Mô tả các công cụ

Để đảm bảo chất lượng của công việc đánh giá nông thôn có sự tham gia cần phải tiến hành các bước sau đây. Mặc dù PRA có tính chất linh hoạt mềm dẻo và các bước hoạt động của nó đôi khi có thể thay đổi nhưng các bước này phải thao một quy trình có trật tự và có tổ chức. Nó bao gồm 7 bước sau: a. Chuẩn bị b. Khảo sát ban đầu c. Thu thập dữ liệu thực địa d. Phân tích dữ liệu sơ bộ e. Sắp xếp các kết quả f. Kiểm chứng kết quả thông qua cộng đồng g. Viết báo cáo cuối cùng

doc10 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mô tả các công cụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mô tả các công cụ 1. Ma trận phân loại hộ a. Mục đích Giúp nhận biết tình hình đời sống chung của cộng đồng, đưa ra các chỉ số và chỉ tiêu về giàu nghèo tại địa phương. - Đánh giá các mức độ khác nhau về điều kiện kinh tế, xã hội của cộng đồng, của các hộ gia đình để có thể đánh giá tác động của dự án/chương trình. - Nhằm xác định các nhóm người uư tiên tham gia dự án. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế, xã hội như nghề nghiệp, trình độ, văn hoá nhân khẩu sức khoẻ.... b. Cách làm Nhóm đối tượng: 6-8 người dân gồm cả nam và nữ Người cung cấp thông tin chính trong xã, thôn trưởng, đại diện một số ban nghành trong thôn, những người có hiểu biết chung về tình hình các hộ trong thôn Dụng cụ: Giấy Ao: 3 tờ, Bút dạ, Bìa cứng (cắt thành những miếng nhỏ có kích cỡ vừa phải dùng để dán các tiêu chí phân loại hộ và các hộ cụ thể) c. Phương pháp tiến hành - Lập danh sách các hộ trong thôn trong đó đặc biệt chu ý đến các hộ có hoàn cảnh đặc biệt như: hộ có phụ nữ làm chủ hộ, hộ đặc biệt khó khăn, hộ gia đình neo đơn... - Thúc đẩy người dân thảo luận đưa ra các tiêu chí để phân loại hộ trong thôn theo các mức khác nhau (Giàu-Khá-Trung bình-Nghèo), các tiêu chí phận loại này do Cộng đồng xác định chứ không phải dựa vào các tiêu chí phân loại giàu nghèo của cơ quan Nhà Nước. Sau khi người dân thảo luận xong, cán bộ sẽ nhóm các tiêu chí lại và người dân tiến hành xếp lại các hộ trong thôn theo các tiêu chí đã đưa ra. - Đọc lại tên từng hộ trong từng nhóm để xác định lại cho chính xác - Tổng kết: Cùng với người dân đưa ra nhận xét ban đầu: % người giàu, % người khá, % người nghèo trong thôn. Công cụ thu được thông tin về tình hình nghèo đói tại địa phương theo quan điểm của cộng đồng. Các tiêu chí phân loại Giàu Khá Trung bình Nghèo Nông nghiệp Đánh bắt Nông nghiệp Đánh bắt Nông nghiệp Đánh bắt Nông nghiệp Đánh bắt I. Tài sản cố định Nhà cửa Xe máy Tivi Diện tích đất sở hữu II. Công cụ sản xuất Ghe thuyền Vật nuôi Máy bơm Diện tích hồ Nò, lưới, sáo III. Tài chính Mức Chi tiêu Các món nợ quá hạn Nguồn thu nhập từ bên ngoài IV. Lao động *** Số nhân khẩu trong 01 hộ Số lao động trong 01 hộ Tổng số hộ 2. Phân tích giới a. Mục đích: Để biết được các công việc và vai trò do mỗi giới đảm nhiệm, từ đó có thể nói lên những khó khăn hay cơ hội của mỗi giới trong quá trình phát triển. b. Cách làm Nhóm đối tượng: 6-8 người