Cầm cố đồ vật, cầm cố nhân công: Cầm cố các động sản và ruộng đất để vay nợ diễn ra phổ biến trong xã hội nông nghiệp Việt Nam. Việc cầm cố đồ dùng thường bằng thoả thuận miệng, ngược lại khế ước điển cố ruộng đất thường bằng văn bản. Theo Vũ Văn Mẫu, có thể khái quát 3 hình thức cầm cố ruộng đất như sau:
(i) thế ruộng đất để vay một khoản tiền nhỏ, đáo hạn chủ nợ hoàn lại ruộng đất sau khi đã tính toán bù trừ hoa lợi do chủ nợ thu hoạch và số nợ gốc và lãi, người vay không phải chuộc lại ruộng đất,
56 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 2285 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật phá sản - Một phương cách giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* Chương 5: PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP LUẬT PHÁ SẢN Một phương cách giải quyết tình trạng mất khả năng thanh toán 1. Mất khả năng thanh toán: Cách giải quyết truyền thống Trong cổ luật: Theo quan niệm tín nghĩa phương Đông, khế ước khi đã kết lập phải được tôn trọng thi hành. Các đạo luật cổ Việt Nam dự liệu nhiều điều khoản bắt người kết ước phải chịu hình phạt khi vi phạm. Về cơ bản có 4 phương cách: Trả thay (bảo lãnh); Điển cố (cầm cố tài sản, nhân công); Con nợ phải trả thay cho cha mẹ (“Phụ trái tử hoàn”); Bắt nợ. Bảo lãnh: Theo điều 590 Bộ luật Hồng Đức, nếu người mắc nợ bỏ trốn, thì người bảo chủ phải trả tiền nợ gốc. Nhưng nếu trong khế ước định rõ phải trả thay cho đồng bạn, thì người bảo chủ phải trả như người mắc nợ (cả gốc và lãi); trái luật thì phải phạt 80 trượng. Quy định này cho thấy quan niệm về bảo lãnh không xa lạ trong cổ luật Việt Nam: một người thứ ba cam kết trả nợ thay thế cho người mắc nợ, nếu người này không trả được nợ. Phạm vi trả nợ thay (gốc hoặc gốc và lãi) phụ thuộc vào nội dung khế ước. Sau cùng, điều 590 còn quy định “nếu kẻ mắc nợ có con, thì được đòi ở con”. Như vậy, các con được pháp luật ấn định có nghĩa vụ trả nợ cho cha mẹ, ngay cả lúc cha mẹ còn sống hoặc trong trường hợp thừa kế – một tình trạng bảo lãnh pháp định. Cầm cố đồ vật, cầm cố nhân công: Cầm cố các động sản và ruộng đất để vay nợ diễn ra phổ biến trong xã hội nông nghiệp Việt Nam. Việc cầm cố đồ dùng thường bằng thoả thuận miệng, ngược lại khế ước điển cố ruộng đất thường bằng văn bản. Theo Vũ Văn Mẫu, có thể khái quát 3 hình thức cầm cố ruộng đất như sau: (i) thế ruộng đất để vay một khoản tiền nhỏ, đáo hạn chủ nợ hoàn lại ruộng đất sau khi đã tính toán bù trừ hoa lợi do chủ nợ thu hoạch và số nợ gốc và lãi, người vay không phải chuộc lại ruộng đất, (ii) thế ruộng đất để vay một khoản tiền tương đương với giá trị tài sản đó, đáo hạn người vay phải chuộc lại ruộng đất bằng số tiền đã vay, (iii) thế ruộng đất để vay tiền, đáo hạn nếu người vay không có tiền chuộc, thì phải cam kết bán ruộng đất cho chủ nợ [Vũ Văn Mẫu, Cổ luật Việt Nam lược khảo, Sài gòn, 1970, tr. 71-73] Ngoài cầm cố đồ vật và ruộng đất, người vay có thể bảo đảm trả nợ bằng lao động- bản thân người vay, hoặc vợ, con.. đi ở đợ, ở tại nhà chủ nợ để làm trả nợ. Giá nhân công và thời hạn làm trả nợ thường do các bên tự thoả thuận, hoặc pháp luật ấn định trong những trường hợp cụ thể. Người ở đợ không được bỏ trốn, trái luật phải trả tiền phạt theo mức ấn định và bắt giao hoàn lại cho chủ. Thân phận của người ở đợ không thể sung sướng, nhưng cổ pháp đối xử với họ khác biệt với nô-tỳ. Gia chủ có thể thích chữ vào trán nô-tỳ, song không được thích chữ vào mặt người ở đợ, trái luật phải tội lưu và đền bù tiền tẩy chữ và tiền phạt cho gia đình nạn nhân. Ngoài ra gia chủ không được đối xử tàn tệ với người ở đợ, nếu đánh người bị thương hoặc chết thì bị xử tội. Đối chiếu với thân phận hoàn toàn mất tự do của người nô-lệ, được xem như đồ vật của chủ sở hữu trong các xã hội Phương Tây và nô-lệ da đen trong xã hội Mỹ cho đến thời cận đại, có thể thấy người ở đợ trong xã hội Việt Nam truyền thống là một người làm công để trả nợ thay trong quan hệ khế ước với chủ nợ. “Phụ trái tử hoàn”: Cha mẹ mắc nợ con phải trả: Trong xã hội Phương Đông gia đình là nền tảng của khế ước và nghĩa vụ, được đại diện bởi gia trưởng. Quyền và nghĩa vụ của gia đình được truyền tiếp cho thế