Luật học - Luật thuế thu nhập đặc biệt

Hàng hóa NK trong các trường hợp sau: 2.1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm: a) Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng NK bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh hiên tai, dịch bệnh. b) Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật.

pdf57 trang | Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1006 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Luật thuế thu nhập đặc biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổng hợp & trình bày: Vũ Đức Hiển Tại TP.HCM ngày 12/02/2014 Cục Thuế thành phố Hồ Chí Minh Phòng Tuyên truyền Hỗ trợ Người nộp thuế 21) Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 của Quốc Hội (hiệu lực từ 01/04/2009) 2) Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 của Chính phủ hướng dẫn Luật thuế TTĐB (hiệu lực: 01/04/2009) 3) Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 của BTC hướng dẫn Nghị định 26/2009/NĐ-CP về thuế TTĐB (Hiệu lực từ ngày 01/04/2009 đến hết ngày 31/01/2012) 4) Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 08/12/2011 của CP sửa đổi Nghị định 26/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thuế TTĐB (Hiệu lực từ 01/02/2012) 5) Thông tư số 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của BTC hướng dẫn Nghị định 26/2009/NĐ-CP và 113/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 26/2009/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế TTĐB (hiệu lực từ 01/02/2012 ) 6) Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của BTC hướng dẫn một số điều của Luật quản lý thuế. Cơ sở pháp lý 3Điều 2. Đối tượng chịu thuế Điều 3. Đối tượng không chịu thuế Điều 4. Người nộp thuế Điều 5. Giá tính thuế Điều 6. Thuế suất Điều 7. Hoàn thuế Điều 8. Khấu trừ thuế Nội dung 41. Hàng hóa (sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này) a) Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm khác từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi, ngậm; b) Rượu; c) Bia; d) Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3; e) Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích dân dụng; g) Xăng các loại, nap-ta (naphtha), chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác bao gồm cả condensate để pha chế xăng, không bao gồm nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) do cơ sở kinh doanh trực tiếp NK hoặc mua trực tiếp của CSSX bán ra. Điều 2. Đối tượng chịu thuế 5Tại khoản 1, Điều 2, Luật thuế TTĐB quy định: "Thuốc lá điếu, xì gà và chế phẩm từ cây thuốc lá dùng để hút, hít, nhai, ngửi ngậm" thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Theo ý kiến của Bộ CT tại công văn số 2227/BCT-CNN ngày 16/3/2011 thì: (1) Sợi thuốc lá (thuốc lá sợi) là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra thuốc lá điếu thành phẩm, sợi thuốc lá thành phẩm được phối trộn cùng các loại nguyên liệu, phụ liệu khác theo tiêu chuẩn quy định kỹ thuật để sản xuất thuốc lá điếu thành phẩm và không dùng để hút, hít, nhai, ngửi ngậm; (2) Nguyên liệu thuốc lá nhập khẩu hàng năm được Bộ Công thương quản lý chặt chẽ theo hạn ngạch thuế quan và phê duyệt, thông báo cho các doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện nhập khẩu. Vì vậy, sợi thuốc lá nhập khẩu không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB theo Luật thuế TTĐB hiện hành. Căn cứ vào quy định và ý kiến của Bộ CT nêu trên, sợi thuốc lá nhập khẩu theo hạn ngạch, kế hoạch được Bộ CT phê duyệt để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất thuốc lá điếu thì không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB tại khâu nhập khẩu. (CV 4325/BTC-CST ngày 04/4/2011 của BTC gửi các Cục HQ) Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sợi thuốc lá 6Tại khoản 6 Điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTC về thuế TTĐB hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế TTĐB: “6. Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái họp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu; Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác do cơ sở sản xuất ra nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác trực tiếp bán ra cho cơ sở sản xuất khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng). . Riêng đối với trường họp cơ sở sản xuất nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để làm nguyên liệu sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu thì các cơ sở sản xuất xăng, dầu thực hiện nộp, trả thuế TTĐB khi mua nguyên liệu. Số thuế TTĐB mà cơ sở sản xuất đã nộp hoặc đã trả được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này.” (CV 4262/TCT-CS ngày 28/11/2012 của TCT gửi CT TPHCM) Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với condensate 7Căn cứ vào các quy định nêu trên: - Trước ngày 1/2/2012 (ngày Nghị định 113/2011/NĐ-CP có hiệu lực thi hành): Condensate thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB với mức thuế suất thuế TTĐB là 10%. - Kể từ ngày 1/2/2012: Condensate dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu; hoặc condensate do cơ sở sản xuất condensate trực tiếp bán ra cho cơ sở sản xuất khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Riêng đối với trường hợp cơ sở sản xuất nhập khẩu hoặc mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước condensate để làm nguyên liệu sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu thì các cơ sở sản xuất xăng, dầu thực hiện nộp, trả thuế TTĐB khi mua nguyên liệu. Số thuế TTĐB mà cơ sở sản xuất đã nộp hoặc đã trả được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư số 05/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính (CV 4262/TCT-CS ngày 28/11/2012 của TCT gửi CT TPHCM) Thuế tiêu thụ đặc biệt đối với condensate 8h) Máy điều hoà nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống; Trường hợp CSSX bán hoặc cơ sở NK nhập tách riêng từng bộ phận là cục nóng hoặc cục lạnh thì hàng hóa bán ra hoặc NK (cục nóng, cục lạnh) vẫn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như