Luận văn Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Ngoài vị trí là nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới buổi đầu, Thế Lữ còn là một nhà thơ xây dựng được cho mình sự nghiệp văn xuôi nghệ thuật nổi danh. Vượt qua ngưỡng năm 1932, văn xuôi Tự lực văn đoàn ghi dấu bước chuyển đổi sâu sắc về chất so với trước đó. Truyện của Thế Lữ là một đóng góp rất quan trọng để tạo nên bước chuyển đổi ấy. Thế Lữ là một trong những nhà văn đầu tiên góp phần lớn hiện đại hoá truyện truyền kỳ, mở đầu truyện kinh dị và cũng mở đầu truyện trinh thám ở Việt Nam, có những đóng góp đáng kể với hai loại hình văn xuôi nghệ thuật này. Với truyện trinh thám, Thế Lữ đã tỏ ra vô cùng tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo tình huống truyện giàu kịch tính, khắc hoạ được những diễn biến tâm lý thầm kín trong đáy sâu tâm hồn của nhân vật khi phải đối mặt với những điều bất thường kỳ dị. Cùng với trí tưởng tượng phong phú, lỗi kể chuyện độc đáo, truyện trinh thám của Thế Lữ đã gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc.

pdf141 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Thế Lữ với tiến trình văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
được cảm nhận từ thính giác của nhân vật tôi "Một giải suối róc rách ở gần, tiếng sóng như thuỷ tinh reo vào trong một thứ giọng rù rù tối tăm của những côn trùng dưới cỏ. Sau lều thì khu rừng cây yên lặng như ngủ kỹ, nhưng ở trong đưa ra những tiếng bí mật... xa xa rõ thực ra, giọng thác ào ào, để ý thì mỗi lúc thấy một thêm gần rồi lại xa dần, rồi lại như biến đi mất..." [38 - 43]. Trong Lưỡi Tầm sét lại là âm thanh "Tiếng kêu xột xoạt như có tay ai xoa lên" trên mái nhà "Tiếng vụt qua khe cửa nghe rít lên từng hồi giận dữ và thê thảm" [38- 188]. Qua trí tưởng tượng phong phú, sự kết hợp hài hoà nhiều giác quan trong quá trình miêu tả cảnh vật, kèm với một cây bút hoạ cảnh tài tình. Thế Lữ đã miêu tả thành công những cảnh vật thiên nhiên trong truyện "kinh dị" của mình. Cảnh được miêu tả hiện lên trong các tác phẩm này thường là cảnh thiên nhiên hoang vắng ghê rợn. Cảnh vật đó góp phần quan trọng trong việc làm nổi bật thế giới "kinh dị" của Thế Lữ. Bên cạnh việc mô tả thành công bức tranh thiên nhiên tác giả còn thành công trong việc mô tả cái rùng rợn từ thế giới con người. Cái rùng rợn từ thế giới con người có thể là sự xuất hiện bất ngờ lạ lùng, bí ẩn của những người phụ nữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 Người phụ nữ trong Truyện kinh dị của Thế Lữ có một vẻ đẹp khác thường. Trong một đêm trăng cô gái xuất hiện vào đêm khuya thanh vắng ở trong rừng. Vẻ đẹp lạ thường của cô gái khiến nhân vật tôi phải thốt lên: "Trời ơi! Con gái Thổ mà có người nhan sắc đến thế này ư? Tôi tỉnh hay mơ" [38- 11]. Cô gái trong Lưỡi tầm sét lại vào nhà anh Kỳ trong một hoàn cảnh đặc biệt vào một đêm khuya mưa to, gió lớn: "Một người đàn bà, một người con gái thì đúng hơn - mình mấy trần truồng, chỉ còn mấy mảnh quần áo rách bươm không đủ che thân, đáng đứng vừa run vừa nhìn chúng tôi một cách kinh hoàng. Mặt xanh xám nhưng trông vẫn thấy đẹp" [38-193] Không chỉ có vậy, người này còn có cử chỉ hành động lạnh lùng "ôm choàng ngay lấy kỳ không chịu bỏ ra nữa..." [38-193] có hỏi thì cô gái chỉ lắc đầu không thưa, sau đó bỏ đi khiến hai người kinh ngạc. Để giải toả sự ngờ vực họ mở cửa ra ngoài xem cô gái đi đâu nhưng họ không thấy cô gái đi đâu cả. Ở truyện Trại Bồ Tùng Linh người đàn bà xuất hiện vào ban đêm nơi trại Bồ hoang vắng, u tịch. Tác giả dành khá nhiều đoạn để miêu tả vẻ đẹp của người đàn bà này. Đó là người đàn bà đẹp đến kỳ dị: "Giữa khung cửa sổ một khuôn mặt lặng lẽ, trắng một cách lạ, một khuôn mặt đàn bà rất trẻ đẹp, một vẻ đẹp tuyệt mỹ, đẹp đến lạnh mình" [38-298] không chỉ có vẻ đẹp lạ thường, người đàn bà còn có những hành động bí ẩn xuất hiện như đã có ở đó từ bao giờ và thoáng biến ngay như không bao giờ có khiến Tuấn kinh ngạc dị thường. Sự xuất hiện đấy bí ẩn của người đàn bà trong truyện Trại Bồ Tùng Linh đã đưa người đọc vào một không khí huyền bí của những mẩu chuyện kỳ dị lạ lùng trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Truyện kinh dị của Thế Lữ bên cạnh những trang miêu tả cái chết ghê rợn, tác giả còn khắc hoạ diễn biến tâm lý thầm kín trong đáy sâu tâm hồn nhân vật khi những nhân vật đó phải đối mặt với những điều bất thường. Còn diễn biến tâm lý của nhân vật được miêu tả trong truyện thần kỳ chủ yếu được Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 miêu tả bằng phương pháp "vẽ rồng chấm mắt". Ví dụ trong Liêu trai chí dị chỉ cần một vài chi tiết đơn giản người viết đã nêu lên được cái thần của vấn đề diễn biến tâm lý nhân vật trong truyện kinh dị của Thế Lữ được miêu tả công phu, tỉ mỉ, chi tiết. Đó là tâm trạng ghê sợ của hai người đàn ông Thổ thuộc Châu Kao Lâm khi đến hang văn Dú trong truyện Vàng và máu: "Hai người Thổ cùng nín tiếng, hai mắt mở lớn, người thì đưa nhìn tả, người thì liếc hữu, rồi lại trông vào cái lỗ hang đen tối âm thầm" [38-38]. Khi nhìn thấy một người chết treo dưới cây bàng trụi lá ở gần cửa hang thì hai người Thổ "Hai bác Thổ nắm chặt lấy tay nhau, không dám tiến, không dàm lùi, quanh mình chỗ nào cũng thấy toàn sự chết" [38-40], tâm trạng của ông Châu và những người bộ hành khi nhìn thấy cảnh tượng quái gở kinh hoàng: "ông cũng sửng sốt như họ, đứng lặng không nói được gì.." [38-77]. Truyện Cái đầu lâu là tâm trạng hồi hộp lo sợ của mọi người, đặc biệt là anh Chung khi nghe thấy âm thanh lạ phát ra từ cái đầu lâu mà anh Thao mang về vào đêm khuya: "Chúng tôi cũng hết sức lắng tai tiếng đồng hồ đeo tay anh Lịch nghe rõ mồn một. Tôi đếm tiếng tích tắc để biết thời gian, nhưng mãi cũng sinh chán. Tay Chung vẫn sắm chặt lấy cánh tay tôi, nhưng hơi run run. Còn tôi thì cứ muốn quát to lên, quát rất lớn để phá tan cái yên lặng ghê gớm lúc đó" [38-184]. Truyện Trại Bồ Tùng Linh, tác giả đã miêu tả nhiều trạng thái cảm xúc của nhân vật Tuấn. Đó là tâm trạng kinh ngạc, ghê sợ của Tuấn khi thấy người đàn bà xuất hiện rồi biến mất trong đêm: "Thốt nhiên một cảm tưởng là lạ ám đến, anh trờn trợn như mình có người chú ý, ngửng đầu lên trong khung cửa sổ, một người rất đẹp đang nhìn anh, lẳng lặng và miệng như mỉn cười. Tuấn chưa hết kinh ngạc thì người ấy đã lui ngay, nhẹ nhàng như lẩn biến vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 113 bóng