Lòng từ bi trong cuộc sống

Cuộc sống vẫn đang tiếp diễn, nhưng trong đó có bao vấn đề gay go, rắc rối, hiểm nguy đang âm ỉ hoặc đã bộc phát ra (đói rét, bịnh tật, âu lo, nghi nan, tị hiềm, chia rẽ, hận thù, khủng bố, chiến tranh ). Con người vẫn đang sống với nhau nhưng trong đó luôn hục hặc, xung đột và chưa bao giờ là thực lòng với nhau, cho đến muốn trấn áp, thủ tiêu lẫn nhau. Sự hiện hữu của con người dường như ngày càng mất hết sự tự chủ. Với dòng xoáy của cuộc sống hiện đại, nhiều con người ta trở thành những người máy, tính khí trở nên cộc cằn, đầy căng thẳng và phiền muộn, thậm chí lạnh lùng và rất tàn bạo. Nguyên nhân chính của những nỗi khổ này không phải là do ta có mặt trong cuộc sống hiện đại, cũng không phải là do ta chưa đạt tới kỉ nguyên hạnh phúc, mà do trái tim con người ta ngày càng trở nên khô cằn sỏi đá, bầu năng lượng yêu thương ngày bị vơi kiệt đi; thay vào đó là thành trì bản ngã được giáo dục, được xây dựng một cách tinh vi và chắc chắn. Điều đó gây nên sự chia rẽ, manh mún và cuộc sống không thể nào được trọn vẹn.

doc34 trang | Chia sẻ: aloso | Lượt xem: 2688 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lòng từ bi trong cuộc sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ứ không có đơn điệu. Nếu có yêu Thượng Đế, yêu Phật hay yêu Chúa thì  hãy yêu toàn bộ cuộc sống này. Đừng tập trung vào bất cứ điều gì vì như vậy là chia cắt. Cuộc sống là một hổn hợp: tốt có, xấu có… chúng ta không nên chỉ biết đến cái hay mà lẩn tránh cái dở. Nếu ai đó yêu Phật thì hãy yêu luôn cả Ma, nếu ai đó yêu Chúa thì hãy yêu luôn cả Quỷ. Cánh cửa tâm hồn mở rộng để đón gió mát thì gió nóng cũng có thể vào được. Chúng ta đón nhận tất cả và sẽ thích nghi. Đừng chia cắt, đừng từ chối vì tất cả đều có liên quan mật thiết với nhau. Nếu chối bỏ là vô tình chúng ta từ bỏ một cái gì đó trong lòng chúng ta. Vì vậy, hãy đối diện với tất cả hoàn cảnh của chúng sanh mà chia sẻ, cảm thông và chuyển hoá cho đến khi tất cả đều được an lạc. Việc chấp nhận và yêu thương là cách duy nhất để chúng ta thư thái. Hằng ngày tiếp xúc với cuộc sống, chúng ta có bao nhiêu cơ hội để thể nghiệm tình thương. Nhặt một cục đá hay một nhánh gai giữa đường, an ủi hay cảm thông với một người đang tuyệt vọng khổ đau, chia sẻ hay giúp đỡ vài đồng tiền đối với người đang gặp khó khăn, tươi tắn và vui vẻ với mọi người, nhẫn nhục khi bị người khác mắng nhiết, dùng lời ôn hòa để trao đổi và nói chuyện v.v… là những hành động mà hằng ngày phải dùng đến rất nhiều. Phật giáo đồ có truyền thống thương người, thương vật, thương cây cỏ bằng hành động lắng nghe, ái ngữ, ăn chay, phóng sanh, trải tâm từ, tu chánh niệm, làm từ thiện… là những hình ảnh tuyệt đẹp về lòng từ bi vậy. Đọc Kinh Thánh, chúng ta thấy rằng nếu như mọi hành động của con người mà không có tình yêu thì tất cả đều vô nghĩa: “ kẻ nào chẳng yêu anh em mình thấy, thì chẳng thế nào yêu đức Chúa Trời mình chẳng thấy được”, “dầu ai có phân phát gia tài để nuôi kẻ nghèo khó, lại bỏ thân mình để chịu đốt, song không có tình yêu thương, thì điều đó chẳng ích gì cả”. Cho dù duy tâm, duy vật, duy thức hay duy linh gì gì đi nữa mà không thể nghiệm được tình thương vào cuộc sống thì chẳng ai biết nó có thiết thực gì cho cuộc đời này hay không. Cho nên, giác ngộ tôn giáo là người sẽ đem cả trái tim chân thành ra phụng hiến vì hạnh phúc cho tha nhân. Phải tìm nơi bản ngã nhỏ bé này và đập vỡ nó ra thì cơ may niềm vui vô ngã mới xuất hiện. Tóm lại,  mọi vui-buồn, sướng-khổ đều có tính mong manh và bất toàn. Khi ý thức được điều này không phải ở đâu xa lạ mà là trong cuộc sống hằng ngày và phần lớn do chính mình tạo ra, thế thì chúng ta làm cuộc cách mạng nội tâm để thay đổi tất cả. Thấy được tính vô nghĩa của việc bảo thủ, ích kỉ mà mở rộng trái tim và bắt đầu cho con đường phụng hiến thì đó chính là khai mở tâm từ bi. Chỉ có một việc làm duy nhất có ý nghĩa trong cõi đời phù du gió bụi này là mở rộng trái tim yêu thương và hành động gì đó để giúp cho chúng sanh thoát khổ.  Chỉ cần một vòng tay nhân ái cũng có thể giúp kẻ xa lạ nào đó đang tuyệt vọng tìm được lẽ sống. Tình thương rất cần cho cuộc sống này. Để có lòng từ bi chúng ta không cần áp dụng một phương bí ẩn hay cao siêu nào cả, chỉ cần ứng dụng các cảm quan vốn có của mình để chuyển hóa từ nhiễm ô sang thanh tịnh. Ý thức cuộc sống chung quanh và thiền quán trải rộng tâm từ để tích lũy năng lượng yêu thương, đó là phương pháp khai mở tâm từ một cách dể dàng và thiết thực nhất. 2.12. Cảm ơn cuộc đời   Cuộc sống hằng ngày đã cho ta bao cơ hội để yêu thương. Mọi buồn vui sầu khổ, kẻ oán người thân đều cho chúng ta cơ hội để tìm hiểu chính mình. Thực sự,  cuộc đời là một tặng phẩm quý giá cho những ai biết thưởng thức và sống có ý nghĩa. Chúng ta không sợ sự xấu ác của cuộc đời vây hãm mà chỉ sợ chúng ta không thánh hóa được đời sống. Nếu có chánh niệm tỉnh giác, khi nhận một ân huệ nhỏ chúng ta phải biết trân trọng và thành tâm cảm tạ nó. Đoạn thơ bằng tiếng Gujarata sau đây [15, 53] răn đời rất hay: Nhận một bát nước lã, ngươi hãy trả bằng bữa cơm ngon Trả bằng tiền vàng, dù ngươi chỉ nhận một đồng xu nhỏ Đừng tiếc thân mạng với người đã cứu ngươi sống sót Đấy là hành động và ngôn từ của bậc hiền nhân Họ đền đáp gấp mười cho những ân huệ nhỏ Song những bậc Thánh biết rõ mọi người là một Và vui vẻ đem ân đáp lại oán cừu. Ngoài những ân huệ trực tiếp mọi người mang lại, cuộc sống còn bao nhiêu điều quý giá từ thiên nhiên như cây cỏ, đất trời lặng lẽ làm tặng phẩm cho chúng ta. Một khi chúng ta đừng nghĩ nhiều về tư lợi, đừng nghĩ nhiều về cái tôi của mình; ngược lại chúng ta biết nhạy cảm với cái đẹp thì toàn bộ cuộc sống là một vẻ đẹp. Đến lúc đó, chúng ta có thể nói như Kaljlil Gibran rằng: Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy Ta có thêm ngày nữa để yêu thương. Về ý này Thiền sư  Nhất hạnh cũng có bài kệ rất hay: “ Thức  dậy miệng mỉm cười Hăm bốn giờ tinh khôi Xin nguyên sống trọn vẹn Mắt thương nhìn cuộc đời.” Cũng là sự mở cửa và tiếp xúc với cuộc đời nhưng những người có tâm trí và cuộc sống đen tối thì sáng dậy mở cửa, họ lại nói “lạy trời đã sáng rồi sao?”. Cho nên, nếu không có phẩm tính của cái đẹp, của sự nhạy cảm thì sẽ không có chân lý. Vì thế trải rộng tấm lòng, yêu thương trọn vẹn cuộc sống chính là cánh cửa mở ra chân trời hạnh phúc.  