Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 trên địa bàn Phổ Yên là
thắng lợi của nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, được sự chỉ đạo trực tiếp của
TW Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ và Ban cán sự ATKII, mọi hoạt động cách mạng
trên địa bàn huyện Phổ Yên đều được kịp thời, nhanh chóng chuyển hướng sát
hợp với thực tiễn lịch sử.
Xuất phát từ những chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo kịp thời của Đảng,
tuy quá trình xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng ở Phổ Yên muộn hơn so
với các địa phương trong khu vực, nhưng đã sớm bắt kịp với hoạt động cách mạng
trong cả nước. Phạm vi xây dựng và hoạt động của các tổ chức và lực lượng cách
mạng lúc đầu còn hẹp, không đều, chỉ tập trung ở một số ít địa phương phía đông
nam và phía bắc, sau đó đã lan rộng khắp địa bàn huyện. Sự ra đời và phát triển
của các tổ chức cách mạng đã góp phần tập hợp, giác ngộ đông đảo quần chúng
nhân dân theo cách mạng. Từ trong các tổ chức cách mạng, quần chúng được rèn
luyện trong thực tiễn đấu tranh, qua đó những hội viên tích cực được lựa chọn vào
các đội tự vệ hoạt động tại địa phương. Sự ra đời và hoạt động của các đội tự vệ -Lực lượng vũ trang bán ly khai đã góp phần bảo vệ cách mạng, hạn chế các hoạt
động chống phá của Pháp, Nhật và tay sai.
Với vị trí thuận lợi, có phong trào cách mạng và cơ sở quần chúng vững
chắc, Phổ Yên cùng với Hiệp Hoà, Phú Bình đã được TW Đảng chọn để xây
dựng thành ATK. Nhờ sự đùm bọc, che chở của nhân dân Phổ Yên, cán bộ và
các cơ quan của TW Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã được bảo đảm an toàn trong
vòng vây của kẻ thù. Từ đây, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng được
truyền tới các địa phương trong cả nước.
91 trang |
Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 1960 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắc Giang. Hội nghị nhận định: Tình thế đã đặt
nhiệm vụ quân sự lên trên tất cả các nhiệm vụ quan trọng và cần kíp trong lúc
này. Chúng ta phải tích cực phát triển chiến tranh du kích gây dựng căn cứ
kháng Nhật để chuẩn bị cho tổng khởi nghĩa cho kịp thời cơ [21]. Hội nghị
quyết định thống nhất các lực lượng vũ trang, phát triển hơn nữa lực lượng vũ
trang và nửa vũ trang, mở lớp đào tạo cấp tốc cán bộ quân sự và chính trị, tích
cực phát triển chiến tranh du kích, xây dựng căn cứ địa kháng Nhật chuẩn bị
cho cuộc tổng khởi nghĩa khi thời cơ đến. Uỷ Ban quân sự cách mạng Bắc Kỳ
được thành lập có nhiệm vụ chỉ huy các chiến khu miền Bắc và giúp đỡ cả
nước về mặt quân sự.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Với những chủ trương kịp thời, đúng đắn, phù hợp với những thay đổi
của hoàn cảnh lịch sử đã góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng cả nước phát
triển nhanh chóng, đúng hướng.
3.3. Đẩy mạnh cao trào kháng Nhật cứu nước (từ tháng 3 đến 8/1945)
3.3.1. Bước phát triển mới của công cuộc xây dựng lực lượng
Bước phát triển của công cuộc xây dựng lực lượng và đấu tranh chính trị.
Tại Phổ Yên, lãnh đạo phong trào cách mạng từ nhiều nguồn đến: từ Vĩnh
Phúc sang, từ nam Đồng Hỷ về, từ Phú Bình và Hiệp Hoà đến nhưng đều thống
nhất về nội dung. Được tin ở Phú Bình đã có một số địa phương tiến hành “khởi
nghĩa từng phần”, giành chính quyền cấp xã, thực hiện chủ trương của Xứ uỷ
các cán bộ ở Phổ Yên đã thường xuyên nắm sát tình hình, tiếp tục kiên trì phát
động nhân dân toàn huyện đấu tranh chống chính quyền Nhật và bọn tay sai. Từ
đó, trên toàn huyện bùng lên phong trào đấu tranh rầm rộ.
Khu vực phía đông của huyện, phong trào cách mạng từ Tiên Phong đã lan
sang các xã Tân Tiến, Tân Phú, Tân Hương, khắp các xóm làng, từ già trẻ, trai
gái đều nô nức tham gia các hội cứu quốc của mặt trận Việt minh.
Ở phía nam của Phổ Yên, phong trào cách mạng phát triển nhanh chóng,
lan rộng ở các xã Thuận Thành, Trung Thành.
Phong trào cách mạng ở các xã phía bắc phát triển mạnh, từ Bá Xuyên đã
lan rộng ra các vùng lân cận: Cải Đan, Lợi Xá, Phố Cò, Cầu Đông, Đắc Sơn,
Đồng Tiến.
Phong trào cách mạng phát triển sôi nổi đã lôi kéo, tập hợp, đoàn kết dân
đồn điền và dân xứ lại chĩa mũi nhọn đấu tranh vào phát xít Nhật và tay sai của
chúng. Phong trào Việt minh phát triển đã làm cho bộ máy cai trị ở thôn xã của
địch không còn tác dụng hoặc ngả theo Việt minh, có nơi mọi công việc chung
của địa phương đều do Việt minh đảm nhận. Nhiều nơi đã xuất hiện tình trạng
tồn tại song song hai chính quyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Được sự chỉ đạo của Xứ uỷ Bắc kỳ, Đảng bộ Bắc Giang đã tăng cường cho
khu vực phía nam ATKII các đồng chí Quang Huy, đồng chí Vân (Thanh),
đồng chí Long. Các địa phương phía bắc và tây bắc là hai đồng chí Minh Tâm,
Ngọc Lan tăng cường về phát triển phong trào cách mạng nam Đồng Hỷ và bắc
Phổ Yên. Đồng chí Chấn được cử về xây dựng cơ sở cách mạng ở Hồng Tiến,
Văn Dương. Đây là những thuận lợi cho phong trào Việt Minh ở Phổ Yên phát
triển. Tháng 5/1945, nhân dân Bá Xuyên, Tân Quang, được cán bộ cách mạng
tổ chức họp nghe phân tích tình hình chung và kêu gọi mọi người dân lấy cớ đói
khổ, không nộp thuế cho giặc.
Cùng trong tháng 5/1945, tại Phù Lôi Việt minh đã cho họp nhân dân,
lấy chữ ký của mọi người vào đơn và cử 80 người hăng hái tích cực lên
huyện đường khất thuế. Huyện trưởng Phổ Yên sợ hãi, lúc đầu lánh mặt, sau
trước áp lực của quần chúng nhân dân, hắn phải ra tiếp dân, nhận đơn và hẹn
sẽ giải quyết. Sau đó đoàn kéo về, đi diễu hành trên quốc lộ 3 mỗi lúc lại
được nhân dân nhập vào làm cho đoàn người thêm đông, họ vừa đi vừa hô
vang các khẩu hiệu: “đả đảo phát xít”, “khất thuế đến vụ đông”. Được Việt
minh tổ chức, từ một cuộc đưa đơn khất thuế, nhanh chóng biến thành một
cuộc diễu hành, biểu dương lực lượng của nhân dân, làm cho kẻ địch hoang
mang, không dám đàn áp.
