Bảo đảm quyền tự do trong việc lựa
chọn phương thức giải quyết
Giải quyết nhanh, hạn chế làm gián
đoạn hoạt động kinh doanh
Bảo đảm bí mật kinh doanh
Chi phí thấp
54 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1110 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Tranh chấp kinh doanh thương mại và phương thức giải quyết tranh chấp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
Chuyên đề:
TRANH CHẤP KD-TM VÀ PHƯƠNG
THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
Th.s Luật : Đinh Hoài Nam
Giảng viên chính - khoa luật ĐH KTQD
Hội thẩm nhân dân - Tòa án nhân dân TP Hà Nội
Trang 2
Nội dung chuyên đề
Khái quát chung về tranh chấp KD–TM
Giải quyết tranh chấp KD–TM bằng
Trọng tài
Giải quyết tranh chấp KD–TM bằng Toà
án
Trang 3
Tài liệu nghiên cứu chủ yếu
1. Giáo trình Luật kinh tế - ĐH KTQD
2. Bộ luật tố tụng dân sự 15/6/2004
3.Luật trọng tài thương mại 17/6/2010
Trang 4
Khái quát chung về tranh chấp
KD-TM
Khái niệm KD-TM
Khái niệm KD theo Luật DN 2005
(Điều 2)
Khái niệm hoạt động TM theo Luật
Thương mại 2005 (Điều 3.1)
Trang 5
Khái niệm kinh doanh theo Luật
doanh nghiệp
Kinh doanh là việc thực hiện liên tục
một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh
lợi.
Trang 6
Khái niệm hoạt động thương mại
theo luật thương mại
Hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua
bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu
tư, xúc tiến thương mại và các hoạt
động nhằm mục đích sinh lợi khác.
Trang 7
Khái niệm tranh chấp KD-TM
Được hiểu là những mâu thuẫn, bất
đồng về quyền và nghĩa vụ phát sinh
trong hoạt động KD-TM.
Trang 8
Đặc điểm chung của tranh chấp
KD - TM
Phát sinh giữa các nhà kinh doanh và
gắn liền với hoạt động KD
Thường là những tranh chấp có giá trị
tài sản lớn
Đa dạng, phức tạp
Tính chất gay gắt.
Trang 9
Yêu cầu của việc giải quyết tranh
chấp KD- TM trong nền KT thị trường
Bảo đảm quyền tự do trong việc lựa
chọn phương thức giải quyết
Giải quyết nhanh, hạn chế làm gián
đoạn hoạt động kinh doanh
Bảo đảm bí mật kinh doanh
Chi phí thấp
Trang 10
Phương thức giải quyết tranh
chấp KD-TM
Thương lượng
Hoà giải
Trọng tài
Toà án
Trang 11
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
KD-TM BẰNG TRỌNG TÀI
Nguồn:
- Pháp lệnh trọng tài thương mại 25/2/2003
- Nghị định 25/2004/NĐ-CP ngày 15/1/2004
Quy định chi tiết thi hành một số điều của PL
TTTM
Trang 12
Những vấn đề chung
Trọng tài và việc giải quyết tranh chấp
KD-TM bằng trọng tài
Vài nét về tổ chức và hoạt động của trọng
tài kinh tế ở Việt Nam trước đây
Khái niệm trọng tài thương mại
Trung tâm trọng tài và Trọng tài viên
Những ưu điểm của phương thức giải
quyết tranh chấp KD-TM bằng trọng tài
Trang 13
Quá trình hình thành và pháp triển
của Trọng tài thương mại ở Việt Nam
Trọng tài kinh tế ở Việt nam thành lập năm 1960
theo Nghị định 20/TTg ngày 4/1/1960
Năm 1994 Nhà nước giải thể hệ thống Trọng tài KT
nhà nước để thành lập Tòa án kinh tế, đồng thời cho
phép thành lập Trung tâm trọng tài thương mại theo
Nghị định 116/CP ngày 5/9/1994
Ngày 28/4/1993 Nhà nước ban hành Quyết định
204/TTg thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt
nam
Ngày 25/2/2003 Nhà nước ban hành Pháp lệnh trọng
thương mại
Hiện nay Luật trọng tài 17/6/2010
Trang 14
Những vấn đề chung
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
1. Trọng tài viên phải tôn trọng thoả thuận của các bên nếu
thỏa thuận đó không vi phạm điều cấm và trái đạo đức xã hội.
