Luận văn Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu Tiếng Việt

Theo Hoàng Trọng Phiến thì những câu có dạng nhƣ ở (1) là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, còn những câu có dạng nhƣ ở (2) là câu ghép qua lại. Cách phân loại này rõ ràng là dựa vào số lƣợng cụm chủ vị. Theo chúng tôi, tiêu chí phân loại khác nhau thì kết quả đƣơng nhiên, sẽ khác nhau. Hoàng Trọng Phiến dựa vào số lƣợng cụm chủ vị, còn Cao Xuân Hạo lại dựa vào cụm chủ vị làm nòng cốt, nên kết quả phân loại của hai tác giả khác nhau. Rõ ràng việc lựa chọn cách phân loại ở đây tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của công trình. Phù hợp với quan niệm coi cấu trúc chủ vị cũng chỉ là một dạng của cấu trúc chính phụ, chúng tôi sẽ chọn cách phân tích coi cả hai dạng trên đều là câu đơn. Cơ s ở và lợi ích của cách phân tích này là: + Chú ý đến mặt chức năng hơn là cấu trúc (chức năng của 2 bộ phận chỉ nguyên nhân là nhƣ nhau, đều bổ sung cho bộ phận chỉ kết quả).

pdf100 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2447 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trong lòng. (Nguyễn Ngọc Tƣ. Hiu hiu gió bấc) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tiếng khóc vỡ ra đột ngột khiến con chó mực ngoài sân cũng giật thót mình, sủa lên mấy tiếng ai oán. (Nguyễn Huy Thiệp. Cánh buồm nâu) Cái lối xƣng hô ấy làm cô không chịu đƣợc. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố) Tiếng nổ khiến mọi ngƣời giật mình. (Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt) + Biến thể có quan hệ từ: Quan hệ từ đƣợc dùng để dẫn nối bổ ngữ ở đây là cho. Ví dụ: Cái cồn cào làm cho chàng mệt nhƣ ốm. (Nguyễn Công Hoan. Kiếp tài tình) Trời đã khiến cho mẹ con mình lao đao lận đận, thì mình phải chịu chớ không nên phiền trách. (Hồ Biểu Chánh. Cay đắng mùi đời) Ngoài đƣờng, đàn sẻ líu tíu càng làm cho Bính bồn chồn nóng ruột. (Nguyên Hồng. Bỉ vỏ) Những lời thị phi ấy đến tai bà Cả, khiến cho bà tái tím ruột gan. (Thạch Lam. Đứa con) Sự im lặng trong huyện đƣờng khiến cho quan càng oai vệ lắm. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố.) Câu chuyện của nó làm cho cả hai ngƣời nhận ra họ đã sống một đời nghệ sĩ đầy ý nghĩa. (Nguyễn Ngọc Tƣ. Bởi yêu thương) Ánh sáng trăng tuy leo lét, song cũng đủ khiến cho hai con mắt rất tinh tƣờng của nhà chủ điền nom thấy rõ hai cái má phúng phính, một cặp môi nhỏ và dầy, cái cằm tròn trĩnh và hơi lẹm trong cái vành khăn mỏ quạ bằng láng thâm. (Vũ Trọng Phụng. Giông tố) - Về tổ chức nội bộ, bổ ngữ là cụm chủ vị bên các động từ quan hệ làm, khiến có những đặc điểm sau: + Vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ về mặt từ loại đƣợc biểu hiện bằng động từ. Ví dụ: Có cái gì dịu ngọt chăng tơ ở đây khiến chàng vướng phải. (Thạch Lam. Dưới bóng hoàng lan) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Một tiếng chuông dài kêu lên ngoài giàn thiên lí làm cho bà chủ ngồi nhổm dậy. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ) Điều tôi nghe hôm ấy về ngôi chùa làm tôi bâng khuâng nghĩ sang nhiều lĩnh vực khác. (Nguyễn Đình Thi. Xung kích) Cử chỉ không ngờ này lại khiến bà chánh cảm động. (Nguyễn Công Hoan. Hé! Hé! Hé!) Chỉ riêng tiếng nói của Ngƣời cũng đã đủ làm cho họ khóc rồi. (Anh Đức. Hòn đất) + Ngoài hình thức biểu hiện trên đây, vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ còn đƣợc biểu hiện bằng tính từ nhƣng trong trƣờng hợp này, bên tính từ thƣờng phải có thêm các yếu tố phụ (thêm, hơn, chóng…) chỉ sự gia tăng về đặc điểm, phẩm chất. Sự có mặt của các yếu tố phụ này làm cho tính từ có nét gần gũi với động từ. Ví dụ: Một làn ánh sáng mờ lƣớt qua làm cái mặt hốc hác và màu da đã xanh lại càng xanh thêm. (Nam Cao. Nghèo) Công việc ấy chẳng những không làm nàng mệt mỏi, mà trái lại nó chỉ khiến nàng thêm tỉnh táo và vui sƣớng. (Ngô Tự Lập. Vĩnh biệt đảo hoang) Những nguồn ánh sáng đèn chiếu ra ngoài phố khiến cát lấp lánh từng chỗ và đƣờng mấp mô thêm vì những hòn đá nhỏ một bên sáng, một bên tối. (Thạch Lam. Hai đứa trẻ.) Cái lối trang điểm cổ làm cho ngƣời ta chóng già, ta phải thay đổi đi mới đƣợc. (Vũ Trọng Phụng. Số đỏ) Gió mạnh dán chặt quần áo vào ngƣời chàng, khiến cái lạnh thêm thấm thía và ẩm ƣớt. (Thạch Lam. Cuốn sách bỏ quên) Trƣờng hợp vị ngữ (của cụm chủ vị làm bổ ngữ) đƣợc biểu hiện bằng tính từ lại có thêm yếu tố phụ chỉ cách thức nhƣ ở ví dụ dƣới đây là một trƣờng hợp hiếm hoi: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ánh trăng lọc qua lớp sƣơng mờ huyền uyển chuyển nhƣ khói khiến khung cảnh cứ mờ nhạt một cách huyền ảo. (Nguyễn Khải. Mùa lạc) + Trƣớc động từ giữ vai trò vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ, hầu nhƣ không xuất hiện các phó từ chỉ thời thể. Sự xuất hiện của phó từ đứng trƣớc động từ - vị ngữ nhƣ trong trƣờng hợp dƣới đây rất ít gặp: Quy mô của cuộc can thiệp và hậu quả ngoài ý muốn của nó đủ khiến cho cuộc can thiệp này đang lấn át mục tiêu chính trị và nhân đạo ban đầu. (Báo Nhân dân. Ngày 28/04/1999) Qua cách phân tích trên đây về đặc điểm của bổ ngữ bên các động từ quan hệ làm, khiến chúng ta có thể nhận thấy đặc điểm chung của cụm chủ vị làm bổ ngữ trong những trƣờng hợp trên đây là: a) Chúng có thể xuất hiện sau từ trung tâm với 2 biến thể: biến thể không có quan hệ từ và biến thể có quan hệ từ. b) Vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ ít nhiều bị chi phối trực tiếp bởi từ trung tâm đứng trƣớc nên mất đi ý nghĩa và hình thức thời thể đồng thời không có khả năng hiện thực hoá đầy đủ mối quan hệ chủ ngữ với vị ngữ. Tóm lại, các động từ làm, khiến là những động từ có nguồn gốc từ động từ - thực từ nhƣng đã bị “hư hoá” ở mức độ nhất định và trở thành động từ quan hệ có đặc tính trung gian giữa thực từ và hƣ từ. Từ những tƣ liệu cụ thể, chúng tôi nhận thấy giữa làm và khiến có những điểm chung sau đây: Về ý nghĩa, chúng vừa biểu thị nét nghĩa hoạt động gây khiến trừu tƣợng, khái quát, vừa biểu thị mối quan hệ nhân quả giữa các thực từ trong câu. Về chức năng cú pháp, chúng vừa là trung tâm tổ chức câu (làm vị ngữ trong câu) vừa là phƣơng tiện cải biến câu. 2.4. Tiểu kết Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng phƣơng tiện cú pháp (quan hệ từ) và bằng phƣơng tiện từ vựng - ngữ pháp (động từ quan hệ) trong tiếng Việt khá phổ biến. Bằng phƣơng tiện cú pháp (quan hệ từ), quan hệ nhân quả có thể đƣợc biểu hiện bằng hai nhóm quan hệ từ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Quan hệ từ chỉ nguyên nhân. - Quan hệ từ chỉ kết quả. Bằng phƣơng tiện từ vựng - ngữ pháp, quan hệ nhân quả có thể đƣợc biểu hiện bằng các động từ làm, khiến là những động từ có nguồn gốc từ động từ - thực từ nhƣng đã bị “hư hoá” ở mức độ nhất định và trở thành động từ quan hệ có đặc tính trung gian giữa thực từ và hƣ từ. CHƢƠNG 3 VẤN ĐỀ PHÂN TÍCH NGỮ PHÁP KIỂU CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ ĐƢỢC BIỂU HIỆN BẰNG QUAN HỆ TỪ VÀ ĐỘNG TỪ QUAN HỆ Nhƣ đã trình bày ở trên, kiểu câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng 2 phƣơng thức: bằng quan hệ từ và bằng động từ quan hệ. Mặc dù về đặc điểm ngữ nghĩa giữa hai kiểu câu này có những nét chung nhƣng về đặc điểm ngữ pháp lại có những điểm không tƣơng đồng. 3.1. Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng quan hệ từ 3.1.1. Các ý kiến khác nhau về cách phân tích kiểu câu này Đối với kiểu câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng quan hệ từ, hiện nay, ý kiến của các nhà ngữ pháp không thống nhất. Qua khảo sát, chúng tôi thấy có hai vấn đề cầm xem xét: - Mối quan hệ giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả là quan hệ chính phụ hay phụ thuộc qua lại? - Đặc tính cấu tạo của kiểu câu này xét theo quan điểm phân loại câu theo mặt ngữ pháp (tính chất đơn hay ghép của kiểu câu này) Cao Xuân Hạo, khi bàn về vấn đề câu đơn, câu phức và câu ghép có nhận định rằng, “khái niệm truyền thống về câu phức là câu có từ hai cấu trúc chủ - vị trở lên không đẳng lập. Khái niệm câu phức ấy đƣợc ngữ pháp nhà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trƣờng của ta gọi là câu ghép chính phụ. Cách gọi tên khác nhau nhƣng khái niệm là một. So sánh: (1) a. Điều ấy tôi biết rồi. b. Điều anh vừa nói ấy, tôi biết rồi. c. Tôi đã xem trận ấy. d. Tôi đã xem đội ta đấu với đội bạn. Theo ngữ pháp nhà trƣờng thì các câu a và c là câu đơn, còn các câu b và d là câu phức (ghép chính phụ) vì có cấu trúc chủ vị làm định ngữ và làm bổ ngữ. Định ngữ và bổ ngữ không phải là những thành phần bậc câu trực tiếp cấu tạo câu. Đó chỉ là những thành phần phụ cho các từ trung tâm của các ngữ, dù cấu trúc của chúng nhƣ thế nào thì tƣ cách chức năng của ngữ mà chúng tham gia cũng không thay đổi, do đó, không ảnh hƣởng gì đến cấu trúc câu. Chính vì thế, các câu a, b, c, và d đều có thể đƣợc coi là câu đơn” [15, 86]. (2) a. Vì lợi ích chung, ông ta đã xin từ chức. b. Để xí nghiệp không bị tiếp tục thua lỗ, ông ta đã xin từ chức. Theo Cao Xuân Hạo, hai câu trên đây đều có trạng ngữ ở đầu câu đƣợc giới từ dẫn nhập. Hiện nay, có nhiều ý kiến khác nhau về hai loại câu này, có ý kiến cho rằng câu a là câu đơn, còn câu b là câu ghép chính phụ với một vế câu phụ; cũng có ý kiến lại cho rằng cả câu a và câu b đều là câu ghép chính phụ. Để lí giải điều đó, Cao Xuân Hạo đã đƣa ra lí do của sự “thăng cấp” ấy là: trạng ngữ đƣợc coi là thành phần bậc câu, tuy là phụ. Cao Xuân Hạo đồng tình với ý kiến thứ hai, ông coi các câu (1) và (2) a, b là cùng một loại vì các thành phần phụ của câu hay chủ ngữ trong câu có thay đổi cấu trúc hay có bị bỏ đi nữa thì câu vẫn còn cấu trúc cơ bản. [15, 87] Nhƣ chúng ta đã biết, câu đơn biểu đạt một nhận định còn câu ghép lại biểu đạt nhiều nhận định. Sở dĩ có sự ghép lại ấy là vì ngƣời nói (viết) muốn diễn đạt một ý gồm nhiều nhận định có quan hệ với nhau cần đƣợc chú ý. (3) a. Không ai nói gì, mọi ngƣời lảng dần ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên b. Không ai nói gì, rồi mọi ngƣời lảng dần ra. c. Không ai nói gì nhƣng mọi ngƣời lảng dần. d. Không ai nói gì nên mọi ngƣời lảng dần. Theo thừa nhận chung thì bốn câu trên đây đều gồm hai nhận định. Mỗi nhận định đều có thể làm thành một câu đơn, khi ghép chúng vào nhau trong một câu sẽ trở thành một trong hai vế câu. Quan hệ trong hai vế câu ấy sẽ có mối liên hệ rõ ràng hơn khi chúng có liên từ nối kết và chính mối quan hệ ấy làm thành điều thông báo chính yếu. Trong các câu (3)b và c, ai nằm trong mọi người, còn trong câu d ai và mọi người có sở chỉ khác nhau, câu b chỉ nói đến hai hiện tƣợng nối tiếp nhau, nhƣng câu c còn diễn đạt một mâu thuẫn nào đó giữa sự tình trƣớc (không ai nói gì) và sự tình sau (mọi ngƣời lảng dần) và trong câu d có một sự giải thích về lí do khiến mọi ngƣời lảng dần. Khi có liên từ, trật tự giữa các vế câu trở nên chặt chẽ hơn, nghĩa câu rõ ràng hơn. Các câu (3) c và d, hiện nay còn đƣợc diễn đạt thành những câu sau đây: (4) a. Tuy không ai nói gì nhƣng mọi ngƣời lảng dần. b. Vì không ai nói gì nên mọi ngƣời lảng dần. Các câu này vừa có giới từ dẫn nhập một trạng ngữ lại vừa có liên từ nối hai vế câu ghép đẳng lập. Nhƣng một trạng ngữ (dù cho cấu trúc là thế nào) thì làm sao đẳng lập đƣợc với một cấu trúc câu cơ bản? Các câu (4) do vậy là những câu đáng ngờ về ngữ pháp, nhƣng thực tế lại đang đƣợc chấp nhận. Ngữ pháp nhà trƣờng xếp những câu ấy vào loại câu ghép chính phụ, chúng ta có thể coi những câu ấy cùng loại với câu (2)b, nghĩa là trong hệ thống phân loại câu theo cấu trúc ngữ pháp, chúng thuộc loại câu đơn. Lí do để coi các câu ấy là ghép chính phụ không phải là không có cơ sở: các giới từ vì, tuy dẫn nhập một trạng ngữ ngay ở đầu câu, làm cho vai trò của liên từ dùng giữa hai vế câu không còn đƣợc chú ý nhiều nữa.[15, 90] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Việc chấp thuận và đã quen dùng hai mẫu câu (4) trong tiếng Việt hiện đại là một thực tế khiến cho nhiều nhà nghiên cứu phải tôn trọng, nhƣng không phải vì thế mà ta lại bắt lỗi những câu nhƣ: (5) a. Tuy không ai nói gì, mọi ngƣời lảng dần. b. Vì không ai nói gì, mọi ngƣời lảng dần.” [15, 85 - 89] Nhƣ vậy, theo ý kiến của Cao Xuân Hạo thì những câu có sử dụng liên từ là những câu có ý nghĩa rõ ràng hơn, trật tự giữa các vế câu cũng chặt chẽ hơn. Nhƣng ông cũng không gọi tên một cách hoàn toàn rõ ràng. Quan niệm của Cao Xuân Hạo về tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa các bộ phận chỉ nguyên nhân, kết quả của câu nhân quả là quan hệ chính phụ (không phân biệt trƣờng hợp sau vì (do, bởi, tại, nhờ) là ngữ (nhóm) hay là cụm C - V). Việc phân loại câu thành đơn, ghép, Cao Xuân Hạo quan niệm: Câu đơn là câu chỉ có một cụm C - V nòng cốt (cụm C - V nòng cốt thƣờng đƣợc hiểu là cụm C - V không bị bao hàm trong nhóm từ (ngữ) hay trong cụm C - V khác). Theo Cao Xuân Hạo, cụm C - V phụ thuộc (làm trạng ngữ, ví dụ: Trong câu 2b, 4a, 4b) đều không phải là cụm C - V nòng cốt. Nhƣ vây, theo Cao Xuân Hạo, câu nhân quả đều là câu đơn bất kể vế nguyên nhân có cấu tạo thế nào. Cách nhìn của Cao Xuân Hạo về quan hệ cú pháp, về cách phân loại câu thành câu đơn, câu phức, câu ghép thực sự có chiều sâu (chú ý đến mặt chức năng, quan hệ hơn là mặt cấu tạo). Tuy nhiên, những lí giải của ông còn chƣa rõ ràng. Ngoài ra, tác giả chƣa chỉ ra đƣợc sự khác nhau cụ thể giữa các cấu trúc và hiện tƣợng chuyển dần (trung gian) của quan hệ cú pháp. Khác với ý kiến trên đây của Cao Xuân Hạo, Hoàng Trọng Phiến [24, 216] lại xếp những câu thuộc kiểu dƣới đây vào loại câu ghép qua lại. 1) Tôi vừa ra đi thì nó đến tìm tôi. → Câu ghép qua lại một chiều. 