dân gồm cả nam và nữ Dụng cụ - Giấy Ao: 3 tờ - Bút dạ c. Câu hỏi hướng dẫn thảo luận Vai trò sản suất: + Trong sản xuất thì có tất cả những công việc nào? Hãy liệt kê toàn bộ những công việc đó ? + Đi vào từng công việc cụ thể thì công việc nào phụ nữ đảm nhận? Công việc nào nam đảm nhận? mức độ tham gia và đóng góp công sức chừng nào? Có sự hổ trợ của ai(bé trai, bé gái) không? và phân tích rõ vai trò từng giới + Trong các khâu đó thì có sự hổ trợ của phương tiện kỷ thuật khoa học nào? Ai sử dụng phương tiện đó? Ai bảo quản nó? Vai trò nuôi dưỡng/ tái sản xuất: sinh sản, chăm sóc, nuôi dưỡng. + Ai là người mang bầu và sinh nở? + Ai là người chăm sóc con cái, chăm sóc gia đình (cơm, nước, đi chợ, nấu ăn, giăc, dọn dẹp nhà cửa.....)? Mức độ tham gia? + Ai là người kiếm ra kinh tế cho gia đình? Ai nuôi dạy con cái học hành? Mức độ tham gia? Vai trò cộng đồng: + Ai là người đi các công việc xã hội: làm đường, đi họp, tham gia việc của thôn xã...? Mức độ tham gia? + Ai là người đi ăn cưới xin, đám tang, các lễ hội thôn xóm, kỵ giỗ...? Mức độ tham gia? + Ai là người được tham gia các buổi tập huấn về khoa học sản xuất, các hội thảo, diễn đàn về các thông tin mới...? Mức độ tham gia? Bảng phân tích vai trò giới: Vai trò Nam (%) Nữ (%) Bé trai (%) Bé gái (%) Vai trò sản xuất Vai trò tái sản xuất Vai trò cộng đồng 3. Ngày làm việc của giới a. Mục đích Để biết các sinh hoạt và các công việc hàng ngày của nam và nữ, trẻ con, thanh niên và người già làm trong thời gian khác nhau trong ngày. Để có kế hoạch làm việc phù hợp đối với từng nhóm người. b. Bảng phân tích ngày làm việc của giới Nam Thời gian Nữ c. Câu hỏi hướng dẫn thảo luận - Trong ngày các anh chị làm gì? Ứng với thời gian nào? - Lấy mốc 5h sáng, sau khi thức dậy các anh (chị) làm gì? Ở đâu? Vào mấy giờ? - Sau đó các anh(chị) làm gì? Ở đâu? Mất thời gian bao lâu? Và cứ tiếp tục như thế cho đến khi thời gian quay vòng lại lúc 5h sáng hôm sau. 4. Bản đồ tài nguyên a. Mục đích Để biết được sự phân bố các nguồn tài nguyên trên địa bàn. Để hiểu được nhóm người/ đối tượng (nam, nữ) nào tiếp cận và kiểm soát loại tài nguyên nào. Để biết được không gian của mỗi giới b. Cách làm - Đối tượng + Thành lập nhóm từ 7-10 người bao gồm cả nam giới và nữ giới là người am hiểu về địa bàn và các vùng địa lý. + Lựa chọn một vài người có khả năng vẽ - Công cụ: Giấy Ao, bút dạ, bút viết, bút chì các màu và các dụng cụ cần thiết khác Phương pháp tiến hành - Nhóm phân công + Một người thúc đẩy đưa ra các câu hỏi thảo luận + Một người ghi chép lại tiến trình thảo luận + Một người thể hiện bằng hình vẽ trên giấy A0 về các kết quả thảo luận đã thống nhất - Người thúc đẩy giải thích mục tiêu của việc sử dụng công cụ này đối với người dân - Khuyến khích người dân thảo luận và phân tích các yếu tố là cơ hội, khó khăn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên. c. Câu hỏi thúc đẩy - Chúng ta đang ở đâu? Trước mặt, sau lưng, bên phải, bên trái chúng ta có những gì? - Khu vực nào là nơi làm