Cuối tháng 5 đầu tháng 6/1945, ta thành lập Uỷ Ban dân tộc giải phóng
Cầu Đông (Hồng Tiến) và Vân Giai (Tân Phú). Hình thức chính quyền của ta
tồn tại song song với chính quyền tay sai của phát xít Nhật, nhưng chính quyền
của địch chỉ tồn tại trên danh nghĩa, chúng đã bị vô hiệu hoá, mọi hoạt động ở
địa phương đều do Uỷ Ban dân tộc giải phóng đảm nhận. Trong thời gian này,
một mặt ta làm tê liệt bộ máy chính quyền địch, mặt khác ta cho người giám sát,
giác ngộ lính bảo an ở các đồn bốt. Hoạt động của cán bộ Việt minh ở các thôn
xã gần như công khai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
Nhờ được tăng cường cán bộ lãnh đạo, ở khu vực phía bắc của huyện, các
tổ chức cách mạng vùng Bá Xuyên, Bình Sơn, Tân Quang được củng cố và hoạt
động mạnh. Các tổ chức hội cứu quốc được phát triển nhanh chóng trong các
tầng lớp, các giới. Tuy cơ sở và phong trào cách mạng ngày càng phát triển
rộng lớn, nhưng đội ngũ cán bộ cơ sở còn quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu
cầu phát triển của phong trào cách mạng. Trước tình hình đó, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã
tăng cường thêm cán bộ cho các cơ sở. Các lớp học được mở tại Bá Xuyên,
Bình Định và Tân Quang, tham gia là hầu hết cán bộ cơ sở và một số thanh niên
tích cực của các xã lân cận. Những học viên của các lớp huấn luyện này đều trở
thành giáo viên chính trị và quân sự cho các địa phương. Một số cán bộ ở địa
phương sau khi tham dự các khoá huấn luyện, đã được phân công phát triển lực
lượng ở Lợi Xá, Cải Đan, Lương Châu, Khu Yên, Niệm Quang, Cầu Đông.
Nhìn chung, sau ngày Nhật đảo chính Pháp phong trào Việt minh
trong toàn huyện phát triển cao hơn giai đoạn trước , Phong trào chuyển dần
từ đấu tranh bí mật sang công khai trực diện với kẻ thù. Nó biểu hiện không
chỉ ở các hình thức tập hợp quần chúng khất thuế, chống thu thầu dầu,…mà
còn cử cán bộ Việt minh đến tận nhà các hào lý để thuyết phục, ép lý hào
phải ủng hộ nhân dân khất thuế đến vụ sau. Nhiều trường hợp bọn tay sai
cấp thôn, xã ngoan cố gây căng thẳng, Việt minh đã có thư cảnh cáo hoặc
trừng trị như tên Loát, cai Ẩn ở Phố Cò làm cho bọn tay sai của phát xít
không giám ngang nhiên chống phá cách mạng.
Những cuộc đấu tranh chính trị nói trên, đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần
đấu tranh của nhân dân, tạo ra những tiền đề cần thiết cho cuộc đấu tranh vũ
trang và tiếp tục bảo vệ, duy trì những hoạt động của TW Đảng và Xứ uỷ
Bắc Kỳ trên địa bàn huyện.
Bước phát triển của công cuộc xây dựng lực lượng và đấu tranh vũ trang.
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945), bộ máy thống trị tay sai của
Pháp bị tê liệt, trong khi phát xít Nhật chưa kịp củng cố bộ máy thống trị mới,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
đã tạo thời cơ cho nhân dân các địa phương nổi dậy giành chính quyền, trước
hết là vùng nông thôn và miền núi.
Dưới ánh sáng của chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của
chúng ta”, không khí chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang trở lên sôi nổi. Nhằm đẩy
mạnh hơn nữa công tác chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, Hội nghị quân sự Bắc
Kỳ nhấn mạnh công tác phát triển chiến tranh du kích và xây dựng các căn
cứ địa kháng Nhật.
Tại Phổ Yên, thực hiện khẩu hiệu “Phá kho thóc, giải quyết nạn đói” của
Đảng, các cán bộ Việt minh đã phát động quần chúng đấu tranh phá đồn điền
lấy thóc chia cho dân nghèo và tập hợp nhân dân chuẩn bị khởi nghĩa, gây thanh
thế cho Việt minh.
Mở đầu là cuộc tấn công vào đồn điền Chã, vì đây là một đồn điền lớn
với hơn 1000 ha đất canh tác, án ngữ khu vực giáp gianh giữa Hiệp Hoà và Phổ
Yên. Ngoài ra, đồn điền còn trữ một số lượng lương thực rất lớn, nếu lấy được
thì không chỉ chia cho dân giải quyết nạn đói mà còn có thể nuôi ăn lực lượng
vũ trang của hai huyện Hiệp Hoà và Phổ Yên trong nhiều tháng. Rất tiếc, do
thiếu thống nhất cho nên cuộc tấn công có nguy cơ bị lộ, không giành thắng lợi,
cho nên Việt minh đã ra lệnh đình chỉ cuộc tấn công. Tuy không phá được kho
thóc đồn điền Chã, nhưng tại các đồn điền nhỏ hơn như Thác Nhái, Sơn
Cốt…cán bộ lãnh đạo nhân dân lấy được thóc, súc vật nuôi ở đồn điền chia cho
dân, xung vào công quỹ cách mạng. Uy tín của Việt minh được nâng cao, thu
hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.
Để ngăn chặn phong trào phá kho thóc và uy hiếp phong trào cách mạng
đang lên của nhân dân Phổ Yên, Cung Đình Vận - tỉnh trưởng Thái Nguyên đã
đưa lính bảo an từ tỉnh về đàn áp, khủng bố phong trào cách mạng ở khu vực ấp
Đại Tân (Tiên Phong), nơi chúng nghi có lãnh đạo và là lực lượng chủ yếu tham
gia vào cuộc tấn công đồn điền Chã.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Trước những hành động đàn áp, khủng bố của kẻ thù, tự vệ và nhân dân
Tiên Thù đã tự động tập hợp nhau lại, đấu tranh với địch, ngăn cản sự cướp bóc
của chúng. Vì thiếu sự lãnh đạo kịp thời của cấp trên, cho nên phong trào đấu
tranh tự phát của nhân dân chỉ làm cho lính bảo an hoảng loạn lúc đầu. Sau đó,
tên Cung Đình Vận đã cho bắt người cầm đầu đấu tranh tích cực nhất là đồng
chí Nguyễn Ích Giáp (thợ rèn) và đưa về bắn ngay tại đồn Chã.
Căm phẫn với hành động của Nhật và tay sai, nhân dân đã xin với đoàn
thể Việt minh cho phép đánh lại khi chúng kéo đến các làng xã. Tình thế cách
mạng ngày càng sôi sục, quân địch đang điên cuồng đàn áp phong trào đấu
tranh của nhân dân, những điều kiện để tiến tới vũ trang bạo động (khởi nghĩa
từng phần) giành chính quyền ở địa phương chưa chín muồi. Phân tích tình
hình, các phái viên của Xứ uỷ đã chủ trương lãnh đạo nhân dân đấu tranh hợp
pháp, tránh cho các xã phía đông nam bộc lộ sớm lực lượng, tránh được những
tổn thất không đáng có cho quần chúng nhân dân và cơ sở cách mạng tại đây,
động viên nhân dân tiếp tục kiên trì chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ để khởi
nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Cùng với phong trào phá kho thóc của Nhật, thực hiện chủ trương của
Hội nghị quân sự Bắc Kỳ, cả nước nói chung và Thái Nguyên nói riêng đã đẩy
mạnh quá trình chuẩn bị lực lượng. Nhiều địa phương phía bắc của tỉnh đã chớp
thời cơ làm “khởi nghĩa từng phần” thắng lợi như Định Hoá, Võ Nhai, Đại Từ.
Ở phía nam của Thái Nguyên ngay sau khi Nhật đảo chính Pháp nhân dân Kha
Sơn (Phú Bình) đã khởi nghĩa giành chính quyền, nhưng đó mới chỉ là chặng
đầu trên con đường cùng dân tộc đi đến thắng lợi cuối cùng.
Ảnh hưởng phong trào cách mạng trong khu vực, trực tiếp từ Phú Bình
và Hiệp Hoà lực lượng tự vệ các địa phương Phổ Yên cũng hoạt động khá sôi
nổi. Do nguồn lãnh đạo chưa thống nhất, tránh bộc lộ lực lượng quá sớm và
phải tiếp tục đảm bảo việc nuôi dấu đưa đón cán bộ từ xuôi lên chiến khu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
Việt Bắc và ngược lại, cho nên nhiệm vụ xây dựng lực lượng tự vệ tiếp tục
được chú trọng.
Chủ trương chung là tiếp tục xây dựng và phát triển lực lượng tự vệ, và
để che mắt địch, lực lượng tự vệ của ta đã lồng vào hoạt động hợp pháp trong
các đội bảo an của địch (bảo an giả), có nơi chánh, phó đội bảo an là người của
ta cài vào. Thông qua các đồng chí này chúng ta đã biết được nhiều tin tức bí
mật quan trọng của địch, đồng thời việc hoạt động vũ trang của ta cũng được
thuận lợi hơn, vũ khí của lực lượng tự vệ được “kẻ thù trang bị” tương đối đầy
đủ. Để phát triển lực lượng tự vệ, Xứ uỷ Bắc Kỳ còn cử một số đồng chí giáo
viên quân sự về các xã Bá Xuyên, Cải Đan để huấn luyện cho các đội tự vệ.
