải lấy một chỗ. Với các bạn ở TP. Hồ Chí Minh, chợ đầu mối Kim Biên sẽ
cung cấp cho các bạn rất nhiều mặt hàng. Đồng thời, bạn có thể liên hệ các nhà sản xuất để được
cung cấp giá sỉ và nhận trực tiếp các ưu đãi về giá, các chương trình quảng cáo, khuyến mại cụ thể.
Dựa vào những yếu tố trên, bạn tiếp tục xây dựng một kế hoạch cụ thể gồm các phần:
1. Tài chính
Đây là nguồn máu nuôi sống công việc kinh doanh của bạn. Bạn nên tính toán giá nhập hàng, chi
phí vận chuyển, nếu bạn phải đi thuê cửa hàng, bạn cần cộng cả chi phí thuê hàng tháng để từ đó
đưa ra giá bán phù hợp.
Mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ phục vụ cho một số dân cư trong khu vực thì mức độ hoành tráng của
cửa hàng, các tiện ích phục vụ như máy lạnh,... không phải là điểm cần ưu tiên. Cái cần nhất chính
là sự đa dạng về hàng hóa, giá bán hợp lý, lấy lãi nhỏ khi khách hàng mua với số lượng lớn, luôn
đáp ứng những mặt hàng thiết yếu.
Anh Nguyễn Văn Định - chủ cửa hàng tạp hóa Tâm Định, Phai Vệ, Lạng Sơn chia sẻ: “Nếu bạn chịu
khó thức khuya dậy sớm, chấp nhận tích tiểu thành đại, chi tiêu tiết kiệm và đặc biệt là hi sinh thời
gian để quản lý nó thì bạn có thể kinh doanh loại hình này. Có ít vốn làm nhỏ thì chỉ mất tầm 500
triệu đổ lại, còn nhiều vốn thì bao nhiêu cũng được”.
2. Mặt hàng kinh doanh
Dựa vào bản điều tra nhân khẩu mà bạn đã tiến hành trước đó và nhà cung cấp, bạn có thể dễ
dàng xác định các mặt hàng bạn sẽ tập trung kinh doanh. Đối với loại hình kinh doanh này mặt hàng
phải phong phú, đa chủng loại, đặc biệt lưu ý đến các sản phẩm phục vụ cho đời sống sinh hoạt
hàng ngày của người dân như: xà phòng, gia vị, bánh, kẹo, sữa tươi,…
Đối với các cửa hàng tạp hóa lớn thì cần nhiều các sản phẩm có thương hiệu uy tín, các sản phẩm
chất lượng cao như: sữa bột, bánh kẹo cao cấp, rượu vang… Khi nhập hàng, bạn nhớ chú trọng số
lượng, sao cho đủ tiêu chuẩn để hưởng khuyến mại và chiết khấu của nhà cung cấp.
3. Hình thức bán
Bạn có thể sử dụng hình thức ký gửi hay mua hàng dự trữ. Khi mua dạng ký gửi bạn sẽ nhận được
hoa hồng, tại các siêu thị thường sử dụng hình thức này.
4. Quản lý cửa hàng
Quản lý cửa hàng bao gồm các mảng: quản lý bán hàng, quản lý kho, quản lý tài chính. Bạn nên sử
dụng phần mềm để quản lý chặt chẽ các mảng này. Đồng thời, bạn phải cẩn thận với kẻ gian. Đó là
những kẻ giả danh tiếp thị để bán hàng giả, hàng kém chất lượng, những kẻ lừa đảo giả làm người
mua hàng vào trộm cắp (những kẻ này thường vào hỏi mua, rồi đổi tới đổi lui, lợi dụng lộn xộn để
trộm hàng).
Bạn nên tham khảo cách trưng bày sản phẩm của các cửa hàng tiện lợi trong và ngoài nước
để khách hàng khi lựa chọn sản phẩm không bị rối mắt
Bạn Nguyễn Thắng cho biết: “Mối lo ngại lớn nhất khi mở cửa hàng là quản lý các khoản thu chi,
hàng tồn, hàng bán ra nhưng không biết lãi bao nhiêu. Vì thế, nếu muốn quản lý tốt, bạn nên dùng
phần mềm quản lý bán hàng. Tuy nhiên, đầu tư cho nó cũng kha khá. Ngoài mua phần mềm hết
tầm 5 triệu, bạn còn phải đầu tư thêm máy tính, máy đọc mã vạch 1,7 triệu, máy in 2,2 triệu, máy in
tem tầm 6,5 triệu; ngót nghét cũng gần 20 triệu, nhưng đổi lại nó giúp bạn giải quyết rất nhiều vấn
đề mà không phải đau đầu”.
