Luật kinh tế - Luật thương mại
Ở Việt Nam, “luật kinh doanh” hay “pháp luật kinh doanh” được hiểu là tổng hợp các văn bản QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, LKD chứa đựng hai vấn đề pháp lý cơ bản:
- Pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh;
- Pháp luật về QLNN đối với hoạt động kinh doanh.
32 trang |
Chia sẻ: tlsuongmuoi | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật kinh tế - Luật thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: LUẬT THƯƠNG MẠI (Luật kinh tế ) CHƯƠNG 1 Khái quát Luật Thương mại (Luật kinh tế) 1.Khái niệm Luật kinh tế, Luật thương mại, Luật kinh doanh 1.1. Quan niệm về Luật Kinh tế “Tổng thể các QPPL do nhà nước ba hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau và với các co quan quản lý nhà nước” (Giáo trình Luật Kinh tế, ĐH Luật Hà Nôi,2000) 1.2.Quan niệm luật thương mại Lúc mới ra đời, LTM là ngành luật tư điển hình, là luật của các thương gia, điều chỉnh quan hệ mua bán trên thị trường. Sau này, LTM điều chỉnh một phạm vi rộng hơn rất nhiều, bao gồm cả hoạt động đầu tư, sản xuất hàng hóa, trao đổi hàng hóa, cung ứng dịch vụ…nhằm mục đích sinh lợi. - Ở Việt Nam, khái niệm LTM được ghi nhận cùng với việc ban hành Luật thương mại 1997, tuy nhiên khái niệm thương mại chỉ được tiếp cận theo nghĩa hẹp và chỉ được coi là bộ phận của Luật kinh tế. - Thời gian gần đây để phù hợp với Hiệp định Thương mại VN-HK cũng như các VB pháp luật của WTO, quan niệm LTM của Việt Nam đã được ghi nhận theo nghĩa rộng. Luật Thương mại điều chỉnh các “hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác” 1.3. Quan niệm Luật kinh doanh - Ở Liên bang Nga, LKD được coi là ngành luật và được hiểu là “Tổng thể các QPPL điều chỉnh quan hệ KD và các QHXH khác liên quan mật thiết với quan hệ KD,trong đó có các quan hệ trong lĩnh vực quản lý NN đối với hoạt động kinh doanh nhằm đảm bảo lợi ích của nhà nước và của xã hội” - Ở Mỹ, LKD không tồn tại như một ngành luật mà chỉ tồn tại như một môn học, trong đó trình bày những vấn đề pháp lý cơ bản về pháp luật thương mại và pháp luật hành chính Hoa Kỳ. - Ở Việt Nam, “luật kinh doanh” hay “pháp luật kinh doanh” được hiểu là tổng hợp các văn bản QPPL điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Như vậy, LKD chứa đựng hai vấn đề pháp lý cơ bản: - Pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể kinh doanh; - Pháp luật về QLNN đối với hoạt động kinh doanh. 2.Khái niệm luật thương mại Luật thương mại được hiểu là tổng thể các QPPL do nhà nước banh hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh QHXH phát sinh trong quá trình tổ chức và thực hiện hoạt động thương mại giữa các thương nhân với nhau và với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Luật thương mại có hai đặc điểm: - Phạm vi điều chỉnh của luật thương mại là: + Các hoạt động thương mại của thương nhân như mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác; + Các hoạt động mang tính tổ chức của cơ quan nhà nước liên quan trực tiếp đến hoạt động thương mại như đăng ký kinh doanh, giám sát hoạt động thương mại, giải quyết tranh chấp, phá sản…vv - Chủ thể của luật thương mại: + Thương nhân - Chủ thể chủ yếu của Luật thương mại; + Cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 2.1. Hành vi thương mại 2.1.1. Khái niệm hoạt động kinh doanh - “Kinh doanh” được hiểu là tổ chức sản xuất, buôn bán sao cho sinh lợi.(Từ điển tiếng Việt) - Kinh doanh cũng được hiểu là thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thi trường nhằm mục đích lợi. (Điều 3 Luật Doanh nghiệp 1999) 2.1.2.Khái niệm hành vi thương mại - Thương mại, theo cách hiểu phổ thông có nghĩa là buôn bán. - Trong luật thương mại của các nước, thương mại được hiểu là các hành vi chế tạo, lưu chuyển, trung gian có mục đích kiếm lời trực tiếp hay gián tiếp. - “Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. (Điều 3 Luật thương mại 2005) Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam đều ghi nhận khái niệm thương mại theo nghĩa rộng. Tuy nhiên pháp luật Việt Nam đã ghi nhận hành vi thương mại với một khái niệm khái quát hơn là “hoạt động thương mại” (tổ hợp các hành vi thương mại). * Đặc điểm của hành vi thương mại - Hành