Lưới nội sinh chất có hạt
Là một hệ thống lan tỏa toàn bộ bào tương gồm các túi dẹt và ống nhỏ giới hạn bởi một lớp màng sinh chất nội bào, tạo thành một không gian riêng cách biệt với bào tương. Khoảng không gian này nối thông với khoảng quanh nhân, và nối với màng tế bào để thông với khoảng gian bào.
6.2.1. Đặc điểm
Màng của LNSC có hạt cũng là màng sinh chất
nhưng đặc trưng bởi:
- Tỉ lệ protein trên lipid (P/L) cao hơn ở màng tế bào,
tức là lớn hơn 1 và có thể
gần bằng hoặc bằng 2 tùy loại tế bào
12 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 6828 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lưới nội sinh chất có hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lưới nội sinh chất có hạt.
Là một hệ
thống lan tỏa toàn bộ
bào tương gồm các túi
dẹt và ống nhỏ giới
hạn bởi một lớp màng
sinh chất nội bào, tạo
thành một không gian
riêng cách biệt với
bào tương. Khoảng
không gian này nối
thông với khoảng
quanh nhân, và nối
với màng tế bào để
thông với khoảng gian
bào.
6.2.1. Đặc điểm
Màng của LNSC có hạt cũng là màng sinh chất
nhưng đặc trưng bởi:
- Tỉ lệ protein trên lipid (P/L) cao hơn ở màng tế bào,
tức là lớn hơn 1 và có thể
gần bằng hoặc bằng 2 tùy loại tế bào.
- Màng này lỏng linh động hơn màng tế bào vì tỉ lệ
cholesterol thấp, chỉ chiếm
6% thành phần lipid (ở tế bào gan chuột), (tỉ lệ này ở
màng tế bào là 30%), sự đổi chỗ
theo chiều ngang của các phospholipid rất dễ dàng.
- Một trong các phospholipid của màng:
photphattidyl cholin chiếm ưu thế
(55%) (ở màng tế bào tỉ lệ này là 18%).
- Màng có chứa nhiều protein enzyme, những
enzyme chính là glucose-6-
photphataza, nuleosit-photphataza,
glycosyltransferaza.
Polysom
49
-Chứa những chuỗi vận chuyển electron tham gia
thủy phân nhiều cơ chất.
- Đặc biệt là trên bề mặt ngoài của màng bám vô số
các ribosom bám vào mặt
ngoài của LNSC một cách cố định, ribosom này có
thể rời xa, ở một số tế bào có tổng
hợp protein tiết mạnh thì hệ lưới có hạt phát triển và
số lượng ribosom bám cũng lớn.
Khi bám thấy phân đơn vị lớn của ribosom bám vào
một phức hợp protein trên màng
mà người ta gọi chung là ribophorin. Phức hợp này
còn có liên quan đến việc tiếp nhận
protein tiết đưa vào lòng lưới. Lực bám là lực liên kết
ion cộng với lực của chính chuỗi
polypeptid mới sinh. Trong trường hợp không có
permeaza thì sợi protein tự luồn qua
màng lipid nhờ tín hiệu dẫn đường.(permeaza là 1
protein xuyên màng có chức năng
vận chuyển qua màng).
6.2.2. Chức năng
Nói chung lòng lưới bảo quản chúng và gắn những
chuỗi ngắn các đường
glucose, manoza...mà người ta gọi là glycosyl hóa.
Sự glycosyl hóa đầu tiên gọi là
glycosyl hóa bước một. Nó làm cho protein hoạt
động hơn mà sự hoạt động thấy rõ nhất
là tham gia cùng với chuỗi axit amin dầu tiên, phía
đầu -N, để làm tín hiệu dẫn đường đi
tìm địa chỉ giao nhận. Sau đó protein được dồn vào
phía bờ mép của túi lưới, vào các
ống nhỏ tận cùng bởi các túi nhỏ. Các túi này đứt ra
thành các túi vận tải ( vẫn mang tín
hiệu dẫn đường). Do chúng có màu đậm trên hình
hiển vi điện tử nên được gọi là thể
đậm. Các loại thể đậm khác nhau theo tín hiệu của
mình đi đến nơi giao nhận chính xác,
trong số các nơi có màng tế bào và protein được đổ ra
ngoài tế bào dưới dạng chất tiết.
Riêng protein màng và glycoprotein khi tổng hợp
xong vẫn bám vào lòng lưới
chứ không vào lòng lưới.
Ngoài việc tiếp nhận chế biến, bao gói và gửi đi các
protein tiết, LNSC có hạt có
chức năng tổng hợp phospholipid và cholesterol ngay
bên trong màng lưới. Sản phẩm
này trước hết dùng để tái tạo màng, thay phần già cũ
hay thành lập mới khi phân bào
hoặc thành lập màng tế bào, cholesterol còn cung cấp
cho LNC nhẵn làm nguyên liệu để
tổng hợp nên các chất khác. Protein cho các màng
mới là do các ribosom bám trên màng
lưới và các ribosom tự do trong bào tương cùng đảm
nhiệm.