việc, sản xuất sinh hoạt cho nam và nữ - Đất nông nghiệp của xã phân bố ở đâu? Bao nhiêu diện tích? Nam hay nữ canh tác trên khu vực diện tích đó. - Diện tích trrồng lúa/trồng đậu/trồng ớt... chủ yếu tập trung ở vùng nào? Ai trồng (nam hay nữ)? Ai (nam/nữ) quyết định trồng khi nào, trồng loại cây gì...? - Diện tích rừng là bao nhiêu? Rừng gì, phân bố ở đâu? Ai quản lý? Ai hưởng lợi/ ai (nam nữ thu hoạch từ sản phẩm từ rừng)? - Diện tích mặt nước bao nhiêu? Ở đâu? Ai sử dụng? Ai quản lý? Ai khai thác? - Các loại đất trên người dân đã được cấp quyền sử dụng đất chưa? Tỷ lệ là bao nhiêu %? - Biển ở vị trí nào? Đầm phá ở vị trí nào? Khu dân cư ở đâu? - Khoáng sản gì? Phân bố ở đâu? Ai được phép khai thác? Khai thác bằng hình thức gì? - Đường chính (liên xã), đường phụ (nội thôn, liên thôn) nằm ở đâu? - Đồi cát nằm ở đâu? Khu nghĩa địa? Khu dân cư nằm ở đâu? - Hỏi diện tích đất toàn xã, phân thành các loại như thế nào? Tỷ lệ các loại đất? Bao nhiêu phần trăm đã được cấp chủ quyền sử dụng?Diện tích đất hoang, chưa sử dụng là bao nhiêu? Phân bố ở đâu? 5. Sơ đồ đi lại a. Mục đích Nhằm để biết các thông tin về các mối quan hệ xã hội của cộng đồng (Social Capital). Cũng qua sơ đồ này, chúng ta có thể thấy được các dịch vụ công/tư nào mà người dân ở đó đang sử dụng (Physical Capital). Ngoài ra, nó cũng có thể cho biết một vài chỉ số về nguồn lực, về con người (Human Capital) nếu họ có đi đến những nơi như trường học, trung tâm/viện nghiên cứu b. Cách làm - Đối tượng Thành lập nhóm từ 7-10 người bao gồm cả nam nữ và người già, trẻ em - Công cụ: + Giấy Ao, bút dạ, bút viết và các dụng cụ cần thiết khác + Phương pháp tiến hành - Nhóm phân công một người thúc đẩy đưa ra các câu hỏi thảo luận, một người ghi chép lại tiến trình thảo luận và một người thể hiện các kết quả thảo luận đã thống nhất - Giải thích mục tiêu của việc sử dụng công cụ này đối với người dân. - Khuyến khích người dân thảo luận và phân tích các yếu tố là cơ hội, khó khăn trong việc sử dụng các nguồn lực xã hội. - Một số câu hỏi hướng dẫn xây dựng sơ đồ đi lại + Trong thôn có ai đi xa nhất? Ở đâu? Có thường xuyên đi không? Đi để làm gì? Gặp những ai? + Khi đi mang những gì, khi về mang những gì? + Phụ nữ thường hay đi đâu? Vào thời gian nào? Có những mối quan hệ gì ở những nơi họ đến? Với ai? + Đàn ông thì thường đi đâu? Vào thời gian nào? Để làm gì? ... + Trẻ em, người già thường đi đâu? Vào thời gian nào? Với mục đích gì?... 6. Biểu đồ Venn a. Mục đích Để biết được các tổ chức, đoàn thể hay cá nhân có liên quan trực tiếp hay ảnh hưởng đến cộng đồng (Institutions, Policies, Proceseses). Biểu đồ Venn cũng nói lên được là các tổ chức/cá nhân đó đã thúc đẩy hay cản trở cộng đồng đó tiếp cận đến các nguồn lực như thế nào. Đồng thời, nó cũng cho biết quá trình ra quyết định của một thể chế chính sách. Ngoài ra, nó có thể hiện mối quan hệ qua lại, hay sự chồng chéo về chuyên môn và con người giữa các tổ chức/cá nhân đó. b. Cách làm - Đối tượng: 8-10 người gồm những người