Luận văn Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918

Năm Mậu Thân chúng ta đã giết quân thù ở giữa Hà Nội làm chúng kinh hồn hoảng vía Năm Kỷ Dậu, cuộc khởi nghĩa Lạng Sơn khiến lòng phẫn uất của người mình được hả hơi ít nhiều Ngoài ra phong trào Đông Kinh nghĩa thục đã kích thích tinh thần ái quốc một độ rất sôi nổi: tỉnh Quảng Nam nổi lên phản kháng sưu thuế, một người học sinh mạo hiểm ném bom giữa thành phố Hà Nội, trong Nam Kỳ, Xích Long kéo cờ khởi nghĩa chống cự kẻ thù. Tóm lại chúng ta vì văn minh và chủ quyền của Tổ quốc ra sức phấn đấu hơn mười năm nay tinh thần ái quốc ngày càng mạnh. Những việc làm nỗ lực cứu quốc của ta đã khiến quân thù khiếp đảm, đồng thời lại gọi được hồn độc lập của quốc dân tỉnh ngộ phấn phát. Hiện thời cả Âu châu đang rối ren lục đục, tàn sát lẫn nhau, Pháp tặc nguy khốn ở ngay trong đất nước chúng. Anh với Nga đã cùng Đức giảng hòa riêng, thế là Pháp cô lập, mất hai tay tả phù hữu bật trọng yếu.Thổ với Áo đã chẹn ngang quân Ý để tiến binh và đất Pháp, đánh giữa chỗ chí mạng, thành Ba – lê không thể giữ nổi, sắp mất đến nơi. Bản thân Pháp tặc đã bị nguy ngập đến thế , làm sao còn khoe khoang bảo hộ chúng ta được không biết ? Vậy ta nên nhân lúc Pháp tặc yếu thế, thừa lấy cơ hội hiếm hoi, thiên tải nhất thì này mà báo thù tuyết hậu, khôi phục giang san

pdf131 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2467 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài những ngƣời trực tiếp tham gia vào khởi nghĩa, nghĩa quân còn nhận đƣợc sự giúp đỡ của đồng bào trên đƣờng di chuyển, họ giúp nghĩa quân lƣơng thực, nƣớc uống, dẫn đƣờng, che dấu nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 91 quân… Ví dụ: Nhiều làng chờ nghĩa quân đi qua là làm cơm cho ăn, sau khi nghĩa quân đi xa họ mới báo giặc Pháp để tránh sự khủng bố của chúng. Một ví dụ khác, khi tốp quân của Đội Giá rút khỏi Thái Nguyên theo đại quân của Đội Cấn đã đƣợc một cụ già 70 tuổi dẫn đƣờng. Sau khi gặp đại quân, nghĩa quân đem tiền hậu tạ cụ già nhất định từ chối, đến tên tuổi, quê quán cũng không cho biết. Thành phần tham gia nghĩa quân gồm có nông dân, viên chức nhỏ đặc biệt là sự tham gia của công nhân mỏ than Phấn Mễ và mỏ than Làng Hích. Qua đây có thể thấy rằng, giai cấp công nhân Việt Nam trong thời điểm chiến tranh đã có những thay đổi lớn, đã phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Bên cạnh sự kiện giai cấp công nhân tham gia vào khởi nghĩa Thái Nguyên, năm 1917 còn nổ ra một loạt phong trào của công nhân nhƣ cuộc bãi công của công nhân mỏ Vôn-fram ở Cao Bằng, hay cuộc bãi công của công nhân ngƣời Việt ở Cao Miên đòi đƣợc trở về nguyên quán (10-1917). Nhƣ vậy, ngay trong chiến tranh thế giới thứ nhất, giai cấp công nhân vẫn không ngừng phản kháng, không ngừng đấu tranh, đó là cơ sở để giai cấp công nhân Việt Nam phát triển ngày càng mạnh mẽ và đã trở thành lực lƣợng lãnh đạo phong trào giải phóng dân tộc sau này. Với sự tham gia của công nhân Thái Nguyên trong khởi nghĩa Thái Nguyên đã chứng tỏ " giai cấp công nhân Việt Nam đang tiến mạnh trên con đường đấu tranh "tự giác " [68, tr.258]. Mặc dù đã có sự tham gia của nhân dân nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên chƣa phải là phong trào cách mạng của quảng đại quần chúng nhân dân, Ban chỉ huy khởi nghĩa chƣa thể gắn liền cuộc vận động khởi nghĩa của binh lính với cuộc vận động của nhân dân, chƣa huy động đƣợc đông đảo quần chúng tham gia. 3.2.5. Nguyên nhân thất bại, ý nghĩa lịch sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 92 3.2.5.1. Nguyên nhân thất bại Cuộc khởi nghĩa của binh lính và nhân dân Thái Nguyên năm 1917 cũng nhƣ tất cả các cuộc đấu tranh vũ trang trong phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam trƣớc khi có Đảng cộng sản lãnh đạo, rốt cuộc đều bị kẻ thù dìm trong biển máu. Sự thất bại của các cuộc đấu tranh vũ trang đó, có thể nói là khó tránh khỏi, xuất phát từ những nguyên nhân chung nhất, từ trong điều kiện, hoàn cảnh của xã hội Việt Nam đƣơng thời. Khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại là do chưa có thời cơ thuận lợi Những ngƣời lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã lợi dụng đƣợc một tình thế khách quan thuận lợi: Chiến tranh thế giới đang diễn ra quyết liệt, Pháp là nƣớc tham chiến. Chính sách vơ vét sức ngƣời, sức của ở Đông Dƣơng phục vụ chiến tranh đã gây nên nỗi bất bình trong mọi tầng lớp nhân dân. Chính Lênin đã phân tích một cách sâu sắc tình hình chuyển biến mau lẹ khi Chiến tranh thế giới nổ ra và kêu gọi hãy biến Chiến tranh thế giới thành nội chiến cách mạng. Lịch sử đã chứng minh luận điểm đúng đắn của Lênin. Nhƣng, cần phải nói ngay rằng xã hội Việt Nam vào thời điểm đó không giống xã hội Nga, nơi đang diễn ra cuộc chiến tranh tranh giành nhau quyết liệt giữa các cƣờng quốc đế quốc chủ nghĩa. So với nƣớc Nga, xã hội Việt Nam trong những năm 1914-1918 hầu nhƣ chƣa có một sự chuẩn bị nào cho một cuộc khởi nghĩa giành chính quyền, điều kiện khách quan dù có thuận lợi đến đâu cũng không thể vƣợt qua đƣợc nếu điều kiện chủ quan chƣa cho phép. Bản Tuyên bố Thái Nguyên độc lập khẳng định: "Thời cơ đã đến…" Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, chúng ta nhận thấy Bộ tham mƣu cuộc khởi nghĩa chỉ mới phân tích thời cơ ở một vài khía cạnh, do "Kiếp sống của nhân dân điêu đứng đến nông nỗi này không tài nào cam chịu được nữa", chứ chƣa nhìn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 93 thấy toàn bộ tình hình, xã hội Việt Nam lúc đó chƣa xuất hiện tình thế cách mạng trực tiếp. Theo Lênin, cuộc bạo động đem lại thắng lợi chỉ khi nào phe thống trị đã bị hoang mang, chia rẽ và khủng hoảng từ kinh tế đến chính trị, dân chúng đã sôi sục, vùng dậy đấu tranh, đội tiên phong cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng. Lúc bấy giờ ở Đông Dƣơng chƣa diễn ra tình thế ấy. Ở Việt Nam, tình hình xã hội Việt Nam vào những thập niên đầu thế kỷ XX nói chung cũng nhƣ trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ nhất chƣa có điều kiện đầy đủ cho một cuộc khởi nghĩa vũ trang dẫn đến thắng lợi. Sau thất bại của phong trào đấu tranh vũ trang cuối thế kỷ XIX, cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hƣớng mới đầu thế kỷ XX rốt cuộc cũng đi vào bế tắc. Đó là sự bế tắc của một đƣờng lối cứu nƣớc đúng đắn. Lúc này, cả trong nội tại xã hội Việt Nam cũng nhƣ những tƣ tƣởng giải phóng dân tộc đúng đắn đều đang