CHƯƠNG 3 : CHÂN TRỜI HẠNH PHÚC 3.1. Sự im lặng của trái tim Một tình yêu sâu sắc thì dường như chẳng nói nên lời. Khi ngồi bên người yêu, chúng ta thấy một sự im lặng bao quanh mình. Im lặng để cảm nhận hay nói đúng hơn là đang sống trong tình yêu. Khi ai đó đem tình yêu ra phân tích, cân đo, tính toán, suy xét thì rõ ràng người đó không yêu. Cho nên chúng ta thấy rằng hằng ngày có rất nhiều sự đổ vỡ bởi vì chúng ta có quá ít tình yêu thật sự trong đó. Khi hai người ngồi im lặng với nhau thì biết rằng họ đang ở trong tình yêu sâu sắc. Trịnh Công Sơn [20] nói: “Hãy nghiên mình xuống nhìn suốt một mối tình, hãy lặng nhìn không nói năng…” Người yêu trở thành im lặng. Cho nên nếu học nghệ thuật đến độ im lặng thì chúng ta trở thành một người yêu. Tận cùng bản thể im lặng của một vị Phật đó là tình yêu. Chúng ta thấy Đức Phật có sự im lặng tuyệt đối khi ngồi thiền.  Chính sự im lặng đó là tình yêu sâu sắc nhất  mà từ đó Ngài đem ra cứu nhân độ thế  không sờn lòng. Khi ngồi bên dòng sông với sự im lặng, chúng ta có thể tuôn chảy với nó; khi im lặng nhìn lên các vì sao trên bầu trời chúng ta thấy như được kết nối với các vì sao. Khi im lặng lắng nghe trái tim, những cánh cửa vô hình nào đó tạo ra, bức rềm nào đó được vén sang một bên. Tâm hồn chúng ta có thể cất lên bài ca yêu thương nhiều cung bậc: Hãy lắng nghe trái tim Im lặng và thuần khiết Tình yêu là lẽ sống Chia sẻ là niềm vui. Hãy lắng nghe trái tim Nghe nhịp sống hài hòa Dòng năng lượng chảy tuôn Đầy an lành tỉnh thức. Hãy  lắng nghe trái tim Sự phân biệt không còn Không màu da, chủng tộc Không Thượng đếù, ăn xin. Hãy lắng nghe trái tim Thành tâm không ham muốn Độc hành trong thanh tịnh Hòa vui theo đại đồng. Hãy lắng nghe trái tim Không phân biệt, đấu tranh Không lý luận, vọng tưởng Buông thỏng cho tình yêu. 3.2. Trí óc và trái tim Trí óc có thể khôn ngoan, thông minh, hiểu biết và tìm được những vinh quang, nhưng những điều đó không thấy ai lại thỏa mãn. Ít ai tìm được giá trị đích thực nếu không có dòng năng lượng từ bi chảy qua trái tim. Trí óc có thể nắm bắt mọi kiến thức về khoa học, triết học nhưng nếu không có lòng từ thì cũng là những học giả trống rỗng. Cuộc đời ít có ý nghĩa và thỏa mãn đích thực. Khi năng lượng của từ bi được khơi dậy thì dòng cảm xúc tươi mát sẽ xuất hiện, và mọi sự tiếp xúc đều lành mạnh. Một khi trái tim được mở rộng, cuộc sống sẽ được rộng mở tốt đẹp và hài hòa một cách tự nhiên. Bộ óc có thể là huyển tưởng nhưng trái tim luôn là thực. Đầu óc luôn tạo ra vô vàng vấn đề rắc rối rồi tìm mọi phương cách để giải quyết. Quá nhiều vấn đề xảy ra trong xã hội, quá nhiều các cuộc hội thảo hội nghị nhưng các vấn đề không thể nào được giải quyết thỏa đáng. Bởi lẽ chúng ta ít có sự lắng nghe, ít có sự tìm hiểu những nguồn gốc của khổ đau cũng như hạnh phúc. Chúng ta thường giải quyết vấn đề trên ngọn nghành và ít biết đến gốc rể của nó. Khi trái tim phát khởi  tình  yêu thương chân thật, thì đó là bậc đạo sư của chúng ta. Trái tim chính là nguồn sáng để dẫn đường cho chúng ta đến  bến bờ hạnh phúc. Tình yêu thương hóa giải mọi rắc rối thành đơn giản. Một khi trái tim rộng mở thì mọi vấn đề không còn quá lớn đối với chúng ta nữa. Nhờ có sự yên lặng của nội tâm, chúng ta dể dàng đối diện với chính mình ngay khi chúng ta mất hết của cải, bạn bè, mất hết mọi hổ trợ. Ngay cả việc đối diện với cái chết, chúng ta vẫn yên tâm, tự tại và thanh thản. Vì thế, chúng ta cần khơi dậy những tình cảm nồng ấm và tích cực cho trái tim. Sự ấm áp do tình thương đem lại không phải là cảm xúc hời hợt mà nó cho chúng ta sự cân bằng về tâm sinh lý. Nó giúp chúng ta bình thảng trong mọi tình huống hơn là hoảng loạn. Bộ óc có thể chạy đi tìm những lời khuyên, những niềm vui vật chất, những trò giải trí khác để khỏa lấp nỗi cô đơn và nỗi buồn nhưng chỉ là tạm thời. “Chúng ta không thể tìm thấy một cái gì đẹp mà không kèm theo sự thất vọng và chán chường trong đó. Nếu trái tim còn đóng chặt, thì cuộc sống còn trống vắng. Dù chúng ta đọc sách, tìm lời khuyên từ bạn bè và người yêu, tìm niềm vui trong giải trí, trong đồ đạc vật chất, nhưng rồi chúng ta cũng cảm thấy lo âu và không thỏa mãn. Cuối cùng, chúng ta chỉ biết khóc thầm một mình. Có những hòn đá trong đại dương, bị nước phủ hàng nghìn năm, thế nhưng trong lòng chúng vẫn khô. Cũng như vậy, dù cố gắng tìm hiểu chính mình, qua lặn lội tìm kiếm trong nhiều tư tưởng và triết lý khác nhau, nhưng nếu cửa lòng cứ đóng kín và lạnh lùng thì chúng ta vẫn không tiếp xúc được với  ý nghĩa đích thực của sự sống. Nếu chúng ta không cởi mở, thì dù chúng ta ở đâu hay làm gì thì vẫn không có một ai tiếp xúc được với chúng ta, kể cả những bậc Đạo sư vĩ đại nhất.” [16, 22] Nhưng khi tấm lòng rộng mở thì mọi thứ sẽ đến và hài hòa với ta một cách tự nhiên. Khi trái tim có đầy đủ dưỡng chất yêu thương thì nó tự sung mãn và không cần bất cứ niềm vui nào khác nữa. Có ai lại cần bất cứ thứ gì trong khi đang an hưỡng một tình yêu chân phúc. Khi mà tình yêu cao thượng nhất có đó thì mọi thứ bị vức bỏ. 3.3. Phút giây thực tại Hạnh phúc là mục đích chính của đời người. Mọi vấn đề trên cuộc đời chung quy cũng không ngoài vì hạnh phúc. Nhưng câu hỏi muôn đời về mục đích đó vẫn chưa bao giờ là giải đáp thỏa đáng. Mọi nỗ lực đi tìm hạnh phúc của nhân loại  phần lớn đã sai lệch và dường như là ảo vọng. Người ta cứ tưởng rằng câu trả lời cho hạnh phúc quá bí ẩn và cao xa, người ta cứ tưởng rằng cuộc chạy đua đi tìm hạnh phúc bên ngoài vẫn chưa đủ lực để nắm bắt, nhưng ít ai ngờ rằng tất cả điều quá đơn giản cho mục đích của đời người. Hạnh phúc thực sự là  cảm giác mãn nguyện trong giây phút cụ thể. Hạnh phúc miên viễn là phải liên tục duy trì trạng thái mãn nguyện trong mọi thời khắc trôi qua. Điều đó thì không thể nào tìm kiếm từ bên ngoài; điều đó duy nhất chỉ có thể bên trong. Mỗi giây phút trôi qua với trọn vẹn niềm yêu thương thực tại. Cho dù niềm hạnh phúc nào có lớn lao bao nhiêu đi nữa thì sự cảm nhận của nó cũng chỉ là giây phút ngập tràn tình yêu thương trong hiện tại. Nếu duy trì chánh niệm yêu thương trong mọi lúc, thì chúng ta trở thành bản chất của tình yêu, của niềm phúc lạc vô biên. Hạnh phúc không phải là cái gì để nói, để đi tìm ở đâu xa. Đơn giản chỉ cần tâm thức chúng ta tĩnh lặng, trái tim chúng ta yêu thương thì hạnh phúc sẽ hiển hiện. Dù có hàng ngàn con đường tìm kiếm hạnh phúc mà không dừng lại mọi tham vọng và không chịu lắng nghe tiếng nói của trái tim thì không bao giờ hạnh phúc có thể đến được. Và đến một lúc nào đó chúng ta cảm thấy sự thừa thải của ngôn từ, chúng ta không thể thiếu một tình yêu thương nồng ấm thầm