Một độ chính xác cao các đánh giá đánh giá học sinh đạt được
trong việc sử dụng “hệ thống tham chiếu nội bộ lớp”. “Xét về trung
bình”, trong một tổng quan vừa mới công bố có nói, giáo viên có
thể “đánh giá thứ bậc xếp hạng những thành tích trong phạm vi lớp
của mình tương đối tốt”, ngay cho dù phải tính đến „những khác
biệt cơ bản“ giữa các giáo viên (WEINERT 2001, tr. 50). Thứ bậc
xếp hạng các thành tích nội bộ lớp, tức là phân bố chuẩn, không
tương ứng với các thành tích thật sự của học sinh, nếu người ta
kiểm tra chúng độc lập.
252 trang |
Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1523 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lý luận dạy học kỹ thuật - Phương pháp và quá trình dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g La tinh) = phương
tiện, người trung gian, thành phần trung chuyển).
Tam giác dạy học
212 213
Trong các tài liệu về lý luận dạy học, chức năng làm trung gian này
luôn được nhấn mạnh:
Phương tiện dạy học là tất cả các phương tiện vật chất mà người
dạy và người học sử dụng, để thông hiểu về các mục đích, chủ đề
và phương pháp của dạy học. Chúng có chức năng trung gian trung
gian của các thông tin trong việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức.
Phương tiện được hiểu như là bộ phận trung gian, thông qua nó
những ký hiệu trong các quan hệ giao tiếp được chuyển tải, lưu giữ,
phản ánh lại hay xử lý với sự hỗ kỹ thuật và được giới thiệu theo
hình thức đại diện hay biểu trưng.
Với khái niệm phương tiện dạy học được hiểu như vậy, thì sách,
báo và tạp chí, chiếu ảnh và phim kính, phim và vô tuyến truyền
hình và các phương tiện âm thanh khác, video và các phương tiện
hình ảnh khác cũng như máy tính là những ví dụ phương tiện dạy
học. Cách hiểu rộng hơn còn bao gồm phương tiện phi vật chất.
Một khái niệm phương tiện như vậy cũng bao gồm cả những máy
móc kỹ thuật hay các thiết bị để truyền, lưu giữ, phát lại hay xử
lý các ký hiệu cũng như các vật liệu trực thuộc hay các phần mềm
cũng như tác động qua lại về chức năng của chúng trong giao tiếp
(xem TuLODZIECKI 1997).
Phương tiện không được phép chỉ được nhìn nhận phiến diện theo
chức năng của chúng như là phương tiện để minh hoạ trực quan.
Những chức năng của phương tiện đa dạng hơn:
214 215
Chức năng thông tin:
lưu giữ và truyền thông tin
Chức năng động cơ:
tình huống dạy và học được hỗ
trợ (chủ yếu thông qua động cơ
nội tại)
Chức năng phân hoá:
tạo điều kiện cho việc phân
chia theo các nhóm công suất
mạnh và công suất yếu (ví dụ
như các câu hỏi với độ khó
khác nhau trong một cuốn sách
giáo khoa)
Chức năng chuyển đổi và rút
gọn:
các thực tế phức tạp được
chuyển đổi, tức là được rút gọn
trên bình diện hiểu biết của học
sinh.
Chức năng cá nhân hoá:
các phương tiện nhất định cho
phép thiết kế có tính cá nhân
việc thu nhận thông tin.
Chức năng kiểm tra:
các nhiệm vụ nhắc lại, nhiệm vụ
luyện tập, nhiệm vụ bài tập về
nhà cho phép có các kiểm tra.
7.2 Phân loại phương tiện dạy học
7.2.1 Các cách phân loại phương tiện
Sự gia tăng về các nguồn cung phương tiện đối với việc học tập
ngay từ những năm 50 thế kỷ trước đã dẫn đến thử nghiệm phân
loại phương tiện về mặt ý nghĩa của chúng đối với học tập và săp
xếp theo các đặc điểm nhất định. Những tổng quan sinh ra từ đấy
được người ta gọi là các nguyên tắc phân loại phương tiện. Một ví
dụ về nguyên tắc phân loại phương tiện được gọi là hình nón kinh
nghiệm „cone of experience“ của DaLE (1954), như ông đã thể
hiện đơn giản hoá trong hình sau đây.
214 215
Hình: Hình tháp kinh nghiệm
Ở „hình tháp kinh nghiệm“ của DaLE cho phép trực quan hoá
phương tiện có thể được kết nối tối ưu với các hình thức cơ bản
về phương pháp nào. Theo khuynh hướng hình thức cụ thể hoá và
trừu tượng hoá, DaLE sắp xếp chúng thành ba lớp, dẫn đến các
hoạt động học tập đặc biệt ở hoc sinh:
216 217
(1) các kinh nghiệm trực tiếp
(2) các kinh nghiệm được chuẩn bị
mang theo một HÀNH
ĐỘNg trong sự trực tiếp
giảm đi = kinh nghiệm trực
tiếp
(3) các trình diễn
(4) các cuộc tham quan
(5) phim
(6) ảnh toàn thể
mang theo một QuaN
SÁT trong sự trực tiếp
giảm đi = kinh nghiệm
hình tượng
(7) biểu trưng thị giác
(8) biểu trưng ngôn ngữ
mang theo một BIỂu
TRƯNg HOÁ trong sự
trừu tượng tăng lên = kinh
nghiệm biểu trưng
Trong bảng phân loại trên có thể không khó khăn để nhận ra sự
phân ba truyền thống các hình thức cơ bản về phương pháp dạy
học. Phương tiện không cần chỉ trình bày và giới thiệu mà cũng cần
khuyến khích quá trình học tập của học sinh và chuyển nó từ một
hành vi học thuần tuý tiếp nhận thụ động sang một hành vi học có
tính tích cực, tự lực.
216 217
Các khả năng phân chia khác là
• Theo phương diện phần cứng:
- Các phương tiện phi kỹ thuật ( = không có máy móc)
chữ viết bảng, sách giáo khoa, giấy làm việc, báo, vở hoc
sinh, kể, miêu tả, báo cáo, tranh ảnh tường
- Các phương tiện kỹ thuật ( = có máy móc, dụng cụ)
- Bản trong, các phương tiện nghe nhìn (vô tuyến nhà
trường, phim dạy học), máy tính, phim kính (Dias),
băng ghi âm
- (Các buổi phát thanh nhà trường)
Phương tiện dạy học
Phương tiện phi
vật chất
Phương tiện
vật chất
Phương
tiện trực
quan
(nhìn)
Phương
tiện
nghe
Phương
tiện nghe
nhìn
Phương
tiện điều
khiển
Phương
tiện đọc
Lời nói Hiện thực
nguyên
bản
Mô
phỏng
hiện
thực
Tái
dựng
hiện
thực
Tranh,
sơ dồ
hiện
thực
giáo
viên
học sinh
Chuyên
gia
Sản phẩm
Máy móc
Tham
quan
Mô
phỏng:
công ty,
phân
xưởng,
văn
phòng
Mô hình Vẽ bảng,
Phim đèn
chiếu,
Bản
trong,
Bản đồ
Băng
nhạc,
máy quay
đĩa,
Radio
Băng
DVD,
Truyền
hình, biểu
diễn nghe
nhìn
Sách gK,
phiếu làm
việc,
văn bản
đọc
Đa
phương
tiên.
