Lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong hồi kí từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe - Trần Bình Tuyên

2.3. Qua đối ngôn giữa các vai giao tiếp trong tác phẩm chúng ta cũng có thể thấy rõ mối quan hệ liên nhân một cách sâu sắc. Giữa những con người trong xã hội còn có những quan hệ xã hội. Trong khi tham gia giao tiếp, những quan hệ xã hội này cũng chi phối giao tiếp cả về nội dung, cả về hình thức và chuyển thành quan hệ liên cá nhân (quan hệ liên nhân) trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân được xét trên trục tung và trục hoành. Trục tung là trục địa vị xã hội (là trục quan hệ tôn ti, chế ngự hay là trục uy quyền - power) còn trục hoành là trục thân cận (solidarity). Đối với Bảo Đại, chúng ta thấy những từ như Hoàng đế, Vua, nhà Vua, Ngài. được sử dụng chủ yếu là do những nhân vật thuộc triều đình cũ, nhân vật tay sai, phản động và tác giả. Qua đó, ta thấy mối quan hệ giữa những nhân vật này với nhau là mối quan hệ thân tộc (giữa các nhân vật trong Hoàng gia) hay quan hệ vua tôi (nhân vật tay sai, phản động với Bảo Đại). Trong khi đó, những nhân vật cách mạng có tỷ lệ sử dụng những từ này rất ít là do qua trình tiếp xúc không nhiều nhưng cơ bản mối quan hệ không phải là những mối quan hệ kể trên mà là mối quan hệ bình đẳng giữa hai lực lượng khác nhau trong xã hội. Đặc biệt, các từ ngữ định danh như Cựu Hoàng, ông Vĩnh Thụy, ông Cố vấn chủ yếu được dùng do nhân vật tôi và các nhân vật cách mạng bởi mối quan hệ giữa những nhân vật này với nhau giờ là mối quan hệ công dân bình đẳng và mối quan hệ trong công việc với nhau. Ngoài xã hội, xưng hô thể hiện thái độ ứng xử giữa những người không cùng huyết thống. Ở đây xuất hiện nhiều lớp từ xưng hô khác nhau. Các danh từ thân tộc không còn mang ý nghĩa xưng hô gia đình; chúng chỉ thể hiện ý nghĩa xưng hô - ngữ dụng [1, tr. 61]. Đối với Bác Hồ, bên cạnh các từ như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ Chủ tịch. thể hiện mối quan hệ giữa người đứng đầu đất nước với nhân dân là các từ định danh như Cụ Hồ, Bác Hồ, Bác, Người. đã không chỉ thể hiện mối quan hệ trên mà còn bộc lộ mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa những người thân trong gia đình. Đối với cán bộ chiến sĩ, Bác bao giờ cũng sử dụng ngôn ngữ giàu tình cảm. Lối xưng hô của Bác cũng rất đặc biệt: xưng Bác/ mình gọi chú. Đây là lối xưng hô trong phạm vi gia đình với các từ danh từ thân tộc nhưng đã được Bác sử dụng để xưng hô với những đồng chí làm việc với mình một cách tự nhiên và thấm đượm tình cảm yêu thương. (Các cháu dắt ngựa qua bờ bên kia suối. Bác sẽ cùng chú Hòe đi bộ qua. [2, tr. 403]). Bên cạnh đó, lối xưng hô của nhân vật tôi như: tôi - anh với các đồng chí, cháu - Bác đối với Bác Hồ cũng không chỉ thể hiện mối quan hệ công việc rất rõ mà đồng thời cũng đã bộc lộ tình yêu thương gắn bó trong đại gia đình. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần đoàn kết để dân tộc ta vượt qua mọi thử thách khó khăn và đi đến những thắng lợi cuối cùng. 3. KẾT LUẬN Trong cuốn hồi ký "Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc", các lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô có giá trị biểu đạt nội dung sâu sắc thông qua việc thể hiện vị thế xã hội cũng như mối quan hệ liên nhân một cách cụ thể giữa các nhân vật giao tiếp, đồng thời cũng thể hiện rất rõ thái độ, tình cảm của các nhân vật nói và các vai tham gia giao tiếp, qua đó giúp cho tác giả có cái nhìn chính xác về các hiện tượng xã hội và từ đó bộc lộ quan điểm và thái độ chính trị của mình. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Thông qua ngôn ngữ, con người có thể thể hiện tư duy, biểu đạt thái độ tình cảm và phản ánh hiện thực chân thực và sống động. Qua đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ đối với đời sống văn học nói riêng và với đời sống xã hội nói chung.