lặng, và một ánh mắt trong sáng nào đó có thể cho ta niềm tin yêu cuộc sống hơn cả tiền bạc và quyền uy, thì những khoảnh khắc nhỏ bé nhưng vô cùng quý giá ấy của hiện tại còn hơn cả một trời hứa hẹn tươi sáng nhưng chỉ là ảo tưởng của tương lai. Mới nghe, người ta có thể cho đó là điều vô lý. Thực sự hạnh phúc mà được tìm thấy từ bên ngoài vốn rất mong manh, khó nắm bắt. Bởi những gì không thuộc của ta thì nó sẽ không bao giờ ở mãi với ta. Hạnh phúc chỉ có trong lòng bàn tay thực tại. Tình yêu thương, tâm trí tự do - đó là những cảm xúc hạnh phúc của chính nội tâm. Đó chính là con đường duy nhất mà chúng ta có thể thực nghiệm được. Nếu vô tình quên lãng kho tàng quý báu nhất đời người trong nội tâm hiện tại là một điều đáng tiếc vô cùng. 3.4. Niềm vui chân phúc Nghèo khổ là điều không ai thích, đau đớn là điều không ai muốn bao giờ. Thế nhưng một mặt chúng ta chạy đi tìm hạnh phúc, và một mặt chúng ta thường  ra tay phá vỡ nó. Một mặt chúng ta muốn mở lòng ra để đón nhận niềm vui, nhưng mặt khác lại muốn cách biệt, không cho ai biết những bí ẩn thâm sâu trong con người xấu xa của ta. Và chính sự ôm giữ những năng lượng tiêu cực là vô tình ta ôm chất độc trong cơ thể mình.   Giàu sang, nghèo khổ, vui sướng hay bi thương chỉ là tạm thời; chúng không thuộc về chân tính của chúng ta. Tình yêu chân thực là niềm vui vĩnh cửu. Nó vược trên mọi khốn khổ và hạnh phúc đời thường thật xa. Khi tình yêu cao thượng đã đạt được, thì tất cả đều không còn cần thiết. Triết lý, lý luận, tự do, tế độ, sự cứu rỗi đều bị vức bỏ. Có ai lại cần đến nó khi đang an hưỡng một niềm vui chân phúc. Giàu sang có thể đến và đi, khốn khổ có thể ngập tràn trong cuộc sống nhưng khi đừng cố chấp, đừng tuyệt vọng và sợ hãi thì mọi điều tươi đẹp sẽ chờ đợi chúng ta. Qùa tặng lớn nhất của cuộc đời là tình thương yêu, lòng bao dung của mọi người dành cho nhau. Không sợ những khổ đau, những điều xấu ác của cuộc đời mà sợ mình không thánh hóa được đời sống. Chúng ta không sợ già, chết hoặc những thống khổ bao vây mà chỉ sợ trái tim mình khóa chặt trong bốn bức tường tự ngã. Nếu trái tim được rộng mở thì mọi phúc lành sẽ xuất hiện đến. Bằng cứ ôm giữ mọi tham vọng, sân hận, hẹp hòi và ích kỉ thì không ai có thể cứu rỗi hoặc ban phúc lành cho chúng ta được, và chúng ta cũng không thể chạy đi tìm nguồn hạnh phúc được ở bất cứ nơi đâu. Khi chúng ta bắt đầu đi trên con đường thương yêu thì niềm phúc  lạc sẽ có đó. Chúng ta sẽ có những chứng nghiệm đẹp đẽ và ngày càng sâu sắc và mở rộng hơn với những sắc thái mới, với những bông hoa mới và với những hương thơm mới. CHƯƠNG 4 : LÒNG TỪ BI TRONG CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI Mọi lĩnh vực trong cuộc sống đều có khó khăn và khủng hoảng nhất định, nhưng đối với thế nhân thông thường chỉ giải quyết chúng ở phạm vi ngoại cảnh. Ở đây chúng ta thử tìm hiểu và đặt vào nội tâm để giải quyết một số mặt của đời sống hiện đại: 4.1. Xã hội Dù xây dựng trên phương thức sản xuất cao như thế nào đi nữa, nhưng khi con người trong xã hội sinh hoạt chung mà không có tình yêu thương làm nền tảng căn bản, thì bao vấn đề sẽ xảy ra xung đột và rắc rối. Xã hội đó không thể nào công bình và văn minh được. Lịch sử đã qua với bao triều đại thịnh hưng và suy tàn. Những triều đại hưng thịnh và thái bình nhất là những triều đại được xây dựng phần lớn bởi tình yêu thương, đoàn kết và công bình.  Mỗi cá nhân là một phần tử của xã hội, không ai có thể tách riêng biệt mà sống. Dù trực tiếp hay gián tiếp thì sự tiếp dưỡng qua lại giữa cá nhân và xã hội vẫn diễn ra. Xã hội thì có nhiều mặt để giúp cá nhân tồn tại và phát triển. Trong đó có thể nói rằng tình thương yêu là mặt quan trọng nhất cho sự  hạnh phúc của con người. Ngay đương thời xã hội Ấn Độ chia làm bốn giai cấp rõ rệt, nhưng Đức Phật cho rằng không thể phân chia giai cấp và khẳng định: “Tình thương là sợi dây liên kết giữa người với người, không có đẳng cấp trong nước mắt cùng mặn, trong giọt máu cùng hồng. Một người sinh ra không ai mang sẳn từ trong thai vòng dây ở cổ hay dấu ti - ca trên trán”. Đây chứng tỏ là tinh thần xã hội số một của Phật giáo. Phật giáo có tính nhân gian rất mạnh. Phật giáo cho rằng nếu như ở trên cõi nhân gian này mà không sống hoà bình an lạc, thì khi chết đi sẽ không có một thế giới nào cho người ta sống hạnh phúc cả. Và mô hình xã hội lý tưởng nhất của Phật giáo đó là thiết lập nhân gian tịnh độ. Nhân gian tịnh độ có được  nhờ chuyển hóa từ cõi uế độ; nó được xây dựng trên chất liệu căn bản là vô ngã - vị tha. Phẩm “Nhập pháp giới” [27, 7] của Hoa Nghiêm cho thấy thế giới vô ngại vì lý sự viên dung. Ở đây, không bao giờ có chuyện mâu thuẩn giữa các phạm trù lý và sự. Cho nên vấn đề cá nhân và xã hội không bao giờ được đặt ra vì cá nhân và xã hội là một. Krishnamurti [21, 233 - 234] nói: “Sở dĩ có xung đột giữa cá nhân và xã hội bởi cá nhân tự xung đột với chính mình, và sự xung đột xảy ra giữa Tĩnh và Động. Xã hội là biểu lộ ngoại tại của con người.” Cho nên muốn cải tạo xã hội thì điều trước tiên là mỗi cá nhân phải tự cải tạo lấy mình.  Nói đến xã hội tức là nói đến công dân, bởi nhiều công dân kết thành xã hội. Công dân và xã hội đồng nghĩa với nhau, công dân tốt thì xã hội tốt và trái lại. Nhưng chưa chắc công dân tốt là con người tốt và con người tốt có thể là công dân xấu. Điều này cho thấy có những con người tốt nhưng bị xã hội khinh bỏ, tù đày; thế nhưng họ vẫ an nhàn tự tại  và tâm thức giải thoát khỏi mọi quốc gia. Chính điểm này, trên thế gian mới sản sinh ra những con người vĩ đại có sức sáng tạo và cống hiến lớn lao. Đi vào thực tế bằng lòng từ bi, chúng ta xóa bỏ những hàng rào giai cấp, xóa bỏ sự phân biệt nam nữ, sự kì thị tôn giáo, màu da, chủng tộc… Chúng ta làm một con người viên dung giữa cá nhân, con người và xã hội. Thế thì con người sống tự tại nhưng không phóng ra khỏi xã hội và xã hội chính là ngôi nhà lớn do chúng ta xây ra. Tiếng nói chung cho nhân loại không phải trên đầu lưỡi mà là từ trái tim. Chúng ta lắng nghe nhau, đến với nhau và có thể bắt tay nhau để cùng tồn tại và phát triển.  