218 219
• Theo kênh giác quan được đòi hỏi
- Các phương tiện nghe: băng ghi âm, kể chuyện, miêu tả,
báo cáo, thuyết trình chuyên gia
- Các phương tiện nhìn: Bản trong(arbeitstransparent),
phim kính (Dias), viết lên bảng, sách giáo khoa, tranh
ảnh tường,
- Các phương tiện nghe nhìn: các các phương tiện nghe
nhìn, loạt âm thanh – hình ảnh
• Theo độ gần gũi với trừu tượng hoá và cụ thể hoá
TRỪu TƯỢNg
Ngôn ngữ Nghe: thuyết trình, thảo luận
Nhìn: sách giáo khoa, phiếu
làm việc, báo
Trình bày đồ họa Lược đồ, sơ đồ, mẫu in, bảng
treo tường
Phương tiện âm thanh Băng ghi âm, đài, CD
Hình ảnh bất động Phim đèn chiếu, giấy trong
Hình ảnh & âm thanh Trưng bày âm thanh-hình ảnh
Phương tiện Video-audio Phim, băng video (chiếu, phát)
Video trực tiếp Máy quay video (ghi, phát)
Trình diễn
Biểu diễn
Máy móc, các bước làm việc,
sản phẩm công việc
Mô phỏng Nghiên cứu theo trường hợp,
trò chơi đóng vai, trò chơi lập
kế hoạch
Kinh nghiệm được điều khiển
trực tiếp ở nơi làm việc
Tại nơi đào tạo nghề
CỤ THỂ
218 219
7.2.2 Hình ảnh trên bảng
Hình ảnh trên bảng là tổng số các trợ giúp tư duy được phân mục
về lý luận dạy học và chuẩn bị về phương pháp, tạo điều kiện cho
việc cấu trúc hoá thao tác độc lập đối với hoc sinh.
Hình ảnh trên bảng phải được cấu trúc có ý nghĩa, nó phải chứa
đựng cái cơ bản của một đơn vị dạy học, cấu trúc.
„Có thể cái cơ bản nhất người ta có thể nói sau một thế kỉ nghiên
cứu mạnh mẽ về trí nhớ của con người là các chi tiết sẽ bị nhanh
chóng quên đi, nếu chúng không được đưa về một hình thức có cấu
trúc. Vật liệu được chi tiết hoá được lưu giữ trong trí nhớ với việc
sử dụng các phương thức thể hiện được đơn giản hoá.“ (BRUNER
1970, tr. 36)
Hình ảnh trên bảng hình thành trong sự kết hợp với việc ghi vào vở
và thuộc vào phương pháp kinh điển về củng cố nội dung
220 221
Lập văn bản
Các từ chốt, câu ngắn, thành phần văn bản được ghi chú trên
bảng.
Tháp khái niệm hay sơ đồ chữ viết
Được cấu thành từ các khái niệm và đường mũi tên, đánh dấu
những quan hệ và cấu trúc
Những đường mũi tên hàm ý các quan hệ phân loại hay quan hệ
chỉ dẫn (lệ thuộc hay bậc trên)
Vấn đề xoay quanh một khung tư duy làm nhẹ nhàng quá trình
học
Bảng
Mặt phẳng trình bày được chia thành các khu vực, (bảng biểu =
Tabelle (tiếng La tinh) = bảng con, bảng chủ thích con, tóm tắt
các con số, sự kiện, tên theo dạng danh sách)
Dòng đầu (hình trang trí đầu trang) và cột trước chứa đựng quan
điểm sắp xếp
Các khu vực được điền vào các khái niệm chuyên môn
Sơ đồ
Được cấu thành từ các từ, biểu trưng và các thành phần chữ viết
(sơ đồ tiếng La tinh = hình mẫu)
Các quan hệ, sự phụ thuộc hay các lệ thuộc hay quan hệ bậc
trên được nhấn mạnh
220 221
Các ưu và nhược điểm của hình ảnh trên bảng
Ưu điểm Nhược điểm
Có thể được thiết lập mọi lúc
và không cần công sức lớn
Có thể hình thành từ tình
huống dạy học liên quan
Tạo điều kiện cho thành tích
viết khi ghi vào vở
Ưu tiên loại thị giác
Thường ngắt quãng diễn
biến dạy học
Khi sử dụng liên tục sẽ đơn
điệu; học sinh phải mang lại
thành tích viết liên tục
Bị xoá vào cuối giờ; khi
nhiều nội dung , giấy chiếu
làm việc tốt hơn
7.2.3 Sách giáo khoa
Sách giáo khoa là các tác phẩm in đặc biệt dành cho học sinh, được
thiết kế phù hợp với chương trình dạy học của một môn và của
loại trường liên quan cũng như dưới sự lưu ý đến các nguyên lý về
chuyên môn và lý luận dạy học.
Về nguyên tắc chúng phải chứa dựng nội dung của một môn học
cho một hay nhiều năm học.
222 223
Các ưu và nhược điểm của sách giáo khoa
Ưu điểm Nhược điểm
Phương tiện đa chức năng
(thông tin, tạo động cơ, cá
nhân hoá, phân hoá, kiểm
tra)
Có thể được sử dụng trong
nhiều tình huống dạy học:
Hỗ trợ việc chuẩn bị dạy học
của giáo viên
Trong khi tiến hành dạy học
giai đoạn động viên, giai
đoạn soạn thảo, giai đoạn
nhắc lại
Cơ sở cho các nhiệm vụ tự
nghiên cứu
Cơ sở cho các chuẩn bị kiểm
tra
Tương đối có giá trị trong
quan hệ đối với các phương
tiện khác
Mọi lúc có thể sử dụng được;
dễ vận chuyển
Chức năng phát huy khi
truyền đạt nội dung
sử dụng kéo dài dẫn đến cấu
trúc dạy học đơn điệu máy
móc
sử dụng nhiều năm dẫn đến
thiếu hụt về tính thời sự
không phải tất cả các nội
dung có thể được truyền đạt
học sinh có thể „đọc trước“
với một cuốn sách mở
222 223
Các tiêu chí để phân tích sách giáo khoa
Phạm trù Phạm trù con Thành phần
Tính trực quan Các thành phần
của văn bản
Các thành phần
trình bày
Các cỡ chữ khác
nhau, in đậm, in
màu, gạch dưới,
ngăn trở
Các giản đồ, đồ họa,
bảng biểu, tranh ảnh
Tính thời sự Tính thời sự của
văn bản
Tính thời sự của
trình bày
Các văn bản gắn với
thời gian hay gắn
với tình huống
Các trình bày với
thời gian hay gắn
với tình huống
Có cấu trúc Các thành phần
dẫn dắt
Các thành phần
soạn thảo
Các thành phần
kết quả
Các câu hỏi nhập đề
(-ví dụ),
Các tiền đề, định
nghĩa
Ví dụ văn bản, cấu
trúc lô gíc
Các tóm tắt, câu hỏi,
bài tập
Phù hợp với đối
tượng học sinh
Loại các khái
niệm chuyên môn
Sự tập trung các
khái niệm chuyên
môn
Các khái niệm minh
họa
Các khái niệm trừu
tượng
Mật độ về khái niệm
chuyên môn thấp,
độ trù mật về khái
niệm chuyên môn
cao
224 225
7.2.4 Tờ làm việc
Người ta định nghĩa một tờ làm việc (phiếu làm việc) là một tờ
giấy chứa nội dung học tập được nhân bản, được giáo viên trao
tay cho hoc sinh, để kích thích và điều khiển quá trình học hay để
kiểm tra các kiến thức, khả năng và kỹ năng và bảo đảm các kết
quả đạt được.
Các loại tờ làm việc
Tờ làm việc không kèm nhiệm vụ Tờ công việc với nhiệm vụ đề ra
Tờ thông tin
Chứa các thông tin ở dạng các trích
đoạn báo, trình bày thực tế, văn bản
nguồn, thống kê, văn bản luật.
Phần lớn được sử dụng trong giai
đoạn tạo động cơ sử dụng kèm trong
dạy học.
Tuy nhiên không nên có các thông
tin đồng giá trị như trong sách giáo
khoa.
Tờ soạn thảo
Những nội dung dạy học cần được tự
học sinh soạn thảo, không có sự giúp
đỡ của giáo viên.
Khuyến khích tính độc lập và việc
học phát hiện
Trao đổi diễn ra chủ yếu vào cuối
giai đoạn học.
Tờ ghi chú
Chủ yếu phục vụ việc tóm tắt và nên
được sử dụng như là trợ giúp học tập
cho hoc sinhn.
Những nội dung cơ bản được trình
bày theo hình thức rõ ràng.
Có thể kết hợp với hình ảnh trên bảng
hay Bản trong.
Thường được phân chia vào cuối dạy
học.
Tờ luyện tập và ứng dụng
Ở đây sự gia tăng tri thức của dạy
học cần được bảo đảm và đi sâu.
224 225
Tờ tạo động cơ
Cần được hài hoà với chủ đề.