tối..." [38-299;300] và tâm trạng khi chờ đợi người đàn bà xuất hiện: "Tuấn nắm tay lại, nhìn phắt lên: ngoài cửa sổ vẫn không có gì khác. Hơi Tuấn thở vội, hỗn loại với nhịp trống, Tuấn sững sờ và thấy mình ngộ nghĩnh đáng nực cười..." [38-305]. Có thể nói ngòi bút tài hoa của Thế Lữ đã thành công khi lách vào những ngõ ngách thầm kín, lắt léo nhất trong tận đáy sâu tâm hồn nhân vật Tuấn để tìm hiểu, để mổ xẻ và khám phá. Nhưng đặc biệt hơn cả, ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc qua những truyện kinh dị của Thế Lữ là những cảnh mang không khí rùng rợn ly kỳ. Đây là nét độc đáo, đồng thời cũng là nét khác căn bản thể hiện rõ ý đồ nghệ thuật, cá tính sáng tạo của Thế Lữ so với những truyện truyền kỳ. Như chúng ta đã biết, truyện truyền kỳ viết về yêu ma, hồ, quỷ mà "Không hề gây ấn tượng rùng rợn" trái lại còn "có phần gần gũi, thân thiết", "bình dị thấm đượm tình người". Ví như trong gần 900 trang Liêu trai rất khó tìm ra những đoạn miêu tả cảnh tượng khủng khiếp khiến người đọc phải đứng im, dựng tóc gáy. Nếu có cũng chỉ là vài hình ảnh lướt qua, chiếu lệ, không để lại cảm xúc gì sâu đậm. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả bởi Bồ Tùng Linh chỉ muốn mượn ma, hồ để nói về con người, về cuộc sống con người. Khác với Bồ Tùng Linh, mục đích chính của Thế Lữ khi viết về những chuyện “kinh dị” là để tìm đến "những cảm giác mới lạ và mãnh liệt" nhằm thoả mãn trí tưởng tượng của mình. Bởi vậy trong những trang truyện kinh dị của Thế Lữ ta thấy in đậm những yếu tố ly kỳ rùng rợn. Truyện Vàng và máu là một trong những truyện xuất sắc mà Thế Lữ tỏ ra một văn gia có biệt tài, tài tình về cách xây dựng cốt truyện, tình huống đồng thời xây dựng nhiều yếu tố ly kỳ rùng rợn, khiến người đọc phải rùng mình. Dưới một cây bàng trụi lá gần hang... "Một người chết treo dưới 1 cây Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 114 bàng trụi lá mọc trên bức tường đổ nát mà mốc rêu. Người chết hình vóc to lớn, đầu có bím vắt ra sau lưng, chiếc dây chão thõng xuống thắt nút ở sau gáy và lẳn vào cổ, làm cho cái mặt phị, xám hơn bộ quần áo chàm ướt, cúi gằm xuống mà nhìn người ta bằng hai con mắt có tròng đen..." [38-40]. Cái xác co quắp của Nùng Khai ở ngoài cửa hang: "Nùng Khai nằm hơi nghiêng đầu trở về phía hang cánh tay trái đè dưới mình, cánh tay phải khuỳnh vào đưa lên trên không, cứng như que củi gãy, ngón tay và ngón chân đều rút quặp lại, chân trễn dũa thẳng, chân dưới hơi cong lên..." [38-78]. Ấn tượng hãi hùng từ những xác chết không dừng lại ở đó, tác giả còn dấy lên đỉnh điểm của sự rùng rợn với những xác chết ngổn ngang mà ông Châu và bọn bộ hạ khi vào trong hang thần bắt gặp: "Một bọn năm, sáu người đàn ông nằm ngồi hỗn độn bên những tảng đá cuội cực to, gần sát chân vách đá... Bằng ấy các xác cứng đơ như tượng gỗ" [38,85,88]. Kết thúc tác phẩm dường như tác giả vẫn chưa thoả mãn, ông còn để xác của người Thổ Kao Lâm chết treo trên cây ổi nhà ông Châu. Có thể nói Vàng và Máu tác giả đã bày ra một loạt xác chết, qua đó tạo nên một ấn tượng ghê rợn, hãi hùng về câu chuyện vào hang lấy vàng của người Thổ. Tác giả đã dựng lại cả một không khí ảm đạm, chết chóc bao quanh núi Văn Dú. Phải là một nhà văn có trí tưởng tượng phong phú, Thế Lữ mới tạo nên được một không khí ly kỳ đến như vậy. Truyện Cái đầu lâu có nhiều tình tiết ly kỳ khiến người đọc rợn tóc gáy. Đó là những tiếng "nghiến răng ken két" phát ra từ ban đêm, từ phía cái đầu lâu để trên bàn giấy mà anh Thao lấy ở nhà thương mang về. Kỳ lạ thay là tiếng nghiến răng cứ trẻ nhỏ sau to dần, có tiếng người thì lại ngưng bặt. Không chỉ như vậy, cái đầu lâu còn "nghoảnh mặt về phía giường nhân vật tôi nằm" rồi còn "lắc lư như thằng phổng nhựa của trẻ con chơi". Đến lúc này tâm trạng kinh sợ mà những điều kinh dị trên gây ra có lẽ không còn là của các nhân vật trong tác phẩm nữa mà trở thành tâm trạng của người đọc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 115 Đọc truyện Ông Phán nghiện, người đọc phải rùng mình ghê sợ trước cảnh tượng kỳ quái "một con rắn cặp nong lớn, mình lấp lánh như chiếc khăn quàng bằng lụa bóng đang yên lặng nằm vắt qua cổ ông Phán" [38-1947]. Rồi cái chết bi đát: "Ông Phán nằm chết cóng trên bàn đèn tắt, mà con rắn thì cuốn chặt lấy cổ ông, đầu nó đang cố rúc vào mũi ông ta, như muốn tìm cái hơi thuốc phiện ở trong ấy" [38-151]. Truyện Hai lần chết cũng là một truyện khá ly kỳ hấp dẫn. Theo dõi diễn biến câu chuyện người đọc không khỏi rùng mình khi đọc đến cảnh tượng Tâm bật nắp quan tài tỉnh dậy, thấy Mão ngồi bên cạnh quan tài chăm chú tờ di chúc. Thấy Tâm tỉnh lại, Mão đã tìm cách giết anh dìm nắp quan tài xuống lấy thuốc định tiêm cho Tâm. Điên dại vì sự hiểm độc của Mão Tâm đã vùng dậy bóp cổ Mão chết rồi bỏ vào quan tài. Ra toà Tâm được trắng án vì chính Mão là người định giết hại Tâm. Ít lâu sau Tâm chết gục đầu bên tờ di chúc thư để lại của cải cho Viện tế bần. Tóm lại, với trí tưởng tượng phong phú, kết hợp giữa ảo và thực, Thế Lữ đã thành công trong việc tạo dựng không khí rờn rợn, ly kỳ cho các truyện kinh dị của ông. Kết quả giữa ảo và thực, giữa có và không, giữa những điều tưởng tượng và những điều nhìn thấy đã mờ đi trong giác quan người đọc. Cái duy nhất còn lại là một thế giới ngôn từ phong phú, một ngòi bút miêu tả điêu luyện và một hiệu quả đặc sắc đến không ngờ. Đúng như nhận định của tác giả Lê Đình Kỵ trong Lời giới thiệu tuyển tập Thế Lữ: "Loại sáng tác này cho thấy một Thế Lữ có tài quan sát, có óc phân tích sắc bén, có trí tưởng tượng dồi dào, cho nên dù ít đề cập vấn đề gì quan trọng về xã hội, nhân sinh, nó vẫn được đón nhận và tìm đọc một cách thích thú... Cho đến nay trong lịch sử văn học Việt Nam không thấy có tên tuổi nào đáng được xếp bên cạnh Thế Lữ trong loại sáng tác 2khá độc đáo này" [26-54]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 116 3.3.2.3. Cách giải thích khoa học trong truyện kinh dị của Thế Lữ Khi nghiên cứu Truyện kinh dị của Thế Lữ một số nhà nghiên cứu đã khẳng định Thế Lữ có ảnh hưởng rất sâu sắc truyện ngắn của Edgarpoe và Bồ Tùng Linh. Trong bài Thế Lữ như tôi biết, tác giả Hoài Việt khẳng định: "Bên cạnh những cuốn tiểu thuyết trinh thám của Thế Lữ tôi còn rất mê loại truyện quái dị của ông... Hẳn Thế Lữ muốn du nhập vào nền văn chương quốc nội một loại truyện mới cho nó phong phú, đa dạng hơn. Cũng phải ghi công cho ông về mặt