biến chuyển nhƣng chƣa chín muồi. Giai cấp tƣ sản dân tộc Việt Nam mặc dầu đã ra đời nhƣng quá non yếu không đủ sức trở thành lực lƣợng đại diện cho dân tộc. Giai cấp công nhân Việt Nam, mặc dầu đang phát triển nhanh chóng nhƣng cũng chƣa đủ mạnh để giƣơng cao ngọn cờ quy tụ tất cả các lực lƣợng dân tộc và chƣa ý thức đƣợc sứ mệnh lịch sử của mình. Chỉ có sau khi Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tiếp thu tƣ tƣởng Lênin và truyền bá vào trong nƣớc, giai cấp công nhân mới có đầy đủ những điều kiện để trở thành lực lƣợng lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc. Và nhƣ vậy, lực lƣợng khởi nghĩa của binh lính và nhân dân Thái Nguyên hầu nhƣ bị cô độc không thể đƣơng đầu với sức đàn áp của kẻ thù đang mạnh hơn mình gấp nhiều lần. Tổ chức Việt Nam Quang phục hội đƣợc coi là tổ chức tiến bộ của cách mạng Việt Nam trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Lợi dụng tình hình chiến tranh thế giới thứ nhất và những mâu thuẫn của xã hội Việt Nam do hậu quả của chính sách thống trị của thực dân Pháp, Việt Nam Quang phục hội đã tổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 94 chức một số cuộc bạo động ở dọc tuyến biên giới Việt - Trung và một số nơi trong nội địa nhƣng cuối cùng đều thất bại vì tiếu hẳn cơ sở, phong trào cách mạng trong nƣớc. Khi khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra, Lƣơng Ngọc Quyến hy vọng có sự hỗ trợ của Việt Nam Quang phục hội từ ngoài biên giới Việt - Trung nhƣng thực tế đã không xảy ra. Do vậy, thời cơ thuận lợi cả khách quan và chủ quan đảm bảo cho khởi nghĩa Thái Nguyên giành thắng lợi đều không có. Sự thất bại và tan rã của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên là do thiếu sự ủng hộ của lực lượng quần chúng đông đảo và do hạn chế của Bộ chỉ huy nghĩa quân. So với những cuộc đấu tranh khác thì cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã tập hợp đƣợc một lực lƣợng khá đông gồm nhiều thành phần: binh lính, công nhân, nông dân, viên chức, chính trị phạm… Tuy nhiên, lực lƣợng khởi nghĩa vẫn bị cô độc do chƣa phát động đƣợc toàn dân sẵn sàng hƣởng ứng, tham gia khởi nghĩa . Trƣớc khi tiến hành khởi nghĩa. Chủ tƣớng là Trịnh Văn Cấn có những mối liên hệ khá rộng rãi với các đồn lính trong các vùng lân cận. Nhiều ngƣời trong số hạ sĩ quan và binh lính các đồn đó đều có xu hƣớng ứng nghĩa. Nhƣng do tổ chức chƣa chặt chẽ, kế hoạch chƣa chu đáo và cụ thể nên họ không có điều kiện hƣởng ứng và phối hợp với lực lƣợng khởi nghĩa ở Thái Nguyên. Nhân dân các vùng mà lực lƣợng khởi nghĩa hành quân đi qua đều giúp đỡ rất tích cực, hết lòng ủng hộ nghĩa quân, nhƣng cũng chƣa đƣợc giác ngộ và tổ chức chặt chẽ để trực tiếp tham gia phong trào. Chính nhờ sự ủng hộ của nhân dân mà cuộc khởi nghĩa đã kéo dài đƣợc hơn 6 tháng, nhƣng chƣa thể trở thành một nhân tố quyết định thắng lợi cuộc khởi nghĩa nếu đội Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 95 tiền phong của cuộc khởi nghĩa chƣa biết tổ chức họ, quy tụ họ lại thành một khối đoàn kết, nhất trí. Sau mấy lần hoãn đi hoãn lại, cuộc khởi nghĩa nổ ra vào đêm 30 rạng ngày 31 - 8 - 1917. Theo kế hoạch, quân khởi nghĩa đã giết đƣợc tên Giám binh Nô - en và tên tay sai tin cẩn của nó là Phó Quản Lạp, tuyên bố khởi nghĩa trƣớc sự đồng tình hoàn toàn của anh em binh lính Thái Nguyên. Sau đó nghĩa quân phá nhà tù, giết chủ ngục, cứu các tù nhân và chia nhau đi đánh chiếm các công sở. Một điều đáng tiếc là tên Công sứ Đac, một kẻ thù gian ác mà tất cả mọi ngƣời đều căm thù cao độ, lại không có mặt ở Thái Nguyên lúc đó, nên không tiêu diệt đƣợc một đối tƣợng nguy hiểm. Và, nghĩa quân cũng không làm đúng đƣợc theo kế hoạch đã định là đánh úp trại lính Tây, nên chúng vẫn thủ hiểm ở trong trại và thông tin tức với Đại bản doanh ở Hà Nội. Nghĩa quân đã làm chủ tỉnh lỵ Thái Nguyên. Lá cờ đề 4 chữ "Nam binh phục quốc" đã nêu cao ý chí và mục đích chính nghĩa của những ngƣời cầm súng giết giặc. Với số quân mới đƣợc biên chế là 623 ngƣời; số vũ khí đoạt đƣợc là hơn 600 khẩu súng; số tiền lấy đƣợc ở kho bạc là hơn 7 vạn đồng Đông Dƣơng, đội quân khởi nghĩa đã có một thực lực đáng kể. Mặc dầu thắng lợi chƣa trọn vẹn (không tiêu diệt đƣợc trại lính Tây) nhƣng kết quả bƣớc đầu ấy tạo đà tiến lên cho cuộc khởi nghĩa, nếu Bộ chỉ huy nghĩa quân có phƣơng lƣợc và phƣơng hƣớng phát triển đúng. Một trong những vấn đề quan trọng và cấp bách lúc này là nghĩa quân giữ thế thủ hay khởi thế công. Việc vận dụng sách lƣợc này đã góp phần quyết định tiến trình phát triển hay sự thất bại của cuộc khởi nghĩa vừa nhóm dậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 96 Lúc này, trong Bộ tham mƣu cuộc khởi nghĩa xuất hiện 2 quan điểm khác nhau: phái chủ trƣơng tấn công và phái chủ trƣơng cố thủ phòng ngự. Giữa hai chủ trƣơng và hai sách lƣợc đối chọi nhau, tin tƣởng vào tài quân sự của Lƣơng Ngọc Quyến cuối cùng Trịnh Văn Cấn ngả theo chủ trƣơng phòng ngự. Và nhƣ vậy, ngay sau khi thắng lợi bƣớc đầu, nghĩa quân đã tự đặt mình vào thế bị động, đợi giặc tiến công, cho tới khi không giữ đƣợc Thái Nguyên nữa thì lại rơi vào cảnh phiêu lƣu, không có kế hoạch chủ động rút lui, và cũng không xác định rõ mục tiêu địa điểm hành quân. Con đƣờng cố thủ chờ tiếp viện của nghĩa quân là một sai lầm lớn, nghĩa quân nhanh chóng bị cô lập, không liên kết đƣợc với các tỉnh lân cận để mở rộng khởi nghĩa. Mà theo Lênin “ phòng ngự là triệu chứng chết non của mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang”. Thực tế cho thấy, nghĩa quân phòng ngự tại thị xã Thái Nguyên sẽ rất khó lòng chống lại các cuộc phản công tập trung lực lƣợng của quân Pháp. Phân tán lực lƣợng trƣớc mắt có thể bảo tồn lực lƣợng, kéo dài thời gian chiến đấu, nhƣng điều đó không có nghĩa là quân khởi nghĩa rút khỏi tỉnh lỵ Thái Nguyên chiến đấu trên địa bàn rộng sẽ đảm bảo thắng lợi. Thắng lợi hay thất bại còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện cơ bản khác nhƣ: vai trò lãnh đạo, đƣờng lối chính trị đúng đắn… chứ không phải ở sách lƣợc nhất thời. Dẫu sao, bỏ thế công ngay từ đầu, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã chứa sẵn một nguy cơ thất bại không thể tránh đƣợc. Khởi nghĩa Thái Nguyên thất bại còn do phương thức tiến hành đấu tranh chưa phù hợp. Về phƣơng thức tiến hành đấu tranh vào thời kỳ lịch sử này cũng không giống với trƣớc đây. Lịch sử đã chứng minh, tất cả các cuộc khởi nghĩa trƣớc Tổng khởi nghĩa tháng 8-1945 