Đối với HĐKD bất động sản, xây dựng CSHT, XD nhà
để bán, CN hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo
tiến độ thực hiện DA hoặc tiến độ thu tiền ghi trong
HĐ.
Đối với XD-LĐ là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công
trình, hạng mục công trình, khối lượng XD-LĐ hoàn
thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Đối với HH nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai
HQ
79 trang |
Chia sẻ: nhung.12 | Lượt xem: 1083 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luật học - Luật thuế giá trị gia tăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬT THUẾ
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Người trình bày: Trần Thế Viên, CPA
Saigon Auditing
www.saigonauditing.com
vien.tranthe@gmail.com
P: 01234 577 577
Trung tâm đào tạo Kế toán trưởng VAFT
Văn bản pháp quy chính cần tham khảo
Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12
Luật 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung luật số
13.2008 có hiệu lực 01/01/2014
Nghị định 209/2013/NĐ-CP thay thế NĐ
123/2008/NĐ-CP và NĐ121/2011/NĐ-CP
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
Thông tư 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014.
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
GTGT
1. Khái niệm
Thuế GTGT đánh trên phần giá trị tăng thêm
của hàng hoá và dịch vụ phát sinh trong quá
trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
2. Đặc điểm của thuế GTGT
Thuế GTGT là một loại thuế gián thu,
Tổng số thuế GTGT thu được ở tất cả các khâu
bằng số thuế GTGT trong giá bán cho người tiêu
dùng,
Là loại thuế có tính trung lập cao,
Phạm vi đánh GTGT cho hoạt động tiêu dùng diễn
ra trong phạm vi lãnh thổ.
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
GTGT (tiếp)
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
GTGT (tiếp)
3. Vai trò của thuế GTGT
Điều tiết thu nhập của tổ chức, cá nhân tiêu dùng HHDV
chịu thuế GTGT.
Là khoản thu quan trọng của NSNN. Ở Việt Nam, thuế
GTGTchiếm tỷ trọng khoảng 20-25% trong tổng thu từ thuế,
phí và lệ phí.
Không trùng lắp, do thuế chỉ tính vào giá trị tăng thêm của
HHDV, thuế nộp ở khâu trước được KT khâu sau nên
khuyến khích đầu tư phát triển SXKD.
Khuyến khích xuất khẩu HHDV thông qua áp dụng thuế
suất 0%, HHDV XK không phải nộp thuế GTGT mà được
KT, hoàn toàn bộ số thuế đầu vào.
Thúc đẩy thực hiện chế độ hạch toán kế toán; sử dụng hoá
đơn, chứng từ và thanh toán qua ngân hàng.
I. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của thuế
GTGT (tiếp)
1. Đối tượng chịu thuế GTGT
HHDV dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng
ở Việt Nam (bao gồm cả HHDV mua của tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài) trừ các đối tượng không
chịu thuế theo quy định hiện hành.
II. Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế
GTGT
2. Người nộp thuế GTGT:
Tổ chức, cá nhân SX, KD hàng hóa, dịch vụ chịu
thuế GTGT và
Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa chịu thuế
GTGT.
II. Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế
GTGT (tiếp)
2. Người nộp thuế GTGT (tiếp): Tổ chức, cá nhân
sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ
(kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hoá)
của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường
trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối
tượng không cư trú tại Việt Nam.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không
cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập
doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá
nhân.
II. Đối tượng chịu thuế, người nộp thuế
GTGT (tiếp)
III. Đối tượng không chịu thuế GTGT
(Luật: 25 nhóm, TT 219/2013: 26 nhóm)
Các sản phẩm về nông nghiệp chưa qua
chế biến hoặc chỉ qua sơ chế; dịch vụ y tế,
giáo dục ...
(tham khảo thêm ở Thông tư 219/2013/TT –
BTC)
Một số chú ý về đối tượng không chịu
thuế
7. Đối với bảo hiểm không chịu thuế GTGT, bao gồm:
bảo hiểm nhân thọ; bảo hiểm sức khoẻ, bảo hiểm
tai nạn con người, bảo hiểm người học và các dịch
vụ bảo hiểm liên quan đến con người; bảo hiểm vật
nuôi, bảo hiểm cây trồng và các dịch vụ bảo hiểm
nông nghiệp khác; Tái bảo hiểm.
Một số chú ý về đối tượng không chịu
thuế
8. Hoạt động tài chính:
Dịch vụ cấp tín dụng thuộc đối tượng không chịu thuế
GTGT phải do các tổ chức tín dụng cung ứng. Kể cả
trường hợp bảo lãnh thì phải là “bảo lãnh ngân hàng”
Bổ sung thêm hình thức:
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế
đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán
quốc tế.
- Cho vay, kể cả DN, cá nhân không phải tổ chức tín
dụng (TT219/2013)
Một số chú ý về đối tượng không chịu
thuế (tiếp)
8.(tiếp): Ngoài ra hướng dẫn rõ trường hợp:
Tài sản sử dụng để đảm bảo tiền vay của người
nộp thuế GTGT hoặc đã được chuyển quyền sở
hữu sang bên cho vay khi bán phải chịu thuế
GTGT, trừ trường hợp là hàng hoá không chịu thuế
giá trị gia tăng quy định tại Điều 4 Thông tư này.
Bổ sung:
Bán nợ và kinh doanh ngoại tệ vào đối tượng không
chịu thuế GTGT.