2) Sở dĩ việc này không kết quả là vì anh không chú ý.→ Câu ghép qua lại hai chiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ông cho rằng “khi xét câu ghép qua lại chúng ta cần chú ý những điểm sau: + Các vế có ứng với các câu đơn không? + Có xảy ra các thay đổi gì trong phần chính theo hƣớng A → A’ và phần phụ B → B’ của câu không? + Các từ nối nào đƣợc dùng? + Theo phƣơng thức nào để tổ chức cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Khi phân tích câu theo phƣơng tiện liên hệ cú pháp, phải dựa vào những nguyên tắc sau đây: - Câu ghép có các vế ứng với câu đơn và không có những biến đổi nào trong các câu đơn, yếu tố liên hệ không đi vào vế nào của câu cả. Ví dụ: Ta vui vì mẹ Nga sinh. Ta vui vì mùa xuân đã đến. - Các vế của câu ghép có những biến đổi, thì yếu tố liên hệ sẽ đi vào một trong những vế câu ghép. Có 3 trƣờng hợp: a) Đi vào vế chính, ví dụ: Tôi nói bao nhiêu lần mà nó không nghe. b) Đi vào vế phụ thuộc, ví dụ: Nó chết vì bệnh. c) Đi vào cả hai vế, ví dụ: Nếu lụt thì đói. Các vế phụ thuộc tuy có khả năng độc lập nhƣng có nghĩa quan hệ qua lại chỉ ở trong toàn câu ghép mà thôi. - Các vế câu ghép không có sự biến đổi nào thì vế phụ thuộc sẽ hoà với vế chính và biểu thị quan hệ thuyết định. Ví dụ: Nó nghèo (đến nỗi) không còn một xu dính túi. Tác giả tiến hành chia câu ghép qua lại thành qua lại một chiều và qua lại hai chiều dựa trên mối liên hệ và phƣơng tiện biểu diễn liên hệ đó. Câu ghép qua lại một chiều có mô hình chung là: C - V từ nối C - V. Ví dụ: Các anh chị ngã xuống để cho Tổ quốc hồi sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Các vế của mô hình này không chuyển đổi vị trí đƣợc. Trong loại câu này, các vế câu là cố định, nhƣng do mức độ “hao nghĩa” của các từ nối vì, để cho… mà trật tự có thể đảo ngƣợc. Ví dụ: Chúng tôi vui đến oà nƣớc mắt vì Tổ quốc thực sự hồi sinh. Câu ghép qua lại hai chiều có mô hình chung là: Từ nối C - V từ nối C - V Ví dụ: Nếu lụt thì đói. Cả câu là một chỉnh thể chặt chẽ không tách nhau đƣợc. Sự hiện diện từ nối này làm tiền đề xuất hiện từ nối tiếp theo, cả hai làm mối cho từ nối thứ ba, thứ tƣ. Ví dụ: Trừ phi cấp trên điều động đi xa thì tôi mới chấp hành nghiêm chỉnh. Giá như anh cố chịu đựng thì anh mới vƣợt qua khó khăn này. Đặc thù của loại câu này là các vế có cùng chủ ngữ. Mối liên hệ ý nghĩa thông qua việc móc các từ nối theo tôn ti nhƣ sau: Giá nhƣ  (thì  mới) Trừ phi  (thì  mới) Ngữ nghĩa của câu ghép qua lại hai chiều là tích ý nghĩa của các yếu tố tham gia cấu tạo câu. Dung tích câu phức lớn hơn nội dung các vế và không trùng với các vế đó” [24, 215] Theo cấu trúc và quan hệ ý nghĩa của phƣơng tiện nối với toàn câu, tác giả lại chia câu ghép qua lại thành những kiểu sau đây: thời gian, nhân quả, điều kiện, so sánh, nhƣợng bộ, tăng tiến, mục đích. Các vế của câu ghép nhân quả biểu thị mối quan hệ nguyên nhân và kết quả, quan hệ lý do và kết luận. Các từ nối thƣờng dùng trong loại câu này là: sở dĩ, vì, do, bởi, tại, nhờ, cho nên, hèn chi… Câu nhân - quả có thể chia thành hai nhóm sau: 1) Nguyên nhân: Nhóm này có vế nguyên nhân ở trƣớc thuyết minh cho kết quả đƣợc biểu hiện ở vế sau. Mô hình tiêu biểu là: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vì (do, bởi, tại, nhờ…) C - V + cho nên C - V Ví dụ: Do Đảng lãnh đạo cho nên chúng ta mới có cuộc đời hạnh phúc. 2) Kết quả: Ở nhóm này, vế mang ý nghĩa kết quả có từ nối còn vế nguyên nhân không có từ nối. Các từ nối thƣờng gặp gồm có: cho nên, nên, thành thử, hèn chi…Mô hình tiêu biểu là: C - V nên C - V Ví dụ: Nó khóc suốt ngày hèn chi hai con mắt đỏ hoe. Theo những mô hình trên đây, tác giả cũng đƣa ra những điều kiện khu biệt hai loại câu sau: 1. C - V vì + từ Ví dụ: Chúng ta hi sinh vì Tổ quốc. (câu đơn) 2. Vì + từ + cho nên + C - V Ví dụ: Vì thế cho nên Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình. Theo sự khu biệt này, loại câu 2 là loại câu ghép qua lại.”[24, 221] Hoàng Trọng Phiến coi trạng ngữ chỉ nguyên nhân là một trong những thành phần của các thành tố cấu tạo câu. Theo ông, những câu kiểu nhƣ dƣới đây là những câu có chứa trạng ngữ chỉ nguyên nhân và ông coi đó là những câu đơn: Nhờ bạn, tôi có sự tiến bộ trong học tập. Tại anh, tôi đến muộn. Chúng ta có thể đặt câu hỏi vì đâu? tại sao?… để tìm trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Về vị trí, trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở cuối câu có thể chuyển vào giữa kết cấu chủ ngữ - vị ngữ. Muốn chuyển vị trí trạng ngữ xuống cuối thì thêm là trƣớc phần chỉ nguyên nhân. Ví dụ: Tại anh, tôi đến muộn. → Tôi đến muộn là tại anh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nhờ sự giúp đỡ của bạn, việc này thành công. → Việc này thành công là nhờ sự giúp đỡ của bạn. Cũng có trƣờng hợp trạng ngữ chỉ nguyên nhân kết hợp với từ mà đứng trƣớc vị ngữ. Ví dụ: Cách mạng đã do Việt Bắc mà thành công. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bao giờ cũng có những giới từ vì, do, nhờ, bởi, tại làm tín hiệu.” [24, 131] Nhƣ vậy, theo quan điểm của Hoàng Trọng Phiến, những câu có chứa giới từ nguyên nhân đều có thể coi là những câu đơn có thành phần phụ là trạng ngữ chỉ nguyên nhân. Tác giả đã phân biệt rõ trƣờng hợp sau vì (do, bởi, tại, nhờ) là từ, ngữ (nhóm) với trƣờng hợp sau vì (do, bởi, tại, nhờ) là cụm C - V hoặc là đại từ thay thế cho cụm C - V (thế, vậy). Trong trƣờng hợp thứ nhất, ta sẽ có câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân (Nhờ bạn, tôi có sự tiến bộ trong học tập; Tại anh, tôi đến muộn). Trong trƣờng hợp thứ hai, ta sẽ có câu ghép qua lại (Vì thế cho nên Cu Ba sẵn sàng hiến dâng cả máu mình; Chúng tôi vui đến oà nước mắt vì Tổ quốc thực sự hồi sinh). Nhƣ vậy, theo Hoàng Trọng Phiến, quan hệ giữa bộ phận nguyên nhân và bộ phận kết quả trong câu nhân quả bao gồm hai trƣờng hợp: Quan hệ chính phụ (khi vế chỉ nguyên nhân là trạng ngữ) và quan hệ phụ thuộc qua lại (khi vế chỉ nguyên nhân là cụm C - V). Điều tác giả chƣa làm rõ ở đây là cơ sở của sự phân biệt trên và tính chất qua lại của mối quan hệ giữa hai vế trong câu ghép nhân quả. Ngoài ra, việc phân chia câu ghép nhân quả thành câu nguyên nhân và câu kết quả cũng không phản ánh sự đối lập thực sự giữa hai nhóm câu này. Thực ra, chỉ cần lƣợc quan hệ từ vì thì câu nguyên nhân sẽ có đặc điểm hình thức nhƣ câu kết quả. (So sánh: Vì trời lạnh nên chúng tôi phải đóng kín cửa. → Trời lạnh nên chúng tôi phải đóng kín cửa). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3.1.2. Ý kiến trao đổi về cách phân tích cú pháp kiểu câu này Để có cơ sở nêu ý kiến đề xuất về cách phân tích kiểu câu này, chúng tôi tiếp thu và vận dụng ý kiến của Nguyễn Văn Lộc về nguyên tắc xác định thành phần câu. Cụ thể, chúng tôi vận dụng nguyên tắc và thủ pháp xác định thành phần câu trong tiếng Việt sau đây: 3.1.2.1. Nguyên tắc: - Chỉ các thực từ mới đƣợc coi là các thành phần cú pháp của câu. Hƣ từ không có khả năng tham gia vào các quan hệ cú pháp với tƣ cách là thành tố cú pháp và không đƣợc coi là thành phần câu. Chúng chỉ là các yếu tố giúp cho thực từ hiện thực hoá một khả năng kết hợp hoặc vai trò cú pháp nhất định. Trong câu, mỗi thực từ chỉ giữ một chức năng cú pháp. - Thành phần câu với tƣ cách là phạm trù cú pháp cần đƣợc xác định trong mối quan hệ cú pháp với các thành phần câu khác. Điều này có nghĩa là mỗi thành phần câu nhất định phải đƣợc xác định từ hai mặt: ý nghĩa và hình thức xét trong mối quan hệ với thành phần câu khác hoặc với nòng cốt câu. 3.1.2.2. Thủ pháp xác định thành phần câu Khi xác định, phân tích các thành phần câu, để tránh sự chủ quan, cảm tính, đồng thời để phát hiện đầy đủ đặc điểm các thành phần câu; cần dựa vào những thủ pháp hình thức nhất định. Các thủ pháp hình thức thích hợp với việc phân tích các thành phần câu tiếng Việt là: lƣợc bỏ, bổ sung, thay thế, cải biến. Lược bỏ là bớt một yếu tố nào đó trong câu hoặc trong cấu trúc nhất định nhằm mục đích xác định vai trò hay mức độ cần thiết của yếu tố đó đối với việc tổ chức câu hoặc cấu trúc. Ví dụ: - Lan xem ti vi ở trong phòng. - Lan xem ti vi. - Lan xem. - Xem tivi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Thủ pháp lƣợc bỏ cho phép xác định các thành phần bắt buộc và tự do của câu hay cấu trúc nhất định. Bổ sung là thêm một yếu tố nào đó vào câu hoặc cấu trúc nhất định với mục đích xác định đặc tính của yếu tố nào đó hoặc đặc tính của cấu trúc nói chung. Chẳng hạn, với câu: “Hắn nhận ngay, bởi đang nhọc và khát cho cháy họng. (Nam Cao), việc có thể bổ sung vào trƣớc phó từ chỉ thời thể đang yếu tố chỉ chủ thể (ví dụ: Hắn nhận ngay, bởi hắn đang nhọc và khát cho cháy họng) cho thấy trƣớc phó từ chỉ thời thể đang vẫn còn vị trí mở chƣa đƣợc làm đầy, nghĩa là có thể cho rằng sau bởi là một cụm chủ vị. Thay thế là thay một yếu tố trong câu hay cấu trúc nhất định bằng một yếu tố khác nhằm phát hiện đặc điểm của yếu tố nào đó trong câu hay cấu trúc đƣợc xem xét. Thay thế bao gồm cả thay thế bằng từ không nghi vấn lẫn thay thế bằng từ nghi vấn (ví dụ: Lan xem ti vi - Nó xem ti vi - Ai xem ti vi? Lan xem gì?). Thủ pháp thay thế bằng từ nghi vấn đƣợc dùng để xác định mối quan hệ và sự phụ thuộc về hình thức giữa các thành phần câu hoặc giữa các thành tố của cấu trúc nói chung. Cải biến là “sự biến đổi một cấu trúc bất kỳ thành một cấu trúc khác đƣợc thực hiện theo một nguyên tắc chung nhất định với điều kiện mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ tham gia vào sự biến đổi này về cơ bản, vẫn đƣợc giữ lại” [43, tr 245]. Để đảm bảo diều kiện trên đây, khi thực hiện sự cải biến, về nguyên tắc, không đƣợc thêm các thực từ đích thực nào vào cấu trúc đƣợc cải biến. Theo ý kiến của Nguyễn Văn Lộc, chúng tôi nhận thấy, trong tiếng Việt có hai kiểu cải biến sau đây: a. Kiểu cải biến có tính chất thuần ngữ pháp: Điều kiện của kiểu cải biến này là không đƣợc thêm bất kỳ một thực từ nào vào cấu trúc đƣợc cải biến và kết quả của kiểu cải biến này là không làm thay đổi đặc tính cú pháp của cấu trúc và ý nghĩa cú pháp của các thực từ. Thuộc về kiểu này là những cải biến vị trí nhƣ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Cháy nhà → Nhà cháy. Vé hết → Hết vé. b. Kiểu cải biến từ vựng - ngữ pháp: Kiểu cải biến này cho phép thêm vào cấu trúc đƣợc cải biến một bán thực từ, tức là những từ đã bị ngữ hoá nhƣng chƣa trở thành hƣ từ thực sự (ví dụ: bị, được, làm, khiến, sự, cuộc, nỗi niềm, cái…). Thuộc kiểu cải biến này là cải biến danh hoá (ví dụ: Anh ấy ra đi - Sự ra đi của anh ấy), cải biến bị động (ví dụ: Tôi đánh nó - Nó bị tôi đánh), cải biến nguyên nhân (Mẹ lo lắng vì sự ra đi của anh ấy - Sự ra đi của anh ấy khiến mẹ lo lắng) Các thủ pháp xác định thành phần câu nêu trên đây đƣợc áp dụng rộng rãi trong ngôn ngữ học và rất thích hợp, có hiệu quả trong việc nghiên cứu ngữ pháp đặc biệt là nghiên cứu câu tiếng Việt. Vận dụng các nguyên tắc và thủ pháp xác định thành phần câu nêu trên, dƣới đây, chúng ta sẽ xem xét câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng quan hệ từ ở hai mặt: a) đặc tính của mối quan hệ cú pháp giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả; b) tính chất đơn, phức (ghép) của kiểu câu này. Nhƣ đã nói ở trên, câu có ý nghĩa nhân quả thuộc kiểu cấu trúc đối ứng. Về bản chất, cấu trúc đối ứng cũng nhƣ cấu trúc chủ vị là kiểu cấu trúc có đặc tính không hoàn toàn rõ ràng. Nếu xét mối quan hệ nội bộ giữa các thành tố trong cấu trúc thì có thể thấy tính chất phụ thuộc qua lại giữa các thành tố khá rõ (xem trang 21). Nhƣng nếu xét cấu trúc trong mối quan hệ với các yếu tố bên ngoài thì vai trò chính lại thuộc về thành tố thứ hai. Nhƣ chúng ta đã biết, khi xem xét vai trò của các yếu tố trong cấu trúc nhất định, tiêu chuẩn khả năng phát sinh mối quan hệ cú pháp với các yếu tố ngoài cấu trúc thƣờng đƣợc coi là tiêu chuẩn quan trọng. Xét về mặt này, vị ngữ tỏ ra có ƣu thế hơn so với chủ ngữ. Điều này có thể thấy rõ qua khả năng lƣợc bỏ các thành tố. Cụ thể: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Khi hai cụm chủ vị quan hệ với nhau, chỉ chủ ngữ ở một trong hai cụm (hoặc ở cả hai cụm) có thể lƣợc bỏ, tức là chỉ vị ngữ mới có khả năng đại diện cho cụm chủ vị quan hệ với cụm kia. So sánh: 1a. Nếu trời mƣa thì chúng ta nghỉ.