rốt cuộc đều bị thất bại. Một trong những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 97 nguyên nhân chủ yếu của nó là tiến hành phƣơng thức đấu tranh không phù hợp với điều kiện lịch sử. Đó là các cuộc khởi nghĩa này chƣa có sự kết hợp giữa hai lực lƣợng: chính trị và vũ trang; kết hợp hai hình thức đấu tranh: đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự để tiến hành khởi nghĩa vũ trang khi tình thế cách mạng trực tiếp đã chín muồi. Và nhƣ vậy, có thể khẳng định: sự thất bại cuối cùng của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên cũng nhƣ của các phong trào giải phóng dân tộc trƣớc khi Đảng Cộng sản ra đời là không thể tránh khỏi. Mặc dù đƣợc nhân dân đồng tình ủng hộ, giúp đỡ, nhƣng nhìn chung, cuộc chiến đấu của nghĩa quân Thái Nguyên vẫn cô độc và phải đối phó liên tục với kẻ thù đông và mạnh hơn mình nhiều lần. Sau một thời gian vừa chống trả vừa tìm cách tránh địch, đến cuối năm 1917 nghĩa quân đã suy kiệt và tan rã từng mảng. Cho đến ngày 10-1-1918, sau nhiều trận chiến đấu tuyệt vọng, vị thủ lĩnh của nghĩa quân đã anh dũng tự sát để thể hiện tinh thần thà chết chứ nhất định không đầu hàng giặc. Đến đây cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên chấm dứt. Hầu hết các nghĩa sĩ còn lại đều bị giặc Pháp bắt giam, giết hại hoặc tù đày. Mặc dù thất bại nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên đã góp phần tích cực vào truyền thống đấu tranh chống xâm lƣợc của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. 3.2.5.2. Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm Khởi nghĩa binh lính Thái Nguyên nổ ra năm 1917 đã khiến thực dân Pháp hoang mang lo sợ, góp phần răn đe hệ thống cai trị của Pháp. Khởi nghĩa đã làm chấn động chính quyền Pháp ở Đông Dƣơng, tạo đƣợc tiếng vang lớn, làm ảnh hƣởng, gây chia rẽ sâu sắc trong chính quyền Pháp. Khởi nghĩa Thái Nguyên còn làm cho hội nhân quyền Pháp nhận rõ sự tàn ác của hệ thống cai trị nói chung và sự tàn ác của Đáclơ nói riêng. Hội nhân quyền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 98 đã mở một cuộc đấu tranh nhằm tố cáo chính quyền đã làm ngơ trƣớc sự dã man của chính quyền thực dân ở Đông Dƣơng. Khởi nghĩa binh lính ở Thái Nguyên là khởi nghĩa đầu tiên của binh lính có kết quả nhất đã tấn công vào âm mƣu "dùng người Việt đánh người Việt" của thực dân Pháp, thể hiện sức mạnh đáng kể của binh lính, nêu tấm gƣơng cho binh lính sau này là lấy súng giặc để giết giặc, tạo dựng truyền thống đấu tranh cho binh sĩ. Thời gian độc lập của Thái Nguyên tuy ngắn ngủi nhƣng làm cho nhân dân Thái Nguyên hết sức phấn khởi, thúc đẩy họ đấu tranh đồng thời rèn luyện ý chí đấu tranh của nhân dân. Khởi nghĩa tuy thất bại nhƣng đã viết lên một trang sử vàng, oanh liệt của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Tinh thần của đông đảo binh sĩ nói chung, của Trịnh Văn Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến nói riêng là bất tử và còn sống mãi trong lòng nhân dân ta. Đây là khởi nghĩa lớn nhất, dài nhất và có tiếng vang nhất trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra do binh lính lãnh đạo. Khi nổ ra khởi nghĩa đã giành đƣợc một số thắng lợi nhất định, nghĩa quân đã chiếm đƣợc một số vị trí quan trọng: trại lính khố xanh, nhà lao, toà công sứ, nhà bƣu điện… Nghĩa quân đã làm chủ Thái Nguyên trong một tuần, có quốc hiệu, quốc kỳ, có tuyên ngôn… Khởi nghĩa đã có sự liên minh thành công của binh lính ngƣời Việt trong quân đôi Pháp với các tù chính trị. Lần đầu tiên trong lịch sử có sự liên minh giữa hai lực lƣợng này. Sự liên minh này chứng tỏ tinh thần yêu nƣớc, đoàn kết chống kẻ thù chung. Ngoài hai lực lƣợng nói trên, nghĩa quân còn nhận đƣợc sự ủng hộ và tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân trong tỉnh (trên 300 ngƣời). Điều đó nói lên tinh thần dân tộc, lòng yêu nƣớc của ngƣời Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 99 dân Việt Nam cho dù họ đang đứng ở vị trí nào trong xã hội … Mặc dù không thông báo rộng rãi nhƣng khi khởi nghĩa bùng nổ, quần chúng nhân dân đã nô nức tham gia. Khởi nghĩa Thái Nguyên đƣợc xem nhƣ " Một bước ngoặt, đánh dấu sự chuyển biến quan trọng từ lập trường quân chủ lập hiến của những người yêu nước Việt Nam sang lập trường cộng hoà dân quốc" Tuy thất bại nhƣng khởi nghĩa để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, đó là bài học về thời cơ, về vai trò của quần chúng và về tấn công hay phòng ngự. Bất cứ một phong trào cách mạng nào khi nổ ra phải có thời cơ, nếu chuẩn bị mọi điều kiện về chính trị, tổ chức, lực lƣợng… nhƣng không có thời cơ thì chắc chắn khi phong trào cách mạng nổ ra sẽ đi đến thất bại. Trong bản tuyên ngôn của Thái Nguyên đã khẳng định: " Thời cơ đã đến… " nhƣng nhìn lại lịch sử, cả về hoàn cảnh trong nƣớc và quốc tế, thì cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên nổ ra khi chƣa có thời cơ chín muồi, thêm vào đó khi khởi nghĩa nổ ra nghĩa quân đã mắc phải những sai lầm thuộc về phƣơng pháp tiến hành khởi nghĩa… cho nên, nghĩa quân lâm vào khó khăn và cuối cùng đi đến thất bại. Mặc dù vậy, cuộc khởi nghĩa đã cho thấy sức mạnh của khối đoàn kết nhân dân. Những thắng lợi bƣớc đầu của cuộc khởi nghĩa có sự đóng góp to lớn của đông đảo nhân dân, không chỉ riêng nhân dân trong tỉnh mà còn cả nhân dân các tỉnh lân cận. Trong điều kiện chiến đấu ác liệt, nghĩa quân đã nhận đƣợc sự giúp đỡ, ủng hộ của nhân dân các địa phƣơng cả về lƣơng thực, sự che chở, dẫn đƣờng… cho nên, nghĩa quân đã kéo dài cuộc chiến đấu với địch trên 6 tháng, tiêu diệt đƣợc nhiều kẻ thù. Song quần chúng nhân dân ở trong tỉnh cũng nhƣ ở các địa phƣơng lân cận chƣa đƣợc giác ngộ, tổ chức… cho nên không có sự kết hợp phong trào đấu tranh, nổi dậy của quần chúng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 100 nhân dân với các hoạt động vũ trang của nghĩa quân. Chính vì vậy, dù nghĩa quân có nhận đƣợc sự giúp đỡ, đùm bọc của nhân dân, nhƣng họ vẫn cô độc đối phó với lực lƣợng địch đông hơn gấp nhiều lần. Đồng thời cuộc khởi nghĩa nổ ra lại không có sự kết hợp, liên kết chặt chẽ với phong trào ở các vùng lân cận. Mặc dù Đội Cấn có mối liên hệ với một số binh lính ở các vùng lân cận, nhƣng vì chƣa có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ nên binh lính các vùng lân cận không có điều kiện hƣởng ứng và phối hợp với nghĩa quân. Nhƣ vậy, có thể thấy vai trò của quần chúng nhân dân là rất lớn và quan trọng đối với phong trào đấu tranh cách mạng. Nếu khởi nghĩa nổ ra mà không có sự liên minh chặt chẽ giữa nghĩa quân với quảng đại quần chúng nhân dân thì khởi nghĩa không thể giành đƣợc thắng lợi. Khởi nghĩa Thái Nguyên đã để lại bài học lớn lao trong tấn công hay phòng ngự của chiến tranh cách mạng. Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên cho thấy, khi giành đƣợc thị xã Thái Nguyên, trong Ban chỉ huy khởi nghĩa đã xuất hiện hai quan điểm khác nhau là tiếp tục tấn công mở rộng khởi nghĩa hay phòng ngự cố thủ. Trƣớc hai con đƣờng ấy, Đội Cấn đã chọn con đƣờng phòng ngự - đây cũng chính là một sai lầm trong chỉ đạo khởi nghĩa, dẫn đến cuộc khởi nghĩa nhanh chóng thất bại. Hơn nữa khi đã không còn cố thủ đƣợc Thái Nguyên nữa, nghĩa quân rơi vào thế bị động hoàn toàn, không có kế hoạch chủ động rút lui, cũng không xác định đƣợc mục tiêu, địa điểm hành quân… Bỏ việc tấn công ngay từ đầu, khởi nghĩa Thái Nguyên đã chứa sẵn nguy cơ thất bại không thể tránh khỏi. Thông thƣờng một cuộc khởi nghĩa nổ ra phải liên tục tấn công địch, có thể tấn công từng bộ phận, giành những thắng lợi nhỏ tiến lên giành những thắng lợi lớn. Tuy thất bại nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên đã viết nên một trang sử vàng oanh liệt trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 101 đặc biệt là của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp. Khởi nghĩa đã tiếp nối đƣợc truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam nói chung và nhân dân Thái Nguyên nói riêng. Tiểu kết chƣơng 3 Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất 1914-1918, Thái Nguyên là một trong những tỉnh phải hứng chịu chính sách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp nhằm vơ vét sức ngƣời sức của của nhân dân ta vào cuộc chiến tranh đế quốc, làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn đã hết sức gay gắt giữa các tầng lớp nhân dân ta với thực dân Pháp . Lợi dụng hoàn cảnh lịch sử nói trên, dƣới sự lãnh đạo của Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến, cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên đã bùng nổ vào đêm 30 rạng ngày 31 tháng tám năm 1917. Do có sự chuẩn bị khá chu đáo, khởi nghĩa đã giành đƣợc thắng lợi bƣớc đầu. Bộ chỉ huy nghĩa quân sau khi thành lập đã giƣơng cao lá cờ “Nam binh phục quốc” bay phấp phới trƣớc cổng thành Thái Nguyên, tuyên bố Thái Nguyên độc lập, ra hịch kêu gọi nhân dân hƣởng ứng khởi nghĩa. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn nhất trong lịch sử Việt Nam cận đại trƣớc khi có Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, nghĩa quân đã làm chủ tỉnh lỵ trong 5 ngày. Bị thực dân Pháp tập trung lực lƣợng phản công quyết liệt, truy quét tàn bạo, khởi nghĩa Thái Nguyên đã bị dìm trong biển máu. Mặc dầu thất bại nhƣng khởi nghĩa Thái Nguyên đã có ý nghĩa lịch sử to lớn, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 102 KẾT LUẬN Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lƣợc ở tỉnh Thái Nguyên (1884-1918) đã tô thắm thêm trang sử vàng đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Từ thực tiễn của phong trào đấu tranh có thể rút ra một số nhận xét sau đây. 1. Về vai trò lãnh đạo Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 thu hút đƣợc đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, trong đó nổi lên một số tƣớng lĩnh tài giỏi. Họ là ngƣời có uy tín và ảnh hƣớng lớn đến nhân dân trong vùng, có lòng yêu nƣớc, có chí khí họ đứng dậy phất cờ khởi nghĩa. Ngay từ khi Pháp đánh chiếm Thái Nguyên, Pháp đã vấp phải cuộc nổi dậy của nhân dân Thái Nguyên dƣới ngọn cờ của Phùng Bá Chỉ, Mã Sình Long ( Mã Mang ), sau đó là cuộc khởi nghĩa do Cai Bát chỉ huy ở Đại Từ, phong trào hƣởng ứng khởi nghĩa Yên Thế do Đề Nguyên chỉ huy… Tiêu biểu là vai trò to lớn của hai thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên là Đội Cấn và Lƣơng Ngọc Quyến. Lƣơng Ngọc Quyến đƣợc coi là linh hồn của cuộc khởi nghĩa. Dù cho cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên cuối cùng cũng bị thực dân Pháp đàn áp và thất bại, nhƣng vai trò to lớn của hai ông vẫn đƣợc nhân dân kính trọng đời đời ghi nhớ. 2. Lực lƣợng tham gia Tham gia phong trào đấu tranh chống Pháp trong thời kỳ 1884 - 1918 ở Thái Nguyên là đông đảo quần chúng nhân dân các dân tộc: Kinh, Tày, Nùng, Dao và một bộ phận binh lính Việt Nam trong quân đội Pháp dƣới sự lãnh đạo của một số tƣớng lĩnh tài giỏi nhƣ: Phùng Bá Chỉ, Mã Sình Long, Đội Cấn, Lƣơng Ngọc quyến… Trƣớc và sau khi cuộc chiến tranh thế giới thứ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 103 nhất bùng nổ, phong trào còn có sự tham gia đông đảo của giai cấp công nhân , chủ yếu là công nhân ở các mỏ: mỏ kẽm làng Hích, mỏ than Phấn Mễ, mỏ sắt Trại cau… Trong giai đoạn đầu của phong trào chống thực dân Pháp xâm lƣợc ở Định Hóa còn có cả lực lƣợng đối lập với quyền lợi của nhân dân(Lƣờng Tam Kỳ) tham gia. Khởi nghĩa Thái Nguyên là cuộc khởi nghĩa thu hút đƣợc nhiều lực lƣợng tham gia nhất, ngoài lực lƣợng binh lính ngƣời Việt và tù phạm, khởi nghĩa Thái Nguyên còn có sự tham gia của giai cấp công nhân, các tầng lớp nhân dân ở tỉnh lỵ và giúp đỡ, bảo vệ lực lƣợng, sự cổ vũ mạnh mẽ của nhân dân các tỉnh: Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc giang… Sự tham gia đông đảo của các lực lƣợng đã làm cho khởi nghĩa Thái Nguyên có qui mô rộng lớn. Tuy nhiên cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên cũng nhƣ các cuộc đấu tranh trƣớc đó chƣa tập hợp đƣợc lực lƣợng của dân tộc trong cuộc dấu tranh. 