Liệu học tập mang tính hợp tác có phù hợp với sinh viên Việt Nam?

Đánh giá kết quả cũng là một phần quan trọng trong việc học mang tính hợp tác. Giáo viên không nên cho điểm chung cả nhóm vì điều này có thể làm giảm sự đóng góp nhiệt tình của các thành viên cũng như tạo tâm lý ỷ lại vào một hai thành viên xuất sắc trong nhóm học. Một sự chênh lệch không lớn lắm về điêm sẽ là sự khích lệ cho các thành viên. Để làm được điều này giáo viên cần quan sát kỹ va sư dụng phương pháp tự đánh giá (self-evaluation), đánh giá các thanh viên khác (peer evaluation).

pdf5 trang | Chia sẻ: truongthinh92 | Lượt xem: 1395 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Liệu học tập mang tính hợp tác có phù hợp với sinh viên Việt Nam?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(41).2010 207 LIỆU HỌC TẬP MANG TÍNH HỢP TÁC CÓ PHÙ HỢP VỚI SINH VIÊN VIỆT NAM? IS COOPERATIVE LEARNING A SUITABLE TEACHING AND LEARNING METHOD IN VIETNAM? Võ Thị Kim Anh Trường Đại học Ngọai ngữ, Đại học Đà Nẵng TÓM TẮT Học mang tính hợp tác (cooperative learning) là phương pháp học được đánh giá cao hiện nay vì đây là phương pháp dạy và học mang lại nhiều lọi ích như khuyến khích người học phát huy khả năng, và phát triển kỹ năng mềm. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng phương pháp dạy và học này không phù hợp với sinh viên Việt nam, những người quá quen với lối học thụ đông. Bài viết đưa ra được cái nhìn chính xác hơn về việc này. Việc học mang tính hợp tác hoàn toàn có thể được áp dụng thành công trong dạy và học tiếng Anh nói riêng, và ngọai ngữ nói chung ở Việt nam. Một số khó khăn trong việc áp dụng áp dụng học tập mang tính hợp tác, và phương pháp khắc phục cũng được thảo luận trong bài báo. ABSTRACT Cooperative learning has been a highly-appreciated learning and teaching method these days since this method has provided many advantages like enhancing students’ learning and developing their soft skills. Nevertheless, it is thought that such method is not really suitable for Vietnamese students who have been regarded as passive learners. The article aims at providing a more precise view on this issue. In fact, cooperative learning can be applied successfully in the teaching and leaning foreign languages in general and English in particular in Vietnam. Some difficulties in applying cooperative learning and solutions are discussed in the article. 1. Học tập mang tính hợp tác 1.1. Khái niệm Học tập mang tính hợp tác đã được ứng dụng rộng rãi trong quá trình giảng dạy ngôn ngữ nói chung va tiếng Anh nói riêng ở nhiều nước trên thế giới. Giữa ba mô hình học tập học tập mang tính tranh đua (competitive learning), học tập mang tính cá thể (individualistic learning) và học tập mang tính hợp tác (cooperative learning) thì học tập mang tính hợp tác được đánh giá cao hơn hẳn. (Roger & David,1994). Vậy học tập mang tính hợp tác là gì? Theo Johnson (1994), học tập mang tính hợp tác là quá trình học tập học sinh được nhóm thành từng nhóm nhỏ mà trong đó học sinh làm việc cùng nhau để tối đa hóa khả năng học của mình và các thành viên khác trong nhóm. Học tập mang tính hợp tác còn được định nghĩa là những họat động học theo nhóm được tổ chức dựa theo cấu trúc trao đổi thông tin giữa các thành viên trong nhóm TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(41).2010 208 sao cho mỗi thành viên không chỉ đảm trách việc học của mình, mà còn được khuyến khích để có thể thúc đẩy khả năng học của các thành viên khác (Oxford, 1997). Tóm lại, học tập mang tính hợp tác là sinh viên họat động theo nhóm chia sẻ cùng một mục đích, trao đổi nguồn tài liệu, thông tin, cùng nhau thảo luận giải quyết vấn đề. 1.2. Lợi ích của học tập mang tính hợp tác Học tập mang tính hợp tác mang lại ba lợi ích cơ bản cho việc giảng dạy và học tiếng Anh nói riêng và ngôn ngữ nói chung. - Học tập mang tính hợp tác là phương pháp hữu hiệu để khuyến khích sinh viên phát huy hết năng lực tiềm ẩn của mình. Sinh viên thường cảm thấy e ngại khi phải trình bày ý kiến, hay bảo vệ ý kiến của mình trước lớp học. Tuy nhiên, họ sẽ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong một nhóm nhỏ. Các giờ thảo luận, làm bài chung trong nhóm cùng hướng đến một mục đích chung là động lực lớn để sinh viên cố gắng trong lớp học cũng như ở nhà. - Đối với việc dạy và học ngọai ngữ, học tập mang tính hợp tác mang lại cho người học cơ hội phát triến, trau dồi kỹ năng giao tiếp, và các kỹ năng mềm khác như họat động theo đội, nhóm, quản lý hay lãnh đạo (leader ship). - Lợi ích thứ ba của học tập mang tính hợp tác là giúp người học phát triển tư duy sáng tạo, khả năng phân tích tổng hợp và giải quyết vấn đề. Đây là cơ hội tốt cho sinh viên luyện tập kỹ năng tổng hợp, phân tích các ý kiến trái ngược được đưa ra trong quá trình học. Khả năng phản biện một ý kiến cũng như bảo vệ ý kiến của mình cũng được cải thiện. 