Luận văn Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 - 2000

Ngoài so sánh, nhân hoá cũng được sửdụng khá nhiều. Điều này xuất phát từ đời sống gần gũi, gắn bó với thiên nhiên; xa hơn nữa nó cũng xuất phát từcảm quan “vạn vật hữu linh” của người Tây Nguyên: “Mới hôm nào khu rừng vui, nay nó không thèm nói cười gì với em”[7, tr. 51]. Trong các vịthần, Rừng là thần thiện nên rất gần gũi và luôn hiểu tâm trạng con người. Con người luôn gắn bó với rừng, với thiên nhiên là vì vậy. Hãy nghe Bok Sung nói vềnúi rừng, đất, trời, sông, suối: Núi thì có mật ong, có cây gỗlàm nhà, sông suối thì đem nước cho người uống, đem cá cho người ăn, và khi chảy mệt dừng lại nghỉchân ởcác bến có cây to thì trong lắm.Gió thì nhưanh chàng suốt lúa ăn no thì cầm ná đi săn trong núi, khi thì chạy mau, khi thì rón rén, rình mò từng gốc cây, nói thì thầm, sợcon thú rừng nghe nó chạy mất. Đá thì lười biếng quanh năm nằm ì một chỗ không muốn đi đâu. Nhưng cũng có khi trời tức giận, không biết giận cái gì. Nước to lên, chảy ào ào dưới suối, có khi chạy tuốt lên rẫy, lôi cảcây, cảlúa, cảngười ném xuống sông Ba.Nhưng khủng khiếp nhất là đá giận. Đá giận thì đá chạy.Trước tiên nó xô mấy miếng đất dưới chân nó ra. Nó chuyển mình rồi bất thình lình nó lật ngược và vụt chạy xuống núi. Nó chạy mau không thể cái gì chạy theo kịp. Nó bẻgãy hết cây nào cản đường nó.gặp con thú, nó đấm một cái, con thú chết bẹp ngay.

pdf220 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2115 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Văn hóa và con người Tây Nguyên trong văn xuôi nghệ thuật 1945 - 2000, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cũng đi, con nít cũng đi, người có mang cũng đi. Con vắt cắn chảy máu không cần. Con mòng chích đau, không kêu. Đi thôi, đi theo anh Núp”[26, tr.304]. Không khí trầm uất dồn nén sức mạnh căm thù, ý chí quyết chiến được đặc tả qua đoạn văn này. Tinh thần ấy như ngọn lửa nhà rông âm ỉ cháy, và sẽ bùng lên khi gặp ngọn gió cách mạng. Và Cách mạng tháng Tám đã đến, tưng bừng: “Dưới phố An Khê đường nào người cũng đổ về chật ních...Người Kinh cũng đông, người Thượng cũng đông. Lần đầu tiên Núp thấy người Kinh người Thượng đi chung với nhau, nắm tay nhau, ào ào như nước sông Ba ở đoạn chảy qua thác”[26, tr. 260]. Không khí cách mạng ấy làm cho buồng phổi của Núp căng đầy. Sau lưng Núp đã có điểm tựa vững chắc như núi Chư Lây, anh sẽ đi xa hơn nữa. Tinh thần khắc phục khó khăn gian khổ là điểm chói sáng của Núp và dân làng mà Nguyên Ngọc không thể không ca ngợi: “Thằng Pháp đốt cái làng này rồi. Phải đi nữa thôi, phải lên trên núi Chư Lây cao nữa, tìm cái chỗ tốt hơn nữa, làm cái làng mới, làm cái rẫy tốt, đánh Pháp chờ muối Bok Hồ...Pháp lấy hết cái rìu rựa của mình rồi… Thiếu cái rìu rựa, đi lấy hòn đá đập cho nhọn, cho bén, chặt đỡ cũng được lũ làng ạ”[26, tr. 305]. Ý chí kiên cường, sự nhẫn nại kiên trì cùng với lòng quyết tâm cao độ đã giúp họ làm nên những chiến công hiển hách, viết lên những bài ca hào hùng vang vọng mãi với sông núi Tây Nguyên. Thiên nhiên Tây Nguyên hùng vĩ nhưng cũng rất trữ tình. Có thác đổ ào ào những cũng có những dòng sông hiền hòa, thơ mộng; có núi cao với nhiều thú dữ nhưng cũng có những bình nguyên ngút ngàn màu xanh…Chính điều này đã tạo nên khí chất anh hùng và lãng mạn của con người mà các nhà văn đã 189 say sưa ca ngợi. Con người Tây Nguyên rắn rỏi, can trường bao nhiêu trước kẻ thù thì lại dịu dàng, tha thiết bấy nhiêu trước đồng bào, trước sông núi quê hương mình. Sự rắn rỏi can trường ấy đã viết nên những khúc ca hào hùng. Sự lãng mạn lại ngân lên những giai điệu trữ tình sâu lắng. Có thể nói nếu giọng điệu hào hùng là ngọn lửa đốt cháy tâm can thì giọng trữ tình là dòng suối tưới mát tâm hồn. Chúng ta nhìn thấy một làng Kông Hoa đầy lửa và vũ khí, nhưng cũng có một làng Kông Hoa đầy hoa: “Vùng giải phóng từ phía bắc lan vào, lan tới đâu hoa mùa xuân nở tới đó. Buổi sáng đó hoa nở trên núi Chư Lây, đỏ và trắng, chấm phá đây đó trên màu xanh bao la của núi rừng”[26, tr. 469]. Có một Kông Hoa hừng hực khí thế tiến công kẻ thù, nhưng cũng có một Kông Hoa âm thầm chịu đựng: “Con chim pơ-rơ-tơk lại kêu, con chim của quê hương đất nước, núi rừng đó, sao cứ kêu mãi. Mày kêu gì mãi thế, con chim ơi! Lần này khổ lắm rồi nhé! Khổ hung rồi nhé!”[26, tr. 303]. Tưởng như cuộc vật lộn với cái đói và với kẻ thù không còn chỗ cho tâm hồn lãng mạn của Núp, vậy mà nghe tiếng đàn của Ghíp, Núp rộn ràng: “Nghe tiếng đàn, không hiểu sao trong bụng Núp nóng bừng bừng. Thương làng, thương ghíp, thương Liêu…Núp quay sát vào Liêu, nước mắt của Núp chảy qua má Liêu, giàn giụa”[26, tr. 350]. Đời sống tình cảm, tâm hồn của Núp thật tương xứng với phẩm chất anh hùng của anh. Tnú cũng vậy, anh nhìn kẻ thù bằng đôi mắt của “hai cục lửa lớn”, nhưng nhìn người thân bằng ánh mắt chan chứa yêu thương: “Tnú ngẩng nhìn lên, Dít đã ngồi sụp xuống trước mặt anh, hai chân xếp về một bên, đưa tay kéo tấm váy che kín cả gót chân. Tnú bất chợt nghe một luồng lạnh rân rân ở mặt và ngực. Mai! Trước mặt anh là Mai đấy!”[26, tr. 143]. Con người cứng cỏi như cây xà nu lớn của cụ Mết khi thấy vết thương của Tnú lại mủi lòng: “Ông cụ Mết đứng lặng nhìn tấm lưng rộng của Tnú. Những vết thương xưa vẫn còn ngang dọc trên tấm lưng ấy, đã thành sẹo tím. Từ đôi mắt ông cụ lăn ra hai giọt nước mắt 190 lớn, ông lén trở tay chùi một cách vội vã”[26, tr. 141]. Sự kết hợp hài hòa giữa căm thù và yêu thương, giữa ý chí và tình cảm đã tạo nên những dòng cảm xác đan xen. Qua những câu văn, đoạn văn nhẹ nhàng, sâu lắng, chúng ta thấy các nhân vật anh hùng không hề khô khan, tâm hồn họ luôn dạt dào tình cảm yêu thương buôn làng. Văn hóa Tây Nguyên đậm chất nhân văn, con người Tây Nguyên luôn dạt dào tình cảm đã làm hiện lên một bức tranh đời sống đậm chất thơ. Những tác phẩm về đề tài sinh hoạt luôn làm nổi lên bức tranh đẹp ấy bằng rất nhiều phương tiện nghệ thuật khác nhau, trong đó giọng điệu trữ tình có một đóng góp không nhỏ. Cảm xúc trân trọng, mến yêu của các nhà văn bộ lộ rõ qua giọng điệu mượt mà, sâu lắng về thiên nhiên, văn hóa và con người Tây Nguyên. Núi rừng Tây Nguyên hài hòa như một bài thơ chính là yếu tố tạo nên chất thơ trong tâm hồn con người: “Sau mùa gặt hái, trời xanh cao vời vợi. Khu rừng nhẹ nhõm hẳn. Suối nước trong veo. Cây hoa a-rinh cánh vàng nhụy đỏ rập rờn bay nhảy với nắng mới…”[7, tr. 9]. Vẻ đẹp của thiên nhiên luôn đem đến cảm xúc tích cực cho con người, mà thiên nhiên Tây Nguyên luôn “hào phóng” ban cho con