pdf8 trang | Chia sẻ: thucuc2301 | Lượt xem: 622 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong hồi kí từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe - Trần Bình Tuyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế ISSN 1859-1612, Số 01(17)/2011: tr. 72-79 LỚP TỪ NGỮ GIỮ CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH, XƯNG HÔ TRONG HỒI KÍ TỪ TRIỀU ĐÌNH HUẾ ĐẾN CHIẾN KHU VIỆT BẮC CỦA PHẠM KHẮC HÒE TRẦN BÌNH TUYÊN Nhà xuất bản Đại học Huế Tóm tắt: Thông qua lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong cuốn hồi kì Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe, chúng tôi sẽ làm nổi bật vai trò, tác dụng của vốn từ trong quá trình thể hiện hệ tư tưởng, quan điểm và thái độ chính trị của tác giả đối với các hiện tượng xã hội trong một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc. 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Trong ngôn ngữ, lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô có giá trị biểu đạt nội dung sâu sắc. Thông qua lớp từ này, vị thế xã hội của các nhân vật giao tiếp được thể hiện một cách cụ thể, chính xác trong từng điều kiện và hoàn cảnh xã hội. Đối với lớp từ ngữ định danh, giá trị biểu đạt đó còn rất đa dạng, phong phú thông qua chức năng quy chiếu của ngôn ngữ. Một sự vật, hiện tượng có thể được quy chiếu bởi hệ thống từ ngữ đồng quy chiếu khác nhau, do đó, bên cạnh nội dung biểu đạt vị thế xã hội, lớp từ này còn giúp tác giả thể hiện cách nhìn và cách đánh giá cũng như bộc lộ tâm tư tình cảm, tư tưởng xã hội đối với đối tượng được đề cập. Bên cạnh đó, từ xưng hô là một cách quy chiếu đối tượng người tham gia giao tiếp trực tiếp hoặc là đối tượng được đề cập đến trong phát ngôn (diễn ngôn). Trong hoạt động giao tiếp, lớp từ này có chức năng định vị các đối tượng trong quan hệ với người nói và hoàn cảnh giao tiếp, đồng thời chúng còn biểu hiện một cách sâu sắc các quan hệ liên nhân trong xã hội của các vai giao tiếp được phản ánh. Như vậy, ngôn ngữ nói chung và lớp từ ngữ định danh, xưng hô nói riêng có các chức năng đặc biệt nhằm truyền tải nội dung, tư tưởng của người viết đối với các hiện tượng xã hội. Trong bài viết này, chúng ta có thể thấy được cụ thể hơn vai trò và tác động của các lớp từ ngữ này trong quá trình thể hiện cách nhìn cũng như quan điểm, thái độ chính trị của tác giả đối với xã hội. 1.2. Cuốn hồi kí Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc của Phạm Khắc Hòe là cuốn hồi kí tái hiện lại những vấn đề xã hội Việt Nam trong một ngữ cảnh đặc biệt, đó là sự giao nhau về mặt thời gian: trước và sau Cách mạng tháng Tám với hai giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất, chế độ thực dân nửa phong kiến ngày càng thối nát, mục ruỗng nhưng vẫn cố ngoi lên trong cơn hấp hối, giãy chết cuối cùng của nó. Thực dân Pháp và phát xít Nhật loại bỏ nhau với tham vọng độc chiếm Đông Dương. Trong hoàn cảnh đó, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, phong trào cách mạng của nhân dân dâng lên như vũ bão sẵn sàng cho cuộc thay đổi lịch sử. Giai đoạn thứ hai, nước ta đã trở thành nước độc lập tự do nhưng chúng ta cũng bắt đầu bước vào cuộc chiến đấu với thực dân Pháp, mở đầu bằng cuộc chiến căng thẳng trên mặt trận tư tưởng. Nội dung LỚP TỪ NGỮ GIỮ CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH, XƯNG HÔ... 73 cuốn hồi kí tập trung vào ba nội dung cơ bản: nội dung về lịch sử, nội dung về xã hội và nội dung về sự chuyển biến nhận thức tư tưởng, hành động của người trần thuật. 