2. Trọng tài viên phải độc lập, khách quan, vô tư và tuân theo
quy định của pháp luật.
3. Các bên tranh chấp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Hội
đồng trọng tài có trách nhiệm tạo điều kiện để họ thực hiện các
quyền và nghĩa vụ của mình.
4. Giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài được tiến hành không
công khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
5. Phán quyết trọng tài là chung thẩm.
Trang 15
ThÈm quyÒn gi¶i quyÕt tranh
chÊp cña träng tµi
1. Tranh chấp giữa các bên phát sinh từ
hoạt động thương mại.
2. Tranh chấp phát sinh giữa các bên
trong đó ít nhất một bên có hoạt động
thương mại.
3. Tranh chấp khác giữa các bên mà
pháp luật quy định được giải quyết
bằng Trọng tài
Trang 16
Điều kiện giải quyết tranh chấp
bằng Trọng tài (®iÒu 5)
1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có
thoả thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước
hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.
2. Trường hợp một bên tham gia thoả thuận trọng tài là cá
nhân chết hoặc mất năng lực hành vi, thoả thuận trọng tài vẫn
có hiệu lực đối với người thừa kế hoặc người đại diện theo pháp
luật của người đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
3. Trường hợp một bên tham gia thỏa thuận trọng tài là tổ chức
phải chấm dứt hoạt động, bị phá sản, giải thể, hợp nhất, sáp
nhập, chia, tách hoặc chuyển đổi hình thức tổ chức, thỏa thuận
trọng tài vẫn có hiệu lực đối với tổ chức tiếp nhận quyền và
nghĩa vụ của tổ chức đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận
khác.
Trang 17
Thoả thuận trọng tài
1. Thỏa thuận trọng tài có thể được xác lập dưới hình thức điều khoản
trọng tài trong hợp đồng hoặc dưới hình thức thỏa thuận riêng.
2. Thoả thuận trọng tài phải được xác lập dưới dạng văn bản. Các hình
thức thỏa thuận sau đây cũng được coi là xác lập dưới dạng văn bản:
a) Thoả thuận được xác lập qua trao đổi giữa các bên bằng telegram,
fax, telex, thư điện tử và các hình thức khác theo quy định của pháp
luật;
b) Thỏa thuận được xác lập thông qua trao đổi thông tin bằng văn bản
giữa các bên;
c) Thỏa thuận được luật sư, công chứng viên hoặc tổ chức có thẩm
quyền ghi chép lại bằng văn bản theo yêu cầu của các bên;
d) Trong giao dịch các bên có dẫn chiếu đến một văn bản có thể hiện
thỏa thuận trọng tài như hợp đồng, chứng từ, điều lệ công ty và những
tài liệu tương tự khác;
đ) Qua trao đổi về đơn kiện và bản tự bảo vệ mà trong đó thể hiện sự
tồn tại của thoả thuận do một bên đưa ra và bên kia không phủ nhận.
Trang 18
Quyền lựa chọn phương thức
giải quyết tranh chấp của người
tiêu dùng
Đối với các tranh chấp giữa nhà cung cấp
hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng, mặc
dù điều khoản trọng tài đã được ghi nhận
trong các điều kiện chung về cung cấp hàng
hoá, dịch vụ do nhà cung cấp soạn sẵn thỏa
thuận trọng tài thì người tiêu dùng vẫn được
quyền lựa chọn Trọng tài hoặc Tòa án để giải
quyết tranh chấp. Nhà cung cấp hàng hóa,
dịch vụ chỉ được quyền khởi kiện tại Trọng tài
nếu được người tiêu dùng chấp thuận.
Trang 19
Thoả thuận trọng tài vô hiệu
(Điều 18 )
1. Tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm
quyền của Trọng tài quy định tại Điều 2 của Luật này.
2. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
3. Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi
dân sự theo quy định của Bộ luật dân sự.
4. Hình thức của thoả thuận trọng tài không phù hợp với quy
định tại Điều 16 của Luật này.
5. Một trong các bên bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép trong quá
trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thoả
thuận trọng tài đó là vô hiệu.
6. Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật.
Trang 20
Luật áp dụng giải quyết tranh
chấp (Điều 14)
1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, Hội đồng
trọng tài áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết tranh chấp.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, Hội đồng trọng tài
áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn; nếu các bên không có
thỏa thuận về luật áp dụng thì Hội đồng trọng tài quyết định áp
dụng pháp luật mà Hội đồng trọng tài cho là phù hợp nhất.
