Luận văn Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học sinh học 9

Học xong bài này HS phải: - Nhận biết được bệnh nhân đao và tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. Đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón. Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh và đề xuất một số biện pháp hạn chế phát sinh. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn đồng thời GDHN cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học Tranh vẽ hình 29.1 và 29.2 SGK, tranh vẽ các tật di truyền

pdf109 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2620 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Tích hợp giáo dục hướng nghiệp trong quá trình dạy học sinh học 9, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m. * Ví dụ 3: Đề kiểm tra số 4 (thời gian làm bài: 15 phút) Một đôi nam nữ chuẩn bị kết hôn. Họ đến phòng khám bác sĩ xin tư vấn vì theo lời chị thanh niên thì: “Ông nội em bị bạch tạng, bà nội và ông bà ngoại không bị bạch tạng, bố mẹ em cũng bình thường, sinh được 3 người con, một anh trai của em bị bạch tạng còn em và em trai của em thì bình thường.Bạn trai em có ông, bà nội ngoại bình thường, mẹ anh ấy cũng không bạch tạng nhưng bố bị bạch tạng, anh ấy và em gái thì bình thường. Nếu chúng em kết hôn với nhau và sinh con thì có bị bạch tạng không? Vì sao? “ A. Vẽ sơ đồ phả hệ của trường hợp trên ? B. Nếu là bác sĩ tư vấn hãy giải đáp thắc mắc của chị thanh niên? C. Theo em, người bị bach tạng sẽ gặp khó khăn gì trong khi lựa chọn nghề nghiệp? . Nhóm TN có tới 95,6 % số bài đạt điểm từ trung bình trở lên trong đó có 46,8 % số bài đạt loại khá và giỏi, đa số các bài đều vẽ được sơ đồ phả hệ bệnh bạch tạng ở 2 gia đình trên, từ đó trả lời được câu hỏi của chị thanh niên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 với vai trò là bác sĩ tư vấn. Nhiều em trả lời rất tốt ý c của đề, phần liên quan đến nội dung GDHN trong kiến thức Sinh học, gắn với thực tiễn. Đơn cử như bài của em Sài Minh Hiệp lớp 9B trường Phúc Thuận viết: Nhìn chung các bệnh, tật di truyền đều ảnh hưởng lớn tới cuộc sống của người bệnh trong đó có việc chọn lựa nghề nghiệp. Với người mắc bệnh bạch tạng do gen lặn gây ra làm bệnh nhân có da, tóc, lông mà y màu trắng, mắt màu hồng làm hình thức của họ khác bình thường cho nên họ không được lựa chọn những ngành, nghề đòi hỏi có ngoại hình cân đối như: Giáo viên mầm non, nhà báo, công an, bộ đội, nhà ngoại giao, tiếp viên.... Các ngành nghề mà họ lựa chọn cũng cần chú ý hạn chế tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời do họ thiếu hụt sắc tố mêlanin ngăn chặn tia cực tím nên dễ bị ung thư da. . Ở nhóm lớp ĐC có 81,2 % số bài đạt điểm từ trung bình trở lên trong đó chỉ có 12,9% số HS đạt điểm khá và giỏi, đa số các em chưa trả lời trọn vẹn nội dung cần trả lời, hầu hết các em lập được sơ đồ phả hệ, giải thích được một phần thắc mắc của chị thanh niên song câu trả lời chưa thật rõ ràng, dễ hiểu, phần lớn các em chưa trả lời đúng nội dung ý c của bài, chưa vận dụng liên hệ thực tế được tốt. 3.3.2. Với “Phiếu điều tra xã hội học”: 3.3.2.1. Về hứng thú thái độ học tập của học sinh với bộ môn Sinh học. Qua hai lần điều tra với cùng một câu hỏi: Thái độ học tập môn Sinh học của bản thân em ? Học sinh ở lớp ĐC gồm 202 em và HS ở lớp TN gồm 203 em tự lựa chọn một trong các mức độ:Rất thích, thích, Khi tổng kết chúng tôi đều xếp vào mức độ là thích; bình thường(BT), không thích(KT) .Kết quả thu được như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 Bảng 5: Kết quả điều tra thái độ học tập môn Sinh của học sinh. Mức độ Lần 1 Lần 2 ĐC TN Độ biến động (TN- ĐC) % ĐC TN Độ biến động (TN- ĐC) % SL % SL % SL % SL % Thích 104 51,49 102 50,25 + 1,24 102 50,50 125 61,58 +11,58 BT 93 46,03 97 47,78 +1,75 96 47,52 76 37,44 -9,08 KT 5 2,48 4 1,97 -0,51 4 1,98 2 0,99 -0,99 Qua kết quả ở bảng trên có sự chênh lệch tương đối lớn giữa hai nhóm lớp ĐC và TN ở lần điều tra lần 1 và lần 2. Ở lần 1 khi chưa tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học thì ở cả lớp ĐC và TN các mức độ thích,bình thường, không thích học môn Sinh có sự chênh lệch song độ biến động này không lớn (+1,24; +1,75;- 0,51). Nhưng ở lần 2 độ biến động là tương đối lớn, cụ thể số % HS ở lớp ĐC thích học môn Sinh là 50,50% nhưng ở lớp TN là 61,58 tăng 11,58% chứng tỏ việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học làm HS gia tăng hứng thú học tập làm HS yêu thích môn học hơn đây chính là động lực giúp các em học tập có hiệu quả hơn, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Chính sự khai thác vốn sống thực tiễn thông qua việc cung cấp thông tin phù hợp của GV, việc hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu các ứng dụng thực tế của các kiến thức Sinh học trong các ngành nghề tại địa phương làm cho các em thây môn học trở nên gần gũi, có tính thực tiễn cao làm cho các em thích học môn Sinh hơn, bớt đi sự không thích môn học vì đa số các em kh ông thích học môn Sinh đều đưa ra lý do là môn Sinh học khó, khó hiểu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 3.3.2.2. Về nhận thức, thái độ về GDHN: Với cùng một câu hỏi ở Nội dung I câu 1.1 Nghề tương lai mà em dự định lựa chọn là gì? Các em HS tự trả lời về nghề nghiệp mà mình lựa chọn trong tương lai. Tuy nhiên do điều kiện và thời gian hạn chế chúng tôi chỉ phân loại câu trả lời ở mức độ hiểu khái niệm “Nghề”bằng cách xếp loại Đúng - Sai trong câu trả lời được phân loại qua tiêu chí “Hiểu đúng”khái niệm “Nghề “bằng cách lựa chọn trả lời đúng là nghề chứ cứ chưa đi sâu tìm hiểu nguyện vọng nghề nghiệp cụ thể của HS. Một câu hỏi khác mà chúng tôi đưa ra ở Nội dung II câu 2 là:Bạn đã có những chuẩn bị cho nghề mà bạn định chọn? Chúng tôi chỉ xem xét câu trả lời ở mức độ có chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai hay không thể hiện sự chuyển biến ở ý thức thái độ của HS về một nội dung trong nhiều nội dung của GDHN. Kết quả thu được như sau: Bảng 6: Kết quả điều tra thái độ nhận thức về nghề nghiệp, sự chuẩn bị cho nghề nghiệp của học sinh. Nội dung Lần 1 Lần 2 ĐC TN Độ biến động (TN- ĐC) % ĐC TN Độ biến động (TN- ĐC) % SL % SL % SL % SL % Hiểu đúng khái niệm 141 69,80 145 71,43 + 1,63 152 75,25 183 90,15 +14,90 Có chuẩn bị cho nghề dự định chọn 130 64,36 126 62,01 -2,35 138 68,31 186 91,63 + 23,32 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Qua bảng trên ta có thể nhận thấy: - Ở lần điều tra số 1 việc hiểu đúng khái niệm nghề nghiệp ở cả hai nhóm lớp đều xấp xỉ nhau (ĐC: 69,80 còn TN là 71,43) như vậy còn khoảng 30% số HS còn chưa hiểu khái niệm nghề nghiệp trong khi đó đây là khu vực nông thôn nên tỷ lệ học sinh không học tiếp THPT là rất lớn, các em sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi đi vào cuộc sống, vào chọn nghề, học nghề,vào thị trường lao động sau khi tốt nghiệp THCS. Như vậy các em và gia đình sẽ càng trở nên khó khăn hơn khi không hiểu biết dẫn tới lựa chọn nghề không phù hợp, thậm chí phải bỏ nghề,học lại nghề gây lãng phí rất lớn cả thời gian và tiền bạc. Hầu hết các em hiểu sai khái niệm nghề đều lựa chọn nghề tương lai là “Đi học”, đây chưa phải là một nghề vì nó không phải là một việ làm ổn định lâu dài có thu nhập nhằm đảm bảo đời sống cá nhân và phát triển của xã hội. Tuy nhiên, ở lần điều tra lần 2 số học sinh hiểu đúng khái niệm nghề nghiệp đã tăng lên rõ rệt cụ thể ở lớp TN có tới 183 /205 chiếm 90,15% HS đã hiểu đúng so với trước TN là 145/203 HS tương ứng với 71,43% tăng 19,62%, trong khi đó ở lớp ĐC không tích hợp GDHN trong dạy học sinh học thì tỷ lệ tăng là 75,25- 69,80 =5,45%. Độ biến động giữa lớp TN và ĐC sau TN lên tới 14,9%. Các kết quả này chứng tỏ hiệu quả rất khả quan của GDHN khi tích hợp trong dạy học bộ môn Sinh học. - Ở câu hỏi số 2 “Bạn đã có những chuẩn bị cho nghề mà bạn định chọn? ”,trong lần điều tra số 1 ở ca hai nhóm lớp ĐC và TN có tỷ lệ số HS trả lời có sự chuẩn bị là 64,36% và 62,01%. Như vậy có tới hơn 35% số HS không hề có ý định chuẩn bị gì cho nghề nghiệp khi mà các em đang ở lớp cuối của bậc học THCS. Trong khi đó ở lần điều tra số 2 sau khi tiến hành dạy học tích hợp GDHN trong dạy học bộ môn thì ở nhóm lớp TN có sự thay đổi rất lớn lên tới 91,63% tăng 29,62% còn ở nhóm lớp ĐC cũng tăng song chỉ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 đạt 68,31-64,36 = 3,95%.Thậm chí ở lớp TN các em còn viết cả những chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai của mình. Điều này khẳng định tính hiệu quả, tính khả thi rất cao của việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học không chỉ nâng cao hứng thú, chất lượng học tập bộ môn mà còn làm tăng hiệu quả GDH N ở trường phổ thông. Tóm lại: Qua việc phân tích các bài kiểm tra, các phiếu điều tra của HS, ở các giai đoạn trước,trong và sau thực nghiệm đã khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết khoa học của đề tài thể hiện trong các điểm sau: 1. Làm tăng hứng thú học tập,thái độ yêu thích môn Sinh học, tích cực hoá hoạt động học tập của HS, nâng cao chất lượng hiệu quả học tập bộ môn. 2. Phát triển năn g lực nhận thức, các thao tác tư duy, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống, vấn đề thực tế trong cuộc sống. Như vậy: Việc tích hợp GDHN trong quá trình dạy học Sinh học mà đề tài đề xuất và nghiên cứu mang tính khả thi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN Thực hiện mục đích của đề tài, đối chiếu với các nhiệm vụ đặt ra trong đề tài chúng tôi đã thực hiện được các nhiệm vụ sau đây: 1. Nghiên cứu lý luận về ý nghĩa, nội dung, nhiệm vụ, các con đường tiến hành GDHN ở trường phổ thông giai đoạn hiện nay. 2. Điều tra được thực trạng chưa tốt của công tác GDHN trong dạy học ở trường THCS và trong dạy học Sinh học 9 làm cơ sở thực tiễn cho đề tài. 3. Đưa ra 4 giải pháp tiến hành GDHN trong dạy học Sinh học 9 là: thông qua bài lên lớp, qua hoạt động ngoại khoá có liên quan, qua việc HS tự tìm hiểu thông qua bài ở nhà, bài tập ngoài giờ, phối hợp với GV dạy học bộ môn “Sinh hoạt hướng nghiệp”. 4. Thiết kế một số giáo án thể hiện việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học 9 làm tư liệu tham khảo khi giảng dạy một số bài của Sinh học 9. 5. Qua thực nghiệm sư phạm ở 4 trường THCS tại huyện Phổ Yên và Đại từ (Thái Nguyên) bước đầu đánh giá được hiệu quả của việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học nói chung và phần Di truyền và Biến dị nói riêng. 6. Trong điều kiện hiện nay việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học 9 có thể áp dụng và mang tính khả thi. II ĐỀ NGHỊ Do tính chất cấp bách của việc đưa GDHN vào trường phổ thông hiện nay trong điều kiện không thể tăng quỹ thời gian (năm học 2008 - 2009 ơ lóp 9 giảm 1 tiết Sinh hoạt hướng nghiệp còn 2tiết / tháng) cho môn GDNH nên cần phải tính đến đặc điểm nội dung môn học, trình độ, khả năng của GV, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 điều kiện, cơ sở vật chất của địa phương. Tuy mới chỉ là nghiên cứu bước đầu song vì tính giá trị thực tiễn cao của Đề tài nên chúng tôi xin đề nghị: 1. Các GV nên tham khảo tài liệu về GDHN và áp dụng việc tích hợp GDHN trong dạy học Sinh học ở trường phổ thông. 2. Cần tiếp tục hướng nghiên cứu này cho các nội dung khác nhau ở các lớp học, cấp học khác nhau trong chương trình dạy học Sinh học ở trường phổ thông. 3. Cần nghiên cứu, biên soạn, cung cấp tư liệu về GDHN, đặc biệt là phương pháp tích hợp GDHN cho các GV dạy các bộ môn văn hoá cơ bản trong đó có GV dạy môn Sinh học, cho s inh viên khoa Sinh các trường sư phạm thì vừa nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả của GDHN. . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt. 1. Đặng Danh Ánh (2002), “Hướng nghiệp trong trường phổ thông”, Tạp chí giáo dục (42), tr. 1- 2. 2. Đặng Danh Ánh (2007) “Cần đặt đúng vị trí của t ư vấn hướng học và hướng nghiệp trong trường phổ thông”, Tạp chí Giáo dục(163), tr.10- 12. 3. Nguyễn Như Ất (2003) “Tư tưởng giáo dục nghề nghiệp - hướng nghiệp qua tác phẩm của các nhà tư tưởng tiêu biểu” , Tạp chí Phát triển Giáo dục (2) tr. 10- 15. 4. Nguyễn Như Ất (2003) “Vấn đề giáo dục kỹ thuật tổng hợp ở trường phổ thông: tư tưởng, lịch sử và quan niệm hiện nay”, Tạp chí phát triển Giáo dục (6) tr. 15-18. 5. Nguyễn Như Ất (2005), “Vấn đề phương pháp luận xây dựng nội dung giáo dục hướng nghiệp trường phổ thông Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo “Đối thoại Pháp- Á về các vấn đề và hướng đi cho giáo dục hướng nghiệp tại Việt Nam. ”. Khoa Sư phạm- Đại học Quốc Gia Hà Nội và Viện Nghiên cứu Quốc gia về Lao động - Hướng nghiệp, Cộng hoà Pháp, Hà nội. 6. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, Ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/ QĐ - BGDĐT ngày 05 tháng 5 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ GD và ĐT, Nhà xuất bản Giáo dục , Hà nội., 7. Nguyễn Phúc Chỉnh (2008) “Giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục (191), tr. 12-13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 8. Phạm Văn Đồng (1999), Về vấn đề giáo dục - đào tạo, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 9. Phạm Tất Dong, Vũ Văn Tảo, Nguyễn Như Ất, Phạm Huy Thục, Lưu Đình Mạc (2004), Thực trạng, giải pháp phát triển và nâng cao hiệu quả công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông, Đề tài NCKH văn phòng Chính phủ quản lý. 10. Phạm Tất Dong, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Đức Minh, Nguyễn Hùng, Nguyễn Đăng Cúc (2007), Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh trung học cơ sở, Bộ giáo dục và Đào tạo, Hà nội. 11. Đảng cộng sản Việt Nam (1996),Văn kiện Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành TW khoá VIII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 13. Nguyễn Thị Hằng (2004), “Nâng cao chất lượng giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”, Tạp chí Giáo dục (104), tr. 24- 26. 14. Nguyễn Như Hiền, Nguyễn Như Ất (2006), Công nghệ sinh học và ứng dụng vào phát triển nông nghiệp nông thôn, NXB Thanh niên, Hà Nội. 15. Bùi Hiển, Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữư Quỳnh, Vũ Văn Tảo (42001) Từ điển Giáo dục học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà nội. 16. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Thực trạng thực hiện công tác giáo dục hướng nghiệp trong trường trung học phổ thông khu vực miền núi Đông Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Thái Nguyên. 17. Trần Bá Hoành (2007), Đại cương phương pháp dạy sinh học , NXB Đại học sư phạm, Hà Nội’ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 18. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, ch ương trình và sách giáo khoa, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội. 19. Hồ Chí Minh (2003), “Học sinh và lao động ”, Báo Nhân dân số ra ngày 23/11. 20. Nguyễn Văn Hộ, Nguyễn Thị Thanh Huyền (2006), Hoạt động giáo dục hướng nghiệp và giảng dạy kỹ thuật trong trường Trung học phổ thông, NXB Giáo dục, Hà Nội 21. Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan (1998), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, NXB Giáo dục, Hà Nội. 22. Jacques Delors (2002), Học tập- Một kho báu tiềm ẩn, NXB Giáo dục, Hà nội. 23. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền (2004), Một số kinh nghiệm về giáo dục phổ thông và hướng nghiệp trên thế giới, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội 24. Nguyễn Văn Lê, Hà Thế Truyền, Bùi V ăn Quân (2004), Một số vấn đề hướng nghiệp cho học sinh phổ thông, NXB ĐHSP, Hà Nội. 25. Marx, Engels (1982), Tuyển tập, NXB Sự thật, Hà Nội. 26. Phạm Thị Tố Oanh (2004), “Vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh qua các môn văn hoá cơ bản ở trường trung học phổ thông các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Giáo dục, (86), tr. 10- 12. 27. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 28. Quốc hội (2005). Luật Giáo dục Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 29. Nguyễn Quang Vinh, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Minh Công, Mai Sỹ Tuấn (2005), Sinh học 9, NXB Giáo dục, Hà Nội. 30. Nguyễn Quang Vinh, Vũ Đức Lưu, Nguyễn Minh Công, Mai Sỹ Tuấn (2005), Sinh học 9- Sách giáo viên, NXB Giáo dục, Hà Nội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 31. Dương Tiến sĩ (1999), Giáo dục môi trường qua dạy học Sinh thái lớp 11 PTTH, Luận án tiến sĩ giáo dục, Hà Nội 32. Dương Tiến sĩ (2007), Giáo dục môi tr ường qua dạy học Sinh học- Kỹthuật nông nghiệp, Chuyên đề đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Phương pháp dạy học sinh học, Hà Nội. 33. N.M. Veczilin, Coocxunxcaia (1971), Đại cương về phương pháp giảng dạy sinh vật, NXB Đà Nẵng. 34. Viện Khoa học Giáo dục(2001), “Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục kỹ thuật - hướng nghiệp ở trường phổ thông”Kỷ yếu hội thảo, Hà nội. 35. Nguyễn Thắng V u, Vũ Quyết Thắng, Trần Bích Ngọc, Nguyễn Huy Thắng, Võ Hằng Nga (2006), Nghề môi trường, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 36. Nguyễn Thắng Vu, Lê Viết Hùng, Phùng Hoà Bình, Phạm Quang Vinh, Võ Hằng Nga (2005), Nghề dược, NXB Kim Đồng, Hà Nội. 37. Nguyễn Thắng Vu, Hoàng Tích Huyền, Trần Thị Dung, Trần Thị Xuân Phương, Nguyễn Thi Thu Hiền, Phạm Quang Vinh, Võ Hằng Nga (2005), Nghề Y, NXB Kim Đồng, Hà Nội. Tiếng Anh, tiếng Pháp. 38. Geoffey Petty (1998), Teaching today, Stenley Thones Ltd, United Kingdom. 