Đánh giá và quản lý nguồn thải đóng vai
trò quan trọng trong quá trình quản lý môi
trường vì sự phát triển bền vững. Nguồn thải
của thành phố Nha Trang ước lượng khoảng
10.163,97 tấn BOD/năm; 20.039,78 tấn COD/
năm; 1.760,81 tấn TN/năm và 708,52 tấn TP/
năm, chủ yếu là nguồn thải sinh hoạt. Lượng
thải này tăng lên khoảng 22 – 64% vào năm
2020. Tuy nhiên, lượng thải ảnh hưởng đến
môi trường vịnh Nha Trang chỉ bằng 58,56 -
82,62% lượng thải phát sinh. Nếu như nhà máy
xử lý nước thải phát huy tác dụng, lượng thải
ảnh hưởng đến môi trường vịnh Nha Trang chỉ
bằng 13,08 – 17,82% so với khi chưa có nhà
máy xử lý nước thải. Điều này thể hiện được
hiệu quả quản lý nguồn thải của chính quyền
và nhân dân thành phố Nha Trang, và là bằng
chứng để giải thích tại sao môi trường nước
vịnh Nha Trang ổn định và trong sạch.
8 trang |
Chia sẻ: yendt2356 | Lượt xem: 575 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lượng hóa nguồn thải vịnh Nha Trang - Phan Minh Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
54 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
THOÂNG BAÙO KHOA HOÏC
LƯỢNG HÓA NGUỒN THẢI VỊNH NHA TRANG
QUANTITATIVE ASSESSMENT OF WASTE SOURCES
IN NHA TRANG BAY
Phan Minh Thụ1, Tôn Nữ Mỹ Nga2
Ngày nhận bài: 16/10/2015; Ngày phản biện thông qua: 17/11/2015; Ngày duyệt đăng: 15/3/2016
TÓM TẮT
Thành phố Nha Trang phát triển theo hướng du lịch sinh thái biển bền vững. Nguồn thải từ các hoạt động
kinh tế - xã hội, yếu tố quyết định cho sự phát triển du lịch, đã ảnh hưởng đến chất lượng nước vịnh Nha Trang.
Do đó, việc đánh giá tải lượng và quản lý nguồn thải đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản lý môi
trường vì sự phát triển bền vững. Nguồn thải của thành phố Nha Trang ước lượng khoảng 10.163,97 tấn BOD/
năm; 20.039,78 tấn COD/năm; 1.760,81 tấn TN/năm và 708,52 tấn TP/năm, chủ yếu là nguồn thải sinh hoạt.
Tổng lượng thải tăng lên khoảng 22 – 64% vào năm 2020. Hiện nay, lượng thải ảnh hưởng đến môi trường vịnh
Nha Trang bằng 58,56 - 82,62% lượng thải phát sinh và sẽ giảm xuống còn 13,08 – 17,82% khi 100% lượng
thải được xử lý. Để cho môi trường vịnh Nha Trang ngày càng tốt hơn, chính quyền và nhân dân địa phương
quyết tâm quản lý nguồn thải một cách hợp lý và thích hợp.
Từ khóa: Chất thải, đánh giá tải lượng, vịnh Nha Trang
ABSTRACT
Nha Trang city is developing towards sustainable marine ecotourism. Waste sources from socioeconomic
activities, the decisive factor for the tourism’s development, have affected water quality of Nha Trang Bay.
Therefore, quantitative assessment and management of waste sources play an important role in the process
of environmental management for sustainable development. Waste sources of Nha Trang city were estimated
at about 10,163.97 tons BOD/year; 20,039.78 tons of COD/year; TN 1,760.81 tons/year and 708.52 tons of
TP/year, mainly from domestic waste source. Total emission load should increase by about 22-64% in 2020.
Nowadays, the amount of waste affecting Nha Trang Bay’s environment accounts for 58.56 - 82.62% of
discharged waste and will drop down to 13.08- 17.82% when all domestic wastewater is treated. For a better
environment in Nha Trang Bay, the government and local people determine to manage waste sources sensibly
and appropriately.