Cấu thành chẳng hạn từ một biếm
họa, một mô tả tình huống, v.v. ..., nêu
ra vấn đề và tạo động cơ.
Phần lớn được sử dụng trong giai
đoạn dẫn dắt.
Tờ kiểm tra việc học tập
Với những tờ giấy làm việc này có
thể dần đứa đến một tình huống kiểm
tra.
Ở đây các bài tập và bài kiểm tra
được đưa ra cho hoc sinh, mà họ có
thể độc lập giải quyết trong phạm
vi một thời gian nhất định. Kết quả
được kiểm tra chung và không diễn
ra chấm điểm.
Các ưu và nhược điểm của tờ làm việc
Ưu điểm Nhược điểm
Có thể sử dụng đa dạng
(thông tin, soạn thảo, bảo
đảm thành tích, kiểm tra
thành tích)
Cho phép có được sự chuẩn
bị thi có mục đích
Khi sử dụng liên tục sinh ra
các diễnbiến dạy học đơn
điệu và học sinh bị áp lực
bởi khối lượng lớn giấy tờ.
Tờ làm việc thể hiện bộ
khung cơ bản của diễn biến
dạy học và thu hẹp mạnh
việc thiết kế dạy học tự do.
7.2.5 Bản trong
Bản trong được hiểu là các tờ giấy chiếu trong suốt có ghi hay in
chữ dùng cho máy chiếu bản trong.
Máy chiếu (projector) là một phương tiện mà với sự trợ giúp của
nó người ta có thể chiếu sáng từ phía sau các tờ mẫu chương trình
để ánh sáng đi qua được đặt trên một bề mặt máy trong suốt sao
cho qua gương và thấu kính tờ mẫu được chiếu lên màn ảnh.
226 227
Các kỹ thuật trình bày:
Kỹ thuật dỡ bỏ (kỹ thuật thoát y)
Kỹ thuật bổ sung
Kỹ thuật xây dựng (kỹ thuật Overlay)
Các ưu và nhược điểm của giấy làm việc trong suốt
Ưu điểm Nhược điểm
Làm tăng sự chú ý, vì diện tích
ảnh lớn
gia tăng sự tập trung: giáo viên
bao quát học sinh trong tầm
nhìn
Sử dụng màu tạo điều kiện cho
phân biệt, nhấn mạnh, sắp xếp
Thích hợp cho làm việc nhóm
Sự cơ động là có thể thông qua
kỹ thuật che, bổ sung và phát
triển trên bản trong
Có thể sử dụng được cho tất cả
mọi giai đoạn:
giai đoạn tạo động cơ: tranh
biếm hoạ, trích đoạn báo, bảng
biểu
giai đoạn làm việc: giấy chiếu
kết hợp với giấy làm việc và
văn bản có để chỗ khuyết
giai đoạn đi sâu: các lời giải
mẫu được học sinh soạh trên
giấy trong suốt
Thích hợp ở các chủ đề kéo dài
nhiều giờ
Nhạy cảm về kỹ thuật (điện,
đèn)
Khả năng thích nghi hạn chế ở
các quá trình học (ở bản chiếu
chuẩn bị trước hầu như không
phát triển được nội dung)
Nguy cơ dạy học rập khuôn,
lấy giáo viên làm trung tâm
(cực đoan: đặt giấy chiếu lên
và cho chép)
Mật độ thông tin quá cao trên
giấy chiếu
Chi phí tài chính cao
226 227
7.2.6 Các phương tiện nghe nhìn
Các phương tiện nghe nhìn là những phương tiện dạy và học kỹ
thuật chúng vừa nâng cao bằng các con đường thính giác lẫn thị
giác hiệu qủa của dạy học, tác động kích hoạt việc tự tham gia của
học sinh và hỗ trợ quá trình học tập và tiếp thu.
Các tiêu chí phân tích
Tiêu chí kỹ thuật
Từng đoạn dài
Tiêu chí lý luận dạy học
Kiến thức có trước, hoàn cảnh sống của
học sinh có được lưu ý; có được tạo động
cơ?
Tiêu chí hình thức
Đặc trưng của hình ảnh là thế nào? Các
diễn biến hành động, lắp ráp các trích
đoạn cứng, chia cắt qua việc làm loá mờ
hay có tiêu đề giữa chừng?
Bình luận diễn ra như thế nào ? Song song
với hình ảng, tương phản, không ngừng,
theo khối
Các phương tiện hướng sự chú ý có được
sử dụng? trích đoạn hình ảnh, thể hiện
hoạt hình?
Tiêu chí nội dung
Kiến thức có trước, hoàn cảnh sống của
học sinh có được lưu ý; có được tạo động
cơ?
Sự phối hợp giữa hình ảnh và bình luận
Các chuỗi và cấu trúc, tức là:có cơ hội
trình diễn theo từng đoạn không? Có thể
đề ra các nhiệm vụ quan sát không?
Bộ phim có được xây dựng thực tế, giải
trí, bàng quan, gây kích động
228 229
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm Nhược điểm
Hiệu ứng lưu giữ và tạo động
cơ cao
Cho phép có những hiểu biết
mà các phương tiện khác không
có (các diễn biến chuyển động,
tiến trình thời gian, phối cảnh,
tỷ lệ về độ lớn)
Cho phép có một thực tế được
lý giải
Mang lại tính phiến diện trong
tri giác
Dẫn đến sự nông cạn về tinh
thần và quá độ kích thích
Không tạo điều kiện cho các
tương tác xã hội
7.2.7 Đa phương tiện – Máy tính trong dạy học
Bên cạnh máy chiếu, máy ghi âm và máy video, máy tính đạt được
sự phổ biến ngày càng cao với tư cách là phương tiện dạy học trong
nhà trường.
Điều phải chú ý đến là: máy tính chỉ là một „công cụ“ (=máy).
Chiếc máy này người ta không thể „trồng“ trong trường và hy vọng
có thể được học nhiều hơn hay tốt hơn. Những điểm tiếp cận trung
tâm để cải thiện chất lượng dạy học là và sẽ vẫn là:
• Nhiệt tình của giáo viên
• Năng lực phương pháp của giáo viên,
• Việc nâng cao tính đa dạng về phương pháp,
• Sự vượt ra mạnh mẽ hơn các hình thức tổ chức truyền thống
(nguyên tắc người giáo viên chuyên môn, nhịp 45 phút) và
• Các phương tiện có cơ sở về lý luận dạy học (phần mềm dạy
học).
228 229
Máy tính trước hết là một chiếc máy, „phần cứng “ dùng để:
• Thiết lập các phương tiện (sách giáo khoa, giấy chiếu, giấy làm việc),
• Chiếu phim (từ CD-ROM, DVD),
• Nhận thông tin (của những dịch vụ khác nhau trên internet, của
giấy làm việc hay sách giáo khoa trên những vật mang dữ liệu
khác nhau),
• Trình chiếu
Các nội dung bắt nguồn từ các phần mềm địa phương hay từ các
dịch vụ của internet. Phần mềm và phần cứng tạo thành một thể
thống nhất không chia cắt được, trong đó phần mềm thể hiện
phương tiện dạy học thực sự. Các chương trình máy tính cũng như
các tệp dữ liệu trình bày có thể khép kín hay mở (và tất cả các bậc
ở giữa đó), sao cho chúng nằm trong quan hệ phù hợp với phương
pháp dạy học và các hình thức làm việc.
Những kết quả nghiên cứu từ các nước khẳng định:
• mỗi một Euro được đầu tư vào máy tính nhà trường đòi hỏi 34
cent chi phí đi theo (bảo dưỡng, sửa chữa, phần mềm, đào tạo
nâng cao, chi phí trựcn tuyến) – Hoa Kỳ;
• đa số chủ yếu các chương trình học là không phù hợp về sư
phạm, tầm thường, giết chết động cơ và quá đắt – Úc;
• nhiều giáo viên (cũ) muốn được đào tạo nâng cao về máy tính – Áo;
• học với máy tính chỉ tạo thuận lợi cho việc thu được thông tin,
chứ không phải là tri thức thật sự - Island;
• kiếm các thông tin từ WWW quan trọng hơn là sử dụng các
chương trình học - Skandinavia;
• có học sinh giỏi ở tất cả các môn, nhưng không giỏi máy tính –
Thụy Điển;
• học máy tính không hoạt động theo nhịp 45 phút - Thụy Sĩ.