am hiểu thông tin, người dân thuộc các ngành nghề và cán bộ thôn. - Phương pháp tiến hành: Liệt kê tên các tổ chức, cá nhân vào giấy A0. Sau đó, người tham gia ghi tên tổ chức, cá nhân vào thẻ giấy theo nguyên tắc: tổ chức, cá nhân nào có vai trò quan trọng nhất đối với cộng đồng thì ghi vào thẻ giấy lớn, ngược lại thì ghi vào thẻ giấy nhỏ hơn... - Sau đó, người tham gia sẽ thảo luận về vị trí của các tổ chức, cá nhân đã ghi trên thẻ giấy trước khi dán thẻ giấy đó lên tờ Ao (đã có sẵn thẻ Cộng đồng được đặt ở vị trí trung tâm) và dán theo nguyên tắc: tổ chức nào có mối quan hệ mật thiết, ảnh hưởng quan trọng đến cộng đồng thì dán gần cộng đồng, ngược lại thì dán xa ra. - Tổ chức, cá nhân nào có mối quan hệ về chuyên môn và nhân sự thì dán dính vào nhau. Mức độ chồng lên nhau thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa các tổ chức. - Củng cố các thông tin về các tổ chức bằng cách liệt kê các ảnh hưởng tốt và các hạn chế của các tổ chức đối với cộng đồng vào khung sau: Tổ chức Vai trò Ảnh hưởng tốt Cản trở - Có những chương trình, dự án nào đã, đang và sẽ triển khai trên địa bàn xã ? Tên, phạm vi, thời gian và mục tiêu của các chương trình, dự án đó là gì? - Câu hỏi thúc đẩy + Theo bà con, những tổ chức, cá nhân, cơ quan nào có ảnh hưởng đến đời sống sinh kế hàng ngày của cộng đồng? + Tổ chức, cá nhân, cơ quan nào đã liệt kê trên đây có ảnh hưởng trực tiếp/ đóng vai trò quan trọng trong đời sống sinh kế hàng ngày của bà con? + Bà con giải thích vì sao cho rằng tổ chức, cá nhân, đoàn thể dã dán trên giấy Ao lại ở vị trí như vậy? + Những tổ chức, cá nhân, cơ quan mà bà con đã cho là có mối quan hệ, ảnh hưởng quan trọng như trên có cơ cấu tổ chức, hoạt động như thế nào? + Vai trò của các tổ chức, cá nhân, cơ quan đó như thế nào trong đời sống hàng ngày của cộng đông/bà con? 7. Đi lát cắt a. Mục đích Để thu thập thông tin bổ sung sau khi đã có bản đồ tài nguyên và bản đồ xã hội. Lát cắt này chỉ ra các mối quan hệ giữa các yếu tố vật lý cụ thể trên một thiết diện dọc của cộng đồng, những khó khăn và cơ hội của cộng đồng. b. Cách làm - Đối tượng: 2-3 người am hiểu cộng đồng - Dụng cụ: 2 giấy A0 ghép dọc, bút dạ, bút chì, bút màu - Phương pháp tiến hành + Giải thích mục tiêu của việc sử dụng công cụ này. + Sử dụng các câu hỏi gợi ý. + Kiểm tra lại bản đồ nguồn lợi và bản đồ xã hội để vạch ra con đường đi qua những khu vực phông phú nhất thống nhất về các nội dung cần tìm hiểu. + Đi dọc theo lộ trình khảo sát đã địnhvà vẽ sơ đồ mặt cắt sao cho phản ánh trung thực lộ trình này - Câu hỏi hướng dẫn thảo luận: + Dân cư sống theo hình thức như thế nào? Thuỷ diện, định cư, nhóm dân cư xen kẽ? Mật độ phân bố? + Thời tiết – khí hậu khu vực như thế nào? + Độ cao khu vực so với mực nước biển là bao nhiêu? độ dốc? + Đất loại gì? Có những loại đất nào? Đang sử dụng vào mục đích gì? Ai sử dung? Ai quản lý? + Có những loại khoáng sản nào trong lòng đất? hiện trạng như thế nào? Ai khai thác-sử dụng? Ai quản lý? + Nguồn nước thuộc loại