hệ sau, bởi thế cha mẹ mắc nợ thì các con phải trả. Lệ này dường như xuất hiện rất lâu trước khi luật thành văn ra đời ở nước ta, áp dụng ngay cả khi cha mẹ còn sống cũng như đã chết. Như đã trích dẫn điều 590 Bộ luật Hồng Đức, nếu người vay có con, thì chủ nợ có quyền đòi thanh toán ở con. So với những xã hội dựa trên chủ nghĩa cá nhân Phương Tây, việc trả nợ thay cho cha mẹ là một dấu hiệu riêng biệt của người Việt Nam. Cho đến ngày nay lệ này vẫn được chấp nhận một cách tự nhiên, mặc dù dân luật hiện đại không quy định con có nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm trả nợ thay cho cha mẹ. Bắt nợ: Hai bộ luật nhà Lê và Nguyễn đều không quy định cương quyết cấm bắt nợ một cách tuyệt đối: bởi lẽ nếu chủ nợ đã bắt đồ đạc, thì pháp luật chỉ buộc họ hoàn lại cho người mắc nợ những tài sản dư sau khi bù trừ nợ. Như vậy, một cách gián tiếp, việc chiếm đoạt tài sản để trừ nợ được nhà làm luật dung túng trong một chừng mực nhất định. Bắt giữ con nợ để cưỡng bách trả nợ: Khác với Bộ Luật Gia Long và luật pháp Phương Tây, Bộ Luật Hồng Đức [1460] không có quy định nào cho phép chủ nợ bắt giữ con nợ để cưỡng bách trả nợ. Vì quan Việt Nam không thể xử án mà không dẫn chiếu điều luật, có thể dự đoán luật pháp đời Lê không thừa nhận quyền bắt giữ con nợ của chủ nợ, góp phần bênh vực thân phận các con nợ trong quan hệ với chủ nợ. Ngược lại, theo luật Gia Long, chủ nợ có thể cầm tù người mắc nợ để cưỡng bách trả nợ: (i) nếu số nợ dưới 30 lạng bạc, sau khi bị giam giữ quá 1 năm, nếu quả thực mất khả năng thanh toán, con nợ sẽ không bị đòi nợ nữa và bị đánh trượng tuỳ theo số nợ, (ii) nếu số nợ vượt quá 30 lạng bạc, quá hạn giam giữ 1 năm, vụ việc được tâu lên nhà vua để tuỳ vua chung quyết [Điều 23 Bộ Luật Gia Long]. Thanh toán tài sản: Một quy định gần gũi với pháp luật phá sản ngày nay có thể tìm thấy trong điều 592 Bộ Luật Hồng Đức [1460], theo đó nếu người mắc nợ “là quan từ cửu phẩm trở lên, mắc nợ nhiều quá mà không có đủ tài sản trả hết tất cả các chủ nợ, được quyền tâu xin thanh toán tài sản, chia cho các chủ nợ tuỳ theo số nợ nhiều hay ít… Người mắc nợ không được giấu diếm tài sản, trái luật bị phạt 80 trượng. Chủ nợ nào tìm được tài sản giấu được phép xin lấy đủ số nợ”. Dường như người làm luật đã có ý thức về khối tài sản của người mắc nợ- (sản nghiệp) và một trình tự đơn sơ để thâu hồi và phân chia số tài sản này theo một trật tự nhất định cho các chủ nợ. Điều đáng lưu ý là quy định này chỉ được áp dụng cho người có quan tước từ cửu phẩm trở nên, không áp dụng cho dân thường. 2. Triết lý của luật phá sản phương Tây Cesio bonorum: Thanh toán tài sản theo luật La Mã: Vỡ nợ là một hiện tượng cho đến ngày nay vẫn còn gây cảm giác lẫn lộn khác nhau. Điều này nguồn gốc từ cách nhìn nhận của xã hội đối với những con nợ khánh kiệt, một thái độ tuy đã thay đổi rất đáng kể trong lịch sử Phương Tây. Từ khi La Mã trở thành đế quốc, một thị trường thống nhất trải rộng từ London tới Constantinople (Istanbul ngày nay) đã hình thành. Lệ băm xác con nợ thành nhiều mảnh rồi đem chia cho các chủ nợ đã dần được thay thế bởi một luật văn minh hơn. Tài sản của con nợ được thâu tóm và phân chia theo một trật tự nhất định- một trình tự thanh toán tài sản tư pháp đã ra đời (cesio bonorum). Đôi khi sản nghiệp của người mắc nợ bị thâu tóm và thanh lý (distractio bonorum), đôi khi người mắc nợ và các chủ nợ thoả hiệp cách thu hồi nợ (remisio dilatio)- mầm mống của tái tổ chức và giải thể cưỡng bức đã xuất hiện từ đó Banca rotta: Sau khi nền thương mại của người La Mã sụp đổ, thủ tục thanh toán tài sản bị lãng quên cùng với một hệ thống pháp luật vốn đã hoàn chỉnh và phát triển. Người vỡ nợ bị tống giam và đối xử như tội phạm- một hiện tượng còn kéo dài nhiều thập kỷ và chỉ bắt đầu chấm dứt trong thế kỷ 19 theo pháp luật Anh Mỹ. Từ thế kỷ thứ X, nền kinh tế thương mại tái xuất hiện, thương nhân là những người đầu tiên áp dụng lại trình tự thanh toán khi vỡ nợ của người La Mã. Nếu vỡ nợ, thương nhân bị mất nơi bán hàng trên chợ, tài sản bị thu và phân chia cho chủ nợ tương tự như cesio bonorum. Banca rotta: hình ảnh quầy hàng của thương nhân bị thu mất