Một số chú ý về đối tượng không chịu
thuế (tiếp)
9. Hoạt động cung cấp thông tin, tổ chức bán đấu giá
CP của các tổ chức phát hành, hỗ trợ kỹ thuật phục
vụ giao dịch CK trực tuyến của Sở Giao dịch CK
thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
Trong đó: Tư vấn tài chính (kể cả nghiệp vụ tư vấn
phát hành, niêm yết CK) áp dụng thuế suất thuế
GTGT là 10%. Riêng nghiệp vụ ứng trước tiền cho
người bán của Công ty CK từ 1/8/2011 không chịu
thuế GTGT theo TT 74/2011/TT-BTC, đến thời điểm
hiện nay đã được cụ thể hóa trong TT 219/2013.
III. Đối tượng không chịu thuế (tiếp)
Cơ sở kinh doanh HH-DV không chịu thuế GTGT,
không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đầu vào, trừ
trường hợp được áp dụng mức thuế suất 0%.
HH thuộc diện không chịu thuế GTGT khâu NK theo
quy định nếu thay đổi mục đích SD phải KK, nộp thuế
GTGT khâu NK theo quy định với cơ quan HQ nơi ĐK
tờ khai HQ. Thời điểm tính thuế GTGT từ thời điểm
chuyển mục đích sử dụng. Tổ chức, cá nhân bán HH
ra thị trường nội địa phải kê khai, nộp thuế GTGT với
cơ quan thuế trực tiếp quản lý theo quy định.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT
1. Hàng hoá, dịch vụ được người nộp thuế tại Việt Nam
cung cấp ở ngoài Việt Nam, trừ hoạt động vận tải
quốc tế mà chặng vận chuyển có điểm đi và điểm đến
ở nước ngoài;
- Trường hợp CSKD cung cấp dịch vụ (trừ các DV
XK) mà hoạt động cung cấp vừa diễn ra tại Việt Nam,
vừa diễn ra ở ngoài Việt Nam thì dịch vụ này phải chịu
thuế GTGT đối với phần giá trị hợp đồng thực hiện tại
Việt Nam, trừ trường hợp cung cấp dịch vụ bảo hiểm
cho hàng hoá nhập khẩu.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
2. Các khoản thu về bồi thường, tiền thưởng, tiền
hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng quyền
phát thải và các khoản thu tài chính khác, trừ
khoản lãi cho vay do doanh nghiệp không phải là
TCTD nhận được.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
2. (tiếp)
CSKD khi nhận khoản tiền thu về bồi thường, tiền
thưởng, tiền hỗ trợ nhận được, tiền chuyển nhượng
quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác thì lập
chứng từ thu theo quy định. Đối với CSKD chi tiền,
căn cứ mục đích chi để lập chứng từ chi tiền.
Trường hợp bồi thường bằng hàng hoá, dịch vụ thì cơ
sở bồi thường phải lập hoá đơn như đối với bán hàng
hoá, dịch vụ; cơ sở nhận bồi thường kê khai, khấu trừ
theo quy định.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
3. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam
mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối
tượng không cư trú tại Việt Nam như: sửa chữa
phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị (bao gồm cả vật
tư, phụ tùng thay thế); quảng cáo, tiếp thị; xúc tiến đầu
tư và thương mại; môi giới bán hàng hoá, cung cấp
dịch vụ; đào tạo; chia cước dịch vụ bưu chính, viễn
thông quốc tế giữa Việt Nam với nước ngoài mà các
dịch vụ này được thực hiện ở ngoài Việt Nam.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
4. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người
nộp thuế GTGT thì không phải kê khai, tính thuế GTGT khi
bán tài sản, kể cả trường hợp bán tài sản đang sử dụng để
bảo đảm tiền vay tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng.
Vd1: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B
với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT
đối với số tiền bán ô tô thu được.
Vd2: Ông E là cá nhân không kinh doanh thế chấp 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho
ngân hàng ABC để vay tiền. Đến thời hạn phải thanh toán theo hợp
đồng, Ông E không thanh toán được cho ngân hàng ABC nên tài sản là
ô tô thế chấp bị bán phát mại để thu hồi nợ thì khoản tiền thu được từ
bán phát mại chiếc ôtô thế chấp nêu trên không phải kê khai, tính thuế
GTGT.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
5. TSCĐ đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều
chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán giữa CSKD và
các đơn vị thành viên do một CSKD sở hữu 100% vốn hoặc
giữa các đơn vị thành viên do một CSKD sở hữu 100% vốn
để phục vụ cho hoạt động SXKD HHDV chịu thuế GTGT thì
không phải lập hoá đơn và kê khai, nộp thuế GTGT.
Trường hợp tài sản khi điều chuyển đã thực hiện đánh giá lại giá
trị tài sản hoặc điều chuyển cho CS SXKD HHDV không chịu thuế
GTGT thì phải lập hoá đơn GTGT, kê khai, nộp thuế GTGT theo
quy định.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
6. Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,
hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ
qua sơ chế thông thường cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở
khâu kinh doanh thương mại không phải kê khai, tính nộp
thuế GTGT. Trên hóa đơn GTGT, ghi dòng giá bán là giá
không có thuế GTGT, dòng thuế suất và thuế GTGT không
ghi, gạch bỏ .
Lưu thông sản phẩm chưa chế biến hoặc qua sơ chế thì
không chịu thuế GTGT. (TT219/2013)
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương
pháp khấu trừ bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản chưa chế
biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường cho
các đối tượng khác như hộ, cá nhân kinh doanh và các tổ chức, cá
nhân khác thì phải kê khai, tính nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5%
hướng dẫn tại khoản 5 Điều 10 Thông tư này .