3. Trường hợp pháp luật Việt Nam, pháp luật do các bên lựa
chọn không có quy định cụ thể liên quan đến nội dung tranh
chấp thì Hội đồng trọng tài được áp dụng tập quán quốc tế để
giải quyết tranh chấp nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc
áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật
Việt Nam.
Trang 21
Thủ tục tố tụng trọng tài
Khởi kiện
Thành lập Hội đồng trọng tài
Phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
Quyết định trọng tài
Hủy quyết định và Thi hành quyết định
của Trọng tài thương mại
Trang 22
KHỞI KIỆN
Đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo
1. Trường hợp giải quyết tranh chấp tại Trung tâm trọng tài, nguyên đơn phải
làm đơn khởi kiện gửi đến Trung tâm trọng tài. Trường hợp vụ tranh chấp được
giải quyết bằng Trọng tài vụ việc, nguyên đơn phải làm đơn khởi kiện và gửi cho
bị đơn.
2. Đơn khởi kiện gồm có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
b) Tên, địa chỉ của các bên; tên, địa chỉ của người làm chứng, nếu có;
c) Tóm tắt nội dung vụ tranh chấp;
d) Cơ sở và chứng cứ khởi kiện, nếu có;
đ) Các yêu cầu cụ thể của nguyên đơn và giá trị vụ tranh chấp;
e) Tên, địa chỉ người được nguyên đơn chọn làm Trọng tài viên hoặc đề nghị chỉ
định Trọng tài viên.
3. Kèm theo đơn khởi kiện, phải có thỏa thuận trọng tài, bản chính hoặc bản
sao các tài liệu có liên quan.
Trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo
thủ tục trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm
phạm.
Trang 23
HỘI ĐỒNG TRỌNG TÀI
1. Thành phần Hội đồng trọng tài có
thể bao gồm một hoặc nhiều Trọng tài
viên theo sự thỏa thuận của các bên.
2. Trường hợp các bên không có thoả
thuận về số lượng Trọng tài viên thì Hội
đồng trọng tài bao gồm ba Trọng tài
viên.
Trang 24
PHIÊN HỌP GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP
1. Phiên họp giải quyết tranh chấp được tiến hành không công
khai, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Các bên có thể trực tiếp hoặc uỷ quyền cho người đại diện
tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp; có quyền mời người
làm chứng, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
3. Trong trường hợp có sự đồng ý của các bên, Hội đồng trọng
tài có thể cho phép những người khác tham dự phiên họp giải
quyết tranh chấp.
4. Trình tự, thủ tục tiến hành phiên họp giải quyết tranh chấp
do quy tắc tố tụng trọng tài của Trung tâm trọng tài quy định;
đối với Trọng tài vụ việc do các bên thỏa thuận.
Trang 25
PHÁN QUYẾT TRỌNG TÀI
Phán quyết trọng tài được ban hành ngay tại
phiên họp hoặc chậm nhất là 30 ngày, kể từ
ngày kết thúc phiên họp cuối cùng.
Phán quyết trọng tài phải được gửi cho các
bên ngay sau ngày ban hành. Các bên có
quyền yêu cầu Trung tâm trọng tài hoặc Hội
đồng trọng tài vụ việc cấp bản sao phán
quyết trọng tài.
Trang 26
THI HÀNH PHÁN QUYẾT
TRỌNG TÀI
Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết
trọng tài
Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành
phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu
huỷ phán quyết trọng tài, bên được thi hành phán quyết trọng
tài có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài.
Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có
quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm
quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết được
đăng ký với tòa án
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật
về thi hành án dân sự.
Trang 27
Căn cứ huỷ phán quyết trọng tài
1. Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên.
2. Phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu;
b) Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận
của các bên hoặc trái với các quy định của Luật này;
c) Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết
trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị
huỷ;
d) Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là
giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp
làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài;
đ) Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
3. Khi Tòa án xem xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài, nghĩa vụ chứng minh được
xác định như sau:
a) Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều
này có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các
trường hợp đó;
b) Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, Tòa án
có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy
phán quyết trọng tài.