• Học có hiệu quả ở máy tính yêu cầu một trường học kiểu khác
– Đức.
230 231
Máy tính và internet thể hiện một sự bổ sung có ý nghĩa về lý luận
dạy học và sư phạm của phạm vi phương tiện. Việc sử dụng máy
tính và internet về lý luận dạy học-phương pháp không phải là
phương pháp độc lập. Tuy nhiên nó có thể được tích hợp vào các
mô hình dạy học khác nhau. Với sự giúp đỡ của dạy học được máy
tính và internet hỗ trợ mở ra các khả năng về lý luận dạy học tuy
nhiên cho đến nay không được thực hiện phổ biến hay chỉ được
thực hiện với chi phí lớn rõ rệt.
Vì việc sử dụng các công nghệ mới trong dạy học không chỉ là mục
đích tự thân nên đặt ra câu hỏi chúng ta thực sự theo đuổi những
mục tiêu nào với dạy học được internet hỗ trợ.
Với khả năng sử dụng ngày càng tăng các phần mềm có hiệu suất
và giá cả tương đối hợp lý máy tính ngày càng biến thành một máy
đa phương tiện mở ra cho giáo dục phổ thông những ứng dụng mới
về các khả năng trình chiếu cũng như học tập tự điều khiển.
Người ta hiểu đa phương tiện là các phát triển kỹ thuật mới với sự
trợ giúp của máy tính cung cấp cho ta một loạt các khả năng thông
tin và giáo dục. Đa phương tiện với tư cách là khái niệm chung bao
hàm các khái niệm như sự tích hợp về phương tiện, hỗ trợ bởi máy
tính và tương tác.
230 231
Dạy học được máy tính hỗ trợ là một khái niệm khái quát cho
những khả năng sử dụng đa dạng phần cứng và phần mềm hiện đại
trong các quá trình dạy và học.
Những ứng dụng này cần:
khởi động có đích các quá trình học,
nâng cao thành tích học tập hay
minh hoạ các thực tế khó thể hiện.
Làm việc với máy tính và internet mở rộng phạm vi các hoạt động
học (Ví dụ: truy cập WWW bổ sung cho tìm kiếm thư viện). Ngoài
ta còn dẫn đến việc hủy bỏ các giới hạn truyền thống giữa tự nâng
cao trình độ, dạy học tập trung và dạy học từ xa (ví dụ một bài
giảng trực tuyến được truyền qua mạng, làm cho những học sinh từ
xa cũng có thể theo dõi được sự kiện và đặt câu hỏi). Như vậy, các
thành viên tham gia dạy học nhận được nhiều độ tự do hơn trong tổ
chức và phối hợp các quá trình học của mình.
Với tư cách là ưu điểm của việc học với các phương tiện mới người
ta đặc biệt nhấn mạnh đến khả năng được quyết định các quá trình
học của người học, việc thoát khỏi không gian và thời gian của
các quá trình dạy học, sự tối ưu hoá tính trực quan thông qua đa
phương tiện cũng như mô phỏng.
232 233
Các ưu và nhược điểm
Ưu điểm: Nhược điểm:
hỗ trợ đa dạng quá trình học
học tương tác: kết hợp
người-máy; học bằng (hầu
hết) tất cả các giác quan
học cá nhân: các vòng học,
các trình độ
học phân biệt
học thị giác
học thính giác
tạo điều kiện cho làm việc
cá nhân và các nhóm nhỏ
sử dụng được trong trường
và trong thời gian rỗi; hỗ trợ
tự học
giảm tải trong các thủ tục
vô nghĩa
chất lượng trong thông tin
(phế thải dữ liệu)
sự phân tán mạnh về thành
tích ở học sinh (nghiện
máy tính cho đến thờ ơ)
có thể thoái hoá thành
trò chơi vô bổ (lướt web
thường phục vụ việc giết
thời gian mà không làm gia
tăng tri thức)
các vấn đề với kỹ thuật
tràn ngập kích thích; có thể
làm yếu sự tập trung
Các lĩnh vực ứng dụng tiêu biểu
Máy tính trong dạy học trước hết có thể được sử dụng cho các
nhiệm vụ sau:
232 233
Phương tiện làm việc – máy tính như là công cụ
Về cơ bản các phương pháp dạy học được máy tính hỗ trợ chương
trình được kết hợp không có vấn đề gì với các phương pháp vĩ mô
kinh điển. Khi đó máy tính sẽ là các công cụ làm việc được sử
dụng chẳng hạn như hình thành một tờ báo với sự trợ giúp của xử
lý văn bản, hay như là máy tính trong việc đánh giá các dữ liệu thí
nghiệm. Các phương pháp được máy tính hỗ trợ có những ưu điểm
đặc biệt trong lĩnh vực học được cá nhân hoá, nếu phần cứng và
phần mềm thích hợp được cung cấp cho việc này.
Phương tiện để huấn luyện và luyện tập
Các chương trình luyện tập và tập huấn thích hợp hầu như hoàn
toàn cho việc truyền đạt kiến thức sự kiện. Phần mềm đặt ra câu
hỏi mà học sinh phải trả lời. Cuối một bài luyện tập có một đánh
giá trong đó học sinh được thông tin về tiến bộ học tập của mình.
Tri thức sự kiện có thể được tiếp nhận bằng cách này, tri thức
cấu trúc, kỹ năng và thái độ chắc chắn là hạn chế. Vì thế những
chương trình này trước tiên được sử dụng để học tri thức cơ bản và
cho chuẩn bị thi.
Cho đến nay đã có một thị trường khổng lồ dành cho các „phần
mềm học tập“ loại này, phần lớn còn được sử dụng cho luyện tập
và ôn tập ở nhà. Thường thì các chương trình như thế còn nhiều
điều còn cần phải mong đợi. Địa điểm sử dụng chính (cũng như
phần lớc các nhà cung cấp mong muốn) là máy tính cá nhân gia
đình.
Phương tiện thông tin
Đối với giáo dục phổ thông, cụm từ World Wide Web (WWW.) thể
hiện một nguồn quan trọng đối với các thông tin loại khác nhau
234 235
nhất. Học sinh tìm cho chính mình về các thông tin thời sự trên in-
ternet hay qua các bách khoa thư (đa phương tiện) như „Encarta“.
Cũng giống như trong sử dụng các thông tin được in ấn, trong đó
cũng có việc đánh giá chất lượng các nguồn được sử dụng.
CD-ROM và internet nên được sử dụng trong dạy học, nếu vấn đề
xoay quanh việc tìm kiếm thông tin về một chủ đề và trong một
thời gian ngắn như có thể tập hợp một loạt các quan điểm, lập
trường và ý kiến khác nhau lại.
Một trong các phương pháp khai thác thông tin tren Internet có
định hướng trong dạy học là WebQuest. Người phát minh ra Web-
Quests là người Mỹ tên là Bernie Dodge và người Úc Tom March.
WebQuests có thể được tải xuống qua mạng hay chúng được lưu
cục bộ trên máy tính của học sinh dưới dạng các tệp. Về nguyên
tắc chúng được xây dựng theo một cấu trúc ít nhiều thống nhất.
Trong khuôn khổ các WebQuests, các nguồn thông tin chính về
một chủ đề đã được giáo viên lựa chọn và giới thiệu, học sinh làm
việc chủ động trong việc tiếp thu tri thức theo chủ đề thông qua tìm
kiếm thông tin trên mạng qua các trang Web đã được định hướng.
Trong WebQuests không xuất phát từ việc phải đặt tri thức sự kiện
lên trên hoc sinh. WebQuests được đặt sao cho hoc sinh, trên cơ
sở các tình huống thực có thể tự thiết kế tri thức. (xem MEIER
2007)
Phương tiện trình bày
Máy tính và internet cung cấp nhiều khả năng đánh giá, thuyết
minh, trình bày một cách chuyên nghiệp các kết quả làm việc (ví
dụ những kết quả một tìm kiếm). Với sự giúp đỡ của các phần
mềm trình bày như Microsoft PowerPoint hay Matchware Medi-
ator chương trình phát triển dễ dàng các biểu đồ và giới thiệu các
234 235
kết quả làm việc. Một điểm mạnh nữa của phương pháp này là có
thể thể hiện các quá trình động.