2. LỚP TỪ NGỮ GIỮ CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH, XƯNG HÔ TRONG HỒI KÍ TỪ TRIỀU ĐÌNH HUẾ ĐẾN CHIẾN KHU VIỆT BẮC CỦA PHẠM KHẮC HÒE Dựa vào đặc điểm phân bố của lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô trong tác phẩm chúng tôi đã tiến hành khảo sát lớp từ này trong 404 trang hồi kí với bốn tuyến nhân vật: nhân vật tôi (người phát ngôn, người trần thuật), nhân vật thuộc triều đình cũ - đại diện cho lực lượng xã hội đã lỗi thời, nhân vật cách mạng - đại diện cho tầng lớp xã hội mới với những chức năng xã hội mới, và cuối cùng là nhân vật thuộc lực lượng kẻ thù và bọn tay sai. Tuy nhiên, do dung lượng của bài viết có hạn và các tuyến nhân vật lại quá nhiều nên chúng tôi chỉ khoanh vùng trên cơ sở mỗi tuyến nhân vật sẽ lựa chọn những nhân vật tiêu biểu nhất, đại diện cho từng tuyến nhân vật để khảo sát. Từ kết quả khảo sát về cách sử dụng hoặc tần số xuất hiện lớp từ này trong từng tuyến nhân vật, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích giá trị biểu hiện của chúng dựa trên hai nội dung tiêu biểu: giá trị biểu hiện mối quan hệ liên nhân giữa các nhân vật và đặc biệt là thái độ của người trần thuật đối với các vai giao tiếp trong cuốn hồi kí. Tuy nhiên, do thời điểm trong hồi kí là thời điểm lịch sử của một giai đoạn đặc biệt trong xã hội Việt Nam: trước và sau Cách mạng đã tạo ra những sự thay đổi của các định danh vai xã hội của nhiều đối tượng. Đối với người trần thuật, sự thay đổi về hai giai đoạn của xã hội Việt Nam - ở thời điểm trần thuật trong hồi kí khiến cho tác giả có những chuyển biến về mặt nhận thức xã hội từ đó dẫn đến sự chuyển biến về cách quy chiếu đối tượng được đề cập. Đối với nhân vật Bảo Đại, bước ngoặt lớn nhất là thời điểm thoái vị (Chương 1), vì vậy chúng tôi tiến hành phân chia thành hai giai đoạn: trước (Chương 1) và sau khi vua Bảo Đại thoái vị (Chương 2, 3 và 4). Như vậy, đối với nhân vật triều đình, chúng tôi khảo sát những biểu thức quy chiếu khác nhau của cùng một đối tượng phân theo hai thời điểm: trước và sau khi Bảo Đại thoái vị. Trên cơ sở đó tính tỷ lệ phần trăm xem biểu thức quy chiếu nào có tần số xuất hiện nhiều nhất; đồng thời những biểu thức quy chiếu trước hoặc sau thời điểm Bảo Đại thoái vị cũng có ý nghĩa đặc biệt trong quá trình phân tích. Còn đối với nhân vật kẻ thù, không chịu sự chi phối này nên chúng tôi khảo sát lớp từ ngữ giữ chức năng định danh dưới góc nhìn rất khác nhau của ba tuyến nhân vật tiêu biểu: nhân dân, tay sai, phản động và chính kẻ thù. 2.1. Trước hết, lớp từ ngữ định danh, hô gọi đã thể hiện sâu sắc vị thế xã hội giữa các nhân vật giao tiếp trong cuốn hồi kí. Sống trong một xã hội, mỗi người đều có một vị thế nhất định. Các vị thế này do địa vị xã hội, tuổi tác, nghề nghiệp, chức quyền... đem lại. Tuy nhiên, vị thế xã hội của con người không phải là cố định, bất biến mà nó có thể thay đổi theo từng thời điểm. Để xác định vị thế xã hội của nhân vật, tác giả có nhiều cách biểu hiện. Trước hết là việc sử dụng hệ thống lớp từ ngữ định danh nhân vật. Trong hồi kí Từ triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc, mặc dù các tuyến nhân vật rất đa dạng nhưng mỗi nhân vật, lớp nhân vật cụ thể lại được quy chiếu bằng một hệ thống từ ngữ đồng sở chỉ riêng. Ở Chương 1, nhân vật Bảo Đại được quy chiếu bằng hàng loạt các biểu thức quy chiếu TRẦN BÌNH TUYÊN 74 như Hoàng đế, Đức Hoàng đế; Vua, nhà Vua; Ngài... Nghĩa chiếu vật của các biểu thức này giúp chúng ta có thể nhận diện vị thế xã hội của nhân vật này là người đứng đầu một đất nước quân chủ phong kiến. Tuy