Lubricating oil additives
Dầu nhờn rửa sạch mạt kim loại, bụi, cát sạn trong không
khí, muội than và các chất nhiễm bẩn sinh ra trong quá trình
làm việc của động cơ. Giữ cho động cơ luôn sạch, hạn chế
hiện tượng mài mòn do các cặn bẩn.
Dầu nhờn ở trạng thái lỏng, chảy qua các bề mặt chuyển
động và kéo theo các chất nhiễm bẫn và đưa về carter
44 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lubricating oil additives, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUBRICATING OIL ADDITIVES
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TPHCM
KHOA KỸ THUẬT HÓA HỌC
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ CHẾ BIẾN DẦU KHÍ
GVHD : TS. NGUYỄN HỮU LƯƠNG
HV : PHÙNG THỊ CẨM VÂN
MSHV : 10400166
HCM , 06/2011
NỘI DUNG
TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỜN1
PHỤ GIA CHO DẦU NHỜN2
3 MỘT SỐ PHỤ GIA THƯƠNG MẠI CHO DẦU NHỜN
2
DẦU NHỜN
Dầu nhờn là loại dầu dùng để bôi trơn cho các động cơ.
Dầu nhờn là hỗn hợp bao gồm dầu gốc và phụ gia,
thường được gọi là dầu nhờn thương phẩm.
3
CHỨC NĂNG
Dầu nhờn được sử dụng với 5 chức năng cơ bản bao gồm
giảm ma sát, làm sạch, làm kín, làm mát và bảo vệ bề mặt;
Để đảm bảo cho dầu nhờn có thể thực hiện tốt các chức
năng trên thì dầu nhờn phải có phẩm chất tốt. Cụ thể là dầu
nhờn phải có tính bám dính tốt, có độ nhớt thích hợp, có độ
bền hóa học, cơ học, sinh học, không gây ăn mòn hóa học,
tẩy rửa phân tán tốt các cặn muội sinh ra trong quá trình
hoạt động của động cơ.
4
CHỨC NĂNG
Chức năng giảm ma sát
Dầu nhờn tạo thành màng dầu mỏng phân tách 2 bề mặt vật
liệu, làm giảm ma sát, chống mài mòn, giảm tổn thất công
suất.
5
CHỨC NĂNG
Chức năng làm sạch
Dầu nhờn rửa sạch mạt kim loại, bụi, cát sạn trong không
khí, muội than và các chất nhiễm bẩn sinh ra trong quá trình
làm việc của động cơ. Giữ cho động cơ luôn sạch, hạn chế
hiện tượng mài mòn do các cặn bẩn.
Dầu nhờn ở trạng thái lỏng, chảy qua các bề mặt chuyển
động và kéo theo các chất nhiễm bẫn và đưa về carter.
6
CHỨC NĂNG
Chức năng làm mát
Dầu nhờn hấp thụ nhiệt từ các chi tiết động cơ do quá trình
cháy và do ma sát. Nhiệt lượng này sau đó được chuyển ra
ngoài.
7
CHỨC NĂNG
Chức năng làm kín
Trong động cơ, tại vị trí piston-cylindre yêu cầu độ kín cao.
Dầu nhờn có khả năng bám dính và tạo màng sẽ lấp kín các
khe hở, ngăn ngừa tổn thất công suất, bảo đảm quá trình
làm việc bình thường cho thiết bị.
8
CHỨC NĂNG
Chức năng bảo vệ bề mặt
Trong quá trình hoạt động, do sự tiếp xúc của các tác nhân
gây ăn mòn như ôxy, độ ẩm của không khí, khí thải hay khí
cháy từ nhiên liệu đốt trong động cơ do vậy bề mặt vật liệu bị
ôxy hóa hay bị ăn mòn.
Dầu nhờn sẽ tạo thành màng dầu mỏng bảo vệ các bề mặt
kim loại khỏi các tác nhân gây ôxy hóa.
9
THÀNH PHẦN
Dầu nhờn thương phẩm là hỗn hợp của dầu gốc và phụ gia.
Phụ gia được thêm vào với mục đích là giúp cho dầu nhờn
thương phẩm có được những tính chất phù hợp với các chỉ
tiêu đề ra mà dâu gốc không có được.
Dầu gốc là dầu thu được sau quá trình chế biến, xử lý, tổng
hợp bằng các quá trình xử lý vật lý và hóa học.
Có 3 loại dầu gốc:
Dầu gốc động thực vật
Dầu gốc khoáng
Dầu gốc tổng hợp
10
PHÂN LOẠI DẦU NHỜN
Phân loại theo tính năng
Phân loại theo tiêu chuẩn của Viện dầu mỏ Mỹ API
(American Petroleum Institute).