2. Học tập mang tính hợp tác có phù hợp với sinh viên Việt Nam? Một số nhà nghiên cứu nước ngoài tỏ ra rất hoài nghi về việc ứng dụng của học tập mang tính hợp tác trong việc giảng dạy ngọai ngữ cho sinh viên châu Á nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Pennycook (1994, 1998) mô tả sinh viên châu Á như những người: “lạc hậu”, “khép kín”, “thụ động” và “chỉ biết học vẹt”, họ là “sản phẩm của xã hội truyền thống không thay đổi”. “...thật sự muốn lắng nghe và vâng lời” là những lời mô tả của Littlewood (2000) dành cho sinh viên Châu Á. Và từ quan điểm này những nhà nghiên cứu này đã đưa ra nhận định phương pháp học theo giao tiếp (communicative approach) bao gồm cả học tập mang tính hợp tác không phù hợp với sinh viên châu Á nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên những nghiên cứu được tiến hành tại Việt Nam do các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tiến hành lại chứng minh điều ngược lại. Kramsch & Sullivan (1996) đã đưa ra một cái nhìn hoàn toàn mới về phương pháp giảng dạy ngoại ngữ ở Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung. Theo Kramsch & Sullivan việc ứng dụng cùng một phương pháp giảng dạy ở Hà Nội hay Luân Đôn hoàn toàn khác nhau. Điều đó không có nghĩa la phương pháp đó không thể dùng ở Việt TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(41).2010 209 Nam. Tuy nhiên, Kramsch & Sullivan lại cho rằng học tập mang tính hợp tác ở Việt Nam được tiến hành theo lớp (classwork) hơn là theo nhóm nhỏ (groupwork). Nghiên cứu của Phan Lê Hà (2004) cũng chỉ ra rằng phương pháp học và dạy theo giao tiếp nói chung và học tập mang tính hợp tác nói riêng đã được ứng dụng thành công ở Việt nam. Và dĩ nhiên việc ứng dụng các phương pháp này là sự kết hợp giữa phương pháp dạy và học hiện đại với truyền thống cũng như tính quốc tế kết hợp với địa phương. Như vậy, học tập mang tính hợp tác hoàn toàn phù hợp với sinh viên Việt nam. Học tập mang tính hợp tác cũng đã được các giảng viên khoa tiếng Anh, trường Đại học Ngọai Ngữ áp dụng rất rộng rãi trong việc giảng dạy cho sinh viên, đặc biệt là ở kỹ năng nói va viết. Bản thân người viết cũng đã áp dụng hoc tập mang tính hợp tác vào việc dạy kỹ năng viết cho sinh viên Anh ngữ dưới hình thức viết theo nhóm (groupwriting). Một thăm dò nhỏ của người viết năm 1998 cũng chứng minh rằng học tập mang tính hợp tác có thể được sử dụng thành công trong việc học và dạy ở khoa tiếng Anh, trường Đại học ngọai ngữ Đà Nẵng. Việc ứng dụng phương pháp học mang tính hợp tác được thực hiện dưới hình thức viết theo nhóm ở hai lớp học chính quy năm thứ nhất trong một học kỳ với tần suất 60%. Giáo trình sử dụng là Writing Task. Có 67% số sinh viên trong hai lớp học trả lời họ thích tham gia viết theo nhóm hơn viết cá nhân, 18% chọn viết cá nhân và 15% không có ý kiến. Theo những sinh viên chọn viết theo nhóm, họ có thể học được rất nhiều từ cách học này và cảm thấy tự tin hơn về khả năng diễn đạt sau khi kết thúc học kỳ. Số còn lại thích viết một mình (individual writing) để có thể phát huy khả năng cá nhân. Tuy nhiên, những sinh viên này lại mong muốn được học theo nhóm thảo luận ý tưởng, cách phát triển ý trước khi thực hiện việc viết bài riêng lẻ. Như vậy, rõ ràng tuy khác nhau về lựa chọn, việc học mang tính hợp tác vẫn là điều phần lớn sinh viên mong đợi trong giờ học. Tóm lại, học tập mang tính hợp tác hoàn toàn có thể được áp dụng thành công trong lớp học ngoại ngữ ở Việt nam. 3. Một số điều cần lưu ý khi áp dụng học tập mang tính hợp tác trong giảng dạy ngọai ngữ: 3.1. Một số khó khăn thường gặp khi ứng dụng học tập mang tính hợp tác ở Việt Nam Khi áp dụng phương pháp học tập mang tính hợp tác, giáo viên thường phải đương đầu với những khó