Cách trình bày mới hấp dẫn ngày càng thường xuyên hơn. Điều đó
có nghĩa: hình thức của thuyết trình hay trình bày giúp ích cho việc
thể hiện nội dung tốt hơn, lâu bền hơn, trực quan hơn, tạo động cơ
nhiều hơn.
Một lĩnh vực ứng dụng điển hình là cho phép học sinh trình bày
những kết quả công việc của mình trong một quy trình dạy học định
hướng theo hành động và sản xuất theo hình thức đa phương tiện.
Phương tiện mô phỏng
Với mô phỏng các quan hệ phức hợp, bình thường không thể cảm
nhận được có thể được thực hiện trên máy tính. Với máy tính,
những mô phỏng có tính chất mô hình được tạo nên như là các hệ
thống thay thế. Hành vi của chúng được thể hiện và nghiên cứu
trong mô hình. Ở mô phỏng máy tính, thông qua việc sử dụng hoạt
ảnh và âm thanh kết hợp với những khả năng tương tác của máy
tính người ta tìm cách tạo ra cận thực tế. Thực tế ở đây được phản
ánh trung thành với chân lý như mức có thể. Các mô phỏng luôn là
sự rút gọn thực tế.
Mô phỏng là hình thức đặc biệt của các chương trình tương tác.
Chúng cho phép sử dụng như là các công cụ cũng như là các
chương trình học. Chúng phù hợp tuyệt vời cho phân tích các quá
trình phát hiện và thí nghiệm.
Phương tiện giao tiếp và phương tiện hợp tác
Máy tính cá nhân (PC) ngay càng trở thành phương tiện giao tiếp.
Diễn đàn điện tử, E-Mail và Chat có thể mở lớp học ra bên ngoài.
236 237
Trong trường học việc trao đổi nhanh chóng thông tin và dữ liệu
với nhau qua E-Mail (và thậm chí qua Chat) hay cả giữa giáo viên
và học sinh không những có thể tạo điều kiện cho chất lượng công
việc ở các dự án chung mà còn cải thiện chúng. Nhưng máy tính
như là phương tiện giao tiếp có ứng dụng đặc biệt, nếu vấn đề xoay
quanh việc đặt quan hệ với các cá nhân và cơ sở bên ngoài nhà
trường. Các phương pháp như phỏng vấn chuyên gia, trở nên dễ
dàng một cách căn bản.
Bài tập:
1. Hãy phát triển một hình ảnh trên bảng với một trình bày về văn
bản. Hãy giải thích việc sử dụng trong dạy học và thảo luận
những ưu và nhược điểm của hai hình thức trình bày.
2. Hãy phân tích một cuốn sách giáo khoa theo các tiêu chí đã
được xác định trước. Hãy hình dung bạn phải chỉnh lý lại cuốn
sách: bạn sẽ thay đổi những gì? Lý giải ý kiến của bạn.
3. Hãy phát triển cho một chủ đề dạy học bất kỳ một tờ làm việc và
một bản trong. Hãy đưa ra các chỉ dẫn cho việc sử dụng hợp lý
các tài liệu.
4. Hãy lựa chọn một tổ hợp các phương tiện khác nhau cho một
chủ đề dạy học. Hãy lý giải việc lựa chọn và đưa ra các chỉ dẫn
cho việc sử dụng từng phương tiện trong dạy học.
Tài liệu tham khảo:
BRuNER, JEROME (1970): Der Prozess der Erziehung. 1. aufl.
Berlin-Düsseldorf. S. 36
236 237
CuNNINgHaM, DONaLD J.; DuFFy, THOMaS M. VÀ
KNuTH, RaNDy a. (Hrsg.) (1993): The Textbook of the Future.
In: MCKNIGHT (1993) S. 19-49
EuLER, DIETER (1992): Didaktik des computerunterstützten
Lernens. Praktische gestaltung và theoretische grundlagen. BW
Bildung und Wissen, Verlag und Software GmbH: Nürnberg.
HaSEBROOK, JOaCHIM (1995): Multimedia-Psychologie.
Eine neue Perspektive menschlicher Kommunikation. Spektrum
akademischer Verlag: Heidelberg, Berlin, Oxford
ISSINg, LuDWIg J. & KLIMSa, PauL (1997): Information und
Lernen mit Multimedia 2. überarbeitete auflage. Weinheim: Psy-
chologie Verlags Union
LEVIN, J. R. ; aNgLIN, g. J. ; CaRNEy, R. N. (1987): On empi-
rically validating functions of pictures in prose. In: WILLOWS,
DaLE M. / HOugHTON, HaRVEy a. (EDS.): The Psychology
of Illustration. Volume I. Basic research. New york: Springer.S.
51 – 85
KOZMa, ROBERT B. (1991): Learning with media. Review of
Educational Research. 61 S. 179-211
MEIER, BERND (2007): Webquest và Konferenzmethode – In:
unterricht: arbeit und Technik Heft 9; Jg. 34.S. 26 và 43
238 239
8. Đánh giá và cho điểm kết quả học tập
Mục tiêu
Sau khi nghiên cứu chương bạn có khả năng:
Tranh luận về khái niệm thành tích học tập.
Mô tả các mô hình cơ bản của đánh giá thành tích xuất phát từ
chuẩn tham chiếu và đánh giá về các ưu điểm và nhược điểm
của chúng.
Thảo luận các ưu điểm và nhược điểm của việc cho điểm và
hình thành một quan điểm riêng.
Vấn đề đánh giá thành tích học tập bên cạnh các yếu tố khác nằm
ở yêu cầu đối với nhà trường trong việc trung gian giữa những yêu
cầu của xã hội và đặc điểm riêng của các cá nhân.
Tranh biếm hoạ minh hoạ rõ vấn đề này: đánh giá theo cùng một
yêu cầu đối với tất cả các cá thể có các tiền đề năng lực không đồng
nhất!
Vì sự công bằng, tất cả có
cùng đề thi như sau:
„Hãy trèo lên cây!“
238 239
8.1 Các đặc điểm của khái niệm thành tích học tập
Thành tích học tập (thành tích sư phạm) được xây dựng trên cơ sở
một cấu trúc quan hệ tin cậy giữa tất cả những người tham gia. Qua
suốt một thời gian dài học sinh chỉ có thể mang lại thành tích hỗ trợ
cho nhân cách, nếu họ cảm thấy thoải mái và những quan hệ xã hội
còn nguyên vẹn. Chỉ một ứng xử tin tưởng mới cho phép có được
sự đánh giá thành tích có đòi hỏi khắt khe.
Thành tích gắn với chủ thể và mang tính cá nhân: Bên cạnh một
chuẩn tham chiếu xã hội và định hướng tho mục tiêu học, cũng cần
áp dụng một chuẩn tham chiếu cá nhân. Việc thiếu tôn trọng thành
tích cá nhân có thể có tác động ức chế thành tích, ví dụ như khi
một học sinh rất mất bình tĩnh khi trình bày. Tham chiếu chủ thể
đối với thành tích nhấn mạnh đến việc lưu ý các khả năng và năng
khiếu khác nhau.
Thành tích mang tính liên kết: Cá nhân hoá và tham chiếu chủ thể
không đồng nhất với tự thực hiện không giới hạn. Khả năng đoàn
kết và hợp tác là những phương diện cơ bản của các hình thức
đánh giá mới. Nỗ lực dạy học được hướng tới việc các thành tích
liên kết là có thể, chẳng hạn như có thể yêu cầu xem đóng góp nào
cho phép nhận ra một thành tích cá nhân để giải quyết các nhiệm
vụ chung.
Thành tích đa dạng, nó định hướng theo sản phẩm và quá trình:
Những đòi hỏi sáng tạo, giải quyết vấn đề, xã hội, thực tiễn, tổng
thể, liên kết với nhau đều thuộc vào nhận thức thành tích đa dạng.
