Lợi thế và những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Đối với hệ thống đánh giá chất lượng học tập: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ coi
trọng cả quá trình hoc tập của sinh viên (các bài kiểm tra, bài tập giữa học phần, kết thúc
học phần có trọng số tối đa là 50%).
Đối với hệ thống quản lý: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đặt ra yêu cầu mềm dẻo,
linh hoạt. Hệ thống quản lý sinh viên phải vận hành theo kế hoạch của mỗi người học. Vì
thế, quá trình quản lý của bộ phận phòng đào tạo đối với sinh viên là vô cùng phức tạp. Do
đó, các học phần phải được cấu trúc khoa học, lịch trình giảng dạy của giảng viên không
được thay đổi, giảng viên lên lớp không được bỏ giờ. Đội ngũ nhân viên (các chuyên viên
và nhân viên phục vụ) phải chịu trách nhiệm trực tiếp các hoạt động phục vụ đào tạo và
kiểm định chất lượng đào tạo. Những hoạt động này có tính chuyên nghiệp cao trong đào
tạo theo học chế tín chỉ, do đó đội ngũ nhân viên phải là những người được đào tạo, có
trình độ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực mà mình đảm nhận. Đồng thời họ phải thường
xuyên được tập huấn bồi dưỡng để nâng cao tay nghề để có khả năng giải quyết những vấn
đề phát sinh trong công tác quản lý và phục vụ đào tạo
6 trang |
Chia sẻ: thuychi20 | Lượt xem: 908 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lợi thế và những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỢI THẾ VÀ NHỮNG YÊU CẦU ĐẶT RA
CỦA HÌNH THỨC ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
TS. Nguyễn Hữu Vượng
Khoa Giáo dục đại cương - Trường Đại học Văn Hiến
Đào tạo theo học chế tín chỉ là một hệ thống đào tạo mềm dẻo, được tổ chức đảm
bảo cho mỗi sinh viên có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời đảm
bảo cho trường đại học có thể nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu
thực tiễn đặt ra. Học chế tín chỉ được phát triển và áp dụng vào đào tạo ở các trường đại
học trên thế giới từ rất sớm (từ năm 1872 ở Mỹ). Ở Việt Nam, trường Đại học Bách khoa
TP.HCM áp dụng học chế tín chỉ từ năm 1993, nhưng từ khi có Nghị quyết của Chính phủ
về đổi mới cơ bản và toàn diện Giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành Quyết định số 43/ 2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007, kèm theo
Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ (gọi là Quy chế
43) mới được triển khai mạnh mẽ. Trường Đại học Văn Hiếnđã và đang triển khai đào tạo
theo học chế tín chỉ cần có những bước đi vững chắc, thận trọng để gặt hái được thành
công trong lĩnh vực giáo dục.
1. Đôi nét về học chế tín chỉ
Học chế tín chỉ được hiểu là chương trình đào tạo sử dụng tín chỉ làm đơn vị đo kiến
thức, đồng thời là đơn vị để đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Sau khi tích lũy được
một số lượng tín chỉ tối thiểu là sinh viên đã hoàn thành chương trình đào tạo. Tín chỉ là
đơn vị đo lường kiến thức mà sinh viên tích lũy được qua quá trình nghe giảng lý thuyết,
làm bài tập, tự nghiên cứu, thảo luận, thuyết trình, viết tiểu luận, thực hành theo yêu cầu
và hướng dẫn của giảng viên.
Vậy bản chất của việc đào tại theo hệ thống tín chỉ là gì? Theo GS.TSKH. Lâm
Quang Thiệp: “bản chất của hệ thống tín chỉ là việc cá nhân hóa việc học tập trung trong
một nền giáo dục đại học cho số đông”. Triết lý giáo dục cho hệ thống tín chỉ ở Mỹ là
“giáo dục hướng về người học” và “giáo dục đại học đại chúng”. Theo Quy chế 43, “một
tín chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30-45 tiết thực hành; 45-90 giờ thực tập
tại cơ sở; 45-60 giờ làm tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp”. Để tiếp thu được một tín
chỉ sinh viên phải dành ít nhất 30 giờ chuẩn bị cá nhân. Ngoài ra, “1,5 đơn vị học trình
được quy đổi thành 1 tín chỉ”. Tức là từ 22,5 tiết giảng lý thuyết ở trên lớp (trong đào tạo
theo hệ niên chế), chỉ còn 12 tiết giảng lý thuyết + 6 tiết thảo luận ở trên lớp.