Cấp S (Service): dầu nhờn cho động cơ xăng, bao gồm
loại SA, SB, SC,… và SM.
Cấp C (Commercial): dầu nhờn cho động cơ diesel,
bao gồm loại CA, CD, CC, CG, CH,…. và CI.
Càng về sau, chất lượng sản phẩm càng tốt do các nhà sản
xuất phải thêm vào những chất phụ gia đặc biệt để thích
nghi với những công nghệ động cơ mới.
11
PHÂN LOẠI DẦU NHỜN
Phân loại theo độ nhớt
Các nhà sản xuất dầu nhớt thống nhất dùng cách phân loại
của Hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE (Society of Automotive
Engineers). Các phân loại của SAE tùy thuộc vào sản phẩm
dầu đó là đơn cấp hay đa cấp. Dầu đa cấp có độ nhớt
thỏa mãn ở nhiều điều kiện nhiệt độ khác nhau còn dầu đơn
cấp chỉ đáp ứng ở một nhiệt độ nào đó.
12
NỘI DUNG
TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỜN1
PHỤ GIA CHO DẦU NHỜN2
3 MỘT SỐ PHỤ GIA THƯƠNG MẠI CHO DẦU NHỜN
13
PHỤ GIA
Phụ gia là những hợp chất hữu cơ, cơ kim và vô cơ, thậm
chí là các nguyên tố, được thêm để nâng cao các tính chất
riêng biệt cho dầu nhờn.
Thông thường, nồng độ mỗi loại phụ gia từ 0,01-5%. Tuy
nhiên, trong nhiều trường hợp một phụ gia có thể được sử
dụng ở khoảng nồng độ từ vài phần triệu đến trên 10%.
14
PHỤ GIA
Yêu cầu chung của một loại phụ gia:
Dễ hòa tan trong dầu;
Không hoặc ít hòa tan trong nước;
Không bị phân hủy bởi nước và kim loại;
Không gây ăn mòn kim loại;
Không bị bốc hơi ở điều kiện làm việc;
Không làm tăng tính hút ẩm của dầu;
Hoạt tính có thể kiểm tra được;
Không độc hoặc ít độc, rẻ tiền, dễ kiếm.
15
VAI TRÒ PHỤ GIA
Vai trò của phụ gia
Làm tăng độ bền oxy hoá (phụ gia chống oxy hoá).
Ngăn chặn hiệu ứng xúc tác của kim loại trong quá trình oxy
hoá và ăn mòn (chất khử hoạt tính kim loại).
Chống ăn mòn (chất ức chế ăn mòn).
Chống gỉ (chất ức chế gỉ).
Chống sự tạo cặn bám và cặn bùn (phụ gia tẩy rửa).
Giữ các tạp chất bẩn ở dạng huyền phù (phụ gia phân tán).
Tăng chỉ số độ nhớt (phụ gia tăng chỉ số độ nhớt).
Giảm nhiệt độ đông đặc (phụ gia làm giảm nhiệt độ đông
đặc).
16
VAI TRÒ PHỤ GIA
Vai trò của phụ gia (tt)
Làm dầu có thể trộn lẫn với nước (phụ gia tạo nhũ).
Chống tạo bọt (phụ gia chống tạo bọt).
Ngăn chặn sự phát triển của vi sinh vật (phụ gia diệt khuẩn).
Làm cho dầu có khả năng bám dính tốt (tác nhân bám dính).
Tăng khả năng làm kín (tác nhân làm kín).
Làm giảm ma sát (phụ gia giảm ma sát).
Làm giảm và ngăn chặn sự mài mòn (phụ gia chống mài
mòn).
Chống sự kẹt xước bề mặt kim loại (phụ gia cực áp).
17
VAI TRÒ PHỤ GIA
Một số phụ gia sử dụng cho dầu nhờn động cơ(tt)
18
Dầu nhờn động cơ
Phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt
Phụ gia ức chế oxy hoá
Phụ gia tẩy rửa
Phụ gia phân tán
Chất ức chế ăn mòn
Chất ức chế gỉ
Phụ gia chống mài mòn
Phụ gia biến tính giảm ma sát
Chất hạ điểm đông
Chất ức chế tạo bọt
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Hầu hết các thành phần trong dầu nhờn đều tác dụng nhanh
hoặc chậm với ôxy tạo thành quá trình ôxy hóa. Khả năng
bền oxy hóa của các hợp chất hydrocarbon tăng dần theo
thứ tự: Hydrocarbon không no < Hợp chất dị nguyên tố <
Hydrocarbon thơm < Naphten < Parafin.
Tốc độ của quá trình ôxy hóa chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố như bản chất của dầu gốc, nhiệt độ, hiệu ứng xúc tác của
kim loại, nồng độ oxy.