Như vậy thành tích không chỉ là nhận thức một chiều, ngôn từ, tiếp
nhận và tái tạo. Thành tích trong quá trình làm việc không được bỏ
qua, việc đánh giá thành tích không chỉ quan hệ một chiều đối với
đánh giá kết quả công việc.
240 241
Thành tích phụ thuộc vào sự hỗ trợ có tính hệ thống: Một khái niệm
thành tích sư phạm chỉ ra các mục tiêu đề ra, vượt ra ngoài những
khả năng hành động của từng giáo viên. Hệ thống nhà trường phải
có các biện pháp hỗ trợ và nguồn lực thích hợp để loại bỏ các
khiếm khuyết cá nhân và khuyến khích sự sẵn sàng với thành tích
và năng lực thành tích cơ bản.
Thành tích không phải là phi giá trị (mô tả được): Thành tích là gì?
Điều đó phải được tất cả những người tham gia định nghĩa trước
mỗi tình huống đánh giá. Mỗi một định nghĩa thể hiện một trọng số
của các đặc điểm thành tích nhất định. Thành tích không phải là phi
giá trị cũng không phải là hoàn toàn không thể hiện được cụ thể.
Việc thỏa thuận kịp thời và cùng với nhau về thành tích tương ứng
được đòi hỏi ổn định hoá quá trình đánh giá và ngăn ngừa những
hiểu lầm.
Thành tích cần có sự giao lưu và phản biện: Thành tích là một khái
niệm động, mỗi một định nghĩa thành tích đều thay đổi, vì thế nó
phải được thường xuyên và cùng nhau thiết lập, và cụ thể là thông
qua học sinh với các giáo viên của một lớp và trong phạm vi của
từng trường. Cần thiết phải có một khái niệm thành tích học tập.
Thành tích là cơ sở cho một đánh giá bên ngoài và tự đánh giá:
Đánh giá thành tích rõ ràng là một nhiệm vụ cơ bản của giáo viên,
tuy nhiên việc đánh giá chỉ từ bên ngoài lại cản trở một việc tự đánh
giá thực tế. Tự đánh giá và đánh giá ngoài bổ sung cho nhau, chính
các nhận thức khác nhau mang nội dung các cơ hội cho những quá
trình phát triển tiếp của người dạy và học sinh. Học sinh luôn tự
đánh giá mình, không có sự kèm cặp và tư vấn thích hợp sẽ tồn tại
nguy cơ việc này diễn ra mà không được phản biện và xa rời thực
tế. (xem LEuTERT/ THIEM/ VOLLSTÄDT/ ZÖLLNER 2005)
240 241
8.2 Các chức năng của việc xác định và đánh giá thành tích
Xác định thành tích và đánh giá thành tích được gắn với các cơ sở
pháp lý và chỉ tiêu khung, như chúng được ghi vào chương trình
giảng dạy và chuẩn giáo dục. Chúng bảo đảm rằng việc xác định
thành tích và đánh giá thành tích diễn ra ở mọi trường giáo dục
phổ thông theo các chuẩn rộng khắp và bình đẳng về cơ hội và định
hướng thành tích được thực hiện như là các nguyên tắc hướng dẫn
của chính sách giáo dục.
Những cơ sở pháp lý thường xuyên được thích ứng và cập nhật
theo các điều kiện thay đổi. Trong nhận thức trách nhiệm sư phạm,
giáo viên cần triển khai các chỉ tiêu pháp lý theo trách nhiệm riêng.
Trong đó cần chú ý sao cho việc xác định thành tích và đánh giá
thành tích có những chức năng sau đây.
Xác định thành tích và đánh giá thành tích
• cho thông tin phản hồi về trình độ hiện tại của việc học tập và
phục vụ cho việc kiểm tra thành tích học tập cá nhân,
• là cơ sở cho việc khuyến khích cá nhân,
• là sự trợ giúp quyết định về sự nghiệp học tập cũng như nghề
nghiệp tiếp theo
• cho các thông tin về trình độ học hiện tại của một lớp/ nhóm,
• cho thông tin rút ra về hiệu quả của dạy học.
Trong việc xác định thành tích và đánh giá thành tích cần lưu ý
rằng „khách hàng“ (các cơ sở giáo dục cấp cao hơn, các cơ quan,
doanh nghiệp, ...) từ các đánh giá thành tích cuối cùng rút ra những
kỳ vọng về các thành tích cần yêu cầu và thành tích tương lai và
theo đó đưa ra sự lựa chọn. Cũng vì thế xác định thành tích và đánh
242 243
giá thành tích phải được diễn ra theo các tiêu chuẩn khách quan
cũng như chính xác và đáng tin cậy như có thể. Về vấn đề này cần
có các chuẩn tham chiếu rõ ràng.
Người ta gọi chuẩn tham chiếu trong đánh giá thành tích là loại
thước đo mà theo đó một thành tích được đánh giá.
Chuẩn tham chiếu định hướng nhóm (chuẩn tham chiếu xã hội)
đặt thành tích học sinh vào mối quan hệ với thành tích của toàn
bộ nhóm học mà thành viên của nó là hoc sinh. Một so sánh
thành tích với những người khác diễn ra thông qua một trình độ
trung bình của nhóm, trong đó nguyên tắc bình đẳng về nhiệm
vụ có hiệu lực. Quy trình này có thể áp dụng được một cách
tương đối đơn giản và tốt, để tìm ra những người giỏi nhất và
kém nhất. Tuy nhiên những khả năng so sánh là có giới hạn
trong nhóm, mức độ trưởng thành học tập cá nhân bị lu mờ
và nó có phần làm mất động cơ thúc đẩy đối với các học sinh
kém.
Chuẩn tham chiếu cá nhân gắn với tiến bộ học tập của từng hoc
sinh. Học sinh được so sánh với với chính mình qua suốt một
242 243
thời gian dài. Sự tăng giảm về thành tích là xuất phát điểm của
đánh giá. Những nhiệm vụ được thích ứng và nỗ lực mang lại là
sự giải thích nguyên nhân duy nhất của giáo viên. Ở đây người
ta nhận được các thông tin phản hồi chi tiết về các mức độ gia
tăng học tập và dao động. Quy trình này tạo động cơ thúc đẩy
đối với học sinh yếu nhưng xoá mờ các khác biệt về thành tích
lâu dài và có nghĩa một công sức lớn hơn so với chuẩn tham
chiếu xã hội. Ngoài ra tiền đề đòi hỏi là giáo viên hiểu biết rõ về
hoc sinh.
Chuẩn tham chiếu gắn với tiêu chí xác định những yêu cầu về
nội dung, gắn với môn học và như vậy độc lập với nhóm. Chuẩn
tham chiếu gắn với thực tế này nhằm mục đích tiếp thu một
trình độ kiến thức và khả năng nhất định. Việc xây dựng chuẩn
năng lực ở đây rất mất công sức. Quy trình này không nhạy cảm
đối với các tiến bộ học tập.
Trong thực tiễn của đánh giá thành tích, những chuẩn tham chiếu
nói chung được kết hợp.
Thước đo đánh giá được xác định theo điểm số trong những quy
định nhà trường, ở các hình thức khác của đánh giá thành tích khác
nó cần phải được thoả thuận cùng với các đồng nghiệp và/hoặc
là hoc sinh. Thành tích được xác định trong nhà trường theo cách
thức đa dạng. Với sự trợ giúp của các kiểm tra vấn đáp và viết, các
bài làm ở lớp, hay các bài kiểm tra, việc đạt các mục tiêu chương
trình giảng dạy và chuẩn giáo dục được kiểm tra.