đối với máy điều hoà nhiệt độ hoàn chỉnh. i) Bài lá; k) Vàng mã, hàng mã (không bao gồm hàng mã là đồ chơi trẻ em, đồ dùng dạy học và dùng để trang trí) . Dịch vụ: a) Kinh doanh vũ trường; b) Kinh doanh mát-xa (massage), ka-ra-ô-kê (karaoke); c) Kinh doanh ca-si-nô (casino); trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy giắc-pót (jackpot), máy sờ-lot (slot) và các loại máy tương tự; d) Kinh doanh đặt cược bao gồm: đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật. đ) Kinh doanh gôn (golf) bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn; e) Kinh doanh xổ số. Điều 2. Đối tượng chịu thuế 91. Hàng hóa do cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp XK hoặc bán, ủy thác cho cơ sở kinh doanh khác để XK bao gồm: 1.1. Hàng hoá do các cơ sở sản xuất, gia công trực tiếp XK ra nước ngoài bao gồm cả hàng hoá bán, gia công cho doanh nghiệp chế xuất, trừ ô tô dưới 24 chỗ ngồi bán cho doanh nghiệp chế xuất. 1.2. Cơ sở sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế TTĐB nếu tạm XK, tái NK theo giấy phép tạm XK, tái NK, trong thời hạn chưa phải nộp thuế XK, thuế NK theo chế độ quy định thì khi tái NK không phải nộp thuế TTĐB, nhưng khi cơ sở sản xuất bán hàng hoá này phải nộp thuế TTĐB. 1.3. Hàng hóa do cơ sở sản xuất bán hoặc ủy thác cho cơ sở kinh doanh XK để XK theo hợp đồng kinh tế. Đối với hàng hoá cơ sở XK mua, nhận uỷ thác XK để XK nhưng không XK mà tiêu thụ trong nước, cơ sở kinh doanh XK phải kê khai, nộp thuế TTĐB đối với các hàng hoá này khi tiêu thụ (bán) trong nước. 1.4. Hàng hoá mang ra nước ngoài để bán tại hội chợ triển lãm ở nước ngoài. Điều 3. Đối tượng không chịu thuế 10 2. Hàng hóa NK trong các trường hợp sau: 2.1. Hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại; quà tặng, quà biếu bao gồm: a) Hàng viện trợ nhân đạo và hàng viện trợ không hoàn lại, bao gồm cả hàng NK bằng nguồn viện trợ không hoàn lại được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hàng trợ giúp nhân đạo, cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh. b) Quà tặng của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài cho các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân. c) Quà biếu, quà tặng cho cá nhân tại Việt Nam theo định mức quy định của pháp luật. Điều 3. Đối tượng không chịu thuế 11 2.2. Hàng hóa quá cảnh hoặc mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam, hàng hóa chuyển khẩu, bao gồm: a) Hàng hóa được vận chuyển từ nước XK đến nước NK qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục NK vào Việt Nam và không làm thủ tục XK ra khỏi Việt Nam. b) Hàng hóa được vận chuyển từ nước XK đến nước NK qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, không làm thủ tục NK vào Việt Nam và không làm thủ tục XK ra khỏi Việt Nam. c) Hàng quá cảnh, mượn đường qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam trên cơ sở Hiệp định đã ký kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ nước ngoài hoặc giữa cơ quan, người đại diện được Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước ngoài ủy quyền. d) Hàng hóa được vận chuyển từ nước XK đến nước NK không qua cửa khẩu Việt Nam. Điều 3. Đối tượng không chịu thuế 12 2.3. Hàng tạm nhập tái xuất /tạm xuất tái nhập, nếu thực tái XK / tái NK trong thời hạn không phải nộp thuế NK/XK theo quy định của pháp luật về thuế XK, thuế NK thì không phải nộp thuế TTĐB tương ứng với số hàng thực tái XK /tái NK. 2.4. Hàng tạm NK để dự hội chợ, triển lãm, nếu thực tái XK trong thời hạn chưa phải nộp thuế NK theo chế độ quy định. Hết thời gian hội chợ, triển lãm mà tổ chức, cá nhân không tái xuất hàng tạm NK thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB; nếu tổ chức, cá nhân không kê khai mà bị kiểm tra, phát hiện thì ngoài việc truy thu thuế TTĐB còn bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 2.5. Đồ dùng của tổ chức, cá nhân nước ngoài theo tiêu chuẩn miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về miễn trừ ngoại giao. 2.6. Hàng mang theo người trong tiêu chuẩn hành lý miễn thuế NK của cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài khi xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu Việt Nam. 2.7. Hàng NK để bán miễn thuế tại các cửa hàng bán hàng miễn thuế theo quy định của pháp luật. Điều 3. Đối tượng không chịu thuế 13 3. Hàng hoá NK từ nước ngoài vào khu phi thuế quan, hàng hoá từ nội địa bán vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan, hàng hoá được mua bán giữa các khu phi thuế quan với nhau, trừ xe ô tô chở người dưới 24 chỗ. Lưu ý: Cơ sở NK các mặt hàng thuộc các trường hợp không phải chịu thuế TTĐB khi NK theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này, nếu dùng vào mục đích khác thì phải kê khai, nộp thuế TTĐB khâu NK với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế XK , thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK , nhập khẩu. Điều 3. Đối tượng không chịu thuế 14 4. Tàu bay, du thuyền sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinh doanh du lịch. Trường hợp tàu bay, du thuyền thuộc diện không chịu thuế TTĐB nhưng sau đó không sử dụng cho mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành khách và kinh doanh du lịch thì phải kê khai nộp thuế TTĐB với cơ quan hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra giám sát hải quan; thuế XK , thuế NK và quản lý thuế đối với hàng hoá XK , nhập khẩu. Cơ sở kinh doanh có tàu bay, du thuyền được sản xuất trong nước chuyển đổi mục đích nêu trên phải kê khai nộp thuế TTĐB theo giá trị còn lại sau khi trừ giá trị đã khấu hao theo quy định với CQT quản lý trực tiếp. 5. Xe ô tô theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyền hình lưu động; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông và các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông: Điều 3. Đối tượng không chịu thuế 15 Trong quá trình thực hiện Luật thuế TTĐB, BTC nhận được văn bản của Hải quan địa phương và DN về vướng mắc trong việc tính và thu thuế TTĐB đối với mặt hàng xe ô tô cứu