nước gì? Sử dụng bằng cách nào? Khó khăn gì trong việc sử dụng? Sinh vật: + Thực vật: các loài thực vật có tại khu vực? Các cây trồng tại khu vực? Năng suất? Thời gian trồng? Nguồn lao động? + Động vật: : các loài động vật có tại khu vực? Các động vật nuôi tại khu vực? Hình thức nuôi? Năng suất? Thời gian nuôi? Nguồn lao động? + Những khó khăn, cơ hội ở những khu vực cụ thể + Những giải pháp: 8. Cây vấn đề a. Mục đích Để tìm hiểu những vấn đề nổi cộm tại địa bàn, tìm hiểu nguyên nhân và xã định những hệ quả của nó. b. Cách làm - Đối tượng: Tập hợp từ 10- 15 người, chú ý đến cân bằng giới - Dụng cụ: Giấy Ao, but dạ - Các bước tiến hành + Để người dân tự liệt kê các vấn đề khó khăn trong cuộc sống của mình + Cho điểm các vấn đề đã được liệt kê để xác định vấn đề quan trọng nhất + Từ vấn đề quan trọng, người dân đưa ra các nguyên nhân sơ cấp và thứ cấp dẫn đến vấn đề đó. Tiếp tục hỏi các nguyên nhân cho đến cuối cùng Lưu ý: Luôn luôn hỏi tại sao để giải thích vì sao nguyên nhân đó lại ảnh hưởng tới vấn đề đó và ghi chép cẩn thân + Xác định hệ quả của vấn đề + Người thúc đẩy sẽ tổng kết lại và nêu ra một số nhận xét của mình. - Câu hỏi sử dụng: + Anh(chị) đang gặp phải những khó khăn gì? Hãy liệt kê các khó khăn đó? + Trong các vấn đề đó anh(chị) cho biết vấn đề nào là vấn đề khó khăn nhất? Tại sao? Những vấn đề còn lại thì thế nào(mức độ quan trọng của nó)? Vì sao? + Những nguyên nhân nào dẫn đến khó khăn đó? Vì sao? Đi vào sâu từng nguyên nhân cho đến khi không thể đi tiếp nữa? + Vấn đề khó khăn nhất đó sẽ dẫn đến điều gì? ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của gia đình anh(chị)? Và tiếp tục cho đến khi hết dẫn đến được... + Bà con tự giải quyết những vấn đề đó như thế nào? Kết quả ra sao? + Những vấn đề nào bà con không thể tự gải quyết được? Đang gặp khó khăn ở chỗ nào? Cần có sự hổ trợ điều gì? + Trong những vấn đề đó, vấn đề nào cần phải giải quyết trước? Hướng giải quyết như thế nào? Cần sự hổ trợ của ai? Những khó khăn vấp phải khi giải quyết? + Những kiến nghị khác để thực hiện các giải pháp? 9. Biểu đồ lịch sử a. Mục đích Để biết được các sự kiện lịch sử chính cũng như ảnh hưởng của chúng đến đời sống của cộng đồng. Trong đó, các vấn đề lớn trong bối cảnh bấp bênh (Vulnerable Context) sẽ được phát hiện và các chính sách chủ trương quan trọng cũng được đưa ra thảo luận nhằm tìm hiểu được cái hoàn cảnh ra đời của các sự kiện này và chúng ảnh hưởng như thế nào đến đời sống của người dân cũng như các phản ứng của nhân dân đối với từng sự kiện. b. Cách làm - Đối tượng: Từ 8 đến 10 người bao gồm nam, nữ, người già, thanh niên và những người am hiểu và có vị thế truyền thống trong cộng đồng - Dụng cụ: Giấy Ao, bút dạ, bút viết - Phương pháp tiến hành + Nhóm phân công một người chủ trì, một người thúc đẩy đưa ra câu hỏi thảo luận. Một người dân ghi chép lại kết quả thẩo luận đã được thống nhất và một người ghi chép lại tiến trình. + Giải thích mục tiêu của việc sử dụng công cụ này + Đưa ra các câu hỏi