Hộ, cá nhân kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức kinh tế
khác nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT khi
bán sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa
chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường ở
khâu kinh doanh thương mại thì kê khai, tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ
1% trên doanh thu.
Bán ở khâu tiêu dùng cuối cùng nên chịu thuế GTGT 5% (TT219/2013)
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
7. Các trường hợp khác:
a) Góp vốn bằng tài sản để thành lập doanh nghiệp.
b) Điều chuyển tài sản giữa các đơn vị hạch toán phụ
thuộc trong doanh nghiệp; điều chuyển tài sản khi chia,
tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh
nghiệp.
Trường hợp tài sản điều chuyển giữa các đơn vị hạch toán độc
lập hoặc giữa các đơn vị thành viên có tư cách pháp nhân đầy đủ
trong cùng một CSKD thì CSKD có tài sản điều chuyển phải xuất
hoá đơn GTGT và kê khai, nộp thuế GTGT theo quy định, trừ
trường hợp hướng dẫn tại khoản 5 ở trên.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
7. Các trường hợp khác (tiếp):
c) Thu đòi người thứ 3 của hoạt động bảo hiểm.
d) Các khoản thu hộ không liên quan đến việc bán hàng hoá,
dịch vụ của CSKD.
đ) Doanh thu HHDV nhận bán đại lý và doanh thu hoa hồng
được hưởng từ hoạt động đại lý bán đúng giá quy định của
bên giao đại lý hưởng hoa hồng của dịch vụ: bưu chính, viễn
thông, bán vé xổ số, vé máy bay, ô tô, tàu hoả, tàu thuỷ; đại
lý vận tải quốc tế; đại lý của các dịch vụ ngành hàng không,
hàng hải mà được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%; đại lý
bán bảo hiểm.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
7. Các trường hợp khác (tiếp):
e) Doanh thu HHDV và doanh thu hoa hồng đại lý được
hưởng từ hoạt động đại lý bán HHDV thuộc diện không
chịu thuế GTGT.
Lưu ý:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng
cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không
kê khai, nộp thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
Các trường hợp không phải kê khai,
tính nộp thuế GTGT (tiếp)
8. Hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ hoạt động sxkd:
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ CSKD xuất hoặc cung
ứng sử dụng cho tiêu dùng phục vụ hoạt động kinh doanh
(tiêu dùng nội bộ), (TT 119/2014)
Lưu ý:
Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng
cho các hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ không
kê khai, nộp thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ.
IV. Căn cứ tính thuế và phương pháp
tính thuế
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất.
1. Giá tính thuế:
1.1. Đối với HH, DV do cơ sở SX, KD bán ra là giá bán chưa có thuế
GTGT. Đối với HH chịu thuế BVMT là giá bán đã có thuế BVMT
nhưng chưa có thuế GTGT; Đối với HH chịu thuế TTĐB, chịu thuế
BVMT là giá bán đã có thuế TTĐB, thuế BVMT nhưng chưa có
thuế GTGT;
1.2. Đối với hàng hóa NK là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế NK
(nếu có), cộng (+) thuế TTĐB (nếu có) + Thuế BVMT (nếu có). Giá
nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế
hàng NK;
1.3. Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do
CSKD tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay
lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ cùng loại hoặc
tương đương tại cùng thời điểm phát sinh các hoạt động này;
Giá tính thuế (tiếp)
1.3 (tiếp)
Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu
tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời
trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ
quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định thì
giá tính thuế được xác định bằng không (0).
Cơ sở tổ chức biểu diễn nghệ thuật tự xác định và tự chịu
trách nhiệm về số lượng giấy mời, danh sách tổ chức, cá
nhân mà cơ sở mang biếu, tặng giấy mời trước khi diễn ra
chương trình biểu diễn, thi đấu thể thao. Trường hợp cơ sở
có hành vi gian lận vẫn thu tiền đối với giấy mời thì bị xử lý
theo quy định của pháp luật về quản lý thuế
1. Giá tính thuế (tiếp)
1.4. Đối với hoạt động cho thuê TS là số tiền cho thuê
chưa có thuế GTGT:
- Trường hợp cho thuê theo hình thức trả tiền thuê từng
kỳ hoặc trả trước tiền thuê cho một thời hạn thuê thì
giá tính thuế là tiền cho thuê trả từng kỳ hoặc trả trước
cho thời hạn thuê, chưa có thuế GTGT.
- Trường hợp thuê máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải
của nước ngoài loại trong nước chưa sản xuất được
để cho thuê lại, giá tính thuế được trừ giá thuê phải trả
cho nước ngoài;
1. Giá tính thuế (tiếp)
1.4. Giá tính thuế đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng nội
bộ
Đối với sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ CSKD xuất hoặc cung ứng
sử dụng cho tiêu dung không phục vụ hoạt động kinh doanh (tiêu
dùng nội bộ), là giá tính thuế GTGT của sản phẩm, hàng hoá, dịch
vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh việc tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ. CSKD được kê khai, khấu trừ đối với hoá
đơn GTGT xuất tiêu dùng nội bộ dùng cho hoạt động sản xuất
kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT (TT 119/2014).
Hàng hoá luân chuyển nội bộ như xuất hàng hoá để chuyển kho
nội bộ, xuất vật tư, bán thành phẩm để tiếp tục quá trình sản xuất
trong một CS SXKD không phải tính, nộp thuế GTGT.
