Điều 1: Phạm vi điều chỉnh.
Đạo luật này có hiệu lực áp dụng đối với mọi loại thông tin thể hiện dưới hình thức thông tin số hoá được sử dụng trong khuôn khổ các hoạt động thương mại.
Điều 2: Giải thích từ ngữ.
Trong đạo luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
a. “Thông tin số hoá” là thông tin được tạo ra, chuyển đi, tiếp nhận, lưu giữ bằng phương tiện điện tử, quang điện hoặc các phương tiện tương tự, đặc biệt là dưới hình thức trao đổi số liệu được tin học hoá ( Exchange des Données ìnỏmatisées - EDI), thư điện tử, điện tín, telex và telefax;
b. “Trao đổi số liệu được tin học hoá” (EDI) là việc truyền một thông tin bằng phương tiện điện tử từ máy điện toán này sang máy điện toán khác có sử dụng một chuẩn chung để cấu trúc và xử lý thông tin
77 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2798 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật thương mại điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cách cơ bản nội dung chủ yếu của đề nghị vẫn được coi là trả lời chấp thuận nếu bên đề nghị không phản đối ngay những điểm khác biệt đó. Hơn nữa, theo quy định của Điều 400, khoản 1 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng được giao kết bằng lời nói, văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Điều này có nghĩa là bên được đề nghị có thể chứng tỏ sự trả lời chấp thuận của mình thông qua hành vi nào đó. Thế nhưng điều 403 Bộ luật Dân sự chỉ quy đinh hình thức trả lời chấp thuận bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng sự im lặng. Vì vậy, cần bổ sung quy định về hình thức trả lời trong Bộ Luật Dân sự để phù hợp hơn với hoạt động Thương mại điện tử .
Về thời hạn hiệu lực của chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.
Theo Uỷ ban về pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc thì thời gian chấp nhận đơn chào hàng là 24 giờ hoặc trong một thời gian cụ thể khác sau khi bản chào hàng đó được nhận, trừ khi quy định khác trong đơn chào hàng hoặc đơn chào hàng đã được chấp nhận trong khoảng thời gian này. Nếu chấp nhận đơn chào được nhận muộn hơn khoảng thời gian trên , người nhận có thể coi bản chấp nhận như là một đơn chào hàng mới.
Theo quy định này thời hạn hiệu lực của đơn chào hàng được quy định chặt chẽ hơn. Đối với một thông điệp dữ liệu việc truyền và gửi đi được thực hiện trong một thời gian rất ngắn nên thường được quy định là 24 giờ. Thời gian quy định ở đây thường được hiểu là thời hạn hiệu lực của chào hàng.
Trong hợp đồng mẫu của Phòng Thương mại Paris của Pháp quy định về thời hạn rút lại chấp nhận đề nghị giao kết là 7 ngày không kể ngày thứ bẩy và chủ nhật đối với hàng hoá kể từ ngày người tiêu dùng nhận được hàng hoá nếu đã có thư khẳng định lại của thương gia qua đường điện tử. Đối với dịch vụ, thời hạn này được tính từ ngày ký hợp đồng hoặc từ ngày thương gia thực hiện việc khẳng định lại thông tin bằng thư điện tử. Thời hạn rút lại chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không áp dụng đối với hàng hoá hoặc dịch vụ sử dụng ngay lập tức , ví dụ như các băng hình, băng tiếng, các phần mềm tin học, báo chí điện tử, vì một người nào đó sau khi đọc một tờ báo có thể dễ dàng nói rằng họ rút lại chấp nhận đặt mua báo.
Ở Việt Nam, Luật Thương mại 1997 cũng đưa ra một thời hạn chấp nhận chỉ có hiệu lực khi được thực hiện trong thời hạn do bên đề nghị ấn định. Quá thời hạn đó, lời chấp thuận coi như đề nghị mới của bên chậm trả lời. Quyền chấp nhận hay không chấp nhận thuộc về bên đưa ra đề nghị ban đầu. Nhưng trên thực tế, có thể xảy ra trường hợp do nguyên nhân khách quan mà sự trả lời chấp thuận được gửi đúng hạn nhưng lại đến tay người đề nghị một cách muộn màng. Không biết về sự chậm trễ đó, bên trả lời đề nghị cho rằng thư trả lời được nhận kịp thời và anh ta có thể bắt đầu xúc tiến thực hiện hợp đồng. Trong trường hợp này, thể hiện nguyên tắc ngay tình và thiện chí , nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bên trả lời đề nghị , pháp luật nhiều nước buộc bên đưa ra đề nghị có trách nhiệm thông báo không chậm trễ cho bên trả lời đề nghị về việc đồng ý hay từ chối tiếp nhận thư trả lời đến chậm. Sự im lặng của bên kia đưa ra lời đề nghị có giá trị như một sự đồng ý và hợp đồng sẽ được coi là giao kết từ thời điểm nhận thư trả lời.
Theo công ước Viên năm 1980, khoản 2 Điều 21 quy định: “ Khi thư từ hay văn bản khác do người nhận chào hàng gửi đi chứa đựng một sự chấp nhận chậm trễ mà thấy rõ rằng nó đã được gửi đi trong những điều kiện mà, nếu sự chuyển giao bình thường , nó đã đến tay người chào hàng kịp thời, thì sự chấp nhận chậm trễ người chào hàng thông báo miệng hoặc gửi thông báo bằng văn bản cho người được chào hàng coi chào hàng của mình đã hết hiệu lực”.
Do vậy, trong trường hợp trả lời chấp nhận muộn để tránh các tranh chấp phát sinh sau này, tốt nhất là bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng nên quy định thời hạn trả lời chậm nhất có thể chấp nhận hoặc quy định có chấp nhận trả lời chấp thuận muộn hay không.
2.1.6.3 Thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng
Thời gian và địa điểm giao kết hợp đồng có mối quan hệ chặt chẽ với thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.
Theo luật mẫu của Uỷ ban về pháp luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc quy định: "Thời điểm và địa điểm gửi dữ liệu điện tử là tại thời điểm dữ liệu điện tử đó đi vào một hệ thống thông tin nằm ngoài sự kiểm soát của người khởi tạo hoặc người được người khởi tạo uỷ quyền gửi. Nếu không có thoả thuận khác giữa người khởi tạo và người nhận”.
Thời điểm nhận dữ liệu điện tử được xác định trong trường hợp người nhận đã chỉ định một hệ thống thông tin phục vụ mục đích nhận dữ liệu điện tử thì việc nhận dữ liệu điện tử được coi là xảy ra vào một trong các thời điểm:
Tại thời điểm dữ liệu điện tử đi vào hệ thống thông tin đã được chỉ định
Tại thời điểm dữ liệu điện tử đó được ngừời nhận truy cập nếu dữ liệu điện tử ấy được gửi tới một hệ thống thông tin của người nhận nhưng không được chỉ định trước.
Về cơ bản, luật của Mỹ, Singapore đều giống với luật mẫu của Liên hợp quốc.
Ở Việt Nam, đối với hợp đồng mua bán thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Thương mại, pháp luật quy định : “ Hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm các bên có mặt ký vào hợp đồng.Trong trường hợp các bên không cùng có mặt để ký hợp đồng, hợp đồng mua bán hàng hoá được coi là đã ký kết kể từ thời điểm bên chào hàng nhận được thông báo chấp nhận toàn bộ các điều kiện đã ghi trong chào hàng trong thời hạn trách nhiệm của người chào hàng” (Điều 55).