39. Ras Bihari Mahato (2005) A tetx book of Biology Class 11 Ekta books, Kathmandu, Nepal. 40. Sciences de la vie et de la terre 2e(2004) Edition Magnard (p. 104) Tiếng Nga. 41. И. Н. Пономарева, В. П. Соломин, Г. Д. Сидельникова (2003). Общая Методика обучения биологии. Akadema - Мoskava. 42. Aндpeeвa N. D (2004) Maлинoвckaя биoлoгия в щkoлe Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 PHỤ LỤC 1: PHIẾU ĐIỀU TRA. PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC Các bạn học sinh lớp 9 thân mến ! Những hiểu biết, sở thích, năng lực của bạn về việc lựa chọn nghề nghiệp có một ý nghĩa rất quan trọng cho chính bản thân bạn khi chọn lựa định hướng cho nghề ngh iệp tương lai .Công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn chọn nghè cho học sinh tại trường phổ thông có tac dụng đóng góp thiết thực đối với chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội và nền kinh tế quốc dân của đất nươc .Để giúp chúng tôi tìm hiểu và nghiên cứu đề tài thuộc lĩnh vực trên , đề nghị các em hãy vui lòng đọc kỹ câu hỏi, sau đó trả lời đúng theo sự suy nghĩ chín chắn của mình. HỌ VÀ TÊN NGƯỜI THAM GIA TRẢ LỜI : ................................................ GIỚI TÍNH : NAM . NỮ LỚP:.................. TRƯỜNG:............................................................... NGHỀ NGHIỆP CỦA BỐ MẸ ...........................................................………………………… NỘI DUNG I 1. Nghề tương lai mà em dự định lựa chọn là gì ? Vì sao lại chọn nghề đó? ............................................................................................................................... 1.1. Nghề dự đinh chọn : Nguyện vọng 1 : ............................................................ Nguyện vọng 2 : ............................................................ 1.2. Lý do chọn nghề . Nguyện vọng 1 Nguyện vọng 2 - Tự em thích nghề đó - Do bố mẹ gợi ý hay mong muốn - Do nghề đó có thu nhập cao - Ý kiến khác . Đó là: Cách trả lời: Đánh dấu √ vào các cột tương ứng nêu trên . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 2. Hãy th ống kê từ 5 - 10 ngh ề nghề mà đối tượng nghề liên quan t ới sinh giới ( kể cả mặt sinh học của con người) a.Có liên quan trực tiếp. Đó là nghề: ........................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ b.Có liên quan 1 phần. Đó là các nghề: ..................................................................... ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ 3. Theo em kiến thức sinh học nói chung có cần thiết hay không đối với mỗi con người và hoạt động nghề nghiệp của họ trong thế kỷ XXI ? Với tất cả mọi người . Đó là các liến thức về ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Với một số người làm một số nghề nhất định, Đó là các nghề nào ? Từ 5 đến 10 lựa chọn gồm ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4. Em hãy nêu họ tên của các nhà khoa học nổi tiếng ở Việt nam thuộc các lĩnh vực sau (Mỗi lĩnh vực chọn tối đa 5 người) 4.1. Nông, lâm, ngư nghiệp : ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4.2. Y học ( có thể cả dược học): ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 4.3. Sinh học : ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 5. Thái độ học tập môn sinh học của bản thân em (Đánh dấu vào các ô sau) Rất thích Thích Bình thường Không thích 6. Theo em, các nguồn thông tin có thể giúp các em tìm hiểu các nghề liên quan đến sinh giới là nguồn nào( đánh dấu +) , trong đó nguồn nào mà em đã sử dụng?(đánh chữ SD ) vào các ô gợi ý sau : + Kiến thức sinh học phổ thông khi học môn sinh + Các phương tiện thông tin đại chúng như đài, báo + Mạng Internet… + Kiến thức trong phần giáo dục hướng nghiệp của nhà trường + Từ người thân, gia đình, bạn bè… Rất cảm ơn sự hợp tác của Em ! NỘI DUNG II 1.. Bạn sẽ đánh dấu những hướng đi của bạn sau khi tốt nghiệp THCS (hướng chủ yếu đánh dấu + , hướng thứ yếu : 1 gạch ngang ). 1.1- Thi vào THPT để thi vào đại học, cao đẳng, 1.2. Sẽ dự tuyển vào trung học chuyên nghiệp (yêu cầu trình độ Trung học cơ sở) hoặc trường học nghề . 1.3 Nếu được học trung học chuyên nghiệp và dạy nghề thì tốt nếu không thì trở về nông thôn tham gia sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tại quê . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 1.4.- Trong các hướng đi 1.1. và 1.2. trên, bạn sẽ chọn trường nào, chuyên ngành nào? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 1.5. Nếu quyết định sẽ tham gia lao động ngay mà không vào THPT thì bạn sẽ chọn lĩnh vực nào?................................................................................................... Nghề nào?................................................................................................................ Vì sao?..................................................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 2. Bạn đã có những chuẩn bị cho nghề mà bạn định chọn không? Đó là những chuẩn bị gì? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 3.. Cha mẹ, bạn bè thân thích đã khuyên bạn những gì trong việc chọn ban ở THPT, chọn nghề tương lai? ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. 4.. Nếu nhà trường có tổ chức những hoạt động ngoại khoá để hướng nghiệp thì bạn có thích hoạt động không ? Tại sao? (cần có một số gợi ý)...... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Rất cảm ơn sự hợp tác của bạn! Ngày ........tháng..........năm 200.... HỌC SINH THAM GIA Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 (ký tên) PHỤ LỤC 2 : CÁC GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tiết 29 CHƯƠNG V: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI BÀI 28: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU DI TRUYỀN NGƯỜI I. Mục tiêu của bài - HS hiểu và sử dụng phương pháp nghiên cứu phả hệ để phân tích một vài ví dụ hay đột biến ở người. Phân biệt đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng. Hiểu ý nghĩa của phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh trong nghiên cứu di truyền, giải thích một số trường hợp thường gặp. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, khái quát kiến thức. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn, GDHN cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học - Tranh vẽ H.28.1 và 28.2 - Ảnh về trẻ đồng sinh III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra kiến thức cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Phương pháp nghiên cứu phả hệ Nội dung Hoạt động của thầy và trò I. Phương pháp nghiên cứu phả hệ Hỏi: Có thể sử dụng phương pháp nghiên cứu di truyền ở thực vật, động vật để nghiên cứu di truyền ở người không? Vì sao? - GV thông báo các phương pháp nghiên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 * Phương pháp nghiên cứu phả hệ là theo dõi sự di truyền của một tính trạng nhất định nào đó trên những người cùng dòng họ qua nhiều thế hệ nhằm xác định các đặc điểm di truyền của tính trạng đó như: - Tính trạng trội hay lặn. - Tính trạng do 1 hay nhiều gen quy định. - Tính trạng có liên quan đến giới tính không. cứu di truyền ở người (ở bài này tìm hiểu 2 phương pháp). + Phương pháp nghiên cứu di truyền tế bào. + Phương pháp nghiên cứu trong sinh hoá. + Phương pháp nghiên cứu thống kê quần thể. + Phương pháp nghiên cứu mô phỏng. + Phương pháp nghiên cứu phả hệ. + Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh. Hỏi: "Phả hệ" có nghĩa là gì? - HS đọc SGK mục I. Hỏi: Hãy giải thích các ký hiệu SGK trang 78: - HS nghiên cứu VD1 + H28.1 SGK Tr 78 - HS thảo luận ∇1 Tr 79 - HS nghiên cứu VD2 - HS thảo luận ∇2 Tr 79 Hỏi: Nghiên cứu phả hệ nhằm mục đích gì? Hỏi: Thế nào là phương pháp nghiên cứu phả hệ? - 1 vài HS trả lời. ⇒ lớp thảo luận chung ⇒ GV chốt kiến thức. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Hoạt động 2: Nghiên cứu trẻ đồng sinh Nội dung Hoạt động của thầy và trò II. Nghiên cứu trẻ đồng sinh 1. Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng - HS quan sát hình 28.2a; 28.2b - HS thảo luận nhóm ∇3 Tr 79-80 và hoàn thành bảng sau: Đặc điểm so sánh Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng 1. Số trứng tham gia thụ tinh 2. Kiểu gen 3. Kiểu hình 4. Giới tính - Đồng sinh là nhiều đứa trẻ cùng sinh ra trong 1 lần sinh của mẹ. - So sánh đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng. * Giống nhau: Đều sinh ra trong 1 lần sinh của mẹ. * Khác nhau: (Bảng so sánh). - Đại diện nhóm báo cáo đáp án ⇒ Nhóm khác nhận xét, bổ sung. ⇒ GV chính xác kết luận. Hỏi: Thế nào là trẻ đồng sinh? Hỏi: So sánh trẻ đồng sinh cùng trứng và đồng sinh khác trứng. Hỏi: Đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau ở điểm cơ bản nào? Đặc điểm so sánh Đồng sinh cùng trứng Đồng sinh khác trứng 1. Số trứng tham gia thụ tinh 2. Kiểu gen 3. Kiểu hình 4. Giới tính 1 - Giống nhau - Giống nhau - Cùng giới tính 2 Giống nhau và khác nhau - Khác nhau - Cùng giới và khác giới. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 2. Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh - Giúp hiểu rõ vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng, sự ảnh hưởng khác nhau của môi trường đối với tính trạng số lượng và tính trạng chất lượng. - HS nghiên cứu thông tin SGK Tr80 mục 2 và mục em có biết. Hỏi: Nghiên cứu trẻ đồng sinh có ý nghĩa gì? - 1 vài HS trả lời. ⇒ lớp thảo luận chung. ⇒GV chốt kiến thức. - GV phân tích ảnh hưởng của môi trường đối với từng loại tính trạng thông qua ví dụ trong mục "em có biết". (?) Nghiên cứu di truyền người có liên quan đến ngành nghề nào? (?) Để trở thành bác sĩ thì em phải học và thi khối nào? trường nào đào tạo nghề đó? (?) Em có biết người bác sĩ họ làm việc ở đâu?cần có những đức tính gì? - HS đọc kết luận cuối bài. IV. Kiểm tra - Đánh giá - HS trả lời câu hỏi SGK cuối bài. V. Hướng dẫn HS học - Đọc trước bài mới . - Tìm hiểu những bệnh tật di truyền ( Bệnh Đao, Tơcnơ, bạch tạng, mù màu, câm điếc bẩm sinh... ở người tại địa phưong và những khó khăn mà người bệnh gặp phải trong cuộc sống đặc biệt là khi lựa chọn nghề nghiệp. VI. Rút kinh nghiệm giờ giảng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Tiết 30 BÀI 29: BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI I. Mục tiêu Học xong bài này HS phải: - Nhận biết được bệnh nhân đao và tơcnơ qua các đặc điểm hình thái. Đặc điểm di truyền của bệnh bạch tạng, bệnh câm điếc bẩm sinh và tật 6 ngón. Nêu được nguyên nhân của các tật, bệnh và đề xuất một số biện pháp hạn chế phát sinh. - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn đồng thời GDHN cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học Tranh vẽ hình 29.1 và 29.2 SGK, tranh vẽ các tật di truyền. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra kiến thức cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu về một số bệnh di truyền ở người. Nội dung Hoạt động của thầy và trò I. Một vài bệnh di truyền ở người - HS đọc thông tin SGK. Quan sát hình 29.1 và 29.2. - HS thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập. Tên bệnh Đặc điểm di truyền Biểu hiện bên ngoài 1. Bệnh Đao Cặp NST số 21 có 3NST - Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lười hơi thè ra, mắt một mí, hơi sâu, khoảng cách hai mắt hơi xa nhau, ngón tay ngắn. 2. Bệnh Tơcnơ Cặp NST số 23 - Là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 có một NST phát triển, mất trí, không có con. 3. Bạch tạng Đột biến gen lặn - Da - tóc màu trắng, mắt màu hồng. 4. Câm điếc bẩm sinh Đột biến gen lặn - Câm, điếc từ khi sinh ra. (?) Những bệnh trên có ảnh hưởng như thế nào tới đời sống của người bệnh, đặc biệt là trong lựa chọn nghề nghiệp? Có thể chữa bệnh di truyền không? vì sao? Hoạt động 2: Tìm hiểu một số tật di truyền ở người. II. Một số tật di truyền ở người - Khe hở môi hàm. - Bàn tay, bàn chân mất ngón. - Tật bàn tay, bàn chân mười ngón. - Tật xương bàn chân ngắn. * Nguyên nhân: Đột biến NST và đột biến gen gây ra dị tật bẩm sinh ở người. - HS quan sát hình 29.3 Đọc thông tin SGK mục II Tr. 84. Hỏi: Ở người thường gặp những tật di truyền nào? Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến các tật di truyền ở người? (?) Có thể chữa tật di truyền không? Chữa các tật di truyền ở đâu? Chữa như thế nào? (?) Em có muốn trở thành một bác sĩ để khắc phục các tật di truyền cho những em nhỏ kém may mắn không? (?)Vậy em phải học tốt những môn học nào? thi khối nào? trường nào? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Hoạt động 3: Biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền Nội dung Hoạt động của thầy và trò III. Biện pháp hạn chế phát sinh tật, bệnh di truyền. * Nguyên nhân. - Do tác nhân lí - hoá học trong tự nhiên. - Do ô nhiễm môi trường. - Do rối loạn trao đổi chất trong nội bào. * Biện pháp hạn chế. - Bảo vệ chống ô nhiễm môi trường. - Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lí. - Chống sử dụng vũ khí hoá học, vũ khí hạt nhân. - Hạn chế kết hôn giữa những người có nguy cơ mang gen gây bệnh. - HS đọc thông tin SGK Tr. 85. - HS thảo luận trả lời hai câu hỏi: 1. Nguyên nhân nào ⇒ phát sinh tật và bệnh di truyền ở người. 2. Đề xuất biện pháp phòng tránh, phát sinh bệnh, tật di truyền ở người. - Đại diện nhóm trình bày ⇒ các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung. ⇒ GV đưa ra đáp án đúng. - HS đọc kết luận SGK cuối bài về nhà học SGK Tr. 85. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 4. Kiểm tra - Đánh giá - HS trả lời câu hỏi SGK cuối bài. 5. Hướng dẫn HS học. - Tìm hiểu bài 30. IV. Rút kinh nghiệm giờ giảng - GV giới thiệu thêm một số tật di truyền ở người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Tiết 31 BÀI 30: DI TRUYỀN HỌC VỚI CON NGƯỜI I. Mục tiêu Học xong bài này HS phải: - Hiểu di truyền học tư vấn là gì, nội dung của lĩnh vực này. Giải thích được cơ sở của việc "Hôn nhân một vợ một chồng" và những người có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không được kết hôn. Hiểu được tại sao phụ nữ không nên sinh con ở tuổi ngoài 35 và hậu quả di truyền của ô nhiễm môi trường với con người. - Rèn tư duy phân tích, tổng hợp. - Giáo dục ý thức học tập bộ môn đồng thời GDHN cho học sinh. II. Đồ dùng dạy học - Bảng phụ bảng 30.1 và 30.2 SGK. III. Hoạt động dạy và học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra kiến thức cũ (trong phần bài mới) 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu di truyền y học tư vấn. Nội dung Hoạt động của thày và trò I. Di truyền y học tư vấn - Di truyền y học tư vấn là một lĩnh vực của di truyền học kết hợp với các phương pháp xét - HS tìm hiểu ví dụ: Người con trai và người con gái bình thường, sinh ra từ hai gia đình đã có người mắc chứng câm điếc bẩm sinh. - HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi: 1) Em hãy thông tin cho đôi trai gái này biết đây là loại bệnh gì? 2) Bệnh do gen trội hay gen lặn quy định? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 nghiệm, chẩn đoán hiện đại về mặt di truyền học, nghiên cứu phả hệ… - Nội dung: + Chẩn đoán. + Cung cấp thông tin. + Cho lời khuyên. Tại sao? 3) Nếu họ lấy nhau, sinh con đầu lòng bị câm điếc bẩm sinh thì họ có nên tiếp tục sinh con thứ hai hay không? Tại sao? - Đại diện nhóm báo cáo → Nhóm còn lại nhận xét bổ sung => GV nhận xét kết quả thảo luận nhóm rồi đưa ra đáp án. (?) vừa qua chúng ta đã thử làm công việc của nghề nào? Em có yêu thích nghề đó không? vì sao? (?) Thực tế sự phát triển của ngành di truyền y học tư vấn phát triển như thế nào? GV cung cấp cho HS thông tin về ngành di truyền y học tư vấn và thực trạng sự phát triển của ngành này ở địa phương. Hỏi: Di truyền học tư vấn là gì? - Một vài học sinh trả lời → GV chính xác. Hỏi: Cho biết nội dung của y học tư vấn về di truyền học là gì? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Hoạt động 2: Tìm hiểu lĩnh vực di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình Nội dung Hoạt động của thày và trò II. Di truyền học với hôn nhân và kế hoạch hoá gia đình. 1. Di truyền với hôn nhân - Di truyền học giải thích cơ sở các quy định. + Những người có quan hệ họ hàng trong vòng 4 đời không được kết hôn. + Hôn nhân 1 vợ, 1 chồng. 2. Di truyền h ọc với kế hoạch hoá gia đình. - HS đọc thông tin mục 1 SGK, trang 86. - HS thảo luận 2 câu hỏi: 1. Tại sao kết hôn gần làm suy thoái nòi giống? 2. Luật hôn nhân quy định những người có quan hệ từ 5 đời trở đi được kết hôn dựa vào cơ sở nào? - HS báo cáo → GV đưa đáp án. - HS nghiên cứu bảng 30.1. - HS dựa vào bảng 30.1 thảo luận. 1. Vì sao Luật hôn nhân quy định kết hôn 1 vợ 1 chồng. 2. Vì sao cấm chẩn đoán giới tính thai nhi? - HS báo cáo → GV đưa đáp án. Hỏi: Di truyền học có ý nghĩa gì với hôn nhân? - HS đọc thông tin mục 2 SGK trang 87. - HS quan sát bảng 30.2. - HS thảo luận trả lời câu hỏi. Phụ nữ nên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 - Phụ nữ sinh con ở độ tuổi 25 - 34 là hợp lý nhất. sinh con ở độ tuổi nào thì phù hợp với việc học tập và công việc? Vì sao? - HS báo cáo → GV đưa đáp án. Hoạt động 3: Tìm hiểu hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường Nội dung Hoạt động của thày và trò III. Hậu quả di truyền do ô nhiễm môi trường. - Các tác nhân lý - hoá học gây ô nhiễm môi trường làm tăng tỷ lệ người mắc bệnh di truyền. * Kết luận: SGK trang 88 - HS nghiên cứu thông tin SGK, III - trang 88 với mục "em có biết" trang 85. Hỏi: Nêu tác hại của ô nhiễm môi trường đối với cơ sở vật chất mang thông tin di truyền học? Cho ví dụ: - Một vài HS trả lời. - Lớp thảo luận ⇒ thống nhất câu trả lời. - GV đưa ra đáp án. (?) Em có đánh giá gì về môi trường ở đại phương em đang sinh sống? Môi trường ô nhiễm do những nguyên nhân nào? (?) Ngành quản lí môi trường có nhiệm vụ và quyền hạn gì? (?) Em có biết xu hướng áp dụng công nghệ sinh học hiện dại trong vấn đề kiểm soát môi trường như thế nào không? GV bổ sung ý kiến HS và cung cấp thông tin: + Sử dụng các công nghệ sử lí rác và phế thải. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 + Công nghệ kiểm soát và dự đoán tình trạng ô nhiễm. + bảo tồn các khu thiên nhiên, cá c hệ sinh thái. - HS đọc kết luận cuối bài, yêu cầu HS học SGK trang 88. 4. Củng cố - HS trả lời câu hỏi SGK cuối bài trang 88. 5. Hướng dẫn HS học - Trả lời các câu hỏi vào vở bài tập. - Nghiên cứu bài 31. IV. Rút kinh nghiệm giờ giảng - HS liên hệ cơ sở biện pháp kế hoạch hoá gia đình ở địa phương. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 Tiết 38 BÀI 35 : ƯU THẾ LAI I. Mục tiêu - HS nắm được khái niệm ưu thế lai, lai kinh tế. - Hiểu và trình bày được cơ sở của ưu thế lai, lí do không dùng cơ thể lai F1 để nhân giống. Các biện pháp duy trì ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai. Phương pháp ⇒ cơ thể lai kinh tế. - Rèn kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, khái quát. - Giáo dục ý thức tìm tòi, trân trọng thành tựu khoa học đồng thời GDHN cho học sinh. II. đồ dùng dạy học - Tranh vẽ H.35. III. Hoạt động dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra kiến thức cũ 3. Bài mới Hoạt động 1: Tìm hiểu ưu thế lai Nội dung Hoạt động của thầy và trò I. Hiện tượng ưu thế lai - Ưu thế lai là hiện tượng cơ thể lai F1 có ưu thế hơn hẳn so với bố mẹ về sự sinh trưởng, phát triển khái niệm chống chịu năng suất cao, chất lượng tốt. - HS nghiên cứu thông tin mục I Tr Quan sát H.35. Hỏi: So sánh cây bắp ngô ở 2 dòng tự thụ phấn với cây bắp ngô ở cơ thể lai F1 ? - HS thảo luận ∇ mục I Tr.102. - HS báo cáo ⇒ GV thông báo đáp án. Hỏi: Tại sao khi lai 2 dòng thuần ưu thế lai thể hiện rõ nhất? Hỏi: Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 - Lai 2 dòng thuần (kiểu gen đồng hợp) con lai F1 có hầu hết các cặp gen dị hợp → chỉ biểu hiện tính trạng của gen trội. - Tính trạng số lượng do nhiều gen trội quy định. - Duy trì ưu thế lai bằng cách nhân giống vô tính. hệ lai F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ. Hỏi: Muốn duy trì ưu thế lai con người phải làm gì? Hoạt động 2: Các phương pháp tạo ưu thế lai Nội dung Hoạt động của thầy và trò II. Các phương pháp tạo ưu thế lai 1. Phương pháp tạo ưu thế lai ở cây trồng - Lai khác dòng: Tạo 2 dòng tự thụ phấn rồi cho giao phấn với nhau. - Lai khác thứ: Tạo ưu thế lai và tạo giống mới. 2. Phương pháp tạo ưu thế lai ở vật nuôi - Lai kinh tế : là cho giao phối giữa cặp vật nuôi bố mẹ thuộc 2 dòng thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm. Hỏi: Người ta đã tiến hành ưu thế lai ở cây trồng bằng phương pháp nào? Cho ví dụ? - GV giải thích về phương pháp: + Lai khác dòng + Lai khác thứ Hỏi: Con người đã tạo ra ưu thế lai ở vật nuôi bằng phương pháp nào? Cho ví dụ? Hỏi: Tại sao không dùng con lai F1 để nhân giống? GV mở rộng: Lai kinh tế thường dùng con cái là giống trong nước. ( ?) Vì sao người ta không sử dụng con đực là giống trong nước ? ( ?) Thực tế ngành nông nghiệp nước ta đã thu được những thành tựu về tạo ưu thế lai ở TV và ĐV như thế nào ? Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 ( ?) Em có đánh giá gì về sự phát triển của nông nghiệp nước ta ? GV : Thực tế nông nghiệp nước ta đang từng bước phát triển và hiện đại hoá nông nghiệp là nhờ có đội ngũ cán bộ khuyến nông ở từng địa bàn dân cư. ( ?) Em có biết cán bộ khuyến nông họ học ở trường nào ra không ? Họ học khoa nào ? thời gian đào tạo bao lâu ? muốn học ngành này thì phải thi những môn nào ? 4. Kiểm tra - đánh giá Hỏi: Ưu thế lai là gì? Cơ sở của ưu thế lai" Hỏi: Lai kinh tế có hiệu quả kinh tế như thế nào? 5. Hướng dẫn HS học - Tìm hiểu bài 36. IV. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ GIẢNG HS lấy ví dụ thực tế. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 BÀI 39 THỰC HÀNH : TÌM HIỂU THÀNH TỰU CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI VÀ CÂY TRỒNG . * Mục tiêu: sau khi nghiên cứu bài học học sinh cần phải biết cách tìm hiểu, sưu tầm và trưng bày được tư liệu theo các chủ đề; Có ý thức tìm hiểu nghề trồng trọt và chăn nuôi tại địa phương cùng những thành tựu đạt được trong chọn giống. Có thái độ tôn vinh công việc và thành tích của các nhà chọn giống. Có tình cảm yêu quý với “nghề” chọn giống. Để đạt được mục tiêu đề ra, giáo viên đặt vấn đề vào bài bằng các câu hỏi (mang tính GDHN) dưới đây: Câu hỏi 1. Chọn giống vật nuôi và cây trồng có tầm quan trọng to lớn như thế nào trong sản xuất và đời sống của con người ? (.... có vai trò hết sức quan trọng vì nó quyết định đến năng suất và chất lượng sản phẩm của cây trồng và vật nuôi). Câu hỏi 2. Để có được những giống vật nuôi và cây trồng có năng suất và chất lượng tốt, đòi hỏi các nhà chọn giống phải tiến hành như thế nào ? (...