1. Giá tính thuế (tiếp)
1.5. Đối với HH bán theo phương thức trả góp, trả chậm là
giá tính theo giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT của
hàng hoá đó, không bao gồm khoản lãi trả góp, lãi trả
chậm;
1.6. Đối với gia công HH là giá gia công, chưa có thuế
GTGT;
1.7. Đối với h/động XD, lắp đặt là giá trị c/trình, hạng mục
c/trình hay phần công việc thực hiện bàn giao chưa có
thuế GTGT. Trường hợp xây dựng, lắp đặt ko bao thầu
NVL, máy móc, thiết bị thì giá tính thuế là giá trị XD, lắp
đặt ko bao gồm giá trị NVL và máy móc, thiết bị;
1. Giá tính thuế (tiếp)
1.8. Đối với hoạt động KD BĐS, giá tính thuế là giá chuyển
nhượng bất động sản trừ (-) giá đất được trừ để tính thuế
GTGT.
Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được quy định cụ thể
trong TT 219/2013/TT-BTC.
1. Giá tính thuế (tiếp)
1.9. Đối với HĐ đại lý, môi giới mua bán HH và DV hưởng
hoa hồng là tiền hoa hồng thu được từ các HĐ này,
chưa có thuế GTGT;
1.10. Đối với HH, DV được sử dụng loại chứng từ thanh
toán ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT (như
giá vé, tem BCVT...) thì giá tính thuế được xác định
theo công thức:
Giá chưa có thuế GTGT = Giá thanh toán/[1 + TS của
HH, DV(%)].
1. Giá tính thuế (tiếp)
1.11. Giá tính thuế đối với hoạt động cung ứng dịch vụ
vừa thực hiện tại Việt Nam, vừa thực hiện ở nước
ngoài là phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam
quy định trong hợp đồng cung cấp dịch vụ.
- Trường hợp hợp đồng không xác định riêng
phần giá trị dịch vụ thực hiện tại Việt Nam thì giá tính
thuế được xác định theo tỷ lệ (%) chi phí phát sinh tại
Việt Nam trên tổng chi phí.
1. Giá tính thuế (tiếp)
2. Giá tính thuế đối với HH, DV bao gồm cả khoản phụ thu và
phí thu thêm mà cơ sở KD được hưởng.
- Trường hợp số tiền giảm giá, chiết khấu được lập khi
kết thúc chương trình (kỳ) giảm giá, chiết khấu hàng bán
thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá
đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ
vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều
chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Chú ý: - Nếu bên mua không kịp thời kê khai điều chỉnh
giảm số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ theo hóa đơn
điều chỉnh vào kỳ kê khai phát sinh hóa đơn điều chỉnh thì bị
xử phạt theo quy định của Luật Quản lý thuế.
1. Giá tính thuế (tiếp)
3. Giá tính thuế được xác định bằng đồng VN. Trường
hợp người nộp thuế có DT bằng ngoại tệ thì phải quy
đổi ra đồng VN theo tỷ giá GDBD trên thị trường
ngoại tệ liên NH do NHNN Việt Nam công bố tại thời
điểm phát sinh DT để xác định giá tính thuế.
Thời điểm xác định thuế GTGT
Đối với bán HH là thời điểm chuyển giao quyền SH
hoặc quyền SD HH cho người mua, không phân biệt
đã thu được tiền hay chưa thu tiền.
Đối với cung ứng DV là thời điểm hoàn thành việc
cung ứng DV hoặc thời điểm lập HĐ cung ứng DV,
không phân biệt đã thu tiền hay chưa.
Đối với HĐ cung cấp điện, nước sạch là ngày ghi chỉ
số điện, nước tiêu thụ trên đồng hồ để ghi trên HĐ
tính tiền.
Thời điểm xác định thuế GTGT (tiếp)
Đối với HĐKD bất động sản, xây dựng CSHT, XD nhà
để bán, CN hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo
tiến độ thực hiện DA hoặc tiến độ thu tiền ghi trong
HĐ.
Đối với XD-LĐ là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công
trình, hạng mục công trình, khối lượng XD-LĐ hoàn
thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa.
Đối với HH nhập khẩu là thời điểm đăng ký tờ khai
HQ.
2. Thuế suất
1. Mức thuế suất 0%: Áp dụng đối với hàng hoá, dịch vụ
xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho
doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế; hàng hoá, dịch
vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ
các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0%
được nêu rõ trong các phần sau.
2. Thuế suất (tiếp) – 0%
a) HHXK bao gồm:
HHXK ra nước ngoài, kể cả UTXK;
HH bán vào khu PTQ theo quy định của TTCP;
Các trường hợp được coi là XK theo quy định của
PL:
+ HH GC chuyển tiếp theo quy định của PL
+ HH GC XK tại chỗ theo quy định của PL
+ HHXK để bán tại hội chợ, triển lãm ở nước ngoài.
2. Thuế suất (tiếp) – 0%
b) Dịch vụ XK bao gồm: DV được cung ứng trực tiếp cho
TC-CN ở nước ngoài hoặc ở trong khu PTQ.
Tổ chức ở nước ngoài là tổ chức không có cơ sở
thường trú tại Việt Nam, không phải là người nộp thuế
GTGT tại Việt Nam;
Cá nhân ở nước ngoài là người nước ngoài không cư
trú tại VN, người VN định cư ở nước ngoài và ở ngoài
VN trong thời gian diễn ra việc cung ứng DV;
TC-CN trong khu phi thuế quan có ĐKKD và các trường
hợp khác theo quy định của TTCP.