hỏa. Để thực hiện thống nhất, BTC hướng dẫn như sau: Theo quy định tại điều 2 của Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008 thì mặt hàng xe ô tô chở người dưới 24 chỗ ngồi thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, trừ một số loại xe chở người có tính chất đặc biệt như "xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân, xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông". Theo Danh mục biểu thuế XNK hiện hành và tiêu chuẩn VN về các phương tiện cơ giới đường bộ thì mặt hàng xe ô tô cứu hỏa có thiết kế cabin đơn hoặc kép, có téc nước cùng các dụng cụ cứu hỏa như thang, vòi nước, có thiết kế chỗ bám cho lính cứu hỏa là loại xe chuyên dùng và thuộc nhóm 8705. Căn cứ các quy định nêu trên thì mặt hàng xe ô tô cứu hỏa được nhập khẩu nguyên thủy, chưa cải tạo thuộc đối tượng không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. (CV 302/BTC-TCHQ ngày 07/01/2010 của BTC gửi các Cục HQ) Thuế TTĐB đối với mặt hàng xe ô tô cứu hỏa 16 Theo quy định tại điểm d Khoản 1 Điều 2 Luật thuế TTĐB thì:“Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và chở hàng” thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB; Theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật thuế TTĐB thì: “xe ô tô cứu thương; xe ô tô chở phạm nhân; xe ô tô tang lễ; xe ô tô thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông” thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB; Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Thông tư số 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của BTC hướng dẫn chi tiết Luật thuế TTĐB thì: “5. Đối với xe ô tô quy định tại khoản 4 Điều 3 của Luật Thuế TTĐB là các loại xe theo thiết kế của nhà sản xuất được sử dụng làm xe cứu thương, xe chở phạm nhân, xe tang lễ; xe kiểm tra, kiểm soát tần số vô tuyến điện; xe bọc thép phóng thang; xe truyền hình lưu động; xe thiết kế vừa có chỗ ngồi, vừa có chỗ đứng chở được từ 24 người trở lên; xe ô tô chạy trong khu vui chơi, giải trí, thể thao không đăng ký lưu hành và không tham gia giao thông và các loại xe chuyên dụng, xe không đăng ký lưu hành, không tham gia giao thông do BTC phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan có hướng dẫn cụ thể” thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB. (CV 3837/TCT-CS ngày 02/11/2012 của TCT gửi CT Hà Nội) Thuế TTĐB đối với mặt hàng xe ô tô chở tiền 17 Căn cứ các quy định và hướng dẫn trên, về nguyên tắc xe ô tô (bọc thép, có khả năng chống đạn, chống cháy, trọng tải 5 tấn) dưới 24 chỗ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. Tuỳ theo số chỗ ngồi, dung tích của xe để áp dụng mức thuế suất thuế TTĐB phù hợp theo quy định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 nêu trên. Tuy nhiên, để có cơ sở xác định xe ô tô chở tiền (bọc thép, có khả năng chống đạn, chống cháy, trọng tải 5 tấn) do Ngân hàng Nhà nước mua có phải là xe chuyên dụng thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB hay không, Tổng cục Thuế đề nghị Ngân hàng Nhà nước nêu rõ: tên, đặc điểm, chủng loại xe cụ thể (mô tả chi tiết kèm tính năng và catalogue) và gửi về BTC để xác định cụ thể theo quy định. (CV 3837/TCT-CS ngày 02/11/2012 của TCT gửi CT Hà Nội) Thuế TTĐB đối với mặt hàng xe ô tô chở tiền 18 Tại Điều 2 Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 quy định đối tượng chịu thuế “d) Xe ôtô dưới 24 chỗ, kể cả xe ôtô vừa chở người, vừa chở hàng loại có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang chở hàng; đ) Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125cm3;" Căn cứ quy định nêu trên và nội dung trình bày kèm theo hồ sơ thiết kế của Công ty và hình ảnh của xe do Công ty Cổ phần tập đoàn ôtô Đức Phương gửi tại công văn số 312/TĐĐP ngày 1/12/2010 thì loại xe bốn bánh chở hàng có gắn động cơ do Công ty Cổ phần tập đoàn ôtô Đức Phương sản xuất lắp ráp có các đặc điểm - Tên gọi: Xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ (theo tên gọi tại Quyết định số 3917/QĐ-BGTVT ngày 31/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải). - Trên xe chỉ có 1 hàng ghế phía trước, số người được phép ngồi trên xe tối đa 2 người (lái xe + phụ xe), có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người và khoang (thùng) chở hàng riêng biệt. - Xe sử dụng một động cơ có dung tích xy lanh từ 200cc đến 250cc được phép chở hàng tối đa đến 500 kg. không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB. (CV 08/TCT-CS ngày 04/11/2012 của TCT gửi CT Nam Định) Thuế TTĐB đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ 19 6. Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác dùng làm nguyên liệu để sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng) do cơ sở sản xuất sản phẩm trực tiếp nhập khẩu; Nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác do cơ sở sản xuất ra nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác trực tiếp bán ra cho cơ sở sản xuất khác để sử dụng làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm (trừ sản xuất xăng). Trường hợp cơ sở sản xuất NK hoặc mua trực tiếp từ các nhà sản xuất trong nước nap-ta (naphtha), condensate, chế phẩm tái hợp (reformade component) và các chế phẩm khác để làm nguyên liệu sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu thì các cơ sở sản xuất xăng, dầu thực hiện nộp, trả thuế TTĐB khi mua nguyên liệu. Số thuế TTĐB mà cơ sở sản xuất đã nộp hoặc đã trả được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Điều 3. Đối tượng không chịu thuế 20 Ví dụ 1: Công ty cổ phần lọc hoá dầu A NK condensate để làm nguyên liệu sản xuất ra xăng, dầu diesel và một số dung môi hoá dầu khác. Công ty A thực hiện nộp thuế TTĐB khi NK condensate. Số thuế TTĐB mà công ty A đã nộp đối với nguyên liệu condensate này được khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. Ví dụ 2: Công ty cổ phần lọc hoá dầu B mua condensate từ Công ty Dầu khí C trực tiếp sản xuất ra condensate để làm nguyên liệu sản xuất ra xăng, dầu diesel và một số dung môi hoá dầu khác. Công ty B thanh toán cho Công ty C