Phong trào Việt minh phát triển mạnh, tới mức cả ngày đêm “Bảo an giả”
tiến hành tuần phòng nghiêm ngặt, làm cho trật tự an ninh trong các thôn xóm
được đảm bảo, nhiều đám cướp trộm dần dần giải tán.
Đầu tháng 6/1945, theo sự chỉ đạo của cấp trên, một đơn vị vũ trang được
điều từ chiến khu về Phổ Yên để kết hợp với tự vệ địa phương đánh đồn Chã cướp
lương thực, chia cho dân và lấy lương thực cho lực lượng của ta ở chiến khu.
Kế hoạch đánh đồn Chã được Ban Chỉ huy trận đánh xây dựng tỷ mỷ, lực
lượng chính là tự vệ Phổ Yên, Phú Bình, Hiệp Hoà và nòng cốt là các đồng chí
từ trên cử về. Trước khi tấn công đồn Chã, ngoài việc xây dựng kế hoạch, ta
còn tạo cơ sở quần chúng là binh lính trong đồn làm nội ứng. Ba giờ sáng ngày
4/6//1945, quân ta tấn công đồn Chã. Bị tấn công bất ngờ cho nên binh lính
trong đồn đã nhanh chóng hạ súng đầu hàng. Lực lượng tự vệ của ta đã bắt được
tên đồn trưởng (đội Bẹ) và xử bắn ngay tại đồn, còn binh lính thả cho về hoàn
lương cùng gia đình. Toàn bộ vũ khí và của cải của đồn điền Chã đã về tay nhân
dân. Sau khi chuyển toàn bộ vũ khí lên chiến khu, số thóc còn lại được nhân
dân gánh đi phân tán đến nhiều gia đình ở các xã lân cận. Sau khi giải quyết
nhanh chóng đồn Chã, lực lượng của ta đã rút lui an toàn. Cuộc tấn công đánh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
chiếm nhanh chóng đồn Chã đã thể hiện sự lớn mạnh của lực lượng tự vệ địa
phương và tăng cường ảnh hưởng của Việt minh trong nhân dân.
Nhận được tin đồn Chã bị đánh chiếm, tỉnh trưởng Thái Nguyên – Cung
Đình Vận đã tức tốc tăng cường lính bảo an về càn quét các địa phương lân cận,
tập trung chủ yếu vào Tiên Thù. Để trả thù cuộc tấn công đồn điền Chã, chúng
bắn ngay những người chủ gia đình nào chống lại việc chúng càn quét và thu
hồi thóc. Chúng bắt cả những người trong nhà có nhiều thóc. Sau khi điên
cuồng càn quét các xóm làng, Cung Đình Vận rút đi, bắt theo 50 người về giam
tại nhà lao tỉnh và cướp của nhân dân 40 con trâu, bò.
Về phía ta, bị bất ngờ trước sự phản ứng, đàn áp điên cuồng của địch cho
nên đã không kịp chống trả. Những hành động khủng bố của bọn tay sai đã
không dập tắt được ý chí cách mạng của nhân dân địa phương, còn làm cho mâu
thuẫn giữa nhân dân ta với chúng ngày càng sâu sắc, nhân dân ngày càng tin
theo và tham gia vào phong trào cách mạng do Việt minh phát động.
Trong thời gian này, lợi dụng việc Cung Đình Vận đã đưa lính đi khủng
bố nhân dân các xã đông nam của huyện, thì ở các xã phía tây một số phần tử
xấu, có cả bọn tay chân của Nhật, Pháp đã lợi dụng tình hình nổi lên chống phá
cách mạng, chúng cướp của giết người và gây rối tình hình địa phương. Chúng
tự xưng là Đồng minh - Thực chất là “Đồng minh giả” và tuyên truyền chúng là
lực lượng đại diện cho phe Đồng minh chống phát xít, chuẩn bị tước khí giới
của quân Nhật khi chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Thực chất “Đồng minh
giả” là lũ quân ô hợp, cầm đầu là Đội Đối và Lý Mười. Hoạt động của bọn này
đã gây không ít khó khăn cho cách mạng phía tây Phổ Yên. Chúng chiêu mộ
quân, bắt dân phục dịch, cướp của cải của dân để ăn uống, tiếp đó chúng kéo
quân vào đồn điền Phúc Thuận để cướp thóc lúa, tiền bạc,…nguy hiểm hơn
chúng tuyên truyền Việt minh là giặc cỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Được báo cáo của cơ sở, Ban cán sự Bắc Giang đã kịp thời quyết định cử
đồng chí Thái Bảo về Phổ Yên để chỉ đạo tự vệ địa phương nhanh chóng diệt
“Đồng minh giả”.
Ngay sau khi đến Phổ Yên, đồng chí Thái Bảo đã bàn với cơ sở và vạch
ra kế hoạch diệt trừ bọn “Đồng minh giả”. Trước hết, ta thuyết phục những kẻ
cầm đầu phải chấm dứt những hoạt động cướp phá, nói xấu Việt minh, nói xấu
cách mạng, phải tự giải tán, ai đi theo cách mạng thì được tiếp nhận, ai về quê
hoàn lương thì sẽ được nhân dân địa phương giúp đỡ, nếu chống đối thì dùng
lực lượng vũ trang trấn áp, tiêu diệt.
Với sự hỗ trợ của lực lượng vũ trang và quần chúng, đại diện cho Mặt
trận Việt minh đã gặp những tên cầm đầu, nói cho họ hiểu đường lối cứu nước
của Mặt trận Việt minh và buộc chúng phải chấp nhận những yêu cầu của ta.
Ban đầu chúng hứa sẽ thực hiện theo yêu cầu của ta, nhưng ngay sau khi lực
lượng tự vệ của ta rút, chúng lại tiến hành cướp bóc tài sản của nhân dân trong
vùng. Cho nên ta đã dùng lực lượng vũ trang do cấp trên điều về phối hợp với
tự vệ địa phương tập kích vào tận sào huyệt “Đồng minh giả”, bắt gọn cả bọn.
Với chính sách nhân đạo khoan hồng của Mặt trận Việt minh, ta chỉ trừng trị
những tên cầm đầu, những kẻ bị lừa gạt làm tay chân, ta cho họ về nhà làm ăn.
Cùng với việc tiêu diệt “Đồng minh giả”, lực lượng vũ trang của quân giải
phóng, kết hợp với tự vệ địa phương truy đuổi lực lượng của Cung Đình Vận, khi
chúng cho quân vào càn ở Phúc Thuận, Minh Đức. Trong cuộc truy đuổi này, ta
đã thu lại được toàn bộ số trâu, bò mà địch cướp, đem trả lại cho dân.
Phía bắc của huyện, nhờ được tăng cường cán bộ lãnh đạo, chỉ sau một
thời gian ngắn, các tổ chức cách mạng ở vùng Bá Xuyên, Bình Sơn, Tân
Quang được củng cố và hoạt động mạnh mẽ. Riêng xã Tân Quang, chỉ trong
thời gian không lâu, đã có 5 tiểu đội tự vệ chiến đấu ở 5 xóm: Cầu Gáo, Khu
Yên, Mỏ Chè, Xóm Mới và Thuần Lạng, bao gồm 40 chiến sĩ. Sự hoạt động
tích cực của lực lượng tự vệ không chỉ bảo vệ an toàn cho cán bộ cấp trên qua
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
lại địa phương công tác, bảo vệ tốt lớp huấn luyện mở tại địa phương, mà còn
có tác dụng ngăn chặn các phần tử lưu manh, trộm cắp, góp phần ổn định trật
tự trên địa bàn [69].
Khí thế cách mạng ngày sôi động, thời cơ tổng khởi nghĩa ngày càng đến
gần, tháng 7/1945 tự vệ Phổ Yên đã chặn đánh một đoàn xe chở Nhật tại Thanh
Xuyên, bọn chúng bị bất ngờ phải bỏ chạy. Với các hoạt động quân sự của
ta ở các xã phía tây của huyện, và tình thế cách mạng nhìn chung trong toàn
tỉnh và ở Phổ Yên nói riêng đã và đang chiếm ưu thế. Vì thế từ đầu tháng 7
đến đầu tháng 8/1945 Nhật và tay sai cũng không mở rộng hoạt động lùng
sục, càn quét nữa, đây là thời cơ toàn huyện dấy lên phong trào cách mạng
cứu nước, tổng khởi nghĩa [42].