Với những hợp đồng giao kết trên mạng, việc xác định thời gian giao kết hợp đồng rất khó phân định nếu không bổ sung những quy định thống nhất về thời điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu. Hiện nay, Việt Nam đã có dự thảo Pháp lệnh Thương mại điện tử . Điều 12 của dự thảo pháp lệnh về cơ bản giống với luật mẫu của Uỷ ban Liên hợp quốc, tuy nhiên dự thảo này vẫn chưa được đưa lên thành luật.Trong dự thảo có nêu lên thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm bên chào hàng nhận được chấp nhận chào hàng.
Bên cạnh thời gian giao kết hợp đồng, địa điểm giao kết hợp đồng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc áp dụng luật và giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng.
Theo luật mẫu UNCITRAL quy định tại Điều 15: Một bản tin số hoá được coi là được gửi từ trụ sở kinh doanh của người khởi tạo và được coi là sẽ được nhận tại trụ sở kinh doanh của người nhận, đồng thời cũng quy định rõ nếu người gửi và ngừơi nhận có trên một cơ sở thì cơ sở nào để nhận tin hoặc gửi tin là cơ sở có liên quan chặt chẽ nhất với hoạt động diễn ra tại đó, hoặc nếu không có hoạt động diễn ra tại đó thì là cơ sở chính.
Nếu người gửi hoặc người nhận không có cơ sở nào, thì nơi nhận tin hoặc gửi tin là nơi thường trú của người đó.
Về cơ bản, các luật của Mỹ, Singapore, Pháp đều giống theo luật mẫu của Liên hợp quốc, đều quy định khá chặt chẽ về địa điểm gửi và nhận thông điệp dữ liệu.
Ở Việt Nam đã đưa ra quy định trong dự thảo pháp lệnh về Thương mại điện tử về cơ bản là giống với quy định trong luật mẫu của Liên hợp quốc. Tuy nhiên, đối với hợp đồng dân sự ,tại điều 402, Bộ luật Dân sự quy định: " Địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết, nếu không có thoả thuận khác" . Vấn đề đối với các giao dịch Thương mại điện tử là xác định nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết.
Như vậy, cần đưa ra quy định cụ thể hơn nữa về địa điểm và thời gian giao kết hợp đồng dân sự để phù hợp với cả các giao dịch Thương mại điện tử .
2.1.7 Sửa đổi, huỷ bỏ hợp đồng Thương mại điện tử
Trong thương mại truyền thống, khi hai bên đã có hợp đồng rồi, trình tự sửa đổi, bổ sung một hợp đồng về hình thức giống như ký kết một hợp đồng mới. Về hậu quả pháp lý có sự khác nhau giữa ký kết một hợp đồng mới với sửa đổi một hợp đồng đã có hiệu lực, nếu người được đề nghị sửa đổi hợp đồng mà không đồng ý với đề nghị đó hợp đồng cũ vẫn có hiệu lực, nếu người được đề nghị đồng ý với lời đề nghị của người đề nghị thì sẽ áp dụng hiệu lực pháp lý của hợp đồng mới.
Đối với hợp đồng Thương mại điện tử , các bên chỉ sửa đổi nội dung của chào hàng hay chấp nhận chào hàng trong thời hạn hiệu lực của chào hàng. Nếu có sửa đổi bổ sung thường phải sửa đổi bổ sung tại thời điểm khẳng định lại thông tin bằng thư điện tử hoặc sau đó một thời gian nhất định.
Hợp đồng mẫu của Phòng thương mại Paris của Pháp quy định: Trong trường hợp thương nhân không thực hiện nghĩa vụ khẳng định lại thông tin bằng thư điện tử (e- mail), thì thời hạn rút lại chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là 3 tháng tính từ ngày người tiêu dùng nhận được hàng ( đối với hàng hoá) và tính từ ngày ký hợp đồng (đối với dịch vụ).
Tuy nhiên thời hạn rút lại chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng không áp dụng cho hoạt động cung cấp thông tin nghe nhìn, phần mềm tin học đã được người tiêu dùng bóc tem hoặc hoạt động cung cấp báo, tạp chí.
Theo luật Thương mại Việt Nam 1997, Điều 52: “ Trong trường hợp bên được chào hàng sửa đổi, bổ sung nội dung chào hàng nhưng không làm thay đổi một trong những nội dung chủ yếu của chào hàng thì hành vi đó được coi là chấp nhận chào hàng, trừ trường hợp người chào hàng từ chối ngay sửa đổi, bổ sung đó".
Đối với chế định huỷ bỏ hợp đồng, Pháp luật Hoa Kỳ chia thành hai loại: vi phạm các điều khoản không chủ yếu của hợp đồng , bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu huỷ bỏ hợp đồng, mà chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại . Đối với vi phạm các điều khoản chủ yếu , bên bị vi phạm có thể tiếp tục thực hiện hợp đồng và đòi đền bù thiệt hại hoặc huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Phạm vi yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp huỷ bỏ hợp đồng bao gồm các lợi ích và giá trị mà bên bị vi phạm mất đi nếu như hợp đồng chưa được giao kết.
Theo luật thương mại Việt Nam năm 1997 quy định bên có quyền lợi bị vi phạm tuyên bố hủy hợp đồng nếu việc vi phạm của bên kia là điều kiện để huỷ hợp đồng mà các bên đã thoả thuận. Khi đã huỷ hợp đồng các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng . Tuy nhiên mỗi bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ thoả thuận trong hợp đồng, nếu các bên đều có nghĩa vụ bồi hoàn thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời ( Điều 237)
Các quy định này của pháp luật Hoa Kỳ về lý thuyết có thể khác lạ so với luật Việt Nam song cách giải quyết hậu quả pháp lý không khác các quy định của Điều 237 Luật Thương mại Việt Nam năm 1997.
Những quy định về sửa đổi , huỷ bỏ hợp đồng được nêu trong Luật Thương mại Việt Nam năm 1997 được áp dụng với các hợp đồng mua bán nói chung. Tuy nhiên đối với hợp đồng thương mại điện tử cần có những quy định cụ thể hơn với các dữ liệu điện tử. Trong dự thảo Pháp lệnh Thương mại điện tử của Việt Nam cũng chưa có quy định cụ thể cho vấn đề này, gây ra khó khăn cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh sau này từ hợp đồng Thương mại điện tử .
2.1.8. Lựa chọn luật điều chỉnh hợp đồng thương mại điện tử.
2.1.8.1. Các bên ký hợp đồng tự lựa chọn luật
Sự thỏa thuận luật áp dụng đối với hợp đồng thương mại điện tử sẽ đảm bảo cho các bên nắm chắc hơn về pháp lý của tình hình, nó sẽ giúp tránh được mọi tranh cãi về luật áp dụng khi giải quyết các tranh chấp.
Hệ thống pháp lý của các quốc gia châu Âu đã dành cho các bên ký kết sự lựa chọn tự do luật áp dụng cho hợp đồng.
Luật của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép xác định luật được áp dụng trong hợp đồng với điều kiện luật này được nói rõ tới trong một điều khoản của hợp đồng.
Ngược lại, ở luật pháp Mỹ quy định tranh chấp về luật thuộc thẩm quyền của từng bang, các tòa án Mỹ từ lâu đã bỏ qua ngyên tắc tự do lựa chọn luật của các bên. Tuy nhiên nguyên tắc tự do lựa chọn đã được công nhận bởi tòa án tối cao. Nó cũng được khẳng định bởi luật thương mại chung, thông qua bởi tất cả các bang, trừ bang Ludian, với yêu cầu có mối quan hệ chặt chẽ giữa luật được chọn và công ước.
Tuy nhiên, luật do các bên lựa chọn cũng phải nhường cho những ràng buộc của quy tắc chung quốc tế của các quốc gia đối với các tình huống. Mặt khác nó không thể cản trở việc thi hành các luật về cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Nhất là trong lĩnh vực thương mại điện tử, những người hoạt động phải biết rõ rằng nhiều hệ thống pháp lý coi luật bảo vệ người tiêu dùng như luật cần thiết phải áp dụng ngay.