thời Trung Cổ đã trở thành nguồn gốc của chữ phá sản trong nhiều ngôn ngữ Phương Tây (bankrotte, bankruptcy). Mặc dù luật lệ của thương nhân hoặc được thu nạp từng phần vào thông luật Anh, hoặc được pháp điển hoá trong Bộ luật thương mại Pháp 1807- bộ luật của những người hàng xén, trình tự phá sản như là luật riêng giữa các thương nhân thời Trung Cổ, trong một thời gian dài, đã không có ảnh hưởng đáng kể đến thói quen xem vỡ nợ như tội phạm ở các nước Phương Tây. So với sự khắc nghiệt của hình phạt đối với người vỡ nợ ở Phương Tây thời kỳ này, tư duy phân chia tài sản trong điều 592 Bộ Luật Hồng Đức năm 1460 của nhà làm luật thời Lê có nhiều điểm tiến bộ và nhân đạo hơn hẳn. Từ bắt giam tới xoá nợ: Cho đến đầu thế kỷ XX, vỡ nợ vẫn được pháp luật nhiều nước Âu Mỹ xem như một dạng tội phạm, có thể bị trừng phạt từ tù giam cho tới tử hình. Theo Buchbinder, vào những năm 1820 ở nhiều bang của nước Mỹ, 3 trong số 5 tội phạm bị bắt giam vì tội vỡ (Buchbinder, A Practical Guide to Bankruptcy, Little, Brown and Company, Boston [1990], tr. 8 ). Chủ nợ có thể bắt giữ người mắc nợ vì hai lý do: (i) để cưỡng bách người mắc nợ xuất hiện trước toà án, (ii) để cưỡng bách trả nợ. Luật phá sản kế tiếp nhau ra đời từ Tây Ban Nha, Pháp, Đức cho tới Anh quốc, song mục đích trước hết của chúng là bảo vệ lợi ích của chủ nợ và trừng phạt người vỡ nợ. Từ đạo luật Anne năm 1705 của nước Anh, một tư duy mới manh nha xuất hiện: thay vì trừng phạt, pháp luật nước Anh tuyên bố xoá nợ cho con nợ trung thực dưới những điều kiện nhất định. Sau khi đã giao nộp sản nghiệp và hoàn tất thủ tục thanh toán, con nợ được tuyên bố xoá mọi khoản nợ và có thể bắt đầu một sự nghiệp mới. Từ thủ tục phá sản chỉ dành riêng cho thương nhân, pháp luật mở rộng đối tượng áp dụng thủ tục phá sản cho mọi cá nhân. Cho đến khi các công ty và thuyết về pháp nhân xuất hiện, luật phá sản cũng được áp dụng cho công ty và những pháp nhân khác. Do lịch sử phát triển đặc thù đó, ở Anh và Mỹ người ta vẫn duy trì các quy định về phá sản cá nhân (hoặc người tiêu dùng) riêng biệt với phá sản công ty, trong khi ở nhiều nước châu Âu pháp luật về phá sản về cơ bản vẫn chỉ áp dụng cho thương nhân. Đối với phá sản cá nhân, pháp luật ngày càng mang tính nhân đạo, nhấn mạnh sự xoá nợ và tạo cơ hội lập thân mới cho người vỡ nợ hoặc định rõ các nguồn thu và tài sản không bị thâu gom để thanh toán cho chủ nợ. Từ phân chia tài sản tới tái tổ chức kinh doanh: Phá sản không chỉ bao gồm trình tự thu hồi tài sản và thanh toán theo một thứ tự nhất định cho các chủ nợ (phát mại tài sản). Ngay từ cổ luật La Mã, thủ tục phá sản còn một khía cạnh thứ hai đáng lưu ý: tạo cơ hội cho người mắc nợ và chủ nợ thoả thuận, tái tổ chức kinh doanh và lập một kế hoạch trả nợ phù hợp. Kế hoạch đó trở nên bắt buộc đối với mọi chủ nợ và người mắc nợ, được giám sát thực hiện bởi toà án và tạo cơ hội cho các chủ nợ thu hồi được một phần hợp lý các khoản nợ của mình. Ngày nay, đối với các doanh nghiệp thua lỗ, luật phá sản không đồng nghĩa với giải thể doanh nghiệp và phát mại sản nghiệp của người mắc nợ, mà còn trở thành một công cụ tái tổ chức kinh doanh. Sau khi thủ tục phá sản bắt đầu, mọi khoản nợ đều được ngừng trả, tạo cho người mắc nợ cơ hội ổn định tình hình tài chính, cắt giảm nguồn chi. Chủ nợ dùng ảnh hưởng của mình để thay đổi người quản trị sản nghiệp, tác động tới kế hoạch kinh doanh và trả nợ- bắt đầu một quá trình tái phân bổ và sử dụng nguồn lực một cách hợp lý hơn. 3. Tiếp nhận pháp luật phá sản Phương Tây vào Việt Nam Du nhập pháp luật phá sản thời thuộc Pháp: Sau năm 1864 người Pháp áp dụng Bộ luật thương mại (BLTM) Pháp vào nhượng địa Nam Kỳ; và bất chấp quy chế tự quản giả hiệu của xứ bảo hộ, sau Hoà ước Giáp Thân 1884 đạo luật này được áp dụng cho cả Bắc Kỳ; sau 1892 vào tất cả các toà án Pháp tại Trung Kỳ. Về lý thuyết, BLTM Pháp chỉ chính thức hết hiệu lực ở miền Nam sau ngày 20/12/1972 khi chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành Luật thương mại thay thế tình trạng thương luật phiền toái trước. Là một phần của thương luật Pháp, pháp luật về phá-sản và thanh toán tư-pháp được áp dụng trực tiếp vào