Keywords: waste sources, quantitative assessment, Nha Trang Bay
1 ThS. Phan Minh Thụ: Viện Hải dương học - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
2 ThS. Tôn Nữ Mỹ Nga: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thành phố Nha Trang nằm ở vị trí trung
tâm khu vực Nam Trung Bộ, có tọa độ địa lý
từ 12°8’33’’ đến 12°25’18’’ vĩ độ Bắc và từ
109°07’16’’ đến 109°14’30’’ độ kinh Đông. Nhờ
thiên nhiên ưu đãi, Vịnh Nha Trang, có diện tích
khoảng 507 km² với 19 hòn đảo lớn nhỏ, có
khá đầy đủ các yếu tố tự nhiên, danh lam
thắng cảnh cùng với khí hậu tốt, quanh năm
tràn ngập ánh nắng, nhiệt độ để phát triển
du lịch sinh thái biển. Vịnh Nha Trang được
biết đến là một trong những nơi có bãi biển
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 55
đẹp nhất thế giới. Nha Trang được quy hoạch
như là tiểu vùng phát triển du lịch ở Nam Trung
Bộ. Đó là thành quả của sự hợp tác giữa chính
quyền và nhân dân Nha Trang vì mục tiêu phát
triển du lịch biển bền vững.
Tuy nhiên, để giữ vững mục tiêu này, giám
sát chất lượng môi trường cũng như quản lý
nguồn thải đổ vào vịnh Nha Trang trở thành
nhiệm vụ quan trọng của các toàn thể nhân
dân và chính quyền thành phố Nha Trang.
Chất lượng môi trường vịnh Nha Trang đang
ngày càng ổn định và tốt hơn [4]. Tuy nhiên,
nhiều báo cáo khác cho rằng, chất lượng môi
trường vịnh Nha Trang bị ảnh hưởng và chi
phối bởi nguồn chất thải từ bờ và từ các hoạt
động kinh tế của thành phố Nha Trang [6], [3],
[10]. Điều này cũng tương tự như những khu
vực ven bờ khác trên thế giới [9], [12]. Do đó,
bài báo này ước lượng tổng lượng chất thải
của thành phố Nha Trang, từ đó có thể cảnh
báo và đề xuất giải pháp phù hợp trong việc
quản lý nguồn thải và chất lượng môi trường
nước vịnh Nha Trang.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp thu thập số liệu
Các số liệu kinh tế xã hội của các xã ven
biển được thu thập thông qua niên giám thống
kê thành phố Nha Trang [5], các báo cáo kinh tế
xã hội hàng năm của các xã/phường và thông
tin cung cấp trực tiếp từ cán bộ chuyên trách
của Ủy Ban Nhân Dân, và định hướng phát
triển kinh tế của Nha Trang vào năm 2020 và
tầm nhìn 2030. Đây là một phần số liệu nghiên
cứu của đề tài cấp cơ sở Viện Hải dương học.
2. Phương pháp đánh giá tải lượng
chất thải
Quá trình định lượng tổng lượng thải được
thực hiện theo quy trình minh họa qua hình 1.
Tổng lượng chất thải (CT) được tính theo công
thức (1).
CT = Σ CTiCT = Σ CTi (1)
Trong đó CTi: Tổng lượng thải của chất thải
sinh hoạt (CTSH), nông nghiệp và chăn nuôi
(CTNNCN), nuôi trồng thủy sản (CTNTTS), và công
nghiệp (CTCN).
Hình 1. Sơ đồ định lượng nguồn thải vào vịnh Nha Trang
(đường đứt khúc: theo quy hoạch đến năm 2020, nông nghiệp chỉ còn ở xã Vĩnh Lương)
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
56 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
3. Định lượng nguồn thải công nghiệp
Có hai phương pháp định lượng nguồn thải
công nghiệp (CTCN – kg/năm). Định lượng theo
tổng lượng nước thải đánh giá bằng công thức
(2) và định lượng theo tổng sản phẩm sản xuất
được đánh giá bằng công thức (3). Theo đó,
nồng độ nước thải được thu mẫu trực tiếp tại
cống thải của các công ty/ xí nghiệp cần kiểm
tra; Lượng chất thải bình quân phát sinh khi
chế biến một tấn sản phẩm được tham khảo ở
Phạm Thị Anh & ctv [7].