3. Qui mô của phong trào Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 là một phong trào có qui mô rộng lớn. Mặc dù trƣớc khi chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ phong trào diễn ra lẻ tẻ và tự phát. Nhƣng do ách cai trị tàn bạo của thực dân Pháp các phong trào đấu tranh diễn ra liên tục, quyết liệt thu hút đƣợc khá đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Tiếp bƣớc truyền thống đấu tranh của cha ông, tất cả các cuộc đấu tranh chống Pháp thời kỳ này đều có mục tiêu đấu tranh rõ ràng là đánh đổ thực dân Pháp xâm lƣợc, chính vì vậy mà qui mô của phong trào ngày càng rộng lớn. Khởi nghĩa Thái Nguyên là cuộc khởi nghĩa điển hình và có qui mô lớn hơn tất cả các cuộc khởi nghĩa trƣớc đó. 4. Hình thức đấu tranh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 104 Về cơ bản, hình thức đấu tranh của phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 là đấu tranh vũ trang.Song các cuộc đấu tranh ở giai đoạn đầu của phong trào diễn ra lẻ tẻ, rời rạc, thiếu sự chỉ huy thống nhất lấy hình thức đấu tranh du kích phục kích là chính, vũ khí thiếu thốn, trang bị lạc hậu, thiếu sự vận động cách mạng một cách sâu rộng để phát huy sức mạnh quật khởi của quần chúng nhân dân. Tuy nhiên, cũng có lúc, có nơi hình thức đấu tranh đƣợc thay đổi, quân dân ta cũng đã tổ chức đƣợc một số trận tập kích vào căn cứ của địch nhƣng không lớn lắm nhƣ cuộc tập kích vào thị trấn chợ Mới. Ngoài đấu tranh vũ trang, ở giai đoạn sau, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ, còn có cả đấu tranh đòi quyền lợi của công nhân mỏ. Với cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên, Ban chỉ huy nghĩa quân đã chọn hình thức đấu tranh vũ trang là chủ yếu. Do không có lực lƣợng chính trị rộng lớn, cho nên khởi nghĩa Thái Nguyên không phát huy đƣợc sức mạnh đấu tranh của nhân dân để giam chân địch. Mặc dù đi đến đâu nghĩa quân Thái Nguyên cũng nhận đƣợc sự giúp đỡ của nhân dân nhƣng nghĩa quân lại chƣa có chỗ dựa vững chắc trong nhân dân. Mặc dù vậy, dựa vào địa hình vùng rừng núi hiểm trở, các đội nghĩa quân đã gây cho địch nhiều tổn thất. 5. Nguyên nhân thất bại Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 mặc dù diễn ra khá sôi nổi, mạnh mẽ và ảnh hƣởng lớn nhất là khởi nghĩa Thái Nguyên nhƣng rốt cuộc đều thất bại. Nguyên nhân chính là do phong trào chƣa có một đƣờng lối lãnh đạo đúng đắn, phù hợp đáp ứng đƣợc yêu cầu của lịch sử, có khả năng tập hợp đƣợc mọi lực lƣợng của dân tộc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 105 Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đã tập hợp đƣợc một lực lƣợng khá đông đảo.Tuy nhiên, lực lƣợng khởi nghĩa vẫn ở trong tình trạng cô độc do chƣa phát động và chƣa liên kết đƣợc toàn dân để kháng chiến. Tất cả các cuộc khởi nghĩa đều diễn ra một cách lẻ tẻ, tự phát, cuộc nổi dậy của binh lính ngƣời Việt trong quân đội Pháp trừ khởi nghĩa Thái Nguyên là liên kết với những ngƣời yêu nƣớc trong nhà tù Thái Nguyên, là một cuộc khởi nghĩa lớn có sự chuẩn bị, bàn bạc, có tổ chức, có ngƣời lãnh đạo tài giỏi, dƣới tác động của tƣ tƣởng cách mạng Việt Nam Quang phục hội- một tổ chức chính trị tiến bộ nhất lúc bấy giờ, thông qua nhãn quan chính trị và hoạt động của Lƣơng Ngọc Quyến trong Bộ chấp hành của Việt Nam Quang phục hội, nên cuộc khởi nghĩa biểu hiện ý thức chính trị rõ rệt, nhƣng cũng không thoát khỏi yếu tố tự phát. Kế hoạch khởi nghĩa đã vạch ra, quân khởi nghĩa đã giết Giám binh, chiếm tòa Công sứ, trại lính khố xanh, phá nhà lao, làm chủ tỉnh lị Thái Nguyên, tuyên bố Thái Nguyên độc lập, đặt ra Quốc kì, … nhƣng sau đó ban chỉ huy khởi nghĩa lại không có đƣờng lối đúng đắn cho nghĩa quân phát triển, không đƣa ra những quyền lợi cho nhân dân để lôi kéo họ. Phong trào đấu tranh chống Pháp ở Thái Nguyên trong thời kỳ 1884- 1918 thất bại còn do hình thức đấu tranh chƣa thích hợp .Các cuộc đấu tranh ở giai đoạn đầu khi thực dân Pháp mới bắt đầu tiến hành cai trị Thái Nguyên chỉ đơn thuần là các cuộc nổi dậy tự phát, lẻ tẻ. Với hình thức đấu tranh vũ trang bằng lối đánh du kích là chủ yếu, chƣa kết hợp đƣợc giữa xây dựng lực lƣợng trong đấu tranh vũ trang với xây dựng lực lƣợng chính trị, đấu tranh chính trị. Cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên diễn ra trong điều kiện khá thuận lợi: chiến tranh thế giới thứ nhất đang ở giai đoạn quyết liệt; phong trào lại đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của quần chúng nhân dân; các nhà lãnh đạo khởi nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 106 đều là những ngƣời có kinh nghiệm chiến đấu… nhƣng cuộc khởi nghĩa đã không có hình thức đấu tranh thích hợp, ban chỉ huy khởi nghĩa đã chọn con đƣờng cố thủ chờ tiếp viện mà trong chiến tranh “cố thủ là triệu chứng chết non của mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang ” - Lênin-. Đồng thời ban chỉ huy khởi nghĩa đã không tập hợp đƣợc quần chúng nhân dân tạo thành phong trào rộng lớn, để cuối cùng khởi nghĩa bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. 6. Ý nghĩa lịch sử Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918 mặc dù đều đi đến thất bại nhƣng nó vẫn mang một ý nghĩa vô cùng to lớn. Nó không chỉ là sự tiếp nối lịch sử oanh liệt của nhân dân các dân tộc trong tỉnh mà nó còn là ngọn lửa hun đúc lòng yêu quê hƣơng đất nƣớc phát huy truyền thống cách mạng trong những giai đoạn sau. Phong trào đã khiến thực dân Pháp hoang mang lo sợ, khiến cho chúng phải chùn bƣớc, phải mất gần chục năm từ khi bắt đầu xâm lƣợc Thái Nguyên chúng mới hoàn thành bộ máy cai trị. Đến khi cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên bùng nổ, chính quyền Pháp ở Đông Dƣơng bị chấn động mạnh, thực dân Pháp dao động, nội bộ chính quyền Pháp bị chia rẽ sâu sắc, âm mƣu “dùng người Việt trị người Việt ” của Pháp bị đánh một đòn nặng. Khởi nghĩa Thái Nguyên đã nối tiếp đƣợc phong trào yêu nƣớc của dân tộc, góp phần làm tăng ý chí đấu tranh của nhân dân. Khởi nghĩa tuy thất bại nhƣng đã viết nên một trang sử vàng oanh liệt của nhân dân Thái Nguyên nói riêng, nhân dân cả nƣớc nói chung trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lƣợc. Tinh thần đấu tranh của nhân dân các dân tộc Thái Nguyên, của đông đảo binh sĩ, các tƣớng lĩnh tiêu biểu là Đội Cấn, Lƣơng Ngọc Quyến sẽ còn sống mãi trong lòng nhân dân ta [ xem phụ lục 15]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. A.Echinard (1934), Lịch sử chính trị và Quân sự tỉnh Thái Nguyên, Tài liệu lƣu trữ tại phòng Lịch sử Đảng, Ban tuyên giáo Tỉnh Uỷ Thái Nguyên. 2. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá. 3. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (2007), Bác Hồ với Thái Nguyên Thái Nguyên với Bác Hồ, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 4. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, tập 1 (1930-1954). 5. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, tập 1 (1936-1965). 6. Ban chỉ huy quân sự huyện Phổ Yên (2005), Phổ Yên lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - bảo vệ Tổ quốc (1945-2000). 7. Ban chỉ huy quân sự huyện Đồng Hỷ (2006), Huyện Đồng Hỷ lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - bảo vệ Tổ quốc (1945 - 2000). 8. Ban chỉ huy quân sự Huyện Phú Lƣơng (2007), Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và xây dựng - bảo vệ Tổ quốc (1945 - 2000). 