4.2. Giáo dục Hầu hết hệ thống giáo dục hiện nay thiên trọng về thực dụng, thành công. Như vậy mọi năng khiếu con người đều quy về một hướng có tính cách duy lý. Vì thế mà một phần khác như cảm xúc và tâm linh bị bỏ qua. Nói theo Kinh Dịch [28] thì lối giáo dục này mới có dương mà chưa có âm, có “lumen” mà chưa có “numen”. Như vậy, phần nữ tính của triết học bị bỏ qua, mà nữ tính là yếu tố thống nhất. Hiểu theo triết lí Đông Phương thì đó mới biết tiểu thể chứ chưa biết đại thể. Tiểu thể là đời sống cá nhân con người hạn cục trong chính xác thân mình và một số liên hệ với người thân, với xã hội. Trái lại, Đại thể là đời sống tinh thần không hạn cuộc trong xác thân, trong những mối liên hệ xã hội mà còn lan tỏa khắp vũ trụ. Phải gồm tiểu thể và đại thể thì con người mới lưỡng thể. Chỉ có quan niệm đó thì giáo dục mới đem lại sự cân xứng và toàn diện. Giáo dục Phật giáo đầy đủ hai mặt. Một mặt giáo dục con người xã hội về các trách nhiệm, giao tiếp… để sống hòa nhập giữa cá nhân và xã hội; một mặt chú trọng con người toàn vẹn. Nền giáo dục này trọn vẹn cả trí lẫn tâm. Giáo dục con người toàn vẹn thì được Phật giáo chú trọng nhất. Bởi có hoàn thiện cá thể thì sau đó mới là công dân tốt và có ích cho cộng đồng. Một bông hoa đầy đủ nội tố thì tự dưng nó sẽ nở ra và dâng hương sắc cho đời. Vì thế Phật giáo thường khai mở những tiềm ẩn bên trong thông qua sự hướng dẫn, phân tích và bồi dưỡng những yếu tố cần thiết cho đối tượng được giáo dục hướng đến chân, thiện, mỹ. Giáo dục Phật giáo là trao cho chiếc chìa khóa chứ không phải áp chế hoặc máy móc. Tuyệt nhiên Phật giáo không chú trọng đến việc nhồi sọ hoặc định hướng giáo dục chỉ thuần ra làm quan hay làm ra tiền. Giáo dục đúng nhất là ý thức cho đối tượng học tự khai mở mọi đức tính, tự giải phóng mọi khổ đau và tìm ra được chân hạnh phúc. Cái tâm phải được khai mở, tình yêu thương phải được đánh thức song song với việc phát triển trí óc; điều đó mới khả dĩ hài hòa được tâm trí và trọn vẹn trong việc giáo dục con người. Do đó không có việc trung thành với tư tưởng hệ và xu thế thời đại nào. Bởi vì việc trung thành hay bắt chước ai đó theo kiểu vẹt thì con người trở nên khô khan, mất khả năng sáng tạo và rất nguy hiểm. 4.3. Chính trị Chính trị là sức mạnh kiến tạo công bằng cho quốc gia, vì mục đích của chính quyền là phải làm cho công dân của quốc gia trở nên hoàn thiện. Ý nghĩa như vậy thì chính trị không phải mục đích là cầm quyền, xâm lược, chống đối, đàn áp hay bóc lọt… C.A. Richardson viết: “Chính trị tồn tại là vì loài người chứ không vì cái gì khác, đó là một sự thật, nhưng là một sự thật luôn luôn phải được nhấn mạnh.” Bản chất chính trị là một điều tốt nhưng khi nó bị những kẻ tham tàn lạm dụng thì trở nên xấu. Nhìn ra sân khấu chính trị trên thế giới chúng ta thấy rất phức tạp và đau lòng. Chính trị trở nên một đấu trường để giành dật quền lực. Người ta muốn trở thành giàu có và nỗi tiếng, người ta muốn trở thành chính khách thủ tướng, tổng thống người ta mới phát động chiến tranh, xâm chiếm và mở rộng thuộc địa.Trong bài diễn văn mở đầu thành lập tổ chức UNESCO của Liên Hợp Quốc [30, 8] có đoạn khẳng định: “vì chiến tranh bắt nguồn từ  tâm ý của con người nên sự bảo vệ hoà bình cũng được thiết lập ngay từ nơi đó”. Câu cổ ngữ Đông phương “tu thân, tề gia trị quốc, bình thiên hạ” xem ra rất hợp với vấn đề này. “Phật giáo thì không bao giờ chủ trương có giáo quyền, không bao giờ tham gia chính trị với tinh thần điều khiển hay chỉ huy hay chống đối bất cứ ai. Chống Mỹ, chống Nga, chống tư bản, chống cọng sản là những việc làm tào lao.”[1, 131]. Mình phải chống mình trước để tìm thấy sự hài hòa giữa nhân tánh, cá thể và xã hội. Bởi vì mình thấy mình mâu thuẩn với đại đồng là mình tự mâu thuẩn với mình trước. Nếu nghĩ được vậy thì có lẽ những cuộc chiến tranh xâm lược không xảy ra; những cuộc chiến tranh mệnh danh cho công lý cũng không xảy ra. Phật giáo cho rằng không có sự sân hận nào được gọi là chính đáng cả. Có hành động chăng là vì lòng từ bi, vì hòa bình mà gióng lên tiếng chuông để thức tỉnh lương tri cho những thế lực hắc ám hồi tâm chuyển ý. Điều này minh chứng ở tinh thần bất bạo động của Phật giáo từ xưa đến nay. Điển hình là tinh thần bất bạo động của Bồ Tát Quảng Đức  tại Việt Nam và thánh Gandhi tại Ấn Độ. [15] Người nắm quyền hành trong tay nếu không có thiện tâm lo chăm sóc công dân và dẫn dắt đất nước phát triển, mà chỉ biết lợi dụng quyền lực và thỏa mãn thú tính thì rất nguy hiểm. Vì chính trị có thể dùng mọi thủ đoạn để sinh sát con người một cách dể dàng. Chúng ta cần lưu ý câu “vật cực tắc biến, nhân cùng tắc phản” trong Kinh Dịch. Ý muốn nói ở đây là chính trị hãy xây dựng hòa bình hạnh phúc trên nguyên lý tinh thần và luân lý cao cả. Không nên xây dựng nhiều những nhà tù mà nên xây dựng những mái trường đạo đức và tâm linh, là phương án có tầm nhìn rộng cho hạnh phúc lâu dài. Bởi vì các tội phạm trong nhà tù thực ra không phải tội phạm mà là bệnh nhân. Họ đã bị bệnh về tâm, trái tim vì độc tham sân si dấy khởi nên trở thành kẻ phạm tội. Luôn tâm niệm vì hòa bình hạnh phúc cho nhân dân đó là trách nhiệm lớn lao của người làm chính trị. Mọi công dân đều biết ơn công lao đó. Chính vì thế, người làm chính trị phải biết quán chiếu, biết lắng nghe nỗi khổ, nỗi khó khăn của dân, giảm thiểu tham ô, hối lộ, quan liêu và hách dịch. 4.4. Môi sinh Giáo lý duyên khởi đã cho thấy con người và thế giới do các yếu tố nhân duyên sinh giả hợp thành, mà bản thể của các “pháp” thì bất biến. Có thể nói cụ thể là  sự, vật trên cuộc đời này đều tồn tại theo nguyên lý “nghiệp cảm duyên khởi”. Nghĩa là: “Cái này có thì cái kia có Cái này không thì cái kia không Cái này sinh thì cái kia sinh Cái này diệt thì cái kia diệt”.                           [4, 291]    Theo đạo lý trên thì giá trị mọi sinh linh đều bình đẳng như nhau về thật tánh của nó. Mỗi sinh linh là một phần tử trong ngôi nhà chung của vũ trụ. Như vậy, chúng ta phải buông thư và hài hòa theo nhịp sống đại đồng; phải xem tất cả có tương quan mật thiết với nhau. “Không có một cá thể nào có thể đứng tách riêng ra ngoài thế giới mà tồn tại được. Một bộ phận đau thì mất quân bình của toàn bộ thân thể. Mất quân bình thì không có sức khoẻ. Ngộ nhận một cái ta riêng biệt, tức là tạo một ung nhọt trong toàn thể vũ trụ. Sai lầm chấp vào cái ta không thực thể là nguyên nhân làm trái mọi tương quan nhân quả giữa sự vật.” [17, 32]ỉ. Khi hiểu điều này, chúng ta phải biết làm gì để bảo vệ môi sinh một cách hài hoà nhất. Con người đoàn kết với con người là điều dĩ nhiên trong xã hội; chẳng những thế, con người  cần phải bảo vệ cả sinh vật, động vật, tài nguyên thiên nhiên, thì các hệ sinh thái mới cân bằng được. Hiện nay, một số loài động, thực vật đã tiệt chủng hoặc có nguy cơ tiệt chủng, tài nguyên bị khai thác gần cạn kiệt, không khí bị ô nhiễm trầm trọng, điều này đã