19
Cơ chế phản ứng oxy hóa theo 3 giai đoạn
Giai đoạn khơi mào: xảy ra chậm và đòi hỏi năng lượng
RH + O2 2R* + H2O2
Giai đoạn phát triển mạch: xảy ra nhanh, phản ứng chuỗi
R* + O2 ROO*
ROO* + RH ROOH + R*
ROOH RO* + HO*
RO* + RH ROH + R*
HO* + RH H2O + R*
2ROOH ROO* + RO* + H2O
………
20
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Cơ chế phản ứng oxy hóa theo 3 giai đoạn
Giai đoạn tắt mạch: các gốc tự do kết hợp với nhau tạo ra
các sản phẩm bền khác nhau:
R* + R* R-R (Hydrocarbon nặng hơn)
ROO* + R* ROOR (Sản phẩm oxy hóa không hoạt động)
ROO* + ROO* R’O + R”OH + O2 (chủ yếu)
Dựa vào cơ chế phản ứng oxy hóa phân loại phụ gia
chống oxy hóa thành:
Phụ gia chống oxy hóa theo cơ chế gốc
Phụ gia phân hủy
21
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Phụ gia chống oxy hóa theo cơ chế gốc
Nguyên tắc: sử dụng các chất có khả năng phản ứng với các
gốc tự do tạo thành các sản phẩm bền, ngăn chặn và ức chế
giai đoạn phát triển mạch. Phụ gia này được xem là phụ gia
chống oxy hóa sơ cấp.
Cơ chế: nhường một nguyên tử H cho gốc ankyl hoặc gốc
ankyl peroxit làm gián đoạn cơ chế phát triển mạch của quá
trình oxy hóa dầu.
R* + InhH RH + Inh*
Inh* + R* InhR (bền)
Phụ gia chống oxy hóa sơ cấp được sử dụng pha chế vào
dầu nhờn là các dẫn xuất của phenol và amin thơm.
22
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Hợp chất Phenol
R1, R3: Gốc tert-butyl (CH3)3C-
R2 : CH3 hoặc nhánh dài
23
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Hợp chất Phenol
24
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Hợp chất Amin thơm
25
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Hợp chất Amin thơm
26
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Phụ gia phân hủy
Cơ chế: phân huỷ các hydroperoxit tạo các sản phẩm bền.
Phụ gia phân hủy được xem như là chất chống oxy hóa thứ
cấp.
Các chất chống oxi hóa thứ cấp thường được sử dụng là Zinc
dialkyldithiophosphate (ZnDTP), phosphites, và các thio
khác…
27
2.1. Phụ gia ức chế oxy hóa
Trong quá trình sử dụng, dầu nhờn có thể bị oxy hóa, làm
giảm tính nhớt nhiệt và khoảng nhiệt độ làm việc rộng Phụ
gia cải thiện chỉ số độ nhớt.
Phụ gia cải thiện chỉ số đột nhớt làm tăng độ nhớt của dầu ở
nhiệt độ cao và hầu như không làm tăng độ nhớt của dầu ở
nhiệt độ thấp.
28
2.2. Phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt
Phụ gia có trọng lượng phân tử từ 10.000 đến 50.000 đvC,
nhưng tốt nhất từ 50.000 đến 150.000. Các phụ gia cải thiện
chỉ số độ nhớt chia thành hai dạng cơ bản.
Dạng hydrocacbon: các copolyme etylen–propylen,
polyisobutylen, copolime styren–butadien đã hydro
hoá.......
Dạng este: các polime metacrylat, polyacrylat và các
copolime của este styrenmaleic.
29
2.2. Phụ gia cải thiện chỉ số độ nhớt
Trong quá trình làm việc, các bề mặt kim loại tiếp xúc với dầu
nhờn rất dễ bị ăn mòn bởi các tác nhân có tính axit Phụ gia
ức chế ăn mòn.
Cơ chế: Phụ gia ức chế ăn mòn sẽ hấp phụ lên bề mặt kim
loại tạo thành màng bảo vệ. Màng bảo vệ này sẽ dính chặt lên
bề mặt kim loại, bảo vệ kim loại khỏi các tác nhân gây ăn
mòn. Đồng thời màng này còn có tác dụng thụ động hóa kim
loại.
Các phụ gia ức chế ăn mòn điển hình là ZnDDP, Limonen
sunfua, pinen photphosunfua, benzothiazol,…
30
2.3. Phụ gia ức chế ăn mòn
Trong quá trình làm việc, dầu có thể bị lẫn hoặc có mặt các
tạp chất, làm bề mặt kim loại bị gỉ.
Cơ chế: phụ gia có tác dụng bằng cách phủ lên bề mặt sắt
hoặc thép một màng đẩy nước. Các phân tử phụ gia phải hấp
phụ tốt trên bề mặt sắt và tạo ra một màng bền vững.