Trong các công ước quốc tế nhằm xác định luật áp dụng trong trường hợp quốc tế cũng cho phép lựa chọn tự do cho hợp đồng như: Công ước Rome ngày 19/6/1980 cho phép các bên tự do chọn luật áp dụng cho hợp đồng mua bán của họ, với những hợp đồng mua bán động sản hay dịch vụ đối với khách hàng thì công ước đặt ra những hạn chế. Sự lựa chọn này không lấy đi của người tiêu dùng trong hợp đồng sự bảo vệ của luật pháp đất nước nơi người này định cư (Điều 5).
Tương tự như vậy, công ước Lahay ngày 15/6/1955 về luật áp dụng đối với việc mua bán các động sản cho phép các bên sự lựa chọn hay một quy định của luật trong nước vào trong hợp đồng mà họ dùng để quản lý các quan hệ thương mại.
2.1.8.2. Luật áp dụng cho hợp đồng quốc tế khi không có sự lựa chọn của các bên:
Khi thiếu chỉ dẫn cụ thể trong hợp đồng, các quy định về tranh chấp luật xuất phát từ nguồn gốc quốc gia hay quốc tế được sử dụng để xác định luật áp dụng cho hợp đồng. Với mục đích này, các tiêu chuẩn được các luật này sử dụng rất khác nhau và giá trị của mỗi luật cũng thay đổi.
Ở châu Âu, công ước Rom ngày 19/6/1980 về luật áp dụng cho hợp đồng quy định khi không có thỏa thuận của các bên, luật của hợp đồng sẽ là luật của nước có quan hệ chặt chẽ nhất. Như vậy hợp đồng được coi là có quan hệ chặt chẽ nhất với nước mà bên cung cấp dịch vụ đặc thù có nơi ở thường xuyên của họ, hay nếu là một công ty, tổ chức, pháp nhân (trong một số trường hợp tại chi nhánh hoặc cơ sở). Quy định này dẫn đến việc áp dụng luật của nước cung cấp.
Với một người kinh doanh thương mại điện tử, hợp đồng thương mại điện tử rất dễ gây ra những tranh chấp, khi tranh chấp mang tính quốc tế, không tránh được đặt vấn đề về luật áp dụng đối với yêu cầu nêu ra. Luật của Pháp và đa số luật của các nước khác cho phép áp dụng luật của nơi xảy ra vi phạm.
Tóm lại, hoạt động thương mại điện tử không có sự phân định rõ ràng về ranh giới quốc gia, các giao dịch được tiến hành trên một thị trường phi biên giới. Do đó, sẽ xuất hiện những giao dịch mà các chủ thể cư trú, kinh doanh tại những nước khác nhau và những chủ thể này lại có thể có quốc tịch không trùng với nơi cư trú, kinh doanh của họ. Trong trường hợp như vậy, việc xác định pháp luật của nước nào sẽ là luật điều chỉnh sẽ là vấn đề rất phức tạp.
Hiện nay, nhiều tổ chức, diễn đàn quốc tế cũng như các nước đang phát triển khuyến khích phương pháp tự điều chỉnh, tức là sử dụng quy tắc của một ngành để điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong lĩnh vực đó. Phương thức tự điều chỉnh được áp dụng song song với việc ban hành các quy định pháp luật ở mỗi quốc gia. Tự điều chỉnh không phải là một vấn đề hoàn toàn mới mà nó cũng đã được sử dụng trong hoạt động thương mại quốc tế và một số ngành, lĩnh vực thường xuyên có các yếu tố mới như công nghệ thông tin, truyền thông điện tử, .....
2.1.9. Quy định về giá trị pháp lý đối với hợp đồng thương mại điện tử.
Hiệu lực pháp lý của những dữ liệu điện tử đã được luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL công nhận tại điều 6, 7 và điều 8. Đó là tài liệu chuẩn cho những nước muốn áp dụng những đạo luật hiện hành hoặc muốn xây dựng những đạo luật mới để thực hiện việc giao dịch qua hệ thống điện tử. Bao gồm các vấn đề về văn bản viết, chữ ký, bản gốc.
Trên thực tế, nếu sử dụng một phương tiện điện tử (như E_mail) trong quá trình thiết lập hợp đồng thì điều quan trọng là phải chú trọng đến bằng chứng của một chữ ký điện tử, có thể tin cậy, được thừa nhận trong những thông tin điện tử.
Khi thực hiện các giao dịch giấy tờ, để xác minh rằng một chứng từ văn bản có sự nhất trí của chủ thể, gắn trách nhiệm chủ thể vào văn bản, thông thường người ta phải ký vào văn bản đó. Ngày nay, với thương mại điện tử, yêu cầu về việc xác nhận tính pháp lý của văn bản do một người tạo ra, gắn trách nhiệm của anh ta vào đó là một vấn đề quan trọng. Chữ ký điện tử “Electronic Signature” thực chất cũng chỉ là một mật mã gắn liền với những văn bản được chuyển bằng phương pháp điện tử. Đây là sự xác nhận duy nhất của người gửi, cùng với chữ ký, chữ ký điện tử đảm bảo rằng người gửi văn bản sẽ bị ràng buộc nghĩa vụ vào văn bản đó.
Nguyên tắc hoạt động của chữ ký điện tử dựa trên khoa học mật mã, đây là một vấn đề kỹ thuật thuần túy. Về mặt pháp lý, chữ ký điện tử thỏa mãn ba mục đích:
Xác nhận tính trung thực của người gửi văn bản, của chứng từ điện tử không có sự giả mạo.
Đảm bảo sự nguyên vẹn của văn bản, thông tin, dữ kiện không bị thay đổi.
Đưa ra một bằng chứng xác nhận chủ thể của các bên giao dịch.
Hiện nay, luật về thương mại điện tử ở nhiều nước đều đưa ra định nghĩa về chữ ký điện tử. Theo luật về giao dịch điện tử của Singapore (Singapore Electronic Transaction Act) định nghĩa: “ Chữ ký điện tử là bất kỳ chữ nào, ký tự nào, các con số, hay các biểu tượng khác dưới dạng số hóa được gắn vào hay liên quan một cách logíc vào các tài liệu điện tử được thực hiện với ý định xác nhận, đồng ý về tài liệu điện tử đó ”. [20]
Bên cạnh đó, các nước , các tổ chức cũng ban hành các văn bản luật pháp về chữ ký điện tử như: luật thống nhất về giao dịch điện tử của Hoa Kỳ tháng 7/1999 công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử, thông tư số 1999/93/CE tháng 12/1999 của Nghị viện châu Âu và hội đồng châu Âu về khuôn khổ chung của chữ ký điện tử, luật mẫu về thương mại điện tử của UNCITRAL về chữ ký điện tử của một thông điệp số.
Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu và đã được ứng dụng rộng rãi nhằm nhận dạng và chứng thực cá nhân. Những công nghệ này bao gồm công nghệ số và mật lệnh nhận dạng, dấu hiệu hoặc thẻ thông minh, sinh trắc học, dữ liệu điện tử đơn giản, chữ ký kỹ thuật số và các kết hợp của những công nghệ này. Luật pháp điều chỉnh lĩnh vực này sẽ tập trung vào việc đặt ra các yêu cầu về nhận dạng chữ ký điện tử cho phép các bên không liên quan hoặc có ít các thông tin về nhau có thể xác định được chính xác chữ ký điện tử của các bên đối tác. Để xác định được độ tin cậy của chữ ký điện tử người ta dự trù hình thành một cơ quan trung gian nhằm chứng thực tính xác thực và đảm bảo độ tin cậy của chữ ký điện tử.