9. Ban nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ƣơng (1981), Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Sơ thảo, tập 1 (1920-1954), Nxb Sự thật, Hà Nội. 10. Ban nghiên cứu Văn - Sử - Địa (1957), Tài liệu tham khảo Lịch sử Cách mạng cận đại Việt Nam , Nxb Văn - Sử Địa, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 108 11. Báo cáo của Sở mật thám Bắc Kì về hoạt động chính trị bản xứ Bắc Kì (1930-1945), Tài liệu lƣu trữ tại Phòng lịch sử Đảng, Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên. 12. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái (1994), 50 năm xây dựng và chiến đấu. 13. Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (1999), Thái Nguyên lịch sử đấu tranh vũ trang cách mạng và kháng chiến chống Pháp (1941-1954). 14. Bộ chỉ huy quân sự huyện Đại Từ (2004), Lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mĩ xâm lược và xây dựng bảo vệ tổ quốc của quân và dân huyện Đại Từ (1945 - 2000. 15. Bộ quốc phòng - Viện lịch sử quân sự Việt Nam (2000), Lịch sử quân sự Việt Nam, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội . 16. Phan Bội Châu(1957), Phan Bội Châu niên biểu, Nxb Văn Sử Địa,Hà Nội. 17. Danh tƣớng Việt Nam (1997), tập II - Danh tướng Lam Sơn, Nxb GD . 18. Đại Nam nhất thống chí (1971), tập 4, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 19. Đảng bộ huyện Bắc Sơn (1990), Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân huyện Bắc Sơn (1930-1954) 20. Đại Việt Sử Ký toàn thư (1983), Tập 1, Nxb KHXH, Hà Nội. 21. Đảng Cộng sản Việt Nam (1977), Văn kiện Đảng 1930 - 1945, Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng Trung ƣơng xuất bản, Hà Nội. 22. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Đảng toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 23. Đảng Cộng sản Việt Nam, Lịch sử Đảng bộ huyện Võ Nhai (1930 - 1954) Huyện ủy Võ Nhai Xb. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 109 24. Đảng Lao Động Việt Nam (1963), Văn Kiện Đảng 1939-1945, Nxb Sự thật, Hà Nội. 25. E.Chinard: Tiểu chí Thái Nguyên (Tài liệu lƣu tại Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên ). 26. Galiêli (1985), Ba đạo quân Bắc Kỳ, Lịch sử Việt Nam tập II, Nxb KHXH, Hà Nội. 27. Võ Nguyên Giáp: Khu giải phóng một sự nghiệp vĩ đại của phong trào giải phóng dân tộc- Tài liệu lƣu trữ tại Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên 28. Việt Hải (biên tập) (1975): Đội Cấn - Thái Nguyên, Bảo Ngọc Văn Đoàn, Hà Nội 29. Huyện ủy Định Hóa (2000), Lịch sử Đảng bộ huyện Định Hóa (1930- 2000). 30. Huyện ủy Đại Từ (1991), Lịch sử Đảng bộ huyện Đại Từ, tập 1 (1930- 1954 ). 31. Huyện ủy Đồng Hỷ (1997), Lịch sử Đảng bộ huyện Đồng Hỷ (1930- 1995). 32. Huyện ủy Phú Lƣơng (1996), Lịch sử đảng bộ huyện Phú Lương (1930-1954). 33. Huyện ủy Phổ Yên (1995), Lịch sử Đảng bộ huyện Phổ Yên (1930- 1954). 34. Huyện ủy Phú Bình (1984), Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930- 1954). 35. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 36. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 110 38. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội . 39. Nguyễn Huy Khánh (1998), Đất và người Thái Nguyên. 40. Nguyễn Văn Khánh, Lương Ngọc Quyến và khởi nghĩa Thái Nguyên, Tạp chí lịch sử quân sự số 4/ 1997. 41. Hoàng Ngọc La(1995): Căn cứ địa Việt Bắc, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hoàng Văn Lân - Ngô Thị Chính (1984): Lịch sử Việt Nam (1858- cuối XIX), tập 1, phần II, quyển III, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 43. Đinh Xuân Lâm (1998), Lịch sử cận - hiện đại Việt Nam một số vấn đề nghiên cứu, Nxb Thế giới, Hà Nội. 44. Đinh Xuân Lâm 1999, Đại cƣơng lịch sử Việt Nam, Tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 45. Lịch sử biên niên của Đảng bộ tỉnh Bắc Thái (1930-1945), Tài liệu lƣu trữ tại phòng Lịch sử Đảng, Ban tuyên giáo tỉnh uỷ Thái Nguyên. 46. Lịch sử đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), tập I, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 47. Trần Huy Liệu (1961), Lịch sử 80 năm chống Pháp, quyển thƣợng, tập 1, Nxb Sử học, Hà Nội. 48. Niên giám thống kê Đông Dương (1936-1939), Tài liệu lƣu trữ tại phòng Lịch sử đảng, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Nguyên. 49. Đào Trinh Nhất (1946), Lương Ngọc Quyến và cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917, Quốc dân thƣ xã Xb, Hà Nội. 50. Đỗ Đình Nghiêm (1930), Dư địa chí các tỉnh Bắc Kỳ, Lê Văn Tân xuất bản, Hà Nội. 51. Tôn Quang Phiệt (1984), Tìm hiểu Hoàng Hoa Thám, Sở văn hóa thông tin Hà Bắc xuất bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 111 52. Trƣơng Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn ( Chủ biên -2002), Đại cương lịch sử Việt Nam, toàn tập, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 53. Nguyễn Ái Quốc (1960), Bản án chế độ Thực dân Pháp, Nxb Sự thật, Hà Nội. 54. Dƣơng Kinh Quốc (1988), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng tháng Tám 1945, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 55. Sở Văn hoá thông tin tỉnh Bắc Thái (1985), Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng (1945-1985). 56. Sở Văn hoá thông tin tỉnh Thái Nguyên (2003), Thái Nguyên đất và người. 57. Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên 58. Trần Dân Tiên (1975 ), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Nxb Sự thật, Hà Nội . 59. Vũ Văn Tỉnh, Một chút tài liệu về Lương Ngọc Quyến, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 5/ 1969. 60. Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, UBND tỉnh Thái Nguyên, Địa chí Thái Nguyên, Bản thảo, nghiệm thu cuối năm 2007, lƣu trữ tại Sở Văn hóa thông tin tỉnh Thái Nguyên. 61. Ty Văn hoá thông tin Bắc Thái: Về cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên 1917, xuất bản 1977. 