người sự giàu có ấy của mình. Và vì vậy, văn hóa Tây Nguyên như dòng suối luôn tưới mát tâm hồn con người: “…Điệu đinh buốt của ama kể lể nỉ non trên rẫy mùa suốt lúa. Tiếng đing năm da diết u buồn khe khẽ gọi của người bạn trai thân thiết. Những tiếng chiêng kna sầm sập như mưa rừng trong các lễ hội cúng bến nước, cầu mưa… luôn hiện diện trong tâm hồn chị”[24]. Và vì vậy, con người Tây Nguyên luôn dạt dào tình cảm yêu thương. Trung Trung Đỉnh mỗi khi nói về con người ấy đều bằng một giọng điệu da diết tận đáy lòng: “Chị tôi thuở ấy đâu rồi, cái dáng cao cao khỏe mạnh và nhanh như con hoẵng, con nai lúc nào cũng cười được, lúc nào cũng vui được, pháo nổ sát bên, chị tôi cười ré. Ngày ấy tôi không nghĩ chị có thể già. Ấy vậy mà giờ đây, chị tôi đã trở thành một bà già đúng theo nghĩa ấy. Thời gian thật tàn 191 nhẫn quá”[6, tr. 173]. Viết về những con người Tây Nguyên đã từng đi qua chiến tranh, Trung Trung Đỉnh thường có một giọng văn man mác buồn như vậy. Cái buồn pha chút nuối tiếc về sự mất dần đi của nhiều giá trị văn hóa Tây Nguyên cũng được thể hiện qua sự lắng đọng của giọng văn: “Và dân trong buôn lác đác theo Chúa. Dần dần cả buôn theo nhau. Lễ rửa tội thay cho lễ thổi tai, lễ gọi hồn thần Lúa…Những ông bà già ngọng nghịu hát thánh ca, và xưng tội bằng tiếng Êđê, Gia rai, Mnông và ngơ ngác nhìn quanh…”[42, tr. 57]. Sự lãng quên tàn nhẫn của cuộc sống văn minh trong thời hiện đại đối với người Tây Nguyên cũng được thể hiện bằng giọng văn đầy xót xa: “Dân làng buồn lắm, nhớ tụi bay lắm! Lúc tụi bay đi đứa nào cũng hứa hết Mỹ hết Thiệu sẽ trở lại thăm làng. Vậy mà hết Mỹ hết Thiệu đã bao mùa rẫy rồi mà chưa thấy đứa nào trở lại cả. Làng bây giờ buồn lắm, vắng lắm, chẳng vui vẻ như ngày xưa nữa đâu…”[41, tr. 186]. Ở đây, nhà văn đã thật sự nhập vai để nói lên tiếng nói của chính người Tây Nguyên, một tiếng nói buồn vọng đến cõi sâu tâm hồn. Có một Tây Nguyên cô đơn, nghèo khổ đang lùi lại phía sau vẻ hào nhoáng của “tấm áo văn minh” mà người ta cố khoác lên nó. Trong thơ có thể không có chất văn xuôi, nhưng trong những trang văn xuôi đặc sắc thường có yếu tố thơ. Giọng điệu hào hùng và trữ tình là hai mặt không thể thiếu trong tác phẩm văn xuôi có giá trị. Nếu giọng điệu hào hùng đã làm nên một Tây Nguyên mạnh mẽ, can trường; thì bằng sự đồng cảm sâu sắc với tình đất, tình người, giọng trữ tình lại đem đến một Tây Nguyên yêu thương, hiền hòa, sâu lắng, và… cả những nỗi buồn. * * * Trong tác phẩm văn học, các thủ pháp nghệ thuật không tồn tại một cách riêng rẽ, rạch ròi mà luôn xuyên thấm lẫn nhau nhằm thể hiện nội dung một cách thẩm mỹ nhất. Phẩm chất thẩm mỹ của văn hóa và con người Tây Nguyên 192 được nhìn nhận như là một phương diện nổi bật của văn xuôi viết về Tây Nguyên. Sự nổi bật ấy không chỉ phụ thuộc vào phẩm chất bên trong của nó mà còn nhờ vào vai trò của các thủ pháp nghệ thuật mà các nhà văn chú ý xây dựng. Không gian nghệ thuật trong các tác phẩm văn xuôi Tây Nguyên bắt nguồn từ không gian hiện thực, đó là không gian núi rừng, buôn làng nhà rông; cùng với không tâm linh của các truyện cổ đã làm nổi không gian đặc trưng của Tây Nguyên. Thời gian cũng được xây dựng với nhiều chiều và tính chất phù hợp cảm quan thời gian của con người Tây Nguyên. Nghệ thuật xây dựng nhân vật được chú ý ở những nét đặc trưng nhất để góp phần làm nổi rõ hình dáng và tính cách của con người Tây Nguyên. Cuối cùng là ngôn từ nghệ thuật, các tác giả đi khá sát với đặc trưng ngôn ngữ đời sống để tạo dựng ngôn ngữ nghệ thuật phù hợp nhất trong việc làm nên bản sắc Tây Nguyên. KẾT LUẬN 1. Tây Nguyên có một nền văn hóa phong phú và giàu bản sắc dân tộc, có con người mộc mạc, giản dị nhưng ẩn chứa một tâm hồn cao đẹp, phóng khoáng. Những khám phá về dân tộc học của các học giả người Pháp về Tây Nguyên đã lôi cuốn sự chú ý của giới nghiên cứu nhân chủng, dân tộc, văn hóa và các nhà văn. Nguyên Ngọc là người đầu tiên trong số những nhà văn Việt Nam đi khai phá mảnh đất màu mỡ này, cấy trồng trên đó những hạt giống văn chương khỏe mạnh, để rồi đơm hoa kết trái thành những tác phẩm có giá trị. Tiếp nối Nguyên Ngọc, nhiều nhà văn cũng khám phá mảnh đất này để rồi ít nhiều góp những nét bút để vẽ nên bức tranh văn học Tây Nguyên, với thành tựu chủ yếu là văn xuôi. Nếu Tây Bắc không có Tô Hoài, Nguyễn Tuân, Nguyễn Khải; nếu Tây Nguyên không có Nguyên Ngọc, Trung Trung Đỉnh, Y Điêng thì những mảnh đất xa xôi của tổ quốc này sẽ vẫn còn xa lạ với nhiều người. Những trang viết về Tây Nguyên đã đưa người đọc đi hết từ ngạc nhiên 193 này đến ngạc nhiên khác, và ngạc nhiên thú vị lớn nhất là khám phá được nhiều nét độc đáo về văn hóa và con người Tây Nguyên. Dù là ở phương diện văn học với tính hư cấu rất rõ, dù chưa phản ánh được toàn bộ đời sống vật chất và tinh thần của người Tây Nguyên, dù số lượng tác giả và tác phẩm còn khiêm tốn; nhưng những gì mà các tác phẩm đã khái quát, cùng với thực tế văn hóa ở đây đã chứng minh rằng: đời sống kinh tế không phải lúc nào cũng tỷ lệ thuận với đời sống văn hóa. Đời sống kinh tế của các dân tộc ở Tây Nguyên được xếp vào loại nghèo nhất nước; nhưng đời sống văn hóa lại hết sức giàu có, không hề thua kém bất cứ một dân tộc phát triển nào trên đất nước Việt Nam. 2. Tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên dẫu không nhiều về số lượng nhưng cũng đã phản ánh tương đối đầy đủ diện mạo văn hóa Tây Nguyên. Bằng sự gắn bó sâu sắc của mình với Tây Nguyên, các tác giả đã vẽ nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc mới lạ, độc đáo. Cái nền của bức tranh ấy là văn hóa rừng. Rừng đem đến sự sống cho con người cho nên rừng là không gian bất tận, đồng thời rừng cũng là thời gian không cùng. Trên cái nền văn hóa rừng ấy là những đường nét, màu sắc khác nhau của rất nhiều loại hình văn hóa. Qua những trang văn, người đọc có thể bắt gặp một lối sống cộng đồng làng với những câu chuyện về cuộc sống lao động và chiến đấu, với những phong tục tập quán độc đáo, với nhiều hình thức sinh hoạt mang đậm chất nguyên sơ của đời sống cuối thời kỳ nguyên thủy. Người đọc cũng sẽ được tiếp xúc với văn hóa nhà rông với những sự kiện trọng đại nhất của làng diễn ra ở đây. Không bao giờ vắng mặt trong mọi lễ hội, văn hóa cồng chiêng cũng rất nổi bật trong đời sống ở Tây Nguyên. Âm thanh của nó vang vọng khắp núi rừng Tây Nguyên nên nó cũng khá đậm đặc trong những trang văn. Với vai trò to lớn của mình trong đời sống, cùng với cồng chiêng, lửa đã đi vào tâm thức của người Tây Nguyên để rồi hình thành nên văn hóa lửa mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng. Bên 194 lửa là nước. Bến nước là hình ảnh gắn bó, thân thương bậc nhất trong đời sống tình cảm. Bến nước là tâm hồn dịu ngọt của con người Tây Nguyên. Ngọn lửa bập bùng bên ché rượu cần là hình ảnh có tính chất đặc trưng Tây Nguyên. Ta có thể bắt gặp rất nhiều hình ảnh này trong đời sống thực tế và trong văn học. Bức tranh văn hóa Tây Nguyên sẽ trống vắng biết bao nếu thiếu văn hóa rượu cần. Rượu cần đã làm nồng thêm chất Tây Nguyên trong các tác phẩm văn học. Rượu cần và cồng chiêng là trung tâm của lễ hội Tây Nguyên. Lễ hội Tây Nguyên rất phong phú, nhưng các tác giả chỉ đưa người đọc đến với lễ thổi tai, lễ bỏ mả, lễ mừng chiến thắng, lễ cúng bến nước và lễ Ninh Nông… Dù phán ánh không đầy đủ, nhưng qua một số lễ hội, người đọc cũng thấy được tính độc đáo, phong phú và đậm chất nhân văn của lễ hội, nơi bao giờ cũng tựu trung một nền văn hóa. Qua những trang văn, người đọc còn bắt gặp một sinh hoạt văn hóa độc đáo, hiếm có ở những vùng văn hóa khác, đó là văn hóa kể khan. Qua văn hóa kể khan, ta thấy con người Tây Nguyên luôn sống trong hai thế giới thực và ảo. Ảo, nhưng đối với người Tây Nguyên thì thực hơn cả thực. Có lẽ vì vậy mà các dân tộc Tây Nguyên có một gia tài sử thi đồ sộ. Nói chung, văn hóa Tây Nguyên không chỉ làm người đọc ngạc nhiên mà còn giật mình. Giật mình vì nó giúp ta khám phá ra chính mình, giật mình vì nhận ra nhiều giá trị nhân văn cao đẹp từ nền văn hóa núi rừng, nhận ra biết bao nhiêu điều tốt đẹp ẩn sâu trong tâm hồn của những con người mộc mạc như cây rừng… Giật mình để thấy mình vẫn còn nhiều điều khiếm khuyết mà sự văn minh vật chất đã tạo ra, để thấy rằng những giá trị đích thực mà con người vươn tới không phải là sự giàu sang vật chất, của lắm tiền nhiều, hạnh phúc không chỉ có vậy. Văn minh mà chi khi sự văn minh ấy làm thoái hóa lương tri con người. Văn hóa Tây Nguyên có giá trị thức tỉnh. 3. Tư tưởng chủ đạo của các tác phẩm văn xuôi viết về Tây Nguyên chính là sự ca ngợi nền văn hóa nhiều sắc màu, ca ngợi con người trung dũng 195 kiên cường trong chiến đấu, ân tình chủng thủy trong đời thường. Để hiểu rõ hơn vẻ đẹp con người Tây Nguyên, ngoài việc phản ánh những sinh hoạt văn hóa, các nhà văn đặc biệt chú ý đến việc khắc họa tính cách con người. Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, người Tây Nguyên đã cho dân tộc Việt Nam và thế giới thấy rằng, họ- những con người của rừng- có khả năng chiến đấu để bảo vệ dân tộc và bảo vệ nền văn hóa đặc sắc ngàn đời của mình. Và cũng thông qua công cuộc đấu tranh giữ rẫy, giữ làng, giữ bến nước, giữ mái nhà rông; thông qua cuộc sống lao động và sinh hoạt buôn làng, mọi phẩm chất của người Tây Nguyên được thể hiện một cách sinh động, cụ thể. Đó là lối sống nhân ái, nghĩa tình, hết lòng vì cộng đồng, vì lẽ phải. Tinh thần “nhường cơm sẻ áo”, “lá lành đùm lá rách” của họ hiển nhiên như cá dưới suối, cây trên rừng vậy. Tất nhiên, không phải chỉ có con người Tây Nguyên mà các dân tộc khác cũng có lối sống mình vì mọi người như vậy. Tuy nhiên, cái riêng của người Tây Nguyên là nó xuất phát từ văn hóa cộng đồng. Chính văn hóa cộng đồng đã tạo ra nét đẹp nhân cách này. Tính cộng đồng của người Tây Nguyên có thể trì kéo đời sống kinh tế nhưng lại là đòn bẩy cho đời sống tình cảm. Cơ sở của văn hóa cộng đồng là con người tập thể. Do chưa có sự phân chia giai cấp nên trong xã hội Tây Nguyên con người cá nhân rất mờ nhạt. Do đó hình tượng con người cộng đồng được chú ý khắc họa. Con người Tây Nguyên hiện lên với sức mạnh cộng đồng. Chính sức mạnh ấy đã giúp họ vượt qua mọi trở lực trong cuộc sống. Dù ở phương diện cộng đồng hay cá nhân, con người Tây Nguyên cũng thường “im lặng như núi rừng”. Im lặng là một tính cách đặc trưng của con người sống trong môi trường thuần tự nhiên. Cái im lặng của những tâm hồn hồn nghệ sĩ luôn dạt dào cảm xúc. Im lặng và hát để nói. Đó là nét đẹp dễ thương nhất của người Tây Nguyên. Do sống giữa đại ngàn, người Tây Nguyên được những giai điệu của núi, rừng, sông, suối ru từ thuở xa xưa. Chất nghệ sĩ đã thấm vào trong máu. Khai thác tư chất này, các 196 nhà văn đã có sự bổ sung cần thiết làm hài hoà hình tượng con người Tây Nguyên. Tính cách nổi bật nhất mà Nguyên Ngọc cùng với Vũ Hạnh, Trung Trung Đỉnh, Y Điêng dồn nhiều tâm lực để khắc hoạ, đó là tính cách anh hùng của người Tây Nguyên. Những anh hùng trong thực tế đã được các nhà văn tạc tượng bằng ngôn ngữ để rồi bất tử hóa nó trong lòng nhân dân Việt Nam. Là một sản phẩm đặc biệt của văn hóa, con người Tây Nguyên hiện lên như là sự kết tinh của núi rừng hùng vĩ và trữ tình. Những con người có thân hình chắc nịch như đá núi, có đôi mắt trong veo như nước suối, có tính cách mộc mạc như cây rừng và hiền như đất bazan… Những con người mà khi tiếp xúc với họ, ta như được trở về với “cái nguyên thủy” tốt đẹp mà bấy lâu nay đã bị “cái tiến hóa” che lấp; không chỉ vậy, nếu không khéo sẽ bị chôn vùi. Vẻ đẹp của con người Tây Nguyên là vẻ đẹp của chất gỗ lim gỗ trắc không cần “nước sơn” mà vẫn luôn lung linh rạng ngời như gương để mỗi một chúng ta có thể soi vào mà nhận diện mình một cách đầy đủ hơn. 4. Nội dung của một tác phẩm không thể là nội dung hoàn chỉnh nếu nó thiếu một hình thức phù hợp. Xem xét giá trị nội dung phải luôn trong mối tương quan tất yếu của các giá trị nghệ thuật. Để làm nổi bật các giá trị văn hóa và tình cách con người, để làm sống dậy không khí Tây Nguyên trong những trang viết của mình, các nhà văn luôn chú ý đến các phương tiện nghệ thuật phù hợp nhất, có vai trò như những chiếc “đòn bẫy” tích cực cho nội dung. Thế giới của các phẩm viết về Tây Nguyên đương nhiên là nằm trong không gian Tây Nguyên. Từ không gian hiện thực đến không gian nghệ thuật phải đi qua một hành trình dài của tư tưởng, của vốn sống, của quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nhà văn. Không gian nghệ thuật mà các nhà văn chú ý xây dựng là không gian rừng, làng, nhà rông, nhà sàn. Đây là những không gian mà tự thân nó đã toát lên màu sắc Tây Nguyên rất rõ. Kết hợp với với quan niệm của nhà văn, không gian nghệ thuật có vai trò làm nền cho các giá trị văn hóa 197 cũng như vẻ đẹp con người thăng hoa. Cùng với không gian, thời gian nghệ thuật cũng là một phương tiện có tính tất yếu để hình tượng bộc lộ. Thời gian bao trùm trong các tác phẩm về chiến tranh là thời gian hiện tại, tuyến tính; trong các tác phẩm đời thường, thời gian đồng hiện chiếm ưu thế, vì nó là phương tiện hữu hiệu để nhân vật thể hiện “nỗi niềm