Cũng giống như việc xây dựng một ngôi nhà cần phải có bản vẽ thiết kế để đảm bảo chi phí trong
tầm kiểm soát, tránh rủi ro và đảm bảo tính bền vững, khi bắt tay vào kinh doanh cũng vậy, bạn nên
chú trọng đến việc xây dựng kế hoạch. Với ngành bán lẻ, các bạn cần phải có kế hoạch từ 2 năm
trở lên vì đặc thù ngành này cạnh tranh cao và yêu cầu thời gian để xây dựng uy tín.
5. Phương pháp marketing, thu hút khách hàng
Bạn cần đặt câu hỏi: "Nếu có một điều duy nhất mà khách hàng cần nhớ về bạn thì đó là gì?" Trong
marketing có một thuật ngữ là "Định vị" (Positioning). Định vị đúng sẽ tạo sự khác biệt và tăng khả
năng cạnh tranh với các đối thủ. Ví dụ: khi nói đến chuỗi siêu thị Walmart, người ta nghĩ ngay đến
"Giá rẻ"; nói đến chuỗi cửa hàng 7-Eleven, người ta nghĩ ngay "cửa hàng cạnh nhà" và bán "24
giờ"... Vì vậy, bạn cần xác định rõ yếu tố định vị của mình. Khi nói đến cửa hàng của bạn, khách
hàng sẽ nghĩ điều gì: "giá rẻ nhất", "dịch vụ tốt nhất" hay "khuyến mãi nhiều nhất"...?
Chia sẻ về phương pháp “hút khách”, anh Nguyễn Văn Định cho biết: “Cách giao tiếp với khách
hàng cũng hết sức quan trọng vì mô hình tiệm tạp hóa nhỏ lẻ trong một khu dân cư sẽ chỉ sống
được bằng lượng khách nhất định ở cộng đồng dân cư đó. Nó khác với những cửa hàng phục vụ
khách qua đường, lượng khách không gói gọn trong một khu vực nhỏ. Vì thế, khi giao tiếp, phục vụ
khách hàng, chủ tiệm hoặc người bán phải hết sức khéo léo, gần gũi để tạo mối liên hệ tốt”.
Một lưu ý nhỏ nữa là cách đặt tên cho cửa hàng. Bạn phải đặt tên cửa hàng sao cho thật dễ gọi, dễ
nhớ, tạo được thiện cảm với khách. Thông thường, các tiệm tạp hóa nhỏ thường lấy theo tên chủ
tiệm hoặc một đặc điểm dễ nhớ của quán. Thậm chí có cửa hàng chẳng có tên trên biển hiệu nhưng
vẫn được khách hàng nhớ tới bằng những cái tên thân thương như quán bà Bảy, quán ông Ba,
quán Cây mít,…
6. Trưng bày
Đối với loại hình kinh doanh này, bạn nên bố trí hàng hóa một cách khoa học, thuận tiện trong việc
tìm kiếm và lấy hàng. Bạn phải làm kệ để trưng bày sản phẩm. Bạn có thể mua sắt về thuê thợ gia
công hoặc đóng kệ gỗ, tận dụng các loại bàn ghế cũ để trưng bày hàng hóa.
Trong dịp tết sắp tới, bạn nên trang trí những giỏ quà tết thật đẹp mắt để thu hút khách hàng
Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn không thể bỏ qua khi mở tiệm tạp hóa. Trưng bày
hiệu quả cũng là cách giúp bạn tăng doanh số. Đó cũng là lý do tại sao các siêu thị và cửa hàng tiện
lợi hiện đại luôn được trưng bày rất bắt mắt, hấp dẫn. Ví dụ: ngay mặt tiền cần trưng bày những sản
phẩm đang bán chạy, đang khuyến mãi hấp dẫn hoặc những mặt hàng mà người ta thường mua
cùng nhau có thể đặt cạnh nhau...
Trên đây là một vài gợi ý cơ bản giúp bạn có những bước đi vững chắc hơn khi có ý định kinh
doanh cửa hàng tạp hóa. Hy vọng với những gợi ý trên, mỗi cá nhân sẽ tiếp tục củng cố và phát
triển thành công ý tưởng kinh doanh này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mở tiệm tạp hóa- Loại hình kinh doanh phù hợp với mọi khả năng tài chính.pdf