vi thương mại khác hành vi dân sự về thời điểm xuất hiện và tính ổn định; - Hành vi thương mại được thực hiện trên thị trường và nhằm mực đích lợi nhuận; - Hành vi thương mại là hành vi mang tính chất nghề nghiệp, được thương nhân thực hiện. * Phân loại hành vi thương mại - Dựa vào tính chất hành vi: + Hành vi thương mại thuần túy: hành vi có tính chất thương mại vì bản chất của nó thuộc về công việc buôn bán hoặc vì hình thức của nó được PL coi là tiêu biểu cho hành vi thương mại. + Hành vi thương mại phụ thuộc: những hành vi có bản chất dân sự nhưng do thương nhân thực hiện theo nhu cầu nghề nghiệp hay nhân lúc hành nghề, do đó được coi là hành vi thương mại. + Hành vi hỗn hợp: hành vi thương mại đối với một bên (thương nhân) nhưng lại là hành vi dân sự đối với bên kia (cá nhân không có tu cách thương nhân). - Dựa vào lĩnh vực phát sinh cũng như đối tượng của hành vi thương mại: + Nhóm hành vi thương mại hàng hóa: mua bán hàng hóa và các hoạt động khác liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa như cung ứng dịch vụ thương mại, xúc tiến thương mại; + Nhóm hành vi thương mại dịch vụ: những hành vi phát sinh trong quá trình sản xuất hàng hóa bao gồm xây dựng, vận tải, dịch vu tài chính – ngân hàng – bảo hiểm … + Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực đầu tư: những hành vi nhằm mục đích tìm kiems lợ nhuận của các chủ đầu tư như góp vốn, chuyển nhượng vốn, phát hành và mua bán chứng khoán… + Nhóm hành vi thương mại trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ: những hành vi liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt các sản phẩm trí tuệ nhằm mục đích thương mại như sử dụng đối tượng của sở hữu công nghiệp, chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp… 3. Thương nhân - Điều 1 Bộ Luật Thương mại Pháp năm 1807: “Thương nhân là người thực hiện các hành vi thương mại và lấy đó làm nghề nghiệp thường xuyên của mình”. - Điều 1 Bộ luật Thương mại Việt Nam Cộng hòa 1972: “Thương gia là những người làm hành vi thương mại cho chính mình và lấy hành vi ấy là hành vi nghề nghiệp thường xuyên của mình” - Khoản 6 Điều 5 Luật thương mại Việt Nam 1997: “Thương nhân gồm cá nhân, pháp nhân, tổ hợp tác, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh, hoạt động thương mại một cách độc lập và thườn xuyên” - Khoản 1 Điều 6 Luật Thương mại Việt Nam 2005: “Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh”. 3.1. Đặc điểm của thương nhân - Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại: đây là đặc điểm không thể tách rời tư cách của thương nhân,tiêu chí quan trọng để phân biệt với các chủ thể khác không phải là thương nhân. - Thương nhân phải thực hiện hành vi thương mại một độc lập, mang danh nghĩa chính mình và vì lợi ích của bản thân mình. Đây là dấu hiệu cần thiết để xác định chủ thể tham gia vào hoạt động thương mại có phải là thương nhân hay không. - Thương nhân phải thực hiện các hành vi thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên. Hoạt động thương mại mang tính nghề nghiệp thường xuyên là dấu hiệu pháp lý không thể thiếu để xác định tư cách thương nhân. - Thương nhân phải có năng lực hành vi thương mại. Năng lực hành vi trong lĩnh vực thương mại là khả năng cá nhân, pháp nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý thương mại. - Thương nhân phải có đăng ký kinh doanh. Đây là yêu cầu bắt buộc đối với thương nhân. 3.2. Các loại thương nhân - Thương nhân là cá nhân. Theo pháp luật thương mại, thương nhân là cá nhân phải từ đủ 18 tuổi trở lên và không thuộc các trường hợp cấm kinh doanh. - Thương nhân là pháp nhân: + Các DNNN; + Các HTX, liên HTX; + Công ty Cổ phần, công ty TNHH. - Thương nhân là tổ hợp tác, hộ gia đình. + Tổ hợp tác: hình thành trên cơ sở hợp dồng hợp tác của từ ba cá nhân trở lên, có chứng thực của UBND cấp xã, cũng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và chịu trách nhiệm. + Hộ gia đình bao gồm nhiều thành viên trong một gia đình có tài sản chung cùng đóng góp công sức và chịu trách nhiệm. 4. Nguồn của Luật thương mại - Các văn bản QPPL; - Điều ước quốc tế; - Tập quán thương mại; - Điều lệ của thương nhân.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- chuong_1_4246.ppt