này dù ta biết rất rõ ông chịu ảnh hưởng của Edgarpoe hay Bồ Tùng Linh" [26-412]. Cùng chung với ý kiến và quan điểm trên tác giả Hoài Anh trong cuốn Chân dung văn học có bài viết về Thế Lữ đã khẳng định: "Cả về truyện trinh thám, Thế Lữ tuy có chịu ảnh hưởng của EdgarPoe, ConanDoyle nhưng truyện của ông vẫn có tính chất dân tộc... [1-975]. Trong một số truyện quái dị của EdgarPoe và của Bồ Tùng Linh, ta thấy kết thúc truyện luôn dừng ở sự thần bí, hoang đường, khó hiểu. Truyện Sự thật về trường hợp của Ovaldima - EdgarPoe kể chuyện về nhân vật tôi đang chú ý làm những cuộc thí nghiệm về thôi miên để tìm hiểu khi thôi miên thì sự đe doạ của cái chết có thể ngăn chặn đến mức nào, thời gian bao lâu. Ông Ovaldima - một người ốm nặng sắp chết đồng ý cho nhân vật tôi làm thí nghiệm trên người ông ta ngay tại bệnh viện. Nhân vật tôi bắt đầu tiến hành những thủ thuật như xoa lên chán ông, xoa dọc nhìn người sắp chết... chân tay ông Ovaldima dần lạnh giá. Đến nửa đêm mọi người công nhận ông đang ở trong tình trạng bị thôi miên hoàn toàn. Người cứng đờ, nhưng không có biểu hiện của một người chết. Nhân vật tôi cầm tay ông đưa đi đưa lại rồi hỏi thì "cả người ông như hơi rung lên, hai mí mắt từ từ hé ra như để bày ra một đường trắng của nhãn cầu, đôi môi hấp máy lờ đờ và để thoát ra mấy tiếng thì thào quá yếu gần như không nghe được... - vâng bây giờ tôi đang ngủ. Đừng đánh thức tôi dậy!... Hãy cứ để tôi chết như vậy" [4-20] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 117 Đến khi trong người ông Ovaldima không còn một chút triệu chứng nào của sự sống nữa và kết luận ông đã chết, thì lưỡi ông lại có chấn động mạnh rồi phát ra một tiếng nói: "- Vâng, không tôi đã ngủ và bây giờ, bây giờ thì tôi đã chết" [4-22]. Sự kỳ lạ này khiến mọi người sợ hãi. Gần bảy tháng sau, người ông Ovaldima vẫn giữ nguyên trạng thái như trước, y tế vẫn trực bên ông. Cuối cùng nhân vật tôi lại dùng kiểu đưa tay xoa lên người ông để kéo ông ra khỏi trạng thái hôn mê vì thôi miên. Lúc đó xuất hiện một hiện tượng kỳ lạ, khi trông mắt ông hạ xuống thì xuất hiện một dòng nước mắt màu vàng nhạt chảy kéo theo ở dưới mi mắt. Khi nhân vật tôi đặt câu hỏi cho ông ta thì "Mấy điểm nhô trên gò má lại xuất hiện ngay, lưỡi rung hay đúng hơn hơn là cuốn lên rất mạnh trong miệng (mặc dầu hà và môi vẫn y nguyên bất động) rồi dần dần cái thứ tiếng rùng rợn mà tôi đã mô tả bỗng bật ra: - Lạy chúa! Nhanh lên! Nhanh lên! Nhanh lên! - Tôi đã nói với anh là tôi chết rồi" [4-25]. Cuối cùng khi nhân vật tôi đang xoa nhanh trên người Ovaldima theo kiểu thôi miên, qua những tiếng kêu "chết, chết" phát ra từ đầu lưỡi người bệnh thì ngay lập tức chỉ trong vòng một phút, toàn thân ông nát vụn ra từng mảnh nhỏ hoàn toàn thối rữa. Ở truyện ngắn này, sự kỳ lạ như: cử chỉ, lời nói đầy bí ẩn của ông Ovaldima khi ông đã chết không được nhà văn giải thích cho người đọc rõ vì sao có hiện tượng kì lạ như vậy. Tất cả vẫn là một sự huyền bí đối với người đọc. Ở truyện Trái tim thú tội có một chi tiết kỳ lạ: Lão già đã bị chặt làm nhiều khúc từ đêm nhưng đến sáng hôm sau tim lão vẫn còn đập, không chỉ có vậy còn phát ra những âm thanh. Âm thanh ngày một lớn dần, nhưng vì sao lại như vậy nhà văn không lý giải nổi. Tuy nhiên, qua truyện ngắn này tác giả muốn gửi gắm một điều với người đọc rằng. Người ta nếu có tấm lòng lương thiện, vị tha trước sau cũng sẽ nhận ra và hối hận trước những việc làm không tốt của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 118 Trong Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh, các truyện ngắn đều là những truyện ma quái, huyễn hồ nhưng kết cục chỉ dừng lại ở sự thần bí. Truyện Bộ da vẽ có nhiều chi tiết kì lạ như quỷ biến thành người con gái đẹp. Trần Thị nôn ra một quả tim, người chết mất tim đã lâu nhờ một quả tim khác sống lại, chỗ bị xé rách ở bụng Vương hôm qua thì đóng vẩy to bằng đồng tiền vì sao lại có sự kỳ lạ, lạ lùng như vậy thì Bồ Tùng Linh không làm rõ. Ở truyện Bức hoạ trên tường có những chi tiết ly kỳ mang màu sắc hoang đường kỳ quái như: Chàng Chu bay lên tường gặp cô gái trong bức vẽ, hai người giao hoan, rồi lại bay xuống mà Mạnh Long Đàm đứng đó không nhìn thấy gì. Vì sao có sự kỳ lạ đó vẫn là câu hỏi tác giả bỏ ngỏ cho người đọc tự suy ngẫm. Ở Việt Nam cùng thời gian đó có một số nhà văn khác có những tác phẩm đề cập đến sự kinh dị ma quái như Tchya Đái Đức Tuấn, Nguyễn Tuân, Phạm Cao Củng, Thanh Tịnh, Lan Khai,... Mặc dù viết về sự ly kỳ rùng rợn nhưng trong sáng tác của các nhà văn này kết cục không có sự lý giải khoa học mà thường dừng ở sự huyền bí. Truyện của các nhà văn này vẫn chưa thoát khỏi dáng dấp của những truyện truyền kỳ ở Việt Nam cũng như Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh. Truyện Ai hát giữa rừng khuya của Tchya Đái Đức Tuấn, tác giả kể lại một lần về Nam Định xuống ga Gôi thăm một một người bạn cũ. Hôm ây trời đang nắng chang chang bỗng đổ mưa, khí đất bốc ngùn ngụt đầy huyền bí, người bạn dẫn tác giả đến chân đồi chứng kiến một cảnh lạ lùng: hai âm hồn hiển hiện, hai con ma cụt đầu múa võ. Chuyện này kích thích trí tò mò của tác giả quyết đi ngao du để tìm hiểu thêm. Tác giả đến Đồng Giao, một hạt hẻo lánh, hoang vu thăm bạn cũ là Trần Văn Thuỷ. Vùng này chứa đựng biết bao chuyện khủng khiếp: cướp bóc, giết người và mãnh thú ăn thịt người. Đêm khuya tĩnh mịch, tác giả bỗng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 119 nghe có tiếng đàn hát văng vẳng, như xa như gần. Thuỷ kể lại cho bạn nghe, mùa xuân cách đây chừng 60 năm, Nguyên Quan tri phủ Nho quan làm lễ ăn mừng. Trong hạt Bàn Thạch phủ thọ Xuân có ba anh em (Văn Quản, Huyền Cơ, Oanh Cơ) mồ côi cha mẹ, nổi tiếng hát hay, đàn giỏi muốn tới dự lễ để kiếm giải hát và nối lại tình xưa. Trên đường đến nhà Quan tri phủ Nho quan, họ bị lạc đường, gặp tráng sĩ Lê Trọng Việt, họ tìm chỗ ngủ trên cây để tránh thú dữ. Oanh Cơ và tráng sĩ lên trước rồi kéo Văn Quản và Huyền Cơ lên, nhưng không kịp hai người dã bị hổ ăn thịt. Tráng sĩ phi tiêu hổ đã bỏ chạy, tráng sĩ đưa hai cái xác lên cây, được tráng sĩ giúp đỡ, sau khi làm ma cho anh chị xong, Oanh Cơ quyết định không đi Nho Quan mà ở lại cùng với cháu Nguyễn Tiêu ở Đồng Giao. Sau đó trong hạt Đồng Giao xôn xao câu chuyện đêm ở thung lũng cách Đồng Giao gần năm dặm người ta nghe thấy tiếng hát não nùng. Oanh Cơ biết đó là oan hồn của anh chị mình. Tác giả đã