2. Thuế suất (tiếp) – 0%
c) Vận tải quốc tế bao gồm vận tải hành khách, hành lý,
hàng hoá theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước
ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm
đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương
tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường
hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận
tải nội địa thì vận tải quốc tế gồm cả chặng nội địa.
d) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực
tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý.
2. Thuế suất (tiếp) – 0%
đ) Các hàng hóa, dịch vụ khác:
- Hoạt động XD, lắp đặt c/trình cho DN KCX.
- HHDV thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất
khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất
0% nêu tại khoản 3, điều 9, Thông tư 219/2013;
- Dvụ sửa chữa tàu bay, tàu biển cung cấp cho tổ chức,
cá nhân nước ngoài.
Các trường hợp không áp dụng mức
thuế suất 0%
- Tái bảo hiểm ra nước ngoài; chuyển giao công nghệ,
chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ ra nước ngoài;
- Chuyển nhượng vốn, cấp tín dụng, đầu tư chứng
khoán ra nước ngoài; dịch vụ tài chính phái sinh;
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông chiều đi ra nước ngoài;
- Sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai
thác chưa chế biến thành sản phẩm khác;
- Hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho cá nhân không đăng
ký kinh doanh trong khu PTQ, trừ các trường hợp khác
theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
Các trường hợp không áp dụng mức
thuế suất 0% - (tiếp)
- Xăng, dầu bán cho xe ô tô của CSKD trong khu PTQ
mua tại nội địa;
- Xe ô tô bán cho tổ chức, cá nhân trong khu PTQ.
- Các dịch vụ do CSKD cung cấp cho tổ chức, cá nhân
ở trong khu PTQ bao gồm: cho thuê nhà, xưởng, hội
trường, văn phòng, khách sạn, kho bãi; dịch vụ vận
chuyển đưa đón người lao động; dịch vụ ăn uống (trừ
dịch vụ cung cấp suất ăn công nghiệp, dịch vụ ăn uống
trong khu phi thuế quan).
Các trường hợp không áp dụng mức
thuế suất 0% - (tiếp)
- Các dịch vụ sau cung ứng tại Việt Nam cho tổ chức,
cá nhân ở nước ngoài không được áp dụng thuế suất
0% gồm:
+ Thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật, văn hoá,
giải trí, hội nghị, khách sạn, đào tạo, quảng cáo, du lịch
lữ hành;
+ Dịch vụ thanh toán qua mạng, dịch vụ số hoá.
Các trường hợp không áp dụng thuế suất 0% quy định
tại khoản này áp dụng theo thuế suất tương ứng của
hàng hoá, dịch vụ khi bán ra, cung ứng trong nước.
2. Thuế suất (tiếp) – 5%
2. Mức thuế suất 5% áp dụng đối với HH, DV sau
đây:
Là HH, DV ở mức độ cao hơn so với đối tượng
không chịu thuế và một số lĩnh vực khác.
Ví dụ: Đối với y tế, giáo dục:
- Dịch vụ y tế, giáo dục: Thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT
- Thiết bị, dụng cụ y tế; giáo cụ dùng để giảng
dạy và học tập: Thuộc đối tượng chịu thuế suất
5%.
2. Thuế suất (tiếp)
3. Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hoá, dịch
vụ không quy định tại mức TS 0% và 5%
Các mức thuế suất thuế GTGT được áp dụng thống
nhất cho từng loại hàng hoá, dịch vụ ở các khâu nhập
khẩu, sản xuất, gia công hay kinh doanh thương mại.
Phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại
khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế
suất của mặt hàng đó.
3. Phương pháp tính thuế
Có 2 phương pháp tính thuế GTGT:
- Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
- Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.
Phương pháp khấu trừ (TT129/2013)
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh
doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa
đơn, chứng từ bao gồm:
a) Cơ sở kinh doanh đang hoạt động có doanh thu
hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ một
tỷ đồng trở lên và thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế
toán, hóa đơn, chứng từ, trừ hộ, cá nhân kinh doanh
nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp hướng dẫn
tại Điều 13 Thông tư này;
Phương pháp khấu trừ (TT129/2013) tiếp
Phương pháp khấu trừ thuế áp dụng đối với cơ sở kinh
doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn,
chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa
đơn, chứng từ bao gồm:
b) Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh
doanh nộp thuế theo phương pháp tính trực tiếp
hướng dẫn tại Điều 13 Thông tư này;
Phương pháp khấu trừ (TT129/2013) tiếp
Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, bao gồm:
a) Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm từ bán hàng
hóa, cung ứng dịch vụ chịu thuế GTGT dưới một tỷ đồng đã thực hiện đầy đủ chế
độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa
đơn, chứng từ.
b) Doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư của cơ sở kinh doanh đang hoạt
động nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập có thực hiện đầu tư, mua sắm tài sản cố
định, máy móc, thiết bị có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên ghi trên hóa đơn mua tài sản
cố định, máy móc, thiết bị, kể cả hóa đơn mua tài sản cố định, máy móc, thiết bị
trước khi thành lập (không bao gồm ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống của cơ
sở kinh doanh không hoạt động vận tải, du lịch, khách sạn); tổ chức nước ngoài, cá
nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam theo hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà
thầu phụ. (Bỏ theo thông tư 119/2014)
d) Tổ chức kinh tế khác hạch toán được thuế GTGT đầu vào, đầu ra không bao gồm
doanh nghiệp, hợp tác xã.