6.3. Lưới nội sinh chất nhẵn (không hạt).
Cũng gọi là lưới nhưng không phải là những chồng
túi dẹt xếp song song như
kiểu lưới có hạt mà là một hệ thống ống lớn nhỏ, chia
nhánh thông với nhau và thông
với LNSC có hạt. Trong một tế bào có thể có nhiều
hệ thống lưới nhẵn này xen lẫn với
lưới có hạt ( trên hình hiển vi điện tử hệ lưới nhẵn
thấy như là từng đám ống nhỏ bị cắt
cụt rời rạc)
Màng của lưới vẫn là màng sinh chất nội bào. Tỉ lệ
P/L giống như của lưới nội
chất hạt nhưng thành phần lipid có khác. Tỉ lệ
cholesterol cao hơn là 10% các chất lipid
(ở hạt là 6%). Photphatidylcholin cũng cao, (như ở
LNC hạt), chiếm 55% các chất lipid.
Màng của lưới và cả trong lòng lưới chứa nhiều hệ
thống enzyme chuyên nối dài hoặc
bão hòa hóa các axit béo. Hệ lưới nhẵn rất phát triển
ở tế bào tuyến bã nhờn, tế bào xốp
... tức là ở nơi nào mà sự tổng hợp lipid là mạnh mẽ.
Điều này có thể thấy được qua các
tỉ lệ sau đây :
- Ở tế bào chuyên tiết protein như tế bào tuyến tụy thì
hầu như chỉ có hệ thống
LNC hạt.
- Ở tế bào cơ thì hầu như chỉ có hệ thống LNC trơn.
- Ở tế bào gan thì tỉ lệ LNC hạt /LNC trơn xấp xỉ
bằng 1.
Chức năng của hệ lưới không hạt (SER)
* Chức năng tổng hợp : chuyên tổng hợp và chuyển
hóa axit béo và
phospholipid, tổng hợp lipid cho các lipoprotein nhờ
các enzyme trong màng SER.
Ở tinh hoàn SER tổng hợp các hocmôn steroit
(hocmôn sinh dục và vỏ thượng
thận) từ cholesterol.
* Về chức năng giải độc : các chất độc, dược liệu
hoặc hóa chất có hại, thuốc trừ
sâu hay chất gây ung thư đi vào SER tại đó các
enzyme xúc tác các phản ứng chuyển
các chất trên từ không tan trong nước thành tan trong
nước để có thể đào thải qua nước
tiểu. Khi chất độc có nhiều SER tăng số lượng, tiêu
độc xong thì phần thừa sẽ giải thể
theo con đường tiêu hóa trong tiêu thể.
* Chức năng được gọi là nâng cấp các axit béo có thể
thấy qua việc SER dùng
enzyme của mình để nối lại các hạt monoglyxeryl,
các mixen axit béo trước đó đã giáng
cấp cho vụn ra để đi qua màng tế bào làm cho chúng
trở lại nguyên hình các đại phân
tử.
Các sản phẩm của SER cũng được phân phối theo
yêu cầu dưới dạng chất tiết.
Ngoài ra SER ở tế bào cơ có một chức năng đặc biệt
liên quan tới sự co duỗi cơ. Màng
SER của cơ có protein enzyme tên là Ca++ ATPaza,
còn gọi là cái bơm Ca++ ra khỏi
SER để Ca++ vào bào tương thì cơ co. Và ngược lại
khi cái bơm Ca++ bơm Ca++ trở lại
cho SER thì cơ duỗi. SER của tế bào cơ mang tên
riêng; lưới nội sinh nhẵn của cơ
(sarcoplasmic reticulum).
6.4. Bộ golgi.
Bộ golgi có dạng một
chồng túi mỏng hình
chỏm cầu xếp song song
với nhau thành hệ thống
túi dẹt (còn gọi là
dictiosom) nằm gần nhân
tế bào. Trên hình hiển vi
điện tử mỗi túi dẹt có hình
một lưỡi liềm, bờ mép túi
ngoài thì lồi, bờ mép túi
trong thì lõm. Túi và
màng túi đều mỏng hơn
của hệ LNSC, chiều dày
của mỗi túi là khoảng
150A0, đường kính của
miệng túi (giữa hai mép
túi) là 0,5 đến 1 (m.
Các túi dẹt càng về phía trong (tâm tế bào) càng có
các túi phình ở bờ mép. Các
túi dẹt từ phía ngoài vào phía tâm tế bào có liên hệ
với nhau. Có tác giả cho là đường
liên hệ là các kênh nhỏ. Có tác giả khác thì cho rằng
túi vận tải bứt ra từ túi dẹt ngoài sẽ
hòa vào túi dẹt trong kế bên. Một loại túi cầu khác
cũng tách ra từ các lớp túi dẹt chứa
các sản phẩm đến đúng nơi thu nhận. Những túi này
được gọi là túi cầu golgi.
Bộ golgi của tế bào có thể gồm một hệ thống
dictiosom hoặc nhiều hệ thống
dictiosom. Các dictiosom gần nhau liên hệ với nhau
bằng các kênh nhỏ nối liền với
màng túi phía lồi xa tâm tế bào nhất.
Màng của bộ golgi thường xuyên bị thiếu hụt đi do
nó tạo nên các túi golgi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Lưới nội sinh chất có hạt.pdf