Ở một số nước, để đạt được bằng cử nhân, sinh viên phải tích lũy đủ từ 120 đến 150
tín chỉ, ví dụ ở Mỹ là 120-136 tín chỉ, ở Nhật Bản là 120-135 tín chỉ, ở Việt Nam là 140
theo Quyết định số 31/2001/QĐ-BGDĐT ngày 30/07/2001. Sinh viên chủ động đăng ký
các học phần, số tín chỉ sẽ hoàn thành trong một học kỳ theo quy định chung của nhà trường.
Sinh viên phải hoàn thành các học phần bắt buộc trong chương trình đào tạo; nhưng có thể
tự chọn các học phần tự chọn. Ngoài ra sinh viên có thể đăng ký học lại, lựa chọn lại các
học phần tự chọn để cải thiện điểm.
2. Những lợi thế của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Một là, đào tạo theo tín chỉ lấy người học làm trung tâm trong quá trình dạy và học.
Vì vậy, phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Trong đào tạo theo tín chỉ,
tự học, tự nghiên cứu của sinh viên được coi trọng, được tính vào nội dung và thời lượng
của chương trình. Người học phát huy được tính chủ động tạo kiến thức, hướng tới đáp
ứng nhu cầu của thị trường lao động xã hội. Đào tạo theo tín chỉ lấy người học là trung tâm
được quán triệt từ khâu thiết kế chương trình, biên soạn tài liệu giảng dạy và sử dụng
phương pháp giảng dạy.
Hai là, đào tạo theo tín chỉ có độ mềm dẻo và linh hoạt về thời gian ra trường. Sinh
viên được cấp bằng sau khi đã tích lũy được đủ số lượng tín chỉ do trường đại học quy định.
Do vậy, họ có thể chủ động hoàn thành những điều kiện để được cấp bằng tùy theo năng
lực và nguồn tài chính.
Ba là, đào tạo theo tín chỉ bao gồm một hệ thống các môn học thuộc khối kiến thức
chung, những môn học thuộc khối kiến thức chuyên ngành, những môn học thuộc khối
kiến thức cận chuyên ngành. Sinh viên có thể tham khảo ý kiến giáo viên hoặc cố vấn học
tập (nếu có) để chọn những môn học phù hợp với mình, với nghề nghiệp tương lai của
mình. Do học chế tín chỉ có độ mềm dẻo về môn học, nên sinh viên được phép thay đổi
ngành chuyên môn trong tiến trình học tập khi thấy cần thiết mà không phải học lại từ đầu.
Học chế tín chỉ còn cho phép ghi nhận cả những kiến thức và khả năng tích lũy được ngoài
trường (dĩ nhiên phải là cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép) để hoàn thành
chương trình theo quy định.
Bốn là, phương thức đào tạo theo tín chỉ sẽ tạo được sự liên thông giữa các cấp đào
tạo đại học và giữa các ngành đào tạo khác nhau của cùng một trường đại học khi sự liên
thông được mở rộng, một khi các trường đại học công nhận chất lượng đào tạo của nhau.
Khi đó, sinh viên có thể dễ dàng di chuyển từ trường đại học này sang trường đại học khác
(kể cả trong và ngoài nước).
Năm là, đào tạo theo tín chỉ đạt hiệu quả cao về mặt quản lý và hạ giá thành đào tạo.
Với đào tạo theo tín chỉ, kết quả học tập của sinh viên được tính theo từng học phần chứ
không phải theo năm học. Do đó, nếu học phần nào đó không đạt, không cản trở quá trình
học tập ở sinh viên, họ không phải quay lại học từ đầu. Đào tạo theo tín chỉ là thước do khả
năng học tập của người học, vừa là thước đo hiệu quả về thời gian làm việc của giảng viên
và đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nhà trường nơi đào tạo.
Tuy nhiên, đào tạo theo hệ thống tín chỉ có một số hạn chế như sau: Khó tạo nên sự
gắn kết trong sinh viên. Vì các lớp học theo hệ tín chỉ không ổn định nên khó xây dựng các
tập thể gắn kết chặt chẽ, việc tổ chức sinh hoạt đoàn thể của sinh viên cũng gặp khó khăn;
Việc thừa nhận các hoạt động học tập ở ngoài trường đại học có giá trị như các tín chỉ được
tích lũy trong các cơ sở đào tạo của nhà trường có nguy cơ làm giảm giá trị của các hoạt
động khoa học nghiêm túc; Phải tuyên truyền, phổ biến để đảm bảo các đối tượng tham gia
vào quá trình đào tạo đại học hiểu và làm đúng với nội dung thực chất của đào tạo theo hệ
tín chỉ, tránh làm sai, động cơ học tập không đúng; Việc quản lý, quản trị chất lượng đảo
tạo hết sức phức tạp, nếu không chú trọng sẽ mắc phải sai lầm.