Phương pháp khấu trừ (TT129/2013) tiếp
Cơ sở kinh doanh hướng dẫn tại điểm b, c khoản này phải gửi Thông báo về
việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Khi gửi Thông báo về việc áp dụng phương pháp tính thuế GTGT tới cơ quan
thuế trực tiếp, cơ sở kinh doanh không phải gửi các hồ sơ, tài liệu chứng minh
như dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phương án đầu tư được
người có thẩm quyền của doanh nghiệp ra quyết định đầu tư phê duyệt, hóa
đơn đầu tư, mua sắm, hồ sơ nhận góp vốn, hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.
Cơ sở kinh doanh lưu giữ và xuất trình cho cơ quan thuế khi có yêu cầu.
Trường hợp cơ sở kinh doanh mới thành lập từ ngày 01/01/2014 chưa đủ điều
kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại
điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của
Bộ Tài chính, nếu đáp ứng được các điều kiện hướng dẫn tại điểm b, c khoản
này thì được áp dụng theo hướng dẫn tại điểm b, c khoản 3 Điều 12 Thông tư
này. (TT 119/2014)
Phương pháp khấu trừ (TT129/2013) tiếp
LƯU Ý: THÔNG TƯ 119/2014
Về phương pháp kê khai thuế (gởi mẫu 06/GTGT cho cơ quan thuế):
- Doanh nghiệp thành lập sau 01/09/2014: Mặc nhiên được áp dụng phương
pháp khấu trừ.
- Doanh nghiệp thành lập trước 01/09/2014, có 2 trường hợp:
a) Đã sử dụng hóa đơn bán hàng, thì áp dụng phương pháp trực tiếp cho 8
tháng đầu năm, áp dụng phương pháp khấu trừ cho 4 tháng cuối năm.
b) Chưa sử dụng hóa đơn bán hàng, được áp dụng phương pháp khấu trừ cho
năm 2014. Được kê khai hóa đơn đầu vào của năm 2014 cho tờ khai thuế tháng
09.
1. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT
a) Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu
trừ thuế bằng số thuế GTGT đầu ra – (trừ) số
thuế GTGT đầu vào được khấu trừ;
b) Số thuế GTGT đầu ra bằng tổng số thuế GTGT
của hàng hoá, dịch vụ bán ra ghi trên hoá đơn
GTGT;
Phương pháp khấu trừ (tiếp)
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào
a) Thuế GTGT đầu vào của HH-DV dùng cho SX, KD
HH,DV chịu thuế GTGT thì được KT toàn bộ, kể cả
thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng
hoá chịu thuế GTGT bị tổn thất.
Trường hợp hàng hoá có hao hụt tự nhiên do tính
chất lý hoá trong quá trình vận chuyển, bơm rót như
xăng, dầu thì được kê khai, khấu trừ số thuế GTGT
đầu vào của số lượng hàng hoá thực tế hao hụt tự
nhiên không vượt quá định mức hao hụt theo quy định.
Số thuế GTGT đầu vào của số lượng hàng hoá hao hụt
vượt định mức không được khấu trừ, hoàn thuế.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
b) Thuế GTGT đầu vào của HH, DV dùng đồng thời cho
SX, KD HH-DV chịu thuế và không chịu thuế thì chỉ
được KT số thuế GTGT đầu vào của HH, DV dùng cho
SX, KD HHDV chịu thuế GTGT.
Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ dùng đồng thời cho SX, KD HH,DV chịu GTGT
và không chịu thuế thì được KT toàn bộ. (Bỏ quy định này theo TT219/2013)
CSKD HHDV chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng
tháng tạm phân bổ số thuế GTGT của HHDV mua vào được
khấu trừ trong tháng, cuối năm CSKD thực hiện tính phân bổ
số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai
điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo
tháng.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
Thuế GTGT đầu vào: nhà ăn ca, nhà nghỉ giữa ca, nhà
ở miễn phí, phòng thay quần áo, nhà để xe, nhà VS, bể
nước phục vụ cho NLĐ làm việc trong khu vực SXKD và
nhà ở, trạm y tế cho NLĐ làm việc trong các KCN được
KT toàn bộ.
(lưu ý: VAT đầu vào của các thiết bị, nội thất bên trong
có được khấu trừ hay không ?)
TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống: trừ
VCHK, KS, DL có trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng thì số thuế
GTGT đầu vào tương ứng phần trị giá trên 1,6 tỷ đồng
(chưa có thuế GTGT) không được KT.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
Thuế GTGT đầu vào của tài sản cố định trong các
trường hợp sau đây không được khấu trừ mà tính vào
nguyên giá của tài sản cố định:
- tài sản cố định chuyên dùng phục vụ sản xuất vũ khí,
khí tài phục vụ quốc phòng, an ninh;
- tài sản cố định, máy móc, thiết bị của các tổ chức tín
dụng, doanh nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo
hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán, các bệnh
viện, trường học;
- tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho
mục đích kinh doanh vận chuyển hàng hoá, hành
khách, kinh doanh du lịch, khách sạn.
c. CSSX nông nghiệp, LN, nuôi trồng đánh bắt THS có tổ
chức SX khép kín, hạch toán kết quả SXKD tập trung
có sử dụng SP ở các khâu SX NN- LN; nuôi trồng, đánh
bắt THS làm NLiệu để tiếp tục SXCB ra SP chịu thuế
GTGT được KK-KT thuế GTGT đầu vào phục vụ cho
SXKD ở tất cả các khâu ĐTXDCB, SX, chế biến.