đến mức báo động đỏ. Loài người hơn bao giờ hết phải đề ra một đường hướng giáo dục về đạo đức môi sinh; phải bắt tay nhau để giữ gìn chung ngôi nhà thế giới. Nếu không, tác dụng ngược của trái đất như  bệnh tật, thiên tai…sẽ giáng xuống con người. Chính từ, bi, hỷ, xả là bốn sức mạnh xây dựng sự thông cảm giữa người và người, giữa người với loài vật. Thay vì phát động các cuộc chiến tranh hủy diệt con người, hủy diệt động vật, hủy diệt thiên nhiên, chúng ta nên thương yêu, nên hòa bình để xây dựng môi trường trên trái đất chúng ta thật tốt đẹp cho bây giờ và cho tương lai. 4.5. Y học Con người không phải duy chỉ có thể xác mà còn tinh thần. Thể xác và tinh thần tương thông qua hai hệ thống như sau: 1. Hệ thống thần kinh hữu ý của đời sống liên lạc bên ngoài (système nerveux volontaire de la vie de relations). Những cảm xúc của tinh thần được truyền ra các bắp thịt do hệ thống này để gây ra các cử động. Khi vui ta cười, lúc buồn ta khóc, lúc đau ta nhăn màu, lúc giận ta la hét… 2. Hệ thống thần kinh vô tâm của đời sống dinh dưỡng bên trong (système nerveux involontaire de la vie de nutrition). Khi tinh thần cảm xúc mà nó không được phát lộ ra bên ngoài, nó sẽ gây một áp lực phản kích trên các bộ phận tuỳ thuộc nơi các hệ thống thần kinh vô tâm của đời sống dinh dưỡng bên trong. Hiện nay nhiều hoàn cảnh không cho phép ta biểu lộ cảm xúc ra bên ngoài  một cách tự nhiên, lại phải bị đè nén, dồn ép bên trong, làm cho xáo trọn các bộ phận ấy. Như trước đông người, ta giận mà không dám la hét cho nư giận, ngược lại nuốt giận vào trong, vô tình ta tự thiêu đốt lấy ta, tự gây thương tổn cho cơ thể ta. Khoa học đã tìm thấy mỗi loại vi trùng có một ái tánh riêng biệt với bộ phận nào đó trong cơ thể con người- như vi trùng lao thường thích đục khoắt lá phổi chẳng hạn. Mặt khác, khoa tâm lý học cho ta biết rằng cảm xúc của ta có sự giao cảm riêng biệt đối với một cơ quan nào đó trong nội tạng. Sức khoẻ tích cực của tinh thần có thể cải thiện tốt đến sức khoẻ thể chất. Một tinh thần sảng khoái  mang lại một cảm xúc khoẻ khắn và tươi mát cho thân thể. “Trường đại học Harvard đã làm một cuộc nghiên cứu kéo dài 30 năm và cho thấy lối sống vi tha là một yếu tố góp phần tạo nên một lối sống tinh thần tốt đẹp. Nhà khảo sát Allan Luks cũng tiến hành khảo sát trên hàng ngàn người có lòng tình nguyện giúp đở người khác thì biết 90% trong số họ hăng say,tích cực và sống vui hơn… Một nghiên cứu khác của James House thuộc trường đại học Michigan phát hiện ra rằng việc thường xuyên tình nguyện, xung phong tác động qua lại với mọi người trong tình yêu thương nồng ấm sẽ làm tăng tuổi thọ và sức sống của con người. Nhà tâm lý học David Mcclelland của trường đại học Harward thì có kết luận rằng người có sự kích động của cảm xúc yêu thương trong lòng thì nồng độ globulin trong nước bọt tăng cao, kháng thể này giúp cơ thể chống lại các chứng nhiễm trùng đường hô hấp.”[11, 7- 9] Trong cuốn “từ thuốc đến thiền”[18, 40] Osho nói rằng: “Người sống theo cộng đồng với trái tim rộng mở, thoải mái thì ít bị đau tim, ít bị cao huyết áp, ung thư, điên khùng cũng như tự tư,ũ nhưng họ dể bị bệnh truyền nhiễm. Điều này chúng ta thấy trong xã hội tây phương, khi chủ nghĩa cá nhân được đề cao, được bảo vệ thì tỉ lệ người bị bệnh tim, cao huyết áp, tự tử ngày càng cao; nhưng trong xã hội có tính cộng đồng cao thì chúng ta lại ít thấy bệnh này, chỉ một số ít được giáo dục và có lối sống cá biệt, độc lập mới bị thôi.” Cũng trong cuốn sách trên, Osho nói “Từ thuốc (medicinne) và từ thiền (meditation) có cùng gốc. Thuốc có nghĩa là cái chữa lành về thể xác, còn thiền nghĩa là cái chữa lành về tâm linh. Cả hai đều là những công năng chữa lành”. Hiện nay Y học không ngừng phát triển, điều đó ai cũng thấy rõ, nhưng thực sự có nhiều căn bệnh nan y mà các vị lương y đành bất lực. Lúc ấy, người ta xoay về yếu tố quan trọng, đó là yếu tố tinh thần, yếu tố tâm linh để kết hợp chữa bệnh. 4.6. Thực phẩm Các nhà khoa học cho rằng ăn thịt động vật dể bị bệnh tim, mạch và ung thư vì 6 yếu tố sau: (1) trong thịt động vật và những sản phẩm liên hệ như trứng bơ, phó-mát và sữa có nhiều chất cholesterol và chất béo bão hòa, (2) thịt động vật không có chất xơ và carbon hydrate,(3) tiêu thụ thịt động vật và các sản phẩm bơ, sữa làm yếu hệ tiêu hóa dẫn đến nhiều dạng rối loạn đường ruột, (4) phương pháp nuôi gia súc theo kiểu hiện đại thường độc do chất độc từ thức ăn mà công nghiệp chế biến, (5) nhiễm trùng động vật, (6) protein động vật nâng cao lượng cholesterol trong máu. Các nhà khoa học lại cho rằng ăn ngũ cốc, rau quả thì cần thiết và bảo đảm cho sức khỏe. Vì trong chúng có nhiều chất như vitamins, minerals, fiber và complex carbonhydrates. Ăn rau đậu trái cây tươi, ngũ cốc và loại có nhiều chất xơ, đó là chế độ dinh dưỡng ít chất béo nên giảm chất protein trong máu, tức giảm thiểu mức độ tim mạch. Ngoài ra chúng còn có khả năng ngăn ngừa các bệnh ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh xốp xương và các triệu chứng rối loạn tiền mãn kinh ở phụ nữ. Khi con vật bị đem ra giết thịt, chúng có những tâm lý sợ hãi, đau đớn và thù hận. Tâm lý đó tạo thành một năng lượng độc và thẩm sâu vào da thịt, nếu chúng ta ăn vào là đã thọ lấy một phần chất độc. Cho nên, xét về mặt tâm lý mà nói thì người ăn thịt thường hung dữ và bất an hơn người ăn thực vật. Điều đó được thấy rỏ qua các dân tộc có nguồn gốc sống bằng lúa nước(Đông nam á) thì hiền lành, còn các bộ tộc chăn nuôi và ăn thịt (Mông Cổ) thì hung dữ hơn. Người ăn thực vật nhiều thì thanh thản, nhẹ nhàng và ít ham muốn hơn người ăn nhiều thịt. Hiện nay việc ăn kiêng cũng phổ biến nhiều trên thế giới. Mỗi tôn giáo có cách ăn kiêng riêng. Có những tôn giáo chỉ kiêng cữ thịt một con vật nào đó mà họ cho là linh thiêng và huyền thoại với họ, xuất phát từ sự mê tín. Người tây phương ăn kiêng (Vegetarian): nghĩa là không ăn thịt động vật. Mục đích của họ là bảo vệ sức khỏe cho bản thân, mang nặng tính vị kỷ. Khác với mục đích của Phật giáo đồ  ăn chay là để tu dưỡng lòng từ bi, tôn trọng sự sống, thậm chí còn hi sinh cả thân mình để bảo vệ mạng sống ấy nữa. Đối với Phật giáo đồ thì không sát sinh là giới, và ăn chay là chính sách để thực hiện đặc điểm ấy. 4.7.  