Được sự chỉ đạo kịp thời, trực tiếp của Xứ uỷ Bắc Kỳ, cùng với phong
trào phá kho thóc Nhật giải quyết nạn đói, lực lượng tự vệ Phổ Yên được hình
thành và ngày càng lớn mạnh. Cho đến trước ngày tổng khởi nghĩa, lực lượng
tự vệ bán thoát ly được hình thành ở hầu khắp các xóm, xã. Lực lượng tự vệ
thường xuyên được tập luyện, bồi dưỡng những kiến thức sơ giản về quân sự,
chính trị đã góp phần nâng cao sức chiến đấu của các đội tự vệ và đáp ứng được
những yêu cầu ngày càng cao của cách mạng, thiết thực chuẩn bị cho cuộc khởi
nghĩa vũ trang giành chính quyền ở địa phương.
3.3.2. Tiếp tục xây dựng Phổ Yên trở thành An toàn khu vững mạnh
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, được sự chỉ đạo trực tiếp của TW Đảng,
Xứ uỷ Bắc Kỳ, Ban cán sự Bắc Giang và Ban cán sự ATKII, phong trào Việt
minh trên địa bàn Phổ Yên ngày càng phát triển. Các tổ chức hội, đoàn thể của
Việt minh được mở rộng trên toàn địa bàn huyện. Các lực lượng vũ trang bán
thoát ly được hình thành, sự phát triển, trưởng thành của lực lượng chính trị và
vũ trang tạo tiền đề thuận lợi để Phổ Yên tiếp tục hoàn thành nhiệm vụ của TW
và Xứ uỷ giao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
Khu vực đông nam Phổ Yên, phong trào cách mạng phát triển mạnh, từ
Tiên Phong nhanh chóng lan rộng sang các xã Thuận Thành, Trung Thành...
Đông đảo các tầng nhân dân xin gia nhập vào các tổ hội chức cứu quốc của Việt
minh. Các cơ sở cách mạng, đường dây liên lạc tiếp tục được giữ vững. Sự ra
đời các đội tự vệ bán ly khai, cùng với nhiều hình thức hoạt động từ bí mật, bất
hợp pháp đến công khai, hợp pháp đã góp phần trấn áp các hoạt động chống phá
cách mạng, củng cố niềm tin của quần chúng nhân dân với cách mạng.
Ở các xã phía tây, được sự ủng hộ của nhân dân, lực lượng tự vệ đã tiêu
diệt đội quân ô hợp “Đồng minh giả”, tránh cho đồng bào xã Phúc Thuận một
hiểm hoạ, nhân dân địa phương yên tâm làm ăn, phấn khởi tin theo Việt minh.
Từ cuối tháng 5 đầu tháng 6/1945, Ban chấp hành Việt minh ở Bá Xuyên,
Bình Sơn, Tân Quang phát động quần chúng nhân dân nổi dậy xoá bỏ chính
quyền địch, thành lập chính quyền cách mạng dưới hình thức Uỷ Ban dân tộc
giải phóng lâm thời. Các xã Lợi Xá, Bá Xuyên, Tân Quang cũng lập được Uỷ
Ban nhân dân lâm thời từ tháng 7/1945. Đồng bào các dân tộc trong vùng càng
thêm tin tưởng và hăng hái tham gia quyên góp ủng hộ lương thực, thực phẩm
cho cách mạng. Xã Bá Xuyên lúc đó là một trong những xã nghèo, đa số các gia
đình đều thiếu ăn, nhưng đã ủng hộ Giải phóng quân 204 kg gạo, 60 đồng và
một con bò, không kể số gạo ủng hộ tự vệ địa phương trong thời gian huấn
luyện. Bá Xuyên trở thành một trong những cơ sở cách mạng an toàn vững chắc
ở phía nam Đồng Hỷ, bắc Phổ Yên. Nhiều lớp huấn luyện quân sự, chính trị của
huyện, nhiều hội nghị quan trọng của Phổ Yên đều được tổ chức tại Bá Xuyên.
Chùa Bá Xuyên lúc này vẫn là địa điểm liên lạc và cũng là nơi tiếp nhận tài
liệu, sách báo của Xứ uỷ để từ đây chuyển đi nơi khác.
Tại Cải Đan, cơ sở bí mật được thiết lập tại gia đình đồng chí Trịnh
Quang Đông (Xuân Miếu). Từ năm 1943 đến tổng khởi nghĩa, đây là cầu nối
quan trọng để duy trì đường dây liên lạc từ Bá Xuyên qua Cải Đan về Cầu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
Đông (Hồng Tiến) và sang Tiên Phong. Nhiều cán bộ quan trọng của Xứ uỷ
Bắc Kỳ như đồng chí Lê Trung Đình, đồng chí Nguyễn Thị Minh Tâm, đồng
chí Ngọc Lan, …đã được gia đình ông che chở, nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn
tuyệt đối. Suốt từ năm 1943 đến khi khởi nghĩa cướp chính quyền tháng 8/1945,
gia đình đã dành hẳn một ngôi nhà 3 gian để các cán bộ làm nơi ở, hội họp, viết
tài liệu.
Sự phát triển của cao trào kháng Nhật tại Phổ Yên đã “tạo điều kiện an
toàn cho con đường giao thông của TW Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ qua Phổ Yên, lên
Đồng Hỷ qua Đại Từ đến Sơn Dương (Tuyên Quang). Đây là đường dây để đưa
đón cán bộ lên chiến khu và ngược lại, nó đã đưa đón nhiều đồng chí lãnh đạo
cấp trên, các đại biểu đi họp Hội nghị Tân Trào vào tháng 8/1945”[42,tr.58].
Trước những thay đổi nhanh chóng của tình hình thế giới và trong nước,
để có thể chỉ đạo cách mạng kịp thời, ngày 4/5/1945 lãnh tụ Hồ Chí Minh
cùng đoàn cán bộ rời Khuổi Nặm (Pắc Bó, Hà Quảng, Cao Bằng). Sau 18 ngày
đêm trèo đèo, lội suối băng rừng, ngày 21/5/1945 Người đã đến Tân Trào (Sơn
Dương, Tuyên Quang). Theo chủ trương của lãnh tụ Hồ Chí Minh, ngày
4/6/1945 khu giải phóng Việt Bắc được thành lập gồm 6 tỉnh (Cao Bằng, Bắc
Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên). Tân Trào được chọn
làm “thủ đô” của khu giải phóng. Phổ Yên nằm trong ATKII, cho nên không
thuộc sự chỉ đạo của khu giải phóng, song Phổ Yên đã góp phần là cầu nối
giao thông liên lạc giữa phong trào cách mạng các tỉnh miền xuôi với căn cứ
Việt Bắc.
Từ tháng 6/1945, ngoài con đường liên lạc từ Tiên Phong (Phổ Yên) qua
Kha Sơn (Phú Bình) lên xã Cây Thị (Đồng Hỷ) nối liền với Bắc Sơn – Võ
Nhai và Cao Bằng, con đường từ Tiên Phong qua Cầu Đông (Hồng Tiến); xóm
Bẫy, Xuân Miếu (Cải Đan); lên Bá Xuyên (Đồng Hỷ); qua Đại Từ lên Định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Hoá, Sơn Dương (Tuyên Quang) được hình thành và đảm bảo việc đưa đón
cán bộ trong thời kỳ chuẩn bị trực tiếp cho tổng khởi nghĩa [16], [43], [69].
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, tình thế cách mạng có nhiều thay đổi,
phong trào cách mạng tại Phổ Yên tiếp tục phát triển, các cơ sở cách mạng,
đường dây liên lạc được bảo đảm an toàn tuyệt đối, Phổ Yên tiếp tục là cầu
nối quan trọng giữa chiến khu Việt Bắc với cách mạng các tỉnh miền xuôi.
Đây là điểm khác biệt so với các địa phương khác trong khu vực
3.4. Quá trình khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn huyện
3.4.1. Thời cơ cách mạng và chủ trương của Đảng
Sau khi tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức (5/1945), Hồng quân Liên Xô
bắt đầu tiến công Nhật. Ngày 8/8/1945, Liên xô tuyên chiến với Nhật và tấn
công đạo quân Quan Đông ở đông bắc Trung Quốc.