3. Những yêu cầu đặt ra của hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ
Việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ không chỉ đem lại lợi thế cho người học mà còn
có những yêu cầu rất nghiêm ngặt với người dạy, với người học, hệ thống đánh giá chất
lượng và hệ thống quản lý.
Đối với người dạy: Phải thay đổi phương pháp giảng dạy, người dạy đóng vai trò là
người hướng dẫn về phương pháp tư duy, phương pháp tự học, tự nghiên cứu một cách
sáng tạo, hiệu quả. Xây dựng giáo án và kế hoạch giảng dạy của người thầy phải được soạn
thảo một cách tỷ mỷ, rõ ràng, khoa học. Giáo án phải tách bạch giữa phần cung cấp kiến
thức nền tảng, lý thuyết với phần tự học, tự nghiên cứu của sinh viên. Đào tạo theo tín chỉ
không chỉ yêu cầu người giảng viên phải thay đổi phương pháp dạy hệ thống giáo án, giáo
trình, tài liệu tham khảo mà còn yêu cầu người giảng viên phải luôn luôn sáng tạo, tìm tòi,
nghiên cứu tư duy sắc bén, linh hoạt.
Đối với người học: Người học phải xác định đúng mục tiêu học tập, lập kế hoạch
học tập của mình theo từng học kỳ, năm học. Người học phải thực hiện nghiêm túc kế
hoạch học tập và hoàn thành thật tốt kế hoạch do mình đề ra. Người học phải tự học, tự
nghiên cứu; bởi vì trong đào tạo theo hệ tín chỉ, số giờ học trên lớp không nhiều như đào
tạo theo niên chế, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra. Sinh viên phải rèn luyện cho mình
các kỹ năng làm việc nhóm, phải liên hệ lý luận gắn với thực tiễn; đồng thời phải nắm vững
quy chế đào tạo theo tín chỉ để đảm bảo kế hoạch học tập.
Đối với hệ thống đánh giá chất lượng học tập: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ coi
trọng cả quá trình hoc tập của sinh viên (các bài kiểm tra, bài tập giữa học phần, kết thúc
học phần có trọng số tối đa là 50%).
Đối với hệ thống quản lý: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đặt ra yêu cầu mềm dẻo,
linh hoạt. Hệ thống quản lý sinh viên phải vận hành theo kế hoạch của mỗi người học. Vì
thế, quá trình quản lý của bộ phận phòng đào tạo đối với sinh viên là vô cùng phức tạp. Do
đó, các học phần phải được cấu trúc khoa học, lịch trình giảng dạy của giảng viên không
được thay đổi, giảng viên lên lớp không được bỏ giờ. Đội ngũ nhân viên (các chuyên viên
và nhân viên phục vụ) phải chịu trách nhiệm trực tiếp các hoạt động phục vụ đào tạo và
kiểm định chất lượng đào tạo. Những hoạt động này có tính chuyên nghiệp cao trong đào
tạo theo học chế tín chỉ, do đó đội ngũ nhân viên phải là những người được đào tạo, có
trình độ chuyên môn giỏi trong lĩnh vực mà mình đảm nhận. Đồng thời họ phải thường
xuyên được tập huấn bồi dưỡng để nâng cao tay nghề để có khả năng giải quyết những vấn
đề phát sinh trong công tác quản lý và phục vụ đào tạo.
Kết luận
Việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ đối với các trường đại học ở nước ta hiện nay nói
chung và Trường Đại học Văn Hiếnnói riêng là việc làm tất yếu. Vì thế đòi hỏi cán bộ
lãnh đạo nhà trường, hội đồng quản trị, các phòng ban, các khoa, đội ngũ giảng viên, công
nhân viên chức trong nhà trường phải nỗ lực vượt bậc để việc đào tạo theo học chế tín chỉ
của trường mang lại hiệu quả thiết thực đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng
cao cho xã hội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm Quang Thiệp (2006), “Về việc áp dụng học chế tín chỉ trên thế giới và ở Việt
Nam”, Tọa đàm khoa học về đào tạo theo tín chỉ ở ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
2. Quy chế đào tạo đại học cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Ban hành
kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ GD&ĐT.
3. Bộ GD&ĐT (2001) Quy chế 31/2001 Về học chế tín chỉ, Hà Nội.
4. Mai Trọng Nhuận (2008), Định hướng triển khai tổ chức đào tạo theo hệ thống
tín chỉ ở ĐHQGHN, Hà Nội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 6_loi_the_va_nhung_yeu_cau_dat_ra_cua_hinh_thuc_dao_tao_theo_hoc_che_tin_chi_7658.pdf