Kinh tế Kinh tế là yếu tố sống còn của con người. Dù thời nào hay chế độ nào thì kinh tế cũng quan trọng. Nếu kinh tế dồi dào thì đem lại sự ấm no hạnh phúc, nếu kinh tế thiếu thốn thì dẫn đến trộm cướp và xung đột. Kinh Cakkavattsihanda cho rằng sự nghèo khổ của dân chúng là nguyên nhân của tội phạm, lừa đảo… Kinh Kutadanta [6.135], Đức Phật nói rằng, phương pháp duy nhất để chấm dứt các tội phạm trong xã hội là nâng cao mức sống và cải thiện đời sống dân chúng về phương diện kinh tế. Và cũng chính trong kinh này đã phát họa cả một chương trình canh tân kinh tế và cải cách xã hội. Đặc biệt là giai cấp lảnh đạo phải vạch đường hướng, chính sách để nhân dân làm ăn tốt. Chương trình ấy ngày nay vẫn còn giá trị hoàn toàn và có thể áp dụng cho bất cứ xã hội loạn lạc nào, để đem lại an cư và lạc nghiệp cho dân chúng. Trên thế giới hiện nay, nhiều quốc gia nạn đói kém và thiếu dinh dưỡng vẫn còn xảy ra. Thế nhưng, có nhiều quốc gia rất lớn mạnh về kinh tế, khi mà thực phẩm sản xuất dư thừa và đổ biển. Chính sự khủng hoảng và mất cân đối về kinh tế này là nguyên nhân của bao vấn đề rắc rối xảy ra. Người viết nhận thấy một mặt vô nghĩa nữa mà con người trên thế giới này tỏ ra quan trọng và nghiêm túc, đó là nghành quân sự. Ngân sách dành cho nghành quân sự là rất lớn. Chế tạo một cây súng hay một quả bom là mất hàng ngàn tấn lương thực, trong khi có nhiều người chết đói. Chưa nói đó là nguyên nhân và phương tiện thuận lợi để tiến đến chiến tranh và hủy diệt. Thế nhưng người ta luôn tỏ ra nghiêm túc trong vấn đề chạy đua vũ trang, xây dựng và cũng cố quân bị. Những vấn đề này xuất phát từ sự hẹp hòi, ích kỉ, lo âu, sợ hãi và thiếu vắng tình thương trầm trọng của loài người. Tóm lại, không ai phủ nhận giá trị khoa học mà con người ứng dụng vào các mặt cuộc sống để đem lại tiện nghi cho con người hiện đại. Nhưng ở đây vẫn tìm thấy sự bất toàn và khía cạnh, tất nhiên là không tin tưởng vào đó để tìm thấy hạnh phúc chân thật. Sự khủng hoảng mọi mặt của đời sống phần lớn do chúng ta chưa tìm hiểu và giải quyết một cách nguồn gốc. Sự mất quân bình về kinh tế, sai lệch trong chính trị, máy móc và khía cạnh trong giáo dục… là nguyên nhân cũng là kết quả cho mọi sự xung đột trong thế giới hiện nay. Phần lớn căn nguyên xung đột, khủng hoảng và mất quân bình xuất phát từ định hướng sai lệch ban đầu. Tham vọng, ích kỉ, thiên kiến, đặc biệt thiếu tinh thần vô ngã vị tha thì cuộc sống ngày càng sẽ bó buộc, manh mún, khô khan. Vấn đề hạnh phúc mà con người cố công tìm kiếm chỉ là hình ảnh chập chờn giữa vô vàn sự rối răm của lý trí. Mọi vấn đề khủng hoảng không thể nào chỉ giải quyết bên ngoài, mà cần phải hướng nội để giải quyết; thậm chí hoàn toàn chỉ là phương pháp bên trong. Không ai có thể chạy đi tìm hạnh phúc bất cứ nơi đâu nếu không dừng lại mọi tham vọng, lắng nghe trái tim và mở rộng tình thương. Mở rộng lòng thương yêu, lòng chia sẻ đến con người và cả thiên nhiên, thì mọi vấn đề dể được hanh thông. Hãy lắng nghe và quán chiếu tính toàn thể của cuộc sống; hãy quay vào yếu tố nội tâm, thế thì chúng ta sẽ tìm thấy sự hài hòa tốt đẹp giữa cá nhân và xã hội, giữa cá thể và toàn thể. CHƯƠNG 5 : LỢI ÍCH VÀ VẺ ĐẸP CỦA LÒNG TỪ BI. 5.1.LỢI ÍCH 5.1.1. Đối với bản thân  Khi tinh thần lạc quan, thanh thản, yêu đời thì tất yếu có được một sức khỏe tốt, tâm lý nhẹ nhàng và nhận được nhiều sự hổ trợ. Lợi ích từ lòng từ bi thật là lớn lao, theo Thanh Tịnh Đạo Luận thì cụ thể có 11 điều lợi ích như sau: dể ngủ; lúc tỉnh giấc thì tươi tỉnh như nụ hoa; khi ngủ không thấy ác mộng; được mọi người mến yêu; được quỷ thần cầm thú quý mến; được chư thiên và quỷ thần hộ vệ; lửa, độc dược và hung khí không thể xâm hại; dể định tâm; nét mặt tươi sáng; chết thanh thản; có thể chứng được tứ thiền, nếu không chứng đắc quả A La Hán sẽ được tái sinh vào cõi trời Phạm Thiên sau khi chết. Theo kinh Đại Bảo Tích [22, 299], người tu từ bi có tám điều không sợ: binh đao trong và ngoài nước; ác quỷ; tinh tú; ác bịnh; ác thú; ác tặc; hạn khô và lũ lụt; thiếu lương thực. Ngoài ra, người tu từ bi tâm sẽ dể dàng sanh vào nước Phật và dể dàng chứng các quả lành tối thượng. Thương người, giúp người, sống chan hòa thì tạo được niềm tin yêu và từ đó giúp chúng ta dể thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, hiệu quả chính yếu của  việc thực hành từ bi là làm cho tâm hồn thanh khiết. Bằng mọi cách liên tục phụng hiến đời mình cho người khác là phương cách để chúng ta quên bản ngã của mình; sự quên mất bản thân mình là một bài học cao cả nhất trong cuộc đời. Khi thực hành từ bi thì dòng năng lượng tươi mát sẽ hiện khởi và bao trùm khắp thân tâm. Từ bi cho ta cơ hội lắng tâm, giải quyết mọi vấn đề một cách sáng suốt. Một lợi ích to lớn nhất của người hành từ bi tâm là ít kẻ thù, có nghiệp thiện, nếu tái sinh thì vào thế giới an lành. Từ bi là nhân cũng chính là kết quả của của mọi phúc lành trong kiếp sống nhân sinh. Nếu gieo trồng lòng trắc ẩn, yêu thương thì chính giây phút đó chúng ta lại đón nhận dòng năng lượng từ tâm mát mẻ. Nếu thực hành chia sẻ hay giúp đỡ những khó khăn với người khác thì chính lúc đó chúng ta đón nhận mọi trợ lực về tinh thần cũng như vật chất. Buông ra tất cả sẽ nhận dược tất cả, bởi  quy luật của sự nhận là cho đi.             5.1.2. Đối với tha nhân “Nhất nhân tác phước thiên nhân hưởng, độc thọ khai hoa vạn thọ hương”. Điều đó cho thấy từng hành động hay nhân cách của mỗi người rất là quan trọng. Người có lòng thành thật, yêu thương người khác thì sẽ tạo được niềm tin và tình đoàn kết. Thiên hạ sẽ hòa bình an lạc nếu mỗi mỗi đều làm thiện. Thắp một ngọn đèn là xóa được một bóng tối, khởi một tình thương là giảm một niềm đau. Chỉ một niệm từ bi, các vị thánh nhân đã giúp ích cho nhân loại rất nhiều. Theo Kinh Đại Bảo Tích [23, 298] thì “nếu có Bồ Tát tu từ bi ở xứ nào thì nhân dân nơi ấy có được tám điều lành cao thượng: luôn  cúng dường cha mẹ, tăng trưởng tàm quý, cung kính Sa môn, Bà la môn, bực kỳ cựu có đức thọ trì cấm giới; nhân dân xa lìa sát hại, lòng dân nhu nhuyến không có tham dục, không sân hận mà thường bình đẳng không hai; nhân dân không gian tham, ưa thích bố thí, quở trách trộm cắp; vợ chồng trinh chánh, quở trách gian dâm phi pháp; nhân dân chơn ngữ, thiệt ngữ, hòa hiệp ngữ, nhu hòa ngữ, quở trách vọng ngôn, ác khẩu, lưỡng thiệt, ác ngữ; nhân dân không có lòng ganh tỵ ghen ghét ác độc; nhân dân chánh kiến, chẳng mê lầm, không có tà kiến; nhân dân cúng dường tam bảo, xa lìa ác kiến. Thứ nữa khi Bồ Tát tu từ bi ở xứ nào thì xứ ấy có tám hạng đại trượng phu: chúng sanh từ quá khứ  chổ vô lượng Phật vun trồng thiện căn thích sanh vào đó; chúng sanh vô lượng đời quá khứ tu trì tịnh giới và đa văn thích sanh vào xứ ấy; chúng sanh từ vô lượng đời quá khứ hiếu kính cúng dường cha mẹ, sư trưởng Hòa thượng kỳ cựu bực có đức thích sanh vào xứ ấy; chúng sanh vô lượng đời quá khứ tu tập nghiệp trời sẽ thọ thân trời mà cố ý chuyển báo trời thích sanh vào xứ ấy; các chúng sanh hay phá trừ ác nghiệp ba ác thú thích sanh vào xứ ấy; chúng sanh đủ pháp Thanh văn thừa thích sanh vào xứ ấy; chúng sanh đủ pháp duyên giác thừa thích sanh vào xứ ấy; chúng sanh từ vô lượng đời quá khứ tu sáu ba la mật thích sanh vào xứ ấy. Ngoài ra nếu Bồ Tát tu tứ vô lượng tâm ở đâu thì nơi đó đất đai màu mỡ, nước dùng lành tốt, có pháp vị vô thượng, tất cả nhân dân cùng mọi loài có lòng thân yêu nhau, xả thân hiện tại được sanh cõi trời được thiên thân, nhân dân được thành tựu các công đức, mà Bồ Tát ấy không hề tổn giảm.”  