Ngày 14/8/1945, Hội đồng tối cao chiến tranh và nội các Nhật họp thông
qua các quyết định đầu hàng Liên xô và Đồng minh không điều kiện. Trưa ngày
15/8/1945, Nhật Hoàng chính thức tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh của Nhật.
Quân Nhật ở Đông Dương rệu rã, chính phủ Trần Trọng Kim cùng bọn
tay sai của Nhật hoang mang cực độ, không còn khả năng thống trị. Điều kiện
khách quan thuận lợi cho tổng khởi nghĩa đã đến.
Từ ngày 9/3/1945, với những chính sách tàn ngược, vô nhân đạo của
Nhật đã làm cho mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với phát xít Nhật ngày càng
sâu sắc, một phần quan lại và các tầng lớp trung gian đã ngả về phía cách mạng.
Cao trào kháng Nhật cứu nước do Đảng lãnh đạo ngày càng phát triển mạnh
mẽ, sâu rộng trong cả nước, các căn cứ du kích được mở rộng. Lực lượng vũ
trang cách mạng được hợp nhất thành Việt Nam giải phóng quân, khu giải
phóng Việt Bắc được thành lập. Cuối tháng 7 đầu tháng 8/1945, tình thế cách
mạng trực tiếp ở nước ta đã xuất hiện, Đảng đã sẵn sàng lãnh đạo nhân dân nổi
dậy giành chính quyền, toàn thể dân tộc ta đang sôi sục chờ ngày tổng khởi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
nghĩa. “Những điều kiện khởi nghĩa ở Đông Dương đã chín muồi” [21,tr.424].
Thời cơ ngàn năm có một đã đến với dân tộc ta.
Được tin phát xít Nhật sắp tuyên bố đầu hàng Đồng minh, TW Đảng và
Tổng bộ Việt minh đã thành lập Uỷ Ban khởi nghĩa toàn quốc. Hai mươi ba giờ
ngày 13/8/1945, Uỷ Ban khởi nghĩa toàn quốc ra “Quân lệnh số 1” chính thức
phát lệnh tổng khởi nghĩa trên toàn quốc.
Từ ngày 14 đến ngày 15/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng họp tại
Tân Trào (Tuyên Quang). Trên cơ sở phân tích tình hình thế giới và trong nước,
Hội nghị quyết định phát động tổng khởi nghĩa trong cả nước, giành chính
quyền trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương và đề ra những chính sách
đối nội, đối ngoại quan trọng cho nhà nước ta sau khi giành được chính quyền.
Tiếp đó, từ ngày 16 đến ngày 17/8/1945, Đại hội quốc dân được triệu tập
tại Tân Trào, Đại hội tán thành chủ trương tổng khởi nghĩa của TW Đảng,
thông qua chính sách của Việt minh, cử ra Uỷ Ban dân tộc giải phóng Việt Nam
do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch.
3.4.2. Khởi nghĩa giành chính quyền trong toàn huyện
Tại Thái Nguyên, ngọn lửa cách mạng ngày càng lan rộng, làm cho bộ
máy chính quyền địch tan rã ở nhiều nơi. Tinh thần chiến đấu của binh lính
Nhật giảm sút nghiêm trọng, lính bảo an đảo ngũ ngày càng nhiều, một số công
chức làm việc trong bộ máy chính quyền địch sợ hãi đã bỏ việc. Chính quyền
địch ở các huyện, xã không dám chống đối cách mạng như trước và chỉ tồn
tại trên danh nghĩa. Một số địa chủ, tư sản và tiểu tư sản trước đây có thái độ
do dự, nay ngả hẳn theo cách mạng. Thời cơ giành chính quyền đã chín muồi
trên phạm vi toàn tỉnh. Tại Phổ Yên lúc này, chính quyền tay sai đang ở
trong tình trạng dao động. Một số nhân viên nguỵ quyền đã giác ngộ và đi
theo cách mạng. Một số nhân viên bỏ chạy đi nơi khác. Trong huyện lỵ chỉ
còn tên huyện trưởng, một đội lính cơ và hai đội lính khố xanh do giám binh
tỉnh tăng cường” [41], [69].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
Trước những thay đổi nhanh chóng của hoàn cảnh lịch sử, thực hiện
chỉ thị của TW Đảng và lời kêu gọi của Hồ Chí Minh, Phổ Yên đã thành lập
Ban chỉ đạo khởi nghĩa. Ban chỉ đạo nhận định: Phổ Yên trước đây nằm
trong An toàn khu, phải đảm bảo an toàn, bí mật cho các cơ quan của Xứ uỷ,
Trung ương vừa phải đảm bảo giao thông của Xứ uỷ từ xuôi lên qua Phổ Yên
đến chiến khu, cho nên chưa được phép giành chính quyền bộ phận như
nhiều nơi khác, trong khi cao trào kháng Nhật cứu nước đang phát triển rộng
trên toàn quốc. Nay tình hình đã biến chuyển, Nhật ở chính quốc đã đầu hàng
Đồng minh, bọn Nhật và tay sai ở trong tỉnh cũng đã hoang mang cao độ ,
tinh thần rệu rã, được lệnh của trên, ta cần nhanh chóng phát động quần
chúng giành chính quyền toàn huyện [42].
Trên cơ sở phân tích tình hình, Ban chỉ đạo khởi nghĩa quyết định huy
động đông đảo quần chúng tổ chức tuần hành thị uy, kết hợp với lực lượng tự
vệ, bao vây huyện lỵ buộc địch phải đầu hàng. Lực lượng chính là tự vệ các xã
Tiên Phong, Thuận Thành và nhân dân toàn huyện đồng loạt nổi dậy cướp
chính quyền, dự định sẽ diễn ra vào ngày 19/8/1945.
Trước đó, ngày 18/8/1945 lực lượng tự vệ cùng nhân dân Bá Xuyên, Lợi
Xá, Phố Cò cùng đánh chiếm đồn điền Sơn Cốt.
Sáng 19/8/1945, các lực lượng dự kiến tập trung để cướp chính quyền
không tập hợp được do nước lũ quá lớn. Song không vì thế mà Phổ Yên giành
chính quyền muộn so với các nơi khác. Được tin Hà Nội giành được chính
quyền, một lực lượng tự vệ và nhân dân các xã phía bắc của huyện như: Phố
Cò, Cải Đan, Tân Quang, Bá Xuyên đã tập trung lực lượng tiến vào đánh chiếm
huyện đường (nay thuộc xã Đắc Sơn).
Ban đầu, một số lính bảo vệ huyện đường nghe theo Đội Sát, nổ súng chỉ
thiên uy hiếp nhân dân. Cùng lúc, hai giáo viên quân sự Lê Văn Ngọ và Minh
Đức đang trên đường đi công tác qua địa phận huyện lỵ Phổ Yên, thấy phong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
trào đấu tranh giành chính quyền đang diễn ra sôi nổi, liền huy động thêm nhân
dân Sơn Cốt và các vùng phụ cận huyện đường quyết tâm giành thắng lợi.
Trước sức mạnh của quần chúng nhân dân, tri huyện Đồng Mạnh Tư, Cai
Dương, Đội Sát run sợ ra lệnh cho toàn bộ quân lính đầu hàng, nộp toàn bộ vũ
khí, ấn tín và toàn bộ giấy tờ.
Sau khi giành thắng lợi ở huyện lỵ, những người lãnh đạo giành chính
quyền không nhận được chủ trương của trên, đã lúng túng không biết giải
quyết các công việc tiếp theo. Đồng chí Ngọ và đồng chí Đức đã giải tán nhân
dân sau khi đã đốt phá tất cả giấy tờ và những gì còn lại của huyện đường [69].
Đêm ngày 19/8/1945, lực lượng tự vệ của Tân quang, Bá Xuyên hành
quân gấp rút, phối hợp cùng các đơn vị vũ trang ở Phú Bình, Cam Giá,…bao vây,
đánh chiếm đồn điền Gia Sàng, bắt giữ một số tên việt gian thân Nhật, sau đó tiếp
tục tiến lên tham gia giải phóng thị xã Thái Nguyên vào ngày 20/8/ 1945.