- Nếu có bán HH là sản phẩm NL-THS, chưa qua
chế biến hoặc mới qua sơ chế thuộc đối tượng không
chịu thuế GTGT thì được tính KT theo (%) DS hàng
hóa, DV chịu thuế GTGT so với tổng doanh số của
HHDV bán ra.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
d.Thuế GTGT đầu vào của HH (kể cả hàng hoá mua
ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất)
dùng để KM, QC phục vụ cho SXKD HHDV chịu thuế
thì được KT.
e.Thuế GTGT đầu vào của HH-DV sử dụng cho SXKD
HH-DV không chịu thuế được tính vào nguyên giá
TSCĐ, giá trị NVL hoặc CP. Trừ các trường hợp sau:
- Thuế GTGT của HH-DV mua vào để SXKD hàng
hóa, dịch vụ cung cấp cho TC-CN nước ngoài, tổ chức
quốc tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại được
KT toàn bộ;
- Thuế GTGT đầu vào của HHDV sử dụng cho HĐ tìm
kiếm, thăm dò, phát triển mỏ dầu khí được KT toàn bộ.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
h.Thuế GTGT đầu vào phát sinh trong tháng nào được KK,KT
tháng đó. Trường hợp cơ sở KD phát hiện số thuế GTGT đầu
vào khi KK, khấu trừ bị sai sót thì được KK-KT; thời gian KK
tối đa là 06 tháng (bỏ quy định này theo TT219/2013), kể từ
thời điểm phát sinh sai sót.
- Trường hợp CSKD kê khai sót về số thuế GTGT đã nộp ở
khâu nhập khẩu (kể cả số thuế GTGT đã nộp ở khâu nhập khẩu
có chứng từ nộp thuế trước ngày 01/3/2012), số thuế GTGT
đầu vào đang trong giai đoạn đầu tư, chưa đi vào hoạt động thì
được kê khai, khấu trừ bổ sung theo quy định của pháp luật về
quản lý thuế.
-Trường hợp CSKD đã lập hoá đơn GTGT bán hàng hoá,
dịch vụ nhưng phát hiện sai sót về thuế GTGT, phải lập hoá đơn
điều chỉnh, bổ sung thì thời hạn kê khai khấu trừ, bổ sung thuế
GTGT của cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ được tính
từ thời điểm lập hoá đơn điều chỉnh, bổ sung.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
i. Cơ sở kinh doanh được kê khai, khấu trừ thuế GTGT của
HHDV mua vào dưới hình thức uỷ quyền cho tổ chức, cá
nhân khác mà hoá đơn mang tên tổ chức, cá nhân được
uỷ quyền bao gồm các trường hợp sau đây:
Doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền cho người tham gia bảo
hiểm sửa chữa tài sản; chi phí sửa chữa tài sản cùng các
vật tư, phụ tùng thay thế có hoá đơn GTGT ghi tên người
tham gia bảo hiểm, DNBH thực hiện thanh toán cho người
tham gia bảo hiểm phí bảo hiểm tương ứng theo hợp đồng
bảo hiểm thì DNBH được kê khai khấu trừ thuế GTGT
tương ứng với phần bồi thường bảo hiểm thanh toán theo
hoá đơn GTGT đứng tên người tham gia bảo hiểm.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
i. (tiếp):
Trước khi thành lập doanh nghiệp, các sáng lập viên
có văn bản uỷ quyền cho tổ chức, cá nhân thực hiện
chi hộ một số khoản chi phí liên quan đến việc thành
lập doanh nghiệp, mua sắm hàng hoá, vật tư thì DN
được kê khai, khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo hoá
đơn GTGT đứng tên tổ chức, cá nhân được uỷ quyền
và phải thực hiện thanh toán cho tổ chức, cá nhân
được uỷ quyền qua ngân hàng đối với những hoá đơn
có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
j. Trường hợp cá nhân, tổ chức không kinh doanh có góp vốn
bằng tài sản vào cty TNHH, cty CP thì chứng từ đối với TS
góp vốn là biên bản chứng nhận góp vốn, biên bản giao
nhận TS.
Trường hợp TS góp vốn là tài sản mới mua, chưa sử
dụng, có hoá đơn hợp pháp được hội đồng giao nhận vốn
góp chấp nhận thì trị giá vốn góp được xác định theo trị giá
ghi trên hoá đơn bao gồm cả thuế GTGT; Bên nhận vốn
góp được kê khai k/trừ thuế GTGT ghi trên hoá đơn mua
TS của bên góp vốn.
k. Đối với hộ KD nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
trên GTGT được chuyển sang nộp thuế theo phương pháp
k/trừ thuế, được k/trừ thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ
mua vào phát sinh kể từ tháng được áp dụng nộp thuế
theo phương pháp k/trừ thuế.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
l. Cơ sở kinh doanh không được tính khấu trừ thuế
GTGT đầu vào đối với trường hợp:
Hoá đơn GTGT sử dụng không đúng quy định của
pháp luật như: hoá đơn GTGT không ghi thuế GTGT
(trừ trường hợp đặc thù được dùng hoá đơn GTGT
ghi giá thanh toán là giá đã có thuế GTGT);
Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong
các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người
bán nên không xác định được người bán;
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
l. (tiếp):
Hoá đơn không ghi hoặc ghi không đúng một trong
các chỉ tiêu như tên, địa chỉ, mã số thuế của người
mua nên không xác định được người mua (trừ trường
hợp hướng dẫn tại mục i nêu trên).