khăn sau: - Khó khăn thứ nhất là thói quen học thụ động của sinh viên. Phương pháp dạy và học truyền thống cộng với cách thi cử đòi hỏi học thuộc lòng đã làm cho một bộ phận không nhỏ sinh viên chây ỳ trong học tập, và có thói quen học vẹt. Những sinh viên này thường ỷ lại các bạn trong nhóm và không tham gia tích cực. TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(41).2010 210 - Khó khăn thứ hai là sinh viên cảm thấy nhóm học không phù hợp với mình, các bạn trong nhóm quá yếu hay quá giỏi so với khả năng học của minh. Những sinh viên này vì thế cảm thấy không thỏai mái, hay lo sợ điêm học bị ảnh hưởng. Vì thế, họ sẽ không cố gắng trong giờ học. 3.2. Phương pháp khắc phục Phương pháp thứ nhất là về vai trò của giáo viên trong lớp học. Một trong những sai lầm nghiêm trọng khi áp dụng học tập mang tính hợp tác là coi học tập mang tính hợp tác chỉ đơn giản như là việc cho sinh viên ngồi học theo nhóm. Thực ra, để thành công vai trò của giáo viên rất quan trọng. Giáo viên phải đóng vai trò như là nguồn tài liệu khi cần, người hướng dẫn, người tổ chức (Cohen, 1994). Ngoài ra, sinh viên Việt nam đã quá quen thuộc với hình ảnh một người Thầy nghiêm khắc trong lớp học với mối quan hệ Thầy trò theo truyền thống. Vì vậy giáo viên cũng không nên để sinh viên quá tự do trong họat động học của mình. Điều này không chỉ giúp cho việc áp dụng phương pháp học tập theo tính hợp tác mà còn ngăn ngừa sự thụ động của một số không nhỏ sinh viên. Điều thứ hai là tần suất sử dụng học tập mang tính hợp tác. Tuy học tập mang tính hợp tác mang lại nhiều ý lợi ích, việc sử dụng quá thường xuyên cũng có thể mang lại bất lợi nhất định. Khó có thể nói là việc học mang tính hợp tác nên chiếm bao nhiêu phần trăm trong quá trình dạy và học. Việc áp dụng phương pháp này vào lớp học như thế nào phải dựa trên nhu cầu của người học và môn học. Cái khéo của giáo viên là phải biết cách đan xen các phương pháp khác nhau trong lớp để có thể phát huy tốt nhất khả năng học của từng sinh viên trong lớp. Ngoài ra cách tổ chức nhóm như thế nào cũng là một vấn đề cần quan tâm. Để phù hợp với nhu cầu và sở thích của từng sinh viên trong lớp học, giáo viên cần có sự linh họat trong việc lập nhóm học. Để sinh viên tự chọn bạn học, chia nhóm ngẫu nhiên hay theo khả năng của sinh viên là những việc giáo viên cần cân nhắc để tạo sự thoải mái cho các sinh viên trong quá trình ứng dụng học mang tính hợp tác. Và trong mỗi nhóm nhất thiết phải có một trưởng nhóm, người đủ khả năng dẫn dắt cả nhóm đi đúng hướng. Đánh giá kết quả cũng là một phần quan trọng trong việc học mang tính hợp tác. Giáo viên không nên cho điểm chung cả nhóm vì điều này có thể làm giảm sự đóng góp nhiệt tình của các thành viên cũng như tạo tâm lý ỷ lại vào một hai thành viên xuất sắc trong nhóm học. Một sự chênh lệch không lớn lắm về điêm sẽ là sự khích lệ cho các thành viên. Để làm được điều này giáo viên cần quan sát kỹ va sư dụng phương pháp tự đánh giá (self-evaluation), đánh giá các thanh viên khác (peer evaluation). TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 6(41).2010 211 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Cohen, E. G. (1994), Designing groupwork: Strategies for the Heterogeneous Classroom. New York: Teachers college, Columbia University. [2] Johnson, D.W. et al., E.J. (1994), Cooperative learning in the classroom. Virginia: Association for supervision and curriculum. [3] Kramsch, C and P. Sullivan (1996), Appropriate pedagogy. ELT Journal 50/3, 199-212 [4] Littlewood. W. (2000), Do Asian students really want to listen and obey?. ELT Journal. 54/1: 31-35 [5] Oxford, R. L. (1997), Cooperative learning, collaborative learning, and interaction: Three communicative strands in the language classroom. The modern language journal, 443-456. [6] Pennycook, A. (1994), The cultural politics of English as an international language. New York: Longman [7] Pennycook, A. (1998), English and the discourse of colonialism. London: Routledge. [8] Phan Le Ha (2004), University classroom in Vietnam: contesting the stereotypes. ELT Journal, 58/1, 50-57 [9] Roger, T. & David, W.J., An overview of cooperative learning. Brookes Press, Baltimore, 1994.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflieu_hoc_tap_mang_tinh_hop_tac_co_phu_hop_641.pdf