CT
CN
= C
TCN × VTCN (2)
Hoặc
CT
CN
= C
SPCN × MSPCN (3)
Trong đó: VTCN: Tổng lượng nước thải công
nghiệp hàng năm (m3/năm); CTCN: Nồng độ
trung bình trong nước nước thải (kg/m3);
MSPCN: Tổng sản phẩm công nghiệp sản xuất
trong năm (tấn/năm); và CSPCN: Lượng chất thải
trung bình phát sinh khi sản xuất đơn vị sản
phẩm (kg/m3).
4. Định lượng nguồn thải sinh hoạt
Lượng thải sinh hoạt của người dân
(CTSH - kg/năm) được xác định theo công thức (2).
CT
SH
= C
SH × P × 365 (2)
Trong đó, CSH: Lượng thải sinh hoạt phát
sinh bình quân đầu người (kg/người/ngày);
P: tổng dân số tại khu vực nghiên cứu (người).
Định mức nguồn thải trung bình của người dân
ven biển trình bày qua bảng 1. Lượng nước
thải trung bình là 80 lít/người/ngày.
Bảng 1. Định mức lượng thải bình quân đầu người ở vùng ven biển Việt Nam [1], [2]
STT Loại chất thải Đơn vị tính Định mức thải trung bình
Áp dụng cho Nha Trang
Hiện tại 2020
1 BOD5 g/người/ngày 45-54 49,5 54,0
2 COD g/người/ngày 85-102 93,5 102,0
3 TN g/người/ngày 6-12 9,0 12,0
4 TP g/người/ngày 0,6-4,5 2,6 4,5
5. Định lượng nguồn thải chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản
Lượng thải từ nông nghiệp và chăn nuôi (CTNNCN) và nuôi trồng thủy sản (CTNTTS) được đánh giá
dựa trên tổng quần đàn chăn nuôi (3) hoặc tổng sản phẩm nuôi trồng thủy sản (4).
CT
NNCN
= C
NNCN × PNNCN + CNNTT × SNNTT (3)
CT
NTTS
= C
NTTS × MNTTS (4)
Trong đó, CNNCN, CNNTT và CNTTS: Lượng chất thải bình quân phát sinh trong chăn nuôi (kg/con/
năm), trong trồng trọt (kg/ha/năm) và trong nuôi trồng thủy sản (kg/tấn). PNNCN: Tổng quần đàn chăn
nuôi tại khu vực nghiên cứu (con); SNNTT: Tổng diện tích trồng trọt tại khu vực nghiên cứu (ha); MNTTS:
Tổng sản phẩm nuôi trồng thủy sản (tấn/năm).
Định mức chất thải trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản được trình bày lần lượt qua bảng 2 và 3.
Bảng 2. Định mức lượng thải trong chăn nuôi [1], [2], [10]
STT Loại chất thải Đơn vị tính Gia cầm Heo Trâu/bò Ghi chú
1 Chất thải rắn kg/con/ngày 0,2 2,0 12,5
2 BOD5 g/con/ngày 1,28 140,97 95,47 *
3 COD g/con/ngày 4,49 493,40 334,14 *
4 TN g/con/ngày 0,82 43,90 61,10
5 TP g/con/ngày 1,92 9,93 10,70
* Hệ số chuyển đổi của San Diego-McGlone và ctv. [11].
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 57
Bảng 3. Định mức lượng thải trong nuôi trồng thủy sản [7]
TT Loại chất thải Đơn vị tính Tôm Cá
1 BOD5 kg/tấn 259 50
2 COD kg/tấn 769 85
3 TN kg/tấn 30,0 2,9
4 TP kg/tấn 3,7 2,6
Trong thực tế, không phải toàn bộ lượng nước thải từ các nguồn phân tán đổ trực tiếp vào tầng
nước mặt của đầm Thủy Triều mà phụ thuộc vào đặc điểm nguồn thải (bảng 4) cũng như khả năng
xử lý chất thải tại địa phương.