nhiên, càng về sau, lớp từ ngữ này không còn được dùng phổ biến nữa mà thay vào đó là lớp từ ngữ hoàn toàn mới: Cựu Hoàng, ông Vĩnh Thụy. Đây chính là biểu hiện sự thay đổi vị thế xã hội của nhân vật Bảo Đại: dưới cơn bão táp cách mạng với những xoay chuyển xã hội mạnh mẽ, Bảo Đại đã buộc phải thoái vị, trao chính quyền cho cách mạng, đồng thời trở thành một công dân của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Sau đó, nhân vật Bảo Đại lại được quy chiếu bởi một số từ ngữ định danh nghề nghiệp, chức danh cụ thể như ông Cố vấn, Cố vấn Vĩnh Thụy. Những biểu thức quy chiếu này là một sự xác nhận vị thế xã hội mới của Bảo Đại là Cố vấn Chính phủ Kháng chiến Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng cuối cùng, Bảo Đại cũng hiện rõ bản chất phản động của mình và trở thành kẻ phản bội tổ quốc với việc tác giả sử dụng đồng sở chỉ y và tay sai cho nhân vật này. Tương tự, nhân vật Từ Cung và Nam Phương cũng được quy chiếu bởi các biểu thức quy chiếu là hệ thống các từ ngữ giữ chức năng định danh để qua đó giúp người đọc xác định vị thế xã hội của các nhân vật này. Ban đầu là các từ ngữ như Hoàng Thái hậu, Đức Từ, Ngài... để xác định vị thế là mẹ vua của Từ Cung nhưng sau đó nhân vật này được quy chiếu bởi các từ ngữ định danh như bà ta, Từ Cung khi Bảo Đại thoái vị, triều đình phong kiến cuối cùng của Việt Nam bị sụp đổ. Nam Phương ở Chương 1 hồi kí dễ dàng được xác định là vợ Vua khi được định danh bằng những từ ngữ rất trang trọng như Hoàng Hậu, Ngài Hoàng, Ngài... Khi Bảo Đại thoái vị, Nam Phương cũng trở về vị thế của một người công dân bình thường được gọi theo tên chồng là bà Vĩnh Thụy (Chương 2)... Đối với nhân vật Bác Hồ, vị thế xã hội của Người cũng được xác định qua các hệ thống các biểu thức quy chiếu là lớp từ ngữ định danh. Khi còn là lãnh tụ Việt Minh, Người được quy chiếu bởi những từ ngữ như Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc... (Chương 1). Nhưng sau khi Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập vị thế xã hội của Người là Chủ tịch nước được xác lập qua những từ ngữ định danh như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ Chủ tịch... (Chương 2, 3, 4). Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể xác định vị thế xã hội của các nhân vật qua lớp từ xưng hô. Trong giao tiếp, người nói thường hướng tới người đối thoại với hai thái độ: lịch sự hoặc không lịch sự. Sự chi tiết hóa hai thái độ này là bốn kiểu sắc thái xưng hô biểu cảm: 1. Trang trọng; 2. Trung hòa, vừa phải; 3. Thân mật, suồng sã; 4. Thô tục, khinh thường... Trong cuốn hồi kí sắc thái xưng hô biểu cảm và thái độ của người nói chủ yếu tập trung vào sắc thái trung hòa, vừa phải và sắc thái thân mật... Như chúng ta đã biết, quan hệ giữa các thành viên trong cộng đồng tộc người bao giờ cũng được cấu trúc theo hai kiểu: quan hệ thân tộc và quan hệ xã hội. Vì thế, trong giao tiếp xã hội, xưng hô cũng thể hiện ở hai phạm vi: xưng hô gia đình và xưng hô ngoài xã hội. Tuy nhiên, xét từ đặc điểm hệ thống các từ xưng hô trong cuốn hồi kí cũng như mục đích triển khai của đề tài, chúng tôi tập trung vào phạm vi xưng hô ngoài xã hội với một số nhân vật tiêu biểu của tác phẩm. LỚP TỪ NGỮ GIỮ CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH, XƯNG HÔ... 75 Các vai giao tiếp như Bảo Đại, Từ Cung, Nam Phương ở Chương 1 có chung lối xưng hô thể hiện rõ vị thế xã hội là những người có quyền thế và với tư cách bề trên đối với những nhân vật mà các đối tượng này giao tiếp. Theo số liệu đã khảo sát, chúng tôi thấy nhân vật Bảo Đại nhiều lần sử dụng các từ trẫm để tự xưng và gọi người đối thoại là chư khanh (Trẫm chắc rằng chư khanh sẽ làm trọn chức vụ, không làm phụ lòng Trẫm ủy thác và lòng dân kỳ vọng. [2, tr. 38]). Trẫm là cách tự xưng của vua trong xã hội phong kiến với bề tôi và các quan được vua gọi chung là khanh, chư (các) khanh. Bên cạnh đó, Bảo Đại, Nam Phương và Từ Cung thường xưng ta với đối tượng giao tiếp: Ông Tổng lý vẫn khăn áo ta như trước à! Ông giới thiệu từng người cho ta biết rõ. (lời của Từ Cung) [2, tr. 36]. Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, 1997), Ta là từ dùng để tự xưng khi nói với người khác, thường với tư cách người trên [4, tr. 846]. Thời điểm các nhân vật này xưng ta là thời điểm đang có vị thế cao nhất trong chế độ quân chủ phong kiến. Tuy nhiên, vị thế xã hội không bao giờ mang tính ổn định. Khi hoàn cảnh thay đổi, vị thế xã hội của con người cũng thay đổi, tất nhiên kéo theo cả sự thay đổi trong lối xưng hô. Trong những ngày cơn bão táp Cách mạng dâng lên mạnh mẽ ở Huế và đặc biệt sau ngày 30/8/1945, ngày Bảo Đại thoái vị, các nhân vật triều đình Huế không còn xưng hô với sắc thái bề trên, trịch thượng này nữa mà thay vào đó là lối xưng hô với sắc thái trung hòa, vừa phải: xưng tôi/ tui, gọi ông với những người đối thoại. Qua đây chúng ta có thể thấy, trong giao tiếp có nhiều yếu tố tác động đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hô. Bên cạnh yếu tố vị thế xã hội, thái độ tình cảm còn có yếu tố xuất phát từ chính mục đích và chiến lược giao tiếp của người xưng hô. Chính vì vậy, Nguyễn Văn Chiến cho rằng: Trong giao tiếp xưng hô, để thực hiện một hành vi xưng hô nào đó với người đối thoại, người xưng - gọi thông thường chú ý đến mục đích (giao tiếp) xưng hô của mình [3, tr. 62]. Tiêu biểu nhất là trường hợp Nam Phương đã thay đổi cách xưng hô ba lần trong hai lần đối thoại với nhân vật tôi khi nhân vật này trở lại thăm Huế sau một thời gian tham gia chính quyền cách mạng. Ban đầu Nam Phương gọi nhân vật tôi là ông, xưng tôi, sau đó thân mật hơn gọi ông Hòe và cuối cùng là ông bạn. Kèm với lối xưng hô thân mật này là những hành động, cử chỉ cũng rất thân mật, một điều hoàn toàn mới lạ ở nhân vật Nam Phương. Đó là hành động bắt tay (người vốn chỉ biết đưa tay ra cho người ta cúi xuống đỡ lấy và hôn) và hành động “tự mình xích hai cái ghế lại gần nhau”. Như vậy, trong trường hợp này, mục đích và chiến lược giao tiếp là yếu tố quyết định cho sự lựa chọn từ ngữ xưng hô của vai giao tiếp này. Thái độ thân mật hóa của Nam Phương từ thái độ bề trên chuyển dần đến bình đẳng rồi thân mật là nhằm mục đích tranh thủ nhân vật tôi, và qua nhân vật tôi để lôi kéo những người khác nhằm thực hiện tham vọng chính trị của mình... Bên cạnh đó, một “mục đích và chiến lược giao tiếp” rất đáng chú ý cũng đã được tác giả sử dụng thành công là các thay đổi xưng hô khá thú vị của ta đối với thực dân Pháp. Sau những buổi đối đầu căng thẳng trên bàn đàm phán giữa ta và Pháp tại hội nghị trù bị Đà Lạt, ta có tổ chức một buổi chiêu đãi Phái đoàn Pháp. Để tạo không khí vui vẻ, thân thiện, tác giả đã sử dụng cụm từ các bạn Pháp để khởi nguồn cho những câu chuyện hòa nhã giữa hai bên. Hiệu quả là ta và Pháp đã có một buổi tiệc vui vẻ, thân thiện, xóa tan những căng thẳng đã có trước đó; TRẦN BÌNH TUYÊN 76 đồng thời cũng cho Pháp thấy rõ quan điểm của ta trong cuộc đối đầu với Pháp trên mặt trận tư tưởng là dựa trên cơ sở hòa bình, thân thiện. 