Ở Việt Nam, vấn đề chữ ký điện tử vẫn còn là một vấn đề mà chúng ta mới có những bước đi đầu tiên. Tháng 5/2002 Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành quy định 2002/QĐ-TTg về xây dựng, cấp phát, quản lý và sử dụng chữ ký điện tử trên chứng từ điện tử trong thanh toán điện tử liên ngân hàng.
Như vậy, mới chỉ có trong lĩnh vực Ngân hàng có sự ghi nhận sử dụng các phương tiện điện tử, công nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Đối với các lĩnh vực khác, các yêu cầu về chữ ký theo quy định của pháp luật đối với các hợp đồng truyền thống vẫn có thể được đáp ứng nếu pháp luật có các quy định cụ thể thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử. Hơn nữa, pháp luật về công chứng của Việt Nam cũng cần được sửa đổi cho phù hợp với thực tiễn. Ở Việt Nam, chưa có những quy định cụ thể về tư cách pháp nhân của một nhà cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử, hay một tổ chức như thế nào thì được phép cung cấp dịch vụ chứng thực điện tử. Nhìn chung ở các nước chức năng quản lý nhà nước về hoạt động chứng thực đều do các Bộ quản lý về Viễn thông và Công nghệ thông tin thực hiện như: Bộ thông tin- viễn thông và Nghệ thuật của Singapore, Bộ năng lượng- truyền thông và Đa phương tiện của Malaysia, Bộ thông tin và truyền thông của Hàn Quốc. Do đó, nên chăng ở Việt Nam, Bộ Bưu chính viễn thông sẽ là cơ quan phù hợp nhất để quản lý Nhà nước về hoạt động chứng thực.
2.2 Các quy định về trách nhiệm của các bên trong hợp đồng Thương mại điện tử
Trách nhiệm của các bên trong hợp đồng Thương mại điện tử chính là trách nhiệm của người khởi tạo và người nhận dữ liệu điện tử.
2.2.1 Trách nhiệm của người khởi tạo dữ liệu điện tử
Trong luật mẫu UNCITRAL đưa ra khái niệm về người khởi tạo “ người khởi tạo ra các thông điệp dữ liệu là người mà những thông điệp của họ có mục đích phải được gửi hay được tạo ra trước khi được lưu trữ, nếu có, nhưng không bao gồm những người đóng vai trò trung gian trong việc truyền các thông điệp dữ liệu này. Theo đó, người gửi bản tin số có trách nhiệm với chính hệ thống thông tin được lập trình để vận hành tự động bởi chính người gửi hoặc nhân danh người gửi.
Theo đó, dự thảo pháp lệnh Thương mại điện tử của Việt Nam cũng quy định trách nhiệm của người khởi tạo đối với thông điệp điện dữ liệu tương tự như trong luật mẫu UNCITRAL. Đối với chương trình được thiết lập để hoạt động hay một thông điệp dữ liệu khi đã được coi là có xuất xứ từ người khởi tạo thì người khởi tạo phải hoàn toàn chiụ trách nhiệm về thông điệp dữ liệu đó khi xảy ra tranh chấp.
Trong hợp đồng mua bán quốc tế, theo Điều 36 Công ước Viên 1980 quy định người bán chịu trách nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hoá xảy ra sau thời điểm chuyển giao rủi ro cho người mua và là hậu quả của việc người bán vi phạm bất cứ một nghĩa vụ nào của mình kể cả việc không thể hoàn toàn đảm bảo rằng trong một thời hạn nào đó hàng hoá vẫn thích hợp cho mục đích sử dụng thông thường hay mục đích cụ thể hoặc vẫn duy trì được những tính chất hay đặc tính đã quy định.
Do đó, với các hàng hóa hữu hình nhưng được thực hiện thông qua việc bán hàng trên mạng thì trách nhiệm của người bán lúc này sẽ được dẫn chiếu theo Công ước Viên 1980 nhưng việc gửi các thông điệp dữ liệu điện tử laị theo luật Thương mại điện tử .
Trong luật Thương mại Việt Nam năm 1997 chỉ quy người bán hàng phải chịu trách nhiệm với tổn thất của hàng hoá khi không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo hợp đồng. Nếu áp dụng những quy định về trách nhiệm của người bán theo luật Thương mại Việt Nam đối với người bán khi giao dịch thương mại điện tử sẽ không phù hợp, nên cần bổ sung quy định cho cụ thể hơn.
2.2.2 Trách nhiệm của người nhận thông điệp dữ liệu điện tử
Đạo luật mẫu của UNCITRAL định nghiã : “ Người nhận là người mà người gửi dự kiến sẽ là người tiếp nhận thông tin số hoá được chuyển đi hoặc được tạo ra trước khi được lưu giữ, chứ không phải người trung gian xử lý thông tin đó....".
Điều 13 của đạo luật nêu lên trách nhiệm của người nhận thông tin số hoá: Người nhận có trách nhiệm với bản tin số khi bản tin số đó được coi là có xuất xứ từ người gửi và người gửi đã áp dụng đúng thủ tục gửi để gửi cho người nhận. Đồng thời người nhận có quyền coi mỗi bản tin số nhận được là riêng rẽ với bản tin khác và hành động trên cơ sở thông tin chứa trong bản tin số đó. Khi người nhận nhận thông tin chứa trong bản tin số đó thì người nhận có trách nhiệm thông báo cho người gửi bản tin số đó bằng mọi phương tiện thông tin liên lạc, tự động hoá hay một cách khác, do người nhận thực hiện, hoặc bằng mọi hành vi của người nhận đủ để chứng tỏ với người gửi rằng đã nhận được thông tin số đó.
Như vậy, theo đạo luật mẫu thì người nhận có trách nhiệm với bản tin số từ khi nhận được bản tin hay coi như đã nhận được bản tin đó, hay nói cách khác khi bản tin được coi là có xuất xứ từ người gửi đã gửi cho mình.
Trong luật thương mại Việt Nam 1997 quy định trách nhiệm của bên chấp nhận chào hàng kể từ thời điểm chấp nhận chào hàng được chuyển đi cho bên chào hàng. Người mua phải có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ như trong hợp đồng quy định như việc thanh toán tiền hàng. Ngoài ra còn quy định cả trường hợp miễn trách đối với người bán và ngừơi mua, những trường hợp bất khả kháng.
Như vậy, các văn bản trên đã quy định trách nhiệm của người mua, của người chấp nhận chào hàng nhưng chỉ áp dụng đối với hợp đồng truyền thống bằng văn bản viết, còn với hợp đồng Thương mại điện tử thì chưa áp dụng được. Dự thảo Pháp lệnh Thương mại điện tử ở Việt Nam cũng quy định trách nhiệm của người nhận thông điệp dữ liệu điện tử nhưng chưa cụ thể và chưa đưa ra được các trường hợp miễn trách . Vì trong giao dịch Thương mại điện tử liên quan rất nhiều đến vấn đề kỹ thuật, do đó sẽ phát sinh nhiều sự cố từ việc xử lý thông tin, việc quy định chặt chẽ trách nhiệm của các bên sẽ tạo điều kiện cho việc giải quyết tranh chấp sau này được dễ dàng hơn.
2.2.3 Trách nhiệm của người thứ ba
Trong giao dịch thương mại truyền thống chỉ có chủ thể tham gia thương mại, nhưng đối với các giao dịch Thương mại điện tử còn có một bên thứ ba đó là các nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực,....Các cơ quan trung gian này đóng vai trò quan trọng trong sự thành công của một giao dịch Thương mại điện tử vì họ chính là người chuyển đi hoặc lưu trữ các thông tin, các thông điệp số, hoặc họ có thể cung cấp các chứng thực xác nhận độ tin cậy và chính xác của người gửi cũng như thông điệp số.