quá khứ” của mình. Phương tiện nghệ thuật gần gũi nhất, trực tiếp nhất là ngôn từ nghệ thuật. Các nhà văn rất chú ý đến lời ăn tiếng nói của người Tây Nguyên, đưa vào tác phẩm hết sức tự nhiên, làm nổi bật đời sống văn hóa và tính cách con người Tây Nguyên. Đó là hệ thống ngữ âm theo cách phát âm tiếng Việt của người Tây Nguyên, là hệ thống từ vựng có sự kết hợp giữa vốn từ phổ thông với từ địa phương, là những cấu trúc ngữ pháp nhiều khi không tuân theo ngữ pháp tiếng Việt một cách chủ ý của tác giả. Tất cả đều mang đậm dấu ấn của cuộc sống gắn bó với núi rừng. Việc sử dụng các biện pháp tu từ cũng là một điểm đáng chú ý. Ngoài các biện pháp thông thường như ẩn dụ, hoán dụ, ngoa dụ, liệt kê…; các nhà văn tập trung vào hai biện pháp là so sánh và nhân hóa như là một cách tốt nhất thể hiện thói quen ngôn ngữ của người Tây Nguyên, để làm đậm hơn chất Tây Nguyên trong tác phẩm của mình. Hệ thống câu văn cũng thể hiện khá rõ đặc trưng ngôn ngữ của người Tây Nguyên và của các tác phẩm văn xuôi Tây Nguyên. Ở lời trực tiếp, câu văn ngắn rất nổi bật. Nó thể hiện được không khí câu chuyện, lối tư duy và trình độ ngôn ngữ của người Tây Nguyên. Với lời gián tiếp, câu văn dài cũng được sử dụng để thể hiện đời sống nội tâm của nhân vật và để dẫn truyện. Ngoài ra, giọng điệu cũng là một thủ pháp nghệ thuật quan trọng làm nên không khí cho truyện. Có hai giọng điệu nổi bật, đó là giọng điệu sử thi hào hùng thể hiện được tính cách anh hùng và không khí ra trận hào hùng của Tây Nguyên chiến đấu. Đó là giọng điệu trữ tình thể hiện sự lắng đọng của những tâm hồn dạt dào cảm xúc yêu thương quê hương, cộng đồng; và cả những nỗi buồn của sự mất dần đi các giá trị văn hóa tốt đẹp. 198 5. Văn học là thế giới của tình yêu, nỗi buồn và cái đẹp. Sự lắng đọng về những giá trị thẩm mỹ là điều mà mọi nhà văn hướng đến. Muốn vậy, nhà văn phải có những xúc cảm mãnh liệt. Nếu nhà văn không dành cho đối tượng thẩm mỹ của mình một tình cảm đặc biệt thì thế giới nghệ thuật của anh ta là một khoảng trống đáng sợ, khoảng trống do sự nhạt nhẽo, vô vị để lại. Jacques Dournes nói về tình yêu Tây Nguyên: “Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu”. Đối với Tây Nguyên, phải biết yêu mới có thể hiểu, càng hiểu càng yêu. Ngoài các nhà văn là người bản địa, các nhà văn khác đã yêu Tây Nguyên như chính quê hương mình, đã yêu con người Tây Nguyên như chính những người ruột thịt của mình, đặc biệt là Nguyên Ngọc và Trung Trung Đỉnh. Chính tình yêu đó mà họ đã làm nên những tác phẩm có sức sống dài lâu trong lòng độc giả. Những tác phẩm đã góp phần quảng bá và lưu giữ các giá trị văn hóa cũng như phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên đang có nguy cơ suy thoái dần trước công cuộc tiến hóa đang diễn ra rầm rộ chưa từng có ở đây. Những tác phẩm có tính chất nền móng và có giá trị tạo đà cho những bước phát triển của văn xuôi Tây Nguyên giai đoạn sau. Những tác phẩm đã góp vào dòng sông văn hóa, văn học Việt Nam một dòng chảy đầy phù sa và giàu sức lắng đọng, để rồi làm đẹp thêm cho tâm hồn Việt Nam. 6. Văn hóa và con người chỉ là hai phương diện cụ thể của văn xuôi nghệ thuật viết về Tây Nguyên, việc khảo hai vấn đề trên dù có sâu sát đến đâu cũng khó có thể làm nổi bật toàn bộ đời sống Tây Nguyên được các nhà văn khái quát trong các tác phẩm văn học. Văn học viết về Tây Nguyên hiện nay đang phát triển mạnh cả văn xuôi lẫn thơ. Trong những năm gần đây đã xuất hiện nhiều tác phẩm văn chương phản ánh đời sống Tây Nguyên đương đại rất đáng chú ý. Tìm hiểu toàn bộ văn chương của Tây Nguyên và văn chương viết về Tây Nguyên là hướng đi tiếp theo của người nghiên cứu trong thời gian tới. 199 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ 1. Rừng Tây Nguyên qua những trang văn. Niên giám Bình luận văn học- Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Minh 2009. 2. Văn học với văn hóa kể khan Tây Nguyên. Tạp chí Khoa học- Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, số 23 tháng 10 năm 2010. 3. Âm vang cồng chiêng trong văn học Tây Nguyên. Tạp chí Văn hóa các dân tộc, số tháng 5 năm 2009. 4. Chất Tây Nguyên trong văn Nguyên Ngọc. Hội thảo khoa học trẻ 2008- Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh. 5. Bến nước, báu vật của buôn làng Tây Nguyên. Tạp chí Hồn Việt, số tháng 12 năm 2009. 6. Rừng xà nu dưới góc nhìn văn hóa. Tạp chí Đất Quảng, số tháng 10 năm 2010. 7. Rượu cần- “thuốc quên kỳ diệu”. Tạp chí Giáo dục Gia Lai, Xuân 2008. 8. Nước trong tâm thức người Tây Nguyên, Nguyệt san Gia Lai, số Xuân 2010. 9. Những gương mặt của văn hóa. Tạp chí Khoa học công nghệ- Sở Khoa học và Công nghệ Gia Lai, số Xuân canh dần 2010. 10. Núp – người đem đến những mùa xuân Tây Nguyên. Nguyệt san Gia Lai số 2043 tháng 12/2007. 11. Đinh yơng, rượu cần và… Trung Trung Đỉnh. Nguyệt san Gia Lai , ngày 31/12/2009. 12. Vẻ đẹp con người Tây Nguyên trong văn Trung Trung Đỉnh. Nguyệt san Gia Lai xuân 2009. 13. Ngọn lửa Tây Nguyên. Tạp chí Công an Gia lai, số Xuân 2009. 14. Làng Stơr hôm nay. Báo Sài gòn giải phóng Thứ bảy, ngày 15/03/2009. 200 201 TÀI LIỆU KHẢO SÁT 1. Ngọc An (2007), “Suối đàn tơ-rưng” Ba bức thư, Quân đội nhân dân,Hà Nội 2. Trung Trung Đỉnh(1998),Cuộc đời nghệ sĩ Xu Man, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 3. Trung Trung Đỉnh (1996), Mười một truyện ngắn, Hội nhà văn, Hà Nội. 4. Trung Trung Đỉnh (1993), “Truyền thuyết Ialy”, Báo văn nghệ (44), tr.10-11 5. Trung Trung Đỉnh (2006), Lạc rừng, Ngõ lỗ thủng, Văn học, Hà nội. 6. Trung Trung Đỉnh (2002), Đêm nguyệt thực, Hội nhà văn, Hà Nội. 7. Y Điêng (1978), Hơ Giang, NXB Thành phố Hồ Chí Minh. 8. Y Điêng (1986), Đrai Hơling đi về phía sáng, Văn hóa, Hà Nội. 9. Y Điêng (1993), Chuyện trên bờ sông Hinh, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 10. Y Điêng (1996), Ba anh em, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 11. Y Điêng (2005), Lửa trong tay chúng tôi, Hội Văn học nghệ thuật Đăk Lăk. 12. Vũ Hạnh (2007), Tiểu thuyết đường rừng, Văn hóa, Hà Nội. 13. Vũ Hạnh (1980), Chất ngọc, Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh 14. Vũ Hạnh (1986), Bút máu, Văn học, Hà Nội. 15. Vũ Hạnh (1987), Cô gái Xà Niêng, Trẻ, TP. Hồ Chí Minh 16. Thu Loan (1997), “Làng Mô”, Văn nghệ dân tộc và miền núi (1,2) tr.24-26. 17. Thu Loan (2008), Sương chưa tan làng Trăng, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 18. Sương Nguyệt Minh (2003),“Tây Nguyên ký sự”,VN Quân đội(560),tr.64- 74. 