→ 1b. Nếu mƣa thì chúng ta nghỉ. (+) 1c. Nếu mƣa thì nghỉ. (+) 1d. Nếu trời mƣa thì chúng ta. (-) 1e. Nếu trời thì chúng ta. (-) - Khi cụm chủ vị quan hệ với một từ ngữ ngoài cụm, cũng chỉ vị ngữ có khả năng đại diện cho cụm quan hệ với từ ngữ bên ngoài (từ bị lƣợc trong cụm chỉ có thể là chủ ngữ): So sánh: 2a. Nó bảo rằng nó bận. → 2b. Nó bảo (rằng) bận. (+) 2c. Nó bảo (rằng) nó. (-) 3a. Ngƣời anh cần gặp đã đến. → 3b. Ngƣời cần gặp đã đến. (-) 3c. Ngƣời anh đã đến. (-) Nhƣ vậy, theo cách luận giải trên đây thì về bản chất, quan hệ cú pháp giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả trong những câu nhân quả thƣờng đƣợc gọi là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân (ví dụ: Vì nó mà tôi khổ; Tại anh, tôi đến muộn) và trong những câu nhân quả thƣờng đƣợc gọi là câu ghép nhân quả (ví dụ: Vì nó lười nên tôi khổ; Vì trời mưa nên đường trơn) là nhƣ nhau (đều có quan hệ chính phụ, trong đó bộ phận phụ là bộ phận chỉ nguyên nhân). Tuy nhiên, cần thấy rằng xét về mức độ phụ thuộc thì sự phụ thuộc của bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả ở hai dạng câu này có sự khác nhau nhất định. Việc khảo sát, so sánh về nội dung (ý nghĩa, quan hệ) và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên mặt hình thức ngữ pháp của hai dạng câu này cho thấy ở những câu thƣờng đƣợc gọi là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, sự phụ thuộc của trạng ngữ vào bộ phận nòng cốt câu là sự phụ thuộc gần nhƣ hoàn toàn mang tính một chiều (quan hệ chính phụ đích thực); còn ở những câu đƣợc gọi là câu ghép nhân quả thì nhƣ vừa nhận xét ở trên, có cả tính chất phụ thuộc qua lại. Nếu cho rằng quan hệ từ vì là dấu hiệu chỉ ra sự phụ thuộc thì dấu hiệu này gần nhƣ thƣờng trực ở trạng ngữ nguyên nhân trong khi có thể vắng mặt ở vế chỉ nguyên nhân của những câu đƣợc gọi là câu ghép nhân quả: So sánh: 1a. Vì nó mà tôi khổ. → 1b. Tôi khổ vì nó. (+) 1c. Tôi vì nó mà khổ. (+) 1d. Nó mà tôi khổ. (-) 2a. Vì nó lƣời nên tôi khổ. → 2b. Tôi khổ vì nó lƣời. (+) 2c. Nó lƣời nên tôi khổ. (+) Nhƣ các ví dụ trên cho thấy, khả năng lƣợc bỏ vì chỉ có thể có trong trƣờng hợp sau vì là cụm C - V (ở 2c). Chính khả năng lƣợc bỏ vì ở 2c đã làm giảm tính phụ thuộc (ít ra là về hình thức) của cụm chủ vị chỉ nguyên nhân vào cụm chủ vị chỉ kết quả đứng sau nó. Ở trên, chúng ta vừa xem xét tính chất của mối quan hệ giữa các bộ phận chỉ nguyên nhân, kết quả trong câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng quan hệ từ. Vấn đề còn lại là việc xác định kiểu loại của câu nhân quả xét theo quan điểm phân loại câu theo cấu tạo ngữ pháp. (Chúng là câu đơn hay câu ghép?). Hai dạng câu mà chúng ta xem xét là: (1) Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, tôi đã tiến bộ nhiều. (2) Nhờ bạn bè giúp đỡ, tôi đã tiến bộ nhiều. Nhƣ đã thấy ở trên, theo Cao Xuân Hạo thì cả hai dạng câu nhân quả đang đƣợc xem xét đều là câu đơn. Cơ sở của cách phân loại này là sự giống Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nhau về tính chất của mối quan hệ giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả ở hai dạng câu đang xem xét (đều là quan hệ chính phụ). Theo Hoàng Trọng Phiến thì những câu có dạng nhƣ ở (1) là câu đơn có trạng ngữ chỉ nguyên nhân, còn những câu có dạng nhƣ ở (2) là câu ghép qua lại. Cách phân loại này rõ ràng là dựa vào số lƣợng cụm chủ vị. Theo chúng tôi, tiêu chí phân loại khác nhau thì kết quả đƣơng nhiên, sẽ khác nhau. Hoàng Trọng Phiến dựa vào số lƣợng cụm chủ vị, còn Cao Xuân Hạo lại dựa vào cụm chủ vị làm nòng cốt, nên kết quả phân loại của hai tác giả khác nhau. Rõ ràng việc lựa chọn cách phân loại ở đây tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu của công trình. Phù hợp với quan niệm coi cấu trúc chủ vị cũng chỉ là một dạng của cấu trúc chính phụ, chúng tôi sẽ chọn cách phân tích coi cả hai dạng trên đều là câu đơn. Cơ sở và lợi ích của cách phân tích này là: + Chú ý đến mặt chức năng hơn là cấu trúc (chức năng của 2 bộ phận chỉ nguyên nhân là nhƣ nhau, đều bổ sung cho bộ phận chỉ kết quả). + Khắc phục đƣợc những khó khăn, rắc rối, mâu thuẫn trong việc phân loại câu. Theo cách phân tích này, những câu sau sẽ đều đƣợc coi là câu đơn, bất chấp sự khác nhau về tổ chức của bộ phận đứng sau vì: a. Nó nghỉ ốm. b. Nó nghỉ vì ốm. c. Nó nghỉ vì nó ốm. d. Nó nghỉ vì con nó ốm. Trong những câu trên đây, tất cả các từ ngữ đứng sau vì đều thể hiện kết trị nguyên nhân của động từ - vị ngữ nghỉ dù bên nó có hay không có chủ ngữ đi kèm và đều đó có quan hệ phụ thuộc (là yếu tố phụ) của động từ nghỉ. Sự xuất hiện của chủ ngữ bên động từ ốm chỉ có tác dụng làm rõ nghĩa cho động từ này không làm thay đổi bản chất ý nghĩa và chức năng cú pháp của động từ ốm xét trong quan hệ với động từ - vị ngữ nghỉ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Theo cách phân tích trên thì những câu nhân quả dƣới đây đều là câu đơn bất kể sau quan hệ từ nguyên nhân là từ, ngữ hay cụm chủ vị: Một hôm, do một sự tình cờ, y biết đƣợc tên Tƣ. (Nam Cao. Sống mòn) Tại hai chén rƣợu vừa uống mà cảm thấy rét hơn lúc bắt đầu uống. (Nguyễn Khải. Một chiều mùa đông) Nhờ ánh đèn vặn to, Bính nhận rõ từng nét mặt Năm. (Nguyên Hồng. Bỉ vỏ) Vì đèn sáng nên trông rõ lắm. (Nguyễn Công Hoan. Báo hiếu: trả nghĩa cha) Tại chị thiệt thà nên chị không muốn hiểu. (Hồ Biểu Chánh. Bỏ chồng) Bởi thầy u tôi mắc nợ nên tôi mới phải chịu khổ thế này. (Thạch Lam. Đứa con) 3.2. Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng động từ quan hệ 3.2.1. Ý kiến của các nhà nghiên cứu về cách phân tích kiểu câu này Khi phân tích đặc điểm ngữ pháp của các động từ ngữ pháp làm, khiến Nguyễn Kim Thản đã xếp các động từ này vào cùng nhóm động từ cầu khiến (bắt, buộc, mời, cấm…) và cùng với cách xếp loại đó, tác giả đã đồng nhất đặc điểm ngữ pháp của làm, khiến, với đặc điểm ngữ pháp của động từ cầu khiến mà ông gọi chung là động từ gây khiến, theo đó, mô hình cú pháp cơ bản của chúng là N1 - V1 - N2 - V2 . Theo Nguyễn Kim Thản, “những động từ gây khiến thƣờng đòi hỏi có hai bổ ngữ, bổ ngữ thứ nhất bao giờ cũng là một danh từ biểu thị đối tƣợng mà hoạt động do động từ gây khiến chuyển tới; nói một cách khác, N2 biểu thị đối tƣợng chịu sự thúc đẩy, giúp đỡ hay cản trở hoặc đƣợc sự giúp đỡ của N1. Bổ ngữ thứ hai bao giờ cũng do một động từ biểu thị, động từ V2 biểu thị hoạt động của N2 và là kết quả của sự thúc đẩy, giúp đỡ, cản trở hay cho phép của N1. Tuy có quan hệ về mặt ý nghĩa nhƣ vậy nhƣng về mặt ngữ pháp, V2 lại không có quan hệ tƣờng thuật (quan hệ chủ vị) với N2. Ở trong câu, V2 không phải là vị ngữ vì nó không có thể đƣợc các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hình thức hoá nhƣ một vị ngữ thông thƣờng, ví dụ, không thể đƣợc sự phụ thêm của những hƣ từ chỉ thể - thời. Trong dạng thức cải biến (4) ở mục 2.3.1, ta thấy V2 có thể đảo lên đầu câu, hệt nhƣ N2 ở dạng thức (3). Mặt khác, ta có thể để V2 tồn tại bên cạnh V1 mà không cần N2 nhƣ dạng thức (5) đã chỉ rõ.” [28, 147 - 148] Cùng với Nguyễn Kim Thản, Lê Biên [2, 79] cũng coi làm, khiến thuộc tiểu loại động từ gây khiến đòi hỏi hai bổ ngữ. Cách phân tích trên đây của Nguyễn Kim Thản không phải hoàn toàn không có cơ sở. Tuy nhiên, cách phân tích đó chƣa phản ánh sự khác nhau giữa làm, khiến với động từ cầu khiến. Theo chúng tôi, ý kiến của Nguyễn Kim Thản chỉ thực sự phù hợp với các động từ cầu khiến, còn đối với các động từ quan hệ làm, khiến, những điểm sau đây chƣa đƣợc tác giả chú ý: - Về mô hình cú pháp, làm, khiến không chỉ có dạng thức N1 - V1 - N2 - V2 mà còn có các dạng thức khác mà động từ cầu khiến không có. Đó là các dạng thức mà chủ ngữ đƣợc biểu hiện bằng động từ (V - V1 - N2 - V2; ví dụ: Chiều trẻ làm chúng sinh hư) hoặc cụm chủ vị (SP - V1 - N2 - V2; ví dụ: Anh cười khiến nó ngượng). Đó còn là dạng thức mà giữa V1(vị ngữ) và N2 - V2 (bổ ngữ) có quan hệ từ cho (N1 - V1 cho N2 - V2; V - V1 cho N2 - V2; SP - V1 cho N2 - V2). Nguyễn Kim Thản hoàn toàn không chú ý đến quan hệ từ cho vì vậy, sự phân tích của ông không đầy đủ. Vấn đề đặt ra là cho không dẫn nối cụm chủ vị làm bổ ngữ thì dẫn nối thành tố nào? (N2 hay V2?) - Về khả năng đƣợc dạng thức hoá, động từ đứng sau làm, khiến không phải hoàn toàn không có khả năng “đƣợc sự phụ thêm của những hƣ từ chỉ thể - thời” nhƣ Nguyễn Kim Thản đã nêu ở trên. (Ví dụ: Quy mô của cuộc can thiệp và hậu quả ngoài ý muốn của nó đủ khiến cho cuộc can thiệp này đang lấn át mục tiêu chính trị và nhân đạo ban đầu). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Về khả năng lƣợc bỏ, trong cấu trúc với vị ngữ là các động từ quan hệ làm, khiến, N2 nói chung, hầu nhƣ không thể lƣợc bỏ nhƣ Nguyễn Kim Thản đã nhận xét. Ví dụ: a. Tối hôm ấy, ông Dự không đi chơi nhƣ mọi tối khiến cho tôi nghĩ ngợi. (Nguyễn Công Hoan. Thằng Quýt I) → Tối hôm ấy, ông Dự không đi chơi nhƣ mọi tối khiến cho nghĩ ngợi. (-) b. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. (Thạch Lam. Gió lạnh đầu mùa) → Gió thổi mạnh làm thấy lạnh và cay mắt. (-) Nhƣ vậy, việc tác giả đã xếp các động từ quan hệ làm, khiến vào cùng loại với các động từ cầu khiến là không hợp lí. 3.2.2. Ý kiến trao đổi đề xuất Theo chúng tôi, để xác định đặc điểm cấu tạo của bổ ngữ trong những câu nhân quả có vị ngữ là các động từ quan hệ làm, khiến, cần xuất phát từ bản chất ngữ pháp của các động từ giữ vai trò vị ngữ. Có thể thấy rằng những lí do mà Nguyễn Kim Thản đƣa ra để khẳng định N2, V2 là hai bổ ngữ của V1 (chứ không phải là hai thành tố có quan hệ chủ vị làm bổ ngữ của V1) là chƣa đầy đủ và thuyết phục vì: - Đúng là vị ngữ thƣờng đƣợc hình thức hoá (có khả năng kết hợp vào mình các yếu tố chỉ thời thể), tuy nhiên, đó là các vị ngữ điển hình. Trong một số truờng hợp vị ngữ (không điển hình) có thể không đƣợc hình thức hoá. (xem các ví dụ ở bên dƣới) - Việc V2 có thể đảo lên trƣớc N2 (chỉ trong một số trƣờng hợp) cũng không phải là lí do phủ nhận hoàn toàn mối quan hệ chủ vị giữa chúng vì trên thực tế, vị ngữ có thể đứng trƣớc chủ ngữ: So sánh: Nhà cháy → Cháy nhà. Đừng để nhà cháy. → Đừng để cháy nhà. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Khả năng lƣợc bỏ N2 cũng không phải là chứng cứ phủ nhận tƣ cách chủ ngữ của nó xét trong mối quan hệ với V2 vì một cụm chủ vị làm bổ ngữ hay trạng ngữ vẫn cho phép chủ ngữ của nó lƣợc bỏ. So sánh: 1a. Nó bảo nó bận không đến đƣợc. → 1b. Nó bảo  bận không đến đƣợc. 2a. Hắn sung sƣớng vì hắn đã ghĩ ra điều ấy.→ 2b. Hắn sung sƣớng vì  nghĩ ra điều ấy. Theo chúng tôi, coi bổ ngữ của các động từ làm, khiến là cụm chủ vị là có cơ sở. Ngoài những lí do đã phân tích trên đây, còn hai lí do nữa để lựa chọn cách phân tích này: (1) N2 không có khả năng cùng với V1 tạo thành tổ hợp có khả năng dùng độc lập hoặc dùng với tƣ cách là biến thể rút gọn của cấu trúc lớn hơn, nghĩa là giữa chúng không thực sự có quan hệ cú pháp. (2) Quan hệ từ cho không dẫn nối riêng N2 hay V2 mà dẫn nối cả tổ hợp gồm hai thành tố này. Trở ngại duy nhất của cách phân tích này là ở chỗ vị từ giữ vai trò vị ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ chỉ có khả năng kết hợp hạn chế với các phó từ chỉ thời thể. Điều này cho thấy cụm chủ vị làm bổ ngữ sau làm, khiến không phải là cụm chủ vị bình thƣờng. Mối quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ ở cụm chủ vị này (đặc biệt trong trƣờng hợp quan hệ từ cho vắng mặt) không đƣợc hiện thực hoá đầy đủ (nghĩa là bị yếu đi) do mỗi thành tố của cụm chủ vị ít nhiều bị chi phối bởi động từ - vị ngữ. Sự yếu đi đó gợi sự liên tƣởng đến sự yếu đi của mối quan hệ chủ vị trong các cụm chủ vị làm bổ ngữ và định ngữ trong những trƣờng hợp sau đây: - Trƣờng hợp cụm chủ vị làm bổ ngữ bên các động từ ngữ pháp chỉ quan hệ bị động (bị, được): Ví dụ: Chị Tƣ Hậu đƣợc tỉnh và huyện khen. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên - Trƣờng hợp cụm chủ vị làm bổ ngữ bên các động từ - thực từ chỉ sự thụ cảm (nghe, thấy, xem…): Ví dụ: Chúng tôi nghe thầy giáo giảng bài. - Trƣờng hợp cụm chủ vị làm định ngữ cho danh từ ngữ pháp việc: Ví dụ: Việc anh về muộn khiến mẹ lo lắng. Trong những trƣờng hợp trên đây, trƣớc các động từ khen, giảng, về hầu nhƣ không thể xuất hiện các phó từ chỉ thời thể. Tóm lại, do đặc tính không biến hình của từ tiếng Việt nên ranh giới giữa các quan hệ cú pháp không rõ ràng và có sự chuyển dần, nghĩa là giữa các kiểu quan hệ cú pháp cũng có những trƣờng hợp trung gian chuyển tiếp mà quan hệ giữa chủ ngữ và vị ngữ trong những trƣờng hợp đƣợc dẫn trên đây là những trƣờng hợp cụ thể. 3.3. Tiểu kết Về cách phân tích kiểu câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng quan hệ từ, phù hợp với quan niệm coi cấu trúc chủ vị cũng chỉ là một dạng của cấu trúc chính phụ, chúng tôi chọn cách phân tích coi cả hai dạng sau đây đều là câu đơn: (1) Nhờ sự giúp đỡ của bạn bè, tôi đã tiến bộ nhiều. (2) Nhờ bạn bè giúp đỡ, tôi đã tiến bộ nhiều. Cơ sở và lợi ích của cách phân tích này là: + Chú ý đến mặt chức năng hơn là cấu trúc (chức năng của 2 bộ phận chỉ nguyên nhân là nhƣ nhau, đều bổ sung cho bộ phận chỉ kết quả). + Khắc phục đƣợc những khó khăn, rắc rối, mâu thuẫn trong việc phân loại câu. Về cách phân tích kiểu câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng động từ quan hệ, theo chúng tôi, để xác định đặc điểm cấu tạo của bổ ngữ trong những câu nhân quả có vị ngữ là các động từ quan hệ làm, khiến, cần xuất phát từ bản chất ngữ pháp của các động từ giữ vai trò vị ngữ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên KẾT LUẬN Trên đây, sau khi đã xác định bản chất của mối quan hệ ngữ nghĩa xét trong mối tƣơng quan với quan hệ cú pháp và bản chất của mối quan hệ nhân quả, chúng tôi đã tiến hành phân loại và miêu tả hai cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong câu tiếng Việt bằng phƣơng tiện cú pháp (quan hệ từ) và bằng phƣơng tiện từ vựng - ngữ pháp (động từ quan hệ). Từ những điều trình bày trên đây, chúng tôi thấy có thể rút ra các kết luận sau: 1. Quan hệ nhân quả với tƣ cách là một kiểu quan hệ ngữ nghĩa, là kiểu quan hệ có tính phổ quát tồn tại trong tất cả các ngôn ngữ nhƣng trong các ngôn ngữ khác nhau cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả có sự khác nhau. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trong tiếng Việt, mối quan hệ nhân quả đƣợc biểu hiện bằng hai phƣơng thức: bằng quan hệ từ và bằng động từ quan hệ. 2. Quan hệ từ biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt bao gồm hai nhóm: quan hệ từ chỉ nguyên nhân và quan hệ từ chỉ kết quả trong đó, quan hệ từ chỉ nguyên nhân có số lƣợng lớn hơn, tần số xuất hiện cao hơn và khả năng lƣợc bỏ hạn chế hơn quan hệ từ chỉ kết quả. Trong câu có ý nghĩa nhân quả đƣợc biểu hiện bằng quan hệ từ, quan hệ giữa bộ phận chỉ nguyên nhân và bộ phận chỉ kết quả về bản chất, là quan hệ chính phụ trong đó vai trò chính thuộc về bộ phận chỉ kết quả.. 3. Động từ quan hệ biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt là những động từ đã bị “ngữ pháp hoá” ở mức độ nhất định, có đặc tính trung gian giữa quan hệ từ và thực từ. Hai động từ quan hệ biểu thị quan hệ ngữ nghĩa nhân quả tiêu biểu trong tiếng Việt là làm, khiến. Đặc tính trung gian của làm, khiến thể hiện ở chỗ về nghĩa, làm, khiến vừa chỉ hoạt động (trừu tƣợng, khái quát) vừa chỉ mối quan hệ nhân quả giữa chủ ngữ và bổ ngữ; về kết trị, làm, khiến đòi hỏi chủ ngữ có nghĩa sâu chỉ nguyên nhân đƣợc biểu hiện bằng vị từ (ngữ vị từ), cụm chủ vị hoặc bằng danh từ (ngữ danh từ) mà về nghĩa từ vựng có gắn với hoạt động hay đặc điểm, tính chất; đồng thời đòi hỏi bổ ngữ là cụm chủ vị (chỉ kết quả) trong đó mối quan hệ giữa chủ ngữ và bổ ngữ đƣợc hiện thực hóa không đầy đủ. 4. Việc nghiên cứu các phƣơng thức khác nhau biểu hiện mối quan hệ nhân quả cho phép khẳng định rằng: trong tiếng Việt cũng nhƣ trong các ngôn ngữ khác, một nội dung ngữ nghĩa có thể đƣợc biểu hiện bằng những hình thức ngữ pháp khác nhau. Điều này cho thấy ngữ nghĩa và ngữ pháp mặc dù có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nhƣng không phải là hai phạm trù đồng nhất. 5. Việc nghiên cứu cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng các phƣơng tiện khác tiện khác nhau nói riêng và việc nghiên cứu cách biểu hiện một quan hệ ngữ nghĩa bằng những hình thức ngữ pháp khác nhau nói chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên là rất cần thiết đối với việc học tập và giảng dạy ngữ pháp tiếng Việt. Tuy nhiên, đây cũng là vấn đề hết sức phức tạp mà những kết quả đạt đƣợc của luận văn này mới chỉ có tính chất sơ bộ. Chúng tôi hi vọng rằng vấn đề này sẽ đƣợc nghiên cứu sâu hơn trong giai đoạn tiếp theo. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Diệp Quang Ban (1996), Ngữ pháp tiếng Việt.NXB Giáo dục. 2. Lê Biên (1996), Từ loại tiếng Việt hiện đại. Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội. 3. Dƣơng Hữu Biên (1998), Quan hệ nghĩa học - chức năng: một phạm trù cần yếu cho việc phân tích nghĩa của câu. Ngôn ngữ, số 5. 4. Nguyễn Tài Cẩn (1999), Ngữ pháp tiếng Việt. NXB ĐH và THCN. Hà Nội. 5. Nguyễn Tài Cẩn, Stankevich.N.N (1975), Ngữ pháp tiếng Việt. L. 6. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2002), Đại cương ngôn ngữ học (tập 1, tập 2). NXB Giáo dục. 7. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. NXB Giáo dục. 8. Nguyễn Đức Dân (1996), Logic và tiếng Việt, NXB Giáo dục. 9. Nguyễn Đức Dân (1990), Logic và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả. Ngôn ngữ, số 1. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10. Đinh Văn Đức (1978), Về một cách hiểu ý nghĩa từ loại. Ngôn ngữ, số 2. 11. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 12. Nguyễn Thiện Giáp, Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết (2002), Dẫn luận ngôn ngữ học. NXB Giáo dục. 13. Cao Thị Hảo (1998), Phân loại động từ theo kết trị, Luận văn TNĐH. ĐHSP TN. 14. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt sơ thảo ngữ pháp chức năng.NXB KHXH. 15. Cao Xuân Hạo (2003), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 1, Câu trong tiếng Việt, NXB Giáo dục. 16. Cao Xuân Hạo (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 2, Ngữ đoạn và từ loại, NXB Giáo dục. 17. Phạm Thị Hiền (1998), Động từ ngữ pháp trong tiếng Việt, Luận văn TNĐH. ĐHPTN. 18. Kasneson. S. D (1988). Nhận xét về lý thuyết cách của Fillmore. Ch.V.Ja.Số 1. 19. Halliday. M.A.K. (2004), Dẫn luận ngữ pháp chức năng. NXB ĐHQGHN (Bản dịch của Hoàng văn Vân) 20. Nguyễn Văn Hiệp (2003), Cấu trúc câu tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ nghĩa. Ngôn ngữ, số 2. 21. Kasevich. V.B. (1998), Những yếu tố cơ sở của ngôn ngữ học đại cương. NXB Giáo dục. (Trần Ngọc Thêm, chủ biên và hiệu đính) 22. Lƣơng Thị Hồng Nhung (1998), Vai trò của các thủ pháp hình thức trong việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Luận văn TNĐH. ĐHSPTN. 23. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học. 24. Hoàng Trọng Phiến (1980), Ngữ pháp tiếng Việt. Câu, NXB Đại học và THCN. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25. John Lyons (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận, NXB Giáo dục (bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp). 26. Nguyễn Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, NXB Giáo dục. 27. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về Ngữ pháp tiếng Việt Tập 1, 2, NXB Khoa học Xã hội. 28. Nguyễn Kim Thản (1995), Động từ trong tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội. 29. Lý Toàn Thắng (2000), Về cấu trúc ngữ nghĩa của câu. Ngôn ngữ, số 5. 30. Nguyễn Thị Thìn (2003), Câu tiếng Việt và nội dung dạy - học câu ở trường phổ thông, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 31. Nguyễn Minh Thuyết (1982), Chủ ngữ trong tiếng Việt, Tóm tắt luận văn Phó tiến sĩ. Leningrad. 32. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu trong tiếng Việt, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 33. Nguyễn Thị Hạnh Phƣơng (1999), Các đơn vị ngữ pháp có đặc tính trung gian trong tiếng Việt, Luận văn TNĐH. ĐHSP Thái Nguyên 34. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, NXB Giáo dục. 35. Nguyễn Văn Lộc (2003), Thử nêu một định nghĩa chủ ngữ trong tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 3. 36. Nguyễn Văn Lộc (2004), Động từ ngữ pháp trong tiếng Việt, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ. ĐHSPTN. 37. Nguyễn Văn Lộc (2005), Cần chú ý hiện tượng đồng hình khi dạy cú pháp tiếng Việt. Tạp chí Giáo dục, số 3. 38. Nguyễn Văn Lộc (2008), Tìm hiểu những nhân tố chi phối hiện tượng tỉnh lược thành phần câu tiếng Việt. Ngôn ngữ, số 4. 39. Nguyễn Văn Lộc (2008), Nghiên cứu một số biện pháp nâng cao năng lực thực hành về từ và ngữ pháp tiếng Việt cho sinh viên năm thứ nhất ở Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên trường Đại học Sư phạm và Cao đẳng sư phạm miền núi, Đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Bộ. ĐHSPTN. 40. Panfilov.V.S. (1993), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt. Xanh Pêtébua. 41. Raspopov.I.R. (1981), Một vài nhận xét về cái gọi là cấu trúc ngữ nghĩa của câu. V. Ja. Số 4. 42. Sonlseva. N. V. (1992), Sự chi phối của tác thể với động từ. Ngôn ngữ. Số 1. 43. S.E.Jakhontov. (1971), Nguyên tắc của việc xác định các thành phần câu trong tiếng Hán(trong tập: Các ngôn ngữ Trung Quốc và Đông Nam Á, 11) 44. Trần Ngọc Thêm (1999), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, NXB Giáo dục. 45. Uỷ ban Khoa học xã hội (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB KHXH. 46. Văn Tân (1997), Từ diển tiếng Việt, H. 47. Wallace L. Chafe (1998), ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ (Bản dịch của Nguyễn Văn Lai), NXB Giáo dục. 48. Nguyễn Nhƣ Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ (2003), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, NXB Giáo dục. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN 49. Báo Nhân dân 50. Báo An ninh thế giới 51. Anh Đức (2006), Hòn đất. Nxb Văn học. 52. Anh Đức (2007), Một chuyện chép ở bệnh viện - Văn chương một thời để nhớ. Nxb Văn học. 53. Hồ Anh Thái (2004), Cõi người rung chuông tận thế. Nxb Đà Nẵng 54. Bộ giáo dục và đào tạo, (2005). Văn học lớp 11, tập 1. Nxb Giáo dục. 55. Hồ Biểu Chánh (2005), Bỏ chồng. Nxb Phụ nữ. 56. Hồ Biểu Chánh (2005), Bỏ vợ. Nxb phụ nữ. 57. Hồ Biểu Chánh (2005), Cay đắng mùi đời. Nxb Văn hoá Sài gòn. 58. Hồ Biểu Chánh (2005), Cha con nghĩa nặng. Nxb Văn hoá Sài Gòn. 59. Hồ Biểu Chánh (2005), Đoá hoa tàn. Nxb Phụ nữ. 60. Hồ Biểu Chánh (2005), Khóc thầm. Nxb phụ nữ. 61. Hồ Biểu Chánh (2003), Nhân tình ấm lạnh. Nxb Hội nhà văn. 62. Hồ Biểu Chánh (2005), Thầy thông ngôn. Nxb văn hoá sài gòn. 63. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. 64. Khái Hƣng, Nhất Linh (2001), Đời mưa gió. Nxb Văn nghệ TPHCM 65. Khái Hƣng, Nhất Linh (2006), Gánh hàng hoa. Nxb Đồng Nai. 66. Khái Hƣng, Nhất Linh (2007), Nửa chừng xuân. Nxb Văn hoá Sài Gòn. 67. Lữ Huy Nguyên (2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân. Nxb Văn học. 68. Ma Văn Kháng (2003), Chó Bi đời lưu lạc - Côi cút giữa cảnh đời - Cỏ tơ. Nxb Công an Nhân dân. 69. Ma Văn Kháng (2003), Mùa lá rụng trong vườn - Đám cưới không có giấy giá thú. Nxb Hội nhà văn. 70. Ma Văn Kháng (2003), Truyện ngắn chọn lọc. Nxb Hội nhà văn. 71. Nam Cao (2003), Những tác phảm tiêu biểu trước 1945. NXb Giáo dục. 72. Nam Cao (2001), Sống mòn - Tác phẩm và dư luận. Nxb Văn học. 73. Ngô Tất Tố (2005), Tắt đèn. Nxb Văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74. Ngô Tự Lập (2008), Mộng du và những chuyện khác. Nxb văn học. 75. Nguyễn Công Hoan (2004), Truyện ngắn chọn lọc. Nxb Văn học. 76. Nguyễn Đình Thi (2001), Truyện. Nxb văn học. 77. Nguyên Hồng (2005), Bỉ vỏ - Những ngày thơ ấu. Nxb Văn học. 78. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tiểu long nữ. Nxb Công an nhân dân 79. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tuyển tập truyện ngắn. Nxb Văn hoá Sài Gòn. 80. Nguyễn Khải (2006), Truyện ngắn - Văn chương một thời để nhớ. Nxb Văn học. 81. Nguyễn Ngọc Tƣ (2005), Cánh đồng bất tận. Nxb Trẻ. 82. Nguyễn Ngọc Tƣ (2004), Tập truyến ngắn Giao thừa. Nxb Trẻ. 83. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Bàn có năm chỗ ngồi. Nxb Trẻ. 84. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Những chàng trai xấu tính. Nxb trẻ. 85. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Nữ sinh. Nxb trẻ. 86. Nguyễn Quang Sáng (2004), Chiếc lược ngà. Nxb Trẻ. 87. Nguyễn Quang Sáng (2005), Nó và tôi - Quán rượu người câm. Nxb Hội nhà văn. 88. Nguyễn Thị Thu Huệ (2004), 37 truyện ngắn. Nxb Hội nhà văn. 89. Nguyễn Tuân (2004), Truyện ngắn. Nxb Văn học. 90. Thạch Lam (2004), Tuyển tập truyện ngắn. Nxb Văn học. 91. Tô Hoài (2006), Ba người khác. Nxb Đà Nẵng. 92. Tô Hoài (2003), Dế mèn phiêu lưu ký. Nxb Văn học. 93. Tô Hoài (2004), Tạp văn, truyện ngắn. Nxb Hội nhà văn. 94. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn) (2004), Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng. Nxb Văn học. 95. Văn Tân (chủ biên) (1997), Từ điển tiếng Việt. H. 96. Vũ Trọng Phụng.(2003), Giông tố. Nxb văn học. 97. Vũ Trọng Phụng (2002), Số đỏ. Nxb Văn học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- CÁCH BIỂU HIỆN MỐI QUAN HỆ NHÂN QUẢ TRONG CÂU TIẾNG VIỆT.pdf