Luật giao dich Thương mại điện tử của Singapore quy định rằng một nhà cung cấp dịch vụ mạng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự hay dân sự về nội dung của bên thứ ba khi họ chỉ đóng vai trò là người cung cấp đường kết nối. Khi một nhà cung cấp mạng tham gia vào các hoạt động không khác với hoạt động của những nhà khai thác thông thường khác như các công ty điện thoại hoặc các công ty bưu chính thì họ cũng cần đảm bảo rằng họ sẽ được đối xử tương tự như vậy đối với các hoạt động đó. Tuy nhiên, điều khoản này sẽ không ảnh hưởng đến nghĩa vụ của nhà cung cấp dịch vụ mạng quy định trong các cơ chế cấp giấy phép hoặc các văn bản pháp luật, chẳng hạn như việc xin các loại giấy phép từ cơ quan quản lý nhà nước về truyền thông của Singapore, các nhà cung cấp dịch vụ mạng trong các hợp đồng hay trong các quy định pháp luật về việc xoá bỏ hay từ chối truy cập các nội dung không được phép. Như vậy, các nhà cung cấp dịch mạng sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung các thông tin của chính mình hoặc nội dung của bên thứ ba do họ đưa lên hoặc chấp nhận.
Trong luật mẫu UNCITRAL, quan niệm về người thứ ba được hiểu là người trung gian ( intermediary) có nghĩa là người nhân danh người gửi, người nhận , lưu trữ hay cung cấp các dịch vụ khác liên quan đến các thông điệp đặc biệt ( particular message). Định nghĩa về người trung gian ở đây còn bao hàm cả những người là trung gian có tính chuyên nghiệp hoặc không chuyên nghiệp. Ví dụ như trong các dịch vụ giá trị gia tăng có những người khai thác và điều hành mạng (network opertors), chuyển đổi ngôn ngữ lập trình, lưu trữ , xác định giá trị của thông điệp, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo mật cho các hoạt động kinh doanh điện tử. Trọng tâm của Luật mẫu này là tập trung vào mối quan hệ giữa người gửi và người nhận, không đi vào quan hệ của những người trung gian của người gửi hay người nhận.
Theo luật mẫu của Uỷ ban về pháp luật quốc tế của Liên hợp quốc về chữ ký điện tử nêu rõ trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ phải chịu mọi trách nhiệm trong trường hợp không thực hiện các yêu cầu theo quy định như: tiến hành công việc phù hợp với chính sách và thực tiễn hoạt động của nhà cung cấp, cung cấp thủ tục nhanh và hợp lý giúp các bên tin và biết các thông tin trong chứng nhận , cung cấp các phương tiện truy cập hợp lý.(Điều 9, khoản 2).
Tham khảo từ các luật mẫu, hiện nay Việt Nam đang tiến hành xây dựng Nghị định về chữ ký số và chứng thực điện tử. Còn trong dự thảo pháp lệnh Thương mại điện tử chưa đề cập rõ ràng đến trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan quản lý chúng nhận.Thậm chí chưa thống nhất được cơ quan nào là cơ quan quản lý chứng nhận. Trên thực tế chỉ có duy nhất một nhà cung cấp chứng chỉ số đầu tiên tại Việt Nam là VASC. VASC có trách nhiệm xác minh nguồn gốc thông tin được gửi trong trường hợp người gửi chối cãi, phủ nhận một thông tin nào đó không phải là do mình gửi (chẳng hạn một đơn đặt hàng qua mạng).
Nên chăng khi soạn thảo Nghị định về chữ ký số nên quy định trách nhiệm đối với các cơ quan chứng thực khác nhau tương ứng với việc thực hiện các chức năng khác nhau của các tổ chức chứng thực.
Như vậy, trách nhiệm của các bên trong hợp đồng Thương mại điện tử khác nhiều so với trách nhiệm của các bên trong hợp đồng Thương mại truyền thống. Nếu giữ nguyên luật Dân sự hay luật Thương mại như hiện nay thì sẽ không thể áp dụng để quy trách nhiệm cho các bên trong giao dịch Thương mại điện tử . Do đó, Việt Nam cần phải bổ sung và chỉnh sửa các văn bản pháp luật để phù hợp với giao dịch Thương mại điện tử .
2.3. Các quy định về giải quyết tranh chấp trong hợp đồng thương mại điện tử
Thật ngữ “Tranh chấp” nói chung được hiểu là sự mâu thuẫn bất đồng về quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên trong quan hệ hợp đồng hoặc ngoài hợp đồng. Những bất đồng đó liên quan đến việc giải thích không giống nhau về nội dung các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, hoặc liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ của một bên. Hơn nữa, trong môi trường của Internet, khách hàng không thể trực tiếp xem xét, thử, sử dụng hàng hoá mà họ yêu cầu trước khi mua, họ chỉ có thể làm việc đó vào lúc hàng được giao nên càng dễ xảy ra những khiếu nại sau này. Bên cạnh đó, hoạt động thương mại điện tử là hợp đồng được ký kết từ xa, người mua hàng dễ bị áp đặt những điều kiện bởi người bán và họ chỉ có thể thoả thuận với những thông tin trên Internet. Vì thế, đôi khi họ mất sự suy nghĩ kỹ càng khi việc ký hợp đồng tỏ ra quá dễ dàng và hấp dẫn với chỉ một nháy chuột đơn giản. Đó là những nguyên nhân cơ bản tạo nên những tranh chấp sau này giữa các bên.
2.3.1. Tranh chấp thường gặp đối với hợp đồng thương mại điện tử
Trong hoạt động thương mại truyền thống, các tranh chấp phát sinh thường là tranh chấp do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng. Nhưng trong giao dịch thương mại điện tử, do tính phức tạp về mặt kỹ thuật của một hợp đồng thương mại điện tử , các giao dịch được thực hiện thông qua các dữ liệu điện tử nên ngoài các tranh chấp trên còn có những tranh chấp đối với các giá trị pháp lý của các dữ liệu điện tử, tranh chấp về nội dung các điều khoản cơ bản của hợp đồng, ....
Tranh chấp đối với các giá trị pháp lý của các dữ liệu điện tử
Hiện nay, trên thế giới có những thay đổi về tư duy pháp lý. Theo đó, chữ ký điện tử được thừa nhận là có chức năng tương đương như chữ ký tay trên giấy. Yêu cầu về mặt công nghệ và pháp lý là chữ ký điện tử phải đáp ứng được sự an toàn và thể hiện ý chí rõ ràng của các bên về thông tin chứa đựng trong văn bản điện tử.
Tuy nhiên, không phải luật pháp nào cũng mềm dẻo trong việc công nhận giá trị pháp lý của các chữ ký điện tử và cũng không dễ dàng thống nhất về giá trị chứng cứ mà các bên đưa ra khi xảy ra tranh chấp. Ví dụ: ở Pháp, trong hợp đồng cung cấp dịch vụ điện thoại, khi một người thuê bao không đồng ý với những hoá đơn cước phí điện thoại và họ khiếu nại lên công ty France Telecom, nếu trong hợp đồng thuê bao quy định rằng những cuộc gọi ghi trên máy chủ của France Telecom có giá trị chứng cứ thì phải căn cứ vào đó để giải quyết tranh chấp, nhưng nếu trong hợp đồng thuê bao không ghi việc công nhận các cuộc gọi ghi trên máy chủ có giá trị chứng cứ đó sẽ làm phát sinh một vấn đề mâu thuẫn giữa hai bên trong việc xác định giá trị chứng cứ. Nhất là hiện nay hoạt động thương mại điện tử chưa phải là loại hình giao dịch hợp đồng phổ biến nhất. Ở Pháp quy định với những hợp đồng mua bán có giá trị lớn hơn 5000 phrăng thì không chấp nhận các loại hình chứng cứ mới trên phương tiện điện tử.