19. Kim Nhất (2000), “Người rừng trên đỉnh núi ông Voi”, Văn hóa dân tộc(3) 20. H’Linh Niê (2005), Gió đỏ, Hội nhà văn, Hà Nội. 21. Linh Nga Niê Kđăm (2005), Ngân nga Rlet Mnông, Kim Đồng, Hà Nội. 22. Linh Nga NiêKđăm (2007),Già làng Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 23. Linh Nga Niê Kđăm (1999), Trăng Xí thoại, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 24. http//www.linhnganiekdam/truyen-ngan-linh-nga 25. Nguyên Ngọc (1957, Mùa xuân hoa trắng, Phụ nữ, Hà Nội. 26a. Nguyên Ngọc (1970) Đất nước đứng lên, Giáo dục, Hà Nội. 26. Nguyên Ngọc (1999), Tháng Ninh Nông, NXB Đà Nẵng. 27. Nguyên Ngọc (2005), Tản mạn nhớ và quên, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 28. Nguyên Ngọc (2008), Bằng đôi chân trần, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 29. Nguyên Ngọc (2006), Nghĩ dọc đường, Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh. 30. Nguyên Ngọc (2006) Tác phẩm chọn lọc, Văn học, Hà Nội. 202 31. Nguyên Ngọc (2009), Nguyên Ngọc, tác phẩm, Hội nhà văn, Hà Nội. 32. Khuất Quang Thụy (1981), Pui Kơ Lớ, Kim Đồng, Hà Nội. 33. Khuất Quang Thụy (1996), Nước mắt gỗ, Lao động, Hà Nội. 34. Khuất Quang Thụy (1986), Thềm nắng, Phụ nữ, Hà Nội. 35. Khuất Quang Thụy (1999), Không phải trò đùa, Hội nhà văn, Hà Nội. 36. Khuất Quang Thụy (1998), Truyện ngắn chọn lọc, Hội nhà văn, Hà Nội. 37. Đỗ Tiến Thụy (2009), Vết thương thành thị, Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 38. Thao Trường (1998) “Gặp lại anh hùng Núp” Giải nhất văn chương, Hội Nhà văn, Hà Nội 39. Nhiều tác giả (2002), Văn xuôi Tây Nguyên thế kỷ XX, Văn hóa dân tộc, Hà Nội 40. Nhiều tác giả (2000), Tuyển tập văn xuôi dân tộc và miền núi thế kỷ XX, Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 41. Nhiều tc giả (1995), Tuyển tập văn học Gia Lai, Hội Văn học NT Gia Lai. 42. Nhiều tác giả (1998), Tuyển tập văn học dân tộc và miền núi, Giáo dục, Hà Nội 203 204 B- TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 43. Nguyên An (2000), “Nhà văn Nguyên Ngọc trong những năm kháng chiến chống Mỹ”, Văn nghệ Quân đội, Hà Nội (4). 44. Duệ Anh (1998), “Đời sống cồng chiêng”, Nhân dân, ngày 26/03. 45. Phương Anh (1999), “Bản sắc Tây Nguyên”, Văn hóa các dân tộc(4), tr.4. 46. Nguyễn Kim Anh, Nguyễn Thị Trúc Bạch, Nguyễn Tấn Đắc (2002), Văn hóa- Văn học từ một góc nhìn, Khoa học xã hội, Hà Nội. 47. Nguyễn Kim Anh chủ biên (2004), Tiểu thuyết Nam bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 48. Ngọc Anh (1960), Dân tộc Xơ đăng, Tạp san Dân tộc (13), tr.35-39. 49. Ngọc Anh (1961), Tây Nguyên bất khuất, Phổ thông, Hà Nội. 50. Ngọc Anh… sưu tầm (1965), Truyện cổ Bana Tây Nguyên, Văn học, Hà Nội. 51. M. Bakhtin (1992), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 52. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Hội nhà văn, Hà Nội. 53. Nông Quốc Bình (1998), “Để có những sáng tác về Tây Nguyên hay hơn”, Tạp chí Văn hóa các dân tộc (8) tr.21-22. 54. Nông Quốc Bình (1998), “Tây Nguyên, để có những trang viết”, Báo Văn hóa, ngày 05/07. 55. Ngô Vĩnh Bình (1991), “Mẹ lúa, đấng tối cao trên cao nguyên miền Thượng”, Văn hóa nghệ thuật (21,22), tr.3. 56. Ngô Vĩnh Bình (1993), “Tết trên miền Thượng Cao Nguyên”, Giáo dục và thời đại, 11/01, tr.12. 57. Phan Xuân Biên (1985), “Tổ chức làng cổ truyền của các dân tộc Tây Nguyên”, Dân tộc học(3), tr.31-40. 58. Trần Lâm Biền (1993), “Dặm dài Tây Nguyên”, Văn hóa nghệ thuật (2), tr.45- 47. 59. Dambo (2003), Miền đất huyền ảo, Hội nhà văn, Hà Nội. 60. Thu Bồn (1964), Bài ca chim Chơ rao, Văn học, Hà Nội. 61. Thu Bồn (1877), Ba-dan khát, Thanh niên, Hà Nội. 62. Nguyễn Văn Bổng (1998), Ghi chép về Tây Nguyên, Tác phẩm mới, Hà Nội. 63. Phan Văn Bé (2006), Tây Nguyên sử lược, Giáo dục, Hà Nội. 205 64. Trần Mạnh Cát (1990), “Tang ma cư dân bản địa Tây Nguyên”, Dân tộc học(4), tr.47-52. 65. Nông Quốc Chấn, Kpa Y Lăng, Nay Phin (1981), Hợp tuyển thơ văn các dân tộc thiểu số Việt Nam, Văn hóa, Hà Nội. 66. Nông Quốc Chấn (1993), “Tiếng nhạc cồng chiêng, lệnh “Yàng” hay tâm hồn người”, Báo Nhân dân (16), tr.8. 67. Nông Quốc Chấn tuyển chọn (1998), Hội nghị Văn học Tây Nguyên, Hội nhà văn, Hà Nội. 68. Dương Mạnh Châu (1970), Các sắc dân thiểu số Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn. 69. Y Son Châu (1984), “Một số vấn đề văn hóa và xã hội Tây Nguyên”, Khoa học xã hội(2), tr.69-80. 70. Huệ Chi, Phong Lê (1960) “Cách thể hiện con người trong tập truyện Mạch nước ngầm”, Tạp chí Văn học (7). 71. Đào Tử Chi (1957), “Người Đầu làng ở vùng Nam Trường Sơn”, Đặc san Dân tộc (6) tr.33-36. 72. Lê Đình Chi (1969), Vấn đề đồng bào thiểu số tại Việt Nam, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn. 73. Nguyễn Kim Chi (1969), Định chế tòa án phong tục Thượng, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn. 74. Nguyễn Kim Chi (1969), Luật pháp và phong tục tại miền Thượng, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn. 75. Nguyễn Văn Chính…tuyển chọn (2007), Văn học nghệ thuật Tây Nguyên- nét độc đáo trong văn hóa Việt Nam, Quân đội nhân dân, Hà Nội 76. Dambo (2003), Miền đất huyền ảo, Hội nhà văn, Hà Nội. 77. Nguyễn Văn Dân (1998), Lý luận văn học so sánh, Khoa học Xã hội, Hà Nội. 78. 47. Nguyễn Văn Dân (2004), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Khoa học Xã hội, Hà Nội. 79. Phan Hữu Dật (1994), Lễ cầu mùa của các dân tộc ở Việt Nam, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 80. Chu Xuân Diên (2002) Cơ sở văn hóa Việt Nam, Đại học Quốc gia TP. HCM. 81. Chu Xuân Diên (1963), “Tìm hiểu giá trị bài ca chàng Đăm San”, TC Văn học (3). 82. Jacques Dournes (2002), Rừng, đàn bà, điên loạn, Hội nhà văn, Hà Nội. 206 83. Ngô Văn Doanh (1993), “Độc đáo tượng nhà mồ Tây Nguyên”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (2), tr. 55-59. 84. Ngô Văn Doanh (1991), “Phong cách tượng nhà mồ Tây Nguyên”, Văn hóa dân gian (3), tr. 57-61. 85. Ngô Văn Doanh (1995), Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 86. Ngô Văn Doanh (1993), “Lời cúng bỏ mả- một loại hình văn học dân gian đặc biệt của Tây Nguyên”, Tạp chí Văn hóa dân gian (2) tr.32-38. 87. Ngô Văn Doanh sưu tầm (2001), Vua lửa, vua nước, Kim Đồng, Hà Nội. 88. Ngô Văn Doanh (2007), Pơ thi- cái chết được hồi sinh: Lễ bỏ mả và nhà mồ Bắc Tây Nguyên, Thế giới, TP. Hồ Chí Minh. 89. Lưu Danh Du (1958), “Tết của đồng bào Thượng nam Cao Nguyên”, Chấn hưng kinh tế (51,52). 