Như vậy, nếu phát khởi được tâm từ bi là chúng ta có được món quà to lớn nhất để dâng tặng cho đời và đồng thời chúng ta cũng đón nhận được món quà vô giá cho mình. 5.2. VẺ ĐẸP CỦA LÒNG TỪ BI 5.2.1. Chất keo nuôi dưỡng cuộc sống hiện tại  Nếu bỏ cuộc sống này mà mơ tưởng đến một thế giới nào đó hoặc một tương lai nào đó tốt đẹp hơn là một điều viễn tưỡng. Phật giáo cho rằng nếu như ở đời này mà không giải quyết được những vấn đề khổ đau thì sau khi chết cũng không giải quyết được. Cũng vậy, nếu không làm cho cuộc sống an vui và giải thoát ngay bây giờ thì đến khi chết cũng không thể nào tìm thấy một thiên đường hay một cực lạc nào đó được. Tình yêu thương là một trong những nguyên tố chủ yếu để làm cho cuộc sống này tươi đẹp. Bởi lẽ sự yêu thương có khả năng tạo ra dòng năng lượng tươi mát và nồng ấm cho mọi người. Tình yêu thương chính là chất keo nuôi dưỡng và làm sống tất cả mọi sinh linh. Chúng ta là một phần tử trong toàn bộ sự nhịp nhàng của cuộc sống này thế thì chúng ta phải hoà nhập vào chính cuộc sống để góp phần làm tươi đẹp nó. Chỉ cần từ bi thôi, nó là điểm chung để những người trên thế giới sống với nhau, nói chuyện, bắt tay nhau. 5.2.2. Không nhị nguyên, không hận thù Không nhị nguyên (được-mất, hơn-thua, thành-bại, ta-người…) thì không ham muốn. Không ham muốn thì không tranh giành, và sẽ không có vấn đề ai đánh với ai. Khi cái ngã biến mất thì chẳng có ai chinh phục ai nữa, và ngôn ngữ tranh đấu cũng vô hiệu. Như thế thì thất bại là thắng lợi. Khi chúng ta hiểu rằng mình là giọt nước giữa đại dương mênh mông; khi chúng ta hiểu rằng mình là một phần tử trong vũ trụ bao la thì chẳng có lý do gì để sân hận và tranh đấu. Như vậy người ta chỉ có thể tuôn chảy và buông thư theo  nhịp sống của đại đồng.  5.2.3. Không giới hạn bởi thời gian hay phương sở Người ta có thể bằng nhiều cách khác nhau hoặc nhiều ít khác nhau để cho đi trong mọi lúc, nhưng không thể nhận trong mọi lúc. Từ bi được hoàn toàn chủ động trong việc cho đi. Như thế, thực hành hạnh từ bi dể dàng làm cho dòng năng lượng sống tuôn chảy và không bị bế tắc. Quá khứ hay tương lai thường là khởi lên bởi tư tưởng hay vọng tưởn, đó là những gì đã chết hoặc chưa sinh. Nhưng lòng từ bi hiển hiện là hiển hiện của dòng năng lượng sống, của trái tim thương yêu. Từ bi chính là giây phút chánh niệm trong hiện tại. Từ bi không bao giờ hư mất. Nó là thuộc vào cái vĩnh hằng. Cõi lòng rộng mở thì cuộc sống trở nên tổng thể. Khi lòng từ bi xuất hiện thì toàn bộ cuộc sống là vẻ đẹp, là niềm hạnh phúc khôn tả. Bản chất của từ bi là diệu mát, là niềm vui sướng trọn vẹn của tâm hồn. Khi lòng từ bi có đó thì mọi tính toán, lo âu, sợ sệt, sân hận và thù địch… mang tính ích kỉ không còn. Khi những thành trì bản ngã được phá vỡ, trái tim được rộng mở thì con người sẽ cảm nhận được niềm vui sướng tràn ngập. Một khi lòng thương yêu được trải rộng, hạnh phúc sẽ đến với nó từ mọi phía. Niềm hạnh phúc ở đây không đến từ việc nhận, cầu xin hay mong đợi; đơn giản nó đến từ việc cho, vui niềm vui của việc cho. Từ bi còn là mong ước thâm sâu đồng nhất với đạo. Vì từ bi phá vỡ được thành trì bản ngã và con người có thể nhập vào đại đồng pháp giới. Khi được thu hút vào đạo, phần lớn con ngưòi cảm thấy không được tiếp dưỡng và bị tan biến. Điều này chỉ vì thói quen cho là mong nhận lại, chỉ vì sai lầm chấp cái ta này là thật. Đó là bước dừng lại để nếm mọi sự bức bách, khổ đau của đời người. Nếu chuyển hóa tâm chấp thủ thành tâm thức tự do thì thế giới mênh mông sẽ hiển hiện. Cho nên, khi cánh cửa lòng mở ra, thì đồng thời chúng ta cũng mở ra bao điều mầu nhiệm cho cuộc sống. Vẻ đẹp của lòng từ bi chính là tâm thức tự do, không bị giới hạn  bởi thời gian hay phương sở. 5.2.4. Lòng từ bi mở ra chân trời cao rộng Cuộc sống là dòng chảy. Đức phật nói rằng: “hãy là khúc gỗ trôi dạt”. Nỗi với dòng suối trôi ra đại dương, đừng vướng mắc hai bên bờ nhân, ngã. Khi trái tim rộng mở, mọi chấp đắm được buông bỏ, thế thì chúng ta đã làm cuộc phiêu lưu như áng mây trời phiêu lưu vô định. Vẻ đẹp cuộc sống, vẻ đẹp tình yêu là những chân trời xa lạ. Tuy nói xa mà không xa đâu cả, nó chính là vượt ra ngoài tâm trí tham đắm, mơ tưởng. Nó chính là dòng chảy mới mẻ của giây phút hiện tại. Đóa sen tinh khiết được nở ra từ bùn. Đó là biểu tượng đẹp nhất của Phật giáo. Đạo Phật nói rằng “Phật pháp bất ly thế gian giác” và “phiền não tức Bồ đề”. Vậy hãy khai mở lòng từ bi từ những tham sân tật đố của mình. Lòng từ bi giúp con người thoát khỏi ngục tù bản ngã. Từ bi giúp con người hướng tâm đến bầu trời, đến tự do chứ không nghĩ đến đến những điều vụn vặt, vô nghĩa. Từ bi bắt đầu nở hoa ở dục nhưng nó không còn là sự mong đợi. Nó chỉ sẵn sàng dâng hiến tất cả. Từ bi chỉ nghĩ đến cái rộng lớn bao la và cảm nhận hạnh phúc từ sự cho đi. Mọi dòng sông cuối cùng đều chảy ra đại dương, mọi thương yêu chúng cuộc đều đạt tới chân phúc. 5.2.5. Biến độc tố thành mật ngọt Khi trái tim rộng mở cho cuộc sống trọn vẹn thì nó cho chúng ta một niềm vui đến nỗi mà chúng ta không cần dùng đến rượu và ma tuý. Chỉ có kẻũ sầu não, buồn chán, cô đơn, khốn khổ mới thường tìm đến rượu và ma tuý để giải sầu, để tìm niềm khoái lạc thoáng chốc. Chỉ có kẻ mang nặng bản ngã cá biệt đầy căng  thẳng, bức bách mới tìm đến dục để giải toả bản ngã trong thoáng chốc. Người nam và người nữ cảm thấy khoái lạc trong giây phút họ tan biến vào nhau. Điều đó chứng tỏ rằng khi bản ngã tan biến thì niềm hạnh phúc mới xuất hiện. Nhưng lạc thú sẽ làm cạn kiệt năng lượng và khiến cho con người ngày càng xơ xát, mất hết sự sống. Chỉ giây phút  lạc thú trôi qua thì hục hằn và phiền muộn lại trở về. Lạc thú được tìm thấy trong dục chỉ là thoáng