Sáng ngày 20/8/1945, lực lượng của Ban lãnh đạo khởi nghĩa giành chính
quyền huyện lỵ Phổ Yên mới đến nơi, thì huyện đường đã được giải phóng. Ban
lãnh đạo khởi nghĩa đã làm tiếp những công việc của một huyện lỵ mới được
giải phóng như: Ra tuyên bố giải tán chính quyền địch, kêu gọi nhân dân, các
đoàn thể Việt minh ổn định trật tự, trị an, giúp đỡ lực lượng khởi nghĩa truy bắt
bọn việt gian có tội với nhân dân, và ra tuyên bố kiên quyết trừng trị những tên
tay sai việt gian ngoan cố chống lại cách mạng.
Đêm 20/8/1945, một tốp sĩ quan và binh lính Nhật từ thị xã Thái Nguyên
theo xuôi quốc lộ 3 chạy về Hà Nội. Đến địa phận Phố Cò, chúng đã bị lực
lượng tự vệ địa phương chặn đánh. Quân Nhật bỏ chạy, ta đã thu được một số
lựu đạn, ngựa và mũ sắt.
Sáng ngày 21/8/1945, tại khu rừng Niệm Cuông xuất hiện một số tàn
quân Nhật. Ta đã huy động lực lượng tự vệ ở Niệm Cuông, Phố Cò, Cải Đan,
Lợi Xá bao vây địch buộc chúng phải quay lại thị xã Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Được sự chỉ đạo của Ban cán sự tỉnh Thái Nguyên, ngày 21/8/1945
ban lãnh đạo khởi nghĩa huyện Phổ Yên họp tại đền Giá (Đông Cao) để chỉ
định: Uỷ ban dân tộc giải phóng lâm thời gồm 9 người, do đồng chí Trần
Mạnh Hùng làm chủ tịch.
Ngày 23/8/1945, nhân dân các địa phương trong huyện nô nức kéo về
huyện lỵ dự lễ ra mắt chính quyền mới, chính quyền cách mạng, đại diện cho
quyền lợi của nhân dân lao động. Từ đây, người dân Phổ Yên nghèo đói, cơ
cực, lam lũ xưa kia đã thực sự trở thành người chủ xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng và có quá trình chuẩn bị lực lượng lâu dài,
chu đáo, đặc biệt trong cao trào kháng Nhật trên địa bàn Phổ Yên đã hình thành
lực lượng chính trị, vũ trang hùng hậu sẵn sàng chờ thời cơ cướp chính quyền.
Cho nên, dù phải đương đầu với nhiều khó khăn, nhưng cùng với nhân dân cả
nước, quân và dân Phổ Yên đã chớp thời cơ nhanh chóng giành chính quyền,
góp phần vào thắng lợi chung của cả dân tộc.
Tiểu kết
Được sự chỉ đạo trực tiếp của TW Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ và Ban cán sự
ATKII, từ sau ngày Nhật đảo chính Pháp đến trước ngày tổng khởi nghĩa, quá trình
chuẩn bị lực lượng trên địa bàn Phổ Yên tiếp tục được đẩy mạnh và phát triển
nhanh. Đông đảo các giai tầng trong xã hội nô nức tham gia vào các tổ chức hội của
Mặt trận Việt minh. Cuộc đấu tranh đã thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham
gia, hình thức đấu tranh quyết liệt hơn, chuyển dần từ bí mật sang công khai trực
diện với kẻ thù. Các cuộc đấu tranh chính trị đã góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh
của nhân dân, tập dượt quần chúng làm cách mạng, bảo vệ, duy trì hoạt động của
TW Đảng và Xứ uỷ trên địa bàn.
Cùng với sự phát triển của lực lượng chính trị, các đội tự vệ – lực lượng
vũ trang bán ly khai được hình thành ở hầu khắp các thôn xã, trở thành “công
cụ” trấn áp hiệu quả các hành động chống phá cách mạng của kẻ thù, sẵn sàng
xông lên cướp chính quyền.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Sự phát triển của lực lượng chính trị, vũ trang trong cao trào kháng Nhật
trên địa bàn huyện Phổ Yên, đã góp phần tiếp tục phát triển các cơ sở cách
mạng và đảm bảo an toàn cho các đường dây liên lạc của TW và Xứ uỷ, Phổ
Yên tiếp tục là cầu nối quan trọng giữa chiến khu Việt Bắc với phong trào cách
mạng các tỉnh miền xuôi.
Với sự chuẩn bị tích cực, chu đáo về lực lượng trong cao trào kháng
Nhật, cho nên khi phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh, nhân dân các dân
tộc Phổ Yên đã đồng loạt xông lên cướp chính quyền làm chủ quê hương. Việc
Phổ Yên sớm giành được chính quyền đã tạo điều kiên thuận lợi cho các cán bộ
từ chiến khu Việt Bắc nhanh chóng về Hà Nội chuẩn bị cho sự ra đời của nhà
nước Việt Nam dân chủ cộng hoà.
KẾT LUẬN
Với vị trí là cầu nối giữa vùng đồng bằng với các tỉnh trung du, miền núi
và là lá chắn bảo vệ cửa ngõ phía bắc kinh thành Thăng Long - Hà Nội, cùng
với truyền thống cần cù, sáng tạo trong lao động và dũng cảm, đoàn kết trong
chiến đấu chống giặc ngoại xâm cho nên trong suốt quá trình dựng nước và
giữ nước nhân dân các dân tộc Phổ Yên luôn sát cánh cùng nhân dân Thái
Nguyên và cả nước lập nên nhiều chiến công. Tất cả những truyền thống tốt
đẹp đó là chất men tạo nên khối đại đoàn kết, sức mạnh phi thường để con
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
người nơi đây chinh phục cải tạo thiên nhiên, chống lại mọi áp bức bất công
và đạp bằng mọi thế lực thù địch.
Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945 trên địa bàn Phổ Yên là
thắng lợi của nghệ thuật lãnh đạo chiến tranh cách mạng của Đảng.
Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, được sự chỉ đạo trực tiếp của
TW Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ và Ban cán sự ATKII, mọi hoạt động cách mạng
trên địa bàn huyện Phổ Yên đều được kịp thời, nhanh chóng chuyển hướng sát
hợp với thực tiễn lịch sử.
Xuất phát từ những chủ trương đúng đắn và sự chỉ đạo kịp thời của Đảng,
tuy quá trình xây dựng, phát triển lực lượng cách mạng ở Phổ Yên muộn hơn so
với các địa phương trong khu vực, nhưng đã sớm bắt kịp với hoạt động cách mạng
trong cả nước. Phạm vi xây dựng và hoạt động của các tổ chức và lực lượng cách
mạng lúc đầu còn hẹp, không đều, chỉ tập trung ở một số ít địa phương phía đông
nam và phía bắc, sau đó đã lan rộng khắp địa bàn huyện. Sự ra đời và phát triển
của các tổ chức cách mạng đã góp phần tập hợp, giác ngộ đông đảo quần chúng
nhân dân theo cách mạng. Từ trong các tổ chức cách mạng, quần chúng được rèn
luyện trong thực tiễn đấu tranh, qua đó những hội viên tích cực được lựa chọn vào
các đội tự vệ hoạt động tại địa phương. Sự ra đời và hoạt động của các đội tự vệ -
Lực lượng vũ trang bán ly khai đã góp phần bảo vệ cách mạng, hạn chế các hoạt
động chống phá của Pháp, Nhật và tay sai.
Với vị trí thuận lợi, có phong trào cách mạng và cơ sở quần chúng vững
chắc, Phổ Yên cùng với Hiệp Hoà, Phú Bình đã được TW Đảng chọn để xây
dựng thành ATK. Nhờ sự đùm bọc, che chở của nhân dân Phổ Yên, cán bộ và
các cơ quan của TW Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ đã được bảo đảm an toàn trong
vòng vây của kẻ thù. Từ đây, nhiều chủ trương, chính sách của Đảng được
truyền tới các địa phương trong cả nước.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Sau ngày Nhật đảo chính Pháp, do phải tiếp tục đảm bảo an toàn, bí mật
cho các cơ quan của TW Đảng, Xứ uỷ và giao thông liên lạc giữa các tỉnh
miền xuôi với chiến khu, nên Phổ Yên chưa tiến hành khởi nghĩa từng phần,
giành chính quyền bộ phận như các địa phương khác. Hoạt động chuẩn bị lực
lượng chính trị và vũ trang bán ly khai tiếp tục phát triển, các cơ sở cách
mạng và đường dây liên lạc qua huyện Phổ Yên tiếp tục được bảo mật. Vào
giai đoạn chuẩn bị trực tiếp cho cách mạng tháng Tám, Phổ Yên đã góp phần
đưa đón cán bộ từ các tỉnh miền xuôi lên chiến khu Việt Bắc dự Hội nghị toàn
quốc của Đảng và Quốc dân đại hội. Đây là đóng góp quan trọng của Phổ Yên
với cách mạng tháng Tám và là điểm khác biệt so với các địa phương khác.