Bảng 4. Hệ số xả thải của những nguồn thải khác nhau [8]
Loại nguồn thải Hệ số xả thải
Chất thải sinh hoạt tập trung ở đô thị 0,89
Chất thải phân tán 0,22
Nước thải trực tiếp 1,00
Nước thải chăn nuôi 0,24
Phước Tiến, Tân Lập; khu vực có mật độ
thấp là các phường Vĩnh Nguyên, Vĩnh
Hòa, Vĩnh Hải, Ngọc Hiệp; một số xã ngoại
đô như Vĩnh Lương, Phước Đồng, mật độ
chỉ có khoảng 320-370 người/km2. Theo
quy hoạch, đến năm 2020, toàn bộ dân số
Nha Trang sống ở đô thị, và dân số tăng
lên 455.000 người. Đặc biệt là khi nhà máy
xử lý nước thải phía Nam Nha Trang đi vào
hoạt động sẽ giải quyết khoảng 40.000 m3
ngày/đêm và dự kiến sẽ được nâng cấp lên
60.000m3 ngày/đêm vào năm 2025. Điều
này giúp cho nguồn nước thải sinh hoạt của
người dân thành phố Nha Trang giải quyết
một cách triệt để.
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
1. Sơ lược điều kiện kinh tế - xã hội thành
phố Nha Trang
Dân số toàn thành phố Nha Trang đạt
405.945 người (năm 2013), trong đó, dân
số thành thị chiếm 74,6%, dân số nông thôn
chiếm 25,4%. Các hoạt động kinh tế - xã
hội ở (bảng 5). Mật độ dân số trung bình
toàn thành phố là 1.607 người/km2. Dân cư
phân bố không đều, tập trung chủ yếu ở các
phường nội thành, ven biển và ven các trục
đường giao thông. Nơi có mật độ dân cư
cao chủ yếu tập trung ở khu vực trung tâm
thành phố thuộc các phường Vạn Thắng,
Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Tân,
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
58 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
2. Chất thải sinh hoạt
Nguồn thải sinh hoạt ở Nha Trang có
nguồn gốc từ hoạt động sống của người dân
địa phương và từ hoạt động du lịch. Kết quả
đánh giá (bảng 6) cho thấy lượng nước thải
sinh hoạt bình quân ngày ở Nha Trang có thể
đạt 33.574 m3/ngày, tăng lên 40.838 m3/ngày
vào năm 2020. Lượng thải dự báo năm 2020
khoảng 20-30% so với hiện tại. Điều này phù
hợp với quy hoạch quản lý nguồn thải của TP.
Nha Trang và khả năng của nhà máy xử lý nước
thải sinh hoạt trong thành phố. Giả sử toàn bộ
lượng nước thải này được xử lý đạt tiêu chuẩn
B của QCVN 14/2008-BTNMT, đến năm 2020,
lượng BOD phát sinh từ nước thải sinh hoạt đã
qua xử lý vào khoảng (40.838 m3/ngày x 50 g
BOD/m3 = 2,04 tấn BOD/ngày hay 745,3 tấn
BOD/năm), chỉ bằng 7,41% so với lượng thải
BOD sinh hoạt phát sinh. Điều này sẽ giúp cho
môi trường được sạch hơn rất nhiều.