vén màn bí mật về sự xuất hiện của hai cái oan hồn cụt đầu trên núi gôi và âm thanh đờn ca từ sừng Đồng Giao vọng lại. Nhân vật tôi được cụ Trần Công Chất kể lại cho nghe: Theo lời cụ hai chuyện này có một sự liên lạc với nhau, do một gốc mà ra. Đó là chuyện về một vị quan binh đứng đầu cai đội quản binh trong thành Bắc Ninh là Lê Vũ Khúc. Mùa xuân năm 1884, thành Bắc Ninh thất thủ về tay Pháp, khi thành có xung đột, ông lên thành chỉ huy thì bị thương, rồi bỏ chạy về đất phong ấp của ông, đến đó thì chết. Sau khi thành Bắc Ninh bị ha, ba năm, mẹ con Lê phu nhân đã bỏ đất phong ấp ở Bắc Ninh về núi Gôi sống. Về đó hai anh em Việt, Khôi chỉ thích luyện võ và sau cả hai đều trở nên hùng dũng. Lê phu nhân lúc này bị liệt, hai anh em phải ở nhà lo trông mẹ và thay nhau đi săn bắn. Một hôm đi săn ở mạn Đồng Giao về, Việt dẫn theo Oanh Cơ và đứa cháu Khôi đi săn luôn, cứ về là hai anh em lại lên núi múa võ trên đồi. Sau đó, hai anh em Việt, Khôi bị tình nghi cộng tác với Nguyễn Quán - một tướng cướp đang bị quân nhà nước Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 120 lùng bắt - Hai anh em bị bắt lên huyện và tự tử ở chân đồi Gôi - nơi hai người thường thí võ. Khi về khám nhà Khôi, Việt, tay thư ký thông ngôn say đắm sắc đẹp của Oanh Cơ nên đã giúp đỡ cô cháu Oanh Cơ. Sau khi đoạn tang, Oanh Cơ quyết định lấy thày thông ngôn. Thày thông ngôn sau được nhận chức Tri Châu ở Phong Thổ. Oanh Cơ cùng con gái, người hầu trên đường từ Sa Pa về Phong Thổ đã nghỉ chân ở đèo Ô Quý Hồ. Ở đó nàng bị hổ bắt tha đi, theo nghiệp số, Oanh Cơ phải theo anh chị chết dưới vuốt loài mãnh thú nên hổ đã tìm mọi cơ hội để bắt nàng. Từ ngày bị hổ tha vào bụi, những đêm mưa dầm gió bấc, không trăng, qua đèo Ô Quý Hồ lại vắng có tiếng giọng đờn ca, ai bạo qua vào trong rừng vắng thì thấy ba bóng ma đàn hát cho một con hổ ngồi nghe. Như vậy trong truyện ngắn này, chuyện lạ kỳ dị bí mật về sự xuất hiện hai tráng sĩ cụt đầu ở núi Gôi và âm thanh tiếng hát ở Đông Giao là có nguồn gốc từ những câu chuyện cụ thể. Tác giả đã vén màn bí mật này để cho người đọc rõ. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa giải thích rõ vì sao hai tráng sĩ đã chết mà hình ảnh của họ lại hiện ra múa võ trên đồi sau khi mưa tạnh và anh em Oanh Cơ đã chết mà, tiếng hát của họ vẫn cất lên trong rừng. Truyện Khoa thi cuối cùng của Nguyễn Tuân kể về sự long đong lận đận trên con đường thi cử của hai anh em ông Đầu sứ vùng Nam Sơn Hạ bắt nguồn từ "một việc thất đức" mà ông cụ thân sinh họ phải "mang lấy trách nhiệm tinh thần". Thời trai trẻ ông Đầu Sứ anh đi thi, khi làm bài thi hình ảnh oan hồn hiện lên khiến ông phải bỏ dở kỳ thi, rồi đến ông đầu sứ em khi đi thi bị đau bụng cũng phải bỏ dở. Việc xuất hiện oan hồn cản trở chuyện thi cử của hai anh em ông Đầu Sứ là một câu chuyện kỳ dị. Truyện kỳ dị này được nhà văn dừng lại ở sự ma quái - sự báo oán của oan hồn người chết - Tác giả không giải thích rõ cho người đọc hiểu vì sao xuất hiện oan hồn đó khi con người đã chết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 121 Đến truyện Loạn âm lại là sự xuất hiện kỳ lạ của vị Quan Ôn cùng với quan quân triều đình lên dương gian bắt phu mở đường. Vì là bạn cùng học với ông Kinh lịch, lại là học trò của cha ông nên Quan Ôn mới đến nhà ông Kinh thăm ông, tặng lễ vật và bảo ông Kinh xem có ai là ân nhân, người họ gần xa, tu nhân tích đức thì bảo Quan Ôn để Quan Ôn châm trước cho họ không bị phải chết. Lúc đầu ông Kinh lịch không xin cho ai sau ông đã xin cho tên tiểu bộc của ông Kinh Lịch. Sau đó Quan Ông đến mời ông Kinh làm quan dưới ấm phủ nhưng vẫn làm việc ở dân gian. Trong tác phẩm này, cái chết của nhiều người sau đêm Quan Ôn nói lên dương gian bắt phu mở đường có thể được giải thích là do họ chết vì bệnh dịch tả. Nhưng sự xuất hiện của Quan Ôn và quan quân triều đình đi bắt lính truyện Quan Ôn mời ông Kinh làm việc dưới âm, sự giao tiếp giữa người và ma lại là một sự huyền bí, tác giả không lý giải cho người đọc rõ sự huyền bí đó. Truyện Người con gái tỉnh Bắc của Phạm Cao Củng cũng có những chi tiết kỳ dị, lạ lùng. Trong truyện Vũ đến trọ học ở nhà bà cụ Đỗ bán hàng, vì nhà dưới chật, nóng Vũ lên gian gác xép học. Ở đó Vũ đã thấy nhiều sự lạ: Một người con gái đẹp xuất hiện lạ kỳ, rồi một bộ xương người, người hiện rồi bién mất... Sau khi hỏi người con gái đó thì Vũ mới được biết người con gái đẹp và bộ xương xuất hiện là một - tên cô gái là Ngọc Bích, quê ở tỉnh Bắc, con ông Tham Tá. Trong chiến tranh khi họ học ở nhà Phán Tâm cô đã trú ở trên căn gác xép và bị chết đói ở đó, không được chôn cất. Ước muốn của cô là được Vũ chôn cất cho yên đẹp nắm xương. Hôm sau, Vũ tìm thang trèo lên gác quả nhiên có một đống xương, anh bèn nhờ người chôn cất. Truyện ngắn này chứa nhiều chi tiết ly kỳ: Sự xuất hiện của cô gái, bộ xương... sự xuất hiện này theo tác giả là oan hồn của cô gái trở về nhờ Vũ chôn giúp nắm xương tàn của cô. Nhưng vì sao người chết lại xuất hiện và có những hành động như thế thì tác giả không lý giải cụ thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 122 Khác với các nhà văn trên, truyện kinh dị của Thế Lữ đằng sau những yếu tố ly kỳ rùng rợn được tác giả giải thích rất logic và khoa học. Điều này đã được rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình khẳng định. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong bài Thế Lữ có viết "Trong tập truyện ngắn của Thế Lữ, tôi cũng chỉ thấy những truyện căn cứ vào sự thực là hay thôi. Đời khoa học có khác, người ta phần nhiều bị ảnh hưởng khoa học, mới cảm được độc giả" [26-25]. Tế Hanh thì khẳng định: "Ở Thế Lữ thơ và văn xuôi trái ngược hẳn nhau; nếu nhà thơ Thế Lữ đắm đuối mơ màng trong những giấc mộng xa xăm thì văn xuôi Thế Lữ rất tỉnh táo và khoa học" [26-383]. Trong cuốn Chân dung văn học, Hoài Anh khẳng định: "Truyện trinh thám của ông có sự kết hợp giữa kịch tính và chất thơ, giữa ly kỳ rùng rợn và lý giải khoa học, điều này cũng khiến ông gần gũi với EdgarPoe..." [1-975]. Quả đúng như nhận định của các nhà nghiên cứu, khi đi vào tìm hiểu cách giải thích trong truyện kinh dị của Thế Lữ chúng tôi thấy: cách giải thích của ông rất khoa học. Đúng là tác giả đã cố tình gây nên trong truyện một không khí rờn rợn, ly kỳ, huyền bí, chủ tâm đưa người đọc vào thế giới đầy bí ẩn mà chẳng qua là do những mưu mô xảo kế của người đời, hay do trí tưởng tượng bệnh