Với chiến thắng của quân Đồng minh, phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng
không điều kiện, Đảng ta đã kịp thời phát động toàn dân nổi dậy tổng khởi
nghĩa giành chính quyền. Tại Phổ Yên ngọn lửa cách mạng ngày càng lan
rộng, làm cho bộ máy chính quyền địch tan rã ở nhiều nơi, các lực lượng trung
gian ngả hẳn về phía cách mạng, thời cơ giành chính quyền đã “chín muồi”.
Từ ngày 18 đến ngày 23/8/1945, nhân dân các dân tộc huyện Phổ Yên
đã đồng loạt xông lên cướp chính quyền, làm chủ quê hương. Quá trình giành
chính quyền tại Phổ Yên diễn ra nhanh chóng, hoà bình và ít đổ máu. Có được
kết quả đó là do đã có quá trình chuẩn bị lực lượng lâu dài, chu đáo và sự lãnh
đạo kịp thời của TW Đảng và Xứ uỷ Bắc Kỳ cho nên nhân dân các dân tộc
Phổ Yên luôn trong tư thế sẵn sàng chờ thời cơ cướp chính quyền.
Những kết quả của nhân dân Phổ Yên đạt được trong những năm 1939 –
1945, đã góp phần bảo vệ, duy trì các cơ sở cách mạng, đường dây liên lạc và
những hoạt động của TW Đảng, Xứ uỷ Bắc Kỳ và ATKII trong những năm
1943 - 1945. Phổ Yên đã trở thành “cầu nối an toàn” giữa phong trào cách
mạng các tỉnh miền xuôi với chiến khu Việt Bắc, “con đường cách mạng quần
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
chúng” được hình thành, đó là yếu tố quan trọng đưa đến thắng lợi nhanh
chóng của cách mạng tháng Tám trên phạm vi toàn quốc.
Từ trong phong trào đấu tranh cách mạng đã khơi dậy và phát huy
truyền thống đoàn kết, chống giặc ngoại xâm và hình thành một đội ngũ cán
bộ trung kiên. Đó là cơ sở để nhân dân các dân tộc Phổ Yên tiếp tục tiến
hành chống giặc ngoại xâm, diệt trừ nôị phản, đánh bại thực dân Pháp và đế
quốc Mĩ.
Từ thực tế quá trình hoạt động và đấu tranh cách mạng đã để lại cho
nhân dân và Đảng bộ Phổ Yên những bài học kinh nghiệm quý như: Luôn vận
dụng sáng tạo, kịp thời những chủ trương chính sách của Đảng vào thực tế lịch
sử địa phương; Luôn có ý thức tập hợp và phát huy tối đa sức mạnh của quần
chúng nhân dân; Luôn quan tâm đến lợi ích của nhân dân lao động, trước hết
là giai cấp nông dân; Luôn đặt quyền lợi dân tộc lên hàng đầu…Hơn 60 năm
đã đi qua, nhưng những bài học kinh nghiệm đó vẫn giữ nguyên giá trị, là cơ
sở quan trọng để các nhà lãnh đạo họach định các chính sách phát triển kinh
tế, chính trị, xã hội cho địa phương.
Với những đóng góp và công lao to lớn của nhân dân các dân tộc Phổ
Yên trong những năm trước cách mạng tháng Tám đã được Đảng, Nhà nước ta
ghi nhận và trao tặng những phần thưởng cao quý: Đơn vị anh hùng lực lượng
vũ trang nhân dân, công nhận ATKII là di tích lịch sử văn hoá, nhiều cá nhân
và gia đình được nhận Bằng khen có công với nước trong giai đoạn 1942 -
1945,...Có được những thành công đó là do sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của
Đảng, trực tiếp là Ban cán sự ATKII đã khơi dậy phát huy được sức mạnh
tổng hợp của nhân dân, đó là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của
cách mạng Phổ Yên trong những năm 1939 - 1945.
Công cuộc chuẩn bị lực lượng cách mạng tiến tới khởi nghĩa giành
chính quyền trong cách mạng tháng Tám tại Phổ Yên góp thêm bằng chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
lịch sử phủ nhận những quan điểm sai trái cho rằng thắng lợi cách mạng tháng
Tám năm 1945 ở Việt Nam là “ăn may”, là “ngẫu nhiên”.
Từ thực trạng xuống cấp của các di tích lịch sử, có nguy cơ bị biến
thành phế tích và biến mất của các tư liệu lịch sử quý giá, tôi kiến nghị với các
cấp chính quyền tại địa phương cần có kế hoạch điều tra, bảo vệ, khôi phục
các di tích, các tư liệu lịch sử, quan tâm chăm lo hơn đến đời sống vật chất,
tinh thần của những gia đình và cá nhân có công với cách mạng. Từ đó góp
phần giáo dục truyền thống yêu nước, đấu tranh cách mạng cho thế hệ trẻ, thúc
đẩy kinh tế địa phương phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1994), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Thuận Hoá.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
2. Ăngghen – Lênin – Xtalin (1960), Bàn về chiến tranh nhân dân, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
3. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1969), Từ đốm lửa đầu tiên, Bắc Thái
4. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1970), Lịch sử thời kì vận động cách mạng
tháng Tám tỉnh Bắc Thái 1939 – 1945, Bắc Thái.
5. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng TW (1978), Nghị quyết Hội nghị quân sự cách
mạng Bắc kỳ (văn kiện Đảng 1930 – 1945), Hà Nội.
6. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1978), Lịch sử cách mạng tháng Tám Bắc
Thái, Bắc Thái.
7. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1978), Bác Hồ với Bắc Thái, Tập I, Bắc Thái.
8. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1980), Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Thái, Tập I,
Bắc Thái.
9. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng (1987), Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc,
Bắc Thái.
10. Ban chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái (1990), Bắc Thái lịch sử kháng chiến
chống thực dân Pháp 1945 - 1954, Bắc Thái.
11. Ban chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên (1999), Thái Nguyên lịch sử đấu
tranh cách mạng và kháng chiến chống Pháp 1941 – 1954, Thái Nguyên.
12. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2003), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên, Tập I (1936 – 1965), Thái Nguyên.
13. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên (2005), Lịch sử Đảng bộ tỉnh
Thái Nguyên, Tập II (1965 – 2000), Thái Nguyên.
14. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng TW (1967), Tìm hiểu cách mạng tháng Tám,
Nxb Sự Thật, Hà Nội.
15. Ban nghiên cứu lịch sử Đảng Khu tự trị Việt Bắc (1975), Lịch sử khu giải
phóng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
16. Ban Tuyên giáo Phổ Yên (2008), Báo cáo về ATK II của TW Đảng tại
huyện Phổ Yên trước cách mạng tháng Tám năm 1945.Tài liệu lưu tại văn
phòng Ban Tuyên giáo huyện Phổ Yên.
17. Các Mác - Ăngghen (1973), Quan điểm cơ bản về khởi nghĩa, chiến tranh
và quân đội, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội.
18. Cụm di tích lịch sử Phú Bình, Phổ Yên. Tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh
Thái Nguyên.
19. Cụm di tích lịch sử Hiệp Hoà. Tài liệu lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh Bắc Giang.
20. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập 1936 – 1939, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21. Đảng cộng sản Việt Nam (2000), Văn kiện Đảng toàn tập 1940 – 1945, Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22. Trường Chinh (1947), Kháng chiến nhất định thắng lợi, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
23. Trường Chinh (1970), Cách mạng tháng Tám, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
24. Trường Chinh (1975), Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Tập I, Nxb Sự
Thật, Hà Nội.
25. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cở vẻ vang của Đảng, vì độc lập tự do, vì Chủ
nghĩa xã hội tiến lên giành những thắng lợi mới, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
26. Nguyễn Anh Dũng (1989), Nghệ thuật chỉ đạo đấu tranh vũ trang trong
cách mạng tháng Tám, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
27. Hoàng Dũng (1995), Lực lượng vũ trang và đấu tranh vũ trang trong cách
mạng tháng Tám, Nxb Sự Thật.