Các phụ gia điển hình có thể sử dụng làm phụ gia ức chế gỉ là
axit ankyl suxinic, amin photphat, sunfonat, alkylthioaxetic,…
31
2.4. Phụ gia ức chế gỉ
Trong quá trình hoạt động, có các cặn bẩn trong động cơ
Hậu quả:
Ăn mòn và mài mòn các chi tiết kim loại, giảm độ bền;
Làm đặc dầu, giảm khả năng bôi trơn;
Lắng đọng lên bề mặt kim loại,
Làm tổn hao công suất
32
2.5. Phụ gia tẩy rửa
và Phụ gia phân tán
Vai trò của phụ gia tẩy rửa và Phụ gia phân tán:
Phụ gia tẩy rửa: hấp phụ lên cặn bẩn và lôi kéo chúng ra khỏi
bề mặt kim loại, tẩy sạch cặn bẩn khỏi bề mặt kim loại;
Phụ gia phân tán: hấp phụ lên cặn bẩn làm cặn bẩn lơ lững
trong dầu, làm cặn bẩn không tụ được với nhay, giảm khả
năng lắng đọng lên bề mặt kim loại;
Trung hòa các hợp chất axit sinh ra: tính bazo của phụ gia.
33
2.5. Phụ gia tẩy rửa
và Phụ gia phân tán
Các Phụ gia tẩy rửa thông dụng: Tác nhân quan trọng
nhất có tính rửa là các phụ gia chứa kim loại, bao gồm:
Sunfonat (canxi sunfonat trung tính, canxi sunfonat kiềm,
canxisunfonat kiềm và canxi sunfonat kiềm cao)
Phenolat
Salixylat
Photphonat
34
2.5. Phụ gia tẩy rửa
và Phụ gia phân tán
Các phụ gia phân tán thông dụng là ankenyl polyamin
suxinimit, ankylhydroxybenzyl polyamin... Các phụ gia
phân tán có cấu tạo gồm ba phần cơ bản: nhóm ưa dầu
và nhóm phân cực, hai phần được nối với nhau bằng
nhóm nối.
Nhóm ưa dầu thường là các hydrocacbon mạch dài giúp cho
phụ gia có thể tan tốt trong dầu gốc được sử dụng.
Nhóm phân cực thường chứa các nguyên tố N, O, hoặc P.
35
2.5. Phụ gia tẩy rửa
và Phụ gia phân tán
Dầu gốc khoáng có thể chứa sáp. Khi dầu bôi trơn được sử
dụng hay bảo quản trong môi trường nhiệt độ thấp, sáp sẽ kết
tinh thành các tinh thể và ngăn cản sự chảy của dầu cần
sử dụng phụ gia hạ điểm đông đặc;
36
2.6. Phụ gia hạ điểm đông đặc
Chức năng của Phụ gia hạ điểm đông đặc (PPD): làm
chậm quá trình tạo thành các tinh thể có kích thước lớn của
parafin rắn, nhờ chúng bao bọc xung quanh hoặc cùng kết
tinh với parafin, do đó chỉ tạo ra các tinh thể nhỏ.
37
2.6. Phụ gia hạ điểm đông đặc
Một vài PPD
38
2.6. Phụ gia hạ điểm đông đặc
Chức năng của Phụ gia chống tạo bọt:
Chống lại tác dụng phụ của phụ gia tẩy rửa (xà phòng
tạo bọt);
Duy trì độ nhớt của màng dầu: quá nhiều bọt khí làm
giảm khả năng bôi trơn;
Tránh mài mòn do hiện tượng khí xâm thực: cải thiện sự
tách không khí;
Tránh sự sụt áp suất dầu khi bơm;
Tránh mất mát dầu do sự tràn
39
2.7. Phụ gia chống tạo bọt
Đặc trưng của phụ gia chống tạo bọt:
Hòa tan ít trong dầu: hợp chất có cực.
Đủ hòa tan để phân tán trong dầu: có nhánh dài.
Có sức căng bề mặt nhỏ hơn so với dầu.
Các hợp chất phổ biến:
Polymethysilixane: 10-15ppm (R1, R2 = CH3 hoặc C3H7)
40
2.7. Phụ gia chống tạo bọt
NỘI DUNG
TỔNG QUAN VỀ DẦU NHỜN1
PHỤ GIA CHO DẦU NHỜN2
3 MỘT SỐ PHỤ GIA THƯƠNG MẠI CHO DẦU NHỜN
41
Một số phụ gia
thương mại cho dầu nhờn
42
Một số phụ gia
thương mại cho dầu nhờn
43
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 14_compatibility_mode__2425.pdf