chốc, nó không thể là vĩnh hằng. Nhưng khi chúng ta làm cuộc hôn phối với toàn bộ cuộc sống, với toàn bộ đất trời thì chúng ta đã vượt qua những thứ phá huỷ hoặc khoái lạc thoáng chốc kia. Bản chất từ bi là viên thuốc màu nhiệm cho sự lành mạnh, khỏe khắn của thân và tâm mà không có bất cứ một tác dụng phụ nào. Chính sự mong ước thọ nhận nên mới có thất vọng và chán chường, bởi điều thọ nhận thì không thể nào là như ý muốn. Chính cuộc sống què quặt, cuộc sống manh mún riêng, tư đã sinh ra tham vọng trong các trò chơi đang xảy ra trong xã hội. Người sống trọn vẹn, trái tim rộng mở thì tất cả mọi tham vọng đều được mãn nguyện, họ vui sướng trong hiện tại đến mức họ nghĩ rằng không thể có gì vui sướng hơn thế. Chúng ta không cần đi tìm kiếm bất cứ thú vui nào khác, bởi con tim có khả năng chuyển hóa mọi buồn chán tẻ nhạt thành niềm vui. Khi trái tim tràn đầy năng lượng yêu thương thì thân cũng như tâm trở nên thuần khiết. Tâm có khả năng chế tác niềm vui lâu dài và tất nhiên thuần khiết, không nguy hại.     5.2.6. Tỏa hương sắc dâng đời Buông ra tất cả sẽ được nhận tất cả, đó là quy luật của sự nhận là cho đi. Trong mọi hoàn cảnh khổ đau của chúng sanh, lòng từ bi luôn rung động với niềm thông cảm sâu xa. Từụ bi chính là nguồn năng lượng yêu thương được tích tụ bằng việc chia sẻ và cầu mong cho chúng sanh thoát khỏi khổ đau để sống an lành và hạnh phúc. Từ bi mang nguồn nước tươi mát để nuôi dưỡng vườn hoa bác ái cho mình; đồng thời truyền tải dòng năng lượng nhẹ nhàng đến mọi vật chung quanh. Cuộc sống không phải ngày càng già đi, thu nhỏ lại mà ngày càng lớn mãi thêm. Khi tấm lòng rộng mở thì ta có cơ hội đi sâu vào nội tâm mình. Như cái cây càng cao, tán lá càng rộng thì bộ rể nó càng cắm sâu vào lòng đất. Khi từ bi được khai mở trọn vẹn như một bông hoa nở trọn vẹn thì hương sắc nó không chỉ dành riêng cho ai thưởng thức mà cho tất cả những ai gần gủi nó. Bản chất từ bi là vẻ đẹp không bị phai tàn bởi thời gian hay nhan sắc. Vì vẻ đẹp từ bi không phải do công phu chăm sóc nuôi dưỡng bản thân mà có; ngược lại chính nhờ chỗ quên mình màụ lo chăm sóc cho người khác mà thành.  Từ bi chính là đóa hoa tâm thức đã nở rộ, đầy đủ hương và sắc. Từ bi có được không phải khai thác từ nguồn tài nguyên nào khác ngoài nguồn năng lực từ tâm. 5.2.7. Nhìn tất cả đều thơ mộng Năng lượng yêu thương giúp cho con người có cái nhìn lạc quan với cuộc sống. Người ta trở nên yêu đời, trở nên ca hát không vì bất cứ lý do gì. Đơn thuần chỉ vì bông hoa đầy đủ dưỡng chất và hé nụ, đám mây hội đủ nhân duyên và mưa xuống, đôi môi tràn ngập niềm vui và cười ra. Nhờ cõi lòng rộng mở, con người có thể khám phá ra những chân trời xa lạ. Nhìn cuộc sống trôi chảy thơ mộng, nhìn con người hoà bình, chim chóc tự do, cây cối, núi sông và trời mây hạnh phúc; nhìn tất cả đều đẹp, tất cả đều thiêng liêng, đó là tâm thái của sự thanh thản, của sự hồn nhiên, và của những  phúc lành cao thượng nhất. Thực hành từ bi không thể gọi là hi sinh bản thân mình, mà chính là nhận lấy hạnh phúc từ trong đó. Với tâm trí còn muốn nhận thì thực hành từ bi sẽ nhận những ích lợi thiết thực đầy đủ hương sắc; với tâm trí tự do thì từ bi là phúc lành  vô quyến niệm, vô úy và vô ngại. KẾT LUẬN Cuộc sống thực dụng với nhiều bó buột, manh mún, căng thẳng và phiền muộn thì từ bi giúp cho con người quân bình lại tâm sinh lý.  Mọi  tình cảm trên đời nếu gọi là những thứ xa xỉ và phù phiếm thì từ bi cũng là thứ xa xỉ; dẫu sao đó là loại  xa xỉ có ý nghĩa  và thiết thực nhất. Tất cả dẫu bị phôi pha hoặc tan biến bởi thời gian thì điều còn lại duy nhất cho con  người  nơi trần thế là tấm lòng từ bi. Đó cũng chính là tình yêu thương chân thật, là lối sống vị tha và là hành động tích cực được mọi người trân quý nhất trong cuộc đời. Vì từ bi giúp cho con người có lý tưởng đẹp, có một cuộc sống ấm áp, thân thương và hạnh phúc. Một khi trái tim được rộng mở thì mọi con đường, mọi cánh cửa sẽ được thênh thang và đón nhận nhiều ánh sáng. Giáo lý từ bi cho chúng bài học về nhân quả sâu sắc. Cũng từ đó chúng ta học được bài học vô ngã và có hành động yêu thương để cuộc sống này hài hòa, tươi sáng và tốt đẹp. Thiết nghĩ rằng các nền giáo dục, các triết thuyết hay tôn giáo phải dạy tinh thần bao dung và yêu thương như là tiếng nói đầu tiên tối cần thiết để con người hiểu và sống được an lành hạnh phúc. Bắt đầu bằng mỗi cá nhân, hãy chế tác năng lượng yêu thương từ giây phút này để góp phần lành mạnh hóa bản thân và xã hội. Đối với Phật giáo, thực hiện lí tưởng Bồ Tát để chia sẻ và giúp đỡ mọi người là con đường thứ nhất thực hiện tinh thần từ bi; con đường thứ hai là con đường của Alahan luôn chế tác năng lượng từ bi một cách âm thầm lặng lẽ như luồng gió mát thổi nhẹ vào đời. Hiện tại, những giáo lý, triết thuyết, tư tưởng, ý thức hệ… quá nhiều, con người bị nhồi sọ, bị đầu độc và có nguy cơ chia rẽ rất lớn. Chỉ có tình yêu thương vô điều kiện như từ bi mới có cơ may cứu với con người thoát khỏi sự chia cách, kỳ thị và chiến tranh. Từ bi là tiếng nói chung, là tôn giáo chung cho toàn thể nhân loại. Chính cuộc sống bó buộc, cô đơn, căng thẳng và phiền muộn khiến con người phải tìm đến rượu, ma túy và các trò chơi giả tạm để khỏa lấp và giải tỏa. Chỉ khi nào cõi lòng rộng mở và năng lượng yêu thương có đó mới cho ra một cuộc sống mãn nguyện và lành mạnh. Trái đất ngày càng có nguy cơ gây ra thảm họa, ngay lúc này con người cần phải hạn chế tiêu thụ, hạn chế khai thác tàn phá thiên nhiên. Hãy quán chiếu tính toàn thể và mở lòng yêu thương tôn trọng sự sống chung. Không sản xuất mọi vũ khí, phương tiện dẫn đến chiến tranh cũng như không giáo dục về lòng đắc thắng, thù hận; ngược lại hãy sống trong tinh thần đoàn kết đại đồng  thì mới có thể gọi là nhân loại văn minh được. Nếu như một nơi nào đó bị nạn thì từ bi là tiếng nói chung kêu gọi mọi người giúp đỡ nhau, và từ bi cũng là hành động chung vì lợi ích cho hòa bình nhân loại. Mong ước rằng tất cả con người trên trái đất biết được sự sinh tồn của mình đều nằm trong “ngiệp cảm duyên khởi”, để từ đó biết rõ nguyên nhân và kết quả mình sẽ làm và sẽ nhận. Theo nguyên lý “Một là tất cả, tất cả là một”, thì thánh hóa đời sống của mình tức đã đóng góp một phần lớn vì hòa bình và hạnh phúc cho thế giới rồi. Hòa bình và hạnh phúc là điều mong muốn chung cho nhân loại, thế thì tình yêu thương chân thật là việc làm chung cho mọi người chứ không riêng cá nhân nào cả

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docq.doc