gợi ý + Khuyến khích người dân thảo luận và phân tích các sự kiện, tác động của sự kiện đó đến cộng đồng. + Thể hiện sự kiện đó trên giấy A0 - Câu hỏi hướng dẫn thảo luận - Thôn được thành lập vào thời gian nào? Việc thành lập đó gắn liền với sự kiện nào? Sự kiện đó có ý nghĩa như thế nào? Ý nghĩa của tên thôn? - Ai ra quyết định thành lập/định cư? - Trước đây bà con sống ở đâu? Khi có quyết định định cư bao nhiêu hộ lên định cư bao nhiêu hộ còn sống ở dưới nước? - Khi mới lên định cư người dân được hỗ trợ gì? - Dân cư của làng bao gồm những nhóm dân cư nào? Dân cư chủ yếu là người địa phương hay là có các nhóm người khác đến đây định cư? - Cuộc sống sau khi định cư có thay đổi khác gì trước khi định cư? Về điều kiện sống, cơ sở hạ tầng? - Từ khi thành lập đến nay cộng đồng trải qua những sự kiện lớn nào? Vào thời gian nào? - Sự kiện đó ảnh hưởng đến cộng đồng như thế nào? - Các chương trình chính sách lớn ảnh hưởng đến thôn? Do ai đảm nhận, gốm có những hoạt động gì? - Các trạn thiên tai lớn xảy ra vào những năm nào? Có thiệt hại gì? Ảnh hưởng như thế nào đến đời sống và môi trường địa phương? - Chương trình nuôi trồng thuỷ sản bắt đầu từ khi nào? Ai ra quyết định đó? Ai tham gia thực hiện/triển khai chương trình đó? Chương trình đó có ảnh hưỏng đến việc đánh bắt của người dân như thế nào? - Di cư lao động của người dân bắt đầu từ khi nào? Vì sao? Những người di cư lao động thường đi đâu làm gì? - Việc di cư lao động này ảnh hưởng đến gia đình và cộng đồng như thế nào? - Tình hình nò sáo hiện nay ở địa phương? Nò sáo có nằm trong diện tháo gỡ không?Ai nằm trong diện thào gỡ? Năm Sự kiện Ảnh hưởng Phản ứng 10. Lịch thời vụ a. Mục đích Nhằm để biết được các thông tin quan trọng ứng với mỗi giai đoạn thời gian. Từ các thông tin đó, ta có thể phân tích cuộc sống sinh kế của người dân. Chúng ta có thể rút ra được thời gian nào/tháng nào là khó khăn hay căng thẳng nhất của người dân cũng như tháng nào là tháng cơ hội có nhiều nhất. Đặc biệt, lịch thời vụ sẽ giúp ta hoạch định các kế hoạch làm việc với cộng đồng sao cho phù hợp với điều kiện thời gian của họ. b. Cách làm - Đối tượng: 8-10 người nam, nữ trong cộng đồng - Dụng cụ : giấy Ao, bút dạ - Phương pháp tiến hành + Giải thích mục tiêu của việc sử dụng công cụ này. + Sử dụng các câu hỏi gợi ý. + Khuyến khích người dân thảo luận và phân tích được các yếu tố là cơ hội, khó khăn và các nguyên nhân, ảnh hưởng của khó khăn/ cơ hội đó theo từng giai đoạn trong năm. Bảng phân tích lịch thời vụ: Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Thời tiết khí hậu Sản xuất: + Nông nghiệp: Cây trồng Vật nuôi + Ngư nghiệp: Đánh bắt: NTTS + Việc làm khác Di cư lao động Thu nhập – Chi tiêu Lao động: + Lao động nam + Lao động nữ Dịch bệnh: + Bệnh ở người + Bệnh vật nuôi - cây trồng. Hoạt động xã hội Câu hỏi hướng dẫn thảo luận: - Khí hậu: Tháng nào là trời nóng, mưa, lạnh, lụt, bảo, gió to? Thuỷ triều lên, xuống tháng nào? Sản xuất: Nông nghiệp: + Trồng trọt: Bắt đầu làm cỏ khi nào? Khi