8.3 Các hình thức xác định thành tích và đánh giá thành tích
Các hình thức mới của đánh giá thành tích nắm bắt thành tích của
học sinh đi vượt ra ngoài năng lực chuyên môn, tức là còn đạt được
các phạm vi ngoài chuyên môn-nội dung. Chúng kiểm tra và đánh
giá các thành phần của các năng lực phương pháp, xã hội và cá
244 245
nhân. Ngoài ra nếu lưu ý đến khái niệm thành tích sư phạm còn cho
thấy các xu hướng sau đây:
Xuất phát điểm Xu hướng
Các phương pháp đánh giá
trước hết cung cấp các thông
tin về hoc sinh
Các phương pháp trước đánh
giá để động viên và giúp đỡ
học, xây dựng các chiến lược
học
Cách hiểu thành tích định
hướng cạnh tranh
Cách hiểu được xây dựng trên
sự tương đồng và hợp tác
Các phương pháp hoàn toàn
định hướng theo đánh giá
ngoài
Các phương pháp vừa lưu ý
đến đánh giá ngoài vừa lưu ý
đến tự đánh giá
Các phương pháp hoàn toàn
xác định kết quả học tập
Các phương pháp vừa lưu ý
đến kết quả học tập vừa lưu ý
đến quá trình học tập
Hình thức giải thích
Kiểm tra miệng
thành tích
Bên cạnh việc thẩm định các mục tiêu học tập qua các
nội dung học đã qua trực tiếp cần tăng cường dưa vào các
phương diện sau:
Phản biện đối với các con đường học và phương pháp
làm việc
Sử dụng các kỹ thuật trình bày
Đưa vào các phương tiện
Thể hiện con đường tìm kiếm bao gồm việc lý giải đối
với sự lựa chọn nguồn thông tin
Thảo luận các con đường giải pháp khác nhau và các kết
quả công việc
Kiểm tra vấn đáp thành tích không chỉ cần diễn ra như là
kiểm tra cá nhân mà cả ở các hình thức khác, ví dụ như
dẫn dắt một cuộc thảo luận ủng hộ-phản đối.
244 245
Kiểm tra ngắn Là hình thức kiểm tra viết một số nội dung mới được học.
Bài kiểm tra thường ngắn (ví dụ làm trong 15 phút) và
thường không báo trước.
Trong tương lai, ở đây bên cạnh các thành phần tri thức sẽ
lưu ý mạnh mẽ hơn đến các kỹ thuật làm việc cơ bản và
phương pháp. Ở đây các loại bài tập khác nhau cũng như
các bài tập đề ra từ các lĩnh vực yêu cầu khác nhau được sử
dụng.
Kiểm tra dài Là hình thức kiểm tra viết, so với các kiểm tra ngắn thì mô
thời gian và nội dung lớn hơn, một độ phức hợp cao hơn
cũng như một tỷ lệ cao hơn rõ rệt về các nội dung học đã qua
lâu hơn. Ví dụ bài kiểm tra 1 tiết.
Trong tương lai ở đây cần lưu ý mạnh mẽ hơn đến tri thức cơ
sở kỹ thuật làm việc cơ bản và phương pháp. Ở đây các loại
bài tập khác nhau cũng như các bài tập đề ra từ các lĩnh vực
yêu cầu khác nhau được sử dụng.
Thành tích phức
hợp
Các đối tượng làm
việc
Các thành tích phức hợp cần được mang lại và được đánh giá
theo hình thức xã hội khác nhau (làm việc cá nhân, làm việc
theo đối tác và làm việc theo nhóm). Liên quan đến cách hiểu
thành tích mở rộng, người ta hiểu ở đây là một sự kết hợp
từ các thành tích vấn đáp, thành tích viết hay các phần thực
tiễn đòi hỏi cả năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp,
năng lực xã hội và năng lực cá nhân. Những thành tích này
hoặc là được cho điểm hay được đánh giá theo kết hợp từ
hình thức đánh giá ngôn từ và điểm. Ví dụ cho một phạm vi
được mở rộng về thành tích phức hợp là:
Thuyết minh và giới thiệu các kết quả của các dự án hay
các công việc nhóm phức hợp khác
Hoàn thiện và giới thiệu các công việc hàng năm hay
công trình chuyên môn
Xử lý các đối tượng công việc, các phân tích sản phẩm
và kiểm tra sản phẩm
Thực hiện các cặp hồ sơ học tập (portfolio)
Lập kế hoạch, thiết lập, giới thiệu các tư liệu trình diễn
hay minh hoạ hay hoàn thành các đối tượng kỹ thuật
Tiến hành và đánh giá các cuộc tìm hiểu, tham quan, mô
phỏng, thí nghiệm và thực tập.
246 247
Cặp hồ sơ
(portfolio)
Cặp hồ sơ học tập (portfolio) là một tập hợp có chủ đích các
công việc của học sinh giới thiệu những nỗ lực của học
sinh, tiến bộ học và kết quả học tập trên một hay nhiều lĩnh
vực. Công việc portfolio bao gồm việc tham gia của học sinh
trong xác định mục tiêu học tập, việc lựa chọn các nội dung
học, việc xác định các tiêu chí cho việc lựa chọn các công
việc học sinh cũng như các tiêu chí đánh giá.
Các bảng nhận xét và các cuộc nói chuyện về portfolio có
bao gồm học sinh khác đóng một vai trò cơ bản. Học sinh
làm quen các tiêu chí chất lượng trong công việc portfolio và
rèn luyện việc thay đổi góc nhìn. Như vậy có thể nhận được
các hiểu biết trong hành vi của họ và làm cho tự ý thức được
về tiến bộ học tập. Portfolios phù hợp rất tốt cho việc tự
đánh giá của hoc sinh, cả khi các hình thức đánh giá ngoài
cũng có thể được phát huy.
Bảng quan sát giáo viên quan sát hành vi học học của học sinh và đưa ra
một đánh giá theo các tiêu chí trước đó. Đặc biệt thích hợp là
bảng quan sát đối với đánh giá ngoài về phát triển năng lực.
Những giáo viên và học sinh tham gia ngày càng đi đến hiểu nhau
hơn trong một quá trình chung về quy trình đánh giá toàn bộ. Đặc
biệt quan trọng ở đây là việc cùng nhau phát biểu các tiêu chí giữa
giáo viên và hoc sinh.
8.4 Những vấn đề của việc đánh giá thành tích
Những hình thức được trình bày ở trên của đánh giá thành tích
không phải tất cả đều nhất thiết dẫn đến việc chấm điểm. Trong
quá trình sư phạm, chấm điểm phải được bổ sung thông qua các
hình thức đánh giá khác. Trong các mô hình cải cách khác nhau
trên thế giới thậm chí người ta còn yêu cầu bỏ việc chấm điểm và
nhấn mạnh việc đánh giá bằng ngôn từ. Rõ ràng điểm số cũng có
các ưu điểm và nhược điểm của chúng.
246 247
Những ưu điểm của điểm số có thể là như sau:
Một thang độ năm hay mười cho phép có một mô tả phân bố
chuẩn trong lớp.
Việc mô tả này ngắn gọn và rõ ràng.
Thang điểm là một chuẩn chính thức và không chỉ được sử dụng
ở nhà trường.
Thang điểm có thể sử dụng và giao tiếp một cách kinh tế.
Các vấn đề cần giải thích là ít ỏi.
Ngược lại những lựa chọn khác không dùng điểm có các nhược
điểm rõ rệt:
Mô tả thành tích bằng văn bản hay “đánh giá bằng lời” đòi hỏi
một công sức lớn hơn nhiều, phụ thuộc vào cách hiểu nhiều hơn
và có các vấn đề trước hết trong việc phát biểu các đánh giá tiêu
cực. Chúng ẩn chứa những đánh giá thường ở sau sự mức độ
thân thiện khác nhau.
Bảng đánh giá được chuẩn hoá phần lớn sử dụng các tiêu chí
mềm và không rõ ràng, hướng đến các đánh giá „tổng thể“ và
lại phải rất mất công sức lý giải.
Quy trình biện luận, chẳng hạn như các cuộc nói chuyện với các
bậc cha mẹ và hoc sinh, những người cho điểm, tức là các giáo
viên đối diện với sự đòi hỏi một công sức đáng kể và không phải
luôn dẫn đến một kết thúc có hậu.
Các nghiên cứu thực nghiệm về thực tiễn đánh giá cho thấy một
loạt các thiếu sót trong cho điểm như sau:
Các giáo viên khác nhau đánh giá cùng một bài làm khác nhau.
giáo viên có khuynh hướng đánh giá khác nhau cùng một bài
làm vào các thời điểm khác nhau.