hoạn hoặc bị ám ảnh tạo nên. Tóm lại, các truyện có vẻ giật gân kia điều có nguồn gốc xã hội, nguồn gốc tâm lí. Truyện Vàng và máu là một câu truyện Tàu để của, cái đặc sắc của truyện này là đề cao sự tin tưởng vào khoa học, vào trí người. Ông Quan Châu ở đây để đối phó với hang Văn Dú, để tìm vàng bạc cất dấu, không dùng đến thầy mô cúng bái như lời dặn của người thổ Kao Lâm, không tin vào những phép yểm của người đọc chú. Ông sử dụng óc quy nạp, thâu nhập những tài liệu để dựng lại câu chuyện, óc suy diễn để giải thích hiện tượng, óc quan sát và thực nghiệm để tìm ra nguyên nhân của sự giết người. Kết quả ông đã tìm ra được kho vàng, lại khám phá ra cái bí mật đã giết chết những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 123 người đến trước ông - những tảng đá cuội có trát thuốc độc, chẳng phải bùa phép thần thánh gì cả: "Chung quanh tảng đá này, có một sức mạnh giết người mau chóng hơn cả thần thánh nữa; đó là nhựa của một thứ cây độc tên là Mây Nôm, thứ cây mà bọn mán đi săn với quân giặc ở Mỹ núi hiểm gọi là Công đia đeng. Nhựa cây này, ngâm tên thì hoá độc: bắn, không phải cứ chỗ hiểm, chỉ làm trầy da rớm máu cũng đủ cho kẻ bị thương chết không thể cứu được. Nhưng nếu chế luyện theo phép của một vài giống sợ bên Trung Quốc là giống bôi thuốc độc vào móng tay để cào cấu kẻ thù thì nhựa cây đó trở nên rất mạnh và giết người một cách ghê gớm mau chóng hơn. Viên quan Tàu kia hẳn biết cách chế luyện nó. Rồi ông Châu gắp đưa cho mấy người bộ hạ xem những mảng cát bám trên tảng đá cuội. Ông bảo rằng đó là thứ cát làm bằng mảnh sứ hoặc thuỷ tinh băm nhỏ, luyện cho keo lại với thứ thuốc độc mà ông vừa nói. Thứ keo riêng ấy đem trát lên các hòn đá xây lắp cửa hang, là thành một thứ quân canh gác chắc chắn không gì bằng. Cho nên những kẻ đi tìm vàng trước ông Châu như bọn con cháu họ Hoàng, bọn cướp Khách với tên Nùng Khai đều vi phạm đến vật nguy hiểm kia, bị thứ cát sắc cạnh phủ trên đá đâm vào da mà bỏ mạng... " [38-105; 106]. Đúng như Khái Hưng đã viết trong bài tựa "không có gì xảy ra mà không hợp lệ, không một kết quả nào là không có nguyên nhân chắc chắn vững vàng". Ta nhớ khi nhóm Tự lực văn đoàn mới ra đều có nêu một điều trong bảng tôn chỉ là: "Đêm phương pháp khoa học Thái tây ứng dụng vào văn chương An Nam...". Đó cũng là cái chủ trương chống phong trào tiểu thuyết thần bí, hoang đường, bài trừ óc mê tín, luyện óc khoa học. Đến truyện Một đêm trăng, tác giả trong một chuyến đi rừng, nghỉ đêm tại một cái lều, bạn đồng hành kéo vào trong bản chơi, tác giả ở lại trong lều một mình, ngắm ánh trăng, nghe tiếng thác rồi ngủ thiếp đi. Bỗng một người con gái xinh đẹp vào lều đánh thức ông dạy rồi rủ ông đi chơi khiến ông ngạc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 124 nhiên, bất ngờ không tin vào mắt mình "Trời ơi! Con gái Thổ mà có người nhan sắc đến thế này ư? Tôi mơ hay tỉnh?" [38-11] Cô gái ở đây là: ma rừng? Gái quỷ? hay Hồ tinh? Cô Thổ đưa ông xuyên qua rừng đến một thác nước nhờ ông kéo hộ cái xác một người đàn ông lâm nạn mắc vào một cành cây mọc đâm ngang sườn núi. Khi tác giả đã đưa được cái xác lên mặt cầu, thiếu nữ mới cho hay người này đã giết chồng chưa cưới của cô và bị cô báo thù đâm chết, xô xác xuống thác nhưng chưa xuống tới nên phải nhờ một người giúp sức. Một truyện kinh dị mà cảm hứng kinh dị chỉ có lúc đầu rồi dần dần tan đi nhường chỗ cho sự thật. Cô gái xuất hiện lúc đêm khuya và rủ tác giả đi chơi không phải là ma quỷ hay hồ tinh mà là một gái Thổ đến nhờ tác giả kéo hộ cái xác bị mắc trên cây. Sự thật ở đây hơi khác với Vàng và máu, còn phảng phất một điểm huyền bí, ấy là cái tâm hồn của người con gái Thổ hiện ra bí ẩn lạnh lùng khi đã cho tác giả biết rõ câu chuyện "Trong con mắt lóng lánh của người con gái, cùng với cái mặt đanh thép kia, tôi tưởng như thấy cái khí chất núi rừng, cái tâm hồn Thổ Mán hiện ra" [38-30]. Tính cách huyền bí ấy vừa là một nét quyến rũ, một nghệ thuật của tác giả. Tuy ý nghĩa và sự thật hiển nhiên dưới ánh sáng lý luận, song tác giả vẫn muốn giữ một ít xương mù phủ trên câu văn, hàng chữ, một không khí huyền ảo qua bút phát để gây một thi vị huyền ảo. Ở truyện Hai lần chết, sau sự xuất hiện bất ngờ, lạ lùng của anh Tâm tại nhà anh Tri khi anh đã chết, tác giả đã làm rõ đây thực chất không phải là hồn ma của anh Đàm Văn Tâm mà thực tế là anh Tâm vẫn còn sống? Kết thúc truyện ngắn này tác giả đã để lại cho anh Tâm kể lại lý do mình còn sống và về đây: vì tờ di chúc anh viết hứa là sẽ để lại gia tài và sự nghiệp cho Mão - một người bạn thân, nên Mão muốn giết Tâm để chiếm đoạt nhưng tâm chưa chết đã vùng lên giết Mão "Lúc mở mắt ra thì thấy mình bị ép hai bên trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 125 một xó tối và khó thở, tôi định tâm vừa nghĩ vừa sờ soạng mãi mới biết là mình nằm trong săng. Nhưng trông lên thấy mờ mờ có ảnh lửa soi vào 2 bên nắp săng và lắng tai nghe thấy quả lắc đồng hồ tích tắc đưa với chuông điểm. Tôi đoán rằng tôi ngất đi đã lâu lắm vì bụng thấy đói dữ, có lẽ mọi người tưởng chết thực và đã cho mình vào săng sắp sửa đem chôn. Tôi nâng săng thì thấy còn mở, bên yên lặng ngồi lên. Lúc ấy mới biết là hơn 12 giờ đêm. Tôi cười để cho hắn khỏi sợ và nói: Tôi không chết đâu... sống đây mà!" [38-113]. Sau khi giết Mão, Tâm quyết định thuê xe đến gọi anh Tri kể cho anh nghe để đến cùng anh xử lý việc này. Như vậy ở truyện này cũng như truyện Một đêm trăng cảm tưởng kinh dị chỉ có lúc đầu rồi dần tan đi nhường chỗ cho sự thật. Truyện Cái đầu lâu, sự kỳ dị xuất hiện từ cái đầu lâu khiến mọi người sợ hãi và kinh ngạc. Kết cục sau một cuộc tìm xét kỹ càng nhưng rất vô ích. Mọi người đã theo dõi, rình xét và cuối cùng thì hoá ra có một con mèo đen đã chui vào gặm bên trong cái đầu lâu vì cái đầu lâu mới luộc nên còn hơi thịt "Cái đầu lâu lắc lư như điên cuồng và quay cạnh đấy một vật đen ngòm đang giẫy giụa. Mắt chúng tôi khi đã đỡ chói thì nhận ra đó là một con mèo đen, mà gầy, lông mặc sờ sạc không đều và không mượt..." [38-185]. Như vậy, những âm thanh phát ra từ cái đầu lâu, sự lắc lư của nó chẳng phải là ma quái gì cả mà tất cả là do con mèo gây ra. Kết thúc truyện tác giả đã làm sáng tỏ sự băn khoăn nghi ngại về hiện tượng kỳ quái từ cái đầu lâu. Đến truyện Ông Phán nghiện, chi tiết con rắn cạp nong nằm vắt qua cổ ông Phán thoạt đầu nghe có vẻ kỳ quái, nhưng sự thực chẳng có sự kỳ quái nào