Mạch chuyển đổi ổ đĩa với nhiều công dụng
Giải thích mạch: 4 chấu giữa củarơle nối vào 4
dây nguồn đi từ bộ nguồn xuống, trong đó có
2dây từng đôi có điện áp lần lượt là 5v và 12v, 4
chấu thường đóng nối với 4 dây nguồn đi vào ổ
chính (primary). 4 chấu thường mở nối với ổ
secondary. Ở đây không vẽ cuộn dây điều khiển
đóng cắtrơle.
Chuyển vận: Bình thường ta không cấp nguồn
chorơle thì ổ chính được cấp nguồn vì nó nối với
4tiếp điểm thường đóng. Lúc này do chức năng
auto củabios sẽ làm cho ổ đĩa được cấp nguồn là
ổ primary được thừa nhận, còn ổ không được cấp
nguồn là ổ secondary bị coi là không có và máy
vẫn ở nguyên tình trạng như ban đầu nó vốn có.
2 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Mạch chuyển đổi ổ đĩa với nhiều công dụng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nếu ta thiết kế trong máy có hai ổ cứng, làm hai nhiệm vụ khác nhau sẽ có nhiều thuận lợi.Tôi
đã thực hiện từ lâu và thấy nó rất hay nên muốn chia sẻ với bạn bè xa gần cùng hưởng thành
quả này.
Mạch điện chuyển đổi ổ đĩa dưới đây sẽ làm cho máy tính của chúng ta ngoài những
chức năng thông thường, còn có những lợi điểm sau:
Có thể cài hai hệ điều hành khác nhau trên hai ổ đĩa mà không cần bất cứ phần mềm
nào.Do đó mà không phát sinh những phiền toái khác do phần mềm đó gây ra
Nếu hai người cùng sử dụng chung một máy tính, mỗi người có thể chiếm cứ một đĩa
và thực hiện trên đĩa đó theo ý thích riêng của mình.
Nếu có trẻ nhỏ, có thể dành riêng một ổ đĩa cho chúng tha hồ phá phách mà không
ảnh hưởng đến những cái quý giá nhất của cha mẹ.
Có thể dành riêng một ổ để chỉ dùng trao đổi thư tín hoặc vào internet mà không sợ lây
nhiễm viuts vào ổ chính.
Do đó mà tận dụng được những ổ cũ có dung lượng nhỏ, không thích hợp với những
yêu cầu mới cần những ổ đĩa lớn hơn.
Và cũng do đó mà có một máy tính mà như có hai cái vậy. Hay nói chính xác hơn là có
hai trong một.
Để lắp ổ cứng thứ hai:
1. Ta cần có thêm một cáp dẫn tín hiệu để cắm vào khe cắm thứ hai trên main board, cả
hai ổ cứng đều set các jumper ở vị trí master, xong khởi động máy, vào bios
SETUP/STANDAR CMOS SETUP khai báo cả hai ổ như sau:
Ổ thứ nhất: Prymary master để là Auto, Prymary slaver để là none.
Ổ thứ hai: Secondary master để là Auto, Secondary slaver để là none.
Sau đó vào SETUP/IDE HDD AUTODETECTION để cho máy tự động nhận dạng cả hai ổ
cứng. Lúc này hệ điều hành trên ổ chính trước đây vẫn sử dụng được khởi động,vào my
computer sẽ thấy cả hai ổ đều được hiển thị. Nếu bước này thành công thì ta chuyển
sang bước hai sau đây
2. Và cần có một rơle 220v có thể đóng mở đồng thời 4 tiếp điểm, dùng rơle này để đóng
cắt mạch nguồn của cả hai ổ cứng. Sơ đồ mạch như hình vẽ.
Giải thích mạch: 4 chấu giữa của rơle nối vào 4
dây nguồn đi từ bộ nguồn xuống, trong đó có
2dây từng đôi có điện áp lần lượt là 5v và 12v, 4
chấu thường đóng nối với 4 dây nguồn đi vào ổ
chính (primary). 4 chấu thường mở nối với ổ
secondary. Ở đây không vẽ cuộn dây điều khiển
đóng cắt rơle.
Chuyển vận: Bình thường ta không cấp nguồn
cho rơle thì ổ chính được cấp nguồn vì nó nối với
4tiếp điểm thường đóng. Lúc này do chức năng
auto củabios sẽ làm cho ổ đĩa được cấp nguồn là
ổ primary được thừa nhận, còn ổ không được cấp
nguồn là ổ secondary bị coi là không có và máy
vẫn ở nguyên tình trạng như ban đầu nó vốn có.
Khi ta cấp nguồn cho rơle thì ổ chính bị cắt nguồn vì tiếp điểm thường đóng nay mở ra do
lực hút trong rơle đồng thời đóng mạch cho ổ phụ, do đó ổ phụ được cấp nguồn, ổ
chínhbị cắt. Lúc này cũng do chức năng auto của bios sẽ làm cho ổ phụ
được thừa nhận, ổ chính bị coi là không có. Nếu trong ổ phụ ta có cài hệ
điều hành thì ta có thể chạy hệ điều hành trên ổ này.
Như vậy nếu trên đường cấp nguồn cho rơle ta lắp một công tắc chuyển
mạch đưa ra vỏ máy thì việc chuyển đổi ổ đĩa được thực hiện rất thuận
tiện, muốn làm việc trên ổ nào ta chỉ việc đưa công tắc vào vị trí thích
hợp: tắt → chạy ổ chính, bật → chạy ổ phụ.
Chú ý: * Việc chuyển đổi ổ đĩa phải thực hiện trước lúc khởi động máy.
Nếu đang làm việc trên ổ này muốn chuyển sang làm việc trên ổ kia phải hoàn thành thủ
tục shut down, tắt máy, chuyển ổ đĩa rồi mới khởi động lại với ổ mới.
* Dây cấp nguồn cho rơle nên đấu sau công tắc của máy để khi bật máy thì rơle ở trạng
thái sẵn sàng khi có lệnh từ công tắc chuyển đổi phát ra.
* Nếu muốn truyền dữ liệu giữa hai ổ, ta cắm trực tiếp dây nguồn vào ổ phụ bằng ổ cắm
sơ cua trong máy, không qua rơle, cả hai ổ đều được cấp điện. Lúc này ta có thể làm việc
được với cả hai ổ với hệ điều hành của ổ chính được khởi động.
* Về relay: Relay mua ở chợ trời, loại có cả đế, giá chỉ có 20.000đ về chỉ việc cắt đứt 4
đường dẫn vào từng ổ đĩa rồi bắt vít theo đúng thứ tự ban đầu là xong.Nói thì rông dài
nhưng thực ra chỉ là cắt đứt mấy đường dây rồi bắt vít theo đúng thứ tự thôi, rất đơn giản,
* Thực chất của vấn đề là: Đây chỉ là mạch chuyển đổi ổ đĩa tự động, tự động hóa
việctráo đổi ổ đĩa, tự động hóa khai báo trong bios bằng chức năng auto của bios.
Chúc bạn thành công.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Mạch chuyển đổi ổ đĩa với nhiều công dụng.pdf