90. Nguyễn Ngọc Du (1970), Các sắc tộc miền Thượng, Học viện Quốc gia Hành chánh, SG. 91. Nguyễn Đăng Duy(2002),Văn hóa học Việt Nam,Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 92. Hoàng Dự (1988), Nữ tù trưởng Iadố, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 93. Bùi Minh Đạo (2004), “Đôi điều về nhà Rông, nhà Rông với văn hóa Tây Nguyên”, Dân tộc học (4), tr. 36-42. 94. Nguyễn Tấn Đắc (1985), “Từ âm nhạc cồng chiêng đến văn hóa Tây Nguyên”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3-4). 95. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa xã hội và con người Tây Nguyên, Khoa học xã hội, Hà Nội. 96. Nguyễn Tấn Đắc, Nguyễn Văn Hạnh (1999), Những vấn đề văn hóa, văn học và ngôn ngữ học, Khoa học xã hội, Hà Nội. 97. Trung Trung Đỉnh (1999), “Bok Núp”, Văn nghệ quân đội(9), tr.49-54. 98. Trung Trung Đỉnh (1998), “Một địa chỉ văn hóa ở Tây Nguyên”, Báo Nhân dân, ngày 05/01. 99. Trung Trung Đỉnh (1995), “Nhịp điệu Tây Nguyên”, Báo Gia Lai, 01/01. 100. Trung Trung Đỉnh (1998), “Rừng sâu ký sự”, Văn nghệ quân đội (17) tr. 4- 22 101. Trung Trung Đỉnh (2001), Truyền thuyết một tình yêu, Kim Đồng, Hà Nội. 102. Trung Trung Đỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Lập biên soạn (2002), Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX: Giai đoạn 1946- 1975, Kim Đồng, Hà Nội. 207 103. Trung Trung Đỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Quang Lập biên soạn (2002), Truyện ngắn Việt Nam thế kỷ XX: Giai đoạn 1976- 2000, Kim Đồng, Hà Nội. 104. Trung Trung Đỉnh (2007), Cuộc chia ly của những vì sao, Kim Đồng, Hà Nội. 105. Trung Trung Đỉnh (2007), Tây Nguyên của tôi, Kim Đồng, Hà Nội. 106. Trung Trung Đỉnh (2008), Sống khó hơn là chết, Hội nhà văn, Hà Nội. 107. Trung Trung Đỉnh (1993), Bậc cao thủ, Quân đội nhân dân, Hà Nội. 108. Trung Trung Đỉnh (1983), Người trong cuộc, Quân đội nhân dân, Hà Nội. 109. Trung Trung Đỉnh(1989), Tiễn biệt những ngày buồn, Tác phẩm mới, Hà Nội. 110. Y Điêng biên soạn (1978), Xinh Nhã, Đăm Di hai bản trường ca Êđê và Gia Rai, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 111. Y Điêng, Y Dung, Ksor Blêu, Ngọc Anh sưu tầm (1993), Trường ca Tây Nguyên, Văn học, Hà Nội. 112. Y Điêng dịch(1963), Trường ca Tây Nguyên, Văn học, Hà Nội 113. Hà Minh Đức, Lê Bá Hán (1996), Cơ sở lý luận văn học, Giáo dục, Hà Nội. 114. Hà Minh Đức (1998), Nhà văn nói về tác phẩm, Văn học, Hà Nội. 115. Vũ Gia (1986), “Phong tục Tết ở Tây Nguyên”, Văn hóa nghệ thuật (1,2) 116. CửuLongGiang, Toan Ánh(1974),Cao nguyên miền Thượng, Lá Bối, Sài Gòn. 117. Cửu Long Giang, Toan Ánh (1970), Âm nhạc xứ Thượng, Lá Bối, Sài Gòn. 118. Anne de Hautecloque (2004), Người Êđê, một xã hội mẫu quyền, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 119. Đinh Hài (2003), Quan hệ văn học- văn hóa qua sáng tác của Nguyên Ngọc về Tây Nguyên, Luận văn thạc sĩ, Đại học Huế. 120. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Giáo dục, Hà Nội. 121. Nguyễn Văn Hạnh (2004), Chuyện văn, chuyện đời, Giáo dục, Hà Nội. 122. Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1999), Lý luận văn học, vấn đề và suy nghĩ, Giáo dục, Hà Nội. 123. Đỗ Kim Hồi (1997), “Rừng xà nu- một con đường lý giải”, Văn học và tuổi trẻ(16). Giáo dục, Hà Nội. 124. Hoàng Ngọc Hiến (1991), “Thi pháp của truyện”, Báo Văn nghệ, số 31. 125. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Văn học...gần và xa, Giáo dục, Hà Nội. 208 126. Nay Hiệp (1999), “Rượu cần Tây Nguyên”, Dân tộc và Thời đại (2), tr.12. 127. Nay Hiệp (1998), “Tục nhận con nuôi của người Jarai ở Tây Nguyên”, Báo Pháp luật, ngày 11/06, tr.5. 128. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên (2004) Từ điển văn học (bộ mới), Thế giới. 129. Nguyễn Ngọc Hòa (2005), “Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”, Tạp chí Tư tưởng văn hóa (2), tr.44- 47. 130. NguyễnThái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Giáo dục, Hà Nội. 131. Tô Hoài (2000) Tuyển tập Tô Hoài, Văn học, Hà Nội 132. Từ Quốc Hoài (1979), “Bây giờ ở Stơr”, Văn nghệ quân đội (12), tr. 59- 60. 133. Đỗ Quang Hoàn (1987), “Tết Tây Nguyên”, Văn nghệ (3-4), tr. 15. 134. Đỗ Quang Hoàn(1985),“Tục đâm trâu ở Tây Nguyên”,Lao động (3-4),tr. 11. 135. Đỗ Hùng (1989), “Nhà rông Bana”, Báo Nhân dân (34) tr. 4. 136. Lưu Hùng(1994), Buôn làng cổ truyền xứ Thượng, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 137. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 138. Lưu Hùng (1993), “Bước đầu tìm hiểu quan hệ cộng đồng trong xã hội người Thượng”, Dân tộc học(3), tr.51-60. 139. Lưu Hùng (1992), “Thiết chế tự quản buôn làng”, Dân tộc học(3), tr.60-70. 140. Lê Toàn Hùng sưu tầm (1978), Dân ca Tây Nguyên, Văn hóa, Hà Nội. 141. Nguyễn Thanh Hùng (1996), Bản chất văn hóa của nghệ thuật, Văn học, Hà Nội. 142. Nguyễn Thanh Hùng(2002),Đọc và tiếp nhận văn chương, Giáo dục, Hà Nội. 143. Hoàng Văn Huyên (1980), Tây Nguyên, Văn hóa, Hà Nội. 144. Milan Kundera (1998), Nghệ thuật tiểu thuyết, NXB Đà Nẵng. 145. Milan Kundera (2004), “Tiểu thuyết và lịch sử”, Tia sáng (11), tr. 52-54. 146. Nguyễn Thụy Kha(1983),Tháng năm ở Gia Lai-Kon Tum,Văn nghệ(29), tr.4 147. Nguyễn Văn Kha(2002),Văn học cảm nhận và suy nghĩ, Khoa học Xã hội, Hà Nội. 148. Đăng Khánh (1999), “Lễ cưới các dân tộc Tây Nguyên”, Giáo dục và Thời đại, 24/10, tr.15 209 149. Quốc Khánh (1957), “Lược khảo về nguồn gốc đồng bào Thượng”, Văn hóa nguyệt san (19), tr.243-250. 150. Nguyễn Khải (1961), “Một vài ý nghĩ về nghề nghiệp khi đọc Rẻo cao”, Văn nghệ quân đội, Hà Nội (10). 151. Nguyễn Khải (1976), Tháng ba Tây Nguyên, Quân đội nhân dân, Hà Nội. 152. Trần Đăng Khoa (2000), “Nhà văn Nguyên Ngọc”, Giáo dục và Thời đại, Hà Nội, Chủ nhật- tháng 11/2000. 153. Nguyễn Đình Khoa(1983),Các dân tộc ở Việt Nam,Khoa học xã hội,Hà Nội. 154. Nguyễn Đình Khoa (1979), “Hình thái nhân chủng người Bana và Xơđăng”, Dân tộc học(3). 155. Nguyễn Đình Khoa (1998), “Về nguồn gốc lịch sử các dân tộc Tây Nguyên”, Dân tộc học(3). 156. Nguyễn Thế Khoa (2002), “Nguyên Ngọc- Những suy tư ở tuổi nhân sinh thất thập”, Người Hà Nội (14). 157. Phùng Ngọc Kiếm (2000), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945- 1975, Đại học Quốc gia Hà Nội. 158. Nguyễn Văn Kự- Lưu Hùng (2007), Nhà rông Tây Nguyên, Thế giới, TP.Hồ Chí Minh. 159. Dun Ksor (1973), Vấn đề cải tiến dân sinh trên miền cao nguyên Nam phần Việt Nam, Học viện Quốc gia Hành chánh, Sài Gòn. 160. Siu Ký(1967), “Vài nét về giai thoại, phong tục và đời sống đồng bào Thượng”, Nguyệt san Thượng vụ(8), tr.25-30. 161. Siu Ký(1968), “Tìm hiểu đồng bào thiểu số mẫu hệ Jarai”, Nguyệt san Thượng vụ(12), tr.13-14. 162. Võ Liệu (1959), “Hỏa xá- Thủy xá”, Giáo dục phổ thông (52),tr.32-36. 