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, hiện chưa có văn bản pháp luật nào quy định riêng về chứng cứ. Pháp lệnh về thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 1994 không đưa ra một yêu cầu cụ thể nào về những chứng cứ mà chỉ đề cập tới quyền được đưa ra chứng cứ của các đương sự. Chỉ có điều 48 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án dùng để làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội cũng như tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ án. Chứng cứ được xác định bằng: vật chứng, lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, kết luận giám định, biên bản về hoạt động điều tra, xét xử và các tài liệu khác".
Như vậy, trong pháp luật tố tụng của Việt Nam đều chưa có một quy định cụ thể về vấn đề văn bản điện tử có phải là chứng cứ trước toà hay không. Do vậy, nếu một tệp dữ liệu điện tử đã được pháp luật thừa nhận là một trong những phương thức thoả thuận, giao kết hợp đồng ...vv... thì nó cũng cần được thừa nhận về mặt chứng cứ để làm cơ sở cho việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại.
Có thể nói hiện nay, giao kết hợp đồng điện tử đang dần dần được phổ biến, pháp luật của nhiều nước cũng thừa nhận hình thức này. Tuy nhiên, quy định của các nước về giá trị pháp lý của các hình thức này vẫn còn nhiều khác biệt, đặc biệt là vấn đề có nên coi các hình thức này tương đương với hình thức văn bản hay không. Vì thế để đảm bảo giá trị và tính an toàn pháp lý cho các giao dịch của mình, khi tiến hành giao dịch thông qua telex, fax hay các phương thức kỹ thuật khác, các bên cần xác nhận lại bằng văn thư chính thức tuân thủ các hình thức yêu cầu như chữ ký, dấu, ... Văn bản xác nhận thể hiện một cách xác thực ý chí của các bên và có giá trị chứng cứ quan trọng trong các trường hợp có tranh chấp phát sinh liên quan đến giao dịch này.
Khi có nghi ngờ hay phản đối gì về giá trị pháp lý của giao dịch mà mình đã ký kết thì cần nêu một tuyên bố phản đối trong thời hạn do luật quy định, nếu luật không quy định thời hạn thì phải trong thời hạn hợp lý.
Tranh chấp về các điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại điện tử
Luật của từng nước quy định khác nhau về nội dung các điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại điện tử. Ví dụ: Nội dung của điều khoản cơ bản trong hợp đồng thương mại điện tử ở Mỹ có điều khoản về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tính tuyệt mật của thông tin trong khi đó Luật Việt Nam lại không quy định như vậy. Đó là nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp sau này giữa các bên khi thực hiện hợp đồng.
Tranh chấp liên quan đến tính toàn vẹn của một giao dịch điện tử
Tính toàn vẹn của một thông tin điện tử được chứa đựng trong bản gốc. Trong giao dịch truyền thống chỉ có duy nhất một bản gốc, nhưng trong môi trường điện tử các thông điệp số được tạo thành nhiều bản khác nhau, do đó sẽ có nhiều bản gốc khác nhau. Nếu các thông điệp số bị sửa đổi bởi một bên thứ ba hoặc một bên cố tình gian lận thì sẽ khó xác định được đâu là bản gốc, đâu là bản sao.
Tranh chấp liên quan đến thẩm quyền ký kết hợp đồng
Đây là loại tranh chấp khá phổ biến, đặc biệt tại Việt Nam. Khi thực hiện giao kết hợp đồng các bên có thể là cá nhân hay pháp nhân có trụ sở kinh doanh ở các nước khác nhau trong khi luật quy định không giống nhau về địa vị pháp lý của họ. Nhất là trong giao dịch thương mại điện tử, khi hợp đồng được thực hiện bởi nhiều bên, trong khi đó việc ký kết lại bằng chữ ký điện tử nên càng dễ xảy ra tranh chấp sau này.
2.3.2. Các phương thức giải quyết tranh chấp.
2.3.2.1. Giải quyết tranh chấp ngoài toà án.
Sau khi ký kết hợp đồng hay sau khi phát sinh tranh chấp, các bên có liên quan có thể đi đến một quyết định chung là không giải quyết tranh chấp của họ tại toà án nhằm mục đích giữ bí mật trong việc giải quyết tranh chấp đồng thời đạt hiệu quả và nhanh chóng hơn.
Những phương thức giải quyết tranh chấp không qua xét xử bao gồm trọng tài và trung gian hoà giải.
Trung gian hoà giải
Trung gian hoà giải là người thứ ba hay một tổ chức được những người có tranh chấp nhờ tới để giải quyết các tranh chấp của họ. Việc nhờ đến người làm trung gian được người bán và người mua đặt trước vào lúc ký hợp đồng hoặc khi xảy ra tranh chấp. Các bên cần xác định thời hạn cho người trung gian giải quyết các bất đồng tranh chấp. Nếu thiếu điều này, những tranh luận, đàm phán có thể kéo dài cho tới khi một bên không còn kiên nhẫn nữa và quay sang nhờ cậy đến cơ quan tư pháp.
Trên thực tế có hai phương thức làm trung gian khác nhau:
+ Phương thức 1: người làm trung gian có nhiệm vụ giúp các bên hiểu nhau, thúc đẩy và làm dễ dàng cuộc đối thoại giữa các bên nhằm đi tới một thỏa thuận.
+ Phương thức 2: người làm trung gian đưa ra một ý kiến mà các bên có thể chấp nhận hoặc không.
Sự lựa chọn giữa hai phương thức này tùy thuộc vào các bên hoặc tùy thuộc vào chức năng của bên trung gian mà các bên đã chỉ định.
Việc làm trung gian kết thúc bởi một biên bản trong đó người làm trung gian chứng nhận sự thỏa thuận của các bên hay sự thất bại của anh ta. Để cho thỏa thuận có hiệu lực pháp lý, các bên có thể chọn một quan tòa để chứng nhận cho thỏa thuận.
Khác với phương pháp trọng tài, phương pháp trung gian không phải là bắt buộc, bất cứ lúc nào, các bên có thể bỏ phương pháp này để nhờ đến cơ quan tư pháp hoặc nhờ đến trọng tài.
+ Trọng tài
Trọng tài là việc giải quyết tranh chấp pháp lý bởi một bên thứ ba không phải là tòa án. Trọng tài phải nghiên cứu những điểm bất đồng của các bên và sau đó đưa ra một quyết định nhằm giải quyết tranh chấp. Quyết định của trọng tài được gọi là tài phán là bắt buộc cho các bên và có hiệu lực bắt buộc thi hành giống như sự phán quyết của tòa án. Tuy nhiên phán quyết của trọng tài không có hiệu lực tự động như sự phán xét của pháp luật. Nếu bên bị buộc tội không thực hiện đúng các nghĩa vụ của mình bên kia sẽ phải nhờ tới pháp luật để cưỡng chế thi hành bản án.
Trong điều khoản dựa vào trọng tài, pháp luật cuả đa số các nước yêu cầu thỏa thuận phải được làm bằng văn bản. Nếu không bằng văn bản, thỏa thuận trọng tài cũng như phán quyết đã tuyên bố trở thành không có giá trị pháp lý. Như vậy, nếu việc sử dụng trọng tài là đúng luật với mọi hoạt động kinh tế thì có nhiều trường hợp người ta không thể dùng đến cách này. Với đa số các nước như Ấn Độ, Quebec, Đan Mạch, Tuy-Ni-Di, Mỹ, ... những vấn đề liên quan đến trật tự công cộng không phải là lĩnh vực của trọng tài mà là quan tòa giải quyết.