cả, chẳng qua con rắn này dã quen hơi thuốc phiện của ông Phán tác giả đã để ông Phán nói rõ cho nhân vật tôi biết nguyên nhân của sự kỳ quái này: "Tôi đem nó về, rồi ngày ngày đặt cái lồng đựng nó bên bàn hút, nói chuyện với nó, than thở với nó, như tình tự với người thương. Tôi hút điếu nào lại hà khói vào lồng đặng cho nó nuốt đi. Cứ vậy trong hơn 1 tháng trời, lần lần con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 126 rắn thành quen thuốc, thành "nghiện" tôi mới thả nó đi, nhưng chỉ ít lâu nó lại trở lại quanh quẩn bên bàn hút. Rồi cứ vậy cho tới giờ, con rắn không bao giờ muốn rời bỏ tôi ra. Tới bữa hút là nó lại bò gần tôi..." [38-49]. Như vậy, cái chết của ông Phán ở phần kết thúc truyện lúc đầu bí ẩn nhưng thực ra là do con rắn. Con rắn cạp nong đã nghiện hơi thuốc phiện của ông Phán nay không còn thuốc nên trở nên hung dữ. Nó đã quấn chặt lấy cổ ông Phán khiến ông tắt thở mà chết. Cách giải thích của Thế Lữ ở đây là rất khoa học. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã có đánh giá xác đáng như sau: "Trong tập Bên đường thiên lôi... Truyện kỳ quái mà hay hơn cả là truyện Ông Phán nghiện (trang 159). Những truyện ấy làm cho người đọc có nhiều cảm giác thú vị, vì nó là những truyện căn cứ vào khoa học, vào việc đời. Một người kỳ quái như ông Phán nghiện mà tác giả tả được nét bút tinh tế như thế thật là tuyệt khéo. Đọc truyện Hai lần chết tôi phải nhớ đến những truyện lạ lùng cho Edgar Poe và truyện Ông Phán nghiện, tôi phải nhớ đến những truyện kỳ quái của Hoffman. Những truyện của hai đại văn hào này chỉ những truyện căn cứ vào khoa học, vào sự thiết thực, mới thật hay, còn những huyễn hoặc của hai nhà văn ấy cũng ít khi cảm được người ta. Trong tập truyện ngắn của Thế Lữ, tôi cũng chỉ thấy những truyện căn cứ vào sự thực là hay thôi. Đời khoa học có khác. Người ta phần nhiều bị ảnh hưởng bởi khoa học, nên tác giả dù viết truyện kỳ quái cũng phải nương tựa vào khoa học mới cảm được độc giả" [26-24;25]. Trại Bồ Tùng Linh cũng là một truyện hay. Tuy đây không phải là cảnh núi rừng, song câu chuyện cũng là một thiên tình ái lãng mạn và huyền hoặc. Có thể nói tác giả đã chú ý dựng một truyện Liêu trai tân thời, lấy khung cảnh một cái trại bỏ hoang làm khung cả của truyện. Truyện kể về một nhà văn có tên là Tuấn viết thư kể cho Bình - một người bạn thân nghe những truyện dị thường xảy ra ở trại Bồ - nơi anh đến thuê trọ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 127 Trong truyện ngắn này, sự kỳ lạ là ở chỗ: sự xuất hiện, hành động đầy bí ẩn, kỳ dị của cô gái đã gieo vào tâm trí Tuấn một sự hoài nghi không biết cô gái đó là người hay là ma. Sự băn khoăn ghi ngờ của Tuấn cuối cùng dường như đã được giải toả. Tác giả để nhân vật Bình giải thích một cách thuyết phục và có lý về sự xuất hiện kỳ dị của cô gái. Cô gái xuất hiện trong đêm rồi biến mất ở trại Bồ không phải là ma mà thực chất là người. "... Cô gái tên là Hoàng Lan Hương (tên đó có phải tên thực hay tên mượn). Lan Hương đến trại làn này anh thấy không phải mới lần đầu. Những lần trước không biết cô ta tưởng mình là gì. Nhưng đột nhiên thấy một anh chàng viết lách dưới đèn trước cửa sổ, không biết ở đâu tới, nhưng đoán chắc là một nhà văn, Lan Hương mới nảy ra cái dàn ý xếp câu chuyện có một vẻ đẹp huyền hồ và làm thực hiện một thiên Liêu Trai mới... Không khí huyền ảo đã thừa đã thừa có ở nơi hoang tịch này rồi chỉ thêm sự giữ gìn chờ đợi cho khôn khéo, Lan Hương có thể ẩn đâu mà chẳng được? Cô nàng chọn một nơi ẩn tiện nhất, những khi cần thiết phải lẩn tránh, không kín đáo lắm nhưng lại rất chắc chắn vì không ai ngờ... Cô nàng đã biến đi một cách giản dị nhất: là nhân trời chưa sáng, bỏ anh ngủ đấy để lại cho anh một hoàng lan nhặt ở ngoài vườn hay đem theo sẵn trong mình... lẳng lặng ra về dễ lắm"[38-369; 370; 371;732]. Rồi cô trở về ngôi chùa gần đó. Hôm nay cô không còn ở đó, theo lời bà cụ già ở chùa kể lại thì hai, ba hôm trước người nhà đưa ô tô đến đón cô đi. Ở đoạn kết tác giả đã khéo trộn lẫn mộng với thực mà tưởng ra một cô khuê các trước ở chùa và mới đi khỏi chùa. Kết thúc truyện mặc dù có vẻ Tuấn không tin các lý giải của Bình về sự xuất hiện và ra đi kỳ lạ của cô gái nơi trại Bồ, nhưng cách lý giải đó là hoan toàn hợp lý, có cơ sở và rất khoa học. Cách lý giải của Tuấn cũng chính là cách lý giải của chính tác giả về sự xuất hiện và ra đi kỳ dị của cô gái. Tuy nhiên đây chỉ là một giả thuyết, tác giả muốn để lại cái màn bí mật bao Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 128 trùm cho có một chút thi vị huyền bí như nhận định của Phạm Thế Ngũ trong bài. Văn xuôi Thế Lữ "có thể nói ở đây tác giả đã theo ý khuyến khích của Khái Hưng mà cố gắng làm một cuộc tổng hợp Edgar Poe và Bồ Tùng Linh, một truyện huyền mà thật, dung hợp óc khoa học với tâm hồn thi nhân" [26-319]. Đoạn kết của tác phẩm này đã chứng tỏ rằng tác giả đã có những băn khoăn của người thế kỷ XX, của những người đã chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của khoa học nhưng vẫn còn trong máu và trong não những cái rất mơ mộng, rất nên thơ. Qua phân tích, so sánh, tìm hiểu cách giải thích về cái kì dị của Thế Lữ trong truyện kinh dị của ông, chúng tôi có thể khẳng định: Thế Lữ viết truyện kinh dị nhưng cách giải thích của ông rất khoa học không thần bí hoang đường. Mới nhìn, mới nghe, mới đọc nhưng cái tên như Vàng và Máu, Cái đầu lâu, Hai lần chết,... tư tưởng đây là những chuyện hoang đường, ma quái nhưng cuối cùng người đọc chẳng thấy có thần linh, ma quái nào cả mà chẳng qua là do những mưu mô xảo kế của người đời hay do trí tưởng tượng bệnh hoạn hoặc bị ám ảnh tạo nên. Tóm lại, các truyện có vẻ giật gân kia đều có nguồn gốc xã hội, nguồn gốc tâm lý và được giải thích bằng tư duy logic và phương pháp luận khoa học. Mặt khác cách giải thích khoa học của Thế Lữ ở những truyện kinh dị cũng là một kiểu luận đề. Ông đưa ra các tình tiết ly kỳ rồi giải quyết một cách hợp lý khoa học theo quan điểm của mình. Bản thân các tác phẩm luận đề thường rất gò bó, khô khan và công thức vì người viết phải dùng tác phẩm để chứng minh cho một luận đề nhất định. Tuy nhiên, cách giải quyết của Thế Lữ ở những truyện này không hề gò bó khô khan, công thức mà rất tự nhiên. Đọc những truyện này người đọc như được thấy những gì đang diễn ra trong cuộc sống chứ không phải là sự hư cấu của nhà văn. Thế Lữ phải là người có tài, có tư