163. Võ Liệu (1959), “Những cuộc thám hiểm xứ người Thượng”, Giáo dục phổ thông (47), tr.34-41. 164. Thu Loan (2001), Cuốn trong dòng lũ, Quân đội nhân dân, Hà Nội. 165. Thu Loan (1999), Một ngày của ký ức, Quân đội nhân dân, Hà Nội. 166. Thu Loan (2001), Núi rừng cưu mang, Kim Đồng, Hà Nội. 167. Thu Loan(2006),Lễ hội nông nghiệp của ngườiBana,Văn hóa dântộc,Hà Nội. 168. Phong Lê(1970) “Con đường sáng tác của Nguyên Ngọc”, Văn học (2). 169. Phong Lê (1972) “Nguyễn Trung Thành và những trang viết về miền Nam đất lửa”, Tạp chí Văn học (4). 170. Hoàng Văn Lễ…(2005), Tây Nguyên ngày nay, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 210 171. Nguyễn Văn Long (1984), “Đất nước đứng lên” trong “Từ điển văn học”- Tập 1, Khoa học Xã hội, Hà Nội. 172. Nguyễn Văn Long (2000), “Rừng xà nu” trong “Giảng văn văn học Việt Nam hiện đại”, Đại học Quốc gia Hà Nội. 173. Trường Lưu (1964), “Đọc lại Đất nước đứng lên của Nguyên Ngọc”, Báo Văn nghệ (5). 174. Trường Lưu (1999), Văn học trong hành trình văn hóa, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 175. Phương Lựu chủ biên (1997) Lý luận văn học, Giáo dục, Hà Nội. 176. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn- chân dung và phong cách, Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 177. Henri Maitre (2008), Rừng người Thượng, Trí thức, Hà Nội. 178. Nguyễn Đăng Mạnh(2005), Chân dung và phong cách, Trẻ,TP.Hồ Chí Minh. 179. E.M.Meletinsky(2004), Thi pháp của huyền thoại, Đại học quốc gia Hà Nội. 180. Sương Nguyệt Minh (2005), Đi qua đồng chiều, Thanh Niên, Hà Nội. 181. Nguyễn Mĩ (1964), “Tây Nguyên đất lửa”, Văn nghệ (75), tr.5-6. 182. Nguyễn Văn Nam (1996), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên, Chính trị quốc gia, Hà Nội. 183. Vũ Tú Nam (1960), “Đọc Rẻo cao của Nguyên Ngọc”, Văn nghệ (102), 184. Lê Thị Nhâm(1999), “Lễ cầu sức khỏe của người Gia Rai”, Dân tộc và thời đại (6), tr. 14-15. 185. Kim Nhất (1998), Ly hôn, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 186. Phan Đăng Nhật (1984), “Sử thi Tây Nguyên với hiện thực lịch sử Tây Nguyên”, Văn hóa dân gian (2) tr. 40-45. 187. Phan Đăng Nhật (1993), “Vấn đề văn hóa và phát triển ở Tây Nguyên”, Báo Nhân dân (29). 188. Phan Đăng Nhật (1997), Vùng sử thi Tây Nguyên, Khoa học xã hội, Hà Nội. 189. Phan Đăng Nhật (2005), “Nhà Rông, nhà Gươl- bài học về ứng xử văn hóa”, Dân tộc học (4), tr. 49-56. 190. Chu Nga (1966), “Rừng xà nu, một hình ảnh rất đẹp của Tây Nguyên chiến đấu”, Văn học (7). 191. Linh Nga Niê Kđăm (1996), Một số nét đặc trưng của phong tục các dân tộc Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 211 192. Linh Nga Niê Kđăm (2002), Văn hóa dân gian Tây Nguyên, Hội Văn học Nghệ thuật Đăk Lăk. 193. Linh Nga Niê Kđăm (2005), Trường ca, sử thi trong môi trường văn hóa dân gian Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 194. Linh Nga NiêKđăm (2007),Già làng Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 195. Võ Quang Nhơn (1997), Sử thi anh hùng Tây Nguyên, Giáo dục, Hà Nội. 196. Phan Ngọc (2000), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Văn học, Hà Nội. 197. Nguyên Ngọc(1956),“Tôi viết Đất nước đứng lên”,Văn nghệQuân đội (12). 198. Nguyên Ngọc (1960) Mạch nước ngầm, Văn học, Hà Nội. 199. Nguyên Ngọc (1960) Mùa hoa thuốc phiện cuối cùng, Kim Đồng, Hà Nội. 200. Nguyên Ngọc (1961) Rẻo cao, Văn học, Hà Nội. 201. Nguyên Ngọc (1962), “Phải thực hiện hơn nữa”, Báo Văn nghệ (12). 202. Nguyên Ngọc (1965), Đường chúng ta đi, Giải phóng, Hà Nội. 203. Nguyên Ngọc (1969), Trận đánh bắt đầu từ hôm nay, Giải phóng, Hà Nội. 204. Nguyên Ngọc (1969), Chị Thuận, Giải phóng, Hà Nội. 205. Nguyên Ngọc (1971), Đất Quảng, Giải Phóng, Hà Nội. 206. Nguyên Ngọc (1980), Em gái tôi, Văn học, Hà Nội 207. Nguyên Ngọc (2001), Dũng cảm, Kim Đồng, Hà Nội. 208. Nguyên Ngọc(1998), “Tây Nguyên văn hóa xanh”,Tác phẩm mới(6)tr.39- 40. 209. Nguyên Ngọc (2002), Cát cháy, Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 210. Nguyên Ngọc (2006), Lắng nghe cuộc sống, Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. 211. Nguyên Ngọc (2005), “Một giai đoạn sôi động của văn xuôi thời kỳ đổi mới”, Khoa học xã hội (5), tr. 91-102. 212. Nguyên Ngọc (2005), “Giữ hồn cồng chiêng”, Tia sáng (18), tr. 30-31. 213. Nguyên Ngọc (2006) “Yoo condo của con người”, Tia sáng (7), tr. 36-37. 214. Nguyên Ngọc, Văn Tùng, Bùi Đức Ái (1957), Chị Nèn, Chuyện miền Nam, Thanh Niên, Hà Nội. 215. Nguyễn Văn Nghiêm (1967), “Mùa lễ tết trên cao nguyên”, Sử Địa(5),tr.118-132. 216a. Đỗ Trọng Phụng (1999), “Vua lửa Tây Nguyên, huyền thoại và con người”, Thế hệ trẻ (7), tr.14-15. 216b. Huỳnh Như Phương (2010), Lý luận văn học, Đại học Quốc gia TP. HCM 212 217. Đình Quang (1995), Văn học nghệ thuật với xã hội và con người trong sự phát triển, Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 218. Anh Quang(1975),“Kiến trúc Tây Nguyên”, Văn hóa nghệ thuật (47), tr.71. 219. Nguyễn Đức Quang (1997), “Nhà văn Nguyên Ngọc với Tây Nguyên cội nguồn”, Giáo dục và Thời đại(26/12). 220. Huy Quyến (1990), “Cồng chiêng trong đời sống đồng bào các dân tộc Tây Nguyên”, Nhân dân, ngày 24/11, tr. 3. 221. Nguyễn Tài Quynh (1999), “Nhân vật Thế trong Đất nước đứng lên”, Người cao tuổi (23), tr.6. 222. J. P. Sartre (1999), Văn học là gì? , Hội nhà văn, Hà Nội. 223. Nguyễn Minh San (1993), “Quanh hiện tượng văn hóa tín ngưỡng Vua lửa ở Tây Nguyên”, Văn hóa nghệ thuật (2) tr.70-75. 224. Sở VH & TT Gia Lai (1994), Truyện cổ dân gian Gia Lai, Gia Lai. 225. Văn Sơn(1963),“Ngày Xuân qua các nẻo đường rừng núi”,Văn Hữu(20), tr.64-74. 226. Đỗ Trường Sơn (1978), “Điêu khắc dân gian Tây Nguyên”, Văn hóa nghệ thuật (81) tr. 43-44. 227. Lương Thanh Sơn (2004), “Vua Lửa vua Nước”, Xưa và Nay (224), tr. 16-18. 228. Trần Đình Sử (2001), Văn học và thời gian, Văn học, Hà Nội. 229. Trần Đình Sử (1993), Một số vấn đề thi pháp học hiện đại, Bộ GD-ĐT, Hà Nội. 230. Trần Hữu Tá (2000), Nhìn lại một chặng đường văn học, TP. Hồ Chí Minh. 231. Trần Hữu Tá (2005), “Những bổ khuyết cần thiết cho bức tranh toàn cảnh của văn học Việt Nam hiện đại” Nghiên cứu văn học (5), tr.21-31. 232. Lê Tâm, Linh Nga Niêk Đam (1996), Một số nét đặc trưng của phong tục các dân tộc Tây Nguyên, Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 233. Nguyễn Văn Tân (1998), Từ điển địa danh lịch sử- văn hóa Việt nam, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 234. Phạm Minh Thảo (2000), Lễ tục vòng đời, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 235. Thái Chí Thanh (1994), “Tiếng gọi của rừng thiêng”, Văn nghệ (5,6) tr.6. 