Hoá đơn, chứng từ nộp thuế GTGT giả, hoá đơn bị
tẩy xoá, hoá đơn khống (không có HHDV kèm theo);
Hoá đơn ghi giá trị không đúng giá trị thực tế của
HHDV mua, bán hoặc trao đổi.
Nguyên tắc k/ trừ thuế GTGT đầu vào –
(tiếp)
Điều kiện KT thuế GTGT đầu vào
a) Có HĐ GTGT hợp pháp hoặc chứng từ nộp thuế GTGT
khâu NK hoặc chứng từ nộp thuế GTGT thay cho phía
nước ngoài theo quy định (thuế nhà thầu).
b) Có chứng từ thanh toán qua NH đối với HHDV mua
vào, trừ trường hợp tổng giá trị HH-DV mua vào từng
lần theo HĐ dưới 20 triệu đ theo giá đã có thuế GTGT
(HĐ xuất trong 1 ngày của cùng 1 đơn vị, có giá trị dưới
20tr/l nhưng tổng từ 20 tr không được KT).
Điều kiện KT thuế GTGT đầu vào
3. Chứng từ thanh toán qua ngân hàng được hiểu là có chứng từ chứng
minh việc chuyển tiền từ tài khoản của bên mua sang tài khoản của bên
bán (tài khoản của bên mua và tài khoản của bên bán phải là tài
khoản đã đăng ký hoặc thông báo với cơ quan thuế ) mở tại các tổ
chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo các hình thức thanh toán phù hợp
với quy định của pháp luật hiện hành như séc, ủy nhiệm chi hoặc lệnh
chi, ủy nhiệm thu, nhờ thu, thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sim điện thoại (ví
điện tử) và các hình thức thanh toán khác theo quy định (bao gồm cả
trường hợp bên mua thanh toán từ tài khoản của bên mua sang tài khoản
bên bán mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc bên mua thanh toán
từ tài khoản của bên mua mang tên chủ doanh nghiệp tư nhân sang tài
khoản bên bán nếu tài khoản này đã được đăng ký giao dịch với cơ quan
thuế) (Tài khoản vay để thanh toán không phải đăng ký – TT 119/2014).
Cả hai tài khoản phải được đăng ký mẫu 08-MST thì mới được khấu trừ
HH-DV XK ngoài điều kiện và các thủ tục phải có:
- HĐ bán HH, gia công HH, cung ứng DV cho TC-CN
nước ngoài.
- Tờ khai HQ đối với HHXK có xác nhận đã XK của
cơ quan HQ.
Đối với cơ sở KDXK sản phẩm phần mềm dưới
các hình thức tài liệu, hồ sơ, cơ sở dữ liệu đóng gói
cứng để được KT, hoàn thuế GTGT đầu vào, phải
đảm bảo thủ tục về tờ khai HQ như đối với HH thông
thường.
Điều kiện khấu trừ thuế đầu vào (tiếp)
Các trường hợp sau không cần tờ khai HQ:
- XKDV, phần mềm qua phương tiện điện tử theo đúng
quy định của PL về thương mại điện tử.
- XDLĐ công trình của doanh nghiệp chế xuất.
- Cung cấp điện, nước, HH phục vụ sinh hoạt hàng
ngày của DN KCX.
Điều kiện khấu trừ thuế đầu vào (tiếp)
6. Phương pháp trực tiếp (TT219/2013)
1. Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT áp dụng đối với các trường hợp sau
- Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới mức
ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng
phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này;
- Doanh nghiệp, hợp tác xã mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện
theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 12 Thông tư này ;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật Đầu tư
và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân
nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm
dò, phát triển và khai thác dầu khí.
- Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường hợp
đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
6. Phương pháp trực tiếp trên GTGT
2. Phương pháp tính trực tiếp:
Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực
tiếp trên GTGT bằng GTGT của HH, DV bán ra X thuế
suất thuế GTGT.
Phương pháp tính và trường hợp áp dụng: Tham khảo
tại Thông tư 219/2013.
V. Hoàn thuế
Đối tượng, trường hợp được hoàn thuế GTGT:
Tham khảo tại Thông tư 219/2013.
Nơi nộp thuế GTGT
Việc nộp thuế GTGT được TH theo quy định tại Luật
QLý thuế và lưu ý:
NNT theo PPKT có CSSX hạch toán phụ thuộc đóng
trên địa bàn tỉnh, TP trực thuộc TW khác với tỉnh, TP
nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại địa
phương nơi có CSSX và nơi đóng trụ sở chính
Trường hợp CSSXPT không thực hiện HT kế toán thì
trụ sở chính phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 2% hoặc
1%. Cụ thể: file word
VI. Hóa đơn chứng từ
Thực hiện theo quy định tại Thông tư 64/2013/TT – BTC
ngày 15/05/2013 và các văn bản liên quan.
Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010.
Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014.
Một số quy định mới trong năm 2013
Thông tư 64/2013/TT – BTC ngày 15/05/2013
Nghị định 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013
Luật 31/2013/QH13 sửa đổi, bổ sung luật số
13.2008 có hiệu lực 01/01/2014
Thông tư 156/2013/TT-BTC - Hướng dẫn luật
quản lý thuế mới thay thế TT28.2011
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 08_luat_thue_gtgt_new_update_tt_119_6241.pdf