Do đó, khi có tranh chấp thương mại nhưng lại liên quan đến việc lừa đảo trên mạng, hay có tính chất hình sự hoặc liên quan đến việc bảo vệ người tiêu dùng thì không thể giải quyết bằng trọng tài. Tuy nhiên luật về trọng tài thương mại Mỹ đưa ra khuôn khổ rộng hơn. Đối với tranh chấp quốc tế liên quan đến luật chống độc quyền, luật chứng khoán hoặc các lĩnh vực khác theo truyền thống được coi là lĩnh vực lợi ích công cộng thì Mỹ quan niệm trước hết cần giải quyết bằng trọng tài nếu như đã có thỏa thuận về trọng tài.
Đối với Việt Nam, cho phép được giải quyết bằng trọng tài đối với các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại. Hoạt động thương mại ở đây là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, phân phối, đại diện, đại lý thương mại, cho thuê, thuê mua, xây dựng, tư vấn, ký gửi, đầu tư, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, thăm dò, khai thác, vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường bộ, đường hàng không, đường biển, đường sắt và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật (Điều 3 - pháp lệnh trọng tài).
Như vậy, có thể áp dụng cho cả tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại điện tử, nhưng cần có quy định cụ thể hơn đối với hoạt động thương mại điện tử. Phạm vi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài của Việt Nam là tương đối rộng và phù hợp với pháp luật của trọng tài các nước, đặc biệt là luật mẫu về trọng tài của Liên hợp quốc.
Để tăng cường sự đơn giản, tính hiệu quả và độ tin cậy của biện pháp trọng tài đã được cộng đồng doanh nghiệp quốc tế đánh giá cao, rất nhiều công ước quốc tế song phương hay đa phương đã được ký kết giữa các quốc gia như:
+ Công ước NewYork ký ngày 10/7/1958 về việc công nhận và thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài.
+ Công ước Genevơ ký ngày 21/4/1961 còn được gọi là hiệp ước châu Âu về trọng tài quốc tế.
+ Công ước liên Mỹ về trọng tài thương mại quốc tế ký kết ngày 30/1/1975 ở Panama.
+ Công ước A-rap về trọng tài thương mại quốc tế ký ở A-man ngày 8/5/1979.
Để đáp ứng trong việc giải quyết những tranh chấp phát sinh từ hoạt động thương mại điện tử. Tổ chức sở hữu trí tuệ đã phát triển các hoạt động trên Internet để phù hợp nhiều kỹ thuật trung gian hòa giải và trọng tài khác nhau của mình.
Có thể nói, việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại điện tử bằng phương thức trung gian và trọng tài về cơ bản giống như đối với giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại truyền thống. Một vấn đề đặt ra với hợp đồng thương mại điện tử là giá trị chứng cứ của hợp đồng. Do vậy, cần bổ sung, điều chỉnh các luật liên quan như Luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Tố tụng để phù hợp với sự phát triển của thương mại điện tử và tiện cho việc giải quyết các tranh chấp phát sinh trong hợp đồng thương mại điện tử.
Giải quyết tranh chấp tại toà án
Các quy định thẩm quyền pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp
Về thẩm quyền xét xử của toà án được luật pháp quốc gia quy định, nhưng cũng không hiếm trường hợp trên thực tiễn xét xử đã vấp phải các pháp luật khác nhau. Nhiều thoả ước quốc tế đã cố gắng điều chỉnh các quy định thẩm quyền pháp lý và khuyến khích thi hành các quyết định ở nước ngoài. Ví dụ, đối với thẩm quyền pháp lý, các đề xuất của phòng Thương mại và Công nghiệp Paris đều theo hướng lựa chọn sự tự do của các bên ký hợp đồng trong quan hệ giữa các doanh nghiệp, về mặt hợp đồng trong quan hệ với khách hàng , thẩm quyền dành cho nước thực hiện nghĩa vụ ( giao hàng hoá hay cung cấp dịch vụ).
Theo luật pháp Mỹ, các toà án Mỹ có thẩm quyền khi bị đơn sống hay hoạt động taị Mỹ. Song song với thẩm quyền này, luật pháp Mỹ cũng chấp nhận các thẩm quyền đặc biệt nếu có một mối liên hệ đầy đủ giữa toà án thụ lý vụ việc với bị đơn không sống ở Mỹ. Pháp chế mới của Mỹ cũng áp dụng nguyên tắc này, chấp nhận rằng các trao đổi qua Internet có thể là cơ sở thẩm quyền của một toà án địa phương đối với một người thứ ba hay với một doanh nghiệp không chính thức được thiết lập trên nền tảng pháp lý.
Các thể lệ quốc gia:
Mỗi quốc gia đều tự quyền xác định trong luật pháp của mình các thẩm quyền pháp lý của toà án. Một nguyên tắc chung được rút ra từ luật pháp của các quốc gia đã được coi như thống nhất, nhất trí chấp nhận là: toà án nơi ở, định cư, hay cơ sở của bị đơn sẽ có thẩm quyền và các toà án của quốc gia nơi bị đơn sinh sống sẽ có thẩm quyền. Nguyên tắc này có giá trị nhiều mặt, nhất là về mặt thương mại.
Tuy nhiên quy tắc chung này có những ngoại lệ ở luật pháp đa số các nước: như tranh chấp về sở hữu một bất động sản hay quyền cầm cố một bất động sản thì toà án nơi có bất động sản đó sẽ có quyền giải quyết. Nếu phải quyết định một hình phạt đối với tội phạm hình sự, quan toà có thẩm quyền luôn là quan toà nơi xảy ra vi phạm, ngay cả khi anh ta quyết định về các quyền lợi dân sự của bên bị hại.
Tuy nhiên song song với những quy tắc thông thường này, phần lớn luật pháp các nước đều có các quy định vi phạm hoặc vượt ngoài nguyên tắc. Đa số các quốc gia đều đưa ra quy định dành một thẩm quyền đặc biệt cho luật pháp quốc gia của bị đơn hay nguyên đơn. Những quy định mang tính quốc gia này sẽ phá vỡ sự cân bằng về quyền lợi giữa các bên. Ví dụ như ở Pháp, Điều 14 luật Dân sự Pháp có nêu: “Người nước ngoài, ngay cả khi không sống ở Pháp, cũng sẽ bị toà án Pháp bắt buộc thực hiện các nghĩa vụ mà anh ta đã ký với một người Pháp ở Pháp, và cũng sẽ bị toà án Pháp bắt buộc thực hiện các nghĩa vụ mà anh ta đã ký với người Pháp ở bên ngoài nước Pháp”.
Về luật pháp của Mỹ, các toà án ở Mỹ có thẩm quyền khi bị đơn sống hay hoạt động tại Mỹ. Song song với thẩm quyền này, luật pháp Mỹ cũng chấp nhận các thẩm quyền đặc biệt nếu nó có một mối liên hệ đầy đủ giữa toà án thụ lý vụ việc với bị đơn không sống ở Mỹ. Pháp chế mới của Mỹ, áp dụng nguyên tắc này, chấp nhận rằng các trao đổi qua Internet có thể là cơ sở thẩm quyền của một toà án địa phương đối với một người thứ ba hay một doanh nghiệp không chính thức được thiết lập trên nền tảng pháp lý.
Như vậy, pháp luật quốc gia luôn có sự phân tán và tồn tại sự không chắc chắn khi xác định quyền xét xử liên quan đến vụ kiện. Để điều chỉnh sự không chắc chắn này, có thể áp dụng hai kỹ thuật đó là:
Thống nhất trên phạm vi quốc tế các thẩm quyền xét xử.