nước ta, mà không có một thử nghiệm đáng kể nào để chuyển hoá chúng thành tiếng Việt trong suốt một nửa thế kỷ đầu tiên của thời kỳ đô hộ. Khánh tận trong BLTM 1942: BLTM Trung phần (BLTM TP) ban hành ngày 12/06/1942 theo Dụ số 46 của Bảo Đại là đạo luật thương mại đầu tiên của người Việt Nam, có hiệu lực từ 25/01/1944 và chính thức hết hiệu lực ở miền Nam ngày 20/12/1972. Vay mượn pháp luật phá sản của Pháp, đạo luật này phân tách khánh-tận và thanh-toán tư-pháp, trong đó hai thuật ngữ phá-sản và khánh-tận được dùng hầu như đồng nghĩa. áp dụng cho sự ngưng trả nợ của thương nhân (Điều 180, BLTM TP), người vỡ nợ được xem như tội phạm, cùng với án khánh tận phải truyền bắt giam người khánh tận (Điều 189, BLTM TP), kèm theo quy chế khánh tận là một số tội danh (tội tiểu hình liên quan đến khánh tận, điều 253-255 BLTM TP). Như vậy quy chế khánh tận theo BLTM TP không áp dụng cho vỡ nợ dân sự. Kết thúc khánh tận, đạo luật này chỉ dự liệu một giải pháp duy nhất là phát mại sản nghiệp (điều 224 BLTM TP). Người khánh tận ngoài việc bị mất quyền quản trị, tài sản bị niêm phong, còn bị tước quyền bầu cử, bị cấm một số hành vi kinh doanh và quản lý, án khánh tận được ghi vào lý lịch tư pháp của người vỡ nợ (điều 201, BLTM TP) Thanh toán tư pháp trong BLTM 1942: So với khánh tận, thanh toán tư pháp là một thủ tục mang tính khoan hồng so với người vỡ nợ ngay tình. Khi lâm vào tình trạng không trả được nợ, con nợ ngay tình có thể nộp đơn yêu cầu thụ lý án thanh toán tư pháp (khánh tận và thanh toán tư án đều được BLTM TP xem như một vụ án). Theo trình tự này, người mắc nợ được hưởng một vài quy chế giảm nhẹ như sau: (i) không bị bắt giam (điều 240 BLTM TP), (ii) không bị mất quyền quản trị, mà được tiếp tục chiếm giữ và quản lý sản nghiệp dưới sự giám sát của kiểm soát viên do toà án ấn định, (iii) tiếp tục được hành nghề và thực hiện các hành vi mà toà án cho phép, (iv) có thể thoả hiệp với các chủ nợ, toà sẽ ban hành án công nhận thoả hiệp này Nếu có dấu hiệu gian tình, thủ tục thanh toán tư pháp có thể chuyển thành một vụ án khánh tận. Luật thương mại (VNCH) 1972: Luật thương mại được chính quyền Việt Nam Cộng hoà ban hành ngày 20/12/1972. Chủ yếu dựa vào mô hình pháp luật phá sản Pháp, ngoài một số cải biên mang tính kỹ thuật, đạo luật này không có một triết lý mới mẻ đáng kể nào so với BLTH TP 1942. Hai thủ tục khánh tận và thanh toán tư pháp vẫn được duy trì, áp dụng riêng cho thương nhân; tuy nhiên so với BLTM TP 1942, thuật ngữ phá-sản chỉ được dùng cho các tội danh liên quan đến khánh. Ra đời trong điều kiện chiến tranh và sự sụp đổ, tan rã toàn diện của Việt Nam Cộng hoà đang tới gần, đạo luật này hầu như chỉ có giá trị sử liệu, mà ít có ảnh hưởng thực tế. Luật phá sản doanh nghiệp (LPSDN) 1993: Luật phá sản doanh nghiệp được Quốc hội thông qua ngày 30.12.1993 và có hiệu lực từ ngày 01.07.1994. Chính phủ ban hành Nghị định số 189/CP ngày 23.12.1994 hướng dẫn thi hành luật này. Vào thời điểm soạn thảo LPSDN 1993- và cho đến tận ngày nay, doanh nghiệp nhà nước là đối tượng được đặc biệt quan tâm trong chính sách đổi mới. Bởi vậy, dường như LPSDN 1993 được thiết kế với trọng tâm đặt vào việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. Triết lý cơ bản của Luật PSDN 1993 phản ánh tư tưởng và chính sách kinh tế được du nhập từ kinh nghiệm của những nền kinh tế chuyển đổi, chứ chưa phải từ những nền kinh tế thị trường lâu. Luật này áp dụng cho doanh nghiệp phá sản trong quá trình kinh doanh, không áp dụng cho cá nhân vỡ nợ dân sự, không tuyên bố xoá nợ, không phân chia tái tổ chức và thanh lý sản nghiệp như là hai sự lựa chọn cơ bản cho chủ nợ và doanh nghiệp mắc nợ. Vì nhiều lý do khác nhau, từ khi được ban hành Luật PSDN 1993 đã rất ít được sử dụng trong thực tế- một đạo luật về cơ bản đã không thành công so với mục tiêu ban đầu 4. Khái niệm phá sản Trong tiếng Việt, vỡ nợ, khánh tận, mất khả năng thanh toán hay phá sản được dùng để chỉ tình trạng không trả được nợ. * Phá sản là một phương pháp giải quyết nợ của các cá nhân hay các thực thể kinh doanh mà không có khả năng chi trả các khoản nợ tới hạn (Robert W. Emerson & John