2.2. Bên cạnh thể hiện vị thế xã hội của các nhân vật, lớp từ định danh, hô gọi cũng thể hiện rất rõ thái độ, tình cảm của các nhân vật nói và các vai tham gia giao tiếp. Trong cuốn hồi ký, lớp từ ngữ đồng sở chỉ biểu thị các nhân vật như Bảo Đại, Từ Cung và Nam Phương trước khi Bảo Đại thoái vị như Hoàng đế, Đức Từ, Ngài Hoàng... được nhân vật triều đình Huế sử dụng tuyệt đối. Đặc biệt, ngay cả khi Bảo Đại đã thoái vị (Chương 2) các nhân vật triều đình cũ vẫn sử dụng các từ ngữ dành cho hoàng gia (Ví dụ, từ Hoàng đế: 5 lượt, chiếm 12,82%; từ Đức Từ: 7 lượt, chiếm 70%; từ Ngài Hoàng; 7 lượt, chiếm 77,78%). Xét về ngôn ngữ tác giả, cách dùng này mang thái độ mỉa mai sâu sắc trước thói quen hay đúng hơn là tư tưởng tham quyền cố vị của Hoàng gia cũ trong khi thực tế nó đã lỗi thời và không còn tồn tại nữa... Đối với Bảo Đại, nhân vật thuộc triều đình cũ luôn thể hiện thái độ, tình cảm trân trọng với việc sử dụng nhiều những từ ngữ như Hoàng đế, Vua... Tuy nhiên, khi biết được những hành động phản bội của Bảo Đại đối với mình ở Hà Nội, Nam Phương đã thay đổi thái độ rõ rệt. Không còn sự cung kính, trân trọng nữa mà thay vào đó là thái độ hờn ghen, căm phẫn được thể hiện qua việc Nam Phương chuyển từ việc gọi chồng mình là Hoàng đế sang gọi chồng mình một cách xa lạ là ông Vĩnh Thụy, ông Cố vấn và người ta... Đặc biệt, thái độ phê phán đối với những nhân vật triều đình cũ được thể hiện sâu sắc qua nhân vật tôi, người đã chứng kiến những bước ngoặt, những thay đổi trong cuộc đời của những nhân vật này với việc dùng các đại từ nhân xưng gốc mang sắc thái khinh thường như ông ta, y để chỉ Bảo Đại, bà ta để chỉ Nam Phương và Từ Cung... Đặc biệt, riêng đối với Bảo Đại, nhân vật tôi đã gọi đích danh niên hiệu Bảo Đại với tần số cao nhất trong tất cả các biểu thức quy chiếu đối với nhân vật này: 130 lượt, chiếm 38,69% (bên cạnh các tên gọi khác như Hoàng đế, nhà vua, ngài...). Theo quan niệm thông thường của người Việt Nam, việc gọi đích danh này là điều cấm kị, đặc biệt là đối với vua chúa. Thế nhưng từ này lại được nhân vật tôi sử dụng gần như tuyệt đối ở thời điểm khi Bảo Đại chưa thoái vị (129 lượt, chiếm 99,23%) và tuyệt đối trong câu trần thuật. Như vậy, qua đó thể hiện, nhân vật tôi đã không có thái độ thiện cảm với nhân vật Bảo Đại từ lâu và đã ăn sâu trong tiềm thức. Thái độ phê phán đối với Bảo Đại còn được đẩy lên cao trào khi chính những người Pháp đã dành cho nhân vật này những từ ngữ đầy mỉa mai, kinh thường như con vật đẹp, một bù nhìn kiểu mẫu, một người ích kỉ kinh khủng... Hệ thống từ ngữ đồng sở chỉ biểu thị nhân vật Bác Hồ được nhân vật tôi là người sử dụng nhiều nhất và với chiều hướng thân mật hóa theo tuyến tính thời gian (từ Chương 1 đến Chương 4) từ sắc thái trang trọng, có khoảng cách: Nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, Nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cuối cùng là sắc thái thân mật, tình cảm: Cụ, Cụ Chủ tịch, Người, Cụ Hồ, Bác, Bác Hồ... Qua cách nói này, nhân vật tôi không chỉ thể hiện quá trình thay đổi nhận thức sâu sắc về Bác Hồ đứng trên góc nhìn của một viên quan đại thần triều Nguyễn mà đồng thời qua đây cũng thể hiện được thái độ trân trọng, tình cảm gắn bó sâu sắc của một người con Việt Nam đối với Bác - vị lãnh tụ, người cha già kính yêu của dân tộc. Bên cạnh đó, cũng cần phải nhắc đến những từ ngữ định danh về Bác Hồ mà người nói là nhân vật triều đình cũ. LỚP TỪ NGỮ GIỮ CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH, XƯNG HÔ... 77 Tư tưởng sùng bái cá nhân của Bảo Đại được thể hiện rất rõ qua danh từ Thánh Nguyễn Ái Quốc mà nhân vật này dành cho Người. (Nếu quả