duy logic chặt chẽ mới làm được điều này. Chính những tố chất đó đã đem lại thành công cho ông ở thể loại độc đáo này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 129 Tóm lại: Truyện kinh dị của Thế Lữ tuy có chịu ảnh hưởng sâu sắc từ truyện quái dị của Edgar Poe nhưng đã có sự sáng tạo rất lớn. Chính nhờ những cách tân đáp ứng nhu cầu tiềm tàng của con người theo nguyện vọng khoa học này mà những tác phẩm của Thế Lữ thời kỳ này đã được công chúng đón nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng. Vì vậy "truyện Thế Lữ không phải tất cả đều hay, đều sâu sắc nhưng vẫn là của ông, rất khó lẫn lộn" [44; 26]. Với một tư duy logic,một phương pháp suy luận khoa học Thế Lữ đã sáng tác những truyện ly kỳ huyền bí có nguồn gốc xã hội nhân sinh. Truyện Thế Lữ vì vậy mà khác hẳn với những truyện cùng sáng tác về đề tài này ở thời điểm văn học những năm 30. Truyện Thế Lữ mang một giá trị nghệ thuật nhất định và được người đương thời tìm đọc một cách thích thú. Đúng như lời nhận định của Xuân Diệu "Những truyện ngắn của Thế Lữ thường biệt lập ra một lối riêng, sáng tạo trong cái kỳ lạ, ít ai ngờ đến [26-176]. Thế Lữ thật xứng đáng với đánh giá của Tế Hanh "một người có nhiều tài năng và sáng tạo, ở nơi anh chất mở đường tiên phong thật là rõ ràng, trong thơ, trong truyện, trong báo chí, trong sân khấu". Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 130 PHẦN KẾT LUẬN 1. Phong trào Thơ mới đã đi vào lịch sử văn học dân tộc như một mốc son trong quá trình hiện đại hóa. Nó được phát động bởi một nhà nho cấp tiến và lập tức được lớp người trẻ của thời đại đón nhận, nhân lên, cộng hưởng thành âm vang của một thời đại Thơ mới. Trong số những người trẻ tuổi tiên phong ấy, nổi bật là vai trò của Thế Lữ. Người cầm ngọn cờ vinh quang cho Thơ mới, đưa Thơ mới nhanh chóng vượt qua những non nớt, chập chững của buổi đầu để đạt tới độ viên mãn, tròn đầy với nhiều thi sĩ tài năng kế tiếp. Trong cuộc tranh luận giữa Thơ mới - Thơ cũ, không phô trương diễn thuyết suông. Thế Lữ đã khẳng định vai trò tiên phong của mình bằng những sáng tác cụ thể, nổi bật nhất là Nhớ rừng là một đòn dứt điểm khẳng định sự thắng thế của Thơ mới đối với Thơ cũ, đưa Thế Lữ trở nên nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới buổi đầu, đánh dấu bước ngoặt thay đổi cơ bản diện mạo thi ca nước nhà từ thời trung đại sang thời hiện đại. Là một trong những thành viên chủ chốt, có tư tưởng và hành động nghệ thuật tiến bộ vào bậc nhất trong nhóm Tự lực văn đoàn. Thế Lữ đã có quan niệm nghệ thuật mới lạ mà trước đó chưa ai từng đề xuất. Cái đẹp là hạt nhân của quan niệm ấy. Quan niệm nghệ thuật của Thế Lữ là ý thức tự giác của chủ thể sáng tạo về nghệ thuật, bắt rễ, sàng lọc tích cực từ quan niệm chung về văn hoá, văn học, nghệ thuật của tầng lớp trí thức tiểu tư sản thành thị tiến bộ được đào tạo trong trường Pháp - Việt. Chịu ảnh hưởng của phương Tây qua Pháp, nhuần thấm cách nghĩ, cách cảm của người Việt và phương Đông trong bối cảnh 30 năm đầu thế kỷ XX, được Âu Hoá một cách mạnh mẽ. Với quan niệm nghệ thuật tiến bộ và những cách tân táo bạo về hình thức và nội dung nghệ thuật: ý mới, lời mới, phong phú về hình ảnh, âm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 thanh, sắc màu, nhạc điệu "mới cả từ số câu, số chữ, cách bỏ vần". Thế Lữ là người đầu tiên đặt cho Thơ mới một nền móng vững chắc, gây được niềm tin mãnh liệt trong lòng khách yêu thơ, mở đường cho những sáng tạo của những thế hệ cầm bút sau này. 2. Ngoài vị trí là nhà thơ tiêu biểu nhất của Thơ mới buổi đầu, Thế Lữ còn là một nhà thơ xây dựng được cho mình sự nghiệp văn xuôi nghệ thuật nổi danh. Vượt qua ngưỡng năm 1932, văn xuôi Tự lực văn đoàn ghi dấu bước chuyển đổi sâu sắc về chất so với trước đó. Truyện của Thế Lữ là một đóng góp rất quan trọng để tạo nên bước chuyển đổi ấy. Thế Lữ là một trong những nhà văn đầu tiên góp phần lớn hiện đại hoá truyện truyền kỳ, mở đầu truyện kinh dị và cũng mở đầu truyện trinh thám ở Việt Nam, có những đóng góp đáng kể với hai loại hình văn xuôi nghệ thuật này. Với truyện trinh thám, Thế Lữ đã tỏ ra vô cùng tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ, tạo tình huống truyện giàu kịch tính, khắc hoạ được những diễn biến tâm lý thầm kín trong đáy sâu tâm hồn của nhân vật khi phải đối mặt với những điều bất thường kỳ dị. Cùng với trí tưởng tượng phong phú, lỗi kể chuyện độc đáo, truyện trinh thám của Thế Lữ đã gây được ấn tượng sâu sắc đối với người đọc. Tuân thủ theo tôn chỉ của Tự lực văn đoàn "Đem phương pháp khoa học Thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam". Thế Lữ đã cố tình tạo ra một không khí rờn rợn, ly kỳ, chủ tâm đưa người đọc vào một thế giới đầy bí ẩn trong truyện kinh dị rồi giải thích một cách rất khoa học không khiên cưỡng, gò ép. Với thể loại truyện này Thế Lữ muốn phản ánh lại những truyện dị đoan, thần bí mà dòng truyện truyền kỳ đã đề cập và những truyện ma quái đường rừng mà nhiều nhà văn cùng thời đã nói đến. Với truyện trinh thám và những truyện kinh dị, Thế Lữ đã đóng góp đáng kể cho nền văn xuôi nghệ thuật nước nhà. Xứng đáng được coi là "người Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 mở đường, đi tiên phong", "tiểu thuyết gia có biệt tài". Càng khám phá, càng tìm hiểu, chúng ta càng cảm thấy những điều lý thú và mới mẻ từ những truyện này mang lại. Nó là điểm mời gọi của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học nói chung và bạn đọc yêu mến văn xuôi Thế Lữ nói riêng." 3. Là một nghệ sĩ đa tài, đến với Thơ mới khi chưa có nền và xây dựng một số thể tài văn xuôi khi chưa có móng. Thế Lữ là một tác gia có những đóng góp quan trọng mở đầu và cách tân trong tiến trình hiện đại hoá văn học nghệ thuật giai đoạn 30 - 45 nói riêng và nền văn học nước nhà nói chung. Thế Lữ xứng đáng với giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật mà nhà nước truy tặng. Bằng sáng tác văn chương nổi bật và bằng những hoạt động văn hoá, văn học nghệ thuật xuất sắc khác đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn kịch nói. Nghệ sĩ nhân dân Thế Lữ có vị trí quan trọng trong tiến trình văn học nghệ thuật hiện đại Việt Nam. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hoài Anh (1989), "Thế Lữ một trong những người thợ cả dựng nền móng văn học, nghệ thuật Việt Nam hiện đại", Tạp chí Văn học, số 5 tháng 6. 