W. Hardwicke, Business law, Third edition, Barron’s Educational Series, Inc, USA, 1997, p.222) Theo Luật Phá sản Việt Nam Doanh nghiệp, hợp tác xã không có khả năng thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì coi là lâm vào tình trạng phá sản Luật Phá sản Việt Nam nhìn nhận phá sản dưới 2 khía cạnh: DN lâm vào tình trạng phá sản là thủ tục phục hồi hoặc xử lý nợ đặc biệt Đối tượng áp dụng Luật Phá sản VN Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gọi chung là hợp tác xã) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Pháp luật phá sản điều chỉnh 2 mối quan hệ: quan hệ tài sản giữa chủ nợ và con nợ; quan hệ tố tụng giữa các đương sự với cơ quan nhà nước có thẩm quyền (cơ quan tố tụng). Phân loại phá sản Căn cứ vào nguyên nhân Phá sản trung thực: do những nguyên nhân khách quan hoặc rủi ro Phá sản gian trá: do con nợ co những thủ đoạn gian trá Căn cứ vào cơ sở phát sinh quan hệ pháp lý Phá sản tự nguyện Phá sản bắt buộc Căn cứ vào đối tượng và phạm vi điều chỉnh của Luật Phá sản Phá sản DN Phá sản HTX Phá sản cá nhân * Mục đích của luật phá sản Trước đây, con nợ có thể bị cầm tù và không bao giờ thoát khỏi trách nhiệm trả nợ. Và các chủ nợ có thông tin hay thế lực lấy nợ, bỏ lại các chủ nợ khác Luật phá sản hiện đại được sự chấp nhận chung của cộng đồng thế giới văn minh, khi con nợ ở trong tình trạng tài chính tuyệt vọng không trả được các khoản nợ tới hạn, có mục đích: + Tạo lập ra một thủ tục đặc biệt cho phép mang hầu hết các loại tài sản của con nợ để trả nợ cho các chủ nợ theo tỷ lệ với các khoản nợ của họ + Cho phép con nợ thoát khỏi các khoản nợ chồng chất để con nợ có thể có sự khởi đầu mới Vai trò của Luật phá sản Bảo vệ lợi ích chính đáng của chủ nợ Bảo vệ lợi ích của con nợ, giúp con nợ có được cơ hội phục hồi hoặc rút khỏi thị trường một cách trật tự Bảo vệ lợi ích của người lao động Góp phần tổ chức và cơ cấu lại nền kinh tế * Những điểm tranh luận lớn về luật phá sản Việc điều hoà giữa lợi ích của con nợ với lợi ích của chủ nợ trong việc sử dụng luật phá sản Việc tìm kiếm cách thức phân chia tài sản của con nợ cho các yêu cầu chính đáng của các chủ nợ trong khi tổng giá trị của tài sản nhỏ hơn tổng giá trị các yêu cầu chính đáng của chủ nợ * Những mục tiêu trái ngược của luật phá sản Tạo lập lối ra khỏi tình trạng tuyệt vọng tài chính của của con nợ Trợ giúp chủ nợ thu hồi nợ một cách có hiệu quả 5. Thủ tục phá sản Thủ tục phá sản được áp dụng đối với doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản bao gồm: Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản; Phục hồi hoạt động kinh doanh; Thanh lý tài sản, các khoản nợ; Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản. 5.1.Nộp đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản: Nộp đơn yêu cầu: Quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản: + Chủ nợ không có bảo đảm; + Người lao động (thông qua người đại diện hoặc công đoàn); + Nghĩa vụ nộp đơn của DN, HTX lâm vào tình trạng PS. + Quyền nộp đơn của chủ sở hữu DNNN,cổ đông công ty CP, thành viên hợp danh. Thụ lý đơn: Sau khi nhận được đơn yêu cầu, nếu cần sửa đổi bổ sung thì TA yêu cầu người nộp đơn sửa đổi, bổ sung trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của TA. TA thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, kể từ ngày người nộp đơn xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí phá sản. Trường hợp người nộp đơn không phải nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì ngày thụ lý đơn là ngày TA nhận được đơn. TA phải cấp cho người nộp đơn giấy báo đã thụ lý đơn. TA ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong những trường hợp sau đây: Người nộp đơn không nộp tiền tạm ứng phí phá sản trong thời hạn do TA ấn định; Người nộp đơn không có quyền nộp đơn; Có TA khác đã mở thủ tục phá sản đối với DN,HTX lâm vào tình trạng phá sản; Có căn cứ rõ ràng cho thấy việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản do không khách quan gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín, hoạt động kinh doanh của DN, HTX hoặc có sự gian dối trong việc yêu cầu mở thủ tục phá sản; DN,HTX chứng minh được mình không lâm vào tình trạng phá sản. Trong các trường hợp trên, người nộp đơn có quyền khiếu nại với Chánh án TA đã trả lại đơn, thời hạn khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày TA trả lại đơn. Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, CA TA phải ra các quyết định sau: Giữ nguyên quyết định trả lại đơn; Hủy quyết định trả lại đơn và thụ lý đơn theo quy định. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, nếu thấy việc giải quyết phá sản không thuộc thẩm quyền của mình thì TA đã thụ lý đơn chuyển việc giải quyết phá sản cho TA có thẩm quyền và thông báo cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản biết. - Mọi yêu cầu DN,HTX thực hiện nghĩa vụ như THA, trả nợ, xử lý tài sản với các chủ nợ có bảo đảm đều bị tạm đình chỉ kể từ ngày TA thụ lý đơn. - Lưu ý: TA có thể ra QĐ tuyên bố PS DN,HTX ngay sau khi thụ lý đơn trong hai trường hợp sau: - Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do TA ấn định, chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của DN, HTX nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì TA ra quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản. - Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, TA ra quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản, nếu DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. Mở thủ tục phá sản: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, TA phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. TA ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy không đủ căn cứ. Người nộp đơn có quyền khiếu nại QĐ này trong vòng 7 ngày kể từ ngày nhận được QĐ. Khi nhận được khiếu nại, TA phải giải quyết trong vòng 05 ngày và phải ra các quyết định sau: Giữ nguyên quyết định ban đầu; Hủy QĐ ban đầu và ra QĐ mở thủ tục phá sản. TA ra QĐ mở thủ tục phá sản nếu thấy có đủ căn cứ. Đồng thời với QĐ mở thủ tục PS, thẩm phán ra QĐ thành lập tổ quản lý, thanh lý tài sản; Để hưởng quyền đòi nợ, các chủ nợ phải gửi giấy đòi nợ đến TA trong vòng 60 ngày kể từ ngày TA đăng báo cuối cùng về QĐ mở thủ tục PS.Nếu hết thời hạn mà không gửi giấy đòi nơi từ coi như từ bỏ quyền đòi nợ (trừ trường hợp bất khả kháng). Mọi hoạt động của DN,HTX sau khi có QĐ mở thủ tục PS vẫn được tiến hành bình thường nhưng chịu sự giám sát của tổ QLTL tài sản. TA có thể áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm bảo toàn tài sản của DN,HTX. Đình chỉ THA dân sự, giải quyết vụ án mà DN HTX lâm váo tình trạng phá sản có liên quan. Hội nghị chủ nợ: Không phải là yêu cầu mang tính bắt buộc; Thành phần tham gia: chủ nợ có tên trong danh sách chủ nợ;đại diện người LĐ, CĐ; người bảo lãnh sau khi đã trả nợ thay;DN, HTX lâm vào TTPS;chủ sở hữu DNNN; cổ đông CTCP; thành viên hợp danh. Thẩm phán phải triệu tập HNCN trong vòng 30 ngày khi lập xong danh sách chủ nợ. Khi HNCN được tổ chức, các đối tượng có quyền hoặc nghĩa vụ tham gia HNCN nếu vắng mặt có thể phải hoãn hoặc đình chỉ việc giải quyết PS. Hội nghị chủ nợ hợp lệ khi: Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia; Có sự tham gia của người có nghĩa vụ tham gia Hội nghị chủ nợ: DN, HTX lâm vào TTPS;chủ sở hữu DNNN; cổ đông CTCP; thành viên hợp danh. Hội nghị chủ nợ được hoãn 01 lần khi: Không đủ quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên tham gia; Quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt tại Hội nghị chủ nợ biểu quyết đề nghị hoãn Hội nghị chủ nợ; Người có nghĩa vụ tham gia HNCN vắng mặt có lý do chính đáng. TP phải triệu tập lại HNCN trong vòng 30 ngày kể từ khi hoãn. TP ra QĐ đình chỉ việc giải quyết PS trong trường hợp sau: Sau khi Hội nghị chủ nợ đã được hoãn một lần, nếu người nộp đơn là chủ nợ, đại diện người LĐ không tham gia HNCN được triệu tập lại; Các đối tượng có nghĩa vụ tham gia HNCN là đối tượng nộp đơn duy nhất vắng mặt không có lý do chính đáng;(?) Tất cả người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản rút lại đơn yêu cầu; 2.1. Phục hồi hoạt động kinh doanh Có thể đem lại cho DN,HTX lâm vào tình trạng PS những cơ hội và điều kiện tái tổ chức lại HĐKD vượt ra khỏi nguy cơ PS; Việc áp dụng hay không phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể. Điều kiện áp dụng: Hội nghị chủ nợ lần thứ nhất tổ chức thành; và Tại hội nghị này thông qua nghị quyết đồng ý với các giải pháp tổ chức lại hoạt động kinh doanh, kế hoạch thanh toán nợ cho các chủ nợ và DN,HTX đưa ra được phương án phục hồi hoạt động KD. (Tuy nhiên, việc đưa ra phương án phục hồi HĐKD có thể thuộc về bất kỳ chủ nợ hay người nhận nghĩa vụ nào chú không nhất thiết chỉ thuộc về DN, HTX lâm vào tình trạng phá sản) TP sẽ ra QĐ áp dụng TTPHHĐKD khi được HNCN thông qua, phương án này phải nộp cho TA trong 30 ngày kể từ khi được HNCN thông qua. NQ về phương án phục hội HĐKD được thông qua khi có quá nửa số chủ nợ không có bảo đảm có mặt đại diện cho từ 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm biểu quyết tán thành. Thời hạn tối đa để thực hiện phương án này là 36 tháng. Việc phục hồi HĐKD sẽ bị đình chỉ trong các trường hợp sau: DN, HTX thực hiện xong phương án phục hồi HĐKD; Quá nửa số phiếu của các chủ nợ không có bảo đảm đại diện cho 2/3 tổng số nợ không có bảo đảm trở lên đồng ý đình chỉ. Khi thẩm phán ra QĐ đình chỉ TTPHHĐKD thì DN, HTX được coi là không còn lâm vào tình trạng PS. Việc thi hành án dân sự, giải quyết vụ án khác bị đình chỉ khi có TA thụ lý đơn giải quyết PS sẽ được tiếp tục thực hiện khi đình chỉ thủ tục phục hồi HĐKD. 5.3. Thanh lý tài sản, các khoản nợ Các trường hợp TA ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản: Trường hợp doanh nghiệp hoạt động kinh doanh bị thua lỗ đã được Nhà nước áp dụng biện pháp đặc biệt để phục hồi hoạt động kinh doanh, nhưng vẫn không phục hồi được và không thanh toán được các khoản nợ đến hạn khi chủ nợ có yêu cầu thì Toà án ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản của doanh nghiệp mà không cần phải triệu tập Hội nghị chủ nợ để xem xét việc áp dụng thủ tục phục hồi.(Trường hợp đặc biệt) - Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý tài sản khi HNCN không thành trong những trường hợp sau đây: + Chủ doanh nghiệp hoặc đại diện hợp pháp của DN,HTX không tham gia HNCN mà không có lý do chính đáng hoặc sau khi HNCN đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là chủ nợ hoặc người LD; + Không đủ số chủ nợ quy định tham gia HNCN sau khi HNCN đã được hoãn một lần nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thuộc trường hợp quy định tại các điều 15, 16, 17 và 18 của Luật PS. - DN, HTX không xây dựng được phương án phục hồi HĐKD trong thời hạn quy định (30 ngày); - Hội nghị chủ nợ không thông qua phương án phục hồi hoạt động kinh doanh của DN, HTX; - DN, HTX thực hiện không đúng hoặc không thực hiện được phương án phục hồi hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp các bên liên quan có thoả thuận khác. Tài sản phá sản và tứ tự phân chia: Tài sản phá sản là tài sản của DN,HTX xác định từ thời điểm TA thụ lý đơn yeu cầu mở thủ tục phá sản. Tuy nhiên trong trường hợp cân thiết, thời điểm xác định tài sản của DN, HTX có thể được đẩy lên ở thời điểm 3 tháng trước ngày TA thụ lý đơn. Các tài sản này bao gồm: Tài sản và quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã có tại thời điểm Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Các khoản lợi nhuận, các tài sản và các quyền về tài sản mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ có do việc thực hiện các giao dịch được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản; Tài sản là vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp, hợp tác xã. Trường hợp thanh toán tài sản là vật bảo đảm được trả cho các chủ nợ có bảo đảm, nếu giá trị của vật bảo đảm vượt quá khoản nợ có bảo đảm phải thanh toán thì phần vượt quá đó là tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Giá trị quyền sử dụng đất của doanh nghiệp, hợp tác xã được xác định theo quy định của pháp luật về đất đai. Ngoài ra tài sản của doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh lâm vào tình trạng phá sản bao gồm cả tài sản của chủ DNTN, thành viên hợp danh không trực tiếp dùng vào hoạt động kinh doanh. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh có tài sản thuộc sở hữu chung thì phần tài sản của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh đó được chia theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Các tài sản thu hồi từ các giao dịch vô hiệu. * Xử lý nợ Các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi TA thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; Nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; Nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã. Các khoản nợ chưa đến hạn vào thời điểm mở thủ tục thanh lý được xử lý như các khoản nợ đến hạn, nhưng không được tính lãi đối với thời gian chưa đến hạn. Thứ tự phân chia tài sản Phí phá sản; Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng. Sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về: Xã viên hợp tác xã; Chủ doanh nghiệp tư nhân; Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần; Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước. Đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản Thẩm phán ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản trong những trường hợp sau đây: Doanh nghiệp, hợp tác xã không còn tài sản để thực hiện phương án phân chia tài sản; Phương án phân chia tài sản đã được thực hiện xong. 5.5. Tuyên bố phá sản DN, HTX Thẩm phán ra quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản đồng thời với việc ra quyết định đình chỉ thủ tục thanh lý tài sản. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền tạm ứng phí phá sản do TA ấn định, chủ DN hoặc đại diện hợp pháp của DN , HTX nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không còn tiền và tài sản khác để nộp tiền tạm ứng phí phá sản thì TA ra quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản. Sau khi thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản và nhận các tài liệu, giấy tờ do các bên có liên quan gửi đến, TA ra quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản, nếu DN,HTX lâm vào tình trạng phá sản không còn tài sản hoặc còn nhưng không đủ để thanh toán phí phá sản. Thông báo quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản, TA phải gửi và thông báo công khai quyết định cho DN,HTX, VKSND, chủ nợ, người mắc nợ DN, HTX, đăng báo hàng ngày của địa phương hoặc TƯ trong 3 số liên tiếp. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản có hiệu lực pháp luật, TA phải gửi quyết định cho cơ quan ĐKKD để xoá tên DN,HTX trong sổ đăng ký kinh doanh; trong trường hợp TANDTC ra quyết định giải quyết khiếu nại, kháng thì thời hạn có thể dài hơn, nhưng không quá 25 ngày. Khiếu nại, kháng nghị, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản DN, HTX bị tuyên bố phá sản,chủ nợ, người mắc nợ có quyền khiếu nại. VKSND cùng cấp có quyền kháng nghị quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản. Thời hạn khiếu nại, kháng nghị là 20, kể từ ngày cuối cùng đăng báo về quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị, TA đã ra quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản phải gửi hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị cho TA cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản. Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản không bị khiếu nại, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn khiếu nại, kháng nghị. Ngay sau khi nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Chánh án TA cấp trên trực tiếp chỉ định một tổ gồm ba Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố DN, HTX bị phá sản. Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ về phá sản kèm theo đơn khiếu nại, quyết định kháng nghị, Tổ Thẩm phán phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kháng nghị quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản. Tổ Thẩm phán có quyền ra một trong các quyết định sau đây: Không chấp nhận khiếu nại, kháng nghị và giữ nguyên quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản của Toà án cấp dưới; Huỷ quyết định tuyên bố DN,HTX bị phá sản của Toà án cấp dưới và giao hồ sơ về phá sản cho Toà án cấp dưới tiếp tục tiến hành thủ tục phá sản. Quyết định giải quyết khiếu nại, kháng nghị của Toà án cấp trên trực tiếp là quyết định cuối cùng và có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_5_5027.ppt