Bảng 5. Tổng hợp tình hình phát triển kinh tế các xã, phường thành phố Nha Trang
Loại hình kinh tế Đơn vị tính Thực hiện năm 2013
1. SX NÔNG NGHIỆP
a) Trồng trọt
Diện tích trồng lúa Ha 1.363
Sản lượng lúa Tấn 8.009
b) Chăn nuôi
Đàn trâu Con 208
Đàn bò Con 1.761
Đàn heo Con 9.826
Đàn gia cầm 1000 con 164.052
c) Thủy sản
Hải sản đánh bắt Tấn 40.022
Diện tích nuôi trồng thủy sản Ha 220
Trong đó: - nuôi tôm Ha 200
Tôm giống Tr/con 198
SL tôm thịt thu hoạch Tấn 376
SL tôm hùm lồng Tấn 67
SL cá biển Tấn 205
2. SX CÔNG NGHIỆP
Sản phẩm chủ yếu
Thủy sản đông lạnh Tấn 10.254
Nước mắm 1000 L 16.58
Nước đá Tấn 265.704
Thuốc lá điếu 1000 bao 860.301
Sợi các loại Tấn 10.841
Quần áo may sẵn 1000 cái 22.842
Nước giải khát 1000 m3 35,277
3. DU LỊCH
Khách lưu trú 1000 người 2.166
Khách quốc tế 1000 người 531
Ngày khách lưu trú 1000 ngày 5.012
Ngày khách quốc tế lưu trú 1000 ngày 1.477
Khách tham quan du lịch 1000 người 8.452
(UBND thành phố Nha Trang, 2013) [6]
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 59
3. Nguồn thải từ nông nghiệp và thủy sản
Sự biến động mạnh của hoạt động nông
nghiệp và thủy sản ở thành phố Nha Trang do
sự thay đổi chính sách và định hướng phát
triển. Theo quy hoạch, đến năm 2020, TP. Nha
Trang có từ 300 đến 350 ha đất lúa nước, 100
ha đất trồng cây hàng năm, 2.500 ha đất trồng
cây lâu năm, không quy hoạch đất nuôi trồng
thủy sản. Điều này đã giúp cho lượng chất
thải từ nông nghiệp và thủy sản giảm đáng
kể. Ước tính hiện nay, nguồn thải phát sinh từ
nông nghiệp và thủy sản tương ứng 774,28 tấn
BOD/năm và 2.632,05 tấn COD/năm. Đến năm
2020, lượng thải này chỉ còn 67,20 – 69,22%
so với hiện nay (Bảng 7). Tuy nhiên, lượng thải
từ nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến vịnh
Nha Trang hiện nay đạt 279,64 tấn BOD/năm
và 900,34 tấn COD/năm; đến năm 2020, lượng
BOD và COD thải tương ứng 124,88 tấn BOD/
năm và 437,24 tấn COD/năm. Lượng thải ảnh
hương đến môi trường vịnh thấp hơn rất nhiều
so với lượng thải phát sinh.
Bảng 6. Hiện trạng và dự báo tổng lượng nước thải sinh hoạt (đơn vị tấn/năm)
Thông số
Tải lượng hiện tại Dự báo năm 2020
Nông thôn Thành thị Du lịch Tổng Thành thị Du lịch Tổng
Nước thải
(m3/ngày) 8.038 24.437 1.099 33.574 36.400 4.438 40.838
BOD 1815,40 5519,01 248,09 7.582,51 8968,05 1093,5 10.061,55
COD 3429,10 10424,79 468,62 14.322,51 16939,65 2065,5 19.005,15
TN 330,07 1003,46 45,11 1.378,64 1992,90 243 2.235,90
TP 95,35 289,89 13,03 398,27 747,34 91,125 838,46
Bảng 7. Hiện trạng và dự báo tổng lượng nước thải nông nghiệp (đơn vị tấn/năm)
Hiện tại Dự báo
Chăn nuôi Trồng trọt Thủy sản Tổng cộng Chăn nuôi Trồng trọt Tổng cộng
BOD 650,85 - 123,43 774,28 520,34 - 520,34
COD 2.278,57 - 353,48 2.632,05 1.821,82 - 1.821,82
TN 250,46 13,46 13,70 277,62 205,79 6,72 212,51
TP 158,27 0,32 2,15 160,74 153,89 0,16 154,05
4. Nguồn thải công nghiệp
Mặc dù công nghiệp nặng ở Nha Trang
không phát triển mạnh nhưng nguồn thải phát
sinh từ các công nghiệp chế biến thực phẩm
và dệt may là rất lớn. Ước tính lượng nước
thải phát sinh từ ngành công nghiệp này hiện
tại khoảng 3,10 triệu m3 và tăng lên 3,51 triệu
m3 vào năm 2020 (bảng 8). Với năng lực xử
lý hiện tại, các nhà máy có thể xử lý được
80-95% BOD thải, 80-85% lượng COD thải,
15-50% TP và 10-25% TN. Như vậy, lượng
thải của công nghiệp có thể ảnh hưởng đến
môi trường vịnh Nha Trang vào khoảng 225,90
tấn BOD/năm; 539,91 tấn COD/năm; 70,57 tấn
TN/năm và 123,35 tấn TP/năm.