người cầm đầu Việt Minh là Thánh Nguyễn Ái Quốc thì tôi sẵn sàng thoái vị ngay [2, tr. 69]. Tư tưởng này cũng được thể hiện rõ qua nhân vật mệ Mười Sáu - em ruột của cựu Hoàng Duy Tân khi gọi Bác là Đức Quốc trưởng (Bỏ lạy thì đồng ý, nhưng đến bái yết một Đức Quốc trưởng đáng tôn kính như Cụ Hồ mà không mặc áo rộng, thì là vô lễ [2, tr. 237]. Kèm theo đó nhân vật này còn sử dụng những từ ngữ trang trọng thường dùng cho tầng lớp vua chúa như bái yết, tâu... đối với Người. Ngoài ra, nhân vật thực dân Pháp cũng tỏ thái độ kính trọng đối với Bác Hồ khi sử dụng những biểu thức quy chiếu về Người luôn mang sắc thái tôn trọng, trang nghiêm như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ Hồ... Đối với kẻ thù là thực dân Pháp và phát xít Nhật, cuốn hồi kí cũng đã sử dụng những biểu thức quy chiếu mang những sắc thái tình cảm khác nhau của các tuyến nhân vật khác nhau qua đó thể hiện sâu sắc thái độ và nhận thức về đối tượng quy chiếu của các tuyến nhân vật này. Với phát xít Nhật, bản thân chúng đã tự gọi mình một cách kiêu căng, hách dịnh như quân đội Thiên Hoàng, Đại Nhật Bản. Bè lũ tay sai bán nước cũng đã thể hiện thái độ phản động, nịnh hót, tay sai khi gọi kẻ thù của dân tộc bằng những từ ngữ như quân đội Thiên Hoàng, Chính phủ Đại Nhật Bản, Đại Nhật Bản... Trong khi đó, những người cách mạng cũng như người dân yêu nước nhìn phát xít Nhật với thái độ căm thù và lên án nghiêm khắc với cách dùng từ như bọn phát xít Nhật, bọn cướp nước, đế quốc cướp nước... Tương tự như thế là cách nhìn, cách đánh giá đối với kẻ thù là thực dân Pháp của các tuyến nhân vật tiêu biểu. Nếu như thực dân Pháp tỏ thái độ ngạo mạn, hung hăng khi vỗ ngực tự xưng là đội quân thiện chiến với sứ mạng cao cả như “khai hóa”, “truyền bá văn minh”, “bảo vệ tự do dân chủ”, “bảo vệ nhân quyền”; nếu như bè lũ phản động nhìn kẻ thù bằng các danh từ đầy xu nịnh: Nhà cầm quyền Pháp thì dưới con mắt của nhân dân ta chúng thực chất chỉ là thực dân Pháp, bọn thực dân, bọn thực dân phản động, bọn thực dân cướp nước, đế quốc, kẻ thù... 2.3. Qua đối ngôn giữa các vai giao tiếp trong tác phẩm chúng ta cũng có thể thấy rõ mối quan hệ liên nhân một cách sâu sắc. Giữa những con người trong xã hội còn có những quan hệ xã hội. Trong khi tham gia giao tiếp, những quan hệ xã hội này cũng chi phối giao tiếp cả về nội dung, cả về hình thức và chuyển thành quan hệ liên cá nhân (quan hệ liên nhân) trong giao tiếp. Quan hệ liên cá nhân được xét trên trục tung và trục hoành. Trục tung là trục địa vị xã hội (là trục quan hệ tôn ti, chế ngự hay là trục uy quyền - power) còn trục hoành là trục thân cận (solidarity). Đối với Bảo Đại, chúng ta thấy những từ như Hoàng đế, Vua, nhà Vua, Ngài... được sử dụng chủ yếu là do những nhân vật thuộc triều đình cũ, nhân vật tay sai, phản động và tác giả. Qua đó, ta thấy mối quan hệ giữa những nhân vật này với nhau là mối quan hệ thân tộc (giữa các nhân vật trong Hoàng gia) hay quan hệ vua tôi (nhân vật tay sai, phản động với Bảo Đại)... Trong khi đó, những nhân vật cách mạng có tỷ lệ sử dụng những từ này rất ít là do qua trình tiếp xúc không nhiều nhưng cơ bản mối quan hệ không phải là những mối quan hệ kể trên mà là mối quan hệ bình đẳng giữa hai lực lượng khác nhau trong xã hội. Đặc biệt, các từ ngữ định danh như Cựu Hoàng, ông Vĩnh Thụy, ông Cố vấn chủ yếu được dùng TRẦN BÌNH TUYÊN 78 do nhân vật tôi và các nhân vật cách mạng bởi mối quan hệ giữa những nhân vật này với nhau giờ là mối quan hệ công dân bình đẳng và mối quan hệ trong công việc với nhau. Ngoài xã