nào gieo mạ, bón phân, cắt lúa...thu hoạch? Thu hoạch mỗi vụ thì được bao nhiêu? Đem bán hay để ăn? Ăn được bao lâu? + Chăn nuôi: Tháng nào bắt đầu chuẩn bị chuồng, trại, thả giống, chăm sóc, thu hoạch...? Dùng cho các vật nuôi. Ngư nghiệp: + Đánh bắt: Đánh bắt tháng nào? Tháng nào đánh bắt được nhiều tôm cá nhất? Đó là những loài tôm cá nào? Ngư cụ nào được sử dụng để đánh bắt? Nghành nghề hoạt động? Tháng nào đánh bắt ít nhất? + Nuôi trồng: Chuẩn bị hồ tháng nào? Tháng nào thả giống? Tháng nào chăm sóc? Tháng nào thu tỉa? Tháng nào thu hoạch? + Làm việc khác? Làm thuê trong làng? + Di cư lao động: Tháng nào đi Huế làm thuê? Làm gì? Tháng nào đi Sài Gòn làm ăn? Làm ngành nghề gì? Tháng nào về thăm nhà? + Lao động: Tháng nào cần nhiều lao động nhất? Ai? Nam - nữ, trai – gái? Tháng nào làm ít nhất? Ai? Nam-nữ, trai-gái? (Hỏi cho các nhành nghề Nông nghiệp, Ngư nghiệp đầm phá, NTTS). + Thu nhập - Chi tiêu: Tháng nào có tiền vô nhiều nhất? Nguồn nào? Tháng nào chi nhiều nhất? Mục đích chi? Khi có tiền vô nhiều bà con tiết kiệm bằng cách nào? Khi thiếu bà con xoay sở như thế nào? Dịch bệnh: + Bệnh ở người: Tháng nào thường xảy ra dịch bệnh ở người? Các bệnh thường xảy ra là bệnh gì? Cách chữa trị các bệnh đó như thế nào? Gặp khó khăn gì trong quá trình chữa trị bệnh? Có mua bảo hiểm không? + Bệnh ở vật nuôi-cây trồng: Tháng nào thường xảy ra dịch bệnh ở vật nuôi-cây trồng? Các bệnh thường xảy ra là bệnh gì? Cách phòng và trị các bệnh đó như thế nào? Gặp khó khăn gì trong quá trình chữa trị bệnh? Hoạt động xã hội: + Hoạt động xã hội: Các lễ hội của thôn - xã xảy ra vào tháng nào? Đó là lễ hội gì? Do ao tổ chức và có sự tham gia của ai? Tháng nào có nhiều đám cưới? Tết? Cúng đất? Chạp-Giỗ? 11. Phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn người cung cấp thông tin chính và thảo luận nhóm tập trung Phỏng vấn là cách tốt nhất nhằm thu thập thêm các thông tin định lượng để bổ sung cho các khuyết điểm của các công cụ PRA mang tính định tính. Ngoài ra, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn người cung câp thông tin chính và thảo luận nhóm tập trung giúp ta hiểu sâu hơn các trường hợp hay các vấn đề và các đối tượng cụ thể mà chúng ta đặc biệt quan tâm. Ví dụ: đối tượng trẻ em, vấn đề về nghề truyền thống, các vấn đề liên quan đến các thể chế, chính sách Tài liệu 7. Kết quả ví dụ các công cụ PRA 7. Quy trình đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng Để đảm bảo chất lượng của công việc đánh giá nông thôn có sự tham gia cần phải tiến hành các bước sau đây. Mặc dù PRA có tính chất linh hoạt mềm dẻo và các bước hoạt động của nó đôi khi có thể thay đổi nhưng các bước này phải thao một quy trình có trật tự và có tổ chức. Nó bao gồm 7 bước sau: a. Chuẩn bị b. Khảo sát ban đầu c. Thu thập dữ liệu thực địa d. Phân tích dữ liệu sơ bộ e. Sắp xếp các kết quả f. Kiểm chứng kết quả thông qua cộng đồng g. Viết báo cáo cuối cùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docmo_ta_cac_cong_cu_4899.doc