Bảng 8. Hiện trạng và dự báo tổng lượng nước thải công nghiệp (đơn vị tấn/năm)
Thông số
Hiện tại Dự báo
Nước
giải khát Dệt nhuộm
Hải sản
đông lạnh Tổng
Nước
giải khát Dệt nhuộm
Hải sản
đông lạnh Tổng
Nước thải (m3) 388.047 1.734.560 974.130 3.096.737 419.091 1.960.053 1.129.991 3.509.134
BOD5 33,76 312,22 1.461,20 1.807,18 36,46 352,81 1.694,99 2.084,26
COD 58,21 1.127,46 1.899,55 3.085,22 62,86 1.274,03 2.203,48 3.540,38
TN 16,88 0,00 87,67 104,55 18,23 0,00 101,70 119,93
TP 1,42 86,73 61,37 149,51 1,53 98,00 71,19 170,72
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
60 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tóm lại, tổng lượng thải phát sinh hàng
năm do các hoạt động kinh tế xã hội ở Nha
Trang là khá lớn, tương ứng 10.163,97 tấn
BOD; 20.039,78 tấn COD; 1.760,81 tấn TN và
708,52 tấn TP (bảng 9). Lượng thải này vào
năm 2020 sẽ tăng lên khoảng 22 – 64% so với
hiện nay. Lượng thải thực tế ảnh hưởng đến
môi trường vịnh Nha Trang hiện nay chỉ bằng
58,56 - 65,51% so với lượng thải phát sinh và
đến năm 2020 bằng 73,03 - 82,62% lượng
thải phát sinh. Tuy nhiên, nếu hoạt động của
nhà máy xử lý nước thải như mong muốn của
chính quyền, lượng thải ảnh hưởng đến môi
trường giảm đi rất nhiều, chủ yếu là lượng thải
sinh hoạt. Cụ thể, lượng thải BOD hiện nay
sau khi nhà máy xử lý nước thải sinh hoạt hoạt
động giảm xuống còn 1.208,62 tấn BOD/năm
và năm 2020 là 1.234,93 tấn/năm. Lượng thải
này chỉ bằng 13,08 – 17,82% so với khi chưa
có nhà máy xử lý nước thải.
Bảng 9. Tổng hợp lượng thải ở thành phố Nha Trang
và ảnh hưởng đến môi trường (đơn vị tấn/năm)
Tổng
lượng thải
Hiện tại Năm 2020
Sinh hoạt Nông nghiệp Công nghiệp Tổng cộng Sinh hoạt Nông nghiệp Công nghiệp Tổng cộng
Tổng lượng thải phát sinh
BOD 7.582,51 774,28 1.807,18 10.163,97 10.061,55 520,34 2.084,26 12.666,15
COD 14.322,51 2.632,05 3.085,22 20.039,78 19.005,15 1.821,82 3.540,38 24.367,35
TN 1.378,64 277,62 104,55 1.760,81 2.235,90 212,51 119,93 2.568,34
TP 398,27 160,74 149,51 708,52 838,46 154,05 170,72 1.163,23
Lượng thải ảnh hưởng đến môi trường
BOD 5.532,12 279,63 316,26 6.128,01 8.954,78 124,88 364,75 9.444,41
COD 10.449,54 900,34 385,65 11.735,53 16.914,58 437,24 442,55 17.794,37
TN 1.005,84 77,04 70,57 1.153,45 1.989,95 51,00 80,95 2.121,91
TP 290,58 40,21 123,35 454,13 746,23 36,97 140,84 924,05
IV. KẾT LUẬN
Đánh giá và quản lý nguồn thải đóng vai
trò quan trọng trong quá trình quản lý môi
trường vì sự phát triển bền vững. Nguồn thải
của thành phố Nha Trang ước lượng khoảng
10.163,97 tấn BOD/năm; 20.039,78 tấn COD/
năm; 1.760,81 tấn TN/năm và 708,52 tấn TP/
năm, chủ yếu là nguồn thải sinh hoạt. Lượng
thải này tăng lên khoảng 22 – 64% vào năm
2020. Tuy nhiên, lượng thải ảnh hưởng đến
môi trường vịnh Nha Trang chỉ bằng 58,56 -