2. Hoài Anh (2001), "Thế Lữ từ máu đúc nên vàng", Sách Chân dung văn học (cùng tác giả), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 3. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại, nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 4. Lại Nguyên Ân (1993), "Cuộc cải cách của phong trào Thơ mới và tiến trình thơ ca Tiếng Việt", Tạp chí Văn học, số 1. 5. Lại Nguyên Ân (2006), Thế Lữ về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Phan Canh (1999), "Thế Lữ tất cả cho Thơ mới", Sách Thi ca Việt Nam thời tiền chiến 1932 - 1945 (cùng tác giả), Nxb Đồng Nai. 7. Huy Cận - Hà Minh Đức (1993) (chủ biên), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Hoài Chân (1997), "Một ngôi sao sáng của phong trào Thơ mới", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 6. 9. Hoàng Minh Châu (1993), "Truyện trinh thám của một nhà thơ", Sách Bài học tình yêu (cùng tác giả), Nxb Văn học, Hà Nội. 10. Nam Chi (1991), "Thế Lữ, cuộc đời và tác phẩm", Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 11. Nam Chi (1991), "Những đóng góp của Thế Lữ vào thơ mới", Sách Thế Lữ, cuộc đời trong nghệ thuật (nhiều tác giả), Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 12. Nguyễn Huệ Chi (2001), Truyện truyền kì Việt Nam, quyển 3 (tập V, tập VI), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nguyễn Văn Dân (2002), "Huyễn tưởng văn học và truyện kinh dị", Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Số 4. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 134 14. Nguyễn Dữ - Truyền kỳ mạn lục (Trúc Khê, Ngô Văn Triện dịch), Nxb Văn học Hà Nội. 15. Hà Minh Đức (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Hà Minh Đức (2001), Văn chương tài năng và phong cách, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 17. Hà Minh Đức (2002), Một thời đại trong thi ca, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 18. Phan Cự Đệ (2000), Văn học lãng mạn Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 19. Phan Cự Đệ (2000), "Cơ sở tư tưởng và phương pháp luận để đánh giá phong trào Thơ mới và văn học lãng mạn 1932 - 1945", Sách Tuyển tập Phan Cự Đệ, Nxb Văn học Việt Nam. 20. Lê Bá Hán (Chủ biên), Lê Quang Hưng, Chu Văn Sơn (2001), Tinh hoa Thơ mới, thẩm định và suy ngẫm, Nxb Giáo dục Hà Nội. 21. Khái Hưng (1934), "Vàng và Máu của Thế Lữ", Lời tựa cuốn Vàng và Máu, Nxb Đời nay, Hà Nội. 22. Nguyễn Hoành Khung (1983), "Mấy vần thơ", Sách Từ điển văn học (nhiều tác giả), tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Nguyễn Hoành Khung (1994), "Một mùa thơ nở rộ", Sách Thơ Việt Nam (1930 - 1945), Nxb Văn học Hà Nội. 24. Lê Đình Kỵ (1993), Thơ mới những bước thăng trầm, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 25. Lê Đình Kỵ, Lê Huy Nguyên (1995), Tuyển tập Thế Lữ (Sưu tầm và tuyển chọn), Nxb Văn học Hà Nội. 26. Huỳnh Thị Hoa Kỳ (1996), "Tiểu thuyết trinh thám", Tạp chí Kiến thức ngày nay, số 203. 27. Lê Tràng Kiều (1936), "Thơ mới Thế Lữ", Hà Nội báo, số 24 ngày 17/6. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 135 28. Mã Giang Lân (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục Hà Nội. 29. Bồ Tùng Linh (Thế kỷ XVII) (1999), Liêu trai chí dị, Nxb Văn học Hà Nội. 30. Thế Lữ truyện chọn lọc (1987), Nxb Văn hoá, Hà Nội. 31. Nguyễn Tấn Long (1968), "Thế Lữ", Sách Việt Nam thi ca tiền chiến, Nxb Sống mới, Sài Gòn. 32. Phạm Vĩnh Lộc (1974), "Đi tìm thân thế và tác phẩm của Thế Lữ", Tạp chí Văn học Sài Gòn, tháng 10. 33. Nguyễn Đăng Mạnh (1994), "Kế thừa truyền thống dân tộc trong đổi mới thơ ca qua kinh nghiệm phong trào Thơ mới", Tạp chí Văn học, số 11. 34. Nguyễn Đăng Mạnh (1997), "Quá trình hiện đại hoá văn học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX", Tạp chí Văn học, số 5. 35. Anh Ngọc (1999), "Các thuở ban đầu lưu luyến ấy", Báo Văn học, số 34 ngày 21 tháng 8. 36. Phạm Thế Ngũ (1965), "Thế Lữ", Sách Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, tập 3, Nxb Sài Gòn. 37. Phạm Thế Ngũ, Văn xuôi Thế Lữ in trong Việt Nam văn học sứ giản ước (tập 3), Văn học Việt Nam hiện đại (1982 - 1945), Nxb Đồng Tháp. 38. Nhiều tác giả (1998), Thơ mới (1932 - 1945), tác giả và tác phẩm, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 39. Nhiều tác giả (2000), Thế lữ, Cây đàn muôn điệu, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 40. Poe.E.A (Thế kỷ XIX), Truyện kinh dị, Nxb Lao động, Hà Nội, 1989. 41. Vũ Ngọc Phan (1942), "Thế Lữ", Sách nhà văn hiện đại tập 2, Nxb Văn học Hà Nội, 1994. 42. Nguyễn Nhược Pháp (1997), "Mấy vần thơ", Sách Tuyển tập phê bình văn học Việt Nam (1900 - 1945), tập 3, Nxb Văn học, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 136 43. Vũ Văn Sĩ (2003), Vấn đề cảm xúc của Thơ mới, Tạp chí Văn học, số 5. 44. Trần Đình Sử (1993), "Thơ mới và sự đổi mới thi pháp thơ trữ tình Việt Nam", Sách Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca (Huy Cận - Hà Minh Đức chủ biên), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Vũ Văn Sĩ (2003), Vấn đề cảm xúc của Thơ mới, Tạp chí Văn học, số 5. 46. Hoài Thanh - Hoài Chân (1942), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học. 47. Vũ Thanh (1994), "Những biến đổi của yếu tố kỳ và thực trạng truyện truyền kỳ Việt Nam", Tạp chí Văn học, số 6. 48. Vũ Thanh (2001), "Dư ba của truyện truyền kì, chí dị trong văn học Việt Nam hiện đại", Sách những vấn đề lý luận và lịch sử văn học (Hà Minh Đức chủ biên), Nxb Khoa học xã hội. 49. Phan Trọng Thưởng (1997), Thế Lữ, nghệ sĩ hai lần tiên phong, Tạp chí Văn học, số 7. 50. Phan Trọng Thưởng (2001), Văn chương tiến trình tác giả, tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 51. Nguyễn Đình Thi (1987), Mừng anh Thế Lữ 80 tuổi, Báo Văn nghệ số gộp 24, 25 ngày 10/6. 52. Nguyễn Đình Thi (1997), "Nhớ anh Thế Lữ", Báo Quân đội nhân dân, ngày 14/6. 53. Đỗ Lai Thuý (1992), "Thế Lữ, người bộ hành phiêu lãng", Sách Con mắt (cùng tác giả), Nxb Lao động, Hà Nội. 54. Nguyễn Vỹ (1994), "Thế Lữ", Sách Văn sĩ tiền chiến (cùng tác giả), Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 55. Trần Vương (1962), Một giờ với Thế Lữ, Báo Văn học, số 19. 56. Hoài Việt, Thế Lữ như tôi biết 57. Lê Huy Oanh (1974), Nghệ thuật kể chuyện của Thế Lữ trong "Vàng và Máu", Tạp chí Văn học, (SG tháng 10).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- THẾ LỮ VỚI TIẾN TRÌNH VĂN HỌC VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 - 1945.pdf