62. Tạ Thị Thuý (1996), Đồn điền của người Pháp ở Bắc Kỳ 1884-1914, Nxb Thế giới, Hà Nội. 63. Khổng Đức Thiêm - Nguyễn Xuân Cầu (1997 ): Khởi nghĩa Yên Thế, hội KHLS Việt Nam, Hà Nội. 64. Thành ủy Thái Nguyên (1991), Lịch sử đảng bộ thành phố Thái Nguyên (1930-1975), tập 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 112 65. Nguyễn Trãi (1960), Dư địa chí, Nxb Sử học, Hà Nội. 66. Viện Lịch sử Quân sự (1944), Lịch sử quân đội nhân dân Việt Nam, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội. 67. Viện Sử học - Sở Văn hoá Thông tin tỉnh Thái Nguyên (2001), Danh nhân lịch sử Lưu Nhân Chú. 68. Viện Sử học - Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên (1997), Khởi nghĩa Thái Nguyên 80 năm nhìn lại. PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên HAI BẢN TUYÊN NGÔN CỦA CUỘC KHỞI NGHĨA THÁI NGUYÊN Phụ lục 1 Bản Tuyên ngôn thứ nhất Đại Hùng đế quốc năm thứ nhất tháng 7, ngày 14 Thái Nguyên tỉnh Quang phục quân Đại đô đốc Trịnh bố cáo cho dân chúng đồng bào được biết: Nước Việt Nam nhà ngày nay gồm trong cõi Đông Dương, nguyên xưa là đất tượng quận. Dân tộc ta vốn dòng dõi rồng tiên. Ruộng đất ta phì nhiêu, dài mấy trăm đầy những núi non linh tú. Kể từ khi Hồng Bàng lập quốc đến giờ, lịch sử truyền nối hơn bốn nghìn năm, trải qua các triều đại Kinh Dương Vương, Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, Lý Trần, Hậu lê rồi đến bản triều Nguyễn Thị, mỗi đời kế tiếp mở mang bờ cõi thêm to, điểm tô non sông thêm đẹp. Phải biết tổ tiên ta đã tốn bao nhiêu thông minh, bày tỏ biết bao nhiêu nghị lực, hy sinh bao nhiêu máu thịt, mới xây dựng lên được giang sơn gấm vóc này để lại cho chúng ta. Chẳng may đến giữa thế kỷ 19 vừa rồi, Pháp tặc ở Âu châu sang, giả lấy danh nghĩa thông thương truyền giáo, cướp mất hương hoả quý báu của ta Thừa cơ lúc đó triều đình ta còn mải miết trau dồi lối học khoa cử từ chương, không lo gì võ bị, chúng giở ngang thủ đoạn bạo ngược xâm lăng nước ta. Thoạt tiên chiếm đoạt sát tỉnh Nam Kỳ rồi sau dần dần sinh chuyện cướp nốt Trung, Bắc. Chúng ra tay tàn sát những người có nhiệt tâm yêu nước, phá huỷ đền đài thành quách ta, bóc lột tiền tài sản nghiệp ta. Cũng may, ta còn có những bậc anh hùng chí sĩ, những người danh vọng tài năng biết đồng tâm hiệp lực, kháng cự lũ giặc ngoại xâm. Binh lực chẳng có mấy, khí giới rất tầm thường, thế mà các nhà cách mạng tiên phong ấy đã Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên từng chiếm giữ được ít nhiều chỗ hiểm yếu để làm căn cứ mà đương đầu với giặc khá lâu. Ta kể ví dụ như ông Hoàng Hoa Thám một thời oanh liệt ở Nhã Nam, hay ông Phan Đình Phùng mười năm kháng chiến ở Hà Tĩnh, ấy là những chứng cớ hiển nhiên. Có điều các vị dân tộc anh hùng ấy có chỗ thủ hiểm vững vàng mà không gặp được thời cơ may mắn, đến nỗi ngoại viên là sự rất cần dùng thiết yếu mà cũng không có. Thành ra khí giới thiếu thốn, lương thực yếu dần, trước sau đều bị quân địch tiêu diệt. Từ đó tới nay, tấm gương anh dũng của các cụ tiền bối, không thấy người nào có đủ tài lực nối trí làm theo. Ngoài những người lỗi lạc bị hy sinh như thế, trong xứ ta còn lại toàn là anh em quê mùa, chất phác, vô học, nhắm mắt chịu ép một bề. Pháp tặc không còn một trở lực gì phải kiêng kỵ nữa, tha hồ hoành hành bạo ngược: thôi thì phá hoại ngay những luật lệ tự chúng đặt ra, áp dụng những thói bán quan buôn chức, tìm đủ mọi cách làm cho nòi giống ta càng ngày càng đi đến hoạ diệt chủng, kết án cực nặng, hành vi tàn nhẫn đến nỗi khai quật cả lăng tẩm một vị tiên đế bản triều ta, đưa đi an trí ở một hoang đảo thật xa. Kể từ khi hạ thành Hà Nội tới giờ, chúng đã tự do thay đổi ngôi vua nước Nam ta ba lần trong khoảng 30 năm, mà không đếm xỉa gì đến dân tâm dư luận Thuế má thì mỗi ngày một tăng lên mãi, bà con ta chỉ lo đóng góp cũng đủ chết. Mỗi người dân Việt Nam, như phải tròng cổ vào sợi dây, càng ngày càng xiết chặt thêm, mười nhà hết chín, lâm vào cảnh khốn cùng ghê gớm. Vạn nhất có người nhiệt tâm với quốc gia, hơi ra mặt chống trả với chính sách đô hộ, liền bị lũ chó săn chim muồi tố giác với quân thù, làm cho sở nguyện phải bị đè nén chôn vùi tức tốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chao ôi! Mỗi khi tưởng nhớ tới cơ nghiệp tổ tiên đã đổ bao nhiêu máu đào mới dựng nên, mỗi khi nghĩ đến tình cảnh nước nhà bấy lâu gian truân khốn khổ, chúng ta thấy bầm gan tím ruột, thương xót vô cùng Chúng ta nhẫn nhục đã tới cực điểm, tấm lòng bi thấy giang sơn chủng tộc sôi nổi như nung như đốt Kẻ thù ta hiện đang bị công kích ở Âu châu, chúng bắt người mình đem sang Tây làm bức tường đỡ đạn. Chúng bóc lột tài sản nước mình để tiếp tế quân nhu. Bà con ta bị bắt đem sang Tây từ mấy năm nay, tội nghiệp người sống thì phải trần lực ra làm lụng vất vả, người chết cũng chẳng được chôn cất tử tế. Thương hại con côi vợ goá ngồi trong nhà kêu van, ông già bà lão ra ngoài vườn khóc lóc. Tình cảnh nước nhà đau khổ không thể tưởng tượng. Những nỗi đau đớn kể sao cho hết, tóm lại, cái kiếp sống của dân ta điêu đứng đến nông nỗi này… không tài nào cam chịu được nữa. Nước ta khổ sở kiệt quệ, sống dở chết dở, cảnh ngộ có khác gì một sợi chỉ mỏng manh sắp đứt, chịu đựng đau đớn nhiều quá, bà con nhà ta như kẻ nằm liệt trên giường bệnh, hấp hối tắt hơi. Phen này chúng ta ra sức phấn đấu để khôi phục độc lập cho Tổ quốc, nếu bất hạnh mà mục đích không đạt, đại công không thành thì cuộc đời hết cả sinh thú, chúng ta cũng chẳng thiết sống làm gì cho nhục nhằn khốn khổ. Bản chức, Thái Nguyên Quang phục quân Đại đô đốc, từ trước tới nay, không hề có giây phút nào quên lãng nỗi khổ của đồng bào dân chúng, ngay từ khi còn sống lam lũ ở chốn thôn quê làm nghề cày ruộng, lòng hằng băn khoăn tức tối về thảm hoạ vong quốc. Nhiều lần ta đã lập tâm xướng nghĩa khởi binh, tuốt gươm giết giặc, nhưng rồi lại phải ngậm hờn khoanh tay, là bởi ta chưa gặp thời cơ nào thuận tiện cho được thực hành chí muốn. Vì thế ta đành ẩn nhẫn ra đi lính tập, hơn mười năm trường được sống chung chạ với bao nhiêu anh em cường tráng nước nhà mà phải ngậm miệng làm thinh, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhưng lúc nào ta cũng nuôi hoài bão cứu thù Pháp tặc, chớ hề biến tâm thoái trí. Từ trước tới đây chỉ bởi lực lượng chưa đủ, ngoại viện chưa có theo như ý ta mong mỏi, cho nên ta không muốn mưu toan đại sự một cách chơ vơ, tháo thế. Hôm nay, thời cơ đã đến, trong nước thì có những bạn đồng tâm, đồng chí cùng ta tuốt gươm chĩa súng đánh giết quân thù, bên ngoài thì có những nhà cách mạng ta bấy lâu trú ngụ bên Nhật, bên Tàu, giờ này sắp sửa đem quân nhu khí giới về giúp ta, hợp lực với ta đánh đuổi Pháp tặc. Ta chiêu tập những anh em có tinh thần tự do độc lập, có nhiệt tâm yêu nước thương nòi, lập thành những đạo binh cứu quốc và hôm nay ta bắt đầu khôi phục lấy tỉnh Thái Nguyên. Lá cờ năm ngôi sao đã kéo lên phấp phới trên kỳ đài, ta đã tuyên bố Thái Nguyên độc lập. Cũng làm con dân nước Việt Nam, chúng ta phải coi nhau như anh em ruột thịt một nhà, vậy ai là người thông minh học thức có thể