82,62% lượng thải phát sinh. Nếu như nhà máy
xử lý nước thải phát huy tác dụng, lượng thải
ảnh hưởng đến môi trường vịnh Nha Trang chỉ
bằng 13,08 – 17,82% so với khi chưa có nhà
máy xử lý nước thải. Điều này thể hiện được
hiệu quả quản lý nguồn thải của chính quyền
và nhân dân thành phố Nha Trang, và là bằng
chứng để giải thích tại sao môi trường nước
vịnh Nha Trang ổn định và trong sạch.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2010. Báo cáo môi trường quốc gia năm 2010: Tổng quan môi trường Việt Nam.
Hà Nội.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011. Báo cáo môi trường quốc gia 2011: Chất thải rắn. Hà Nội.
3. Phạm Hữu Tâm, Lê Thị Vinh, Dương Trọng Kiểm, Nguyễn Hồng Thu, Phạm Hồng Ngọc, Lê Hùng Phú & Võ
Trần Tuấn Linh, 2013. Diễn biến chất lượng môi trường nước tại các bãi tắm ven bờ vịnh Nha Trang. Tuyển Tập
Nghiên Cứu Biển 19, 72-79.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2016
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 61
4. Lê Thị Vinh, Dương Trọng Kiểm, Nguyễn Hồng Thu, Phạm Hữu Tâm & Phạm Hồng Ngọc (2008). Một số
vấn đề về môi trường nước ở thành phố Nha Trang. Hội nghị Khoa học “Biển Đông 2007”, Nha Trang, 12-
14/9/2007. 272-280.
5. Sở TNMT Khánh Hòa, 2015. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Khánh Hòa 2011-2015. Sở Tài nguyên và Môi
trường, Khánh Hòa. 19.
6. UBND TP. Nha Trang, 2014. Niên giám thống kê thành phố Nha Trang. Phòng thống kê thành phố Nha Trang.
Tiếng Anh
7. Anh, P.T., Kroeze C., Bush S. R., & Mol A. P. J., 2010. Water pollution by intensive brackish shrimp farming in
South-East Vietnam: Causes and options for control, Agricultural Water Management, 97(6), 872-882.
8. Benaman J., Armstrong N.E. & Maidment D.R., 1996. Modeling of dissolved oxygen in the Houston Ship
Channel using WASP5 and Geographic information systems, Bureau of Engineering Research, The University
of Texas at Austin J.J. Pickle Research Campus Austin, TX 78712-4497.
9. Cox, M.E., Johnstone, R. & Robinson, J., 2006. Relationships Between Perceived Coastal Waterway Condition
and Social Aspects of Quality of Life. Ecology and Society 11, 35-59.
10. Linh, V.T.T., Kiem, D.T., Ngoc, P.H., Phu, L.H., Tam, P.H. & Vinh, L.T., 2015. Coastal Sea Water Quality of Nha
Trang Bay, Khanh Hoa, Viet Nam. Journal of Shipping and Ocean Engineering 5, 123-130.
11. San Diego-McGlone, M.L.S., Smith, S.V. & Nicolas, V.F., 2000. Stoichiometric Interpretations of C:N:P Ratios
in Organic Waste Materials. Marine Pollution Bulletin, 40, 325-330.
12. Wheeler, B.W., White, M., Stahl-Timmins, W. & Depledge, M.H., 2012. Does living by the coast improve health
and wellbeing? Health and Place 18, 1198-1201.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan_minh_thu_4384_2024347.pdf