theo giá đã bao gồm thuế TTĐB. Số thuế TTĐB mà Công ty B đã trả cho Công ty C được Công ty B khấu trừ theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này. 7. Điều hoà nhiệt độ có công suất từ 90.000 BTU trở xuống, theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay. Điều 3. Đối tượng không chịu thuế 21 Theo quy định tại Điều 2, Điều 7 Luật Thuế TTĐB số 27/2008/QH12 thì Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB . Theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP thì Điều hòa nhiệt độ là loại có công suất từ 90.000 BTU trở xuống theo thiết kế của nhà sản xuất chỉ để lắp trên phương tiện vận tải, bao gồm ô tô, toa xe lửa, tàu, thuyền, tàu bay thuộc đối tượng không chịu thuế TTĐB . Trường hợp Công ty TNHH Hyosung Việt Nam nhập khẩu "Máy làm mát không khí bằng hơi" nếu được xác định thuộc nhóm Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống, không thuộc phạm vi điều chỉnh theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định số 26/2009/NĐ-CP, thì thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB , thuế suất thuế TTĐB 10%. (CV 487/TCHQ-TXNK ngày 15/1/2014 của TCHQ) Thuế TTĐB đối với máy điều hòa nhiệt độ 22 1. Tổ chức, cá nhân có sản xuất, NK hàng hóa và kinh doanh dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB, bao gồm: 1.1. Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật DN, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật DN) và Luật Hợp tác xã. 1.2. Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác. 1.3. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam. 1.4. Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu. 2. Cơ sở kinh doanh XK mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để XK nhưng không XK mà tiêu thụ trong nước Điều 4. Người nộp thuế 23 Giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ là giá bán hàng hoá, giá cung ứng dịch vụ của cơ sở sản xuất, kinh doanh chưa có thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) và thuế GTGT, được xác định cụ thể như sau: 1. Đối với hàng hoá sản xuất trong nước: a) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc, thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá do cơ sở trực thuộc hạch toán phụ thuộc bán ra chưa có thuế GTGT và thuế BVMT (nếu có). Cơ sở sản xuất bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá do cơ sở quy định và chỉ hưởng hoa hồng thì giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và thuế BVMT (nếu có) do cơ sở sản xuất quy định chưa trừ hoa hồng. Điều 5. Giá tính thuế TTĐB Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa có thuế GTGT - Thuế BVMT (nếu có) (1 + Thuế suất thuế TTĐB) 24 b) Trường hợp cơ sở sản xuất hàng hoá chịu thuế TTĐB bán hàng qua các cơ sở kinh doanh thương mại thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT và thuế BVMT (nếu có) của cơ sở sản xuất nhưng không được thấp hơn 10% so với giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại đó bán ra. Riêng mặt hàng xe ô tô, giá bán bình quân của cơ sở kinh doanh thương mại để so sánh là giá bán xe ô tô theo tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm được nhà sản xuất công bố đối với từng loại xe chưa bao gồm các lựa chọn về trang thiết bị, phụ tùng mà cơ sở kinh doanh thương mại lắp đặt thêm theo yêu cầu của khách hàng. Trường hợp giá bán của cơ sở sản xuất thấp hơn 10% so với giá cơ sở kinh doanh thương mại bán ra thì giá tính thuế TTĐB là giá do CQT ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành 2. Đối với hàng nhập khẩu: Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế NK + Thuế nhập khẩu. Giá tính thuế NK được xác định theo các quy định của Luật thuế XK , thuế nhập khẩu. Trường hợp hàng hóa NK được miễn, giảm thuế NK thì giá tính thuế không bao gồm số thuế NK được miễn, giảm. Điều 5. Giá tính thuế TTĐB 25 3. Đối với hàng hoá chịu thuế TTĐB, giá tính thuế TTĐB là giá chưa có thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế TTĐB và không loại trừ giá trị vỏ bao bì. Đối với mặt hàng bia chai nếu có đặt tiền cược vỏ chai, định kỳ hàng quý cơ sở sản xuất và khách hàng thực hiện quyết toán số tiền đặt cược vỏ chai thì số tiền đặt cược tương ứng giá trị số vỏ chai không thu hồi được phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB. Ví dụ 3: Đối với bia hộp, năm 2012 giá bán của 1lít bia hộp chưa có thuế GTGT là 20.000đ, thuế suất thuế TTĐB mặt hàng bia (từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012) là 45% thì giá tính thuế TTĐB được xác định như sau: Điều 5. Giá tính thuế TTĐB Giá tính thuế TTĐB 1 lít bia hộp = 20.000đ = 13.793đ 1+ 45% 26 Ví dụ 4: Quý II/2012, giá bán của một két bia chai Hà Nội chưa có thuế GTGT là 120.000đ/két, thì giá tính thuế TTĐB xác định như sau: Ví dụ 5: Quý III/2012, Công ty bia A bán 1.000 chai bia cho khách hàng B và có thu tiền cược vỏ chai với mức 1.200đ/vỏ chai, tổng số tiền đặt cược là 1.200.000đ. Hết quý Công ty A và khách hàng B thực hiện quyết toán: số vỏ chai thu hồi là 800 vỏ chai, số vỏ chai không thu hồi được là 200 vỏ chai, căn cứ số lượng vỏ chai thu hồi, Công ty A trả lại cho khách hàng B số tiền là 960.000đ, số tiền đặt cược tương ứng số vỏ chai không thu hồi được là 240.000đ (200 vỏ chai x 1.200đ/vỏ chai) Công ty A phải đưa vào doanh thu tính thuế TTĐB. Điều 5. Giá tính thuế TTĐB Giá tính thuế TTĐB 1 két bia = 120.000đ = 82.758đ 1+ 45% 27 4. Đối với hàng hoá gia công là giá tính thuế của hàng hoá bán ra của cơ sở giao gia công hoặc giá bán của sản phẩm cùng loại hoặc tương đương tại cùng thời điểm bán hàng chưa có thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế TTĐB. 5. Đối với hàng hoá sản xuất dưới hình thức hợp tác kinh doanh giữa cơ sở sản xuất và cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu (nhãn hiệu) hàng hoá, công nghệ sản xuất thì giá làm căn cứ tính thuế TTĐB là giá bán ra chưa có thuế GTGT và thuế BVMT (nếu có) của cơ sở sử dụng hoặc sở hữu thương hiệu hàng hoá, công nghệ sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất theo giấy phép nhượng quyền và chuyển giao hàng hoá cho chi nhánh hoặc đại diện của công ty nước ngoài tại Việt Nam để tiêu thụ sản phẩm thì giá tính thuế TTĐB là giá bán ra của chi nhánh, đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam. 6. Đối với hàng hóa bán theo phương thức trả góp, trả chậm, giá tính thuế TTĐB là giá bán chưa có thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế TTĐB của hàng hóa bán theo phương thức trả tiền một lần, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả chậm. Điều 5. Giá tính thuế TTĐB 28 7. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi, tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho, khuyến mại là giá tính thuế TTĐB của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này. 8. Đối với cơ sở kinh doanh XK mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở sản xuất để XK nhưng không XK mà bán trong nước thì giá tính thuế TTĐB trong trường hợp này là bán chưa có thuế TTĐB, thuế BVMT (nếu có) và chưa có thuế GTGT được xác định cụ thể như sau: Trường hợp cơ sở kinh doanh XK kê khai giá bán (đã có thuế GTGT, thuế BVMT (nếu có) và thuế TTĐB) làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB thấp hơn 10% so với giá bán trên thị trường thì giá tính thuế TTĐB là giá do CQT ấn định theo quy định của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 5. Giá tính thuế TTĐB Giá tính thuế TTĐB = Giá bán trong nước của cơ sở XK chưa có thuế GTGT - Thuế BVMT (nếu có) (1 + Thuế suất thuế TTĐB) 29 9. Đối với dịch vụ, giá tính thuế TTĐB là giá cung ứng dịch vụ của cơ sở kinh doanh chưa có thuế GTGT và chưa có thuế TTĐB, được xác định như sau: a) Đối với kinh doanh gôn (bao gồm cả kinh doanh sân tập gôn) là doanh thu chưa có thuế GTGT về bán thẻ hội viên, bán vé chơi gôn, bao gồm cả tiền bán vé tập gôn, tiền bảo dưỡng sân cỏ, hoạt động cho thuê xe (buggy) và thuê người giúp việc trong khi chơi gôn (caddy), tiền ký quỹ (nếu có) và các khoản thu khác liên quan đến chơi gôn do người chơi gôn, hội viên trả cho cơ sở kinh doanh gôn. Trường hợp khoản ký quỹ được trả lại người ký quỹ thì cơ sở sẽ được hoàn lại số thuế đã nộp bằng cách khấu trừ vào số phải nộp của kỳ tiếp theo, nếu không khấu trừ thì cơ sở sẽ được hoàn theo quy định. Trường hợp cơ sở kinh doanh gôn có kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB như: khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi thì các hàng hóa, dịch vụ đó không phải chịu thuế TTĐB . Điều 5. Giá tính thuế TTĐB Giá tính thuế TTĐB = Giá dịch vụ chưa có thuế GTGT 1 + Thuế suất thuế TTĐB 30 Ví dụ 6: cơ sở kinh doanh gôn có tổ chức các hoạt động kinh doanh khách sạn, ăn uống, bán hàng hóa, hoặc các trò chơi không thuộc diện chịu thuế TTĐB thì các hàng hóa, dịch vụ này không phải chịu thuế TTĐB. b) Đối với kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu từ kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng đã trừ tiền trả thưởng cho khách tức là bằng số tiền thu được (chưa có thuế GTGT) do đổi cho khách trước khi chơi tại quầy đổi tiền hoặc bàn chơi, máy chơi trừ đi số tiền đổi trả lại khách hàng. c) Đối với kinh doanh đặt cược, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé đặt cược trừ (-) tiền trả thưởng cho khách hàng (giá chưa có thuế GTGT), không bao gồm doanh số bán vé vào cửa xem các sự kiện giải trí gắn với hoạt động đặt cược. d) Đối với kinh doanh vũ trường, mát-xa và ka-ra-ô-kê, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu chưa có thuế GTGT của các hoạt động trong vũ trường, cơ sở mát-xa và karaoke, bao gồm cả doanh thu của dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác đi kèm (ví dụ tắm, xông hơi trong cơ sở mát-xa). Điều 5. Giá tính thuế TTĐB 31 Ví dụ 7: Doanh thu chưa có thuế GTGT kinh doanh vũ trường (bao gồm cả doanh thu dịch vụ ăn uống) của cơ sở kinh doanh A trong kỳ tính thuế là 100.000.000đ. đ) Đối với kinh doanh xổ số, giá làm căn cứ xác định giá tính thuế TTĐB là doanh thu bán vé các loại hình xổ số được phép kinh doanh theo quy định của pháp luật (doanh thu chưa có thuế GTGT). Điều 5. Giá tính thuế TTĐB Giá tính thuế TTĐB = 100.000.000đ = 71.428.571đ 1 + 40% 32 10. Giá tính thuế TTĐB đối với hàng hóa, dịch vụ quy định từ khoản 1 đến khoản 9 Điều này bao gồm cả khoản thu thêm tính ngoài giá bán hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ (nếu có) mà cơ sở sản xuất kinh doanh được hưởng. Giá tính thuế được tính bằng đồng Việt Nam. Trường hợp người nộp thuế có doanh thu bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh doanh thu để xác định giá tính thuế. Đối với hàng hóa nhập khẩu: Việc quy đổi tỷ giá giữa đồng Việt Nam với đồng tiền nước ngoài dùng để xác định trị giá tính thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế XK , thuế NK. 11. Trường hợp cơ sở sản xuất, kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng chế độ hóa đơn, chứng từ thì CQT căn cứ vào tình hình sản xuất kinh doanh thực tế để ấn định doanh thu theo quy định của Luật Quản lý thuế và xác định số thuế TTĐB phải nộp. Điều 5. Giá tính thuế TTĐB 33 12. Thời điểm xác định thuế TTĐB : - Đối với hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền; - Đối với dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung ứng dịch vụ hoặc thời điểm lập hoá đơn cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. - Đối với hàng hóa NK là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan. Điều 5. Giá tính thuế TTĐB 34 1. Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12, Điều Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ và khoản 4 Điều Nghị định số 113/2011/NĐ-CP ngày 8/12/2011 của Chính phủ. 2. Trường hợp cơ sở sản xuất nhiều loại hàng hóa và kinh doanh nhiều loại dịch vụ chịu thuế TTĐB có các mức thuế suất khác nhau thì phải kê khai nộp thuế TTĐB theo từng mức thuế suất quy định đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ; nếu cơ sở sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ không xác định được theo từng mức thuế suất thì phải tính và nộp thuế theo mức thuế suất cao nhất của hàng hóa, dịch vụ mà cơ sở có sản xuất, kinh doanh. Căn cứ tính thuế TTĐB là giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và thuế suất Số thuế TTĐB phải nộp = Giá tính thuế x thuế suất Điều 6. Thuế suất thuế TTĐB 35 Tại Điều 7 Luật thuế TTĐB có quy định: Đối với xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng thì thuế suất thuế TTĐB bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại. Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 26/2009/NĐ-CP ngày 16/3/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế TTĐB có quy định: Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng sinh học hoặc điện quy định tại điểm 4đ Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất có tỷ lệ xăng pha trộn không quá 70% tổng số nhiên liệu sử dụng và loại xe kết hợp động cơ điện với động cơ xăng (xe hybrid) có tỷ lệ xăng sử dụng theo tiêu chuẩn nhà sản xuất không quá 70% số năng lượng sử dụng so với loại xe chạy xăng tiết kiệm nhất, có cùng số chỗ ngồi và cùng dung tích xi lanh có mặt trên thị trường Việt Nam. (CV 7109/BTC-CST ngày 03/6/2010 của BTC gửi các CT và các Cục HQ) Về thuế suất thuế TTĐB đối với xe ôtô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện 36 Căn cứ các quy định trên thì việc xác định xe thuộc đối tượng áp dụng điểm 4 Biểu thuế TTĐB tại Điều 7 Luật thuế TTĐB như sau: 1. Đối với loại xe chạy bằng nhiên liệu hỗn hợp xăng và nhiên liệu sinh học, là loại xe được thiết kế theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất có tỷ lệ xăng pha trộn không quá 70% tổng số nhiên liệu sử dụng tính theo đơn vị thể tích. 2. Đối với loại xe chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, việc xác định tỷ lệ xăng sử dụng theo tiêu chuẩn thiết kế của nhà sản xuất không quá 70% số năng lượng sử dụng so với loại xe chạy xăng tiết kiệm nhất, có cùng số chỗ ngồi và cùng dung tích xi lanh có mặt trên thị trường Việt Nam. Doanh nghiệp nhập khẩu xe ô tô, doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô trong nước có trách nhiệm cung cấp cho cơ quan hải quan, cơ quan thuế tài liệu của nhà sản xuất về mức tiêu hao nhiên liệu của từng loại xe để làm căn cứ xác định thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của tài liệu cung cấp. (CV 7109/BTC-CST ngày 03/6/2010 của BTC gửi các CT và các Cục HQ) Về thuế suất thuế TTĐB đối với xe ôtô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện 37 Việc so với loại xe chạy xăng tiết kiệm nhất là so sánh mức tiêu hao của loại xe chạy bằng xăng bán ra của cùng nhà sản xuất, cùng năm sản xuất, cùng số chỗ ngồi, cùng dung tích xi lanh. Trường hợp cùng năm mà nhà sản xuất không sản xuất loại xe chạy bằng xăng tương tự thì căn cứ vào loại xe chạy bằng xăng đã sản xuất gần nhất. 3. Đối với loại xe chạy bằng động cơ xăng kết hợp sử dụng động cơ điện chạy bằng năng lượng điện do chuyển hóa từ nhiên liệu xăng (như các loại xe Lexus dòng h1, Prius, Camry hybrid, Honda Insinght), hoặc xe sử dụng động cơ điện do máy phát điện chạy xăng: Đây là loại xe chạy hoàn toàn bằng xăng, không phải là xe “chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện” nên không thuộc diện áp dụng mức thuế suất ưu đãi theo quy định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB. (CV 7109/BTC-CST ngày 03/6/2010 của BTC gửi các CT và các Cục HQ) Về thuế suất thuế TTĐB đối với xe ôtô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện 38 1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm: a) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng còn lưu kho, lưu bãi tại cửa khẩu và đang chịu sự giám sát của cơ quan hải quan, được tái xuất ra nước ngoài. b) Hàng hoá nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB để giao, bán hàng cho nước ngoài thông qua các đại lý tại Việt Nam; hàng hóa nhập khẩu để bán cho các phương tiện của các hãng nước ngoài trên các tuyến đường quốc tế qua cảng Việt Nam và các phương tiện của Việt Nam trên các tuyến đường quốc tế theo qui định của Chính phủ. c) Hàng tạm nhập khẩu để tái xuất khẩu theo phương thức kinh doanh hàng tạm nhập tái xuất khi tái xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số hàng tái xuất khẩu. d) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB nhưng tái xuất khẩu ra nước ngoài được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài. đ) Hàng tạm nhập khẩu để dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc để phục vụ công việc khác trong thời hạn nhất định đã nộp thuế TTĐB, khi tái xuất khẩu được hoàn thuế. Điều 7. Hoàn thuế 39 1. Hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu bao gồm: e) Hàng nhập khẩu đã nộp thuế TTĐB theo khai báo, nhưng thực tế nhập khẩu hơn so với khai báo; hàng nhập khẩu trong quá trình nhập khẩu bị hư hỏng, mất có lý do xác đáng, đã nộp thuế TTĐB. g) Đối với hàng nhập khẩu chưa phù hợp về chất lượng, chủng loại theo hợp đồng, giấy phép nhập khẩu (do phía chủ hàng nước ngoài gửi sai), có giám định của cơ quan có thẩm quyền kiểm nghiệm và xác nhận của chủ hàng nước ngoài mà được phép nhập khẩu thì cơ quan Hải quan kiểm tra và xác nhận lại số thuế TTĐB phải nộp, nếu có số thuế đã nộp thừa thì được hoàn lại, nếu nộp thiếu thì phải nộp đủ số phải nộp. Trường hợp được phép xuất khẩu trả lại nước ngoài thì được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp đối với số hàng xuất trả lại nước ngoài. Trường hợp trả lại hàng cho bên nước ngoài trong thời hạn chưa phải nộp thuế nhập khẩu theo chế độ quy định thì cơ quan Hải quan kiểm tra thủ tục và thực hiện việc không thu thuế TTĐB phù hợp với số hàng nhập khẩu trả lại nước ngoài. Điều 7. Hoàn thuế 40 2. Hàng hoá là nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng xuất khẩu được hoàn lại số thuế TTĐB đã nộp tương ứng với số nguyên liệu dùng để sản xuất hàng hoá thực tế xuất khẩu. Việc hoàn thuế TTĐB theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này chỉ thực hiện đối với hàng hóa thực tế xuất khẩu và thủ tục, hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết hoàn thuế TTĐB đối với hàng nhập khẩu được thực hiện theo quy định như đối với việc giải quyết hoàn thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu. 3. Cơ sở sản xuất, kinh doanh quyết toán thuế khi sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức sở hữu, giao, bán, khoán, cho thuê doanh nghiệp nhà nước có số thuế TTĐB nộp thừa, cơ sở có quyền đề nghị cơ quan thuế hoàn lại số thuế TTĐB nộp thừa. 4. Hoàn thuế TTĐB trong các trường hợp khác Điều 7. Hoàn thuế 41 Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB bằng các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế TTĐB được khấu trừ số thuế TTĐB đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế TTĐB phải nộp. Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Điều 8. Khấu trừ thuế 42 Tại Điều 8 Thông tư số 05/2012/TT-BTC ngày 05/01/2012 của Bộ Tài chính về thuế TTĐB hướng dẫn: “Trường hợp người nộp thuế sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu bằng các nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp đối với nguyên liệu nhập khẩu hoặc đã trả đối với nguyên liệu mua trực tiếp từ cơ sở sản xuất trong nước khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp. Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tương ứng với số thuế tiêu thụ đặc biệt của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra.” Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, trường hợp Công ty TNHH MTV Dầu khí TPHCM (Saigon Petro) mua trực tiếp condensate từ các nhà sản xuất trong nước để sản xuất đồng thời ra xăng, dầu và các dung môi hóa dầu thì Công ty Saigon Petro thực hiện trả tiền mua condensate theo giá mua đã bao gồm thuế TTĐB. Khi xác định số thuế TTĐB phải nộp, Công ty Saigon Petro sẽ được khấu trừ số thuế TTĐB đã trả khi mua condensate nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Thông tư số 05/2012/TT-BTC nêu trên. Số thuế TTĐB mà Công ty được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của condensate đã sử dụng để sản xuất hàng hóa (xăng, dầu, dung môi) bán ra. (CV 4262/TCT-CS ngày 28/11/2012 của TCT gửi các CT TPHCM) Về khấu trừ thuế TTĐB 43 Số thuế TTĐB mà đơn vị mua hàng đã trả khi mua nguyên liệu được xác định = giá tính thuế TTĐB nhân (x) thuế suất thuế TTĐB; trong đó: Số thuế TTĐB được khấu trừ tương ứng với số thuế TTĐB của nguyên liệu đã sử dụng để sản xuất hàng hóa bán ra. Việc khấu trừ tiền thuế TTĐB được thực hiện khi kê khai thuế TTĐB, thuế TTĐB phải nộp được xác định theo công thức sau: Điều 8. Khấu trừ thuế Giá tính thuế TTĐB = Giá mua chưa có thuế GTGT (thể hiện trên hóa đơn GTGT) - Thuế BVMT (nếu có) (1 + Thuế suất thuế TTĐB) Số thuế TTĐB phải nộp = Số thuế TTĐB phải nộp của hàng hoá chịu thuế TTĐB xuất kho tiêu thụ trong kỳ - Số thuế TTĐB đã nộp hoặc đã trả ở khâu nguyên liệu mua vào tương ứng với số hàng hoá xuất kho tiêu thụ trong kỳ 44 Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). Điều 9. Giảm thuế 45 Người nộp thuế sản xuất hàng hoá thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt gặp khó khăn do thiên tai, tai nạn bất ngờ được giảm thuế. Mức giảm thuế được xác định trên cơ sở tổn thất thực tế do thiên tai, tai nạn bất ngờ gây ra nhưng không quá 30% số thuế phải nộp của năm xảy ra thiệt hại và không vượt quá giá trị tài sản bị thiệt hại sau khi được bồi thường (nếu có). Điều 9. Giảm thuế 46 a) Người nộp thuế không có khả năng nộp hồ sơ khai thuế đúng hạn do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ thì được thủ trưởng cơ quan thuế quản lý trực tiếp gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. b) Thời gian gia hạn không quá 30 (ba mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai thuế tháng, khai thuế quý, khai thuế tạm tính theo quý, khai thuế năm, khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế; không quá 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày hết thời hạn phải nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế. c) Người nộp thuế phải gửi đến cơ quan thuế nơi nhận hồ sơ khai thuế văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế trước khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an xã, phường, thị trấn nơi phát sinh trường hợp được gia hạn nộp hồ sơ khai thuế. d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho người nộp thuế về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc gia hạn nộp hồ sơ khai thuế nếu cơ quan thuế không có văn bản trả lời thì coi như đề nghị của người nộp thuế được chấp nhận. Gia hạn nộp hồ sơ khai thuế 47 1) NNT phải tính số tiền thuế TTĐB phải nộp vào NSNN, trừ trường hợp cơ quan thuế ấn định thuế TTĐB hoặc tính thuế TTĐB theo phương pháp khoán thuế 2) NNT phải khai chính xác, trung thực và đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế TTĐB với cơ quan thuế theo mẫu do Bộ Tài chính quy định và nộp đủ chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế. 3) Trong trường hợp trong kỳ tính thuế không phát sinh nghĩa vụ thuế TTĐB hoặc NNT đang thuộc diện hưởng miễn giảm thuế TTĐB (do thiên tai, địch hoạ, tai nạn bất ngờ, bị lỗ) thì NNT vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế TTĐB cho cơ quan thuế theo đúng thời hạn quy định, trừ trường hợp đã chấm dứt hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. 