Trang 28
Vấn đề công nhận và thi hành tại Việt Nam
các phán quyết của Toà án và trọng tài
nước ngoài
Công ước New York về công nhận và thi hành
các phán quyết trọng tài nước ngoài ngày 10-
6-1958
Điều kiện để được công nhận và thi hành là:
1) Phán quyết trọng tài phải trở thành cơ sở
thoả thuận bằng văn bản và các bên ký thoả
thuận trọng tài phải có năng lực pháp lý theo
quy định của luật áp dụng;
2) Bên yêu cầu công nhận và cho thi hành phải
thực hiện đúng những thủ tục pháp lý theo
quy định.
Trang 29
Việc công nhận và thi hành phán quyết trọng
tài có thể bị khước từ trong các trường hợp
1) Thoả thuận trọng tài không có giá trị theo luật dẫn chiếu.
2) Việc thành lập trọng tài và chỉ định trọng tài viên không đúng
nguyên tắc trọng tài và không phù hợp với thoả thuận giữa các
bên tham gia vụ tranh chấp;
3) Không tuân thủ đúng thủ tục tố tụng;
4) Xét xử sai thẩm quyền
5) Phán quyết chưa có hiệu lực bắt buộc đối với các bên hoặc bị
đình chỉ bởi một cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia phán
quyết được thông qua.
Ngoài ra, theo quy định tại điều V, khoản 2 của Công ước thì
việc công nhận và thi hành phán quyết còn có thể bị từ chối
nếu theo quy định của pháp luật tại quốc gia nơi được yêu cầu
công nhận và thi hành thì đối tượng vụ tranh chấp không thể
được giải quyết bằng trọng tài cũng như việc công nhận và thi
hành sẽ trái với trật tự pháp luật của quốc gia đó.
Trang 30
Pháp luật Việt Nam về công nhận và thi
hành tại Việt Nam các phán quyết trọng
tài nước ngoài
Để được công nhận và cho thi hành tại Việt
Nam, người yêu cầu thi hành phải làm đơn
Đơn yêu cầu công nhận và cho thi hành tại
Việt Nam quyết định của Trọng tài nước
ngoài và gửi Đơn đến Bộ Tư pháp Việt Nam.
Trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày nhận
được đơn yêu cầu, các giấy tờ, tài liệu kèm
theo, Bộ Tư pháp chuyển hồ sơ cho Toà án
có thẩm quyền.
Trang 31
Quyết định của Trọng tài nước ngoài không được công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp
sau đây:
1. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được tuyên về một vụ
tranh chấp không được các bên yêu cầu giải quyết hoặc vượt
quá yêu cầu của các bên ký kết thoả thuận trọng tài. Trong
trường hợp có thể tách được phần quyết định về vấn đề đã
được yêu cầu và phần quyết định về vấn đề không được yêu
cầu giải quyết tại Trọng tài nước ngoài thì phần quyết định về
vấn đề được yêu cầu giải quyết có thể được công nhận và cho
thi hành tại Việt Nam;
2. Thành phần của Trọng tài nước ngoài, thủ tục giải quyết
tranh chấp của Trọng tài nước ngoài không phù hợp với thoả
thuận trọng tài hoặc với pháp luật của nước nơi quyết định của
Trọng tài nước ngoài được tuyên, nếu thoả thuận trọng tài
không quy định về các vấn đề đó;
Trang 32
Quyết định của Trọng tài nước ngoài không được công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam trong các trường hợp
sau đây:
3. Quyết định của Trọng tài nước ngoài chưa có hiệu lực bắt
buộc đối với các bên;
4. Quyết định của Trọng tài nước ngoài bị cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi quyết định đã được tuyên hoặc của nước có
pháp luật đã được áp dụng huỷ bỏ hoặc đình chỉ thi hành.
5. Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng không được công
nhận và cho thi hành tại Việt Nam, nếu Toà án Việt Nam xét
thấy:
+ Theo pháp luật Việt Nam, vụ tranh chấp không được giải
quyết theo thể thức trọng tài;
+ Việc công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của
Trọng tài nước ngoài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp
luật Việt Nam.