28. Nguyễn Quốc Dũng (2002), Quân đội nhân dân Việt Nam, Nxb Quân đội
Nhân dân, Hà Nội.
29. Trần Bá Đệ (Chủ biên) (1995), Lịch sử Việt Nam từ 1930 – 1945, Nxb Đại
học Quốc gia, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
30. Võ Nguyên Giáp (1964), Từ nhân dân mà ra (Hồi kí), Nxb Quân đội Nhân
dân, Hà Nội.
31. Võ Nguyên Giáp (1972), Vị trí chiến lược của chiến tranh nhân dân ở địa
phương và các lực lượng vũ trang địa phương , Nxb Quân đội Nhân dân,
Hà Nội.
32. Võ Nguyên Giáp (1977), Những chặng đường lịch sử (Hồi kí), Nxb Văn
học, Hà Nội.
33. Võ Nguyên Giáp (1979), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo
vệ tổ quốc, Nxb Sự Thật, Hà Nội.
34. Hồ Chí Minh (1994), Biên niên tiểu sử, Tập IV, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
35. Hồ Chí Minh toàn tập (1996), Tập III, Nxb Chính trị Quốc gia.
36. Hội Liên hiệp phụ nữ Bắc Thái (1986), Phụ nữ Bắc Thái trên chặng đường
đấu tranh và xây dựng, Bắc Thái.
37. Nguyễn Cảnh Minh (Chủ biên) - Đỗ Hồng Thái (1999), Lịch sử địa phương,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
38. Huyện uỷ Hiệp Hoà (1992), Lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ
nhân dân Hiệp Hoà, Tập I (1938 – 1954), Bắc Giang.
39. Huyện uỷ Phú Bình (1999), Lịch sử Đảng bộ xã Kha Sơn (1938- 1945),
Thái Nguyên.
40. Huyện uỷ Phú Bình (2005), Lịch sử Đảng bộ Phú Bình 1930 – 2005, Thái
Nguyên.
41. Huyện uỷ Phổ Yên (1990), Lịch sử Đảng bộ Phổ Yên 1930 - 1954, Thái
Nguyên.
42. Huyện uỷ Phổ Yên (1995), Lịch sử Đảng bộ Phổ Yên 1930 - 1954, Thái
Nguyên.
43. Hoàng Ngọc La (1995), Căn cứ địa Việt Bắc 1940 -1945, Nxb Chính trị
Quốc gia.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
44. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (1998), Đại cương lịch sử Việt Nam, Tập II,
Nxb Giáo dục.
45. Dương Đình Lập (4/1993), “Khu căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai”, Tạp chí Lịch
sử Quân sự.
46. Dương Đình Lập (3/1995), “Căn cứ địa Cao Bằng trong cách mạng tháng
Tám”, Tạp chí Lịch sử Quân sự.
47. Lê Hồng Lân (1975), Những ngày khởi nghĩa ở Hà Nội, Nxb Thanh Niên.
48. Phan Huy Lê (1983), Lịch sử Việt Nam, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên
nghiệp.
49. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) - Đinh Ngọc Bảo, Nguyễn Thị Côi, Nguyễn
Đình Lễ, Trương Hữu Quýnh, Trịnh Đình Tùng, Nghiêm Đình Vì (2003),
Phương pháp luận sử học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
50. Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Bắc Thái (1991), Nxb Lao
Động.
51. Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Giang (2003), tập I (1926 – 1975), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
52. Trần Huy Liệu (1957), Cao trào tiền Khởi nghĩa, Nxb Sử - Địa.
53. Trần Huy Liệu (1961), Lịch sử 80 năm chống Pháp, Tập II, Nxb Sử - Địa.
54. Nguyễn Xuân Minh (1996), An toàn khu Trung ương ở Việt Bắc (trong
kháng chiến chống Pháp 1945 – 1954), Luận án Tiến sĩ.
55. Năm mươi năm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam (1979), Nxb Sự
thật, Hà Nội.
56. Trịnh Nhu (4/1995), Báo cáo hội thảo về ATKII trong cách mạng tháng
tám. Tài liệu lưu tại văn phòng Ban Tuyên giáo huyện Hiệp Hoà.
57. Trương Hữu Quýnh (1988), Lịch sử địa Phương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
58. Sở Công an nhân dân Bắc Thái (1993), Lịch sử Công an nhân dân Bắc Thái,
Bắc Thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
59. Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Nguyên (1998), Địa lý tỉnh Thái Nguyên, Thái
Nguyên
60. Sở Văn hoá Thông tin (1985), Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng
(1945 – 1985), Bắc Thái.
61. Sở Văn hoá Thông tin Thái Nguyên (1997), Khởi nghĩa Thái Nguyên 80
năm nhìn lại, Hà Nội.
62. Sở Văn hoá Thông tin (2003), Đất và Người Thái Nguyên, Công ty in Thái
Nguyên.
63. Văn Tạo (1995), Cách mạng tháng Tám, Một số vấn đề lịch sử, Nxb
KHXH, Hà Nội.
64. Trịnh Thị Minh Tâm (1971), Hồi ký. Tài liệu lưu tại nhà riêng: xã Vạn
Phúc, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).
65. Nguyễn Duy Tiến (2002), Quá trình thực hiện quyền sở hữu ruộng đất cho
nông dân Thái Nguyên 1945 -1957, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
66. Nguyễn Thành (1986), “Tìm hiểu chủ trương khởi nghĩa từng phần trong
nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 8”, Tạp chí nghiên cứu Lịch sử
Quân sự số 6.
67. Nguyễn Văn Thăng (Chủ biên) (1985), Hiệp Hoà một vùng quê cách mạng,
Hà Bắc.
68. Nghiêm Xuân Thạo (1982), Hoạt động của các chiến sĩ cộng sản ở trại tập
trung Bá Vân thời kỳ 1941 -1944, Tài liệu lưu tại Phòng tư liệu Trường đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.
69. Thị Uỷ Sông Công (1998), Lịch sử Đảng bộ thị xã Sông công 1985 – 1995,
Thái Nguyên.
70. Đồng Khắc Thọ (Chủ biên) (2002), Di tích lịch sử văn hoá và danh lam
thắng cảnh Thái Nguyên, Thái Nguyên.
71. Tổng bộ Việt - Minh (1953), Hồ sơ khen thưởng Bằng có công với nước của
bà Nguyễn Thị Hoan (mẹ của đồng chí Ngô Hải Long). Tài liệu lưu tại nhà
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
cháu nội Ngô Hải Cao, thôn Yên Trung, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên,
tỉnh Thái Nguyên.
72. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Bắc Thái (1976), Hồ sơ khen thưởng Bằng có công
với nước của gia đình ông Ngô Hải Long. Tài liệu lưu tại nhà con trai út
Ngô Hải Cao, thôn Yên Trung, xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái
Nguyên.
73. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1976), Hồ sơ khen thưởng Bằng có
công với nước của gia đình ông Trịnh Văn Phương. Tài liệu lưu tại nhà
con trai Trịnh Văn Đồng: xóm Xuân Miếu, phường Cải Đan, thị xã Sông
Công, tỉnh Thái Nguyên.
74. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1999), Hồ sơ khen thưởng Bằng có
công với nước của gia đình ông Trịnh Quang Đông. Tài liệu lưu tại nhà
riêng: xóm Xuân Miếu, phường Cải Đan, thị xã Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên.
75. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1999), Hồ sơ khen thưởng Bằng có
công với nước của gia đình ông Lưu Bá Mục. Tài liệu lưu tại nhà riêng:
xóm Cầu Đông, xã Hồng Tiến, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
76. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1999), Hồ sơ khen thưởng Bằng có
công với nước của gia đình ông Dương Văn Trần. Tài liệu lưu tại nhà con
gái cả: bà Dương Thị Tình, xã Tân Quang, thị xã Sông Công, tỉnh Thái
Nguyên.
77. Uỷ Ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên (1999), Hồ sơ khen thưởng Bằng có
công với nước của gia đình ông Nguyễn Văn Tâm. Tài liệu lưu tại nhà
riêng: xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.
78. Uỷ Ban nhân dân xã Tiên Phong (2007), Thông tin phục vụ năm du lịch
Thái Nguyên năm 2007. Tài liệu lưu t¹i phßng V¨n ho¸ x· Tiªn Phong.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Công cuộc chuẩn bị lực lượng và khởi nghĩa giành chính quyền ở Phổ Yên tỉnh Thái Nguyên từ 1939 đến 1945.pdf