4) Kỳ tính thuế TTĐB đầu tiên được tính từ ngày bắt đầu hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế đến ngày cuối cùng của tháng, kỳ tính thuế cuối cùng được tính từ ngày đầu tiên của tháng đến ngày kết thúc hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế. Nguyên tắc tính thuế, khai thuế TTĐB 48 Đối tượng khai thuế và nơi nộp tờ khai Đối tượng khai thuế Nơi nộp tờ khai Người nộp thuế SX/gia công hàng hoá, kinh doanh dịch vụ chịu thuế TTĐB; kinh doanh xuất khẩu mua hàng chịu thuế TTĐB của cơ sở SX để xuất khẩu nhưng không xuất khẩu mà tiêu thụ trong nước; CQT quản lý trực tiếp. Người nộp thuế SX hàng chịu thuế TTĐB thực hiện bán hàng qua chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc hoặc bán hàng thông qua đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng, xuất hàng bán ký gửi CQT quản lý trực tiếp Các chi nhánh, cửa hàng, đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi không phải khai thuế TTĐB nhưng khi gửi Bảng kê bán hàng cho người nộp thuế thì đồng gửi một bản cho CQT quản lý trực tiếp đơn vị trực thuộc, đại lý, đơn vị bán hàng ký gửi để theo dõi. 49 Đối tượng khai thuế và nơi nộp tờ khai Đối tượng khai thuế Nơi nộp tờ khai Người nộp thuế có cơ sở phụ thuộc SX hàng hoá chịu thuế TTĐB đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính CQT quản lý trực tiếp tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất. Đối với hàng hoá nhập khẩu. cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan. 50 Kỳ tính thuế và thời hạn nộp tờ khai/thuế Kỳ tính thuế Thời hạn nộp tờ khai/nộp thuế Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ: khai và nộp theo tháng; Chậm nhất ngày 20 của tháng sau Đối với cơ sở kinh doanh xuất khẩu mua hàng để xuất khâu nhưng bán trong nước thì khai theo từng lần phát sinh. Chậm nhất là ngày thứ 10, kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế; Đối với cơ sở nhập khẩu: nộp thuế theo từng lần phát sinh (do Hải quan thu); người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng 51 Tờ khai thuế TTĐB theo mẫu số 01/TTĐB STT Tên hàng hoá, dịch vụ Đơn vị tính Sản lượng tiêu thụ Doanh số bán (chưa có thuế GTGT) Giá tính thuế TTĐB Thuế suất (%) Thuế TTĐB được khấu trừ Thuế TTĐB phải nộp (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) = (6) x (7) - (8) I Hàng hoá chịu thuế TTĐB 1 + Tên hàng hoá 2 + II Dịch vụ chịu thuế TTĐB + Tên dịch vụ + III Hàng hoá thuộc trường hợp không phải chịu thuế TTĐB 1 Hàng hoá xuất khẩu 2 Hàng hoá bán để xuất khẩu 3 Hàng hoá gia công để xuất khẩu Tổng cộng: 52 Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB theo mẫu số 01-1/TTĐB STT Hoá đơn bán hàng Tên khách hàng Tên hàng hoá, dịch vụ Số lượng Đơn giá Doanh số bán có thuế TTĐB (không có thuế GTGT) Ký hiệu Số Ngày, tháng, năm phát hành (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) = (7) x (8) Tổng cộng: Hàng hoá, dịch vụ thứ 1 Hàng hoá, dịch vụ thứ... Hàng hoá, dịch vụ thứ n 53 Bảng kê này được lập dựa trên các hoá đơn bán ra HHDV chịu thuế TTĐB trong kỳ. Chỉ tiêu Hoá đơn bán hàng (cột 2,3,4), Tên khách hàng (cột 5) : Ghi ký hiệu, số, ngày tháng năm phát hành; tên khách hàng trên hoá đơn. Chỉ tiêu Tên hàng hoá dịch vụ (cột 6): Ghi chi tiết từng loại HHDV chịu thuế TTĐB (tên HHDV thương phẩm) trên hóa đơn GTGT bán hàng; Dòng tổng cộng được tổng hợp theo từng nhóm loại HHDV chịu thuế theo Biểu thuế TTĐB. Chi tiêu Số lượng, đơn giá (cột 7, 8), doanh số bán không(cột 9): Ghi theo từng loại HHDV trên hoá đơn bán hàng. Đối với dịch vụ chịu thuế TTĐB, chỉ cần ghi tổng doanh số bán không có thuế GTGT. Nếu sử dụng phần mềm HTKK của cơ quan thuế hoặc khai thuế qua mạng, cơ quan thuế đã hỗ trợ việc lựa chọn chuyển từ tên HHDV thương phẩm sang tên nhóm HHDV chịu thuế TTĐB và cộng tổng doanh thu theo từng nhóm; số liệu tổng cộng này sử dụng để kê khai tại Tờ khai thuế TTĐB mẫu 01/TTĐB Bảng kê hoá đơn bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế TTĐB theo mẫu số 01-1/TTĐB 54 I. Bảng tính thuế Thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào: Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) mẫu số 01-2/TTĐB STT Chứng từ hoặc biên lai nộp thuế TTĐB Tên nguyên liệu đã nộp thuế TTĐB Số lượng đơn vị nguyên liệu mua vào Thuế TTĐB đã nộp Thuế TTĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu mua vào Số thuế TTĐB đã khấu trừ các kỳ trước Số thuế TTĐB chưa được khấu trừ đến kỳ này Ký hiệu Số Ngày, tháng, năm phát hành (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)=(7)/(6) (9) (10) Tổng cộng 55 Phần I. Bảng tính thuế TT ĐB của nguyên liệu mua vào: Khai chi tiết theo từng hóa đơn mua hàng hóa chịu thuế TTĐB để sản xuất hàng hóa chịu thuế; Số thuế TT ĐB đã nộp được tính trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa hoặc biên lai, chứng từ nộp thuế TT ĐB ở khâu nhập khẩu. Điều kiện để được khấu trừ thuế TT ĐB đầu vào: Nguyên liệu nhập khẩu: có chứng từ nộp thuế TTĐB khâu nhập khẩu. Nguyên liệu mua trong nước: • Hợp đồng mua bán hàng hoá, trong hợp đồng phải có nội dung thể hiện hàng hoá do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất; Bản sao Giấy chứng nhận kinh doanh của cơ sở bán hàng (có chữ ký, đóng dấu của cơ sở bán hàng); • Chứng từ thanh toán qua ngân hàng; • Chứng từ để làm căn cứ khấu trừ thuế TTĐB là hoá đơn GTGT khi mua hàng. Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) mẫu số 01-2/TTĐB 56 Phần II- Bảng tính thuế TTĐB của nguyên liệu được khấu trừ: - Thuế TT ĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu đầu vào (cột 6 phần II) tương ứng với cột 8 phần I. - Tiền thuế TTĐB của nguyên liệu mua vào được khấu trừ (cột 7 mục II - Bảng kê 01-2/TTDB) không lớn hơn số thuế TTĐB chưa được khấu trừ đến kỳ này (cột 10 mục I - Bảng kê 01-2); Bảng kê thuế TTĐB được khấu trừ (nếu có) mẫu số 01-2/TTĐB STT Mặt hàng tiêu thụ Số lượng Tên nguyên liệu chịu thuế TTĐB đầu vào Lượng nguyên liệu trên 1 đơn vị sản phẩm tiêu thụ Thuế TTĐB trên 1 đơn vị nguyên liệu đầu vào Tổng thuế TTĐB đầu vào được khấu trừ (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7)=(3)x(5)x(6) Tổng cộng 57 Trong tháng 01/2014, Công ty ABC nhập khẩu 10.000 lít rượu 70 độ. Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu là 500 triệu đồng (chứng từ nộp thuế TTĐB có số hiệu AB-2345 ngày 10/01/2014). Công ty dùng để sản xuất 20.000 lít rượu từ 20 độ trở lên. Số thuế TTĐB đã khấu trừ ở các kỳ trước là: 0 đồng Trong tháng Công ty bán rượu từ 20 độ (chưa có thuế GTGT) như sau: - Công ty thương mại X: 2.000 lít, với giá: 150.000 đ/lít - DNTN Y: 3.000 lít, với giá: 150.000 đ/lít - Xuất khẩu ra nước ngoài: 4.000 lít, với giá: 120.000 đ/lít Hãy tính số thuế TTĐB phải nộp và lập TK thuế TTĐB tháng 01/2014 ? Bài tập

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf09_bai_giang_thue_ttdb_cho_lop_dai_ly_thue_2014_in_9602.pdf
Tài liệu liên quan