đến đây vì ta trù mưu hoạch sách làm những việc ích lợi chung, ai là người sức khoẻ mạnh thì mau mau đem bắp thịt cánh tay đến giúp đỡ ta trong cuộc chiến đấu Anh em ta cố sức phấn khởi phen này, đồng tâm hiệp lực, đả đảo quân thù Những ai đứng vào hàng ngũ ta cùng ta tuốt gươm giết giặc, ta rất hoan nghênh, ta để cho mỗi người được thi thố tài năng sáng kiến trong cuộc tranh đấu tự do độc lập chung. Còn những kẻ nào vẫn cam tâm nô lệ phò tá quân thù thì hãy coi chừng, ta sẽ lấy đầu không tha! Nay bố cáo (Ký tên và đóng dấu son) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 2 Bản Tuyên ngôn thứ hai Đại Hùng đế quốc năm thứ nhất tháng 7, ngày 14 Thái Nguyên tỉnh, Quang phục quân Đại đô đốc Trịnh bố cáo cho dân chúng đồng bào được biết: Than ôi! Trời giáng tai hoạ, nước Nam nghèo nàn. Trận gió xâm lược từ Tây phương thổi tràn sang Đông, nhiều thế hệ ta bị lôi cuốn tiêu diệt bởi nó Kể có năm chục năm nay, cơ đồ hương hoả chúng ta trơ trụi giống như một bãi sa mạc, những người tinh hoa trong nước phải sống trong cuộc đời nô lệ bi thảm, bốn mươi triệu anh chị em đồng bào khóc than rên rỉ với nhau như đang ở trong nước sôi lửa nóng. Tình cảm Tổ quốc đồng bào khiến cho những chiến sĩ ái quốc phải động lòng xót xa. Bao nhiêu nỗi khổ sở bấy lâu Trời hành chúng ta, hôm nay là hết. Đấng hoàng thiên bắt ta phải chịu đau đớn để thử tinh thần khí tiết chúng ta, nay ngài rủ lòng đoái thương, muốn trả lại cho ta mọi sự sung sướng thịnh vượng Bên ngoài ta có những bậc tài năng lỗi lạc đã hấp thụ ánh sáng ở các nước văn minh ngoại dương, giờ đem ánh sáng ấy soi đường dẫn bước cho ta tiến hành, trong nước thì có những người nhiệt tâm học thức, đem ra áp dụng vào việc báo thù cứu quốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Năm Mậu Thân chúng ta đã giết quân thù ở giữa Hà Nội làm chúng kinh hồn hoảng vía Năm Kỷ Dậu, cuộc khởi nghĩa Lạng Sơn khiến lòng phẫn uất của người mình được hả hơi ít nhiều Ngoài ra phong trào Đông Kinh nghĩa thục đã kích thích tinh thần ái quốc một độ rất sôi nổi: tỉnh Quảng Nam nổi lên phản kháng sưu thuế, một người học sinh mạo hiểm ném bom giữa thành phố Hà Nội, trong Nam Kỳ, Xích Long kéo cờ khởi nghĩa chống cự kẻ thù. Tóm lại chúng ta vì văn minh và chủ quyền của Tổ quốc ra sức phấn đấu hơn mười năm nay tinh thần ái quốc ngày càng mạnh. Những việc làm nỗ lực cứu quốc của ta đã khiến quân thù khiếp đảm, đồng thời lại gọi được hồn độc lập của quốc dân tỉnh ngộ phấn phát. Hiện thời cả Âu châu đang rối ren lục đục, tàn sát lẫn nhau, Pháp tặc nguy khốn ở ngay trong đất nước chúng. Anh với Nga đã cùng Đức giảng hòa riêng, thế là Pháp cô lập, mất hai tay tả phù hữu bật trọng yếu.Thổ với Áo đã chẹn ngang quân Ý để tiến binh và đất Pháp, đánh giữa chỗ chí mạng, thành Ba – lê không thể giữ nổi, sắp mất đến nơi. Bản thân Pháp tặc đã bị nguy ngập đến thế , làm sao còn khoe khoang bảo hộ chúng ta được không biết ? Vậy ta nên nhân lúc Pháp tặc yếu thế, thừa lấy cơ hội hiếm hoi, thiên tải nhất thì này mà báo thù tuyết hậu, khôi phục giang san. Nay phụng mệnh Hoàng đế, ta tổ chức quân đội, hợp lực trong ngoài, nhất quyết đánh đuổi quân thù ra khỏi đất nước. Ta đã liên kết với Trung Quốc; võ quan với quân sĩ ta từng chịu huấn luyện binh học tân thời ở các trường võ bị Trung Quốc và Nhật Bản, ai nấy đã trải nhiều chiến trận, có kinh nghiệm quân sự phen này cùng hăm hở đem tài học và tính mạng về, sẵn sàng hi sinh cho tổ quốc. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Với mười muôn hòm súng đạn và một ngàn phi cơ ở ngoài đem về, ta sẽ đánh quân thù những đòn sấm sét, chỉ trong nay mai ta sẽ chiến thắng thành công. Quân đội cách mạng ta có nghĩa vụ với dân cứu nước, quyết không sách nhiễu và không tơ hào xâm phạm đến tài sản của dân, bất cứ trong lúc hành binh trong khi đồn trú nơi nào, Quang phục quân chỉ có một việc là thu phục bờ cõi của tổ tiên, diệt trừ quân giặc bạch chủng, để cho toàn thể quốc dân đồng bào được hưởng tự do, an cư lập nghiệp. Hỡi đồng bào: Ta phải cùng nhau gắng công ra sức phen này, hầu làm cho trọn sự nghiệp vĩ đại, lá cờ ngũ tinh được phấp phới vẻ vang khắp cả năm châu , không phụ lòng trông mong tin cậy của tổ quốc. Hỡi đồng bào! Một quốc gia tân tạo vững bền thiên thu vạn tuế, bắt đầu xây dựng từ ngày hôm nay. Toàn thể đồng bào cùng có trách nhiệm tháo ách nô lệ đè đầu đè cổ chúng ta bấy lâu. Nay bố cáo (Ký tên và đóng dấu son) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 3 Chân dung ông Đội Cấn tức Trịnh Văn Cấn (1881-1918) Ảnh tư liệu của Bảo tàng Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 4 Chân dung ông Lương Ngọc Quyến tức Lương Lập Nham 1885-1917) Ảnh trích trong “ Lương Ngọc Quyến và khởi nghĩa Thái Nguyên năm 1917” của Đào Trinh Nhất, Quốc dân thư xã xuất bản. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 5 Sở Bưu điện Thái Nguyên năm 1897-Ảnh tư liệu của Bảo tàng Thái Nguyên Phụ lục 6 Đồn Đình Cả- Võ Nhai- Thái Nguyên xây dựng năm 1915 Ảnh tư liệu của Bảo tàng Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phô lôc 7 N h à t ù T h á i N g u yê n x â y d ự n g n ă m 1 9 0 3 - Ả n h t ư l iệ u c ủ a B ảo t àn g T h ái N g u y ên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 8 Trại lính khố xanh ở Thái Nguyên năm 1893 – Ảnh tư liệu của Bảo tàng Thái Nguyên Phụ lục 9 Đồn bốt ở Thái Nguyên - Ảnh tư liệu của Bảo tàng Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 10 D in h c ô n g s ứ t ỉn h T h ái N g u y ên x ây d ự n g n ăm 1 8 9 6 -1 8 9 7 Ả n h t rí ch t ro n g H is to ri e et M il it ai re d e la p ro v in ce d e T h ái N g u y ên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 11 Trại lính thủy tại Thái Nguyên - Ảnh trích trong Historie et Militaire de la province de Thái Nguyên Phụ lục 12 Trụ sở cảnh sát tỉnh Thái Nguyên xây dựng năm 1897 - Ảnh trích trong Historie et Militaire de la province de Thái Nguyên Phụ lục 13 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên B ản đ ố t h ự c d ân P h áp đ àn á p c u ộ c k h ở i n g h ĩa b in h l ín h c ủ a Đ ộ i C ấn n ăm 1 9 1 7 - Ả n h t ư l iệ u c ủ a B ảo t àn g T h ái N g u y ên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 14 Ảnh do Giáo sư - nhà giáo Đinh Xuân Lam cấp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Phụ lục 15 Đền thờ ông Trịnh Văn Cấn - Ảnh tư liệu của Bảo tàng Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp ở tỉnh Thái Nguyên trong thời kỳ 1884 - 1918.pdf