248 249
Hoàn toàn không rõ ràng cái gì được biểu hiện với một điểm
số.
Thực tiễn đánh giá thông thường có nhiều hiệu ứng phụ không
mong đợi.
Điểm số không phù hợp để đánh giá một số nội dung nhất
định.
Các vấn đề khác nảy sinh từ việc gắn với hệ tham chiếu liên quan.
Điểm số được đưa ra trên cơ sở hệ thống tham chiếu nội bộ lớp,
tức là phân bố được quan sát và đánh giá trong một lớp nhất định,
nhưng giá trị của điểm số luôn gắn với toàn bộ hệ thống nhà trường
và tất cả các quyền lợi liên quan.
Được viện dẫn theo tính có thể so sánh của việc cho điểm ở mọi
địa điểm, trong khi những đánh giá thực sự thay đổi từ trường này
sang trường kia, từ môn này sang môn kia, một phần rất rõ rệt và
không hiếm khi rất phiền phức. Điểm số không bao giờ được gắn
với hoàn cảnh phát sinh, các thông tin bổ sung về các thước đo chất
lượng, phương tiện dạy học và các trình độ thành tích của hoc sinh
không được đưa ra trong so sánh.
Trong các môn học khác nhau người ta chấm điểm với sự nghiêm
khắc khác nhau, sự nghiêm khắc tăng lên cùng với ý nghĩa của
môn học trong bảng thời khoá biểu.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng cũng có việc xuất hiện các nguồn sai
sót đa dạng trong quá trình chấm điểm. Trong số các hiệu ứng được
nêu ra có:
Hiệu ứng Halo: Một ấn tượng chung xác định việc nhận thức
từng đặc điểm
Khuynh hướng kiên trì: Ở các đánh giá sau này giáo viên không
đi trệch khỏi một nhận định đã được đưa ra
248 249
Hiệu ứng chuỗi: Dưới ấn tượng là “không thể tất cả mọi thứ đều
kém như thế“, điểm số tốt hơn sẽ được cho
Hiệu ứng tương phản: Sau một loạt các thành tích tốt, một thành
tích trung bình có khuynh hướng được đánh giá là kém
Các khuynh hướng đánh giá: Việc cho điểm khoan dung hay
nghiêm ngặt, “xu hướng trung dung” (tránh các giá trị cực đoan)
và việc cho điểm “có tính động viên ” đối lập việc cho điểm “có
tính tuyển chọn”
Xét đến các kết quả này, người ta có thể rút ra kết luận rằng không
thể đi dến được một „sự chấm điểm công bằng” đối với thành tích
của học sinh và điều đó cũng được các giáo viên ý thức được.
Một độ chính xác cao các đánh giá đánh giá học sinh đạt được
trong việc sử dụng “hệ thống tham chiếu nội bộ lớp”. “Xét về trung
bình”, trong một tổng quan vừa mới công bố có nói, giáo viên có
thể “đánh giá thứ bậc xếp hạng những thành tích trong phạm vi lớp
của mình tương đối tốt”, ngay cho dù phải tính đến „những khác
biệt cơ bản“ giữa các giáo viên (WEINERT 2001, tr. 50). Thứ bậc
xếp hạng các thành tích nội bộ lớp, tức là phân bố chuẩn, không
tương ứng với các thành tích thật sự của học sinh, nếu người ta
kiểm tra chúng độc lập. Điểm số mô tả sự khác biệt thứ hạng nội
bộ. Nhưng ngay cả khi giáo viên đủ khả năng xếp hạng học sinh
lớp của riêng mình, thì điều đó không có nghĩa là điểm số như
nhau ở các lớp khác nhau cũng làm cơ sở cho các thành tích tương
đương nhau.
yêu cầu đối với phát triển tiếp việc chấm điểm trong lý luận và
thực tiễn:
Việc đánh giá chủ quan phải được thay thế bàng sự đánh giá
khách quan, yêu cầu có tiền đề là các chuẩn hay một thước do
tham chiếu bao quát.
250 251
Tiêu chí khách quan là những mục tiêu học được chương trình
giảng dạy yêu cầu độc lập với những khác biệt thành tích tồn tại
trong một lớp.
Để làm điều đó phải phát triển các công cụ chẩn đoán định
hướng theo chương trình giảng dạy thay thế cho điểm số.
Bài tập:
1. Hãy thảo luận - ủng hộ và phản đối – việc chấm điểm khách
quan các thành tích hoc sinh.
2. Nêu và trình bày những ưu và nhược điểm của từng mô hình
đánh giá thành tích (chuẩn tham chiếu thực tế, xã hội và cá
nhân).
3. Hãy chỉ ra các tình huống trong đó có thể sử dụng các hình thức
đánh giá thành tích đã nêu trên một cách thuận lợi.
Tài liệu tham khảo
BROPHy, JERE(1983): Classroom organization and management.
The elementary school journal (Chicago, IL).H. 83. S. 265-85
BROPHy, JERE (1998): Motivating students to learn. Boston,
Mcgraw-Hill. In: BROPHy, JERE; aLLEMaN, JaNET(1991):
Activities as instructional tools: a framework for analysis and eva-
luation. Educational researcher.Washington, DC 20,.H. 4, S. 9-23
INgENKaMP, KaRLHEINZ (Hrsg.) (1976): Die Fragwürdigkeit
der Zensurengebung. Texte và untersuchungsberichte. 6. überarb.
u. erw. aufl. Weinheim/Basel (erste aufl. 1971)
250 251
LEuTERT, HaNS /THIEM, WOLFgaNg /VOLLSTÄDT, VI-
ETLOFF /ZÖLLNER, HERMaNN (2005): Professioneller um-
gang mit Leistungen in der Schule. Ludwigsfelde
RHEINBERg, FaLKO(1980): Leistungsmessung và Lernmotiva-
tion. Göttingen
WEINERT, FRaNZ E. (Hrsg.) (1997): Psychologie des unter-
richts và der Schule. göttingen/Bern/Toronto/Seattle. S. 659-699
WEINERT, FRaNZE.(2001): Leistungsmessungen in Schulen.
Weinheim, Basel, Bonn
ISBN 978-3-00-033972-1
Das Buch in vietnamesischer Sprache dokumentiert Ergebnisse inter-
nationaler Projektarbeiten zur Stärkung der Technischen Bildung in Eu-
ropa sowie Zentral- und Südostasien. Unterstützt wurden die internatio-
nale Arbeit und dieses Buchprojekt durch die Deutsche Gesellschaft für
Technische Zusammenarbeit (GTZ).
Nach Johann Amos Comenius (1592–1670) ist Didaktik „Lehrkunst“.
Eine moderne Didaktik betrachtet allerdings nicht nur das Lehren als
die Haupttätigkeit des Lehrers, sondern berücksichtigt die Lerntätigkeit
gleichranging. Deshalb widmen sich die Autoren einschlägigen Lernthe-
orien ebenso, wie differenzierten Positionen zum Bildungsbegriff.
Technikdidaktik wird als eine domänenspezifische Wissenschaft vom
Lehren und Lernen aufgefasst und in ihren Beziehungen zu relevanten
Fachwissenschaften sowie der Allgemeinen Didaktik dargestellt.
In seiner Grundanlage folgt das Buch der Ziel – Inhalt – Methode – Rela-
tion. Einen besonderen Stellenwert erhalten curriculare Fragen zu Kom-
petenzen und Standards der technischen Allgemeinbildung. Ein Kapitel
zum Lehren und Lernen mit Medien rundet die Darstellungen ab.
BERND MEIER in Kooperation mit NGUYỄN VĂN CƯỜNG
Berlin/Hanoi
(Schriften zu Arbeit - Beruf - Bildung, Bd. 5)
LÝ
L
U
Ậ
N
D
Ạ
Y
H
Ọ
C
K
Ỹ
T
H
U
Ậ
T
–
P
hư
ơ
ng
p
há
p
và
Q
uá
tr
ìn
h
dạ
y
họ
c
N
G
U
Y
Ễ
N
V
Ă
N
C
Ư
Ờ
N
G
B
E
R
N
D
M
E
IE
R
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ly_luan_day_hoc_ky_thuat_9593.pdf