236. Nghiêm Thẩm (1961), “Đồng bào Se’dang”, Quê hương (27), tr.191-211. 237. Nghiêm Thẩm (1962),“Thời tiền sử tại Việt nam”, Quê hương (42), tr.86- 114. 213 238. Nghiêm Thẩm(1961), “Tìm hiểu đồng bào Thượng”, Quê hương (24), tr.126-139. 239. Ngô Thảo (1984), “Nguyên Ngọc nhà văn chiến sĩ”, Văn nghệ Quân đội(5). 240. Nguyễn Trung Thành (1977), Kpa KơLơng vào du kích, Kim Đồng, Hà Nội. 241. Ngô Đức Thịnh (1998), “Vùng sử thi Tây Nguyên”, Văn hóa dân gian (4)tr. 44-47 242. Ngô Đức Thịnh (1994), “Luật tục và việc quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên”, Văn hóa dân gian (4) tr.8-16. 243. Ngô Đức Thịnh, Ngô Văn Lý tập hợp (2004), Tìm hiểu luật tục các tộc người ở Nam Tây Nguyên, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 244. Ngô Đức Thịnh chủ biên (1994), Văn hóa- văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Khoa học xã hội, Hà Nội. 245. Ngô Đức Thịnh (1994), Văn hóa dân gian Êđê, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 246. Ngô Đức Thịnh (1994), Văn hóa dân gian Mnông, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 247. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam,Trẻ, TP.Hồ Chí Minh. 248. Nguyễn Hữu Thông (1981), “Tìm hiểu Khan của các dân tộc trường Sơn và Tây Nguyên”, Văn học (3) tr.66-70. 249. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Giáo dục, Hà Nội. 250. Vy Trọng Toán (2005), Bản sắc văn hóa, hành trang của mỗi dân tộc, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 251.Phạm Huy Thông (1978),“Tây Nguyên xưa và nay”,Văn hóa nghệ thuật (79) 252. Bùi Quang Thông (1997), “Nhà rông- trái tim của buôn làng Tây Nguyên”, Văn hóa, ngày 24/10, tr. 4. 253. Đỗ Thiện (1961), Truyện cổ Tây Nguyên, Văn hóa, Hà Nội. 254. Bá Tiến (1999), “Bến nước Tây Nguyên”, Lao động, ngày 10/02, tr.5. 255. Đoàn Minh Tuấn, Y Hinh, Hồng Thanh (1974), Như cánh Kơvây, Việt Bắc. 256. Nguyễn Hoàng Thu (1998), “Để có tác phẩm văn học tương xứng với vùng đất- con người Tây Nguyên”, Thanh niên, ngày 29/7 tr. 4. 257. Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 258. Đỗ Lai Thúy- Mối quan hệ văn hóa văn học nhìn từ lý thuyết hệ thống, TC VHNT 214 259. Đỗ Thị Minh Thúy (1997), Mối quan hệ giữa văn hóa- văn học, Văn hóa thông tin, Hà Nội. 260. Khuất Quang Thụy (1985), Trong cơn gió lốc, Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 261. Khuất Quang Thụy (1985), Người ở bến Phù Vân, Hà Nội, Hà Nội. 262. Khuất Quang Thụy (2004), Góc tăm tối cuối cùng, Thanh niên, Hà Nội. 263. Khuất Quang Thụy (1999), Không phải trò đùa, Hội nhà văn, Hà Nội. 264. Khuất Quang Thụy, Trung Trung Đỉnh…(2002), Truyện ngắn chọn lọc, Quân đội nhân dân, Hà Nội. 265. Khuất Quang Thụy (1998), Truyện ngắn chọn lọc, Hội nhà văn, Hà Nội. 266. Hà Văn Thư (1962), “Truyền thống phong phú và những bước tiến mới của văn học các dân tộc thiểu số”, Văn nghệ (210) tr.11. 267. Hà Văn Thư (1961), “Con người thiểu số qua một số tác phẩm của mấy nhà văn miền xuôi”, Văn học, số 173. 268. Hà Văn Thư (1996), Về văn hóa văn nghệ các dân tộc thiểu số, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 269. Lê Ngọc Trà tuyển chọn (2001), Văn hóa Việt Nam, đặc trưng và cách tiếp cận, NXB TP. Hồ Chí Minh. 270. Lê Ngọc Trà (2002), Thách thức của sáng tạo- Thách thức của văn hóa, Thanh niên, Hà Nội. 271. Lê Quang Trang (1995), “Nguyên Ngọc và Đất nước đứng lên” trong Thai nghén tác phẩm, Hội nhà văn, Hà Nội. 272. Nguyễn Tuấn Triết (2007), Tây Nguyên, những chặng đường lịch sử- văn hóa, Khoa học xã hội, Hà Nội. 273. N.X.V.(1957), “Đồng bào Thượng miền Nam”, Văn hóa (20), tr.338-345 274. Đặng Nghiêm Vạn (1988), Những điều cần biết khi lên Trường Sơn- Tây Nguyên, Sự thật, Hà Nội. 275. Đặng Nghiêm Vạn, Đặng Văn Lung, Tăng Kim Ngân tuyển chọn (1985), Truyện cổ các dân tộc Trường Sơn- Tây Nguyên, Văn học, Hà Nội. 276. Đặng Nghiêm Vạn chủ biên (1992), Tuyển tập văn học các dân tộc ít người Việt Nam, Văn học, Hà Nội. 277. Đặng Nghiêm Vạn, Cầm Trọng, Trần Mạnh Cát (1981), Các dân tộc tỉnh Gia Lai- Kon Tum, Khoa học xã hội, Hà Nội. 278. Viện Văn học (1983), Về một vùng văn học, NXB Đà Nẵng. 279. Hồ Sĩ Vịnh (1998), Văn hóa-Văn học, một hướng tiếp cận, Văn học, Hà Nội. 215 280. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa học đại cương và Cơ sở văn hóa Việt Nam, Khoa học Xã hội, Hà Nội. 281. Nhiều tác giả (1993), Văn hóa dân gian Gia Lai, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 282. Nhiều tác giả (1996), Văn học dân gian Gia Lai. Sở VHTT Gia Lai. 283. Nhiều tác giả (1996), Giữ gìn và bảo vệ bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam, Văn hóa Dân tộc, Hà Nội. 284. Nhiều tác giả (1998), Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên, Khoa học xã hội, Hà Nội. 285. Nhiều tác giả (2009), Tìm hiểu sáng tác của nhà văn Thu Loan, Hội Văn học Nghệ thuật Gia Lai. 286. Nhiều tác giả (1998), Giảng văn Văn học Việt Nam, Giáo dục, Hà Nội. 287. Nhiều tác giả (1998), Sử thi Tây Nguyên, Khoa học Xã hội, Hà Nội. 288. Nhiều tác giả (1999), Nghi lễ vòng đời, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 289. Nhiều tác giả (1999), “Gia Lai, đất nước con người”, Việt Nam và Đông Nam Á ngày nay (số chuyên đề). 290. Nhiều tác giả (1996), Văn học dân gian Gia Lai, Sở Văn hóa thông tin và thể thao Gia Lai. 291. Nhiều tác giả (2006), Kiệt tác truyền khẩu và Di sản phi vật thể của nhân loại: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Thế giới. TP. Hồ Chí Minh. 292. Nhiều tác giả (1981), Giữ gìn, phát huy vốn văn hóa truyền thống dân tộc.Ty Văn hóa Thông tin Gia Lai-Kon Tum. 293. Nhiều tác giả (2003), Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (6). 294. Nhiều tác giả (1997), Gương mặt các văn nghệ sĩ dân tộc thiểu số, Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Tài liệu tiếng nước ngoài 295. Jacques Dournes (1953), “Le Maitre des Eaux”, France Aisie (91), tr.25- 29. 296. Jacques Dournes (1957), Florilège Jorai. Payot. Sudestasie, Paris. 297. P. Dourisboure (1894), Les sauvages Bahna: Souvenirs d’un missionaiire, Téqui, Libraire, Paris. 298. Jean Marchan (1951), Dans la jungle Moi, Peyronnetet Cie, Paris. 299. Pierre Michel (1951), “Les Djarais et la Tradition”, France Asie (59), tr.97-102. 300. J.E. Kemlin (1917), Alliancer chez Reungao, Bulletin de I’EFEO.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn VĂN HÓA VÀ CON NGƯỜI TÂY NGUYÊN TRONG VĂN XUÔI NGHỆ THUẬT 1945- 2000.pdf
Tài liệu liên quan