Thương lượng giữa các bên trong hợp đồng về toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Các quy định quốc tế
Phạm vi áp dụng thực tiễn của các công ước quốc tế phụ thuộc vào một số nước tham gia công ước và nội dung các vấn đề họ chi phối.
Ở châu Âu, các văn bản chủ yếu về tranh chấp thương mại là công ước Bruxen ngày 27/09/1968 về thẩm quyền xét xử thực hiện các quyết định dân sự, thương mại trong một chừng mực nhất định, công ước ký kết ở Lugagô ngày 16/9/1998. Hai văn bản này đưa ra các khuôn mẫu chung về thẩm quyền xét xử quốc tế cho tất cả các nước châu Âu.
Nguyên tắc chung về thẩm quyền xét xử được phát triển trong điều 2: “Dưới các quy định của công ước hiện tại, những người sống trên lãnh thổ quốc gia đã ký kết, phải tuân theo pháp luật quốc gia. Những người không có quốc tịch của nước nơi họ định cư phải tuân thủ các quy định về thẩm quyền dành cho quốc gia”.
Văn bản này cho phép quốc gia nơi bị đơn định cư có thẩm quyền xét xử . Trước khi xử lý vụ việc, luật pháp quốc gia xác định thẩm quyền bằng cách tham khảo các quy định của công ước.
Về thẩm quyền chung, điều 2 của công ước Bruxen có thêm các thẩm quyền đặc biệt thường được áp dụng đối với các tranh chấp thương mại điện tử. Công ước chấp nhận thẩm quyền của:
Toà án nơi bắt buộc thực hiện hợp đồng.
Toà án nơi xảy ra thiệt hại.
Toà án quản lý hoạt động công cộng nếu đây là hợp đồng đền bù thiệt hại hay bồi hoàn do vi phạm gây ra.
Trong trường hợp tranh chấp liên quan đến hoạt động của một chi nhánh, một công ty hay bất kỳ một cơ sở nào ở nơi có toà án.
Toà án nơi xí nghiệp liên hợp trong trường hợp hoạt động chống lại người thành lập hay người hưởng lợi của xí nghiệp liên hiệp.
Toà án đầu tiên thụ lý xét xử trong trường hợp có nhiều bị đơn, có yêu cầu bảo đảm hay can thiệp, yêu cầu phản tố.
Đối với một số loại tranh chấp, các quy định của châu Âu đặt ra một thẩm quyền đặc biệt đối với quyền xét xử nhất định. Không một toà án nào khác có quyền giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực này. Quy tắc áp dụng cho các tranh chấp liên quan tới quyền về bất động sản, các tranh chấp về hiệu lực, sự vô giá trị hay sự tan rã của công ty, pháp nhân có trụ sở tại quốc gia ký kết hợp đồng, cho các tranh chấp liên quan đến hiệu lực của văn bản, nhãn hiệu, bản vẽ và kiểu dáng, các quyền tương tự đối với các tranh chấp liên quan đến việc thi hành những quyết định pháp lý.
Tuy nhiên luật pháp châu Âu công nhận cho các bên có khả năng quyết định thoả thuận về thẩm quyền xét xử, song giới hạn các điều khoản về quyền xét xử trong các hợp đồng.
Khi đã có thẩm quyền và tôn trọng các yêu cầu chính thức, pháp luật để cho các bên lựa chọn tự do. Các bên ký kết hợp đồng có thể chọn giải quyết tranh chấp tại quốc gia nơi định cư, nơi ở, nơi có cơ sở hay quốc tịch của người nào đó trong số những người ký kết hợp đồng và có thể dự kiến giải quyết tranh chấp trước cơ quan luật pháp của một nước thứ ba mà họ cho là trung lập và vô tư. Trong trường hợp này phải kiểm tra xác định rằng luật pháp nước này sẽ công nhận thẩm quyền của chính các cơ quan pháp lý nước mình.
Như vậy có thể nói: sự chỉ định thẩm quyền xét xử bởi các bên có thể là một sự cẩn trọng tốt và là chủ yếu cho việc thực hiện thành công các cam kết của họ. Giai đoạn thương lượng điều khoản thẩm quyền là một giai đoạn quan trọng, mở đầu cho việc giải quyết tranh chấp sau này.
Từ những phân tích cụ thể ở trên cho thấy một vấn đề được đặt ra là khi có tranh chấp xảy ra đối với hợp đồng xuyên quốc gia được thỏa thuận bằng hệ thống điện tử thì tòa án quốc gia hay tổ chức trọng tài sẽ giải quyết tranh chấp đó
Khi hợp đồng không có điều khoản về việc một toà án hay một tổ chức trọng tài cụ thể nào sẽ thụ lý tranh chấp thì tòa án quốc gia sẽ quyết định liệu họ có quyền xét xử vụ việc theo luật quốc gia của họ không. Do đó, để đảm bảo an toàn cho cả hai bên, cần quy định rõ trong hợp đồng là tòa án hay tổ chức trọng tài nào sẽ giải quyết vụ việc khi tranh chấp xảy ra. Tuy nhiên hiệu lực của điều khoản đó còn phụ thuộc vào luật quốc gia.
Ví dụ: ở Pháp, một điều khoản như vậy sẽ không có hiệu lực giữa các bên nếu không phải là doanh nghiệp trừ trường hợp hợp đồng đó mang tính quốc tế.
Thông thường, trong kinh doanh quốc tế điều khoản trọng tài là một nhu cầu thực tế thường xảy ra vì nó tránh được việc khởi kiện lên tòa án quốc gia và việc thực thi những quy định quốc gia về thủ tục xét xử, điều mà ít nhất một trong hai bên không thành thạo. Hơn nữa, phương thức trọng tài là phương thức đã được quốc tế thừa nhận, ví dụ như công ước NewYork ký ngày 10/7/1958 về việc công nhận và thi hành những phán quyết của trọng tài nước ngoài đã được 120 nước phê chuẩn thừa nhận phán quyết của trọng tài cũng có hiệu lực pháp lý như phán quyết của tòa án quốc gia.
Đối với những nước đã ký kết hiệp ước quy định tòa án nào sẽ thụ lý vụ việc và thừa nhận phán quyết của tòa án quốc gia thì phương thức trọng tài không phải là luôn được áp dụng. Ví dụ công ước Bruxen ngày 27/9/1968 và công ước Lugano ngày 16/9/1988 quy định tòa án có quyền thụ lý vụ việc là tóa án ở nơi cư trú của bên bị kiện hoặc tòa án của nước mà hợp đồng thực hiện ở đó, hoặc tòa án của nước bị thiệt hại.
Trong giao dịch điện tử biên giới giữa các nước đã bị mờ nhạt, không còn quan điểm phân biệt các quy định luật quốc gia với các quy định luật pháp quốc tế ngoại trừ việc thiết lập một hệ thống kiểm soát, giới hạn việc truy cập Internet. Vì trong phần lớn các trường hợp người ta không biết mình đang đối thoại với đối tác ở đâu, mình đã qua bao nhiêu nước rồi và là những nước nào. Trên quan điểm của tư pháp quốc tế, đây là 1 vấn đề cần lưu ý vì những khái niệm hiện đại như trụ sở đăng ký kinh doanh, nơi cư trú, ... chắc chắn không thể biến mất. Các doanh nghiệp trên Internet tiếp tục tồn tại một cách thực tế. Nhưng trụ sở công ty, nơi cư trú của cá nhân lại khó xác định. Đây là nguyên nhân gây nên những khó khăn trong việc chọn luật áp dụng và toà án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luật thương mại điện tử.doc