Trang 33
Quyết định của Trọng tài nước ngoài không
được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam
trong các trường hợp sau đây:
+ Các bên ký kết thoả thuận trọng tài không có năng lực để ký
kết thoả thuận đó theo pháp luật được áp dụng cho mỗi bên;
+ Thoả thuận trọng tài không có giá trị pháp lý theo pháp luật
của nước mà các bên đã chọn để áp dụng hoặc theo pháp luật
của nước nơi quyết định đã được tuyên, nếu các bên không
chọn pháp luật áp dụng cho thoả thuận đó;
+ Cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thi hành không được thông
báo kịp thời và hợp thức về việc chỉ định Trọng tài viên, về thủ
tục giải quyết vụ tranh chấp tại Trọng tài nước ngoài hoặc vì
nguyên nhân chính đáng khác mà không thể thực hiện được
quyền tố tụng của mình;
Trang 34
Giải quyết tranh chấp KD – TM
tại Toà án
Hệ thống Tòa án ở Việt Nam
Thẩm quyền giải quyết vụ, việc về KD-
TM của Tòa án
Thủ tục giải quyết vụ, việc về KD-TM tại
Tòa án
Trang 35
Hệ thống Tòa án ở Việt Nam
Thẩm quyền chung của Tòa án:(điều 1
Luật tổ chức TAND ngày 2.4.2002)
• Xét xử các vụ án: Hình sự, dân sự, kinh
tế, hành chính, lao động
• Giải quyết các việc khác theo quy định
của pháp luật
Trang 36
Hệ thống Tòa án ở Việt Nam
Tòa án nhân dân tối cao:
• Hội đồng thẩm phán TAND tối cao
• Tòa quân sự trung ương
• Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế,
tòa hành chính, Tòa lao động của TAND
TC
• Các Tòa phúc thẩm của TAND TC
• Bộ máy giúp việc
Trang 37
Hệ thống Tòa án ở Việt Nam
Tòa án nhân dân cấp tỉnh (thành phố
trực thuộc trung ương):
• Ủy ban thẩm phán TAND cấp tỉnh
• Các tòa chuyên trách của TA cấp tỉnh:
Tòa hình sự, Tòa dân sự, Tòa kinh tế,
Tòa lao động
• Bộ máy giúp việc
Trang 38
Hệ thống Tòa án ở Việt Nam
Tòa án nhân dân cấp huyện ( quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh)
Tòa án cấp huyện không chia thành các
tòa chuyên trách như tòa án cấp tỉnh,
chỉ có Chánh án, một hoặc hai phó
chánh án, thẩm phán chuyên trách
Trang 39
Hệ thống Tòa án ở Việt Nam
Tòa án quân sự quân khu
Toà án quân sự khu vực
Trang 40
Thẩm quyền của Tòa án trong
việc giải quyết vụ, việc về KD-TM
Thẩm quyền theo vụ việc (điều 29,30
BLTTDS)
Thẩm quyền theo các cấp Toà án
(Đ33, 34 BL2004)
Thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ
(Đ35 BL2004)
Thẩm quyền của Toà án theo sự lựa
chọn của nguyên đơn (Đ36 BL2004)
Trang 41
Thẩm quyền theo vụ việc (điều 29,30
BLTTDS
Điều 29. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại
thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,
thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh
doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hoá;
b) Cung ứng dịch vụ;
c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý;
đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua;
g) Xây dựng;
h) Tư vấn, kỹ thuật;
i) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường sắt,
đường bộ, đường thuỷ nội địa;
Trang 42
Thẩm quyền theo vụ việc (điều 29,30
BLTTDS
k) Vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng
không, đường biển;
l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng;
n) Bảo hiểm;
o) Thăm dò, khai thác.
2. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công
nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích
lợi nhuận.
3. Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty,
giữa các thành viên của công ty với nhau liên quan đến
việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất,
chia, tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty.
4. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại mà
pháp luật có quy định.
Trang 43
Thẩm quyền theo vụ việc (điều 29,30
BLTTDS
Điều 30. Những yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc
thẩm quyền giải quyết của Toà án
1. Yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt
Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp
luật về Trọng tài thương mại.
2. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án,
quyết định kinh doanh, thương mại của Toà án nước ngoài
hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh,
thương mại của Toà án nước ngoài mà không có yêu cầu
thi hành tại Việt Nam.
3. Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết
định kinh doanh, thương mại của Trọng tài nước ngoài.
4. Các yêu cầu khác về kinh doanh, thương mại mà pháp
luật có quy định.