đòi hỏi các nhà chọn giống phải có kiến thức khoa học về chọn giống, phải tiến hành chọn giống theo đúng phương pháp, đúng quy trình, quy phạm). Câu hỏi 3. Địa phương em đã đạt được những thành tưu đáng kể nào trong công tác chọn giống cây trồng và vật nuôi ? * Chuẩn bị: GV chuẩn bị các tư liệu (tranh, ảnh, sách báo) liên quan và giao cho HS các nhiệm vụ sau: Chia lớp thành hai nhóm lớn (một nhóm tìm hiể u về trồng trọt, một nhóm tìm hiểu về chăn nuôi). Mỗi nhóm lớn lại chia thành 4-5 nhóm nhỏ. Các nhóm nhỏ tự chọn chủ đề sưu tập tìm hiểu tài liệu theo các chủ đề sau: Giống cây công nghiệp; Giống cây lương thực; Giống cây ăn quả; Giống cây cảnh, hoa; Giống gia súc: trâu bò; Giống gia cầm. Với các yêu cầu: Ghi rõ: Tên giống, hướng sử dụng, tính trạng nổi bật, nơi cung cấp, nơi sử dụng giống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 * Cách tiến hành: HS tự sắp xếp các tranh ảnh theo chủ đề (ghi số thứ tự) và gắn vào tờ giấy to (khổ A0). Tổ chức HS quan sát, phân tích; GV nhận xét, bổ sung. Sau đó, GV phát phiếu học tập cho từng nhóm, HS hoàn thành phiếu học tập. TT Tên giống Hướng sử dụng Tính trạng nổi bật Nơi cung cấp, nơi nuôi trồng 1 Cây công nghiệp 2 Cây lương thực 3 Cây ăn quả 4 Hoa, cây cảnh, rau 5 Gia súc 6 Gia cầm GV thu phiếu học tập, nhận xét, kết luận GV hướng dẫn HS về nhà viét báo cáo thu hoạch theo yêu cầu của phiếu học tập và SGK. Ngoài ra để nâng cao và khắc sau nhận thức về ‘nghề”, giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành thêm một câu hỏi dưới đây: Câu hỏi: Chọn giống cây trồng và vật nuôi có phải là một “nghề” hay không ? tại sao ? Hãy phát biểu cảm tưởng của em đối với ‘nghề” này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 PHỤ LỤC 3: ĐỀ KIỂM TRA. I- Đề số 1: ( Thời gian làm bài: 10 phút) * Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 1: Thế nào là phương pháp nghiên cưú phả hệ? a. Là phương pháp theo dõi những bệnh, tật di truyền của một dòng họ qua môt số thế hệ. b. Là phương pháp nhiên cứu đăc điểm di truyền của môt bộ tộc nào đó. c. Là phương pháp theo dõi sự di truyền 1 tính trạng nhất định trên những người thuộc cùng một dòng họ qua nhiều thế hệ. Câu 2: Trẻ đồng sinh cùng trứng khác trẻ đồng sinh khác trứng ở những diểm nào? a. Trẻ đồng sinh cùng trứng hoàn toàn giống nhau về kiểu hình. b. Trẻ đồng sinh cùng trứng có cùng 1 kiểu gen và cùng một giới tính. c. Trẻ đồng sinh khác trứng có kiểu gen khác nhau nên có thể khác giới tính. d. Cả b,c Câu 3: Ý nghĩa của nghiên cứu trẻ đồng sinh là : a. Biết dược tính trạng nào đó phụ thuộc hay không phụ thuộc vào kiểu gen để tạo điều kiện cho việc phát triển tính cách của trẻ được nghiên cứu. b. Biêt được tiềm năng của trẻ để định hướng về học tập và lao động c. Biết dược vai trò của kiểu gen và môi trường đối với sự hình thành tính trạng. d. Cả a,b và c 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 * Câu 4: Chọn từ , cụm từ sau đây và chú thích thay cho các số 1, 2, 3 , 4 ở hình vẽ .. Hình vẽ : Sơ đồ sự hình thành trẻ sinh đôi cùng trứng II- Đề số 2 ( Thời gian làm bài: 15 phút ) Ưu thế lai là gì? Nguyên nhân của hiện tượng này? Cho ví dụ minh hoạ và giải thích tại sao thực tế người ta không dùng con lai F1 để làm giống ? III- Đề số 3 ( Thời gian 15 phút) : Ở địa phương em hiện nay đang sử dụng những giống vật nuôi cây trồng mới nào, hãy điền các thông tin vào bảng sau: TT Tªn gièng H­íng sö dông TÝnh tr¹ng næi bËt N¬i cung cÊp, n¬i nu«i trång 1 C©y c«ng nghiÖp : - 1 2 3 4 a) Hợp tử phân bào. b) Phôi. c) Thụ tinh. d) Phôi bào tách nhau . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 - 2 C©y l­¬ng thùc: - - 3 C©y ¨n qu¶: - - 4 Hoa, c©y c¶nh, rau - - - 5 Gia sóc: - - 6 Gia cÇm: - - - IV- Đề số 4 ( thời gian làm bài : 15 phút) Một đôi nam nữ chuẩn bị kết hôn. Họ đến phòng khám bác sỹ xin tư vấn vì theo lời chị thanh niên thì : “Ông nội em bị bạch tạng , bà nội và ông bà ngoại không bị bạch tạng, bố mẹ em cũng bình thường , sinh được 3 người con , một anh trai của em bị bạch tạng còn em và em trai của em thì bình thường.Bạn trai em có ông, bà nội ngoại bình thưòng , mẹ anh ấy cũng không bạch tạng nhưng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 bố bị bạch tạng, anh ấy và em gái thì bình thường. Nếu chúng em kết hôn với nhau và sinh con thì có bị bạch tạng không? Vì sao? ” a. Vẽ sơ dồ phả hệ của trường hợp trên ? b. Nếu là bác sĩ tư vấn hãy giải đáp thắc mắc của chị thanh niên? c. Theo em, người bị bach tạng sẽ gặp khó khăn gì trong khi lưạ chọn nghề nghiệp? V- Đề số 5 ( Thời gian làm bài : 15 phút) * Câu 1: Lai kinh tế là gì? Ở địa phưong em lai kinh tế dược thực hiện dưới hình thức nào? Lấy ví dụ minh họa. * Hãy chọn phương án trả lời đúng trong các câu sau: Câu 2: Yếu tố nào sau đây biểu hiện ở hai trẻ đồng sinh cùng trứng? a) Giới tính là 1 nam, 1 nữ. b) Ngoại hình không giống nhau. c) Có cùng một giới tính. d) Cả 3 yếu tố trên. Câu 3: Kết hôn gần làm suy thoái nòi giống vì : a) Làm thay đổi kiểu gen vốn có của loài. b) Tạo ra tính đa dạng về kiểu hình. c) Dễ làm xuất hiện các bệnh di truyền. d) Tạo ra khả năng sinh nhiều con , dẫn đến thiếu điều kiện chăm sóc chúng. * Câu 4: Chọn từ phù hợp trong số những từ cho sẵn để điền vào chỗ trống trong câu : “ Di truyền học người đã ................... những điều quy định trong Luật hôn nhân và gia đình : những ngươi có quan hệ huyết thống trong vòng 4 đời không đựoc kết hôn với nhau , hôn nhân một vợ một chồng là có cơ sở sinh học ”. a) kết luận. b) giải thích. c) chứng minh. d) phân tích. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Nguyễn Như Ất đã hướng dẫn hết sức chu đáo, nhiệt tình trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô giáo trong tổ bộ môn Phương pháp giảng dạy Sinh học, Khoa Sinh - KTNN, trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại trường. Xin chân thành cảm ơn BGH trường CĐSP Thái nguyên, Tổ Lý- Hoá - Sinh trường CĐSP Thái Nguyên, các đồng nghiệp ở trường THCS Cát Nê, Phúc Thuận, Quân Chu, Yên Lãng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài. Xin chân thành cảm ơn những người thân trong gia đình , bạn bè, đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên tác giả trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2008. Tác giả Nguyễn Thị Ánh Tuyết

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- TÍCH HỢP GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC SINH HỌC 9.pdf
Tài liệu liên quan