hội, xưng hô thể hiện thái độ ứng xử giữa những người không cùng huyết thống. Ở đây xuất hiện nhiều lớp từ xưng hô khác nhau. Các danh từ thân tộc không còn mang ý nghĩa xưng hô gia đình; chúng chỉ thể hiện ý nghĩa xưng hô - ngữ dụng [1, tr. 61]. Đối với Bác Hồ, bên cạnh các từ như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Cụ Chủ tịch... thể hiện mối quan hệ giữa người đứng đầu đất nước với nhân dân là các từ định danh như Cụ Hồ, Bác Hồ, Bác, Người... đã không chỉ thể hiện mối quan hệ trên mà còn bộc lộ mối quan hệ gắn bó, thân thiết giữa những người thân trong gia đình. Đối với cán bộ chiến sĩ, Bác bao giờ cũng sử dụng ngôn ngữ giàu tình cảm. Lối xưng hô của Bác cũng rất đặc biệt: xưng Bác/ mình gọi chú. Đây là lối xưng hô trong phạm vi gia đình với các từ danh từ thân tộc nhưng đã được Bác sử dụng để xưng hô với những đồng chí làm việc với mình một cách tự nhiên và thấm đượm tình cảm yêu thương. (Các cháu dắt ngựa qua bờ bên kia suối. Bác sẽ cùng chú Hòe đi bộ qua. [2, tr. 403]). Bên cạnh đó, lối xưng hô của nhân vật tôi như: tôi - anh với các đồng chí, cháu - Bác đối với Bác Hồ cũng không chỉ thể hiện mối quan hệ công việc rất rõ mà đồng thời cũng đã bộc lộ tình yêu thương gắn bó trong đại gia đình. Đây chính là một trong những yếu tố tạo nên sức mạnh tinh thần đoàn kết để dân tộc ta vượt qua mọi thử thách khó khăn và đi đến những thắng lợi cuối cùng. 3. KẾT LUẬN Trong cuốn hồi ký "Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc", các lớp từ ngữ giữ chức năng định danh, xưng hô có giá trị biểu đạt nội dung sâu sắc thông qua việc thể hiện vị thế xã hội cũng như mối quan hệ liên nhân một cách cụ thể giữa các nhân vật giao tiếp, đồng thời cũng thể hiện rất rõ thái độ, tình cảm của các nhân vật nói và các vai tham gia giao tiếp, qua đó giúp cho tác giả có cái nhìn chính xác về các hiện tượng xã hội và từ đó bộc lộ quan điểm và thái độ chính trị của mình. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người. Thông qua ngôn ngữ, con người có thể thể hiện tư duy, biểu đạt thái độ tình cảm và phản ánh hiện thực chân thực và sống động. Qua đó cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của ngôn ngữ đối với đời sống văn học nói riêng và với đời sống xã hội nói chung. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đỗ Hữu Châu (2005). Tuyển tập, tập 1: Từ vựng - ngữ nghĩa. Nxb Giáo dục. [2] Phạm Khắc Hòe (2007). Từ Triều đình Huế đến chiến khu Việt Bắc. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. [3] Hội Ngôn ngữ học Việt Nam Trường Đại học Ngoại ngữ Hà Nội (1993). Việt Nam - Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa. Hà Nội. [4] Viện Ngôn ngữ học (1997). Từ điển tiếng Việt. NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. LỚP TỪ NGỮ GIỮ CHỨC NĂNG ĐỊNH DANH, XƯNG HÔ... 79 Title: DENOMINATION AND ADDRESSING TERMS IN PHAM KHAC HOE’S MEMOIRS “TU TRIEU DINH HUE DEN CHIEN KHU VIET BAC” Abstract: By the way of analyzing denomination and addressing terms in Pham Khac Hoe’s memoirs “Tu Trieu dinh Hue den chien khu Viet Bac”, we will contribute to clearly find out roles and effects of the idiolects in the process of expressing the author’s thinking system as well as his outlook and political attitude towards the social phenomena in an extremely important historical period of our nation. ThS. TRẦN BÌNH TUYÊN Nhà xuất bản Đại học Huế. ĐT: 0984.818.125. Email: tuyennxb@gmail.com

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf16_236_tranbinhtuyen_13_tran_binh_tuyen_3023_2021020.pdf
Tài liệu liên quan