Trang 44
Thẩm quyền theo các cấp Toà án
(Đ33, 34 BL2004)
Điều 33. Thẩm quyền của Toà án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
1. Toà án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết
theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau
đây:
Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy
định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i
khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
Trang 45
Thẩm quyền theo các cấp Toà án
(Đ33, 34 BL2004)
• Tranh chấp kinh doanh, thương mại được quy định
tại điều 29 trừ những tranh chấp thuộc thẩm
quyền giải quyết của TAND cấp huyện
TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
• Yêu cầu về kinh doanh, thương mại, được quy
định tại điều 30 Bộ luật TTDS;
TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ
tục sơ thẩm những vụ việc thuộc thẩm quyền giải
quyết của TAND cấp huyện mà TAND cấp tỉnh
lấy lên để giải quyết.
Trang 46
Thẩm quyền của Toà án theo l·nh
thæ ( §iÒu 35)
Toà án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án
nơi bị đơn có trụ sở, cư trú
Các đương sự có quyền tự thoả thuận với
nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi
nguyên đơn có trụ sở hoặc cư trú để giải
quyết
Toà án nơi có bất động sản có thẩm quyền
giải quyết những tranh chấp về bất động
sản.
Trang 47
Thẩm quyền theo sự lựa chọn
của nguyên đơn (điều 36 BLTTDS)
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị
đơn, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có tài
sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị
đơn giải quyết.
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi
nhánh tổ chức, thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà
án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi
nhánh giải quyết.
- Nếu tranh chấp chấp phát sinh từ quan hệ hợp
đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi hợp
đồng được thực hiện giải quyết;
Trang 48
Thẩm quyền theo sự lựa chọn
của nguyên đơn (điều 36 BLTTDS)
Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở
nhiều nơi khác nhau, thì nguyên đơn có thể
yêu cầu Toà án nơi một trong các bị đơn có
cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết.
Nếu tranh chấp liên quan đến bất động sản
mà bất động sản ở nhiều nơi khác nhau, thì
nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có
một trong các bất động sản giải quyết.
Trang 49
Thủ tục giải quyết vụ án KD-TM
tại Tòa án
Khởi kiện và thụ lý vụ án
Chuẩn bị xét xử
XÐt xö
Thi hµnh ¸n
Trang 50
Thủ tục giải quyết vụ án KD-TM
tại Tòa án
1. Khởi kiện và thụ lý vụ án
Khởi kiện vụ án kinh tế được hiểu là việc cá
nhân, pháp nhân làm đơn yêu cầu Toà án
giải quyết các tranh chấp kinh doanh, thương
mại để bảo vệ quyền và lợi ích của mình
đang bị tranh chấp hay vi phạm.
Thời hiệu khởi kiện 2 năm kể từ ngày quyền
và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm trừ trường
hợp luật chuyên ngành có quy định khác.
Thụ lý vụ án được hiểu là việc Toà án có
thẩm quyền chấp nhận đơn của người khởi
kiện và ghi vào sổ thụ lý vụ án để giải quyết.
Trang 51
Thủ tục giải quyết vụ án KD-TM
tại Tòa án
2. Chuẩn bị xét xử
Thời hạn chuẩn bị là 2 tháng và có thể
kéo dài thêm 1 tháng nữa
Thông báo cho các đương sự
Tiến hành xác minh thu thập tài liệu
chứng cứ
Hoà giải
Trang 52
Thủ tục giải quyết vụ án KD-TM
tại Tòa án
3. Xét xử
Xét xử sơ thẩm ( thời hạn mở phiên toà
2 tháng, có thể thêm 1 tháng)
Xét xử phúc thẩm ( thời hạn chuẩn bị 2
tháng, và thời hạn mở phiên toà 1
tháng, có thể thêm 1 tháng)
Giám đốc thẩm, tái thẩm
Trang 53
Thủ tục giải quyết vụ án KD-TM
tại Tòa án
4.Thi hành án
Những bản án, quyết định của toà án
được thi hành (Đ375 BL2004)
Quyền yêu cầu thi hành án (Đ377
BL2004)
Thủ tục thi hành án (Đ380 đến 383
BL2004)
Trang 54
Thủ tục giải quyết việc KD-TM
Thủ tục yêu cầu giải quyết việc KD-TM (Đ312
BL2004)
Mở phiên họp công khai để giải quyết (Đ313
BL2004)
Quyết định giải quyết việc KD-TM (Đ315
BL2004)
Kháng cáo, kháng nghị quyết định giải quyết
việc KD-TM (Đ316, 317 BL2004)
Thủ tục phúc thẩm quyết định giải quyết việc
KD-TM (Đ280 BL2004)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gqtc_9122.pdf